Tiểu luận Kinh tế lao động: Dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 2006 - 2011
lượt xem 43
download
Tiểu luận Kinh tế lao động: Dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 2006 - 2011 nhằm hệ thống hóa cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp; phản ảnh rõ nét hơn thực trạng lao động ngành nông nghiệp cũng như tình trạng chuyển dịch lao động;...Mời bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Kinh tế lao động: Dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 2006 - 2011
- KINH TẾ LAO ĐỘNG Đề tài: DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 TP.HCM, 20/10/2013 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện bởi chính sách cải cách, mở
- cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng th ị tr ường. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa. Tỉ trọng ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân, bên cạnh đó sự thay đổi cơ cấu ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa cũng đóng góp quan trọng trong việc tăng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP. Đi liền với sự thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu c ủa l ực lượng lao động. Do năng suất lao động trong các ngành phi nông nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp, tỷ trọng tăng lên của lao động được thu hút vào khu vực phi nông thường thấp hơn mức tăng của tỷ trọng GDP của ngành này so với nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam càng làm cho các luồng di chuyển lao động, biến động về cơ cấu lao đ ộng phát triển mạnh mẽ hơn, các vấn đề kinh tế - xã hội và các khó khăn nảy sinh ngày càng gay gắt. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp cũng ngày càng tr ở nên cấp thiết hơn. Những vấn đề đó đòi hỏi việc phân tích một cách hệ thống quá trình chuyển dịch lao động ngành nông nghiệp. Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu nhằm phần nào trả lời những câu hỏi đó. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: lao động ngành nông nghiệp - Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu lao độngtừ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp. - Phản ảnh rõ nét hơn thực trạng lao động ngành nông nghiệp cũng như tình trạng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011. - Đưa ra các giải pháp cũng như đề xuất ý kiến nhằm tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1:Một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
- Chương 2:Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiêp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 Chương 3:Giải pháp và kiến nghị cho chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu lao động 1.1.1. Cơ cấu lao động theo ngành Cơ cấu lao động theo ngành là mối quan hệ tỉ lệ giữa số lượng lao động trong từng ngành kinh tế với tổng số lao động của một địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia. Các quan hệ tỉ lệ được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Cơ cấu lao động theo ngành là sự phân chia lao động theo các ngành kinh tế mà trong đó ba nhóm ngành chính là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.Các nhóm ngành này có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Hình 1: các mối liên kết giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp
- Về nguyên tắc, cơ cấu lao động theo ngành phải phù hợp với cơ cấu kinh tế và chính vì thế nó phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, trình độ văn minh của một xã hội. Vì vậy theo quy luật phát triển không ngừng của xã hội thì cơ cấu lao động luôn luôn vận động. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động. 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự chuyển hóa cơ cấu lao động từ trạng thái này (cơ cấu lao động cũ ) sang trạng thái kia (cơ cấu lao động mới ) phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chuyển dịch cơ cấu lao động là một quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ lao động theo một mục tiêu nhất định. Chuyển dịch cơ lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là quá trình phân bố lại lực lượng lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp theo tỉ lệ phù hợp với quy trình vận động phát triển của kinh tế. Trong điều kiện nước ta hiện nay cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một tất yếu khách quan. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển các ngành kinh tế mà còn để đáp ứng yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế toàn cầu. 1.2. Ý nghĩa và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 1.2.1. Ý nghĩa của sự chuyển dịch - Chuyển dịch cơ cấu lao động nộng nghiệp sang phi nông nghiệp tạo điều kiện để thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH-HDH, nhằm thích ứng với cơ cấu của kinh tế mới. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy,chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải có sự phối
- hợp chặt chẽ với sự thay đổi về chính sách khoa học kĩ thuật, công nghệ, tài chính với chính sách phát triển nguồn nhân lực. - Chuyển dịch cơ cấu lao động nộng nghiệp tạo điều kiện phân bố lại lực lượng lao động hợp lý hơn giữa các vùng lãnh thổ, giữa các ngành nghề, giữa các khu vực kinh tế trong nông thôn, tạo điều kiện cho người lao động l ực chọn nghề nghiphùhợp hơn, tăng cơ hội tìm được việc làm. - Chuyển dịch cơ cấu lao động nộng nghiệp sang phi nông nghiệp tạo điều kiện cân đối lại lao động về cung cầu, giải quyết vấn đề thất nghiệp,tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp làm tăng dần lao động trong phi nông nghiệp, thực hiện đa dạnh hóa nông nghiệp là giải pháp duy nhất để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững. Đồng thời song song với quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là quá trình tăng chất lượng lao động thông qua quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. 1.2.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch - Cơ cấu ngành kinh tế luôn luôn biến đổi vì vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng không kết thúc và diễn ra không ngừng. Trong điều kiện nước ta hiện nay cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa,việc thực thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp là một yếu tố khách quan. - Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một giải pháp duy nhất đối với tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HDH. Nói chung điều này sẽ dẫn tới tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế thì đòi hỏi phải có thời gian và điều kiện vật chất. - Chuyển dịch lao động với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo lý thuyết phát triển nếu nền kinh tế tăng trưởng thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên nền kinh tế có thể chủ động tác động theo chiều hướng ngược lại. Nghĩa là nhà nước chủ động chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, sự tác động này sẽ tạo đ ộng l ực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sẽ làm cho kinh tế tăng trưởng. Sự tác động này có thể được thực hiện thông qua các chính sách, các chượng trình quốc gia về việc làm và những quy định trong sử dụng lao động. 1.3. Yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 1.3.1. Yếu tố khách quan - Sự phát triển của khoa học và công nghệ
- Khoa học công nghệ là một nhân tố tham gia tích cực vào quá trình sản xuất. Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sự phát triển của những ngành mới đặc biệt là các ngành phi nông nghiệp, theo đó cầu về lao động của những ngành này cũng xuất hiện và gia tăng nhanh chóng. - Sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta xác địnhkinh tế của nước ta là nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển n ền kinh tế được điều tiết bởi mối quan hệ cung cầu , và lao động cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phát triển sẽ dẫn đến những ngành nghề phù hợp được thị trường chấp nhận tồn tại còn những ngành lạc hậu sẽ bị đào thải, theo đó lao động của những ngành này cũng sẽ dịch chuyển sang ngành nghề khác. - Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế Mở cửa hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy thương mại phát triển. Nhiều sản phẩm hàng hóa có điều kiện thâm nhập thị tr ường và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới. Việc phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thu hút và giải quyết việc làm cho người lao đ ộng c ả tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các khâu, các công đoạn trong chuỗi giá tr ị sản phẩm, qua đó làm chuyển dịch cơ cấu lao động. 1.3.2. Yếu tố chủ quan - Chính sách của Nhà nước Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng to lớn đối với tổng thể nền kinh tế nói chung và đối với sự chuyển dịch cơ cấu nói riêng. Có rất nhiều chính sách c ủa nhà nước có liên quan đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động như: chính sách vốn đầu tư, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,chính sách, chính sách đầu tư phát triển ngành, chính sách đào tạo nguồn nhân lực… Ngoài ra các chính sách về chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. - Quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghề Các cơ sở đào tạovà dạy nghề là nơi cung cấp nguồn cung lao đ ộng cho mọi ngành nghề, đây cũng là nơi mà cung cầu lao động có sự gặp gỡ ban đ ầu.Vi ệc tăng quy mô cũng như số lượng đào tạo các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ cũng là nguyên nhân dẫn đến chuyển dịch lao động ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006- 2011 2.1. Thực trạng lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -2011
- Thực trạng lao động ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -2011 thể hiện ở một số đặc điểm cơ bản sau: - Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn rất cao. Bảng 2.1: Tỷ lệ lao động nông nghiệp đang làm việc từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2006-2011 (ĐV:%) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 NN 54,3 52,9 52,3 51,5 49,5 48,4 (Nguồn: Điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam năm 2011 của Tổng Cục Thống kê) Bảng 2.1 cho thấy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này còn tương đối cao so với lao động trong cả nước . Năm 2006, lao động nông nghiệp đang làm việc là 54,3% chiếm hơn một nửa tổng số lao động đang làm việc. Đến năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống còn 48,4% , giảm 5,9% so với 2006. Có thể thấy rằng, lao động tập trung chủ yếu là ngành nông nghiệp, trong khi đó, tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP lại thấp hơn r ất nhiều so v ới công nghiệp và dịch vụ (Bảng 2). Bảng 2.2: Tỷ trọng các ngành NN-CN-DV trong GDP (giá so sánh 1994) giai đoạn 2006-2011. (ĐV: %) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 NN 18,74 17,93 17,65 17,07 16,43 16,19 CN-XD 41,45 42,11 41,98 42,06 42,42 41,77 DV 39,81 39,96 40,37 40,87 41,15 41,33 (Nguồn:tổng cục thống kê ) Tập trung một lực lượng lao động đông trong khi mức đóng góp của nông nghiệp vào GDP lại thấp (16,19% tổng GDP năm 2011), chứng tỏ, lao động nông nghiệp vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Chủ yếu là do trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động còn thấp, mà thực chất là giá trị của hàng hóa sức lao đ ộng còn thấp. Đây là một điểm yếu không chỉ riêng cho lao động nông nghiệp mà còn chung cho lao động trong cả nước. Khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một quá trình tất yếu để hội nhập và phát triển, muốn phát triển hệ thống nông nghiệp Việt Nam thì cần phải có một giải pháp cụ thể, hữu hiệu, đi sâu vào trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn nhân lực này.
- - Dư thừa lao động nông nghiệp ngày càng gia tăng, tình trạng “nông nhàn” ngày càng trở nên đáng báo động Người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do xu thế tích tụ ruộng đất ngay tại nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp hiện nay (20 năm qua, 300.000 héc-ta đất nông nghiệp bị mất đi do quá trình này). Ngoài ra, do sự mất cân đối ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp , đồng thời cùng với quá trình chuyển dịch lao động dẫn đến lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay rơi vào tình trạng thiếu việc làm trầm trọng. Bảng 2.3: Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động ở nông thôn (đv: %) Năm 2008 2009 2010 2011 Tỉ lệ thiếu việc làm 6.1 6.51 4.26 3.56 Tỉ lệ thất nghiệp 1.53 2.25 2.3 1.6 (nguồn: tổng cục thống kê) Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong giai đoạn 2008-2011 có xu hướng giảm, tuy nhiên mức giảm không đáng kể và vẫn còn ở mức tương đối cao. Đây là vấn đề đã và đang gây bức xúc cho toàn xã hội trong những năm qua.Từ năm 2008-2009 do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động cộng hưởng với hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát làm cho tăng trưởng kinh tế r ơi xuống đáy vào quý I/2009 ,tỉ lệ thiếu việc làm tăng 0.41%, tỉ lệ thất nghiệp tăng 0.72% . Nhưng nhờ các biện pháp kích cầu đầu tư, hỗ trợ giải quyết công ăn việc làm của Nhà nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của “tam nông”, nên chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, tình hình trên đã được ngăn chặn, theo đó, đã thu hút trở lại số người tạm mất việc đồng thời còn thu hút thêm người vào làm việc… Vì vậy các tỉ lệ này giảm dần từ 2010 khi mà nền kinh tế Việt Nam dần ổn đ ịnh. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trá hình của nông dân ngày càng nhiều và thời gian kéo dài hơn.
- - Năng suất, chất lượng lao động thấp Trong điều kiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đất nước đang rất cần những lao động nông nghiệp nông thôn có trình độ tay nghề tuy nhiên trình độ kĩ thuật của lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay ở tình trạng vẫn còn tồi tệ mặc dù đã có bước đầu được cải thiện trong những năm gần đây. Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của ngành nông nghiệp 3.9%(2009), 2.4%(2010) và 2.7%(2011). Tỉ lệ này cho thấy trình độ lao động nông nghiệp vẫn còn rất thấp so với trình độ lao động của các ngành phi nông nghiệp. Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam luôn thấp nhất trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp và không thể bắt kịp đ ược năng suất lao động của các nước này kể từ năm 2005. Trong khi đó, năng suất lao động của ngành nông nghiệp lại đang có xu hướng chững lại, hiện chỉ bằng 1/3 so với năng suất chung của cả nước và khoảng cách giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đang ngày càng rộng ra. Bảng 2.4:Năng suất lao động của nông nghiệp và một số ngành phi nông (đv:triệu đồng/người) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 8.16 9.72 13.57 14.09 17.06 22.9 Công nghiệp 47.84 55.39 65.84 69.79 76.58 83.63 Dịch vụ 33.19 34.36 42.78 47.46 52.28 57.58 (nguồn: trung tâm năng suất Việt Nam) Từ những phân tích trên có thể thấy rõ tất cả thể hiện ở hiệu quả lao đ ộng năng suất lao động nông nghiệp thấp là do chất lượng lao động quá thấp cùng với sự dư thừa về số lượng lao động. Điều đó tác động làm cho thu nhập của những người làm nông nghiệp cũng rất là thấp khoảng 500.000đ/tháng. Năng suất lao động trong khu vực Công nghiệp – xây dựng đ ạt mức cao nhất, năng suất lao động trong khu vực Dịch vụ tương đối cao, năng suất lao động trong khu vực Nông nghiệp đạt mức thấp nhất mà ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong l ực lượng lao động nên kéo theo Năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt mức thấp. Tóm lại chúng ta có thể kết luận rằng, lao động nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang quá dư thừa về số lượng nhưng chất lượng còn thấp và chưa đáp ứng đ ược nhu cầu của quá trình CNH-HĐH. Sự mất cân đối về lao động theo khu vực địa lí và ngành nghề làm giảm đáng kể khả năng hiểu quả sử dụng lao động nông nghiệp hiện nay.
- 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011 2.2.1. Thực trạng cơ cấu cung lao động - Quy mô lực lượng lao đông: ̣ Bang 2.5: Số người trong tuôi lao đông và có khả năng lao đông 2006-2011 ̉ ̉ ̣ ̣ (nguồn: tổng cục thống kê) Năm 2011, lực lượng lao động cả nước đạt gần 51,9 triệu người. Tỷ lệ lao động so với dân số tăng từ 54,7% cuối năm 2006 lên 59% vào năm 2011, cho thấy Việt Nam đang bước nhanh vào thời kỳ dân số vàng với tiềm năng nguồn nhân lực có thể tham gia vào thị trường lao động và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp tiếp tục tác động tới cơ cấu lao động nông thôn – thành thị.Trong tổng dân số cả nước năm 2011,
- dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số, tăng 2,5% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Trong đo, nông thôn nước ta có 15,3 triệu hộ với xấp xỉ 32 triệu ́ người trong độ tuổi lao động, tăng 11,4% về số hộ và 4,5% về lao động so với kỳ ̉ ̀ Tông điêu tra năm 2006. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010, trong đó lao động nam chiếm 51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12. Cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,7% năm 2010 xuống 48,0% năm 2011; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%; khu vực dịch vụ duy trì ở mức 29,6%. Hình 2.1: Biểu đồ cơ câu số lượng lao đông năm 2006 và năm 2011 ́ ̣ - Cơ cấu chất lượng nguồn lao động • Trinh độ văn hoa: ̀ ́ Giáo dục, đào tạo Trong những năm qua, công tác xây dựng trường, lớp và đào tạo giáo viên theo các tiêu chí trường chuẩn tiếp tục được triển khai mạnh tại các địa phương. Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương tập trung quan tâm đầu tư. Tính đến tháng 6/2011, cả nước có 128 trường cao đẳng nghề; 308 trường trung cấp nghề; 908 trung tâm dạy nghề và trên 1 nghìn cơ sở khác mở các lớp dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới tính đến hết tháng 6/2011 là 740,4 nghìn lượt người, đạt 39,8% kế hoạch năm, bao gồm: Cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 92,4 nghìn lượt người, đạt 22%; sơ cấp nghề 648 nghìn lượt người, đạt 45%. Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề năm 2011 đang đ ược triển khai tích cực với tổng số vốn là 2894 tỷ đồng, trong đó kinh phí dành cho đào tạo nghề đối với lao động nông thôn là 1 nghìn tỷ đồng với mục tiêu hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 400 nghìn lao động.
- Điều này phản ánh những nỗ lực cho việc tập trung đầu tư cho dân trí cũng như những cải tiến đáng kể trong chính sách giáo dục và mở cửa thị trường giáo dục cho khu vực tư nhân và nước ngoài. Phản ánh đúng lộ trình công nghiệp hóa – hiện đ ại hóa đất nước, nâng cao trình độ dân trí để đáp ứng được những công việc đòi hỏi đầu tư về chất xám hơn là về lao động giản đơn. Các cơ sở đào tạo hình thành đáp ứng được nguyện vọng chuyển đổi từ lao động khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp thông qua các hình thức đào tạo nghề. • Trinh độ chuyên môn kĩ thuât: ̀ ̣ Về trình độ chuyên môn của lao động nông nghiêp. Nhìn chung, trình độ chuyên ̣ môn kỹ thuật của lao động nông thôn năm 2011 đã được nâng lên so với năm 2006. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có trình đ ộ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 2,87% (năm 2006 là 2,48%). Tỷ l ệ lao động có trình độ trung cấp là 1,24% (năm 2006 là 0,89%); trình độ đại học đạt 0,22% (0,11%). Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và Chương trình đào tạo nghề cho nông dân. Với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nghề miễn phí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động NT đã nâng lên. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 11,2% (năm 2006 đạt 8,2%), trong đó: trình độ trung cấp lần lượt ở các năm 2011, 2006 là 4,3% và 3% ; trình độ đại học là 2,2% và 1,1% trong 2 năm tương ứng. Tuy đạt được những kết quả và tiến bộ so với các năm trước nhưng trình độ chuyên môn của lao động nông nghiêp vẫn còn thấp so với yêu cầu sản xuất hàng ̣ hoá trong cơ chế thị trường, đồng thời lại có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, các địa phương. Khả năng chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiêp sang công nghiệp và ̣ dịch vụ còn chậm và không đều giữa các vùng, các địa phương, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Lao động nông nghiêp dư thừa nhiều nhưng ít ̣ lao động chuyển đổi sang lâm nghiêp, thuỷ sản cũng như CNXD và dịch vụ phi nông ̣ nghiêp. Các khu công nghiêp thiếu rất nhiều lao động kỹ thuật và công nhân lành ̣ ̣ nghề nhưng không thể thu hút được số lượng đông đảo lao động dư thừa ở khu vực nông thôn. Lao động nông nghiêp dư thừa chủ yếu là lao động phổ thông: năm 2011 ̣ có đến gần 93% lao động nông nghiêp chưa được đào tạo tay nghề, chưa có chứng ̣ chỉ chuyên môn là bằng chứng cụ thể cho thực trạng đội ngũ lao động nông nghiêp ̣ hiện nay. Các số liệu trên cho chúng ta thấy được lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn kỹ thuật tăng chậm, điều này phản ánh “nút thắt” về nguồn nhân lực và phản ánh mô hình phát triển kinh tế vẫn tiếp tục dựa vào công nghệ sở dụng lao đ ộng có trình độ thấp. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động còn phụ thuộc vào các hình thức đào tạo lao động.
- 2.2.2. Thực trạng cơ cấu sử dụng lao động - Cơ câu lao đông theo nganh và vung: ́ ̣ ̀ ̀ Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn qua 3 ngành nghề chia theo vùng KT-XH qua 2 kì tông điêu tra 2006 và 2011 ̉ ̀ (nguồn: tổng cục thống kê) Bảng trên thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, song không đồng đều giữa các vùng. Kết quả đạt được về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo ngành sản xuất chính của cả nước và các vùng năm 2011 tuy có tiến bộ so với năm 2006 nhưng vẫn còn chậm và có khoảng cách xa so với yêu cầu. Trong giai đoạn 2006-2011, tỷ lệ lao động khu vực này giảm được 10,9% từ 70,41% (2006) xuông con 59,59% (2011), bình quân mỗi năm cũng chỉ giảm được 2,19%. ́ ̀ - Cơ câu lao đông theo thanh phân kinh tê: ́ ̣ ̀ ̀ ́ Bảng 2.6: Đơn vị nông lâm thủy sản qua 2 năm 2006 và 2011
- (nguồn: tổng cục thống kê) Số lượng hộ và HTX giảm, doanh nghiêp tăng so với 5 năm trước song mức ̣ biến động không đáng kể. Trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2001-2011, số hộ nông nghiêp cứ qua 5 ̣ năm lại giảm đi khoảng từ 9% đến 10%, trong khi đó 2 khu vực CNXD và dịch vụ lại tăng lên: khu vực CNXD tăng ở mức 4,5 - 5%, khu vực dịch vụ tăng chậm hơn ở mức từ và 3,5 - 4,5%. Đáng chú ý là đến năm 2011 đã có 13/63 t ỉnh (20,6%) có t ỷ trọng hộ CNXD và dịch vụ chiếm trên 40% tổng số hộ nông thôn (năm 2006 chỉ có 5/63 tỉnh). Về cơ cấu, tỷ trọng hộ nông nghiêp khu vực nông thôn năm 2011 là 62,2% so ̣ với 71,1% của năm 2006; tỷ trọng hộ CNXD của các năm tương ứng lần lượt đạt 15% và 10,2%, tỷ trọng hộ dịch vụ đạt 18,4% và 14,9% trong 2 năm tương ứng. Nếu gộp cả hai nhóm hộ CNXD và dịch vụ thì tỷ trọng 2 khu vực phi NLTS từ 2006 đên ́ 2011 đã tăng thêm 8,3% (từ 25,1% lên 33,4%). Cùng với sự ra đời của các khu công nghiêp, cụm công nghiêp, nhiều làng nghề ̣ ̣ được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật. Đến năm 2011, khu vực nông thôn có 961 xã có làng nghề, chiếm 11% tổng số xã (tỷ lệ tương ứng của năm 2006 là 8%). Số lượng làng nghề cũng tăng: Năm 2011 có 1.322 làng nghề so với 1077 làng nghề của năm 2006. 2.3. Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
- 2.3.1. Tích cực Quá trinh chuyên dich cơ câu lao theo nganh cơ ban là đung xu hướng và hợp ly. ̀ ̉ ̣ ́ ̀ ̉ ́ ́ Trong giai đoan 2006-2011, tỉ trong lao đông nông nghiêp đã giam xuông, tỉ trong lao ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ đông phi nông nghiêp tăng lên rõ rêt. Cung với sự chuyên dich cơ câu là quá trinh tăng ̣ ̣ ̣ ̀ ̉ ̣ ́ ̀ năng suât lao đông. Quá trinh nay găn với sự tăng trưởng kinh tế khá cao và ôn đinh đi ́ ̣ ̀ ̀ ́ ̉ ̣ đôi với chuyên dich cơ câu kinh tê, đây manh tỉ trong cua cac nganh công nghiêp xây ̉ ̣ ́ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ̣ dựng và dich vu, thu hut đâu tư nước ngoai, tao tiên đề cho quá trinh phat triên dai han ̣ ̣ ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ̀ ́ ̉ ̀ ̣ cua đât nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2011 đạt ở mức ổn định, ̉ ́ trong đó,khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng tr ưởng cao, khu vực nông nghiệp có tốc độ chậm. Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế Cải thiện cuộc sống người dân, thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt(bảo ơi bảo kiếm số liệu phần này được ko?) Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông đã phát huy những lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp để thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, qua đó chuyển đ ược một bộ phận không nhỏ lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực khác. Đồng thời với tác động của sự chuyển dịch lao động này, những người lao động có cơ hội nhiều hơn để tìm kiếm việc làm, thu nhập và tích luỹ của hộ nông thôn ngày càng tăng, trình độ chuyên môn của lao động nông thôn từng bước đ ược nâng cao, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trá hình, hạn chế tệ nạn xã hội ở địa bàn nông thôn. Có thể thấy, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng theo xu hướng tiến bộ (nông nghiệp truy ền thống năng suất thấp sang nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp-phi nông nghiệp,
- nông thôn-thành thị, xuất khẩu lao động), tiến bộ kỹ thuật được áp dụng r ộng rãi, ngành nghề nông thôn phát triển đã góp phần làm tăng năng suất lao động của người lao động.Nước ta đã phat huy được lợi thế nguôn nhân lực dôi dao, chi phí lao đông ́ ̀ ̀ ̀ ̣ thâp để thu hut đâu tư nước ngoai, phat triên cac nganh công nghiêp thâm dung lao ́ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̣ đông: may măc, tiêu thủ mỹ nghê. Do đo, giai quyêt công ăn viêc lam cho bộ phân lớn ̣ ̣ ̉ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ lao đông. Hơn nữa sự xuât hiên cua cac khu công nghiêp tâp trung là nhân tố đong gop ̣ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ́ ́ quan trong cho sự phat triên kinh tế – xã hôi đât nước, biên vung thuân nông trở thanh ̣ ́ ̉ ̣ ́ ́ ̀ ̀ ̀ vung kinh tế trong điêm có tôc độ tăng trưởng cao, tiêu biêu ở cac tinh Hai Dương, ̀ ̣ ̉ ́ ̉ ́ ̉ ̉ Quang Nam, Vinh Long, Thừa Thiên Huê,... . Bộ măt nông thôn đôi mới theo hướng ̉ ̃ ́ ̣ ̉ văn minh, hiên đai. Cac khu công nghiêp đã và đang thu hut hang trăm nghin lao đông ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ̣ nông thôn, tao ra thị trường sức lao đông mới để thuc đây quá trinh chuyên minh cua ̣ ̣ ́ ̉ ̀ ̉ ̀ ̉ Viêt Nam. ̣ Tỉ lệ lao đông qua đao tao đã bước đâu tăng dân qua cac năm. Đông thời tỉ lệ hộ ngheo ̣ ̀ ̣ ̀ ̀ ́ ̀ ̀ cung đã giam xuông đang kê, điêu nay gop phân thể hiên chât lượng lao đông cua cả ̃ ̉ ́ ́ ̉ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ̉ nước đã bước đâu được cải thiên.Việc chuyển dịch cơ cấu lao động cũng đóng góp ̀ ̣ tích cực vào tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động CN-XD và dịch vụ,thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước. Sự chuyển dịch tích cực đã đi đúng theo định hướng phát triển của cả nước nói chung mà những định hướng khi đi đúng theo quy luật của nó thì càng thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển. 2.3.2. Hạn chế Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có những tác động tích cực tuy nhiên thì vẫn còn nhiều bất cập hạn chế cần được giải quyết. - Thất nghiệp Tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng khu vực nông nghiệp, nông thôn không thúc đẩy tăng trưởng tương ứng việc làm ở nông thôn; lao đ ộng tiếp tục bị dồn nén trong nông nghiệp năng suất thấp (năng suất lao động nông nghiệp chỉ bằng khoảng 1/3 so với công nghiệp và dịch vụ), hệ số co giãn việc làm trong nền kinh tế nói chung và khu vực nông thôn còn thấp (thời kỳ 2000-2009 là 0,28% với cả nước nói chung và khoảng 0,35% với khu vực nông thôn) chưa đảm bảo thu hút hết lao động dư thừa trong nông nghiệp để tạo ra “điểm cất cánh” phát triển sản xuất hàng hoá và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, nông thôn; mức độ thiếu việc làm còn cao (6,51% người thiếu việc làm và khoảng 25% thời gian lao động ở nông thôn chưa được sử dụng), thu nhập lao động nông thôn rất thấp (năm 2008 là 762 nghìn đồng/người/tháng). Nguyên nhân: Vốn nhân lực nông nghiệp, nông thôn nói chung còn thấp (trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật, thể lực, tính năng động, tính thích nghi và ý thức kỷ luật hạn chế), gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận kiến thức sản xuất mới, chuyển đổi nghề và chuyển dịch tích cực cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Nông dân thiếu kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp, thiếu hiểu biết về những công nghệ mới áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong khi
- công tác tư vấn và phổ biến kiến thức cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến thiếu hệ thống, chưa hiệu quả. Các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại cho năng suất cao chưa phát triển, tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thua lỗ khá lớn (theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì có đến 1/3 trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bị thua lỗ), chưa đánh giá, tổng kết và nhân rộng cũng như phổ biến áp dụng những mô hình sản xuất có hiệu quả, thu hút nhiều lao động. - An sinh xã hội Quá trình chuyển dịch chưa bền vững cả về việc làm, thu nhập, vị thế, điều kiện làm việc và an sinh xã hội; hầu hết lao động nông nghiệp, nông thôn (trên 90%) vẫn thuộc khu vực phi chính thức chịu nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương, đặc biệt lao động di cư gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hội nhập với dân bản địa trong quá trình di cư nông thôn- thành thị. Nguyên nhân: An ninh việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đ ặc biệt là đ ối với lao động di cư nông thôn- thành thị, chưa được coi trọng cả trên giác đ ộ hoạch định chính sách, tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội. Hầu hết lao động nông thôn đang làm việc trong khu vực không chính thức với các đặc điểm rủi ro cao và không có hệ thống an sinh xã hội đảm bảo. Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là chuyện nhà ở và các vấn đề xã hội liên quan như hộ khẩu và chính sách giáo dục, y tế, an sinh cho con cái và gia đình đi theo lao động di cư. Các mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp gia tăng đã làm cho vấn đề mưu sinh của người lao động di cư đi từ nông thôn càng thêm bức xúc. - Khó khăn trong quan lý ̉ Nguôn nhân lực từ nông thôn ra thanh thị ồ at theo trao lưu dân đên khó khăn trong ̀ ̀ ̣ ̀ ̃ ́ ́ ̉ ́ công tac quan ly, kiêm tra. ̉ Nguyên nhân: Chuyên dich cơ câu lao đông thu hut người dân ở nông thôn ra thanh thị tim kiêm ̉ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ́ viêc lam như là môt phong trao khó rà soat, kiêm tra. Hơn nữa công tac quan lý con ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̉ ̀ khá long leo, bât câp, cac ban nganh chưa thực sự quan tâm lăm đên vân đề nay. ̉ ̃ ́ ̣ ́ ̀ ́ ́ ́ ̀ - Vân đề đât đai, môi trường ́ ́ Đời sống vật chất- tinh thần của nông dân còn thấp, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng, đât đai chưa được khai thac sử dung môt cach hiêu qua.Ô nhiễm môi ́ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ trường tại nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề chậm được cải thiện; khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế; tình trạng ngập l ụt ở một s ố thành phố lớn chậm được khắc phục. Bên cạnh đó,quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có tác động lớn tới việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng lên các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Sự hình thành các khu công nghiệp đã thu hút đông đảo lực lượng lao động từ nông nghiệp, góp phần
- làm tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người nông dân. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng gây ra nhiều vấn nạn xã hội: Thứ nhất, người nông dân bị chịu thiệt thòi trong việc đền bù không thỏa đáng vốn đất bị thu hồi, giải tỏa. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở trong việc đăng kí mục đích sử dụng mảnh đất thu hồi để xây dựng công trình công, nhưng thực tế thì để xây xí nghiệp. Chính vì điều đó, giá đất thu hồi được đưa ra thấp hơn giá thị trường, gây bất lợi cho người nông dân. Thứ hai, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp gây ra tình trạng thiếu việc làm của một bộ phận nông dân. Do trước kia người nông dân toàn làm nghề nông, khi bị mất đ ất đai, họ chưa chuyển đổi được nghề nghiệp vì thiếu trình độ tay nghề dẫn đến thiếu việc làm, giảm thu nhập và nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Nguyên nhân: Các chính sách, chương trình, chiến lược kế hoạch phát triển nông thôn còn chưa đồng bộ và đủ liều để thúc đẩy chuyển dịch nhanh và có hiệu quả. Chính sách bồi thường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa thỏa đáng, giữa giá bồi thường của nhà nước và giá thị trường còn có sự khác biệt quá lớn; chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lý và thiếu đồng bộ, hiện tượng đầu tư tràn lan không đúng mục đích gây lãng phí xã hội trong khi quỹ đất ngày một giảm, đất canh tác cho người dân bị thu hẹp còn bản thân người nông dân thiếu vi ệc làm; đ ầu t ư công vào nông thôn hay nông nghiệp hầu như không đáng kể, càng xa các khu kinh tế phát triển, xa đô thị, xa khu công nghiệp thì hạ tầng cơ sở càng yếu và kém; chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp chỉ mới được quan tâm, cơ chế và qui định đối với người ở chưa hợp lý và hấp dẫn, thiếu gắn kết với các vấn đề xã hội và nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của người lao động. - Cơ câu lao đông qua đao tao con bât hợp lý ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thúc đẩy và tạo điều kiện để có kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn tương ứng (công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra 79 % GDP cả nước nhưng mới thu hút 49 % lao động xã hội), chuyển dịch không đồng đều giữa các vùng (các vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Hồng chuyển dịch nhanh, các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên chuyển dịch chậm rất chậm) và chưa tạo được sự liên kết di chuyển lao động phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH chung trong cả nước (chưa phát huy được thế mạnh của từng vùng về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm sinh thái; các vùng kinh tế tr ọng điểm chưa được quy hoạch phát triển đồng bộ để tạo động lực tác động lan toả mạnh đến những vùng khó khăn khác; thị trường lao động vẫn mất cân đ ối nghiêm trọng về cung- cầu lao động; quy hoạch các khu công nghiệp không hợp lý dẫn đ ến thừa- thiếu lao động hầu hết mang tính cục bộ và làm lãng phí nguồn nhân l ực c ủa đất nước). Nguyên nhân: Thị trường lao động nông thôn chưa phát triển, cung- cầu lao động mất cân bằng (lao động vẫn thiếu việc làm trong khi các khu công nghiệp thường ở tình trạng thiếu lao động), hệ thống cơ sở hạ tầng thị trường lao động yếu kém không cung cấp đủ thông tin, cơ hội và các dịch vụ công bằng đến nông dân trong các vùng miền, khu vực. Việc hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn vẫn chỉ mang tính hình thức;
- các hoạt động giao dịch việc làm mới chủ yếu ở các thành phố lớn và khu công nghiệp; dịch vụ việc làm chưa thành mạng lưới, quy mô từng tổ chức nhỏ bé, thiếu sự phối hợp, chia sẻ thông tin và hợp tác trong nội bộ dịch vụ việc làm cũng nh ư trong hệ thống dịch vụ việc làm-doanh nghiệp-cơ sở dạy nghề; thông tin thị trường lao động còn nhiều yếu kém, chưa mang tính hệ thống, bị chia cắt giữa các vùng, miền; việc theo dõi, giám sát, nắm bắt biến động thị trường lao động được thực hiện một cách phân tán và ít kết nối nên rất kém hiệu quả. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP 3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Việt Nam đang có nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự phát triển của thị trường lao động. Cạnh tranh quốc tế trong phân công lao động sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phân công lao động trong nước. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động cần phải gắn liền với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với mục tiêu giải quyết việc làm và thực thiện công bằng xã hội. Ngoài ra chuyển dịch cơ cấu lao động phải hướng tới mục tiêu toàn dụng lao động giảm dư thừa lao động thời gian nhàn rỗi đồng thời bảo đ ảm từng bước nâng cao năng suất và chất lượng của người lao động. Bên cạnh đó chuyển dịch phải đồng bộ và hợp lí giữa các vùng. Mục tiêu chung của phát triển thị trường lao động đến năm 2020 là đảm bảo có một thị trường hiện đại, hiệu quả, cạnh tranh và công bằng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020. Nghị quyết đại hội lần thứ bảy BCH TW khóa X xác định mục tiêu đến năm 2020: Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
- 3.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp - Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH Tăng nhanh tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ giảm tỉ trọng nông nghiệp nhằm tạo cơ cấu của một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới và có khả năng thu hút nhiều lao động. Trong công nghiệp, phát triển các ngành thâm dụng lao động như công nghiệp chế biến, giày da, may mặc. Tạo sự gắn kết giữa nông nghiệp và phi nông thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn. Trước mắt cần phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như mía đường, cà phê, chè,…Ở nông thôn thì hình thành nên nông thôn mới, khôi phục các làng nghề mới, khôi phục phát triển dịch vụ nông nghiệp nông thôn như du lịch miệt vườn, hình thành nên các hoạt động tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo việc làm thêm cho người nông dân sau những mùa vụ. Phát triển công nghiệp nông thôn quy mô nhỏ và vừa với nhiều hình thức sở hữu, trong đó phát huy sự năng động sáng tạo của kinh tế hộ gia đình. Để thực hiện mục tiêu này cần có các chính sách điều kiện cho các cơ sở sản xuất như vốn vay ưu đãi,miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ… - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cần đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực không chỉ về số lượng mà còn chất lượng. Để làm được điều này cần phải: Chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, thực hiện các chính sách khuyến khích dạy và học nghề đối với người lao động theo phương châm xã hội hóa giáo dục đào tạo. Đầu tiên là với thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, phụ nữ, lao động d ư thừa do sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước. Phổ cập phổ thông trung học cho người lao động gắn liền với nâng cao chất luợng giáo dục trong các cấp nhằm tạo ra một mặt bằng dân trí tối thiểu và nâng cao năng lực cho người lao đ ộng đ ể người lao động có đủ khả năng tiếp cận với chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ khoa học kĩ thuật. Phát triển mạnh mẽ các trường dạy nghề nhằm tạo ra mọt cơ cấu hợp lí giữa người lao động về tình độ chuyên môn cũng như là giữa các ngành kinh tế tránh tình trạng “ thừa thầy thiếu thợ” và đào tạo tràn lan theo phong trào dẫn đến dư thừa lao động trong ngành này nhưng lại thiếu lao động trong ngành khác như hiện nay. Các trường dạy cần quan tâm tới chất lượng đào tạo sao cho sát với thực tế và cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Chính sách thu hút và phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế Vốn là một yếu tố có vai trò quan trọng là động lực của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc thay đổi khối lượng và cơ cấu vốn đầu tư có chế đ ộ chính sách khuyến khích kèm theo sẽ quyết định cơ cấu sản xuất và theo đó nó sẽ thúc đẩy phát triển lại lực lượng sản xuất giữa các ngành và các vùng kinh tế. Mặt khác sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất với thay đổi tỉ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ cho các ngành phi sản xuất là tăng năng suất, đây là yếu tố quan trọng tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Thất nghiệp ở Việt Nam thực trạng nguyên nhân và giải pháp
23 p | 6226 | 1463
-
Bài thảo luận - Kinh tế lượng
33 p | 948 | 284
-
Tiểu luận: Vấn đề lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay
25 p | 1196 | 201
-
Tiểu luận kinh tế chính trị:“Hãy chứng minh sức lao động là hàng đặc biệt, ý nghĩa nghiên cứu vấn đề”
11 p | 574 | 177
-
Tiểu luận: Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
27 p | 267 | 91
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam
23 p | 474 | 80
-
Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa
42 p | 174 | 42
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Phân biệt đối xử trên thị trường lao động
21 p | 165 | 23
-
Thuyết trình: Thông tin bất cân xứng trong thị trường lao động lý thuyết về mức lương hiệu quả
8 p | 272 | 22
-
Tiểu luận Kinh tế nguồn nhân lực: Năng suất lao động Việt Nam hiện nay
19 p | 111 | 21
-
Tiểu luận: Vai trò của các hình thức tiền lương trong việc kích thích lao động
10 p | 135 | 17
-
Bài thuyết trình Kinh tế học lao động
23 p | 187 | 16
-
Đề tài: Kinh tế lao động
15 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần May II Hải Dương
102 p | 26 | 10
-
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa chi phí giáo dục và dân số ở khu vực miền núi
15 p | 80 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tạo động lực cho người lao động tại các cơ sở dịch vụ y tế ở Việt Nam
27 p | 11 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu tại Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn