intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện với mục tiêu đề xuất một số ý kiến góp ý liên quan đến việc xây dựng danh tiếng truyền thông cho các ngân hàng thương mại hiện đang được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM, từ đó có thể góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh của nhóm các ngân hàng thương mại này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN HOÀNG TUẤN TÁC ĐỘNG CỦA DANH TIẾNG TRUYỀN THÔNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN HOÀNG TUẤN TÁC ĐỘNG CỦA DANH TIẾNG TRUYỀN THÔNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: TRẦN HOÀNG TUẤN, học viên lớp cao học CH22B1, niên khóa 2020 – 2022 tại trường ĐH Ngân hàng TP. HCM. Mã học viên: 020122200160. Tôi xin cam đoan: “Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất kỳ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giá, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có những nội dung đã được công bố trước đây hoặc những nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đươc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn”. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022 Ký tên Trần Hoàng Tuấn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đức Trung là người đã hướng dẫn khoa học, thầy đã trực tiếp dẫn dắt, dành nhiều thời gian, tâm huyết đề hướng dẫn tận tình, đồng thời cho tôi những lời khuyên, chia sẽ cũng như góp ý vô cùng quý giá để tôi có thể hoàn thành luận văn cao học. Tiếp theo, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã dành thời gian để giảng dạy, truyền đạt những kiến thức vô cùng hữu ích và quý giá trong thời gian giảng dạy với lớp CH22B1. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là những người đã luôn giúp đỡ, đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Trân trọng! Trần Hoàng Tuấn
  5. iii TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1.1. Tiêu đề: Tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 1.2. Tóm tắt: • Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Tại Việt Nam, mặc dù sự phát triển của các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ hơn, thì chất lượng thông tin được công bố công khai một cách rộng rãi lại thấp đi. Vì vậy, sự tác động của danh tiếng truyền thông đối với hoạt động của ngân hàng có thể khác nhau, phụ thuộc vào việc khách hàng đặt niềm tin vào những ngân hàng bên cạnh phương thức cũng như khả năng tiếp nhận thông tin của từng khách hàng. • Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu xem liệu danh tiếng truyền thông có giúp cho các Ngân hàng thương mại gia tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không • Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự trợ giúp của phần mềm Stata • Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy giữa danh tiếng truyền thông và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng, cho thấy lợi nhuận được cải thiện cũng nâng cao danh tiếng, từ đó nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. • Kết luận và hàm ý: Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa danh tiếng truyền thông và kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có sự liên quan với nhau. 1.3. Từ khóa: Danh tiếng truyền thông, Ngân hàng thương mại, Lợi nhuận ngân hàng.
  6. iv ABSTRACT 1.1. Title: The effects of media reputation on financial performance of commercial banks listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange 1.2. Abstract - Reason for writing: In Vietnam, although the development of commercial banks is getting bigger and stronger, the quality of publicly disclosed information is much lower in compare. Therefore, the impact of media reputation on banking operations can be different, depending on the customer's trust in the banks besides the method and ability of each individual to receive information. - Problem: To find out whether media reputation helps commercial banks increase business efficiency - Methods: The thesis uses quantitative research method with the help of Stata program. - Results: Research results show that there is a relationship between media reputation and bank's return on equity (ROE), which shows that by improving media reputation can lead to improving financial performance. of the bank. - Conclusion: This thesis was conducted to evaluate the influence of media reputation on the performance of commercial banks listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange. Research results show that there is a correlation between media reputation and business performance of those banks. 1.3. Keywords: Media reputation, Commercial banks, Bank prrofit
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam HSX, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu HĐKD Hoạt động kinh doanh HQKD Hiệu quả kinh doanh VNR Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam MRS Danh tiếng truyền thông Ordinary Least Squares (Phương pháp ước lượng OLS bình phương tối thiểu) General Least Squares (Phương pháp bình phương GLS bé nhất) FEM Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects REM Model)
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v MỤC LỤC ...............................................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH .......................................................................... ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN ................................ 1 1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................... 1 1.2. Sự cần thiết của nghiên cứu.............................................................................. 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 3 1.7. Quy trình và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 4 1.8. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................................................ 9
  9. vii 2.1. Khái niệm danh tiếng ........................................................................................ 9 2.2. Khái niệm hiệu quả của doanh nghiệp .......................................................... 12 2.3. Mối quan hệ giữa truyền thông và hiệu quả của doanh nghiệp ................. 15 2.4. Phương pháp nhận diện và đo lường các yếu tố danh tiếng truyền thông và hiệu quả hoạt động của NHTM ............................................................................. 17 2.5. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài ......................... 18 2.5.1. Nghiên cứu trong nước ............................................................................ 18 2.5.2. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................ 23 2.6. Kết luận khoảng trống nghiên cứu ................................................................ 28 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................. 30 3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 30 3.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 31 3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ......................................................... 32 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................ 32 3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ...................................................................... 32 3.4. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 32 3.5. Mô tả biến......................................................................................................... 35 3.5.1. Mô tả biến phụ thuộc ............................................................................... 35 3.5.2. Mô tả biến độc lập .................................................................................... 37 3.5.2.1. Biến độc lập: Danh tiếng truyền thông (MRS) .............................. 37 3.5.2.2. Các biến độc lập khác ....................................................................... 39 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........... 42
  10. viii 4.1. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 42 4.3. Kết quả hồi quy ROA và ROE ....................................................................... 49 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 54 4.4.1. Về quy mô của ngân hàng ....................................................................... 54 4.4.2. Về tỷ lệ an toàn vốn .................................................................................. 55 4.5. Tóm tắt ............................................................................................................. 56 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ................................ 57 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 57 5.2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 58 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 62 5.3.1. Hạn chế ...................................................................................................... 62 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. i PHỤ LỤC ................................................................................................................. iv
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH STT Tên bảng Số trang 1 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. 42 2 Bảng 4.2. Kết quả phân tích ma trận tương quan. 47 3 Bảng 4.3. Kết quả phân tích hệ số VIF. 48 4 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mô hình biến phụ thuộc ROA 49 5 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình biến phụ thuộc ROE 51 6 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy mô hình theo GLS 53 STT Tên hình Số trang 1 Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất 4 2 Hình 3.1. Biến phụ thuộc sử dụng trong nghiên cứu. 36 3 Hình 3.2. Biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu. 40
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN 1.1. Đặt vấn đề Danh tiếng một doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay đang ngày càng trở thành một nhân tố thu hút sự quan tâm chú ý của những nhà nghiên cứu, bởi vì đây là một nhân tố đóng góp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và đồng thời giúp cải thiện hiệu quả hoạt đông tài chính của chính doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp sở hữu danh tiếng tốt có thể xem như có thêm một tài sản vô hình, một lợi thế bền vững cho chính doanh nghiệp đó nhờ vào các yếu tố riêng biệt, khó để những đối thủ của họ sao chép hay bắt chước (Hall, 1993; Barney, 1991). Đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa danh tiếng và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Roberts & Dowling, 1997; Eberl & Schwaiger, 2005), đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (Inglis, 2006). Tuy nhiên, những lợi ích mà danh tiếng có thể mang lại cho doanh nghiệp vẫn chỉ ở mức tiềm năng; do đó câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp, hay cụ thể hơn là các ngân hàng có thể tận dụng tốt những giá trị mà danh tiếng truyền thông có thể mang lại để cải thiện hiệu quả tài chính hay không. 1.2. Sự cần thiết của nghiên cứu Phân tích về ảnh hưởng của danh tiếng truyền thông trong lĩnh vực ngân hàng là rất cần thiết khi mà ngày nay gần như tất cả các ngân hàng đều cung cấp những sản phẩm đồng nhất cho các khách hàng bằng cách sử dụng các yếu tố sản xuất tương tự như lao động (Chen, 1996). Qua việc cung cấp các sản phẩm này, ngân hàng có thể tích lũy danh tiếng trong mắt khách hàng. Việc tập trung vào lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ góp phần hạn chế được mối liên hệ không nhất quán giữa đặc tính của sản phẩm và yếu tố thị trường mà những ngành khác có thể mắc phải. Tại Việt Nam, mặc dù sự phát triển của các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ hơn, thì chất lượng thông tin được công bố công khai một cách rộng rãi lại thấp
  13. 2 đi. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc xảy ra mâu thuẫn, xung đột với các nguồn thông tin khác được công bô thông qua các phương tiện truyền thông. Vì vậy, sự tác động của danh tiếng truyền thông đối với hoạt động của ngân hàng có thể khác nhau, phụ thuộc vào việc khách hàng đặt niềm tin vào những ngân hàng bên cạnh phương thức cũng như khả năng tiếp nhận thông tin của từng khách hàng. Từ những vấn đề cũng nhưng những câu hỏi được đặt ra ở trên, luận văn xin chọn đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA DANH TIẾNG TRUYỀN THÔNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm luận văn thạc sỹ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát mà luận văn muốn hướng đến trong đề tài này là: Đề xuất một số ý kiến góp ý liên quan đến việc xây dựng danh tiếng truyền thông cho các NHTM hiện đang được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, từ đó có thể góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh của nhóm các NHTM này. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu xem liệu danh tiếng truyền thông có giúp cho các Ngân hàng thương mại gia tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không và có các biện pháp để cải thiện tác động của danh tiếng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, luận văn sẽ hướng tới giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, tìm hiểu về mối liên hệ giữa danh tiếng truyền thông và hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
  14. 3 Thứ hai, xem xét mức độ tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. Thứ ba, đề xuất một số ý kiến, gợi ý trong việc xây dựng danh tiếng truyền thông nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM trong tương lai. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Đề đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ hướng đến trả lời các câu hỏi dưới đây: Mức độ tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM trong giai đoạn từ năm 2012 – 2021? Liệu có sự khác biệt về mức độ tác động giữa các nhóm NHTM có hình thức sở hữu khác nhau hay không? Trong tương lai, cần xây dựng chiến lược xây dựng, phát triển danh tiếng truyền thông như thế nào để có thể gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại hiện đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Các Ngân hàng thương mại hiện đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, hiện tại đang có 17 Ngân hàng. Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012 - 2021, lý do luận văn chọn năm 2012 là năm bắt đầu nghiên cứu vì đây là năm đầu tiên mà Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (VNR) đưa ra chỉ số danh tiếng truyền thông, chi số này được đánh giá dựa trên phân tích nội dung của báo chí, đồng thời đây là giai đoạn kể từ sau khi Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 V/v Phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 có hiệu lực đến nay. 1.6. Đóng góp của đề tài
  15. 4 Thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể quan sát ảnh hưởng của danh tiếng đối với hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại hiện đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Từ những kết quả thu thập, các nhà lãnh đạo của những ngân hàng trên có thể hoạch định được một kế hoạch phù hợp nhằm xây dựng, phát triển và duy trì danh tiếng để hướng tới lợi nhuận và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó, đặc biệt là trong thời kì mà nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng nghiêm trong do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, thì việc tận dụng được càng nhiều nguồn lực khác nhau sẽ giúp cho các Ngân hàng thương mại có thể duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, cũng như hướng đến sự phát triển thêm trong tương lai. 1.7. Quy trình và phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện luận văn này được thực hiện với hệ thống nhiều bước từ xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đến các bước xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng các biến, thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu. Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất Quy trình nghiên cứu Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Xác định vấn Bước 6 Thu Phân đề nghiên Xây dựng mô thập dữ Xử lý tích dữ Đánh giá và cứu, mục hình, thiết kế và liệu dữ liệu liệu thảo luận kết tiêu nghiên phương pháp quả nghiên cứu cứu nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất Cụ thể, quy trình nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này bao gồm 06 bước chính bao gồm: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.
  16. 5 Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu được xác định như sau: Mục tiêu tổng quát: Đề xuất một số ý kiến góp ý liên quan đến việc xây dựng danh tiếng truyền thông cho các NHTM hiện đang được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, từ đó có thể góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh của nhóm các NHTM này. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu xem liệu danh tiếng truyền thông có giúp cho các Ngân hàng thương mại gia tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không và có các biện pháp để cải thiện tác động của danh tiếng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Các vấn đề nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Tìm hiểu về mối liên hệ giữa danh tiếng truyền thông và hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. - Xem xét mức độ tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. - Đề xuất một số ý kiến, gợi ý trong việc xây dựng danh tiếng truyền thông nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM trong tương lai. Bước 2: Xây dựng mô hình, thiết kế và phương pháp nghiên cứu. Ở bước 2 này, luận văn xây dựng mô hình, thiết kế và phương pháp nghiên cứu được áp dụng đối với việc phân tích, đánh giá tác động của danh tiếng truyền thống đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Bước 3: Thu thập dữ liệu. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2021, và được tổng hợp ở phần dữ liệu doanh nghiệp của trang web CAFEF.VN. Biến MRD được thu thập ở
  17. 6 website của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report JSC) (VNR500.COM.VN) và trang (TOPTENVIETNAM.VN). Ngoài ra, luận văn còn sử dụng dữ liệu từ nhiều website khác. Bước 4: Xử lý dữ liệu. Luận văn sử dụng phần mềm Stata để xử lý dữ liệu. Khi tiến hành hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến ROA và ROE theo 03 phương pháp OLS, FEM và REM. Bước 5: Phân tích dữ liệu thu thập được. Các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, sau khi đã được xử lý, sẽ được sử dụng để phân tích và kết quả phân tích sẽ được làm rõ thông qua các phương pháp nghiên cứu đã được tổng quan trong phần phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu. Bước 6: Đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, luận văn đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu, để đưa ra những đánh giá về tác động của danh tiếng truyền thống đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam., từ đó đưa ra đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trên phương diện danh tiếng truyền thông. Luận văn này sử dụng dữ liệu quan sát được thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2021, và được tổng hợp ở phần dữ liệu doanh nghiệp của trang web Cafef.Vn. “Riêng đối với biến MRD, biến này sẽ được thu thập ở website của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report JSC) (Vnr500.Com.Vn) và trang (Toptenvietnam.Vn). Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng dữ liệu từ nhiều website khác. Sau khi dữ liệu thu thập được, luận văn sử dụng phần mềm Stata để xử lý dữ liệu. Thông qua phần mềm kinh tế lượng Stata, luận văn sẽ thu được mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến giải thích trong mô hình hồi quy như phần 3.2 trình bày.
