intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Hoàn thiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

239
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài tiểu luận "Hoàn thiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam" này gồm có 5 phần: Vị trí, tính chất của Quốc hội Việt Nam; Chức năng của Quốc hội và mối quan hệ giữa các chức năng đó, chức năng giám sát, hoạt động giám sát của Quốc hội; Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Hoàn thiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam

  1. TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Đề tài: “Hoàn thiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt   Nam”. 1
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM 4 II. CHỨC NĂNG CỦA QUỐC HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỨC  6 NĂNG ĐÓ 1. Chức năng của Quốc hội Việt Nam 6 2. Mối quan hệ giữa các chức năng của Quốc hội Việt Nam 7 III. CHỨC NĂNG GIÁM SÁT 7 1. Giám sát là gì? 7 2. Các cơ quan có quyền giám sát 8 3. Giám sát của Quốc hội 9 IV. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI 11 1. Chủ thể giám sát 11 2. Đối tượng và phạm vi chịu sự giám sát của Quốc hội. 12 3. Nội dung giám sát của Quốc hội 13 4. Các hình thức giám sát của Quốc hội 14 5. Hậu quả pháp lý của giám sát của Quốc hội 19 V. THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 20 1. Thực tiễn 20 2. Phương hướng hoàn thiện 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay, chúng   ta thấy rằng mâu thuẫn giữa quyền lợi giai cấp thống trị và giai cấp bị trị luôn  luôn gay gắt. Mâu thuẫn đó không thể  tự  điều hòa được mà phải được giải   quyết bằng các cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu. Dưới chế  độ  phong kiến,  mâu thuẫn giai cấp được thể hiện môt cách rõ nét. Giai cấp thống trị thời kỳ  này đã thiết lập một chế  độ  quân chủ  chuyên chế  dộc tài, tất cả  quyền lực   nhà nước đều tập trung vào tay nhà vua, nhằm phục vụ  cho giai cấp mình,  bóp nghẹt những mầm mống dân chủ  náy sinh trong xã hội, cướp đi những   quyền cơ  bản của công dân. Cùng với sự  phát triển của kinh tế  và những   bước tiến vượt bậc về khoa học  ­ kỹ thuật đời sống của nhân dân ngày càng  được cải thiện, kéo theo đó là trình độ  nhận thức của người dân được nâng   cao và nhu cầu tự giải phóng mình ngày càng lớn, vấn đề  dân chủ  được đặt   ra. Việc xây dựng  Nhà nước pháp quyền trở  thành một đòi hỏi cấp thiết.   Nhiều cuộc cách mạng tư  sản đã nổ  ra và giành được thắng lợi, giai cấp   phong kiến bị  lật dổ. Nhằm đáp  ứng với xu thế  của thời đại và hạn chế  sự  độc tài nên sau khi nhà nước tư bản chủ nghĩa được thiết lập trên thế giới cơ  quan quyền lực nhà nước cao nhất đã ra đời. Đó chính là Quốc hội. Quốc hội ra đời nhằm khẳng định chủ  quyền của nhân dân và cơ  sở  hợp pháp của chính quyền, đồng thời đảm bảo cho chính quyền được đảm   bảo bằng pháp luật và bảo đảm sự  có mặt của pháp luật trong các lĩnh vực  sinh hoạt của công dân và quyền con người. Quốc hội ra đời đã hạn chế được  sự lộng quyền của người đứng đầu và trong quá trình hoạt động của mình đã   tiến hành giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác nhằm đảm bảo  cho xã hội dân chủ  hơn. Như  vậy, chức năng giám sát được xác định là  3
  4. chức năng không thể thiếu của Quốc hội nhằm đảm bảo cho Quốc hội  hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. 4
  5. NỘI DUNG I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM Trong bộ máy nhà nước Việt Nam, quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan   trọng. Vị  trí đó được xác định trên cơ  sở  quy định của Hiến pháp.  Ở  nước   CHXHCN Việt Nam tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân sử  dụng   quyền lực của mình bằng hai hình thức cơ  bản: hình thức gián tiếp và trực   tiếp. Hình thức trực tiếp tạo nên nền dân chủ  trực tiếp. Hình thức gián tiếp  tạo nên nền dân chủ  đại diện. Trong điều kiện hiện nay, dân chủ  đại diện  đóng vai trò quan trọng. Nội dung thực hiện nền dân chủ gián tiếp bằng cách   thong qua Quốc họi và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ  quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ  quan quyền  lực nhà nước cao nhất  của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc   hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn   đề trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước.   Quốc hội, vì vậy thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực cao nhất   trong tổ chức và hoạt động của toàn bộ máy nhà nước. Về  cách thức thành lập, quốc hội là cơ  quan nhà nước duy nhất do cử  tri cả  nước bầu ra theo nguyên tắc phổ  thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ  phiếu kín. Bầu cử đại biểu quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân  dân cả nước Về  cơ  cấu thành phần đại biểu, Quốc hội bao gồm các đại biểu đại  diện cho các tầng lớp nhân dân, cho các vùng lãnh thổ. Quốc hội là sự  thể  hiện rõ nhất khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, đại diện cho trí tuệ của đất  nước. Về chức năng, nhiệm vụ, Quốc hội có chức năng và nhiệm vụ phục vụ  cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể  hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. 5
  6. Ở Việt Nam, chỉ có Quốc hội mới có đủ thẩm quyền quyết định những  vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, các vấn đề trọng đại của đất nước. Sở dĩ  như vậy vì Nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, tất cả quyền lực Nhà nước  thuộc về nhân dân. Điều đó có nghĩa là người chủ của quyền lực Nhà nước là  nhân dân. Chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí của nhân dân thành ý chí  của nhà nước, thành luật, thành các quy định chung mang tính bắt buộc, tính  cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Với tính chất là cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống các cơ quan   nhà nước của nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan được hiến pháp giành cho vị  trí trang trọng nhất, cơ quan đầu tiên trong toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà  nước được Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất   của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN   Việt Nam”. Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của   đất nước và của nhân dân như thông qua Hiến pháp, các đạo luật, quyết định   những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế,  văn hóa xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bầu miễn nhiệm,   bãi nhiệm những viên chức cao cấp nhất của bộ  máy nhà nước, giám sát tối  cao hoạt động của các cơ quan nhà nước; quốc hội biểu hiện tập trung ý chí   và quyền lực của nhân dân trong phạm vi toàn quốc. Như  vậy, Quốc hội chiếm vị  trí cao nhất trong toàn bộ  bộ  máy nhà  nước CHXHCN Việt Nam. Không một cơ  quan nhà nước nào trong bộ  máy   các cơ  quan nhà nước của ta có được một vị  trí như  vậy. Sở  dĩ Quốc hội có  một địa vị  như  vậy vì Quốc hội là cơ  quan duy nhất do nhân dân toàn quốc   bầu ra một cách trực tiếp. Với tư cách thành lập này cộng với quan điểm “tất   cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực   của mình bằng cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra”, là cơ  sở  cho quốc hội  có quyền lực nhà nước cao nhất ở nước CHXHCN Việt Nam. Việc Hiến pháp quy định như  trên cũng là để  nhằm mục đích thể hiện  rõ bản chất của nhà nước CHXHCNVN, là nhà nước của nhân dân, do nhân   6
  7. dân và vì nhân dân, đúng theo quan điểm tư tuơởng của chủ nghĩa Mác­LêNin  về  một Nhà nước kiểu mới khác với các Nhà nước trước đây và đây cũng là  đặc điểm nói lên sự  khác nhau giữa mô hình tổ  chức nhà nước ta, Nhà nước  CHXHCN với các mô hình tổ  chức nhà nước khác nhau của chế  độ  tư  bản  chủ nghĩa. II.   CHỨC   NĂNG   CỦA   QUỐC   HỘI   VÀ   MỐI   QUAN   HỆ   GIỮA  CÁC CHỨC NĂNG ĐÓ 1. Chức năng của Quốc hội Việt Nam Với vị  trí là cơ  quan đại biểu cao nhất  của nhân dân, cơ  quan quyền  lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc   hội nước ta có nhưng chức năng quan trọng sau đây: ­ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.           Quyền lập hiến và lập pháp của quốc hội xuất phát từ  vị  trí và tính   chất của cơ  quan quyền lực nhà nước cao nhất. Chỉ  có  Quốc hội mới có  quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều  chỉnh các quan hệ  xã hội của  xã hội ta. Các quy phạm pháp luật do các cơ  quan nhà nước khác ban hành   phải cụ  thể  hóa  Hiến pháp và  Luật, không  được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và Luật. Hiến pháp và luật  là hai loại pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định các hoạt động quan   trọng của xã hội. Chỉ có Quốc hội với tư cách  là cơ quan quyền lực nhà nước   tối cao mới có quyền thông qua những loại văn bản này. Ngược lại,  cũng  chính việc quốc hội, cơ  quan duy nhất được quyền thông qua các loại văn   bản này mới chứng tỏ là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao. ­ Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,  nhiệm vụ  kinh tế  xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên   tắc chủ  yếu về  tổ  chức và hoạt động của bộ  máy nhà nước, về  quan hệ  xã  hội và hoạt dộng của công dân. 7
  8. ­  Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao  đối với toàn bộ  hoạt  động của  Nhà nước nhằm đảm bảo cho những quy định của   Hiến pháp và  pháp luật  được thi hành triệt để và thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động  đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả. Đây là một chức năng quan trọng của  Quốc  hội.Thông qua việc thực hiện chức năng này cho phép  Quốc hội thể  hiện  mình là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. 2. Mối quan hệ giữa các chức năng của Quốc hội Việt Nam Những chức năng quan trọng này của quốc hội  có sự thống nhất và có  mối quan hệ  mật thiết với nhau. Thông qua nhiệm vụ  lập hiến và lập pháp  (tức là bằng các đạo luật), Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ  khác của mình  như quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại, kế hoạch phát triển kinh tế  xã hội, chính sách tiền tệ và các lĩnh vực tổ chức hoạt động của các cơ quan   nhà nước khác. Ngược lại, thông qua việc thực hiện chức năng giám sát của   mình mà Quốc hội kiểm tra lại chất lượng các đạo luật và các quyết định do  mình ban hành để  có thể  đề  xuất sáng kiến sửa đổi, bổ  sung hoàn thiện và  nâng cao chất lượng của chúng. Cứ  như thế  trong mối quan hệ tác động qua  lại lẫn nhau, hiểu quả và hiệu lực của các hoạt động lập pháp, quyết định các  vấn đề trọng đại của đất nước và giám sát tối cao ngày càng được nâng cao. III. CHỨC NĂNG GIÁM SÁT 1. Giám sát là gi? Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giám sát nên ngay từ  khi quốc hội thành lập nhà nước ta đã quy định đây là một trong những chức   năng khôngt hể  thiếu của  Quốc hội. Tuy nhiên,  để  đánh giá một cách toàn  diện về chức năng này của Quốc hội, chúng ta cần làm rõ về giám sát.   Hiện nay, cách diễn đạt và biểu hiện ý của từ “giám sát” có khác nhau,   nhưng chúng có những điểm chung nhất là: 8
  9. ­ “Giám sát” dùng để  chỉ các hoạt động theo dõi , xem xét, kiểm tra và  nhận định về  một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc sai những  điều đã quy định. ­ “Giám sát” luôn luôn gắn liền vơíi một chủ thể nhất định, tức là phải  trả lời được câu hỏi: ai (hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi  xem xét, kiểm tra và đưa ra những nhận định về một việc làm nào đó đã được   thực hiện đúng hoặc sai những điều đã quy định. ­ “Giám sát”cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là phải trả lời   được câu hỏi giám sát ai? Giám sát việc gì? Điều này có ý nghĩa quan trọng là  ở chỗ nó phân biệt giữa” giám sát” và “ kiểm tra” .Kiểm tra thì chủ thể hoạt   động và đối tượng chịu sư  tác động của hoạt động đó có thể  đồng nhất với  nhau, đó là việc tự chủ thể kiểm tra của chủ thể hoạt động . Nói cách khác tự  chủ  thể  hoạt động xem xét kĩ để  đánh giá tình trạng tốt, xấu của công việc   đang làm. Nhưng giám sát thì không có tình trạng tự chủ  thể hoạt động theo   dõi ,xem xét chính hoạt động của mình. ­ “Giám sát” phải thể hiện được quan hệ giữa chủ thể hoạt động giám  sát và đối tượng chịu sự giám sát tức là chủ thể hoạt động có những quyền và  nghĩa vụ gì đối với đối tượng chịu sự giám sát và ngược lại. ­  “Giám sát” phải được tiến hành trên những căn cứ  nhất định, đó là   những quy định do chủ thể có quyền thực hiện việc giám sát đặt ra. Nếu như  không có những quết định này thì không có cơ  sở  để  chủ  thể  có quyền thực  hiện việc giám sát, đưa ra những nhận định về hoạt động ở đối tượng chịu sự  giám sát.  ­ “Giám sát” luôn là hoạt động có tính mục đích. Mục đích của giám sát  là luôn có được những nhận định chính xác của chủ thẻ có quyền giám sát đối  với hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát và từ đó có biện pháp xử lí đối   với những việc làm trái quy định của đối tượng chịu sự  giám sát. Đảm bảo  cho những quy định của chủ  thể  có quyền giám sát được thực hiện đúng và  đầy đủ. 9
  10. 2. Các cơ quan có quyền giám sát Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 thì “giam sát là  việc Quốc hội, Ủy ban thường vụ  Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của  Quốc hôi, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội theo dõi xem xét,  đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc   thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị  quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị  quyết  của  Ủy ban thường vụ  Quốc hội” (Điều 2). Như  vậy  ở  đây chúng ta thấy  rằng: chủ  thể  của hoạt động giám sát là Quốc hội,  Ủy ban thường vụ  Quốc  hội, Hội đồng dan tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại  biểu Quốc hội. Đối tượng chịu sự  giám sát là các cơ  quan, tổ  chức, cá nhân   trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và nhân dân cả nước.   Hoạt động giám sát được thực hiện thông qua việc tiến hành theo dõi, xem xét  đánh giá hoạt động của cơ  quan, tổ  chức, cá nhân trong việc thi hành   Hiến  pháp,  Luật,  Nghị  quyết của  Quốc hội,  Pháp lệnh,  Nghị  quyết của  Ủy ban  thương vụ Quốc hội. Hiện nay,  trong tổ  chức bộ  máy nhà nước của nước ta, không chỉ  có  những chủ  thể  vừa nêu trên mới có chức năng giám sát. Hoạt động giám sát  cũng là một trong nhũng chức năng của VKSND, TAND, HĐND... Tuy nhiên,  hoạt động giám sát của những cơ quan này là có sự khác nhau. 3. Giám sát của Quốc hội 3.1. Giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao việc tuân theo hiến   pháp và pháp luật nhưng có đổi mới, đó là việc phân công, phân cấp rành   mạch trong tổ chức nhà nước.  Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác­LêNin về Nhà nước, muốn quyền   lực thực sự là của nhân dân thì phải tập trung thống nhất quyền lực nhà nước   cho cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là Quốc hội, và vì vậy trong nhà   nước XHCN, Quốc hội là cơ  quan đại biểu cao nhất đồng thời cũng là cơ  quan quyền lực nhà nước cao nhất.  Hiến pháp của các nước XHCN trước   10
  11. đều quy định và thể hiện nguyên tắc thống nhất, tập trung quyền lực trong tố  chức bộ  máy nhà nước. Việt Nam cũng vận dụng quan điểm này và điều đó  được thể hiện trong các quy định về vị trí pháp lý của  Quốc hội thể hiện qua  các bản Hiến pháp của Quốc hội nước ta. Như vậy “quyền giám sát việc tuân  theo Hiến pháp và pháp luật là một biện pháp không thẻ  tách rời của quyền   lực nhà nước và Quốc hội nước ta là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”.  Do đó Quốc hội nắm quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp  luật nhưng có đổi mới, đó là việc phân công, phân cấp rành mạch trong tổ  chức nhà nước. 3.2. Những căn cứ để Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao. Để  bảo đảm tính khách quan trong hoạt động giám sát, bảo đảm cho   Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao theo đúng quy định của Hiến pháp   và luật khi thực hiên quyền giám sát của mình, quốc hội phải có những căn   cứ nhất định:  ­ Thứ nhất: Quốc hội phải căn cứ  vào những quy định của Hiến pháp,  Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội,  vì đó là chuẩn mực, là thước đo, là căn cứ  nhận định nội dung của một văn   bản nào đó hoặc một việc làm nào đó của các cơ quan nhà nước chịu sự giám   sát của quốc hội là hợp pháp hay là không hợp pháp. ­ Thứ hai: Quốc hội căn cứ  vào nội dung văn bản đã ban hành của các  cơ quan nhà nước chịu sự giám sát của Quốc hội và căn cứ vào báo cáo thực  tế  hoạt động của nhưng cơ  quan nhà nước đó. Trong trường hợp cần thiết,  Quốc hội có thể chất vấn hoặc đi xem xét thực tế xem tình hình có đúng như  với các cơ quan nhà nước đã báo cáo không. 3.3. Đặc điểm giám sát tối cao của Quốc hội. Sự  khác nhau giữa   giam sát của Quốc hội và giám sát của các cơ quan nhà nước khác. Giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao và nó có một số  đặc điểm   riêng như sau:  11
  12. +  Quyền giám sát của Quốc hội mang tính quyền lực nhà nước cao  nhất. + Hoạt động giám sát của Quốc hội mang tính tổng quát nhất, bao trùm  nhất, mang tính định hướng nhất định đối với những vấn đề thuộc tầm vĩ mô,   những vấn đề mà nhân đân cả nước quan tâm. + Hoạt động giám sát của Quốc hội được tiến hành với các điều kiện  bảo đảm  ở  mức độ  tin cậy cao nhất, toàn diện trên các mặt: Báo cáo, cung   cấp thông tin, tư liệu, số liệu và các điều kiện đảm bảo khác. + Áp dung nhiều biện pháp mang tính quyền lực nhà nước cao nhất để  xử  lý những vấn đề  nảy sinh trong giám sát và chịu trách nhiệm pháp lý đối   với những người bị giám sát. + Hoạt động giám sát của Quốc hội quan hệ trực tiếp và tác động trực  tiếp đến hoạt động của cơ  quan quyền lực nhà nước cao nhẩt trong hoạt  động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng: Sự khác nhau căn bản giữa   quyền giám sat tối cao của Quốc hội với quyền giám sát việc tuân theo Hiến  pháp và Luật của các cơ quan nhà nước khác như: TAND, VKSND, HĐND...  là ở  đối tượng chịu sự giám sát và thẩm quyền giải quyết cũng như  phương   thức hoạt động. Giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao vì nó do cơ  quan  quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện, nó giám sát hoạt động của các cơ  quan nhà nước cao nhất, hiệu lực pháp lý của nó là cao nhất vì các Nghị quyết   của Quốc hội phải có giá trị pháp lý như là một văn bản buộc các cơ quan nhà  nước phải thực hiện. Về phương thức, Quốc hội là cơ quan dân cử, làm việc  theo chế  độ  hội nghị  và quyết định theo đa số  chứ  không theo cách làm việc  với chế độ thủ trưởng như các cơ quan nhà nước khác. IV. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI  1. Chủ thể giám sát. 12
  13. Như  chúng ta đã biết, chức năng giám sát của Quốc hội được cụ  thể  thành các nhiệm vụ  và quyền hạn.  Quyền giám sát của quốc hội là quyền  giám sát tối cao và quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền giám sát tối cao đối  với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Giám sát là công việc thường xuyên, liên tục trên nhiều phương diện  với nhiều nội dung khác nhau. Nhưng Quốc hội nước ta lại hoạt động theo  kỳ họp và phần đa các đại biểu Quốc hội là đại biểu chuyên trách. Chính vì  vậy hoàt động giám sát của quốc hội không được thường xuyên liên tục, chưa   có hiệu lực và hiệu quả cao, mang nặng tính hình thức. Khắc phục điều này, luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định:   “Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền thực hiện quyền giám sát tối cao đối   với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối  cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Ủy ban   thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu  Quốc hội và đại biểu Quốc hội” (Điều 1 ­ Luật hoạt động giám sát của Quốc   hội). Như  vậy, ngoài Quốc hội còn có những cơ  quan và người có thẩm  quyền thực hiện quyền giám sát của Quốc hội là:  ­  Ủy ban thường vụ  Quốc hội: Thẩm quyền giám sát việc tuân theo  Hiến pháp và pháp luật của  Ủy ban thường vụ  Quốc hội được quy định tại   Điều 11, 12, 13 của Luật Tổ chức Quốc hội. ­ Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: Thẩm quyền giám sát  viêc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Hội đồng dân tộc và các  Ủy ban   của Quốc hội được quy định từ điều 23 đến điều 29 của Luật Tổ chức Quốc   hội. ­ Đại biểu Quốc hội: Thẩm quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và   pháp luật của Đại biểu Quốc hội được quy định tại các Điều 39, Điều 42,   Điều 45, Điều 46 của Luật Tổ chức Quốc hội. 2. Đối tượng và phạm vi chịu sự giám sát của Quốc hội. 13
  14. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thì Quốc hội, các  cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội co thẩm  quyền giám sát đối với các tổ chức, cá nhân sau: ­ Quốc hội giám sát hoạt động của Chủ  tịch nước,  Ủy ban thường vụ  Quốc hội, Chính phủ, Thủ  tướng Chính phủ, Bộ  trưởng và các thành viên  khác của Chính phủ, Tòa an nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao  (Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội). Như vậy,   đối tượng giám sát tối cao của Quốc hội là tầng cao nhất của bộ  máy nhà   nước. Đó là các cơ  quan và cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê   chuẩn. ­  Ủy ban thường  vụ  Quốc hội giám sát hoạt  động Chính phủ, Thủ  tướng Chính phủ, Bộ  trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Tòa án  nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân tỉnh,   thành phố  trực thuộc Trung  ương; giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát  theo sự phân công của Quốc hội. ­  Hội đồng dân tộc,  Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ,   quyền hạn của mình giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ  tướng Chính   phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân  tối cao trong việc thi hành Luật, Nghị  quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị  quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, giám sát văn bản quy phạm pháp luật   thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc,  Ủy ban phụ  trách giúp Quốc hội,  Ủy ban   thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát theo sự  phân công của các cơ  quan này. ­ Đoàn đại biểu Quốc hội tổ  chức hoạt động giám sát của đoàn và tổ  chức để đại biểu Quốc hội trong đoàn giám sát việc thi hành pháp luật ở địa  phương, giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,  Ủy  ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung  ương, giám sát việc giải quyết  khiếu nại, tố cáo của công dân; tham gia đoàn giám sát của ủy ban thường vụ  14
  15. Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu   cầu. ­ Đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ  tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án  Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong  phạm vi nhiệm vụ  quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp  luật, giám sát việc thi hành pháp luật  ở địa phương, giám sát việc giải quyết   khiếu nại, tố cáo của công dân.        3. Nội dung giám sát của Quốc hội. Theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của  Quốc hội, nội dung hoạt động giám sát của Quốc hội như sau: ­ Thứ nhất là giám sát văn bản. Giám sát văn bản hoạt động theo dõi,  đánh giá, xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản của các đối tượng   bị giám sát. Văn bản của các đối tượng bị giám sát là những văn bản lập quy   triển khai thực hiện hiến pháp và các đạo luật, nghị quyết, pháp lệnh của các   chủ  thể  giám sát. Nội dung giám sát văn bản nhằm đảm bảo sự  thống nhất  của hệ  thống phạm luật, tính tối cao của hiến pháp. Cụ  thể  Quốc hội giám  sát văn bản quy phạm pháp luật của chủ  tịch nước,  ủy ban thường vụ quốc   hội, chính phủ,thủ tướng chính phủ.   ­  Thứ  hai là giám sát hoạt động.  Giám sát hoạt động dược hiểu là  hoạt động theo dõi, xem xét đánh giá hoạt động thực tiễn của các đối tượng   bị giám sát trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc  hội. Hoạt động giám sát này nhằm đảm bảo cho việc tổ  chức và thực hiện  các hoạt động thực tiễn của các đối tượng giám s át tuân thủ Hiến pháp, Luật,  Nghị  quyết của  Quốc hội;  Pháp lệnh,  Nghị  quyết của  Ủy ban thường vụ  Quốc hội trong việc giải quyết các công việc cụ  thể  thuộc thẩm quyền của  mình. Cụ  thể  “Quốc hội giám sát hoạt  động của  Chủ  tịch nước,  Ủy ban  thường vụ  Quốc hội,  Chính phủ,  Thủ  tướng  Chính phủ,  Bộ  trưởng và các  15
  16. thành viên khác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân  dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội”.           4. Các hình thức giám sát của Quốc hội.          Quốc hội chủ yếu thục hiền chức năng giám sát tối cao của mình thông  qua các hình thức chủ yếu sau:           Thông qua các kỳ họp Quốc hội.  Trong các kỳ  họp Quốc hội đều thực hiện quyền giám sát tối cao đối   với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước bằng các biện pháp sau: ­ Xem xét các báo cáo công tác:  Theo Điều 21 nội quy kỳ  họp Quốc hội (Thông qua ngày18/12/1992)  thì những người đứng đầu các cơ quan nhà nước (Chính phủ, Tòa án nhân dân  tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) phải báo cáo về  tình hình công tác   của cơ  quan hoặc ngành mình giữa 2 kỳ  họp Quốc hội. Nếu là kỳ  họp cuối   khóa, trong báo cáo của mình Thủ  tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân   dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn phải nêu được   các vấn đề, nhiệm vụ  đã thực hiện được và những vấn đề, nhiệm vụ  chưa   thực hiện được. Qua đó, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát  nhân dân tối cao xác định nguyên nhân, trách nhiệm và biên pháp khắc phục. Sau khi các cơ  quan nhà nước nói trên đã báo cáo,  ủy ban thường vụ  quốc hội phát biểu ý kiến về các báo cáo đó, yêu cầu các cơ quan nói trên báo   cáo bổ sung hoặc giải thích rõ những vấn đề mà ủy ban thường vụ quốc hội  thấy cần thiết phải làm sáng tỏ  để  tìm ra nguyên nhân và quy trách nhiệm.  Những nhận xét, yêu cầu này chính là bước thứ hai của quá trình giám sáttại  kì họp đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. ­ Chất vấn của đại biểu quốc hội cũng là một biện pháp quan trọng để   Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao tại kỳ họp. Qua các báo cáo thuyết trình của  Ủy ban thường vụ  Quốc hội tại kỳ  họp cũng gợi mở, định hướng cho các đại biểu quốc hội bước vào những giai  16
  17. đoạn tiếp theo là thảo luận tại các tổ, các đoàn đại biểu, tại các hội đồng, các   Ủy ban của Quốc hội. Tại các kỳ họp này, đại biểu Quốc hội nêu lên những  nhận xét, đánh giá về  báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối   cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời trao đổi về  những vấn đề  mà  các báo cáo chưa nêu lên hoặc đã nêu lên nhưng chưa đầy đủ  chính xác, cần   phải báo cáo, bổ sung, giải thích. Sau các phiên họp ở đoàn, tổ đại biểu, các đại biểu bước vào giai đoạn  chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền  chất vấn đối với Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và  các thành viên khác của Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện   trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả  lời tại kỳ họp những vấn đề  mà đại biểu Quốc hội chất vấn. Nếu đại biểu   Quốc hội không đồng ý với những nội dung trả lời thì có quyền đề  nghị Chủ  tịch Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể, Chủ  tịch Quốc hội có  thể nêu những vấn đề chất vấn để Quốc hội thảo luận và khi cần thiết Quốc  hội ra Nghị  quyết về việc trả lơi chất vấn cũng như  trách nhiệm của người   bị chất vấn. Hoạt   động chất  vấn của  đại biểu Quốc hội làm tăng  vai trò, trách  nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị  quyết của Quốc hội đảm bảo tính thống nhất của luật pháp và vai trò của cơ  quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện ý chí và nguyện vọng của nhân   dân. Nếu kỳ  họp là hình thức hoạt động chủ  yếu của Quốc hội thì hoạt  động giám sát của Quốc hội đối với các cơ  quan nhà nước cũng chủ  yếu  được thực hiện tại các kỳ  họp Quốc hội. Vì vậy, hiệu quả  các kì họp quốc   hội gắn liền với việc nâng cao hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các  cơ quan nhà nước tại kỳ họp.  Thông qua hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 17
  18.      Ủy ban thường vụ  Quốc hội là “cơ  quan thường trực Quốc hội”, thay  mặt Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc  hội đối với hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tố cao, Viện kiểm sát   nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…   giữa 2 kỳ họp. Căn cứ vào chương trình giám sát đã được thông qua, Ủy ban thường vụ  Quốc hội phân công thành viên của ủy ban chịu trách nhiệm về từng nội dung   giám sát cũng như  quyết định những vấn đề  giao cho hội đồng dân tộc, các  Ủy ban Quốc hội giám sát, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng quyết định tiến  độ thực hiện chương trình giám sát và các biện pháp bảo đảm khác. Ủy ban thường vụ  Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với Chính   phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối cao băng các biện  pháp chủ yếu là: + Xem xét báo cáo của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,   Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian Quốc hội không  họp. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thành viên của Chính  phủ trực tiếp đến báo cáo hoặc cung cấp những tài liệu mà Ủy ban thường vụ  Quốc hội thấy cần cho công tác giám sát của Ủy ban. + Cử  các đoàn đi kiểm tra các vấn đề  thuộc phạm vi giám sát của  Ủy  ban thường vụ Quốc hội. Trong quá trình giám sát nếu phát hiện những hành   vi vi phạm pháp luật của các cơ  quan nhà nước tổ  chức và cá nhân,  Ủy ban   thường vụ  Quốc hội,  đoàn kiểm tra của  Ủy ban thường vụ  Quốc hội có   quyền yêu cầu cơ  quan tổ  chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi   hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chống. Nếu phát hiện văn bản trái  với Hiến pháp, Luật, Nghị  quyết của Quốc hội thì  Ủy ban thường vụ  Quốc  hội đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội hủy bỏ các văn bản đó tại kỳ họp   thứ nhất. 18
  19. + Ủy ban thường vụ Quốc hội còn thực hiện quyền giám sát thông qua  việc xem xét đơn khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như tình hình tổ chức,   hoạt động của Hội đồng nhân dân. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc xem xét giải quyết các kiến  nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc  hội và yêu cầu các cơ  quan nhà nước, tổ  chức chính trị, xã hội, tổ  chức kinh  tế  trong phạm vi chức năng nhiệm vụ  của mình có trách nhiệm nghiên cứu  thực hiện các kết luận hoặc yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dân   nguyện và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn 15 ngày kể từ  ngày nhận được kết luận hoặc yêu cầu. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc ra Nghị quyết của Hội đồng  nhân dân, xem xét tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh,  thành phố  trực thuộc Trung  ương khi cần thiết. Nếu Nghị  quyết của Hội   đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản của  Quốc hội,  Ủy ban thường vụ  Quốc hội thì  Ủy ban thường vụ  Quốc hội ra   Nghị quyết bãi bỏ  Nghị quyết sai trái đó. Nếu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành  phố  trực thuộc Trung  ương làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của   nhân dân thì Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết giải tán đối với Hội   đồng nhân dân đó.  Thông qua hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc   hội. Với tính chất là cơ  quan chuyên môn giúp việc cho Quốc hội trong   những lĩnh vực nhất định, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội giám  sát việc thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội về những vấn  đề thuộc chuyên môn của mình. Để đảm bảo tính chủ  động và hiệu quả  trong hoạt động giám sát, Hội  đồng dân tộc và các  Ủy ban của Quốc hội thường thông báo trước nội dung  và kế  hoạch giám sát cho các cơ  quan hữu quan cũng như  chính quyền địa  19
  20. phương nơi Hội đồng dân tộc hoặc  Ủy ban tiến hành giám sát. Để thực hiện  những nội dung cần giám sát, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội yêu   cầu cơ quan tổ chức và cá nhân được giám sát cung cấp tài liệu, báo cáo vấn  đề thuộc nội dung giám sát và thu thập các tài liệu khác có liên quan. Khi cần  thiết, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cử thành viên của mình   tới các cơ  quan, tổ  chức hữu quan để  xem xét vấn đề  mà Hội đồng dân tộc  hoặc  Ủy ban quan tâm. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện có vi phạm   pháp luật, hội đồng dân tộc hoặc các ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu   các tổ  chức, cá nhân có vi phạm chấm dứt việc vi phạm đó đồng thời kiến   nghị với cơ quan có trách nhiệm giải quyết và báo cáo với Ủy ban thường vụ  Quốc hội. Kết quả  thẩm tra, giám sát của Hội đồng dân tộc hoặc  Ủy ban   Quốc hội được trình bày trước Quốc hội,  Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng   hình thức thuyết trình, báo cáo hoặc ý kiến phát biểu; đồng thời được thông   báo cho các cơ quan hữu quan. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội còn thông qua hoạt động xem  xét đơn thư khiếu nại tố cáo gửi đến để thực hiện quyền giám sát trên cơ  sở  nghiên cứu nội dung và đối tượng bị  khiếu nại, tố cáo, Hội đồng dân tộc và   các Ủy ban Quốc hội yêu cầu các Ủy ban có thẩm quyền giải quyết theo đơn  thư khiếu nại, tố cáo đó thì Hội đồng hoặc Ủy ban kiến nghị biện pháp giải  quyết với Ủy ban thường vụ Quốc hội.  Thông qua hoạt động của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Giữa 2 kỳ  họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ  tịch nước, Chủ  tịch Quốc hội, Thủ  tướng Chính phủ, các thành viên Chính  phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân  tối cao. Chất vấn của đại biểu được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và  Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi chất vấn đến người được chất vấn. Người   được chất vấn có trách nhiệm trả  lời chất vấn của đại biểu quốc hội bằng  văn bản trong thời gian do  Ủy ban thường vụ  Quốc hội quy định đồng thời   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1