Tiểu luận: “Hạch toán nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ”
lượt xem 103
download
Trong những năm gần đây, cùng với các nước trong khu vực, Việt Nam ngày càng cố gắng hoà nhập vào thị trường. Thế giới và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã đóng góp một vai trò không thể thiếu được, góp phần vào sự phát triển này. Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán với chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá giữa các nước và quốc tế, xuất nhập khẩu không phải là hành trình mua bán hoá đơn lẻ mà cả hệ thống các quan hệ thương mại quốc tế có tổ chức....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: “Hạch toán nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ”
- TR ƯỜNG.............................. KHOA…………………….. TIỂU LUẬN Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
- LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với các nước trong khu vực, Việt Nam ngày càng cố gắng hoà nhập vào thị trường. Thế giới và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã đóng góp một vai trò không thể thiếu được, góp phần vào sự phát triển này. Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán với chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá giữa các nước và quốc tế, xuất nhập khẩu không phải là hành trình mua bán hoá đơn lẻ mà cả hệ thống các quan hệ thương mại quốc tế có tổ chức. Do đó phát sinh ra nhiều mối quan hệ phức tạp giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu, đòi hỏi giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu phải có những htoả thuận nhất định vè các phương tiện như: phương thức giao hàng, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán . Một trong những vấn đề nổi bật nhất trong quan hệ giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu là hạch toán các nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Để giải quyết tốt vấn đề này và để nhằm ngày càng hoàn thiện hơn công tác xuất nhập khẩu, từ đó có thể khuyến khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu là một vấn đề khá quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước. Nhạn thức được tầm quan trọng của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán trong ho ạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả kihn doanh của các doanh nghiệp, nên em đã chọn đề tài “Hạch toán nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ”. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Kim Hoa đã giúp em hoàn thành bài viết này.
- PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ . 1. Đ ặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy kinh tế phát triển . Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là bộ phận của lĩnh vực lưu thông hàng hoá là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ngày càng phát triển, và các quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng làm cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tạo điều kiện mở rộngt hị trường cho nền sản xuất trong nước, đồng thời bổ sung cho nhu cầu trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đầy đủ chu cầu xã hội, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được thường xuyên và nghề và mọi địa phương trong xã hội. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn góp phần đ ưa tới sự xoá bỏ nhanh chóng các chủ thể kinh doanh các sản phẩm lạc hậu không thể chấp nhận được, góp phần hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu của Nhà nước và đ ịa phương thông qua các đòi hỏi hợp lý các chủ thể tham gia. Đối tượng của hoạt động xuất nhập khẩu là những mặt hàng thuộc thế mạnh của nền sản xuất trong nước như nguyên liệu, lâm sản, hải sản, khoáng sản, hàng cơ chế, hàng gia công xuất khẩu... Đối tượng của hoạt động nhập khẩu chủ yếu là vật tư, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn có hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hành hoá có những đặc điểm sau: + Quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu trải qua hai giai đo ạn mua và hai giai đoạn bán hàng: giai đoạn mua và bán hàng xuất khẩu, giai đoạn mua và bán hàng nhập khẩu. Vì vậy, thời gian giao lưu chuyển hàng hoá dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hoá nội thương. + Hàng hoá xuất nhập khẩu có thể tiến hành theo phương trực tiếp hoặc uỷ thác. Xuất nhập khẩu thực tiếp là phương thức mà trong đó các đơn vị xuất khẩu trực tiếp giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá. (hoặc giấy phép nhập khẩu ) hàng hoá tiến hành uỷ thác cho các đơn vị khác có chức năng xuất, nhập khẩu tiến hành xuất, nhập khẩu hộ hàng hoá của mình và phải trả cho các đơn vị này một khoản tiền thù lao gọi là hoa hồng uỷ thác.
- + Việc giao, nhận hàng và thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu phụ thuộc vào những điều khoản ký kết trong hợp đồng và phù hợp với các điều kiện thanh toán quốc tế trong ngoại thương (như điều kiện về tiền tệ, điều kiện về địa điểm, điều kiện về thời gian và điều kiện về phương thức thanh toán). + Việc giao nhận hàng hoá giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu có thể tiến hành trực tiếp hoặc thông qua một đ ơn vị trung gian (đơn vị vận tải) và theo địa điểm quy định trong hợp đồng. Trường hợp xuất, nhập khẩu theo điều kiện FOB, CIF thì quá trình giao nhận hàng được coi là hoàn tất khi bên mua nhận được bằng chứng của việc giao hàng, đó là chứng từ vận tải. 2. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế : a. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu tạo nguồn vốn để phuch vụ công nghiệp hoá đất nước : - Công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn đ òi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. - N guồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn thu hút như: + Đầu tư nước ngoài . + Vay nợ, viện trợ. + Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ . - Các nguồn đầu tư nước ngo ài, vay nợ, viện trợ, tuy rất quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác. Nguồn vốn rất quan trọng để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là xuất khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. b. Xuất, nhập khẩu góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển . - Xuất, nhập khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuân lợi. Chẳng hạn như khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay nhuộm,... - Xuất, nhập khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển ổn định. - Xuất, nhập khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Xuất, nhập khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này cho thấy xuất nhập khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới. - Thông qua xuất, nhập khẩu nước ta còn tham gia vào cạnh tranh trên thị trường Thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ câud tổ chức luôn thích nghi với thị trường.
- - X uất, khẩu còn đòi hỏi các Doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh. c. Xuất, nhập khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta: Chúng ta thấy rõ xuất, nhập khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất, nhập khẩu là một trong những hoạt động của kinh tế đối ngoại. Có thể nói hoạt động xuất, nhập khẩu có sớm hơn các hoạt động các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn như: Xuất nhập khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại trên lại tạo điều kiện , tiền đề cho việc mở rộng xuất nhập khẩu. d. Xuất, nhập khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân: - Tác đ ộng của xuất, nhập khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết hoạt động xuất nhập khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. - Xuất nhập khẩu phục vụ và đáp ứng ngày một phong phú nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. II. H ỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG: 1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương (hợp đồng nhập khẩu): a. Khái niệm: Hợp đồng xuất nhập khẩu về bản chất là hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá, chuyển giao những chứng từ liên quan đến hàng hoá, bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tioền hàng và nhận hàng. b. Đ ặc điểm: So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng xuất nhập khẩu có ba đặc điểm sau: - Đặc điểm thứ nhất: Chủ thể của hợp đồng - người mua, người bán - có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. - Đặc điểm thứ hai: Đồng tiền thanh toán có thể là một ngoại tệ nào đó mà cả hai bên cùng đồng ý. - Đặc điểm thứ ba: Hành hoá - đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển ra khỏi đất nước của người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. 2. Hình thức và bố cục của hợp đồng xuất nhập khẩu: a. Hình thức : Theo công ước Vienne 1980 cho phép tất cả các nước thành viên sử dụng tất cả các hình thức sau:
- + Hình thức văn bản + Hình thức miệng - Các nước XHCN quy định: Hợp đồng phải dược ký kết dưới hình thức văn bản. - Ở nước ta, hình thức văn bản của hợp đồng là hình thức bắt buộc đối với tất cả các đơn vị xuất nhập khẩu của ta trong quan hệ với nước ngoài (Điều 81 - 4 Luật thương mại Việt Nam) b. Bố cục chung của một văn bản hợp đồng: * Phần mở đầu gồm: - Quốc hiệu - Tên hợp đồng, số hiệu hợp đồng - Thời gian - địa điểm ký kết hợp đồng * N hững thông tin về chủ thể hợp đồng - Tên - Địa chỉ - Các số máy Fax, Talex, điện thoại... - Người đại diện ký kết. * Phần nói chung của văn b ản hợp đồng kinh tế, thường gồm ba cụm điều kho ản : - Những điều khoản chủ yếu - Những điều khoản thường lệ - Những điều khoản tuỳ nghi * Phần ký kết hợp đồng 3. N ội dung các điều khoản của một hợp đồng mua bán ngoại thương: 3.1. Nhóm điều khoản về hàng hoá: a. Điều kiện tên hàng: (Commodiffy) Điều khoản này phải xác định đ ược tên gọi của hàng hoá cần mua bán một cách chính xác và ngắn gọn. Để làm được điều này người ta thường d ùng các biện pháp sau: - Ghi tên hàng bao gồm têh thông thường, tên thương mại, tên khoa học. - Ghi tên kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó - Ghi tên hàng kèm với tên của nhà sản xuất ra nó - Ghi tên hàng kèm với công dụng của nó. b. Điều kiện về chất lượng hàng hoá: (Quality)
- “Phẩm chất ” là điều khoản nói lên mặt “Chất” của hàng hoá mua bán quy định tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất của hàng hoá đó. Có nhiều phương pháp để xác định chất lượng hàng hoá, dưới đây là một số phương pháp chủ yếu: - Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng. - Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn - Xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hoá - Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm - Xác định phẩm chất dựa vào chỉ tiêu đ ại khái quen dùng như: + FAQ: Phẩm chất trung bình khá + GMQ: Phẩm chất tiêu thụ tốt c. Điều khoản về bao bì và ký hiệu mã hiệu: Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thoả thuận với nhau về + Yêu cầu chất lượng bao bì + Phương thức cung cấp bao bì + Giá cả bao bì 3.2 Nhóm điều kiện về vận tải và giao hàng : a. Điều kiện cơ sở giao hàng: Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hoá giữa bên mua và bên bán. Nội dung của các điều kiện cơ sở giao hàng khá rộng nên mỗi nước, mỗi khu vực có cách giải thích khác nhau về cùng một điều kiện mua bán. Nhiều tổ chức quốc tế đ ã cố gắng tìm cách thống nhất giải thích chúng và hiện nay cách giải thích đ ược nhiều người áp dụng đó là: "Quy tắc quốc tế giải thích các điều kiện thương mại" gọi là Incoterms (xuất bản năm 2000), gồm 4 nhóm điều kiện cơ sở giao hàng sau: + Nhóm E: Điều kiện giao hàng tại xưởng. + Nhóm F: Nhóm điều kiện người mua phải trả cước vận tải chính. + Nhóm C: Nhóm điều kiện người bán cước vận tải chặng chính. + Nhóm điều khoản: nhóm điều kiện "nơi đến". b. Điều kiện giao hàng: Thời hạn giao hàng: trong buôn bán quốc tế người ta có 3 kiểu quy định thời hạn như sau: + Thời hạn giao hàng định kỳ.
- + Thời hạn giao hàng ngay, giao nhanh, giao ngay lập tức. + Thời hạn giao hàng không định kỳ: giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng sau khi nhận L/C... - Địa điểm giao hàng: lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hoá và điều kiện cơ sở giao hàng. - Phương thức giao hàng: trong buôn bán quốc tế có rất nhiều phương thức giao hàng, thời điểm... m à đối tác các bên thương lượng áp dụng, có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc giao nhân cuối cùng. - Thông báo giao hàng: các bên giao dịch thường vẫn thoả thuận về nghĩa vụ thông báo giao hàng và thường thoả thuận về số lần thông báo và những nội dung cần được thông báo. c. Điều kiện vận tải: Trong điều kiện vận tải của hợp đồng, người ta thường nêu lên những vấn đề sau: - Quy định về con tàu chuyên chở. - Xác định cảng bốc hàng, dở hàng, địa điểm giao hàng, địa điểm chuyển tải. - Phana chia các chi phí bốc hàng. - Lựa chọn mẫu hợp đồng thuê tàu, mẫu vận đơn. d. Điều kiện bảo hiểm: Trong buôn quốc tế rủi ro có thể xảy ra với những hàng hoá, để an to àn các bên thường quan tâm đến vấn đề bảo hiểm và chú trọng những nội dung sau: - Mua b ảo hiểm tại công ty nào? - Mua b ảo hiểm bằng đồng tiền nào? - Mua b ảo hiểm cho giá trị hàng hoá với giá trị bao nhiêu? - Mua b ảo hiểm trong thời gian nào? - Mua b ảo hiểm từ địa điểm nào đến địa điểm nào? 3.3. Nhóm điều kiện về tài chính: a. Điều kiện giá cả: Điều kiện giá cả là một điều kiện quan trọng trong giao dịch mua bán quốc tế. + Đồng tiền tính giá: là đồng tiền của nước ngoài xuất khẩu hoặc của nước ngoài nhập khẩu hoặc của nước thứ ba. Tuy nhiên vấn đè quan trọng hơn cả vẫn là thị trường thuộc về ai và người đó muốn đồng tiền nào để tính giá. + Mức giá trong các hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế.
- + Trong buôn bán quốc tế người ta thương lượng quy định giá theo các loại: giá cố định. Giá linh ho ạt và giá di động. Ngoài ra, trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan với giá đó. b. Điều kiện thanh toán: - Điều kiện đảm bảo hối đoái. Để tránh tổn thất xảy ra cho các đồng tiền trên Thế giới tăng giá hoặc giảm giá, các bên giao dịch có thể thoả thuận những điều kiện đảm bảo hối đoái gồm: + Điều kiện đảm bảo vàng. + Điều kiện đảm bảo hối đoái. 4. Nhóm điều kiện có tính chất pháp lý: a. Điều kiện khiếu nại: Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại do bên kia gây ra, hoặc về những vi phạm đ ã cam kết giữa hai bên. b. Điều kiện bảo hành: Bảo hành là sự đảm bảo của người bán về chất lượng hàng hoá trong một thời gian nhất định. Thời gian này gọi là hạn bảo hành. c. Điều kiện về trường hợp miễn trách: Những trường hợp mà nếu xảy ra bên đương sự hoặc hoàn toàn ho ặc chừng mực nào đó miễn hay hoãn lại thực hiện các nghĩa vụ và hợp đồng. Những trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, có tính khách quan và không thể khắc phục được. d. Điều kiện trọng tài: Trong điều khoản này cần quy định nội dung như sau: + Ai là người đứng ra phân xử. + Luật áp dụng vào việc xét xử. + Địa điểm tiến hành trọng tài. + Phân định chi phí trọng tài. III. CÁC PHƯƠNG TH ỨC THANH TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XHẤT, NHẬP KHẨU: 1. Phương thức chuyển tiền: Là phương thức thanh toán mà người chuyển tiền thông qua ngân hàng gửi trả một số tiền nhất định cho người được hưởng.
- - Phương thức này ít được dùng trong thanh toán ngoại thương vì việc trả tiền cho người xuất khẩu phụ thuộc vào người nhập khẩu. V ì vậy phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, dễ bị người nhập khẩu chiếm dụng vốn, phương thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau: + Mua bán với số lượng không lớn. + Dùng để thanh toán các chi phí ngoại thương: trả tiền vận tải, bảo hiểm, tiền hoa hồng... 2. Phương thức ghi sổ: Phương thức ghi sổ được thể hiện bằng cách người xuất khẩu mở một tài kho ản trên đó ghi các khoản tiền mà người nhập khẩu nợ tiền mua hàng và các chi phí khác liên quan đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ thanh toán nợ hình thành trên tài khoản cho người xuất khẩu. Thường là người nhập khẩu cũng mở tài khoản ghi, nó chỉ có giá trị theo dõi chứ không có giá trị thanh toán hai bên. 3. Phương thức nhờ thu: Là phương thức thanh toán trong đó tổ chức xuất khẩu sau khi đã giao hàng sẽ ký hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. - Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, cùng với việc gửi hàng cho người nhập khẩu, người xuất khẩu gửi thẳng chứng từ hàng hoá vho người nhập khẩu thông qua ngân hàng để đi nhận hàng. - N hờ thu kèm chứng từ: là người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ số tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi ngân hàng kèm theo với những điều kiện: người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. 4. Phương thức tín dụng chứng từ: L/C phải đ ược bên nhập khẩu mở tại ngân hàng đại diện trước khi nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành. Giá trị tiền mở L/C được xem như là một khoản thế chấp để cho nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu có thể diễn ra. Phương thức này được áp dụng cho những đối tác thương mại mà quan hệ giao dịch là không thường xuyên và không có độ tin cậy cao.
- PHẦN II HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU I. HẠCH TOÁN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA: * Tài khoản sử dụng: Phản ánh tình hình thanh toán với người nhập khẩu, kế toán sử dụng tài kho ản 131 "Phải thu khách hàng", tjr này được mở theo chi tiết đối tượng với từng khách hàng. TK131 - Số tiền phải thu của khách hàng về - Số tiền khách hàng đã trả nợ. sản phẩm, hàng hoá đã giao, đ ã cung - Số tiền đã nhận trước của khách cấp và được xác định. hàng. - Số tiền phải trả cho khách hàng. - Doanh thu của số hàng đ ã bán bị người mua trả lại. - Số tiền chiết khấu bán hàng dành cho người mua. SD: Số tiền còn phải thu của khách SD: Số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu hàng 1. Hạch toán thanh toán với ng ười mua trong nước: Khi bán hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán viết hoá đ ơn bán hàng ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Còn đối với hàng hoá không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT hoặc nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì kế toán cũng lập hoá đơn bán hàng nhưng trên hoá đơn ghi giá có thuế đồng thời lập phiếu xuất kho. Nếu hàng hoá thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì kế toán ghi sổ doanh thu bán hàng là doanh thu chưa có thuế GTGT: Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán : Thuế GTGT phải nộp Có TK 3331 : Doanh thu bán hàng (giá chưa thuế GTGT) Có TK 511 Nếu hàng hoá không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 : Tổng giá thanh toán Có TK 511 : Doanh thu bán hàng 2. Hạch toán thanh toán với ng ười mua nước ngoài:
- Khi hàng xuất khẩu được xác định là tiêu thụ doanh nghiệp lập "Hoá đơn GTGT" với mức thuế 10% gởi đến cho người mua và làm cơ sở ghi sổ doanh thu, kế toán phản ánh doanh thu và giá vốn. + Phản ánh doanh thu theo giá thực tế: Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) : Tỷ giá thực tế Nợ TK 131 : phải thu khách hàng: tỷ giá thực tế Có TK 811 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nếu thu tiền bằng ngoại tệ kế toán ghi nợ TK 007: ngoại tệ các loại. + Phản ánh giá mua của hàng xuất khẩu: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 157 : hàng gởi đi bán Có TK 156 (1561) : giá mua hàng hoá. * Nếu doanh nghiệp không sử dụng tỷ giá hạch toán: Nợ TK 151: Tỷ giá thực tế Có TK 331: Tỷ giá thực tế Có TK 333: Tỷ giá thực tế Khi dùng tiền gửi ngân hàng hoặc tiền mặt bằng ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, kế toán xác định khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ để ghi kho ản chênh lệch này vào bên nợ hoặc bên có TK 413 "Chênh lệch tỷ giá". Nếu kho ản chênh lệch tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi sổ thì ghi bên có TK 413 và ngược lại thì ghi bên Nợ TK 413. Kế toán căn cứ vào tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ ghi: Nợ TK 331 : Tỷ giá hạch toán Nợ (hoặc có) TK 413 : Chênh lệch tỷ giá Có TK 112 (1122) : Tỷ giá hạch toán : Tỷ giá thực tế Có TK 144 Đồng thời ghi: Có TK 007 : ngo ại tệ các loại Trình tự hạch toán được thể hiện trên sơ đồ kế toán sau: TK 111,112 TK 331 TK 151 (1) Ứng trước (2) Hàng về được tính là nhập khẩu, chấp nhận thanh toán (2) Thanh toán TK 144 TK 3333 TK 007 Đã ký quỹ
- III. HẠCH TOÁN THANH TOÁN VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước dưới hình thức nộp thuế, nộp các khoản phí, lệ phí... Các doanh nghiệp phải chủ động tính toán xác định số thuếư, phí, lệ phí... phải nộp cho Nhà nước theo luật định và k ịp thời phản ánh vào sổ sách kế toán số thuế và các kho ản phải nộp trên cơ sở thông báo của cơ quan thuế. Thực hiện việc nộp đầy đủ và kịp thời các khoản thuế cho Nhà nước, trường hợp có những thắc mắc, khiếu nại.. .về mức thuế hoặc số thuế phải nộp theo thông báo cần được giải quyết kịp thời theo quy định, không vì b ất cứ lý do nào để trì hoãn việc nộp thuế. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí... phải nộp, đã nộp và số còn phải nộp. Nếu doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán. Để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các khoản thuế và các kho ản phải nộp, kế toán sử dụng tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp". Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 sau: : Thuế GTGT đầu ra TK 33311 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK 33312 + TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu TK 3333 phản ánh số thuế xuất nhập khẩu phải nộp, đã nộp và số còn lại phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, TK 333 còn có các TK cấp 2 như: TK 3334, TK 3335, TK 3336, TK 3337, TK 3338, TK 3339. Nội dung và kết cấu của tài khoản 333 được thực hiện như sau: TK 333 - Thuế GTGT đầu vào khấu trừ - Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT của hàng bán giảm giá - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- và hàng bán bị trả lại. - Phí, lệ phí đã nộp - Phí, lệ phí đ ã nộp SD: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp NSNN. Tài khoản này có thể có số dư bên nợ, phản ánh số thuế, phí, lệ phí đã nộp lớn hơn số phải nộp, hoặc là số thuế thoái thu, sóo được trợ cấp, trợ giá nhưng chưa được thực hiện. 1. Hạch toán thuế GTGT: Căn cứ vào hoá đơn GTGT về số sản phẩm hàng hoá dịch vụ (gồm doanh thu bán hàng và phụ thu) kế toán phản ánh doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT ở TK 511, số tiền thuế GTGT đầu ra ở TK 3331. Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán Có TK 511 : Doanh thu bán hàng : Thuế và các khoản phải nộp Có TK 3331 Trình tự hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thuế GTGT thể hiện trên sơ đồ: TK 111 TK 3331 TK 111,112,131 Thuế GTGT của hàng giảm Sóo thuế GTGT nộp khi bán giá, hàng bị trả lại hàng TK 133 TK 133 Thuế GTGT được trừ vào Thuế GTGT hàng xuất số thuế GTGT đầu ra nhập khẩu, hàng sử dụng nội bộ TK 711 TK 334 Thuế GTGT đầu vào giảm Thuế GTGT hàng dùng để tính vào thu nhập khác trả lương TK 111,112 TK 136,138 Dùng tiền nộp thuế GTGT Thuế GTGT của hàng bán nội bộ khoản thu khác
- 2. Thuế xuất nhập khẩu: Khi xuất khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế xuất khẩu. Thuế xuất khẩu có thể tính và nộp bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam. Trong trường hợp tính và nộp bằng ngoại tệ cần xác định khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ để ghi vào TK 413. Nợ TK 131,111,112 Nợ (hoặc Có) TK 413 : Chênh lệch tỷ giá Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Khi xác định số tiền thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu Khi dùng ngo ại tệ để nộp thuế xuất nhập khẩu kế toán xác định kho ản chênh lệch tỷ giá: Nợ TK 151,156 (Ghi theo tỷ giá vốn) Có TK 331 : Phải trả người bán (theo giá bị mua) Có TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu Nếu dùng ngo ại tệ để nộp thuế, kế toán tính toán khoản chênh lệch tỷ giá để ghi vào TK 413 - Chênh lệch tỷ giá. Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng trong thực tế nhập khẩu ít hơn thfi sẽ được hoàn lại ophần chênh lệch đó, kế toán ghi: Nợ TK 3333 : Thuế XNK (trừ vào số thuế nộp kỳ sau) Nợ TK 111,112 : Hoàn lại bằng tiền Có TK 152,153,156: Ghi giảm giá trị hàng hoá Trường hợp hàng xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, nhưng không xuất khẩu nữa hoặc số thực tế xuất khẩu ít hơn số kê khai nộp thuế, nếu số thuếđã nộp được hoàn lại, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 : hoàn lại bằng tiền Nợ TK 3333 : Thuế XNK (trừ vào kỳ sau) Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. Khi nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan hải quan và số thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 152,153
- Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu Doanh nghiệp dã thực xuất khẩu số sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu nói trên thì không phải nộp thuế nhập khẩu cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm đã xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp chưa nộp số thuế nhập khẩu, thì kế toán ghi: Nợ TK 3333: Thuế XNK Có TK 632 (Chưa kết chuyển giá vốn hàng xuất kho) Có TK 711 (nếu đã kết chuyển giá vốn) Nếu doanh nghiệp chưa thực xuất khẩu hoặc chưa xuất khẩu hết số sản phẩm tương ứng thì doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu về số nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm chưa xuất khẩu. Khi có sản phẩm thực xuất khẩu thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp của số nguyên vật liệu nhập khẩu tương ứng, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 (nếu hoàn lại bằng tiền) Nợ TK 3333 (Nếu được trừ vào thuế nhập khẩu phải nộp kỳ sau) Có TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 711 : Thu nhập bất thường Trong trường hợp hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất. Khi nhập khẩu kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như sau: Nợ TK 151, 156 Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu Khi được hoàn thuế nhập khẩu thì kế toán ghi: Nợ TK 111,112: hoàn lại bằng tiền Nợ TK 3333: Trừ vào thuế phải nộp kỳ sau Có TK 632 : Chưa kết chuyển giá vốn Có TK 7212: đã kết chuyển giá vốn Trong trường hợp hàng tạm xuất khẩu đưa ra nước ngoài gia công và tái nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá gia công hoàn thành được hoàn thuế nhập khẩu. - Khi xuất nguyên liệu hàng hoá đưa đi gia công, kế toán ghi: Nợ TK 154 : Chi phí SXKD dở dang Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu Có TK 156: hàng hoá + Khi phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp của hàng tạm xuất tái nhập, kế toán ghi: Nợ TK 154 : Chi phí SXKD dở dang
- Có TK 3333: thuế xuất nhập khẩu + K hi nhập khẩu lại số sản phẩm, hàng hoá gia công hoàn thành được hoàn lại thuế xuất khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 333: Thuế xuất nhập khẩu Nợ TK 111,112 (hoàn lại bằng tiền) Có TK 155,156 (Nếu hàng chưa xuất bán) Có TK 632 : (nếu hàng đã tiêu thụ) + Trong trường hợp hàng đã xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được xét hoàn thuế đã nộp, kế toán ghi: Nợ TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu Nợ TK 111,112 (hoàn lại bằng tiền) Có TK 511: Doanh thu bán hàng + Trong trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai thừa hàng nhập khẩu thì đ ược ho àn trả tiền thuế nộp quá trong thời hạn một năm về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 (hoàn lại bằng tiền) Nợ TK 3333: (Trừ vào thuế phải nộp kỳ sau) Có TK 152,156 (Nếu chưa xuất dùng nguyên vật liệu, hàng hoá) Có TK 632: (Đã xuất bán nhưng chưa kết chuyển giá vốn) Có TK 711 : (đã xuất bán và đã kết chuyển giá vốn) + Trong trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai thừa hàng xuất khẩu đã được hoàn lại thuế xuất khẩu nộp quá trong thời hạn một năm về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 : (hoàn lại bằng tiền) Nợ TK 3333 (Trừ vào thuế phải nộp kỳ sau) Có TK 152,156: (nếu chưa xuất dùng NVL, hàng hoá) Có TK 632: (đã xuất bán nhưng chưa kết chuyển giá vốn) Có TK 711 (Đã xuất bán và đã kết chuyển giá vốn) + Trong trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai thiếu hàng xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu thì phải truy thu tiền trong thời hạn một năm kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn, kế toán ghi: Nợ TK 152,153,156,211 Có TK 3333 : thuế xuất nhập khẩu
- + Trong trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai thiếu hàng xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu thì phải truy thu tiền trong thời hạn một năm kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn, kế toán ghi: Nợ TK 511 (trong niên độ có hàng xuất khẩu được bán) Nợ TK 811 (trong niên độ không có hàng xuất khẩu được bán) Có TK 3333 : thuế xuất nhập khẩu Khi dùng tiền nộp thuế do truy thu được, kế toán ghi: Nợ TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu Có TK 111,112 + Trường hợp được miễn giảm thuế nhập khẩu theo chế độ quy định, nếu doanh nghiệp sử dụng khác với mục đích đã được miễn giảm thì phải truy thu đủ số thuế đã được miễn giảm, kế toán ghi: Nợ TK 152,153,156,211... Có TK 3333 :Thuế xuất nhập khẩu 3. Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng xuất nhập khẩu: - Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Phản ánh doanh thu tiêu thụ. Nợ TK 111,112,131 Có TK 511,512 - Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Nợ TK 511,512 Có TK 333 (3332) - K hi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế, phản ánh số thuế phải nộp. Nợ TK 151,152,156 Có TK 333 (3332) - Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngân sách Nợ TK 333 (3332) : Số thuế TTĐB đ ã nộp Có TK 111,112,131 - Lưu ý một số trường hợp sau: + Hàng tạm nhập khẩu đã nộp TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB tương ứng với hàng tái xuất hay số thuế TTĐB của hàng nhập khẩu đã nộp theo khai báo lớn hơn số thực nhập (do mất mác, hư hỏng, có lý do xác đáng) Nợ TK 3332, 111,112: Trừ vào số phải nộp hay nhận lại
- Có TK 632: nếu chưa kết chuyển giá vốn hàng xuất Có TK 711: N ếu đ ã kết chuỷen giá vốn hàng xuất + Hàng nhập khẩu đ ã nộp thuế TTĐB vì lý do nào đó phải xuất trả nước ngoài thì số thuế đã nộp sẽ được hoàn lại. Nợ TK 331: Trừ vào số phải trả người bán theo giá nhập khẩu (giá mua) Nợ TK 3332,111,112: Sóo thuế được hoàn lại Có TK 151,153,156: Giá thực tế hàng xuất trả + Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai... được xét giảm, miễn thuế TTĐB thì số thuế được miễn giảm sẽ trừ vào số phải nộp kỳ tới (nếu được giảm) hay trừ vào số không có khả năng nộp (nếu được miễn) Nợ TK 333 (3332): số thuế được giảm, miễn Có TK 511: N ếu đ ược giảm, miễn trong cùng niên độ Có TK 711: N ếu đ ược giảm, miễn vào niên độ kế toán sau
- PHẦN III MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ SUY NGH Ĩ ĐỐI VỚI THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NÓI RIÊNG I. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN GIÁ TR Ị GIÁ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của một thương vụ giao dịch. Nó bao gồm nhiều công đoạn tiến hành phức tạp, đòi hỏi phải am hiểu nghiệp vụ cao cũng như phải am hiểu những thông lệ, luật quốc gia, luật quốc tế... Như chúng ta đã biết hiện nay đa số các công ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Do đó để hoàn thiện hơn công tác thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu Nhằm không tạo ra những sơ hở để đối phương nắm bắt, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các công tác sau: * Công tác mở L/C: Việc mở L/C đúng hạn sẽ tăng thực hiện hợp đồng của cả hai bên. Thật vậy, trong hợp đồng thường không quy định điều này nhưng mở L/C là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu thực hiện đúng lúc sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những trường hợp bên đối tác không mi\uốn nhận hàng sớm, nên kéo dài thời hạn mở L/C. Việc xay ra do nhiều lý do như: Do d ự báo về hàng hoá của b ên nhập khẩu trong năm không chính xác, do các điều kiện về thời tiết, khí hậu hoặc do hàng trong kho chưa xuất đi không có chỗ cho hàng nhập về... vì những cân nhắc này nên khách hàng lưỡng lự trong việc mở L/C. Một yêu cầu đúng lúc sẽ giúp khách hàng quyết định rõ ràng hơn, nhắc nhở khách hàng thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp. H ơn nữa trong hợp đồng thường không qui định ngày mở L/C cũng như một số điều kiện ràng buộc trách nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dùng các ừơng tiện liên lạc như: Điện thoại, điện tín, Fax hay các phương tiện liên lạc nhanh chóng khác để đôn đốc khách hàng mở L/C. * Công tác kiểm tra thư tín tín dụng và tu chỉnh thư tín d ụng: -Kiểm tra th ư tín dụng: Như chúng ta đã biết tiến trình thanh toán L/C luôn đi theo một quy trình và một nguyên tắc nhất định, thủ tục thanht oán thì phức tạp và cứng nhắc, đôi khi máy móc một cách tiêu cực gây khó khăn cho tiến trình thanh toán. Vì vậy tất cả mọi chứng từ liên quan đến L/C đều được yêu cầu chính xác một cách tuyệt đối từng chữ, từng từ một và nếu có sự khác biệt nào dù nhiều hay ít nhiều
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt
84 p | 4378 | 2647
-
Đề tài " HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI "
58 p | 489 | 218
-
LUẬN VĂN: HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH) TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
78 p | 489 | 207
-
LUẬN VĂN: HẠCH TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP
53 p | 520 | 136
-
LUẬN VĂN: HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
83 p | 193 | 52
-
TIỂU LUẬN: Tình hình thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu ở Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
35 p | 117 | 37
-
Hạch tóan lưu chuyển hàng hóa trong Cty Dịch vụ Hoàng Khuyên - 3
10 p | 123 | 33
-
Hoàn thiện công tác kế tóan nghiệp vụ bán hàng tại Cty thép Thăng Long - 3
12 p | 112 | 27
-
Luận văn: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và thành phẩm tại công ty TNHH Sao Thuỷ Tinh
51 p | 100 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp: Hạch tóan vốn bằng tiền tại công ty cổ phần kỹ thuật Thủy sản Đà Nẵng
52 p | 170 | 20
-
Hạch tóan nghiệp vụ tiêu thụ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu -3
7 p | 96 | 18
-
TIỂU LUẬN: Đặc điểm, nhiệm vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty thuỷ tinh Hà Nội
22 p | 113 | 16
-
Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ tại Cty cơ khí Ô tô - 2
7 p | 103 | 11
-
Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ tại Cty cơ khí Ô tô - 8
6 p | 58 | 9
-
Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ tại Cty cơ khí Ô tô - 5
7 p | 112 | 9
-
Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ tại Cty cơ khí Ô tô - 1
7 p | 69 | 8
-
Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ tại Cty cơ khí Ô tô - 6
7 p | 56 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn