TIỂU LUẬN: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾUCỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
lượt xem 30
download
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: hoạt động kinh doanh chủ yếucủa sở giao dịch i ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾUCỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- TIỂU LUẬN: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾUCỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- LỜI MỞ ĐẦU Quá trình phát triển nền kinh tế của đấ t nước ta trong những năm qua không thể không kể đến vai trò to lớn c ủa hệ thống các ngân hàng nói chung và các ngân hàng Nhà nước nói riêng. Trong đó, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam - BIDV với tư cách là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt nam, đã đóng góp to lớn vào thành công chung này. Hi ện nay, BIDV đã và đang thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ của mình là một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đấ t nước. Đóng góp vào thành công đó không thể không nhắc tới vai trò của hoạt động đầu tư tạ i Sở Giao dịch. Trước hết, như bao doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, Sở Giao dịch I c ũng phải tiến hành nh ững hoạt động đầu tư phát triển cơ bản như là đầu tư cho cơ s ở vật chất, mua sắ m trang thiế t bị, đầu tư cho nguồn nhân lực, cho hoạt động marking…. Sau nữa, do hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động đầu tư của Sở Giao d ịch cũng có những đặc thù riêng biệt để đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động của ngân hàng như là hoạ t động huy động vốn, hoạ t động tín dụng hay các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh…
- CHƯƠNG 1.LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Đầ u tư và Phát triể n Việ t Nam + Thời k ỳ từ 1957- 1980 Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việ t Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ . Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiế n thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiế t cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế , xã hội. +Thời kỳ 1981- 1989 Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổ i tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việ t Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyế t định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.Nhiệ m vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. + Thời k ỳ 1990 - nay - Thời kỳ 1990- 1994 Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việ t Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyể n đổi từ c ơ chế tập trung bao cấp sang cơ ch ế thị trường có sự quản lý c ủa Nhà nước. Do vậy, nhiệ m vụ c ủa BIDV được thay đổ i cơ bả n: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc ch ỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và d ịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
- -Từ 1/1/1995 Đây là mố c đánh dấu sự c huyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mạ i, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. - Thời kỳ 1996 - nay Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đấ t nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việ t Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đ ã tặ ng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạ ng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệ u Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh. 1.2.Qúa trình hình thành phát triển của chi nhánh Sở g iao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triể n Việ t Nam Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch I BIDV có thể chia thành các giai đoạn như sau: * Thời kỳ 1991 -1995: 5 năm đầu tiên là những bước đi chập chững của Sở Giao dịch. Giai đoạn này Sở Giao dịch chỉ có 16 người với 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Nhiệ m vụ chủ yếu của Sở Giao dịch trong giai đoạn này là qu ản lý, cấp phát vốn ngân sách và giám sát kiể m tra sử dụng vốn tiết kiệ m đúng mục đích, đúng địa chỉ cho các dự á n. * Thời kỳ 1996 – 2000: 5 năm tiếp theo của Sở Giao d ịch là giai đoạn khởi động cho việc chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động, tự trang trải. Trong giai đoạn này, Sở Giao dịch có 167 nhân viên cán bộ nhân viên với 12 phòng nghiệp vụ, 1 chi nhánh khu vực, 2 phòng giao d ịch và 7 quỹ tiết kiệm. Trong giai đoạn này, Sở Giao dịch thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ c ủa một Ngân hàng thương mại, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi tầng lớp, dân cư và đã xác lậ p nên được vị thế, hình ảnh trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
- * Thời kỳ 2001 – n ay: cùng với quá trình chuyển mình của đất nước sau đại hội Đảng lần thứ IX, toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung và Ngân hàng ĐT&PTVN nói riêng bư ớc vào giai đoạn cơ cấu lại để thực hiện phát triển bền vững phù h ợp với tiến trình hội nhập. Sở Giao dịch cùng với các đơn vị thành viên đã nỗ lực vượt qua những thử thách, vượt lên chính mình. Trong 4 năm liên tiếp từ 2002 – 2005, Sở Giao dịch đã tách, nâng cấp thêm 4 đơn vị thành viên chi nhánh cấp I Ngân hàng ĐT&PTVN với tổng tài sản mỗi đơn vị thành viên trên 1000 tỷ đồng trên địa bàn đó là: - Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lậ p cuối năm 2002 - Chi nhánh Hà Thành được thành lậ p vào tháng 9 năm 2003 - Chi nhánh Đông Đô được thành lập vào tháng 7 năm 2004 - Chi nhánh Quang Trung được thành lậ p vào cuối năm 2005 Đến nay, Sở Giao d ịch đã có 19 phòng nghiệp vụ và 7 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ, công nhân viên. Sở Giao dịch đã được cơ cấu lại theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận tiện cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. Các dịch vụ bán lẻ , cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được chuyển giao cho các chi nhánh mới tách ra còn Sở Giao dịch sẽ tập trung vào 3 nhiệ m vụ chính là: huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tạ i chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành; phục vụ các khách hàng lớn, các tập đoàn, các tổng công ty không phân biệt hình thức sở hữu; phát triển dịch vụ ngân hàng. Ngày 19/1/2005, Sở Giao dịch được chuyển về toà nhà Vincom 191 Bà Triệu, Hà nội.
- CHƯƠNG 2.CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 2.1.Cơ cấu tổ c hức Trả i qua các giai đoạn phát triển, về số lượng, cơ cấu các phòng ban cũng như về chức năng, nhiệ m vụ của các phòng ban có những s ự thay đổi. Gần đây nhấ t là Quyế t định số 4589/QĐ-TCCB2 ngày 4/9/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PTVN ban hành quy định về ch ức năn g, nhiệ m vụ chính của các phòng, tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở Giao d ịch Ngân hàng ĐT&PTVN. Theo quyết đ ịnh này, số lượng các phòng ban cũng như tên gọi, ch ức năng một số phòng ban có sự thay đổi, nâng số phòng ban từ 15 phòng lên 19 phòng hay nếu trước kia khối tín dụng của Ngân hàng được chia ra thành các phòng tín dụng, phòng Thẩm định, phòng quản lý tín dụng thì nay chia ra thành các phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, phòng tài trợ d ự án. Sự phân chia rõ chức năn g, nhiệ m vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt động của Sở Giao dịch, đảm bảo cho các phòng thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, sự phân chia chỉ có tính chất tương đối bởi các phòng đều có quan hệ hữu cơ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau.. Sơ đồ cơ cấu tổ c hức sở giao dịch I Sở giao d ịch I ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng qu an hệ Quản Dịch thanh Kế Tài Tổ Điện Dịch Văn khách lý rủi vụ toán hoạch chính chức vụ và toán phòng khách tổng quản lý hàng ro quốc tế kế toán nhân sự hàng cá kho hợp nhân quỹ
- 2.2.Chức năng nhiệ m v ụ c ác phòng ban 2.2.1Chức năng các phòng ban Các phòng ban trong Sở Giao dịch dù có những nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng đều thực hiện những chức năng cơ bản đó là: - Là đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc giám đốc Sở Giao dịch xây dựng kế hoạch, chương trình công tác các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được giao. - Chủ độ ng tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao, trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế , th ẩm quyền, quy trình nghiệp vụ , góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Sở Giao dịch. - Chịu trách nhiệ m hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác các quy trình, quy định, chế độ n ghiệp vụ , đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạ m vi nghiệp vụ của phòng được giao, góp phầ n đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Giao d ịch. - Phố i hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Sở Giao d ịch theo quy trình, nghiệp vụ. - Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng h ợp và lập các báo cáo trong phạ m vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Sở Giao dịch, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước 2.2.2.Nhiệm vụ các phòng ban 1.Phòng quan h ệ khách hàng: Hiện nay Sở Giao dịch có 3 phòng quan hệ khách hàng 1, 2, 3 trong đó: - Trong đó phòng quan hệ khách hàng 1 , 2 được triển khai với khách hàng doanh nghiệp và thực hiện các công tác chính sau: + Công tác tiếp th ị và phát triển khách hàng bao gồ m: tham mưu, đ ề xuấ t chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng; trực tiếp tiếp th ị và bán sản phẩm, chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản
- phẩ m c ủa ngân hàng. + Công tác tín dụng: trực tiế p đề xuấ t hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng… - Phòng quan hệ khách hàng 3: được triển khai với khách hàng là cá nhân với các công tác chính: + Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và thực hiện các sản phẩm tín dụng, d ịch vụ cho khách hàng cá nhân. + Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ : xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân, tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn sử dụng các sản phẩ m bán lẻ củ a BIDV, triển khai và chịu trách nhiệ m về việc thực hiện bán sản phẩm, nâng cao thị phần, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạ t mục tiêu lợi nhuận cho Sở Giao d ịch. + Công tác tín dụng với khách hàng là cá nhân… 2. Phòng Quản lý rủi ro Hiệ n nay Sở Giao dịch có 2 phòng quản lý rủ i ro 1, 2 trong đó: - Phòng quản lý rủi ro 1 th ực hiện quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: + Quản lý tín dụng: tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạ t động tín d ụng tại Sở Giao dịch; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Sở Giao dịch, nghiên cứu áp dụng h ệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục tín dụng; nghiên cứu, điều tra, giám sát việc thực hiện giới hạn tín dụng; phân loại nợ, trích lậ p phòng rủi ro, đề xuất các kế hoạch giả m nợ x ấu, quản lý nợ xấu… + Quản lý rủi ro tín dụng: tham mưu, đề xuất các quy đ ịnh, biện pháp quản lý rủ i ro tín d ụng; trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng; phối hợp, hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản n ợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Sở Giao dịch…
- - Phòng quản lý rủi ro 2: thực hiện quản lý các rủi ro khác bao gồm: + Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: đề xuấ t, hướng dẫn các chương trình biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiể u rủi ro tác nghiệ p trong các khâu nghiệp vụ tại Sở Giao dịch; áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại Sở Giao d ịch; đầu mối quản lý, tổng h ợp thông tin về rủi ro tác nghiệp. + Công tác phòng chống rửa tiền: tiếp thu, phổ biến các văn bản, quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV, tham mưu cho Giám đốc Sở Giao dịch về việc hướng dẫn thực hiện trong Sở Giao dịch; hướng dẫn, kiể m tra phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng có liên quan trong công tác phòng chống rửa tiền. + Công tác qu ản lý hệ thống chất lượng ISO: xây dựng, giám sát, kiểm tra, cải tiến chương trình hệ thống quản lý chấ t lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng… + Công tác kiểm tra nội bộ: tham mưu, giúp giám đốc Sở Giao dịch xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra và giám sát nộ i bộ; là đ ầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiể m toán tại Sở Giao dịch; tham mưu cho giám đốc Sở Giao dịch xử lý các đơn thư khiếu nạ i, tố cáo phát sinh tại đơn vị… 3.Phòng Văn phòng T hực hiện công tác hành chính như: công tác văn thư; kiể m tra, giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định thuộc lĩnh vực văn ph òng thuộc Sở Giao dịch và công tác quản trị hậu cần như: quản lý, khai thác các tài sản c ố định, công cụ lao động, trang thiế t bị, phương tiện vận tải, đả m bảo các công tác hậu cần, lễ tân, tiếp khách…Thường xuyên cả i tiến phương pháp làm việc, đào tạo , rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển , giữ u y tín, tạo hình ảnh , ấn tượng tốt đẹp về Sở giao dịch/BIDV.Nghiên cứu , đề xuấ t nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ mà phòng được giao quản lý, thường xuyên tự kiể m tra
- việc thực hiện nghiệp vụ được phân công 4. Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân + Trực tiếp quản lý tài khoản,bán sản phẩ m và giao d ịch với khách hàng,thực hiện tác nghiệp theo quy đ ịnh.Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng.Thực hiện giả i ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt. + Trực tiếp thực hiện cách giao d ịch về thẻ,quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến máy ATM,POS: tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục, x ử lý tác nghiệp, thực hiện báo cáo theo quy định. + Trực tiếp ch i trả kiều hối,thông báo và in chứng từ cho khách hàng.Tiếp nhận các ý kiến của khách hàng cá nhân về sản phẩm.dịch vụ,phong cách giao d ịch và báo cáo với lãnh đạo để có biện pháp khắc phục.Tiếp thu,cải tiến phong cách ph ục vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. + Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước,phát hiện báo cáo xử lý kịp thời các giao d ịch có dấu hiệu đáng ngờ trong trư ờng hợp kh ẩn cấp.Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý,đầy đủ,đúng đắn của các chứng từ giao d ịch. 5. PhòngThanh toán quốc tế + Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng:xử lý các giao dịch tài trợ thương mại về nhập khẩu, xuất khẩu theo đúng quy chế , quy trình tài trợ thương mại và thẩ m quyền hạch toán kế toán .Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về tài trợ thương mạ i xuất nhập khẩ u, về chuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền x ử lý của chi nhánh. Kiểm tra hồ sơ và gửi hồ sơ đến trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mạ i, trung tâm thanh toán ở trụ sở chính qua hệ thống scan bảo mật, liên hệ với khách hàng, in và gửi thông báo đến khách hàng. + Thực hiện và hoàn thành các kế h oạch kinh doanh được GĐ sở giao dịch giao theo từng th ời kỳ.Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp th ị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mạ i. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩ m tài trợ thương mạ i, đề xuấ t cải tiến nâng cao chất
- lượng sản phẩ m d ịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng d ịch vụ củ a khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đố i ngoại, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giả i quyết; tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoạ i, hợp đồng thương mạ i quốc tế . + Đối chiếu giao dịch với Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mạ i.Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của sở giao dịch; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của ngân hàng, khách hàng trong các giao d ịch kinh doanh đối ngoại thuộc phần công việc được giao. 6. Phòng Dịch vụ & Quản lý kho quỹ +Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuấ t nhập quỹ,quản lý kho tiền và qu ỹ nghiệp vụ,bảo qu ản tiền mặ t,ấn chi,tài sản cầm cố,tài sản giữ hộ của ngân hàng và khách hàng theo quy định.Thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ như thu chi,xuất nhập tiền mặt,tài sản quý,giấy tờ có giá.Phối hợp chặ t chẽ với các phòng dịch vụ khách hàng,phòng giao dịch thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầ y,đảm bảo thực hiện nhanh chóng thuận tiện an toàn cho khách hàng +Thực hiện giao nhận tiền mặt, ấn ch ỉ quan trọng, ấn ch ỉ thường dùng cho mục đích huy động vốn, giấy tờ c ó giá, hồ sơ tài liệ u, chịu trách nhiệm đề xuấ t ,tham mưu với Giám đốc SGD về các biện pháp, điều kiệ n đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, triể n khai thực hiện các dịch vụ ngân qu ỹ, thực hiện đúng quy chế , quy trình quản lý kho quỹ, +Đầu mối thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt ngoạ i tệ với các chi nhánh trong h ệ thống BIDV khu vực phía Bắc theo ch ỉ đạo của Hội s ở chính.Thực hiện nghiệp vụ xuấ t nhập khẩu tiền mặt ngoạ i tệ với các ngân hàng nước ngoài theo các hợp đồng đã được Hội sở chính ký kết . 7.Phòng Kế hoạch Tổng hợp + Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu trách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đ ề xuất các biện
- pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách c ủa Chi nhánh/BIDV; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo quy đ ịnh và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan. + Đầu mố i, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây d ựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của Chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng chương trình tháng, quý để th ực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chính sách marketing, chính sách phát triể n khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi su ất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân ph ối sản phẩm; + Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổ ng hợp , xây dựng các kế hoạch nghiệp vụ gắn với kế hoạch thu chi tài chính từng đơn vị, các kế hoạch bộ phận/biện pháp hỗ trợ như kế hoạch phát triển khách hàng , kế hoạch gia tăng, bán các sản phẩm, d ịch vụ ngân hàng mới và đang có, kế ho ạch phát triển mạng lưới và các kênh bán hàng, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực , kế hoạch marketing, tiếp thị, quảng bá thương hiệu , sản phầ m... + Công tác pháp chế- c hế độ : đ ầu mối tiế p nhận , nghiên c ứu phổ b iến , sao gửi , lưu trữ các văn bản chế độ nhận được và các vản bản chế độ do Gíam đốc Sở giao dịch ban hành , tư vấn cho Gíam đốc Sở giao dịch những vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt đ ộng ngân hàng 8. Phòng điện toán + Tham mưu đề xuấ t với giám đ ốc về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin,về những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin về SGD và những vấn đề cần kiến ngh ị với BIDV. + Hướng dẫn đào tạo,kiểm tra, hỗ trợ các phòng ,các đơn vị trực thuộc,các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo,đúng thẩ m quyền,chấp hành quy định và quy trình c ủa BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin.Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin hoặc phòng công nghệ thông tin triển khai các chương trình phần mềm ứng dụng ,các dự án hoàn thiện nâng cấp về nghiệp vụ ở SGD.
- + T rực tiếp th ực hiện theo đúng thẩm quyền ,đúng quy định,quy trình công nghệ thông tin tạ i SGD.Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin,phục vụ hoạ t động kinh doanh, phục vụ khách hàng đảm b ảo liên tục thông suốt.Thực hiện quản trị mạng,quản trị máy chủ, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng,công tác trực kỹ thuậ t,bả o trì ,x ử lý sự cố hệ thống mạng,truyền thông,máy móc thiết bị và các chương trình phần mề m tại SGD. + Tham gia ý kiến và làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo quy trình nghiệp vụ và theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia 9.Phòng Tài chính - Kế toán + Chủ đ ộng tổ chức triển khai nhiệm vụ đ ược giao , trực tiếp thực hiện , x ử lý , tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao , theo đúng quy chế, th ẩm quyền, quy trình nghiệp vụ , góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Sở giao dịch + Chịu trách nhiệ m về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời , hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, phản ánh đúng hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy đ ịnh của nhà nước và củ a BIDV, thực hiện quản lý thông tin khách hàng, kiểm soát thông tin khách hàng do bộ phận kh ởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng khai báo và phân hệ CIF, được quyền chỉnh sửa , bổ sung, cập nhật mộ t số thông tin khách hàng trên phân hệ CIF theo quy đ ịnh + Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong SGD theo quy trình nghiệp vụ , chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo ch ức năng, nhiệ m vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Sở giao d ịch 10. Phòng Tổ chức - nhân sự + Quản lý cán bộ : nhận xét , đanh giá, bố trí , sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệ m , miễ n nhiệm , điều động, luân chuyển, khen thưởng ,k ỷ luậ t, theo dõi thời hạn Hợp đồng lao động + Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động;
- theo dõi thực hiện nộ i quy lao đ ộng, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của Chi nhánh theo quy định. + Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn b ị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩ m và trực tiế p hoàn tất thủ tục mở Qũy tiết kiệ m,điểm giao dịch,phòng giao dịch,chi nhánh mới. + Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, b ảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập báo cáo liên quan đế n nhiệm vụ của Phòng theo quy định. + Đầu mối đề xuấ t, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây d ựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạ t động và điều kiện cụ thể của chi nhánh (tuyể n dụng bố trí sắp xếp, quy ho ạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệ m….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ , chính sách đối với người lao động theo nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, công tác thi đua khen thưởng. + Thư ký Hộ i đồng thi đua khen thư ởng, Hội đồng kỷ lu ật, Hội đồng nâng lương, Hội đ ồng tuyển dụng, tham gia ý kiến vào các văn bản liên quan đến tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động, đầu mố i liên hệ với cơ quan quân sự địa phương về những vấn đề liên quan đến công tác quân sự, quốc phòng và luậ t nghĩa vụ quân sự
- CHƯƠNG 3.HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾUCỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Với những kế t quả đầu tư trên, hoạ t động kinh doanh của Sở Giao dịch I trong những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng vượt b ậc, điều đó được thể hiện qua tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao d ịch: qua hoạ t động huy đ ộng vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác. 3.1 Hoạt động huy động vố n Sở Giao dịch có nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt và hấp dẫn, phù h ợp với nhu cầu của khách hàng gửi tiền. Ngay từ khi mới ra đời, Sở Giao dịch đã là đơn vị thử n ghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đ ợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu đặc biệt là phương thức phát hành kỳ phiếu đảm bảo theo giá trị vàng để huy độ ng vốn dài hạn 3 năm, 5 năm phục vụ đầu tư phát triển, hình thức tiết kiệ m xây dựng nhà… Cho đến nay, b ằng việc mở rộ ng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và áp dụng hệ thống công nghệ h iện đại, Sở Giao dịch đã mở rộng các quan hệ khách hàng. Sở giao d ịch không chỉ tiếp tục thành công trong việc phát hành các công cụ huy động vốn dài hạn mà còn được biết đến như một đ ịa chỉ quen thuộc, tin cậy c ủa dân cư đến gửi tiền tiết kiệm với những hình thức huy động vốn mới như là: tiết kiệ m lãi suấ t bậc thang, tiết kiệ m dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng… Về cơ cấu nguồn vốn huy động: tiề n gửi c ủa các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng mạnh trong nh ững năm gần đây, tiề n gửi của dân cư trong đó với việc huy động vốn thông qua việc ngân hàng phát hành kỳ phiếu và trái phiếu đã giảm đi rõ rệ t. Có sự biến động này là do trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến động và không ổn định; trong nước thì lạ m phát có xu hướng tăng cao, với tâm lý lo sợ đồng tiền mấ t giá nhưng vẫn muốn đả m b ảo an toàn và sinh lời từ đồng vốn của mình, các doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện gửi tiết kiệm vào ngân hàng và chủ yế u là dưới các hình thức ngắn cho đến trung hạn. Trong đó, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thực hiện việc giữ và gửi tiền chủ yế u phục
- vụ cho các mục đích chuyên dùng như việc chi trả lương cho công nhân viên hay gửi tiền trong ngân hàng để dùng cho việc chi trả các khoản vốn lưu động khác. 3 .2.Hoạ t động tín dụng Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang hoạt động đa năng tổng hợp, có thể nói tín dụng là một hoạt động then chốt của hệ thống ngân hàng. Đối với riêng Sở Giao dịch I, hoạ t động tín dụng là th ế mạ nh của Sở Giao dịch I Ngân hàng ĐT&PTVN. Với phương châm: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”. Sở giao dịch đã liên tục đa dạng hoá các sản phẩ m tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm tín dụng có thể kể đến là: 1 Cho vay bổ sung vốn lưu động thực hiện nhiệm vụ sản xuấ t kinh doanh 2 Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư. 3 Cho vay đối ứng bằng tiền gửi 4 Cho vay tài trợ xuấ t nhập khẩu, triết khấu bộ chứng từ 5 Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên 6 Cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá 7 Cho vay mua nhà, ô tô trả góp 8 Cho vay phục vụ đầu tư, phát triển 9 Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 10 Đồng tài trợ các dự án Các sản phẩ m tín dụng trên được thực hiện thông qua các nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn, cho vay cầm cố chứng từ có giá… Không chỉ đa dạng hoá các sản phẩ m tín dụng, các hình thức tín dụng, Sở Giao d ịch còn mở rộ ng quan hệ khách hàng, mở rộng quy mô cho vay. Không chỉ phục vụ cho vay cho những khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Sở Giao dịch còn chú trọng đ ến mở rộng quan hệ khách hàng trên nguyên tắc “Hợp tác – Phát triển - Bền vững”. Có thể nói, hoạ t động tín dụng
- của Sở Giao d ịch trong những năm qua đã phát triển theo cả c hiều rộng và chiều sâu từ đó góp phần thúc đẩ y mọi thành phần kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động đầu tư, hoạ t động thương mại. 3.3 Các dịch vụ khác Hướng tới phát triển là mộ t ngân hàng thương mại hiện đạ i, Sở Giao dịch luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động d ịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ chính của Sở Giao dịch là: 10 Thanh toán trong nước và quốc tế 11 Chuyển tiền kiều hối toàn cầu 12 Dịch vụ thẻ, Séc 13 Home Banking, Phone Banking 14 Máy rút tiền tự động ATM 24/24 15 Đại lý bảo hiể m 16 Dịch vụ ngân quỹ 17 Trả lương tự động 18 Mua bán chuyển đổi ngoạ i tệ 19 Các loại bảo lãnh ngân hàng 20 Các sản phẩ m d ịch vụ ngân hàng khác. Các dịch vụ n gân hàng mà Sở Gia o dịch cung cấp đã góp phần quan trọng vào hoạ t động kinh doanh của toàn bộ hệ thống. Đây hầu hết là các dịch vụ có quan hệ chặ t chẽ với hoạt động huy động vốn và tín dụng. Trong tổ ng thu từ dịch vụ, thu từ hoạ t động thanh toán bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế vẫn chiế m tỷ trọng lớn: trung bình khoảng hơn 30% tổng thu phí dịch vụ trong 3 năm qua. Tiếp đó là thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiế m khoảng hơn 14%. Tuy vậ y, những năm gần đây, Sở Giao dịch không chỉ cung cấp các dịch vụ truyền thống như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh tiền tệ mà đã đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như Home Banking, Phone Banking… Đặc biệt, Sở Giao dịch là Ngân hàng cung cấp dịch vụ phục vụ hộ i nghị thượng đỉnh ASEM 5 (2004) và hội nghị APEC (2006).
- CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG VÀI NĂM GẦN ĐÂY 4.1. Tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế Với xu hướng phát triển kinh tế, nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và xu hướng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Các ngân hàng nói chung cũng như Sở Giao d ịch I Ngân hàng ĐT&PTVN nói riêng cần đ ổi mới nhanh chóng về kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên môn… Như vậ y, c ần thiế t phải có cơ sở hạ tầng phù hợp, những trang thiết bị máy móc hiện đại, cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề, có trình độ. Mặt khác, cần đổi mới hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành, cần thiết có những nhà quản lý tài ba, có năng lực chuyên môn. Điều này đ òi hỏ i mỗi ngân hàng phải có những khoản đầu tư thích đáng. Những năm qua, số vốn đầu tư cho các hoạt động đầ u tư vào tài sản cố định, đầu tư vào khoa học, công nghệ thông tin, đầu tư cho việc phát triển nhân lực và marketing liên tục tăng nhanh đặc biệt từ năm 2007 đến năm 2008. Điều đó đã đóng góp to lớn vào kết quả hoạ t động kinh doanh của Sở Giao dịch. Sở Giao dịch đã không ngừng phát triển về quy mô hoạt động và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Điều đó được thể hiện rất rõ qua tăng trưởng tổng tài sản, khách hàng cũng như lợi nhuận trước thuế và sau thuế mà Sở Giao dịch đã đạt được. Đến năm 2007, giá trị tổng tài sản của ngân hàng đã đạt tới 17,999521 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 321 tỷ đ ồng trong khi đó năm 2008 giá trị tổng tài sản của ngân hàng đã tăng 67% đ ạt xấp xỉ 30,126 tỷ đ ồng với lợi nhuận trước thuế lên đến 428 tỷ đ ồng. Bả ng: Lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản của Sở Giao dịch I (2007-2009) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % TT Tuyệ t đối % TT Tuyệt đối % TT Tổng tài sản 17.999.521 27% 30.125.642 67% 20.456.321 -32..1 %
- Lợi nhuận 321.000 74% 428.000 33% 300.000 -29.9 trước thuế % Nguồn: Phòng tổ chức nhân s ự Sở Giao dịch I Ngân hàng ĐT&PTVN (đơn v ị: triệu đồng) Tuy nhiên sang đến năm 2009, b ị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo nhiều hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị tác động, các hoạt động đầu tư giảm bớt hiệu quả , một năm đầy biến động về giá trị của các tài sản tài chính, đặc biệ t là lĩnh vực bất động sản th ị trường nhà đắ t giảm, các giao d ịch diễn ra cầm chừng , điều đó kéo theo sự sụt giảm của tổng tài sản chỉ còn 20,456 tỷ đồng ,giảm 32.1% với lợi nhuận trước thuế c hỉ còn 300 tỷ đồng . 4.2.Huy động vốn và cho vay Trong 3 năm gần đây, BIDV Hà Nội đã có nhiều hoạt động tích cực trên thị trường huy động vốn và cho vay, đầu tư, qua đó đem lại lợi nhuận ngày càng tăng cho Ngân hàng cũng như mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng. Sau đây là các bảng số liệ u cho thấy rõ nét các hoạt động trong 3 năm qua của BIDV Hà Nội. Báng số liệu các hoạt động huy động vốn và tín dụng của SGD I Đơn v ị :triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệ t đối %TT Tuyệt đố i %TT Tuyệt đố i %TT I.Huy độ ng vốn 15,304,462 51% 28,919,460 89% 20,328,495 -29,7% 1.Tiền gửi Tổ 12,760,106 75% 26,485,352 108% 18,146,825 -31,5% chức -TG không kì 3,768,506 129% 7,953,210 111% 6,123,410 -23% hạn -TG có kì hạn 8,991,600 59% 18,532,142 106% 12,023,415 -35,1% 2.Tiền gửi dân 2,491,021 -11% 2,355,873 -5% 2,061,139 -12,5% cư
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Phân tích hoạt động kinh doanh Bibica"
32 p | 2795 | 706
-
Tiểu luận: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cao su Sao vàng - Thực trạng và giải pháp
76 p | 1071 | 494
-
Tiểu luận: " hoạt động bán hàng trong kinh doanh thương mại"
83 p | 1171 | 179
-
Tiểu luận Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện Tử Hoàng Sơn
35 p | 544 | 143
-
Tiểu luận: Hoạt động nhận thức
15 p | 928 | 135
-
Tiểu luận: "hoạt động xuất nhập khẩu "
104 p | 956 | 115
-
Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC - Chi nhánh miền Đông - năm 2015
85 p | 386 | 96
-
Tiểu luận: Hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch tại Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Du lịch Bến Thành
33 p | 849 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật (Technoimport) thông qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính
73 p | 423 | 60
-
TIỂU LUẬN: Hoạt động kinh doanh của Công ty Quảng cáo Thời gian - Thực trạng và giải pháp
20 p | 143 | 25
-
TIỂU LUẬN: Hoạt động đầu cơ đất đai tại Việt Nam và các giải các giải pháp cần thiết
59 p | 95 | 18
-
Bài tiểu luận kết thúc học phần: Phân tích hoạt động kinh doanh
34 p | 93 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại nội thất Khôi Vũ
98 p | 26 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Trang trí Nội thất Thành Công
72 p | 19 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải trí Vhunter
73 p | 12 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
70 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm kinh doanh VNPT - Quảng Bình
101 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn