Tiểu luận:Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
lượt xem 13
download
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận:liên hợp quốc và các khía cạnh pháp lý', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý Tiểu luận Liên Hiệp Quốc và các khá cạnh pháp lý 1
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5 VẤN ĐỀ IRAN.......................................................................................................... 7 I. KHÁI QUÁT CHUNG ..................................................................................... 7 1. Khái quát về Iran...................................................................................... 7 2. Vấn đề hạt nhân Iran ................................................................................ 7 II. CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN VỀ VẤN ĐỀ IRAN ............ 8 A. NGHI QUYẾT 1696 CỦA HĐBA LHQ........................................................ 8 1. Hoàn cảnh ra đời...................................................................................... 8 2. Nội dung chính của nghị quyết 1696 ......................................................... 8 3. Phản ứng của các nước ............................................................................ 9 a. Phản ứng của các quốc gia khác ............................................................ 9 b. Phản ứng của Iran ............................................................................... 11 4. Đánh giá, phân tích nghị quyết ............................................................... 11 B. NGHỊ QUYẾT 1737.................................................................................... 13 1. Hoàn cảnh ra đời.................................................................................... 13 2. Nội dung chính ....................................................................................... 13 3. Phản ứng của các nước .......................................................................... 15 a. Phản ứng của các nước khác................................................................ 15 b. Phản ứng của Iran ............................................................................... 16 4. Đánh giá................................................................................................. 16 C. NGHỊ QUYẾT 1747.................................................................................... 18 1. Hoàn cảnh ra đời.................................................................................... 18 2. Nội dung ................................................................................................. 18 3. Phản ứng của các nước .......................................................................... 19 2
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý a. Phản ứng của các quốc gia khác .......................................................... 19 b. Phản ứng của Iran ............................................................................... 20 4. Đánh giá................................................................................................. 21 D. NGHỊ QUYẾT 1803.................................................................................... 22 1. Hoàn cảnh ra đời nghị quyết 1803.......................................................... 22 2. Nội dung ................................................................................................. 23 3. Phản ứng của các quốc gia..................................................................... 24 a. Phản ứng của các nước khác................................................................ 24 b. Phản ứng của Iran ............................................................................... 26 4. Đánh giá................................................................................................. 26 E. NGHỊ QUYẾT 1835.................................................................................... 28 1. Hoàn cảnh ra đời: .................................................................................. 28 2. Nội dung chính của Nghị quyết 1835 ...................................................... 28 3. Phản ứng của các quốc gia..................................................................... 29 a. Phản ứng của các quốc gia khác .......................................................... 29 b. Phản ứng của Iran ............................................................................... 29 4. Đánh giá, phân tích nghị quyết ............................................................... 30 VẤN ĐỀ BẮC TRIỀU TIÊN.................................................................................. 31 I. KHÁI QUÁT CHUNG ................................................................................... 31 1. Khái quát về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên............................ 31 2. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên .............................................................. 31 II. CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA HĐBA VỀ VẤN ĐỀ BẮC TRIỀU TIÊN ............. 32 A. NGHỊ QUYẾT 825 (11/5/1993) .................................................................. 32 1. Hoàn cảnh ra đời nghị quyết................................................................... 32 2. Nội dung của nghị quyết ......................................................................... 32 a. Cơ sở pháp lý của nghị quyết .............................................................. 32 3
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý b. Nội dung chính của nghị quyết............................................................ 33 3. Phản ứng của các quốc gia..................................................................... 34 a. Phản ứng của các quốc gia khác .......................................................... 34 b. Phản ứng của Bắc Triều Tiên .............................................................. 34 4. Đánh giá về nghị quyết và phản ứng của các quốc gia............................ 34 B. NGHỊ QUYẾT 1540 (28/4/2004) ................................................................ 35 1. Hoàn cảnh ra đời của nghị quyết ............................................................ 35 2. Nội dung nghị quyết................................................................................ 36 a. Cơ sở pháp lý của nghị quyết .............................................................. 36 b. Nội dung chính của nghị quyết............................................................ 36 3. Phản ứng của các nước .......................................................................... 39 a. Phản ứng của các nước khác................................................................ 39 b. Phản ứng của CHDCND Triều Tiên .................................................... 40 4. Đánh giá................................................................................................. 40 C. NGHỊ QUYẾT 1695.................................................................................... 41 1. Hoàn cảnh ra đời.................................................................................... 41 2. Nội dung Nghị quyết 1695 ...................................................................... 42 a. Cơ sở pháp lý của nghị quyết .............................................................. 42 b. Nội dung chính của Nghị quyết ........................................................... 42 3. Phản ứng của các quốc gia..................................................................... 43 a. Phản ứng của các quốc gia khác .......................................................... 43 b. Phản ứng của DPRK ........................................................................... 44 4. Đánh giá................................................................................................. 44 D. NGHỊ QUYẾT 1718.................................................................................... 45 1. Hoàn cảnh ra đời Nghị quyết 1718 ......................................................... 45 2. Nội dung Nghị quyết 1718 ...................................................................... 45 4
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý a. Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 45 b. Nội dung chính của Nghị quyết ........................................................... 46 3. Phản ứng của các quốc gia..................................................................... 48 a. Phản ứng từ các quốc gia khác ............................................................ 48 b. Phản ứng của DPRK ........................................................................... 50 4. Đánh giá................................................................................................. 50 ĐÁNH GIÁ CHUNG .............................................................................................. 51 5
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý MỞ ĐẦU Vấn đề hạt nhân đã và đang là mối quan tâm lớn của toàn thế giới. Thực tế các công nghệ hạt nhân đang được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều trong các công trình phục vụ mục đích dân sự; tuy nhiên, cuộc chạy đua vũ trang – sản xuất vũ khí hạt nhân cũng ngày càng diễn ra với cường độ mạnh mẽ không kém. Hai thực tiễn sử dụng này khiến cho quan hệ quốc tế bị ảnh hưởng khá lớn: vấn đề làm thế nào để phân biệt hay cụ thể là đảm bảo các nước chỉ xây dựng các chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình (trừ một số nước theo qui đinh của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân). Trong số các quốc gia đang sở hữu công nghệ này, Iran và Bắc Triều Tiên hiện là những vấn đề nổi bật nhất trong quan hệ quốc tế, và thậm chí được cho là có thể phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế. Trước lo ngại trên, Liên hợp quốc đã có những biện pháp liên tục nhằm xoa dịu những nguy cơ hạt nhân thực hiện trách nhiệm được đa số các quốc gia giao cho theo qui định tại Điều 1 của Hiến chương LHQ. Cụ thể: “Liên Hợp Quốc theo đuổi những mục đích sau: Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe doạ hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;” Trong thực tiễn hoạt động, để tiến hành những bước giải quyết vấn đề hạt nhân này, LHQ mà cụ thể là Hội đồng bảo an hoạt động tích cực sôi nổi và đã thông qua rất nhiều nghị quyết để yêu cầu Iran và Bắc Triều Tiên hợp tác tái duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đối với cả hai trường hợp này, Hội đồng bảo an đều phải áp dụng chương VII của Hiến chương LHQ đưa ra những biện pháp cứng rắn để áp đặt với cả hai quốc gia này. Cụ thể, các biện pháp đó sẽ được phân tích trong từng Nghị quyết của HĐBA ở các phần tiếp theo. 6
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý VẤN ĐỀ IRAN I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Khái quát về Iran • Cộng hoà hồi giáo Iran, tên gọi đơn giản là Iran, là một quốc gia ở Trung Đông, nằm ở phía Tây Nam châu Á. Trước 1935, tên gọi của nước này là Ba Tư. • Thủ đô: Tehran. • Iran giáp với Armenia, Azerbaijan và Turkmenistan ở phía Bắc, Pakistan và Afghanistan ở phía Đông, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây. Iran giáp biển Caspia về phía Bắc. Vịnh Ba Tư (thuộc Iran) là vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa bán đảo Ả Rập và vùng Tây Nam Iran 2. Vấn đề hạt nhân Iran Chương trình hạt nhân Iran đã kéo dài 50 năm, bắt đầu từ một lò phản ứng mua từ Mỹ năm 1959. Vào những năm 1990, Iran lên kế hoạch xây dựng 23 lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, kế hoạch này không được xem là bước chuẩn bị cho chương trình hạt nhân bởi lúc này Iran không tìm kiếm công nghệ làm giàu nhiên liệu. Trên thực tế đã có những nghi ngại nhất định về chương trình hạt nhân của Iran. Chương trình hạt nhân Iran tạm ngừng trong thời gian giữa cuộc cách mạng Iran 1979 và thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh giữa Iraq và Iran. Hiện tại, Iran đang có kế hoạch khá tham vọng là xây dựng 7 nhà máy điện hạt nhân đến năm 2025. Cũng như những gì Iran đã lập luận trong những năm 1970s, nhà máy điện hạt nhân là cần thiết cho nhu cầu năng lượng trong nước ngày càng tăng, trong khi dầu và khí đốt là để thu hút ngoại tệ. Iran đã khẳng định rất nhiều lần là chương trình hạt nhân của Iran là để phục vụ cho mục đích hoà bình. Người phát ngôn của chính phủ Iran Gholam Hussein Elham phát biểu vào tháng 7 năm 2006 rằng Iran sẽ không bao giờ sản xuất vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Cũng vào lúc đó, lãnh đạo tối cao ở Iran Ali Khamanei khẳng định rằng Iran sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình làm giàu Uranium. Chương trình làm giàu uranium có thể được dùng cho cả mục tiêu quân sự lẫn dân sự. Tuy nhiên, hai thập kỷ làm giàu uranium trong bí mật của Iran đã làm cho thế giới nghi ngờ về ý định thật sự của Iran đối với chương trình hạt nhân này. 7
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý II. CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN VỀ VẤN ĐỀ IRAN A. NGHI QUYẾT 1696 CỦA HĐBA LHQ 1. Hoàn cảnh ra đời: • Tháng 2/2006, Iran khôi phục chương trình làm giàu theo sau nghị quyết ngày 04/12 của IAEA báo cáo lên HĐBA và đe dọa sẽ rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến. • Ngày 29/3/2006 HĐBA kêu gọi Iran ngừng chương trình hạt nhân nhưng Iran từ chối thông báo này và tái khẳng định Iran có quyền đối với công nghệ làm giàu uranium vì mục đích dân sự. Hơn nữa, Iran xác nhận dự định không ngừng bất kì hoạt động hạt nhân nào. • 5 thành viên thường trực và Đức cho rằng Iran đã không thực hiện các bước cần thiết cho phép bắt đầu đàm phán và do vậy không còn cách nào khác là đưa lại vấn đề cho HĐBA. Họ bắt đầu thảo luận về bản dự thảo nghị quyết cứng rắn hơn đối với Iran. 2. Nội dung chính của nghị quyết 1696: Nghị quyết 1696 được thông qua ngày 31/7/2006, nghị quyết khẳng định Hội đồng Bảo an sẽ xem xét áp dụng "các biện pháp thích hợp" theo điều 40, Chương 7 của Hiến chương LHQ, liên quan đến trừng phạt kinh tế nếu Iran không tuân thủ thời hạn chót vào ngày 31/8 để ngừng làm giàu uranium và mở cửa cho các cơ quan thanh sát quốc tế. Cụ thể các điều khoản trong Nghị quyết như sau: 1. Yêu cầu Iran phải chứng minh được rằng Chương trình hạt nhân của Iran chỉ với mục đích hoà bình, 2. Yêu cầu Iran ngừng tất cả các việc làm giàu và tái sản xuất uranium, 3. Lên án hoạt động trì hoãn của Iran cũng như yêu cầu Iran thực hiện đầy đủ và xác thực các yêu cầu của ban lãnh đạo IAEA, khuyến khích Iran, phù hợp với các điều khoản trên, tham gia trở lại vào cộng đồng quốc tế và IAEA, và nhấn mạnh những cam kết này sẽ mang lại lợi ích cho Iran, 8
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý 4. Trung Quốc, Pháp, Đức, Liên Bang Nga, Vương Quốc Anh và Mỹ, cùng với sự ủng hộ của Thượng viện EU sau 1 thời gian dài chuẩn bị, đã phê chuẩn đề xuất S/2006/521 cho phép phát triển quan hệ và hợp tác với Iran trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và thiết lập sự tin cậy quốc tế với Chương trình hạt nhân vì mục đích hoà bình của Iran (the establish ment of international confidence in the exclusively peaceful nature of Iran’s nuclear programme). 5. Kêu gọi các quốc gia phù hợp với thẩm quyền hợp pháp của mình và phù hợp với luật quốc tế, phòng chống việc vận chuyển bất cứ thiết bị, nguyên liệu, hàng hoá và công nghệ mà có thể góp phần vào hoạt động tái sản xuất và làm giàu uranium và các chương trình tên lửa đạn đạo, 6. Nhấn mạnh sự cần thiết của việc IAEA tiếp tục công việc xác minh tất cả các vấn đề nổi bật có liên quan tới Chương trình hạt nhân của Iran, và yêu cầu Iran thực hiện theo đúng những điều khoản của Nghị định thư Bổ sung và thực hiện mà không trì hoãn các giải pháp mà IAEA yêu cầu trong việc hỗ trợ những khảo sát tiếp theo của IAEA. 7. Trong trường hợp Iran không tuân thủ nghị quyết này khi đến thời hạn (ngày 31 tháng 8), sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp theo điều 41, chương VII của Hiến chương LHQ để thuyết phục Iran tuân thủ nghị quyết này và các yêu cầu của IAEA. 3. Phản ứng của các nước a. Phản ứng của các quốc gia khác Quata: Quata là quốc gia Arập duy nhất trong HĐBA lúc này, và cũng là thành viên duy nhất bỏ phiếu chống đối với nghị quyết 1696. Mặc dù quốc gia này vẫn lo ngoại về tham vọng hạt nhân của Iran, cũng như vị trí địa lý của Quatar là ở gần các nhà máy năng lượng hạt nhân đang xây dựng tại Bushehr của Iran, nhưng đại sứ Quata khẳng định rằng ông không đồng ý với nghị quyết này của HĐBA. Ông cho rằng nhẽ ra hội đồng nên đợi thêm một vài ngày nữa để xem xét thiện chí của Iran trong việc hợp tác, nhất 9
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý là khi Iran không phản đối đề xuất ngày 6 tháng 6 của 5 thành viên thường trực cộng Đức. Mỹ: Phát ngôn viên của Mỹ bày tỏ sự đồng ý và hài lòng đối với hành động rõ ràng và quyết liệt của HĐBA khi thông qua nghị quyết 1696. Chương trình hạt nhân của Iran là một mối đe doạ trực tiếp đến hoà bình và an ninh quốc tế. Mỹ còn gửi thông điệp đến Iran qua lời phát biểu của phát ngôn viên là Mỹ và các nước khác sẽ hành động nhân danh LHQ nếu như Iran không tuân thủ nghị quyết này bằng các biện pháp như cấm vận hoặc sử dụng các biện pháp theo điều 41 của HCLHQ Pháp: Phát ngôn viên bộ ngoại giao của Pháp nói: Pháp với tư cách là đồng soạn thảo nghị quyết, tán thành với nghị quyết này, thể hiện một bước tiếp quan trọng trong việc giải quyết đa phương vấn đề hạt nhân của Iran và cho thấy sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Pháp nhấn mạnh rằng nghị quyết đã cho Iran một thời hạn (deadline) để lựa chọn giữa việc đối thoại hay bị cô lập. Đồng thời, Pháp cũng nhấn mạnh thêm rằng những đề xuất của P5+1 vẫn còn hiệu lực nếu như Iran chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân của mình thay vào đó là chương trình hạt nhân vì mục đích dân sự với sự giúp đỡ của các nước trong đó có Pháp. Trung Quốc và Nga: Hai nước này lập luận chống lại những đề cập cụ thể về lệnh trừng phạt và nhấn mạnh rằng Hội đồng Bảo an sẽ phải tiếp tục bàn thảo về việc nên áp dụng các biện pháp nào nếu Iran không đáp ứng thời hạn chót. Tuy nhiên cả hai nước này muốn Iran chấp nhận nội dung gói đề xuất và chứng minh cho cả thế giới biết rằng chương trình hạt nhân của mình là nhằm sản xuất điện chứ không phải chế tạo bom nguyên tử. Anh: Đại sứ Anh tại LHQ John Bolton chúc mừng nghị quyết trên. "Đây là nghị quyết đầu tiên của Hội đồng Bảo an về Iran trước chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, phản ánh tính nghiêm trọng của tình hình và quyết tâm của Hội đồng", ông nói. "Chúng tôi hy vọng nghị quyết này sẽ chứng minh cho Iran thấy 10
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý rằng cách tốt nhất để chấm dứt sự cô lập quốc tế đơn giản là từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân". b. Phản ứng của Iran Đại sứ Iran tại LHQ Javad Zarif kịch liệt phản đối động thái trên. Mỹ và các nước khác cáo buộc Iran đang cố gắng chế tạo vũ khí hạt nhân song nước Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ phục vụ mục đích hòa bình. "Chương trình hạt nhân hòa bình của Iran không gây ra bất cứ một mối nguy hại nào cho hòa bình và an ninh quốc tế, do vậy giải quyết vấn đề này trong Hội đồng Bảo an là tùy tiện và bỏ qua mọi cơ sở hợp pháp hoặc lợi ích thiết thực", ông Zarif nói. Vì thế, Iran cho rằng HĐBA đã hành động không dựa trên cơ sở hợp pháp. Iran cho rằng hành động của HĐBA với mục đích bắt buộc Iran ngừng các chương trình làm giàu Uranium là vi phạm luật pháp quốc tế, Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và nghị quyết của IAEA. Điều này cũng trái với quan điểm của hầu hết các nước thành viên LHQ. Iran là thành viên của Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT) song nước này nói rõ rằng họ có quyền theo đuổi việc sản xuất điện hạt nhân trong phạm vi các điều khoản của hiệp ước này. Cơ chế mà NPT thiết lập ra đưa lại quyền lợi chính đáng cho các thành viên của nó và đồng thời nó cũng cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Iran cho rằng không công bằng khi những kẻ coi thường NPT, đặc biệt là thủ phạm của những vụ tàn sát gần đây tại Lebanon và Palestine lại được hưởng những thoả thuận rộng lượng về hợp tác hạt nhân " Đây là bước tụt lùi để đảm bảo NPT và đảm bảo tính toàn cầu của nó." 4. Đánh giá, phân tích nghị quyết - Vấn đề nổi bật gây nhiều tranh cãi nhất đối với nghị quyết 1696 liên quan đến việc HĐBA áp dụng chương VII của Hiến chương LHQ. Nghị quyết 1696 viết HĐBA hành động "theo điều 40 chương VII của hiến chương LHQ nhằm làm cho việc đình chỉ được yêu cầu bởi IAEA trở thành bắt buộc. Điều 40 qui định về các biện pháp tạm thời nhằm ngăn tình trạng trầm trọng thêm của một tình hình mà HĐBA đã xác định là đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế theo điều 39. Nhưng nghị quyết 1696 dường như 11
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý đi ngược lại so với nguyên tắc truyền thống này. Trong nghị quyết 1696 không hề có sự khẳng định chương trình hạt nhân của Iran là đe doạ hoà bình và an ninh thế giới, chỉ có 1 đoạn nói đến nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân của Iran như sau : "Concerned by the proliferation risks presented by the Iranian nuclear programme, mindful of its primary responsibility under the Charter of the United Nations for the maintenance of international peace and security, and being determined to prevent an aggravation of the situation" - Như vậy có thế nói là HĐBA đã chỉ sử dụng điều 40 để làm cho những yêu cầu của HĐ đối với Iran mang tính ràng buộc mà không cần phải thực hiện việc xác định đe doạ hoà bình an ninh quốc tế qua điều 39 nữa. Và có thể đây sẽ là kiểu mẫu chứng tỏ HĐBA có thể có rất nhiều cách thực hiện ý định làm cho 1 nghị quyết trở nên ràng buộc. (có thể lập luận theo điều 25 để làm cho nghị quyết này có tính ràng buộc) - Trong bản dự thảo vào tháng 5 có dẫn chiếu đến điều 39, nhưng ở nghị quyết này thì không có việc dẫn chiếu đó. Đặc biệt là từ "threat"- nguy cơ đe doạ không được sử dụng trong cả bản nghị quyết này. Phải chăng việc này nhằm làm giảm bớt ảnh hưởng của chương VII đối với bản nghị quyết, mà ảnh hưởng này cuối cùng có thể dẫn tới việc sử dụng vũ lực ở điều 42. Thêm nữa là từ "decides" - quyết định cũng không được sử dụng trong nội dung chính mà thay vào đó là các từ như kêu gọi, yêu cầu (calls upon, requests, demands) để có thể là nhằm làm cho giọng điệu của nghị quyết này trở nên mềm mỏng hơn. - Việc HĐBA cho Iran thời hạn đến ngày 31 tháng 8, chỉ sau 9 ngày so với thời hạn mà Iran yêu cầu là 22 tháng 8 để trả lời cho gói đề xuất của các nước lớn. Điều này đặt ra nghi vấn như đại sứ Qatar đã nói là tại sao HĐBA lại hành động như vậy. Dường như là tính cấp bách của bản nghị quyết này chỉ là nhân tạo, và có vẻ còn làm tình hình xấu thêm (in flame). Các câu hỏi đặt ra: - Phải chăng là do vấn đề hạt nhân của Iran chưa được làm rõ (IAEA is unable to conclude that there are no undeclared nuclear materials or activities in Iran) nên bản nghị quyết đã ko dẫn chiếu đến điều 39? Không có cơ sở cho việc tìm ra nguy cơ đe doạ hoà bình an ninh quốc tế đối với chương trình hạt nhân của Iran. Theo các chuyên 12
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý gia độc lập và giám đốc cơ quan tình báo Mỹ thì nếu Iran có ý định chế tạo vũ khí hạt nhân, Iran còn phải mất vài năm nữa mới có thể chế tạo được 1 số loại vũ khí hạt nhân đơn lẻ, và ít nhất là 1 thập kỉ nữa để có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân. - Điều này có là nhằm làm giảm bớt hậu quả của hành động có vẻ như hơi vội vã của HĐBA khi thông qua nghị quyết này? Liệu việc thông qua nghị quyết này của HĐBA có phải là do chịu tác động của sức ép chính trị? Sau đó, HĐBA thông qua 1 nghị quyết mới B. NGHỊ QUYẾT 1737 1. Hoàn cảnh ra đời: • Nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực ngoại giao và chính trị để tìm ra giải pháp đảm bảo rằng chương trình hạt nhân của Iran là thực sự vì mục đích hoà bình. • HĐBA quyết định đưa ra những biện pháp phù hợp để buộc Iran phải tuân theo Nghị quyết 1696 và yêu cầu của IAEA. Do những nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân trong chương trình hạt nhân của Iran, cộng với sự khăng khăng không tuân thủ yêu cầu của IAEA, HĐBA lưu ý đến trách nhiệm cơ bản của mình theo Hiến chương của LHQ là bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế. • Ngày 23 tháng 12 năm 2006, HĐBA đã thông qua lệnh cấm vận để ngừng chương trình phát triển hạt nhân của Iran. Nghị quyết này được chuẩn bị bởi Đức và 5 thành viên thường trực của HĐBA, biểu hiện qua nhiều tháng đàm phán để đưa ra những lệnh cấm vận hoàn chỉnh đáp trả lại việc không tuân thủ yêu cầu của HĐBA của Iran. 2. Nội dung chính: 1- Nghị quyết 1737 theo điều 41 của chương VII Hiến chương, HĐBA quyết định rằng Iran nên ngay lập tức ngừng các hoạt động phổ biến hạt nhân như sau: tất cả các hoạt động liên quan đến làm giàu và xử lí lại, bao gồm nghiên cứu và phát triển; và việc nghiên cứu tất cả các dự án liên quan đến nước nặng, bao gồm việc xây dựng một 13
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý lò phản ứng nghiên cứu vận hàng bởi nước nặng. Việc dừng các hoạt động này sẽ được xác nhận bởi IAEA. 2- Đặc biệt, HĐBA quyết định rằng tất cả các quốc gia nên ngăn việc cung cấp, bán hoặc vận chuyển thiết bị hoặc công nghệ có liên quan vì lí do sử dụng hoặc đem lại lợí ích cho Iran, nếu quốc gia thấy những yếu tố đó sẽ góp phần vào hoạt động làm giàu, xử lí lại hay có liên quan đến nước nặng, hoặc góp phần vào sự phát triển hệ thống phân phối vũ khí hạt nhân. 3- Lệnh cấm vận lần này bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu giữa Iran và tất cả các quốc gia các nguyên vật liệu, kĩ thuật được sử dụng trong quá trình làm giàu hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Nghị quyết cũng kêu gọi tất cả các quốc gia đóng băng tài sản của 12 cá nhân và 10 thực thể liên quan tới vấn đề hạt nhân và chương trình chế tạo tên lửa đạn đạo của Iran cũng như đề phòng việc các cá nhân và thực thể này nhập cảnh, quá cảnh qua lãnh thổ của chính các quốc gia. 4- Hội đồng yêu cầu một bản Báo cáo của Giám đốc IAEA trong vòng 60 ngày về việc liệu Iran có đình chỉ đầy đủ và liên tục các hoạt động được đề cập trong nghị quyết không, cũng như về quá trình tuân theo các bước của Iran được yêu cầu bởi uỷ ban IAEA. HĐBA quyết định sẽ giải quyết vấn đề Iran sau khi xem xét bản báo cáo và đình chỉ việc triển khai các biện pháp, nếu hoặc miễn là Iran đình chỉ các hoạt động làm giàu và xử lí lại. 5- HĐBA cũng thiết lập 1 uỷ ban mới dựa trên các thành viên của Hội đồng, để quan sát việc thực thi văn bản hiện tại và đưa ra những cá nhân hay thực thể khác vào trong những điều mà lệnh cấm vận áp dụng. Uỷ ban sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các hành động phù hợp với sự xâm phạm vào phê chuẩn này, xem xét những yêu cầu miễn trừ, đưa thêm những cá nhân hay thực thể vào trong các biện pháp xử lí và sẽ thông báo ít nhất là trong vòng 90 ngày tới HĐBA về việc thực hiện các nghị quyết. Tất cả các quốc gia phải thông báo lại cho HĐ trong vòng 60 ngày về những bước mà họ đã làm để thực hiện những điều khoản tương đương trong nghị quyết. 14
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý 3. Phản ứng của các nước a. Phản ứng của các nước khác Mỹ: Đại diện của Mỹ nhấn mạnh rằng việc thông qua nghị quyết này đã gửi cho Iran một thông điệp rằng đã có những phản ứng gay gắt vì sự không tôn trọng và thách thức liên tục SC. Ông ta hy vọng nghị quyết này sẽ thuyết phục Iran rằng cách tốt nhất để đảm bảo an ninh và chấm dứt bị cô lập là dừng chương trình vũ khí hạt nhân và tiến hành những bước được vạch ra trong văn bản và ông ta hy vọng vào sự đáp lại không điều kiện và ngay lập tức. Văn bản đã được đưa ra với một nền tảng quan trọng cho hành động và cấm các thành viên phải từ chối các thiết bị, công nghệ và sự trợ giúp kĩ thuật và tài chính để phục vụ các hoạt động hạt nhân của Iran. Với thái độ không ủng hộ Iran, US sẽ đưa ra trước SC những hành động xa hơn nữa. Anh Đại diện của Anh cho rằng việc thông qua nghị quyết của Hội đồng bảo an vào ngày 31 tháng 7 yêu cầu Iran đình chỉ những hoạt động được đề cập ở trên và rằng quốc gia này đã hoàn toàn coi thường và không tuân thủ luật pháp quốc tế. Nếu Iran không thay đổi cách hành xử này, hội đồng sẽ tiến hành những biện pháp tăng cường, trong văn bản ngày hôm nay. Do đó, Iran đối mặt 1 sự lựa chọn và sự ủng hộ ngày hôm nay đã chỉ ra tính nghiêm trọng của lựa chọn đó. Ông hy vọng Iran sẽ lưu ý đến quyết định của hội đồng và quay trở lại đàm phán để giải quyết hồ sơ hạt nhân và rằng lần lượt sẽ mở đường cho liên minh châu âu và iran bắt đầu một mối quan hệ nới ra rộng hơn vì lợi ích của nhau và vì lợi ích của hoà bình và an ninh quốc tế. Nga Sự công kích chính của nghị quyết là sự ủng hộ của hội đồng đối với các hoạt động của IAEA về những vấn đề trong tầm tay. Những cuộc hội đàm dài và khó khăn đã tập trung vào việc thông qua những biện pháp mà Iran cần để đảm bảo lòng tin vào chương trình hạt nhân mà đã được trình bày bởi uỷ ban IAEA. Hợp tác với Iran trong các lĩnh vực mà Nghị quyết không cấm là phù hợp với các quy định trên. Trong văn bản này, các biện pháp được áp dụng phải được tuân theo điều 41 của Hiến chương, và không cho phép sử dụng vũ lực. 15
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý Trung Quốc Đại diện của Trung Quốc cho rằng những biện pháp cấm vận này chưa phải đã kết thúc, và nó có ý nghĩa kêu gọi Iran trở lại đàm phán. Các lệnh cấm vận trong nghị quyết này đã được giới hạn và có khả năng bãi bỏ. Cũng có các điều khoản rõ ràng rằng nếu Iran đình chỉ các hoạt động liên quan đến làm giàu và tái xử lí hạt nhân phù hợp với Nghị quyết của HĐBA và yêu cầu của IAEA thì HĐBA sẽ đình chỉ thậm chí cắt hoàn toàn những cấm vận đó. Trung Quốc nhấn mạnh thiện chí phát triển mối quan hệ hợp tác với Iran của các nước và thiết lập lòng tin của cộng đồng quốc tế với chương trình làm giàu hạt nhân với mục đích hoà bình. b. Phản ứng của Iran Hội đồng Bảo an đã áp đặt lệnh cấm vận đối với 1 thành viên của Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Nước này đã đặt tất các các cơ sở hạt nhân theo sự quan sát của IAEA. Việc đưa chương trình hạt nhân vì mục đích hoà bình của Iran ra HĐBA bởi 1 thành viên cụ thể là Mĩ không phải nhằm mục tiêu giải quyết vần đề mà chỉ là việc ép buộc Iran từ bỏ quyền của mình theo như Hiệp ước NPT về công nghệ hạt nhân. Ông ta đã không chấp nhận Nghị quyết này với lí do đây là những đòi hỏi trái quy định của luật pháp. Cũng trong thời gian này, Iran đã tiếp tục đi tới những biện pháp để làm dịu đi mối quan tâm hạt nhân. Iran không cần phải xây dựng lòng tin vì lòng tin vì nó chỉ có thể có được nếu việc tuân thủ luật quốc tế và các hiệp ước quốc tế một cách công bằng. Trong Nghị quyết đưa ra vào tháng 12 năm 2006, các lệnh cấm vận dành cho Iran khi nước này không chấm dứt chương trình làm giàu hạt nhân của mình theo như thời hạn mà HĐBA đưa ra. Iran viện dẫn rằng nước này có quyền tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước NPT được kí vào năm 1970, cho phép Iran được phát triển hạt nhân với mục tiêu hoà bình dưới sự quan sát của IAEA. 4. Đánh giá - UN đã chậm trễ trong việc đưa ra những lệnh trừng phạt Iran. Các quốc gia thành viên tránh Nghị quyết này có thể vì nó xung đột với lợi ích riêng của họ. Tương tự với trường hợp UN là bị chỉ trích không giải quyết tình trạng ở Dafur một cách hiệu quả. HĐBA đã thông qua các nghị quyết để kêu gọi chính phủ Xuđăng giải trừ vũ trang 16
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý của quân phiến loạn Janjaweed, và gửi lực lượng gìn giữ hoà bình ở đó. Tuy nhiên những hành động này không mang lại kết quả. Người ta mong đợi HĐBA đưa ra những hành động mạnh mẽ để triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình 1 cách có trật tự để bảo vệ người dân ở đây. Trung Quốc phụ thuộc vào khu vực này vì vấn đề dầu mỏ nên đã tạo cơ hội cho Chính Phủ Xuđăng chống lại sự can thiệp này. Do lợi ích của riêng mỗi quốc gia mà UN tiếp tục bị động khi đối mặt với việc hối thúc những vấn đề quốc tế. - Lần này, UN cũng bị chỉ trích vì đã chậm trễ đưa ra những hình phạt dành cho Iran vì lợi ích kinh tế của Nga và Trung Quốc. Nga đã phản đối những Nghị quyết mà được đệ trình ra HĐBA trước đó. Đại sứ Nga đã kịch liệt chống lại ngôn từ dùng trong lệnh trừng phạt mà ảnh hưởng đến những hiệp định thương mại của Nga với Iran. Ví dụ, ở dự thảo trước nghị quyết chỉ rõ tất cả các quốc gia không được cho những thành phần Iran đang ở trong diện nghi phạm vào quốc gia mình, nhưng nghị quyết lại đơn giản chỉ kêu gọi các quốc gia đề cao cảnh giác trên toàn biên giới của nước mình. Cũng chính do sự chậm trễ trong việc đưa ra những nghị quyết kịp thời mà hậu quả là vào tháng 2 năm 2007, IAEA thông báo Iran đang tiếp tục và gần tới đạt tới 1000centrifuges mà có khả năng làm giàu uranium ở cơ sở hạt nhân ở Natanz. - Việc áp dụng các lệnh cấm vận này cho thấy sự yếu kém điển hình của hầu hết các cơ chế cấm vận. Trong khi một vài các quốc gia thực hiện các lệnh cấm vận của LHQ, một vài số khác thì không. Trong thời đại toàn cầu hoá này, khi một số lượng lớn hàng hoá được mua bán từ các quốc gia khác nhau, nên việc cấm vận là mang tính toàn cầu và được thực hiện cũng trong phạm vi trên. Toàn cầu hoá, sự gia tăng hội nhập kinh tế thế giới là một con dao hai lưỡi cho những cấm vận kinh tế. - Cụ thể ở đây, Iran là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn, đóng góp 80% tổng sản lượng xuất khẩu hàng năm. Iran là nước sản xuất dầu lửa lớn thứ hai OPEC sau Arab. Cấm vận kinh tế hoàn toàn chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Iran nhưng cũng tác động đến kinh tế thế giới do giá dầu tăng cao. Iran cũng có mối quan hệ kinh tế với những nước tiêu thụ năng lượng lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Nga. Đây là lí do mà những biện pháp cấm vận về kinh tế không đem lại hiệu quả. Một lần nữa, HĐBA thông qua nghị quyết mới bổ sung cho Nghị quyết 1737. 17
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý C. NGHỊ QUYẾT 1747 1. Hoàn cảnh ra đời Nghị quyết 1747 được HĐBA thông qua tại cuộc họp 5647 vào ngày 24/3/2007, với sự nhất trí của các thành viên nhằm thắt chặt hơn nữa các biện pháp cấm vận đối với Iran vì đã không tuân thủ các nghị quyết 1696 và 1737. IAEA báo cáo rằng Iran vẫn bất hợp tác với IAEA trong việc ngừng các hoạt động làm giàu uranium. Iran đã không đạt được các yêu cầu của IAEA, không tuân theo các điều khoản trong các nghị quyết 1696 và 1747 của HĐBA. HĐBA nhận thấy trách nhiệm cơ bản của mình theo HC LHQ là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và nhận thấy rằng những chương trình hạt nhân của Iran mang lại những nguy hiểm phổ biến vũ khí hạt nhân. 2. Nội dung - Tái khẳng định những cam kết trong Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, các quốc gia thành viên phải tuân theo một cách đầy đủ tất cả những nghĩa vụ được đề ra trong Hiệp ước, cũng như nhắc lại quyền của họ phù hợp với Điều I và II của Hiệp ước: phát triển việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hoà bình mà không có bất kì một sự phân biệt đối xử nào. - Nhắc lại bản báo cáo gần đấy nhất của Tổng chỉ huy IAEA vào 22/7/2007, và lấy làm tiếc rằng, Iran đã không tuân theo Nghị quyết 1696 và 1737 của Hội đồng Bảo an. HĐBA căn cứ vào Điều 41 hiến chương LHQ về áp dụng các biện pháp đối với Iran: - Iran không được trì hoãn việc áp dụng các biện pháp được đưa ra bởi Ban Thống đốc IAEA trong nghị quyết GOV/2006/14. - Kêu gọi các quốc gia đề phòng và hạn chế việc nhập cảnh hay quá cảnh của các phần tử kết giao hoặc ủng hộ các hoạt động phổ biến hạt nhân nhạy cảm của Iran qua lãnh thổ các quốc gia này. 18
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý - Iran không được cung cấp, bán hay vận chuyển trực tiếp hay gián tiếp vũ khí và các trang thiết bị liên quan từ lãnh thổ quốc gia mình hoặc bởi những người dân của mình cũng như sử dụng máy bay, tàu mang cờ nước mình. - Yêu cầu Iran không được trì hoãn thêm việc thực hiện các yêu cầu của HĐBA trong Điều 2 của nghị quyết 1737. - Quyết định các biện pháp trong đoạn 12, 13, 14, 15 của nghị quyết 1737 sẽ được áp dụng cho các đối tượng trong Phụ lục 1 của nghị quyết này. - Lên án việc Iran trì hoãn thực hiện các yêu cầu của HĐBA đề cập đến trong đoạn 2 của nghị quyết 1737 và của Ban thống đốc IAEA để tiến tới 1 giải pháp thông qua đàm phán. - HĐBA sẽ chấm dứt các biện pháp trong đoạn 3, 4, 5, 6, 7, 12 của nghị quyết 1737 ngay khi nhận được báo cáo rằng Iran đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các nghị quyết có liên quan của HĐBA và các yêu cầu của IAEA. - Trong trường hợp báo cáo rằng Iran không tuân theo nghị quyết 1737 và nghị quyết này thì HĐBA sẽ áp dụng những biện pháp thích hợp theo Điều 41 HCLHQ buộc Iran phải tuân theo và nhấn mạnh rằng những quyết định yêu cầu các biện pháp thích hợp tiếp theo là cần thiết. 3. Phản ứng của các nước a. Phản ứng của các quốc gia khác Sau cuộc bỏ phiếu, 5 thành viên HĐBA cho rằng: Sự nhất trí trong nghị quyết 1747 cho thấy sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với Chương trình hạt nhân của Iran. Mỹ: Nước này tỏ ra hết sức hài lòng vì HĐBA đã một lần nữa nhất trí hành động chống lại cái mà rõ ràng đe dọa nghiêm trọng dến hoà bình và an ninh thế giới. Cùng với hi vọng rằng Iran sẽ phản ứng lại nghị quyết này bằng việc tuân thủ những nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình, Mỹ cũng đã hoàn toàn sẵn sàng ủng hộ những biện pháp bổ sung trong vòng 60 ngày nếu như Iran chọn một cách phản ứng khác. Mỹ cho rằng Iran tiếp 19
- Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý tục không tuân theo nguyện vọng của cộng đồng quốc tế, quyết định của HĐBA cũng như những nghĩa vụ của Iran theo luật quốc tế. Vì thế nên HĐBA cần thiết phải đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn nữa để bảo đảm an ninh quốc gia này bằng cách cấm việc theo đuổi vũ khí hạt nhân của Iran. Nga: Nga tán thành nghị quyết này và bày tỏ sự vui mừng vì nghị quyết này đã cân đối và chặt chẽ hơn văn bản trước. Văn cảnh của nghịquyết này không hề mơ hồ mà đã mở ra con đường cho việc đàm phán. Điều quan trọng mấu chốt ở đây là nếu Iran ngừng tất cả các hoạt động làm giàu uranium của mình thì những biện pháp đưa ra trong nghị quyết này cũng sẽ được chấm dứt. Tất cả chỉ phụ thuộc vào phản ứng của Iran mà thôi. Trung Quốc: TQ không muốn chứng kiến bất kì một sự hỗn loạn nào ở vùng Trung Đông và tán thành những biện pháp hoà bình thông qua đàm phán chính trị và ngoại giao hơn đối với vấn đề hạt nhân của Iran. Nói chung, Trung Quốc vẫn nhận định ngoại giao là 1 biện pháp tốt nhất và thoả thuận cùng với IAEA gần đây sẽ mang lại bước tiến lớn. b. Phản ứng của Iran Bộ trưởng Bộ ngoại giao Iran Manouchehr Mottaki nói rằng đây là lần thứ 4 trong vòng 12 tháng gần đây HĐBA đã lạm dụng quyền lực để thực hiện các hành động phi pháp, không cần thiết và vô lý để chống lại Chương trình hạt nhân hoà bình không đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế của Iran”. Việc HĐBA đưa chương trình hạt nhân hoà bình ra xem xét là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Những hoạt động hạt nhân hoà bình của Iran không thể bị coi là đe doạ đến hoà bình thế giới dù là về mặt thực tế hay về mặt lý luận. Hơn thế nữa, một số thành viên của HĐBA đã cố ý “chính trị hoá” vụ việc này. Để đạt được mục đích chính trị và bất hợp pháp - lấy đi quyền bất khả xâm phạm của Iran đối với năng lượng hạt nhân – các quốc gia này đã ra sức bịa đặt ra các chứng cứ để buộc tội Iran. Thực tế là IAEA đã thực hiện kiểm soát tất cả các trang thiết bị hạt nhân của Iran nhưng những báo cáo của IAEA từ tháng 11/2003 cho đến thời điểm này đều chỉ ra bản chất hoà bình của chương trình hạt nhân Iran. Vào năm 2003, IAEA đã xác nhận 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Đầu tư quốc tế: Chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty xuyên quốc gia (TNCS) – Liên hệ với trường hợp Mcdonald’s thâm nhập thị trường Việt Nam
18 p | 1652 | 288
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về Hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)
20 p | 1019 | 224
-
Báo cáo tiểu luận: Việt Nam và công ước môi trường quốc tế
31 p | 368 | 83
-
Tiểu luận: Liên kết hóa học
88 p | 348 | 61
-
Tiểu luận: Các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia
20 p | 363 | 54
-
Tiểu luận: Hệ thống các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc
47 p | 205 | 24
-
Tiểu luận: Biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong chăn nuôi
13 p | 238 | 24
-
Tiểu luận:Các cơ chế khu vực về quyền con người
26 p | 105 | 19
-
Tiểu luận: Phán quyết của tòa án công lý quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán
8 p | 226 | 18
-
TIỂU LUẬN: CÁC YẾU TÔ XÁC ĐỊNH TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG NỀN KINH TẾ
25 p | 99 | 16
-
Tiểu luận: NỘI DUNG VĂN KIỆN NHÂN QUYỀN ASEAN
10 p | 102 | 15
-
Tiểu luận: CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN NÓI CHUNG VÀ CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN KHU VỰC
50 p | 106 | 15
-
Tiểu luận:Advisory Opinions on Reservations Ý kiến tư vấn về bảo lưu
9 p | 97 | 10
-
Tiểu luận :Các mối đe dọa hòa bình và an ninh thế giới
9 p | 100 | 8
-
Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009
174 p | 80 | 7
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009
27 p | 68 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận học tập kết hợp của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp của chương trình liên kết quốc tế Western Sydney tại Viện Đào tạo Quốc tế - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
234 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn