intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN BOMBAY (MUMBAI)

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

67
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích. Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN BOMBAY (MUMBAI)

  1. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM Tiểu luận GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN BOMBAY (MUMBAI) -1-
  2. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN BOMBAY (MUMBAI)  I- GIỚI THIỆU VỀ QUỐC GIA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích. Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Mohandas Gandhi, người được ca tụng là "người cha của Ấn Độ". Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua lãnh thổ Ấn Độ. Ấn Độ lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7 tháng 1 năm 1972. -2-
  3. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM 1) Văn hoá Bài chi tiết: Văn hoá Ấn Độ Đền Taj Mahal tại Agra là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó. Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia. Ấn Độ cũng là nước sản xuất ra số lượng phim hàng năm cao nhất thế giới. Vùng sản xuất chính nằm tại Mumbai, cho ra lò hầu như tất cả phim thương mại Ấn Độ, thường được gọi là "Bollywood". Cũng có một số lượng lớn tác phẩm điện ảnh sử dụng tiếng Kannada, tiếng Malayalam, tiếng Tamil, tiếng Telugu và tiếng Bengal. Khuôn mặt của một nghệ sĩ Kathakali, một kiểu nhảy múa cổ Ấn Độ, từ Kerala Các hoạt động tôn giáo theo nhiều đức tin khác nhau là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Giáo dục được coi trọng bởi mọi thành viên ở mọi -3-
  4. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM giai cấp. Các giá trị gia đình truyền thống Ấn Độ đã phát triển để đạt tới một hệ thống gia đình hạt nhân, bởi vì những hạn chế về kinh tế xã hội của hệ thống gia đình liên kết truyền thống cũ. Tôn giáo ở Ấn Độ là một vấn đề công cộng, với nhiều hoạt động đã trở thành phô trương tráng lệ và cùng với nó là sự sút giảm các giá trị tinh thần. Ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của nước này. Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các món chay và không chay. cuisine. Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ. Trang phục truyền thống tại Ấn Độ khác biệt rát lớn theo từng vùng về màu sắc và kiều dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục dân dã gồm sari truyền thống cho phụ nữ và dhoti truyền thống cho nam giới. Môn thể thao được ưa chuộng nhất Ấn Độ là hockey trên cỏ, dù cricket hiện trên thực tế là một môn thể thao quốc gia, đặc biệt phía đông bắc, bóng đá là môn thể thao dân dã nhất và được theo dõi đông đảo. Những năm gần đây tennis cũng trở nên phổ biến ở Ấn Độ. Ấn Độ cũng nổi tiếng về cờ vua, với những kỳ thủ ở tầm vóc quốc tế như Vishwanathan Anand. Các môn thể thao truyền thống địa phương như kabaddi và gilli-danda, được thi đấu ở hầu hết mọi nơi trong nước. 2) Kinh tế Ấn Độ Chỉ số nhạy cảm của Thị trường chứng khoán Bombay được sử dụng làm yếu tố xác định sức mạnh của kinh tế Ấn Độ Kinh tế Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới nếu tính theo sức mua ngang giá, với GDP tính theo đôla Mỹ đạt 3.63 nghìn tỷ. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái với USD, nó là nền kinh tế lớn thứ mười hai thế giới với GDP tính theo đôla Mỹ đạt 775 tỷ (2005). Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 8.1% ở cuối quý đầu tiên năm 2005–2006. Tuy nhiên, dân số khổng lồ của Ấn Độ khiến thu nhập trên đầu người đứng ở mức $3.400 và được xếp vào hạng nước đang phát triển. Trong đa phần lịch sử độc lập của mình Ấn Độ luôn có khuynh hướng tiếp cận chủ nghĩa xã hội, với quản lý chặt chẽ của chính phủ trên lĩnh vực tư nhân, thương mại nước ngoài, và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đầu thập kỷ 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường thông qua các biện pháp cải cách kinh tế bằng cách giảm bớt quản lý chính phủ trên thương mại nước ngoài và đầu tư. Tư nhân hoá các nghành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở cửa một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài dần xuất hiện trong những cuộc tranh luận chính trị. -4-
  5. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM Ấn Độ có một lực lượng lao động 496.4 triệu người trong số đó nông nghiệp chiếm 60%, công nghiệp 17%, và dịch vụ 23%. Nông nghiệp Ấn Độ sản xuất ra gạo, lúa mì, hạt dầu, cốt tông, sợi đay, chè, mía, khoai tây; gia súc, trâu, cừu, dê, gia cầm và cá. Các ngành công nghiệp chính gồm dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, mỏ, dầu khí và cơ khí[2]. Gần đây, Ấn Độ cũng đã lợi dụng được số lượng đông đảo dân số có trình độ học vấn cao, thành thạo tiếng Anh để trở thành một vị trí quan trọng về dịch vụ thuê làm bên ngoài (outsourcing), tư vấn khách hàng (customer service) và hỗ trợ kỹ thuật của các công ty toàn cầu. Nó cũng là một nước xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tài chính và chế tạo phần mềm. Đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất II) GIỚI THIỆU THÀNH PHỐ BOMBAY 1) SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ BOMBAY Tọa độ: 18.96° B 72.82° Đ Mumbai trước đây được gọi là Bombay, là thủ phủ của bang Maharashtra, là thành phố đông dân nhất Ấn Độ, và theo một số cách tính toán là thành phố đông dân nhất thế giới với một dân số ước tính khoảng 13 triệu người (thời điểm năm 2006).[1] Mumbai tọa lạc trên đảo Salsette, ngoài bờ tây của Maharashtra. Cùng với các ngoại ô xung quanh, nó tạo thành một vùng đô thị đông dân thứ 6 thế giới với dân số khoảng 20 triệu người. Vị trí này của Mumbai ước tính có thể nhảy lên thứ 4 thế giới năm 2015 do tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 2,2%.[2] Thành phố này có một bến cảng sâu tự nhiên và cảng này đã phục vụ hơn một nửa lượng khách đường thủy và một số lượng đáng kể hàng hóa thông qua.[3] Mumbai là thủ đô thương mại và giải trí của Ấn Độ, là nơi có nhiều tổ chức tài chính quan trọng, như Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), Sở giao dịch Chứng khoán Bombay (BSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ (NSE) và là nơi đóng trụ sở của nhiều công ty Ấn Độ. Mumbai đã thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên đất nước Ấn Độ do thành phố này có nhiều cơ hội kinh doanh và mức sống, khá cao khiến cho thành phố là một “nồi lẩu thập cẩm” của nhiều cộng đồng dân cư và các nền văn hóa. Thành phố là nơi trụ sở ngành điện ảnh và truyền hình tiếng Hindi , được biết đến với tên gọi Bollywood. Mumbai cũng -5-
  6. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM là một trong những thành phố hiếm hoi có một vườn quốc gia, Vườn quốc gia Sanjay Gandhi, nằm trong địa phận của thành phố. Mumbai hiện này ban đầu là một quần đảo bao gồm bảy hòn đảo. Các hiện vật được tìm thấy gần Kandivali, ở phía Bắc Mumbai cho thấy các đảo này đã có người ở từ Thời kỳ Đồ Đá.[12] Các chứng cứ bằng tài liệu ghi chép được về sự sinh sống của loài người ở đây có niên đại đến năm 250 trước Công nguyên, khi nó được biết đến với tên Heptanesia (Ptolemy) (tiếng Hy Lạp cổ: Một cụm 7 hòn đảo). Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, các đảo này đã tạo thành một phần của Đế quốc Maurya, do một hoàng đế theo Phật giáo trị vì, Aşoka. Trong những thế kỷ đầu sau Công nguyên, việc kiểm soát Mumbai đã bị tranh chấp giữa các phó vương phía Tây (Western Satraps) Indo-Scythianvà Satavahanas. Những người cai trị Hindu của triều đại Silhara sau đó đã cai trị các đảo này cho đến năm 1343, khi vương quốc Gujarat đã thôn tín họ. Một trong những dinh tự cổ nhất của quần đảo này là Các động Elephanta và quần thể đền Walkeshwar có niên đại trong thời kỳ này. Bombay High Court là một ví dụ lịch sử của thời kỳ thuộc địa Anh ở Mumbai Trong 30 năm sau, thành phố đã phát triển thành một trung tâm đô thị lớn, được thúc đẩy bởi một sự cải thiện hạ tầng cơ sở và việc xây dựng nhiều định chế của thành phố. Dân số của thành phố đã lên đến 1 triệu người năm 1906, khiến nó trở thành thành phố lớn thứ hai Ấn Độ, sau Calcutta. Là thủ phủ của Quận Bombay, thành phố này là cơ sở chính của Phong trào Độc lập Ấn Độ, với Phong trào Trả lại Ấn Độ do Mahatma Gandhi kêu gọi năm 1942 là sự kiện rubric nhất. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập năm 1947, thành phố đã trở thành thủ phủ của Bang Bombay. Năm 1950 thành phố mở rộng ranh giới ra như ranh giới hiện nay bằng cách sáp nhập các khu vực của các hòn đảo Salsette nằm ở phía Bắc. Sau năm 1955, khi Bang Bombay được tổ chức lại theo ranh giới ngôn ngữ của các bang Maharashtra và Gujarat, đã có một yêu cầu rằng thành phố phải được thiết lập thành một bang-thành phố tự trị. -6-
  7. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM 2)Kinh tế Sở giao dịch chứng khoán Bombay Đền Siddhivinayak là một trong những đền tôn giáo được viếng thăm nhiều nhất Mumbai Quần thể Hiranandani ở Powai là một khu vực upmarket ở vùng ngoại ô phía Bắc Mumbai đóng góp 10% số lượng việc làm tại nhà máy, 40% thuế thu nhập, 60% thuế hải quan, 20% thuế môn bài, 40% kim ngạch ngoại thương và 9 tỷ USD thuế kinh doanh của Ấn Độ.[21] Nhiều định chế tài chính Ấn Độ có trụ sở tại trung tâm Mumbai, bao gồm Sở giao dịch Chứng khoán Mumbai, Ngân -7-
  8. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM hàng Dự trữ Ấn Độ, Sở giao dịch Chứng khoán quốc gia Ấn Độ, Xưởng đúc tiền quốc gia, và nhiều tập đoàn kinh tế lớn (bao gồm Tata Group, Godrej và Reliance). Nhiều ngân hàng nước ngoài và các thể chế tài chính cũng có chi nhánh tại khu vực này. Cho đến thập niên 1980, sự thịnh vượng của Mumbai phần lớn là nhờ các nhà máy dệt và cảng biển. Nhưng từ đó trở đi, nền kinh tế của Mumbai đã được đa dạng hóa với các ngành: kỹ thuật công trình, gọt giũa kim cương, chăm sóc y tế, và công nghệ thông tin. Là một thủ phủ bang, các công sở ở đây cũng là nơi thu hút đang kể lực lượng lao động của Mumbai. Mumbai cũng có một lực lượng đông đảo những người lao động không có tay nghề cao và trung bình làm việc trong các lĩnh vực lao động chân tay như: bán hàng rong, lái taxi, cơ khí và các nghề cổ cồn xanh khác. Cảng và ngành vận tải tàu biển cũng sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp giải trí cũng là một ngành thu hút nhiều lao động và đóng góp đáng kể cho kinh tế Mumbai. Phần lớn các đài truyền hình và các hệ thống vệ tinh lớn, các nhà xuất bản lớn đều đóng trụ sở ở Mumbai. Trung tâm ngành phim ảnh tiếng Hindi, hay thường gọi là Bollywood, nằm ở Mumbai với các xưởng phim và các hãng sản xuất phim ảnh. Cùng với cả Ấn Độ, Mumbai -thủ đô thương mại của Ấn Độ- đã có sự bùng nổ kinh tế kể từ khi tự do hoá năm 1991. Ngành tài chính phát triển nhảy vọt từ thập niên 1990 cùng với các ngành công nghệ thông tin, dịch vụ. Tầng lớp trung lưu ở Mumbai là tầng lớp được lợi nhất của đợt bùng nổ kinh tế này và đồng thời cũng là lực lượng tạo ra sự bùng nổ tiêu dùng của Mumbai. III) LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN BOMBAY (BSE) 1) QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP Sở giao dịch chứng khoán Bombay hay còn gọi là Sở giao dịch Chứng khoán Mumbai gọi tắt là BSE. là thị trường chứng khoán lâu đời nhất ở châu Á được thành lập vào năm 1875 tại tòa tháp PHIROZE JEEJEEBHOY đường Dalal thành phố Mumbai, Ấn Độ. Thành viên lãnh đạo là Madhu Kannan (CEO) Mahesh L. Soneji (COO) . Vào thập niên 1850. khi những nhà môi giới tập hợp lại cùng các nhà buôn Ấn tại tòa thị sảnh của thành phố Mumbai để họp. sau đó vị trí họp của tổ chức được thay đổi nhiều lần do số lượng nhà mô giới tăng lên. Cuối cùng được -8-
  9. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM chuyển đến đường Dallal vào năm 1874 chính thức trở thành một tổ chức có tên gọi là hiệp hội các nhà mô giới chứng khoán BSE đứng đầu về số lượng các công ty niêm yết hơn 4.800 công ty và đứng thứ năm về số lượng giao dịch với giá trị vốn thị trường của các công ty niêm yết trên BSE lên tới 1.79 nghình tỷ USD là thị trường chứng khoán lớn nhất Nam Á và đứng thứ 12 trên thế giới. BSE là thị trường chứng khoán đầu tiên đạt được sự công nhận từ chính phủ Ấn Độ dưới sự điều tiết của luật chứng khoán năm 1956. Với vai trò chủ chốt của BSE và tầm quan trọng trong việc phát triển thị trường vốn tại Ấn Độ Nó đã được biết đến rộng rãi có mặt trên toàn quốc với hơn 359 thành phố và thị xã BSE cung cấp một thị trường hiệu quả và minh bạch để kinh doanh công bằng. BSE luôn theo kịp với các tiêu chuẩn quốc tế, các hệ thống và quy trình được thiết kế để bảo vệ toàn bộ thị trường giao dịch và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động. Sở chứng khoán BSE lần đầu tiên tại Ấn Độ và thứ hai trên thế giới dược giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Cũng là sở chứng khoán đầu tiên trong cả nước và thứ hai trên thế giới nhận chứng nhận Hệ Thống Quản Lý Bảo Mật Thông Tin BS 7799-2-2002 BSE có hai đối tác chiến lược là tập đoàn Deutsche Borse và sở chứng khoán singapore Hơn 133 năm qua BSE đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng trong khu vực doanh nghiệp ở Ấn Độ bằng cách cung cấp hiệu quả các tiềm lực kinh tế. Có lẽ không có một công ty lớn nào ở Ấn Độ mà không cần đến dịch Vụ của BSE để làm tăng tiếm lực kinh tế từ thị trường vốn. 2) CÁC CỘT MỐC CHÍNH  Vào những năm 1830 cổ phiếu của các Ngân Hàng và các công ty Bông ép bắt đầu niêm yết tại BSE  Năm 1860-1865 kết quả cuộ nội chiến ở hoa kì làm giá cổ phiếu của ngành Bông tăng mạnh  Năm 1870-1890 giá cổ phiếu của ngành Đay tăng mạnh tiếp theo là cổ phiếu của ngành Chè và Than Đá  Năm 1978-1979 chỉ số Sensex được đưa vào sử dụng được xác định ở mức 100 điểm.  Năm 1986 Sensex (hay còn gọi la BSE 30) được tính dựa vào 30 công ty lớn nhất đại diện 12 lĩnh vực chính -9-
  10. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM  Năm 1995 chuyển từ hệ thống kinh doanh chứng khoán sang hệ thống điện tử trên một màn hình trực tuyến  Ngày 30/10/2006 Sensex vượt mức 13000 điểm và đóng cửa ở 13,024.26 điểm, tăng 117,45 điểm hay 0,9%. Phải mất 135 ngày cho Sensex tăng từ 12.000 đến 13.000 và 123 ngày để tăng từ 12.500 đến 13.000.  Ngày 5/12/2006 vượt 14000 điểm  Ngày 06/06/2007 tăng lên 15000 điểm phải mất 7 tháng mới đạt đươc  Ngày 19/9/2007 Sensex đạt 16000 điểm  Ngày 26/09/2007 Sensex đạt 17000 điểm  Ngày 09/10/2007 Sensex đạt 18000 điểm chỉ mất 8 ngày để tăng từ 17000 lên 1800  Ngày 15/10/2007 vượt 19000 điểm đánh dấu sự phục hồi của các cổ phiếu Blue chip ngành khoáng sản, tài chính và lĩnh vực luyện kim.  Ngày 29/10/2007 đạt mức 20000 điểm  Ngày 08/01/2008 đánh dấu Sensex đạt 21000 điểm cao nhất từ trước đến nay  Ngày 10/10/2008 Sensex đóng cửa ở mức thấp nhất sau khoảng thời gian 2 năm liên tục tăng 10527.8 điểm  Ngày 18/05/2009 BSE ngừng giao dịch đây là lần đầu tiên trong lịch sử Vì chỉ số chứng khoán tăng cao hơn biên độ cho phép Sensex tăng 2.110,79 điểm, tương đương 17,34%, chốt ở mức 14.284,21. CHƯƠNG II: MÔ HÌNH SỞ HỮU  1) MÔ HÌNH SỞ HỮU Năm 2005 được thông báo của SEBI ( SEBI là Ban Chứng khoán và Hối đoái của Ấn Độ, là tổ chức điều chỉnh thị trường chứng khoán ở Ấn Độ , được Chính phủ Ấn Độ thiết lập năm 1988. BSE đưa ra một loạt các biện pháp vào cuối những năm 1990 và với sự ra đời của cải cách này, BSE đã có sự phát triển đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực như: (1), kinh doanh; (2) hoạt động; (3) quản lý…. vào ngày 09 tháng 8 năm 2005, BSE tạo nên lịch sử bằng cách biến mình thành một thực thể doanh nghiệp, qua đó được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn( BOMBAY Stock Exchange Limited.), BSE nhận được Giấy chứng nhận hợp nhất ngày 08 tháng tám năm 2005 và Giấy chứng nhận Kinh doanh ngày 12 tháng 8 năm 2005. Các hoạt động hàng ngày tại các thị trường chứng khoán được quản lý chuyên nghiệp bởi Hội đồng quản trị.. Hội đồng này gồm các chuyên gia nổi tiếng và có kinh nghiệm cao,có quyền kiểm soát đầy đủ hệ thống các chính sách thương mại lớn. - 10 -
  11. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM Hôi đồng này bao gồm 11 người :một người là chủ tịch HĐQT, một giám đốc điều hành , ba stockbrokers, bảy giám đốc còn lại . thêm vào đó là Thủ quỹ. Thủ quỹ hàng năm được bầu từ trong số các giám đốc của Hội đồng quản trị sau cuộc bầu cử giám đốc. Hiện nay BSE có khoảng 19 cổ đông trong và ngoài nước: Tổng Công ty Bảo hiểm nhân thọ của Ấn Độ (5 phần trăm cổ phần), Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (4-5 trăm CP), Ngân hàng của Ấn Độ và Ngân hàng Trung ương ; công ty tư nhân Hoa Kỳ Atticus Mauritius Ltd và Quản lý tài sản Caldwell (4 phần trăm CP) Hai nhà đầu tư tài chính nước ngoài là Dubai Katrel & Công ty TNHH Síp. Cùng với bốn nhà đầu tư nước ngoài ( chiếm16 phần trăm trong BSE); Deutsche Börse Group cùa Đức (5 phần trăm )và giao dịch chứng khoán Singapore(5 phần trăm) và đây cũng là hai đối tác chiến lược của BSE. (Tuy nhiên các công ty này không được phép mua nhiều hơn 5 phần trăm) Khoảng 50 phần trăm cổ phần còn lại trong BSE được nắm giữ bởi các thành viên môi giới của BSE 2)Hệ thống thành viên Tính đến tháng 10 năm 2007: Số lượng thành viên :951 Nhân viên được đào tạo tại BSE :môi giới, Kinh doanh, Kế toán và những nhân viên này muốn hành nghề phải đăng ký với SEBI, được SEBI cấp phép Nhân viên kinh doanh của Sở Giao dịch chứng khoán Bombay là công ty, cá nhân những người giữ quyền giao dịch các chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch. Một nhà đầu tư có thể mua hoặc bán chứng khoán thông qua một trong những nhân viên kinh doanh của sàn giao dịch chỉ dành cho những người mà Hội đồng giao dịch chứng khoán Ấn Độ đã cấp số đăng ký. a) Lộ trình trở thành một thành viên là: Chọn loại thành viên mà bạn muốn làm trên webide hoặc liên hệ với nhà quản lí để được hướng dẫn Điền đầy đủ thông tin trên mẫu đơn và gửi đến các nhân viên điều hành trong BSE .sau đó các mẫu đơn này sẽ được gừi đến BISE để phê duyệt và đăng ký Nhân viên điều hành của BSE sẽ gửi thư nhập học cho bạn và gọi bạn cho một cuộc phỏng vấn cá nhân b) Đối với BSE, điều kiện trở thành một thành viên là:  Được sự cho phép của SE BI  Được sự cho phép của BSE - 11 -
  12. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM  Đàm phán Từ NSC  Nhân viên được đào tạo tại BSE (môi giới, Kinh doanh, Kế toán)  Đăng ký thành viên trên dữ liệu của BSE  Nộp Lệ phí hội viên  Báo cáo tài chính  Cẩm nang về hoạt động Kiểm soát nội bộ  Để đóng góp Quỹ bảo lãnh…  Quản lí thông tin cá nhân và chuyên môn của nhân viên Lệ phí gia nhập ban đầu cho một thành viên tại BSE là Rs. 90 Lakhs CHƯƠNG III: NGUYÊN TẮC NIÊM YẾT  Niêm yết là việc các loại chứng khoán được công nhận đủ điều kiện để giao dịch trên thị trường chứng khoán uy tín. Chứng khoán có thể thuộc bất kỳ công ty TNHH đại chúng, Nhà nước chính phủ hoặc trung ương, gần như chính phủ và các tổ chức tài chính khác, trái phiếu đô thị,… Mục tiêu chủ yếu của niêm yết là để: • Cung cấp tính thanh khoản cho chứng khoán • Huy động tiết kiệm cho sự phát triển kinh tế • Bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư bằng cách bảo đảm thông tin minh bạch. Sở giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) có một tiêu chuẩn niêm yết dành riêng cho Cục phê duyệt cấp điều kiện niêm yết của các công ty theo quy định của đạo luật hợp đồng chứng khoán (Quy chế)1956, quy tắc hợp đồng chứng khoán (Quy chế) 1957, đạo luật doanh nghiệp 1956, các nguyên tắc được cấp bởi SEBI và các quy tắc, quy chế ngành và các điều lệ của BSE. BSE đã thiết lập các nguyên tắc và hình thức khác nhau cần được gia nhập và được gửi bởi các công ty. Những nguyên tắc này sẽ giúp các công ty tiến hành thực hiện các thủ tục khác nhau và các yêu cầu tiết lộ được yêu cầu ở các giai đoạn khác nhau: • Các vấn đề công cộng - 12 -
  13. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM - Chào bán lần đầu ra công chúng - Niêm yết bổ sung (phát hành thêm) • Các vấn đề về ưu đãi • Biên nhận lưu ký chứng khoán Ấn Độ • Sự hợp nhất ………….. Một công ty muốn niêm yết chứng khoán ở sở giao dịch chứng khoán Bombay phải tuân thủ các điều kiện niêm yết theo quy định niêm yết của sở. Dưới đây là một số yêu cầu: I. Điều kiện niêm yết tối thiểu cho công ty mới. II. Điều kiện niêm yết tối thiểu đối với những công ty đã niêm yết ở sở giao dịch khác. III. Điều kiện niêm yết tối thiểu đối với những công ty bị BSE hủy niêm yết xin được niêm yết lại trên BSE. IV. Điều kiện để sử dụng tên BSE trong bảng cáo bạch của công ty phát hành V. Nộp đơn xin niêm yết VI. Sự phân bổ của chứng khoán VII. Cho phép giao dịch VIII. Yêu cầu của 1% chứng khoán - 13 -
  14. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM IX. Thanh toán phí niêm yết X. Tuân thủ với Hiệp định niêm yết XI. Dịch vụ quản lý tiền mặt (CMS) – Thu phí niêm yết [I] Điều kiện niêm yết tối thiểu cho công ty mới. Dưới đây là các tiêu chuẩn hội đủ điều kiện để các công ty được niêm yết trên BSE chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2006 thông qua Chào bán lần đầu ra công chúng (IPOs) và Niêm yết bổ sung (FPOs). 1. Các công ty đã được phân loại thành các công ty vốn lớn và các công ty vốn nhỏ. Công ty vốn lớn là một công ty có quy mô phát hành tối thiểu là Rs. 10 crore và giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn Rs. 25 crore. Ngược lại, công ty vốn nhỏ là loại công ty không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của công ty vốn lớn. a. Đối với công ty vốn lớn i. Khi phát hành công khai, vốn tự có tối thiểu của công ty nộp đơn xin niêm yết (sau đây gọi là "Công ty") sẽ là 30,000,000 Rs ; ii. Quy mô phát hành tối thiểu sẽ là Rs. 100,000,000 ; iii. Giá trị vốn hóa thị trường tối thiểu của công ty là Rs. 250,000,000 (giá trị vốn hóa thị trường sẽ được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu thường với giá phát hành). b. Đối với công ty vốn nhỏ i. Khi phát hành công khai, vốn tự có tối thiểu của công ty nộp đơn xin niêm yết (sau đây gọi là "Công ty") sẽ là Rs. 30,000,000 ; ii. Quy mô phát hành tối thiểu sẽ là Rs. 30,000,000 iii. Giá trị vốn hóa thị trường tối thiểu của công ty sẽ là Rs. 250,000,000 (giá trị vốn hóa thị trường sẽ được tính bằng cách nhân số cổ phiếu thường với giá phát hành). iv. Thu nhập tối thiểu / doanh thu của công ty sẽ là Rs. 30,000,000 trong mỗi. v. Số lượng cổ đông công chúng tối thiểu sau khi phát hành sẽ là 1000. - 14 -
  15. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM vi. Một nghiên cứu thẩm định có thể được tiến hành bởi một đội ngũ độc lập của Hiệp hội Kế toán hoặc Ngân hàng thương mại được BSE bổ nhiệm, chi phí thẩm định này sẽ được công ty chi trả. Các yêu cầu nghiên cứu thẩm định sẽ được miễn nếu trong 12 tháng trước đó một tổ chức tài chính hoặc một ngân hàng thương mại đã thẩm định dự án rồi. 2. Đối với tất cả các công ty: a. Đặc biệt là về yêu cầu vốn tự có và giá trị vốn hóa thị trường, các công ty phát hành được yêu cầu phải bao gồm các khoản từ chối trách nhiệm trong các trường hợp về vốn (giá cổ phần và số đăng ký cổ phần ) yêu cầu của BSE không được đáp ứng, các chứng khoán của các công ty phát hành sẽ không được niêm yết trên BSE. b. Người nộp đơn, tổ chức phát hành hoặc nhóm các công ty, sẽ không được chấp thuận trong trường hợp tuân thủ các thỏa thuận niêm yết. c. Các tiêu chuẩn hội đủ điều kiện nêu trên sẽ được thêm vào các điều kiện quy định dưới nguyên tắc SEBI (bảo vệ nhà đầu tư và thông tin) 2000. [II] Điều kiện niêm yết tối thiểu đối với những công ty đã niêm yết ở sở giao dịch khác. Tiêu chuẩn niêm yết cho các công ty đã niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán khác và xin niêm yết ở BSE, có hiệu lực từ ngày 6/8/2002, như dưới: 1. Công ty có lượng phát hành tối thiểu và vốn tự có là Rs. 3 crore. 2. Công ty có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận trong 3 năm gần đây nhất. Các khoản thu / lợi nhuận phát sinh từ hoạt động ghi thêm thông thường hoặc thu nhập từ mọi nguồn không tính chất định kỳ phải được loại trừ trong khi tính toán lợi nhuận làm hồ sơ theo dõi. 3. Giá trị thực có giá trị tối thiểu sẽ được Rs. 20 crore (thực giá trị bao gồm vốn và trữ lượng dự trữ miễn phí không bao gồm định giá lại). 4. giá trị vốn hóa thị trường của vống đăng ký ít nhất bằng 2 lần của vốn chủ sở hữu 5. Công ty có trách nhiệm trả cổ tức trong 3 năm gần nhất và cổ tức được chia ít nhất 10% trong năm. - 15 -
  16. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM 6. Tối thiểu 25% vốn phát hành của công ty được các cổ đông sáng lập nắm giữ theo Điều 35 của Hiệp định danh mục. trong số các cổ phiếu của cổ đông sáng lập đang nắm giữ, không có cổ đông duy nhất được giữ hơn 0,5% tổng vốn chủ sở hữu của công ty riêng lẻ hoặc phối hợp với những người khác ngoại trừ trong trường hợp của Ngân hàng / Tổ chức Tài chính / Thể chế nhà đầu tư nước ngoài / công ty ở nước ngoài và các Cơ quan không có đại diện tại Ấn Độ 7. Công ty phải có ít nhất hai năm niêm yết với bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán nào. 8. Công ty ký một thỏa thuận với CDSL và NSDL về yêu cầus giao dịch [III] Điều kiện niêm yết tối thiểu đối với những công ty bị BSE hủy niêm yết xin được niêm yết lại trên BSE. Công ty bị BSE hủy niêm yết muốn niêm yết lại trên BSE phải thực hiện đợt phát hành ra công chúng khác và tuân thủ các nguyên tắc hiện có của SEBI và BSE liên quan đến các dịch vụ phát hành ra công chúng ban đầu. [IV] Điều kiện để sử dụng tên BSE trong bảng cáo bạch của công ty phát hành. Công ty chứng khoán muốn sử dụng tên của BSE trong bảng cáo bạch để niêm yết những cổ phiếu của công ty thông qua phát hành ra công chúng phải được sự chấp nhận của BSE hoặc cung cấp các tài liệu kinh doanh trước khi nộp cùng với văn phòng có liên quan của các bộ phận với Registrar of Companies. BSE có một Uỷ ban niêm yết, bao gồm các chuyên gia thị trường, quyết định các vấn đề cấp giấy phép cho các công ty sử dụng tên của BSE trong bảng cáo bạch hoặc các giấy tờ của công ty. Ủy ban này đánh giá tổ chức phát hành, công ty, dự án, tài chính, các yếu tố rủi ro và những khía cạnh khác trước khi ra quyết định. Quyết định đối với một số loại / kích thước của các công ty đã được giao cho Uỷ ban nội bộ của BSE. Quyết định liên quan đến loại hình hay quy mô của công ty sẽ được ủy thác cho Ủy ban nội bộ của BSE. [V] Nộp đơn xin niêm yết - 16 -
  17. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM Theo Phần 73 của Luật Công ty, 1956, một công ty muốn các cổ phiếu của nó được niêm yết trên BSE thì phải trình đơn xin niêm yết cho tất cả các sở giao dịch chứng khoán, nơi công ty đề xuất các cổ phiếu được niêm yết của nó trước khi nộp bảng cáo bạch với Registrar of Companies. [VI] Sự phân bổ của chứng khoán Theo Hiệp định niêm yết, một công ty phải hoàn thành phân bổ các cổ phiếu phát hành ra công chúng trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc đăng ký niêm yết và tiếp cận với sở giao dịch chứng khoán để thông qua sự phân bổ cơ bản. Trong trường hợp phát hành Book Building ( các định giá vào bảng ), quá trình phân bổ phải được thực hiện không muộn hơn 15 ngày kể từ ngày kết thúc phát hành, nhược điểm là lãi suất ở mức 15% sẽ được trả cho các nhà đầu tư. [VII ] Cho phép giao dịch Theo nguyên tắc của SEBI, 1 công ty phát hành chứng khoán cần phải hoàn thành thủ tục giao dịch trên sàn giao dịch, chứng khoán trong vòng 7 ngày kể từ ngày kết thúc việc phân phối chứng khoán Công ty nên thận trọng trong việc tuân theo thời hạn quy định của SEBI ( công bố và bảo hộ đầu tư ). Theo hướng dẫn 2000 phân phối chứng khoán và công văn thư về phân phối chứng khoán, tín dụng và tài khoản lưu ký, trả lại lệnh và để đạt được sự cho phép niêm yết để giao dịch mà tên của nó được nói trong tài liệu chi tiết về công ty.trong trường hợp công ty bị từ chối bởi các sở chứng khoán nơi mà nó niêm yết chứng khoán, công ty không thể tiến hành phân phối cổ phiếu. tuy nhiên công ty có thể đâm đơn kiện trước SEBI theo điều 22 của hợp đồng chứng khoán ( quy chế ) đạo luật 1956. [VIII ] Yêu cầu 1% chứng khoán Các công ty phát hành chứng khoán\quyền công khai được yêu cầu gửi vào tài khoản 1% trong tổng số phát hành với sở chứng khoán chỉ định trước khi phát hành.tổng số tiền có thể bị phạt trong trường hợp công ty không kiên quyết đối với nhà đầu tư trong việc chận trễ gửi trả lệnh\cổ phiếu, không thanh toán tiền hoa hồng cho công ty bảo lãnh,.. [ IX ] Thanh toán phí niêm yết - 17 -
  18. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM Tất cả các công ty niêm yết tại BSE được yêu cầu thanh toán phí niêm yết hàng năm trước ngày 30 tháng 4 ( của mỗi năm tài chính ) Bảng danh sách phí niêm yết theo thời gian niêm yết Bảng phí niêm yết năm 2009 – 2010, được chấp thuận bởi hội đồng quản trị của BSE S Đặc tính Tổng TT số 1 Phí niêm yết lần đầu 20000 2 Phí niêm yết hàng năm (i) công ty có vốn đăng ký dưới 50000000 10000 (ii) từ 50 triệu Rs đến dưới 100 triệu Rs 15000 (iii) từ 100 triệu Rs đến dưới 200 triệu Rs 30000 Các công ty có vốn đăng ký lớn hơn 200 triệu Rs được yêu cầu thanh toán thêm vào 750 Rs cho mỗi 10 triệu Rs thêm vào Ghi chú : đối với vốn trái khoán ( không chuyển đổi được thành cổ phần thường ), phí sẽ là 25% của tổng số phí Bao gồm : cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, các loại trái phiếu chuyển đổi, từng phần của trái phiếu chuyển đổi và chuyển đổi an toàn thành cổ phiếu thường Đầu tư chứng khoán nợ S Đặc tính Tổng cộng (Rs) TT 1 Phí niêm yết lần đầu không 2 Phí niêm yết hàng năm (i) phát hành với số lượng dưới 50 triệu 2500 Rs (ii) từ 50 triệu Rs đến dưới 100 triệu Rs 3750 (iii) từ 100 triệu Rs đến dưới 200 triệu 7500 Rs Từ 200 triệu Rs 200 Rs cho mỗi 10 triệu Rs Tối đa là 30000 Rs cho mỗi công cụ - 18 -
  19. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM Mức trần của phí niêm yết hàng năm cho các công cụ nợ của mỗi công ty phát hành là 5000000 Rs mỗi năm Công ty đầu tư quỹ chung Đặc tính Tổng số ( Rs) Phí niêm yết lần đầu không Phí niêm yết hàng năm Cả năm Dưới 6 tháng Phát hành số lượng dưới 1000 32000 16000 triệu Rs Từ 1000 triệu RS đến dưới 3000 58000 29000 triệu Rs Từ 3000 triệu Rs đến dưới 5000 94000 47000 triệu Rs Từ 5000 triệu Rs đến dưới 10000 156000 78000 triệu Rs Từ 10000 triệu Rs trở lên 250000 125000 Bảng phí niêm yết ở trên được áp dụng thống nhất cho tất cả các công ty không phân biệt có niêm yết trên BSE hay không NGÀY THANH TOÁN Hạn thanh toán phí niêm yết năm 2009 – 2010 là 30 tháng 4 năm 2009. Nếu không thanh toán phí niêm yết ( đối với vốn chủ sở hữu/phân khúc nợ ) đúng hạn sẽ phải chịu lãi suất 12%/năm tính từ ngày 1 tháng 5 năm 2009 DỊCH VỤ THUẾ Thuế dịch vụ được trả dựa trên phí niêm yết theo mức áp dụng [X] tuân thủ với hiệp định niêm yết Các công ty mong muốn chứng khoán của họ được niêm yết trên BSE được yêu cầu thực hiện 1 thỏa thuận với BSE gọi là hiệp định niêm yết, theo đó họ được yêu cầu thực hiện tiết lộ nhất định và thực hiện hành vi nhất định, nếu không công ty có thể đối mặt với 1 số biện pháp kỷ luật, bao gồm tạm ngưng/hủy niêm yết chứng khoán.như vậy hiệp định niêm yết là rất quan trọng và được thực thi theo quyết định của công ty. Theo hiệp định niêm yết ,1 công ty cam kết cung cấp cơ sở mau chóng chuyển đổi, đăng ký, tách và gộp chứng khoán ; cho phù hợp với thông báo đóng sổ đăng ký sang tên và ngày khóa sổ ( chia cổ tức ); 6 bản copy của tóm tắt thường niên báo cáo, bảng cân đối kế toán, tài khoản lời lỗ được chuyển đến BSE ; để theo dõi mô hình cổ đông và kết quả - 19 -
  20. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ths PHẠM HẢI NAM tài chính trên cơ sở hàng quý để sở chứng khoán mau chóng thấy được các diễn biến vật chất có khả năng ảnh hưởng đến hiệu suất tài chính của công ty và giá của nó , để tuân thủ các điều kiện của quản trị doanh nghiệp,… Bộ phận niêm yết của BSE giám sát tuân thủ của các công ty với các quy định của hiệp định niêm yết, đặc biệt là đối với việc thanh toán đúng hạn phí niêm yết hàng năm, nộp kết quả, mô hình cổ đông và báo cáo quản trị doanh nghiệp trên cơ sở hàng quý, hình phạt chống lại các hành động vi phạm của công ty [ XI ] dịch vụ quản lý tiền mặt ( CMS ) nhờ thu phí niêm yết Để đơn giản hóa hệ thống thanh toán phí niêm yết, BSE đã ký kết 1 thỏa thuận với HBFC về việc nhờ thu phí niêm yết từ 141 địa điểm trên cả nước. chi nhánh của ngân hàng HDFC được đăng ký trên website www.bseindia.com cũng như trên website www.hdfcbank.com của ngân hàng HDFC được cung cấp miễn phí công ty có ý định sử dụng loại dịch vụ này để thanh toán phí niêm yết phải cung cấp thông tin ( như đã đềss cập dưới đây ) về phiếu quản lý tiền mặt. Các phiếu này được chấp nhận tại tất cả các chi nhánh của HDFC S Tiêu đề Thông tin cần cung cấp TT 1 Tên khách hàng Bombay Stock Exchange Limited 2 Mã khách hàng BSELIST 3 Số Séc Đề cập đến số Séc và ngày 4 Ngày thanh toán Ngày tới hạn thanh toán với NH 5 Người ký phát Tên công ty và mã công ty 6 NH nhận Séc Được quy định trong Séc 7 Người trả tiền Được đề cập đến ở NH nhận Séc Séc này cần rút ra chuyển cho sở giao dịch chứng khoán Bombay nên phải nộp tịa địa phương. các công ty được yêu cầu phải đề cập đến trong phiếu gửi tiền năm tài chính cho phí niêm yết này đang được thanh toán. Thanh toán được thực hiện thông qua bất kỳ phiếu khác sẽ không được xem xét. Trên phiếu này phải được điền vào 4 bản như nhau. 1 bản sao sẽ được cung cấp để gửi tiền của ngân hàng HDFC - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2