  18. 7 1.8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, các danh mục, nghiên cứu này được kết cấu thành 05 chương chính: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN. Nội dung chương 1 giới thiệu về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục đích và phạm vi của nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, chương 1 thực hiện tổng quan về phương pháp và cấu trúc của luận văn. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY. Nội dung chương 2 thực hiện tổng quan về danh tiếng truyền thông và tác động của nó lên hoạt động của các ngân hàng thương mại. Chương 2 cũng tổng quát về các khái niệm liên quan đến danh tiếng truyền thông và hoạt động của ngân hàng thương mại, đồng thời, thực hiện đánh giá các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của danh tiếng truyền thông đến hoạt động của ngân hàng thương mại. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 3 thực hiện mô tả phương pháp nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu, đồng thời giải thích về mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của nghiên cứu. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Chương 4 thực hiện phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích dữ liệu thu thập được từ các ngân hàng thương mại niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, đồng thời, thực hiện đánh giá tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại và đưa ra các kết luận. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.
  19. 8 Chương 5 thực hiện tóm tắt kết quả nghiên cứu và các phát hiện chính, và đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm cải thiện hoạt động của các ngân hàng thương mại liên quan đến danh tiếng truyền thông.
  20. 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Khái niệm danh tiếng Vấn đề liên quan đến danh tiếng của công ty vẫn còn gây tranh cãi cho đến nay, bởi vì các nhà nghiên cứu không đồng ý với định nghĩa và yếu tố cấu trúc của danh tiếng công ty. Danh tiếng công ty do Fombrun (1996) đưa ra và ông định nghĩa danh tiếng công ty là điểm thu hút toàn bộ khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng khác. Bromley (2000) định nghĩa danh tiếng công ty là cách thức đưa ra các khái niệm liên quan đến tổ chức từ công chúng. Gotsi và Wilson (2001) định nghĩa danh tiếng của công ty là sự đánh giá của công chúng đối với tổ chức trong thời gian dài. Gần đây, liên quan đến danh tiếng của công ty, các nghiên cứu về các yếu tố cấu trúc của danh tiếng đã được kích hoạt. Cụ thể, Fombrun (1996) cho rằng danh tiếng của công ty bao gồm chất lượng sản phẩm, môi trường việc làm, triết lý công ty, trách nhiệm xã hội, phương pháp tình cảm và hiệu quả tài chính. Lewis (2001) cho rằng danh tiếng của công ty bao gồm chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, đội ngũ nhân viên, hiệu quả tài chính, quản lý, trách nhiệm môi trường và trách nhiệm xã hội. Như vậy, hầu hết các định nghĩa về danh tiếng của doanh nghiệp đều dựa vào bản chất cảm nhận của danh tiếng. Cụ thể, danh tiếng của công ty có thể được đánh giá theo kinh nghiệm dựa trên sự chia sẻ của kinh nghiệm của các bộ phận liên quan với công ty và với bất kỳ phương tiện truyền thông về hoạt động của công ty so sánh với các công ty đối thủ (Gotsi & Wilson, 2001; Wartick, 2002). Theo đó, danh tiếng của công ty có thể được đo lường dựa trên các khía cạnh khác nhau. Groenland (2002) đề xuất danh tiếng là một trong những thang đo lường phổ biến nhất của danh tiếng của doanh nghiệp. Có sáu khía cạnh được tính đến trong danh tiếng của một công ty, bao gồm: hấp dẫn về cảm xúc, sản phẩm và dịch vụ, tầm nhìn và khả năng lãnh đạo, môi trường làm việc, trách nhiệm xã hội và môi trường, và hiệu quả tài chính. Trong nhiều nghiên cứu, các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2