intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

84
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án làm rõ quá trình vai trò của Việt Nam vận động ứng cử và đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc giai đoạn 2008-2009. Từ đó, đưa ra những đánh giá về thành công, hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm từ quá trình Việt Nam vận động bầu cử và đảm nhiệm vai trò UVKTT HĐBA LHQ 2008-2009.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ NGUYỄN VIỆT LÂM VIỆT NAM TRONG VAI TRÒ ỦY VIÊN KHÔNG THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC GIAI ĐOẠN 2008-2009 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9310206 Hà Nội - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ NGUYỄN VIỆT LÂM VIỆT NAM TRONG VAI TRÒ ỦY VIÊN KHÔNG THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC GIAI ĐOẠN 2008-2009 Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số : 9310206 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS Nguyễn Vũ Tùng 2. PGS. TS Đặng Đình Quý Hà Nội - 2018
  3. LỜI CẢM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bât kì công trình nào khác. Nguyễn Việt Lâm
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Đình Quý và PGS. TS Nguyễn Vũ Tùng đã nhận lời hướng dẫn và tận tình chỉ dẫn để tác giả có thể hoàn thành Luận án này. Tác giả cũng xin cảm ơn Gia đình, bạn bè và Khoa sau đại học, Học viện Ngoại giao đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện. Nguyễn Việt Lâm
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ VÀ QUÁ TRÌNH ỨNG CỬ CỦA VIỆT NAM VÀO VỊ TRÍ UVKTT HĐBA LHQ NHIỆM KỲ 2008-2009 ................................................................................... 19 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 19 1.1.1. Khái niệm về chủ nghiã đa phương ................................................................................. 19 1.1.2. Chủ nghĩa đa phương trong các trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế ....... 22 1.1.3. Đa phương trong chính sách đối ngoại của các quốc gia ....................................... 27 1.1.4. Quá trình phát triển tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về đối ngoại đa phương....................................................................................................................................................... 39 1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 43 1.2.1. Bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước ..................................................................... 43 1.2.2. Quá trình đi đến quyết định ứng cử UVKTT HĐBA LHQ 2008-2009. ............ 48 1.2.3. Mục tiêu chính sách ................................................................................................................. 51 1.3. Quá trình vận động ứng cử UVKTT HĐBA LHQ 2008-2009 ......................... 53 1.3.1. Giai đoạn 1: từ năm 1997 đến tháng 7 năm 2006: ................................................... 53 1.3.2. Giai đoạn 2: từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 10 năm 2007: .............................. 54 CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ, ĐẢM NHIỆM VAI TRÒ UVKTT HĐBA LHQ NHIỆM KỲ 2008-2009 CỦA VIỆT NAM ............................................................................ 64 2.1. Quá trình chuẩn bị ................................................................................................... 64 2.1.1. Về nội dung .................................................................................................................................. 64 2.1.2. Về nhân sự, bộ máy, cơ chế phối hợp, triển khai liên ngành ............................... 67 2.2. Quá trình đảm nhận nhiệm vụ .............................................................................. 69 2.2.1. Phân loại các vấn đề thảo luận tại HĐBA ...................................................................... 71 2.2.2. Cơ chế ra quyết định .............................................................................................................. 73 2.2.3. Tham gia thảo luận giải quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự của HĐBA........................................................................................................................................................... 74 2.2.4. Công tác điều hành tại HĐBA LHQ ................................................................................... 81 2.2.5. Tham gia các cơ quan trong HĐBA .................................................................................. 89 2.2.6. Một số nghiên cưú tình huống điển hình ...................................................................... 93 CHƯƠNG 3 THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................. 110 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................................................................ 110 3.1. Thành tựu và Hạn chế ........................................................................................... 111 3.1.1. Thành tựu.................................................................................................................................. 111 3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................................................... 119 3.2. Bài học kinh nghiệm .............................................................................................. 121 3.2.1. Bài học về tầm nhìn đối ngoại và tổ chức thực hiện ............................................. 121
  6. 3.2.2. Bài học về chuẩn bị lực lượng, xây dựng nội dung ................................................ 122 3.2.3. Bài học chuẩn bị lực lượng và tổ chức thực hiện .................................................. 124 3.2.4. Bài học về triển khai lực lượng tại New York .................. Error! Bookmark not defined. 3.3. Những vấn đề đặt ra .............................................................................................. 121 3.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ...................................................................................... 127 3.3.2 Tình hình tại HĐBA LHQ hiện nay .................................................................................. 130 3.3.3 Cơ hội, thách chức và áp dụng bài học kinh nghiệm nhiệm kỳ 2008-2009 131 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 141
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 LHQ The United Nations Liên hợp quốc United Nations Hội Đồng Bảo an 2 HĐBA Security Council Liên hợp Quốc Association of Hiệp hội quốc gia các 3 ASEAN Southeast Asian nước Đông Nam Á Nations Non-permanent Ủy viên Không member of the United thường trực Hội đồng 4 UVKTT Nations Security Bảo an Liên hợp Council quốc. World Trade Tổ chức Thương mại 5 WTO Organiztion Thế giới Diễn đàn hợp tác Asia-Pacific Economic 6 APEC kinh tế Châu Á Thái Cooperation Bình Dương General Assembly of Đại Hội đồng Liên 7 ĐHĐ the United Nations. hợp quốc Permanent Member of Ủy viên thường trực 8 UVTT the United Nations Hội đồng Bảo an Security Council Liên hợp quốc Diễn đàn hợp tác Á- 9 ASEM Asia Europe Meeting Âu Peace Keeping Hoạt động gìn giữ 10 PKO Operations hoà bình
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc, được giao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, qua đó có vai trò và ảnh hưởng lớn trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống chính trị thế giới. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐBA được quy định tại các điều VI, VII, VIII và XII của Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm: (i) ra khuyến nghị, quyết định về các biện pháp giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế; (ii) xác định sự tồn tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành động xâm lược, khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cưỡng chế, kể cả sử dụng vũ lực, cần được tiến hành để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế; (iii) khuyến khích việc giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua các cơ chế/tổ chức khu vực, sử dụng các cơ chế khu vực để thực thi các hành động trong quyền hạn của HĐBA và thường xuyên được cung cấp thông tin về các hoạt động do các cơ chế/tổ chức khu vực tiến hành nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; (iv) sử dụng sự hỗ trợ của Hội đồng ủy thác để thực thi các chức năng của Liên hợp quốc liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục trong các lĩnh vực chiến lược [1]. HĐBA thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao với tư cách thay mặt cho tất cả các thành viên LHQ, là cơ quan duy nhất của LHQ có quyền hạn trong việc dùng hành động để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Các quyết định, nghị quyết của HĐBA, theo chương VII Hiến chương, khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc; tất cả các thành viên của LHQ đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành. HĐBA gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước uỷ viên thường trực Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực do
  9. 2 ĐHĐ LHQ bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý, có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của LHQ và không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm. 10 nước thành viên không thường trực được bầu theo sự phân bổ khu vực địa lý gồm: 5 nước thuộc châu Phi và châu Á; 1 nước thuộc Đông Âu; 2 nước thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu và các nước khác. Với vai trò và ảnh hưởng quan trọng của HĐBA LHQ trong các vấn đề hệ trọng của thế giới có liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế như đã nêu, đa số các nước đều nhận thức rằng, việc đảm nhiệm vị trí uỷ viên không thường trực HĐBA là cơ hội tốt để theo đuổi lợi ích và nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia ở cả khía cạnh đa phương và song phương. Là thành viên không thường trực HĐBA, các quốc gia có điều kiện tham gia quyết định những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế, đặc biệt những vấn đề có liên quan đến lợi ích trực tiếp của họ; lồng ghép những vấn đề họ có lợi ích vào chương trình nghị sự của LHQ; tranh thủ tăng cường quan hệ với các thành viên thường trực và không thường trực khác qua đó thúc đẩy các mục tiêu quốc gia; nâng cao uy tín quốc tế thông qua việc thể hiện khả năng và trách nhiệm của quốc gia trong xử lý các công việc chung của thế giới. Thực tiễn cho thấy, tranh thủ vị trí thành viên HĐBA, nhiều nước đã thu được kết quả cụ thể với các nước, nhóm nước, tổ chức quốc tế, như góp phần tháo gỡ vướng mắc trong quan hệ, tăng cường quan hệ thương mại, viện trợ, lao động, tham gia ký kết các hợp đồng cung ứng hàng hoá cho LHQ, các hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ (PKO)… Chính vì vậy, việc tham gia ứng cử và trở thành Uỷ viên không thường trực HĐBA là một mục tiêu quan trọng của ngoại giao đa phương mà các thành viên LHQ hướng tới. Nhiều nước đã nhiều lần làm thành viên không thường trực HĐBA. Có 8 nước làm thành viên HĐBA 6 lần trở lên, 14 nước
  10. 3 làm từ 4-5 lần, 47 nước làm từ 2-3 lần. Chi tính riêng trong ASEAN, Phi-líp- pin đã làm UVKTT HĐBA 3 lần, Ma-lai-xi-a làm UVKTT HĐBA 4 lần (trong đó có nhiệm kỳ 1 năm), In-đô-nê-xi-a làm UVKTT HĐBA 3 lần, Xinh- ga-po và Thái Lan mỗi nước đã 1 lần làm thành viên HĐBA. Từ năm 1997, Việt Nam đã có chủ trương ứng cử Uỷ viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2008- 2009 [9]. Sáng ngày 16 tháng 10 năm 2007 (giờ New York), với 183/190 phiếu ủng hộ, Đại hội đồng LHQ Khoá 62 đã bầu Việt Nam làm Ủy viên Không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 [158]. Từ năm 2012, Việt Nam công khai Kế hoạch ứng cử vận động vị trí UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021. Theo lộ trình tháng 6 năm 2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ bỏ phiếu bầu Uỷ viên Không thường trực HĐBA cho nhiệm kỳ 2020-2021. Do vậy hiện nay đã là giai đoạn nước rút trong quá trình vận động và chuẩn bị ứng cử cũng như đảm nhiệm nếu ứng cử thành công. Những tiền đề (chủ trương và chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thế và lực của đất nước hiện nay) cùng kiến thức và kinh nghiệm thu được sau nhiệm kỳ thứ nhất là nền tảng quan trọng cho quá trình chuẩn bị lần này. Tại các cuộc tiếp xúc cấp cao Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam [163] đều đã vận động Lãnh đạo các nước [2] ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UVKTT HĐBA LHQ) giai đoạn 2020-2021 [3]. Ngày 24 tháng 9 năm 2016, phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội Đồng Liên hợp quốc khoá 71, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chính thức thông báo Việt Nam quyết định tham gia ứng cử nhiệm kỳ UVKTT HĐBA 2020-2021. Chính vì vậy, việc có một nghiên cứu toàn diện về về quá trình ứng cử và đảm nhiệm vai trò là UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009 của Việt Nam
  11. 4 là rất cần thiết, trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn. Nhưng đến nay, chưa có công trình đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về quá trình Việt Nam vận động ứng cử và đảm nhiệm vị trí UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. Các nghiên cứu từ trước đến nay cả ở trong và ngoài nước mới chỉ nêu khái quát (cả từ góc độ học thuật và góc độ chính sách) về việc thực hiện các vấn đề về lợi ích-quốc gia dân tộc (an ninh, phát triển, và ảnh hưởng) và nhận thức về lợi ích quốc gia-dân tộc, quá trình hoạch định, triển khai chính sách đối ngoại liên quan đến việc ứng cử làm UVKTT HĐBA và xây dựng bản sắc quốc gia của Việt Nam. Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ những nguyên nhân đưa tới thành công của Việt Nam trong quá trình vận động ứng cử và đảm nhiệm vai trò UVKTT HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009; phân tích những khó khăn và hạn chế trong quá trình đó nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình chuẩn bị ứng cử nhiệm kỳ thứ hai của Việt Nam 2010-2021. Công trình cũng góp phần trả lời một trong cáccâu hỏi then chốt nhất phục vụ việc ứng cử trong nhiệm kỳ tới, đó là: Việt Nam cần phải chuẩn bị gì cho quá trình vận động tái cử và đảm nhiệm thành công vai trò UVKTT HĐBA LHQ trong nhiệm kỳ hai nếu trúng cử? Theo đó, công trình nghiên cứu đó không chỉ có ý nghĩa về học thuật như là cung cấp và bổ sung nguồn tài liệu, phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, mà nó còn hữu ích cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và đối ngoại đa phương nói riêng. Nghiên cứu này hi vọng đóng góp vào cuộc thảo luận về lý thuyết hiện nay về việc theo đuổi lợi ích quốc gia dân tộc và xây dựng bản sắc quốc gia thông qua công cụ đa phương qua trường hợp cụ thể của Việt Nam; đồng thời đóng góp vào quá trình hoạch định và triển khai thực hiện kế hoạch vận động và ứng cử nhiệm kỳ UVKTT HĐBA 2020-2021 nói
  12. 5 riêng, chiến lược hội nhập quốc tế và chiến lược đối ngoại của Đại hội XII nói chung. Luận án này sẽ tận dụng lợi thế của “người trong cuộc” để thực hiện mục tiêu này. Đó là do (i) nghiên cứu sinh đang công tác tại Bộ Ngoại giao, có thể tiếp cận hồ sơ, tài liệu liên quan đến giai đoạn Việt Nam vận động và thực hiện vai trò UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009, (ii) nghiên cứu sinh đã có một nhiệm kỳ công tác tại Phái đoàn đại diện Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc (2012-2015), New York, Hoa Kỳ, có điều kiện trực tiếp quan sát, tham gia hoạt động của Việt Nam tại Liên hợp quốc, chứng kiến và trải nghiệm sự vận hành của Liên hợp quốc, và có điều kiện trao đổi với các đồng chí, đồng nghiệp đã trực tiếp làm ở Vụ Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, hoặc tại Liên hợp quốc trong khoảng thời gian đó, liên quan đến nhiệm kỳ UVKTT HĐBA của Việt Nam. Với những lí do trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Nhìn một cách tổng quan, các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan tới đề tài tập trung vào một số nhóm vấn đề nổi bật như: (i) phân tích, đánh giá các chức năng, nhiệm vụ của HĐBA; (ii) vai trò và cuộc chơi của các uỷ viên thường trực HĐBA (UVTT HĐBA – P5); (iii) quyền phủ quyết (veto); (iv) cải tổ HĐBA – tăng thêm số lượng UVKTT và tăng cường sự tham gia của UVKTT trong quá trình tham vấn, xây dựng Nghị quyết của HĐBA; (v) bầu UVKTT HĐBA. Đi sâu vào các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu của luận án, có thể thấy có các có các nghiên cứu, đánh giá kinh
  13. 6 nghiệm làm UVKTT HĐBA (E10)1 của các nước trong và ngoài khu vực có vị thế, đặc điểm tương đối giống Việt Nam như Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po và một số nước khác như Ấn Độ, Úc và Niu Di-lân…, trong đó có một số nước đã có nhiều lần đảm nhiệm vai trò UVKTT HĐBA. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau: Trong cuốn “The Little Read Dot: Reflections by Singapore’s Diplomats” [121] và cuốn “50 years of Singapore and the United Nations” [167], Giáo sư Kishore Mahbubani đã đánh giá nhiệm kỳ UVKTT HĐBA của Singapore giai đoạn 2001-2002. Theo đó, nhờ có chỉ đạo của Bộ Ngoại giao Xinh-ga-po về việc xây dựng một Khung chung đối với các vấn đề quan trọng được thảo luận tại HĐBA (như vấn đề I-rắc và Trung Đông), Phái đoàn Singapore tại LHQ đã có thể chủ động và tác chiến thành công tại các cuộc họp của HĐBA. Trong nhiệm kỳ 2001-2002 của mình, tác giả cho rằng Xinh- ga-po dường như đã tham gia vào “hai HĐBA”. Cụ thể, giai đoạn trước sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, Singapore đã trải nghiệm công việc, chương trình nghị sự của HĐBA tương tự như giai đoạn cuối những năm 1990. Tuy nhiên, giai đoạn sau 11 tháng 9 năm 2001, HĐBA LHQ có nhiều thay đổi nhanh và bất ngờ, các hoạt động, chương trình nghị sự tập trung nhiều vào việc thảo luận, thông qua các Nghị quyết chống khủng bố, hợp pháp hoá cuộc chiến tại Áp-ga-nít-xtan và xây dựng một đồng thuận mới về vấn đề I-rắc. Vì vậy, khối lượng công việc của Phái đoàn Xinh-ga-po giai đoạn này nhiều lên gấp đôi trong khi với số cán bộ ngoại giao làm việc không thay đổi. Giai đoạn này, một quốc gia nhỏ như Xinh-ga-po đã được trải nghiệm, tham gia giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của HĐBA, qua đó giúp nâng cao uy tín giá trị và vị thế của Xinh-ga-po tại LHQ. Giáo sư Kishore Mahbubani khẳng định rằng “uy tín này là tài sản quốc gia quan trọng của Xinh-ga-po, không được coi 1 E10 tên tiếng Anh là Non-permament members of UNSC: Tên gọi tắt của 10 nước UVKTT HĐBA LHQ.
  14. 7 nhẹ, cần được giới thiệu và quán triệt đến các thệ hệ nhà ngoại giao sau này của Xinh-ga-po”. Một số công trình nghiên cứu đề cập tới quá trình vận động, đấu tranh chính trị trong HĐBA và quan hệ giữa các nước P5 và E10 trong HĐBA. Tác phẩm “Perlious Interventions: The Security Council and the Politics of Chaos” [125] của Hardeep Singh Pur, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Ấn Độ, Liên hợp quốc đã tiết lộ những thông tin đáng chú ý về việc gây ảnh hưởng và đấu tranh chính trị giữa các nước thành viên HĐBA trong quá trình xây dựng và ban hành Nghị quyết về sử dụng vũ lực tại một số nước trên thế giới như Li- bi, Xi-ri… Cuốn sách “Five to Rule Them All: The UN Security Council and the Making of the Modern World” [112] của tác giả David L. Bosco, là công trình nghiên cứu công phu, đúc rút qua vài chục cuộc phỏng vấn các cựu Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước làm UVKTT HĐBA qua các thời kỳ. Cuốn sách được đánh giá là biên niên sử các cuộc tranh đấu chính trị và va chạm giữa các cá nhân (nhà ngoại giao) trong các cuộc họp kín và công khai của HĐBA. David Bosco cho rằng, về lý thuyết khi các nước P5 đoàn kết lại, HĐBA có thể tiến hành các cuộc chiến tranh, áp đặt lệnh cấm vận, vẽ lại các đường biên giới… Tuy nhiên, trên thực tế nền chính trị hiện nay, các thành viên của HĐBA đều có những lợi ích đa dạng và khác biệt, do vậy sẽ không tránh khỏi xung đột, nhưng sẽ không dẫn đến đổ vỡ vì 5 nước UVKTT HĐBA vẫn có những vai trò nhất định trong việc bảo đảm hoà bình, an ninh trên thế giới. Bài viết của Thom Woodroofe với nhan đề “Australia’s Two Years on the UN Security Council” [166] đăng trên trang bình luận của Viện Nghiên cứu quốc tế - AIIA, The Australian Institute of International Affairs năm 2012 nhấn mạnh việc Úc đảm nhiệm vị trí UVKTT HĐBA 4 lần là cơ hội để Úc tiếp nối các chính sách đa phương, mục tiêu và thực hiện lợi ích quốc gia của
  15. 8 mình ở cấp độ toàn cầu. Tác giả cho rằng nếu muốn được quốc tế công nhận là thành viên chủ động, tích cực và xây dựng của HĐBA giai đoạn 2013- 2014, Ốt-xtrây-li-a cần phải đầu tư nhiều nỗ lực để hiểu cuộc chơi, thủ tục, quyền lực của các nước P5 tại HĐBA, cũng như quan hệ của các Nhóm nước, cách định hướng chương trình nghị sự của HĐBA cũng như thường xuyên cập nhật thông tin về trong nước để tạo sự đồng thuận trong nội bộ. Bài viết “Eyes on the Prize: The Quest for Nonpermanent Seats on the UN Security Council) [123, tr. 3-23] của Malone, David M tập trung nghiên cứu trả lời cho câu hỏi tại sao các nước lại theo đuổi việc ứng cử làm UVKTT HĐBA. Malone nghiên cứu cụ thể giai đoạn 1999-2000, qua trường hợp các nước gồm Hà Lan, Hy Lạp và Canada trong Nhóm Tây Âu đấu tranh để được giới thiệu trong Nhóm (Nhóm Tây Âu giai đoạn này có 2 ghế tại HĐBA) ra tranh cử ghế UVKTT HĐBA tại cuộc bầu cử năm 1998 tại New York, Hoa Kỳ. Bài viết “Mexico’s Experience on the UN Security Council 2009-2010” của tác giả Guillermo Puente Ordorica, Phó Trưởng phòng, Đại sứ quán Mê- xi-cô tại Can-be-ra, Ốt-xtrây-li-a, phân tích quá trình tham gia ứng cử UVKTT HĐBA 2009-2010 của Mê-xi-cô với mục đích, chiến dịch vận động và những cam kết khi tham gia ứng cử. Ordiorica cho rằng việc xây dựng và đạt đồng thuận giữa các thành viên HĐBA LHQ là một quá trình phức tạp, không hề dễ dàng [132]. Mê-xi-cô luôn bám sát nguyên tắc lập trường của mình (quy định trong Hiến pháp Mê-xi-cô) và nắm chắc vấn đề được đưa ra thảo luận để phục vụ việc xây dựng lập trường của mình tại HĐBA. Ví dụ năm 2009, HĐBA LHQ ra Nghị quyết 1860 đối với cuộc khủng hoảng tại Ga- da, Mê-xi-cô lúc đó cùng các thành viên mới được bầu (Úc, Nhật Bản, Mê-xi- cô, Thổ Nhĩ Kỳ và Uganda) đã tham gia đóng góp cho HĐBA xây dựng dự thảo Nghị quyết cả về số lượng và chất lượng nhằm tạo đồng thuận trong
  16. 9 HĐBA để ban hành Nghị quyết trên. Ngoài ra, bài viết “The Permanent and Elected Council Members” [120] trong cuốn sách “The UN Security Council: From the Cold War to the 21st Century” của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Xinh-ga-po tại LHQ, Kishore Mahbubani đã tập trung phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa 5 nước UVTT HĐBA (P5) và 10 nước UVKTT HĐBA (E10). Kishore Mahbubani nhận định các nước E10 thường sẽ ít lợi thế trong việc thương lượng, thảo luận chương trình nghị sự tại HĐBA, hay nói cách khác, các nước P5 giữ vai trò “thống trị” cuộc chơi tại HĐBA. Tác giả Kuziemko & Werker với bài viết “How much is a seat on the Security Council Worth” [164] đăng trên Journal of Political Economy, tập trung làm rõ việc (i) các nước P5 sử dụng các biện pháp viện trợ kinh tế để mua phiếu của các nước E10 đối với các chương trình nghị sự cụ thể tại HĐBA và ngược lại (ii) các nước E10 sử dụng lá phiếu của mình ủng hộ vấn đề có lợi cho một trong các nước P5 để tranh thủ thúc đẩy quan hệ song phương cũng như tiếp nhận viện trợ về kinh tế qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có các khoản viện trợ từ cơ quan hỗ trợ phát triển của LHQ. Có thể thấy các công trình nghiên cứu ngoài nước về HĐBA tương đối phong phú, đa dạng, có nhiều thông tin, nghiên cứu, thực tiễn của nhiều trường hợp khác nhau từ các nước lớn, nước tầm trung và nước nhỏ tham gia và các vấn đề liên quan đến HĐBA. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng khung phân tích phù hợp với từng nhóm nước (nước lớn, nước nhỏ/nước tầm trung) tham gia vào HĐBA. Chính trị cường quyền thường được thấy trong cách hành xử, chính sách đối ngoại của các nước lớn. “Hành xử phù hợp, linh hoạt” để hài hoà quan hệ với các nước P5 và tối đa hoá lợi ích quốc gia là cách tiếp cận thường được áp dụng khi phân tích về việc tham gia vị trí UVKTT HĐBA của các nước nhỏ/tầm trung. Những nghiên cứu trên là một
  17. 10 nguồn tham khảo, đối chiếu hữu dụng trong quá trình thực hiện Luận án này. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước: Tới nay, ở Việt Nam không có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, sách chuyên khảo đề cập trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu của luận án. Các công trình nghiên cứu ở có liên quan tới đề tài tập trung vào một số nhóm vấn đề nổi bật như: (i) hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc [52]; (ii) vai trò của HĐBA trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế; (iii) cải tổ HĐBA; (iv) các nhóm vấn đề chính được thảo luận tại HĐBA như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; trẻ em và phụ nữ trong xung đột vũ trang… Có thể nêu ra đây một số công trình tiêu biểu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài: Cuốn sách “Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại” [50] do tác giả Lưu Thuý Hồng chủ biên đề cập tới các khái niệm, đánh giá về hệ thống đa phương đương đại và đưa ra một số đánh giá khái quát chung về UVKTT HĐBA. Công trình nghiên cứu của về “Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” [66] do Tiến sĩ Lê Hoài Trung chủ biên đã có những nghiên cứu sâu về chủ nghĩa đa phương, quá trình hình thành tư duy đối ngoại đa phương của Việt Nam, đánh giá quan hệ Việt Nam với các tổ chức đa phương như Liên hợp quốc, phong trào Không Liên kết, IMF, WTO, World Bank… qua đó đề ra định hướng chính sách Đối ngoại đa phương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế thời gian tới. Cuốn sách của tác giả Nguyễn Hồng Thao “Việt Nam và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc” [62] đưa ra bức tranh chung, cập nhật các vấn đề của HĐBA LHQ. Đáng chú ý cuốn sách này được xuất bản trong giai đoạn Việt Nam bắt đầu đảm nhiệm vị trí UVKTT HĐBA. Công trình Liên hợp quốc và lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc
  18. 11 của tác giả Nguyễn Hồng Quân và Nguyễn Quốc Hùng đã giới thiệu về nhiệm vụ, vai trò hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc [52]. Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Lan Dung về “Địa vị pháp lý, thực tiễn hoạt động và vấn đề nâng cao vai trò của UVKTT HĐBA” đã đề cập phần nào thành quả nhiệm kỳ UVKTT lần một (2008-2009) của Việt Nam [30]. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác đề cập tới các vấn đề chung của Liên Hợp quốc như cuốn sách “Cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000) của tác giả Trần Thanh Hải chủ biên và cuốn “Hệ thống Liên hợp quốc” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004) tác giả Võ Anh Tuấn chủ biên đã cung cấp một số nghiên cứu tổng quan về cơ cấu tổ chức, của LHQ. Cuốn “Các tổ chức quốc tế và Việt Nam” do Bộ Ngoại giao xuất bản (2005) giới thiệu khái quát về vai trò, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, phong trào Không Liên kết, Cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp…và quan hệ của Việt Nam với các tổ chức này trong giai đoạn 1980-2005. Cuốn sách “30 năm Đổi mới và phát triển ở Việt Nam” do các tác giả Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền và Nguyễn Viết Thông đồng chủ biên, đã đưa ra nhiều đánh giá thực chất quá trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam, trong đó đều nhấn mạnh đến nhiệm kỳ UVKTT HĐBA của Việt Nam, tập trung vào việc phát huy vai trò, vị thế, và sự phát triển của Việt Nam sau khi hoàn thành nhiệm kỳ trên.. Tóm lại, đã có những công trình nghiên cứu về LHQ, HĐBA LHQ và chính sách của Việt Nam, nhưng đa số mới chỉ dừng ở mức giới thiệu về LHQ, HĐBA và các lĩnh vực có thể hợp tác giữa Việt Nam và LHQ. Ngoài ra, không có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá toàn diện, chi tiết, sâu sắc về việc Việt Nam đảm nhiệm vị trí UVKTT HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008- 2009, nhất là nghiên cứu, tìm hiểu quyết sách của Việt Nam trong giai đoạn
  19. 12 này và qua trình triển khai quyết định từ vận động đến đảm nhiệm thành công vai trò sau khi được bầu vào HĐBA. Luận án “Việt Nam trong vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009” sẽ bổ sung vào mảng kiến thức còn chưa đầy đủ này. 2.3. Nhận xét Trong khuôn khổ của những công trình nghiên cứu mà tác giả luận án tiếp cận được, có thể thấy: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu có liên quan tới Liên Hợp quốc chủ yếu tập trung vào đề cập tới các vấn đề chung của Liên Hợp quốc như về cơ cấu, chức năng hay nhiệm vụ cũng như các hoạt động và ảnh hưởng chung của tổ chức này. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về Hội đồng Bảo an của Liên Hợp quốc lại thường tập trung nghiên cứu về vai trò và của các uỷ viên thường trực HĐBA chứ không chú trọng nhiều tới các ủy viên không thường trực. Thứ ba, các công trình bàn về vai trò của thành viên không thường trực của HĐBA LHQ cũng thường tập trung vào các nước ủy viên là nước lớn, tầm trung. Các nước nhỏ như Việt Nam ít được quan tâm đến. Thứ tư, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về Hội đồng Bảo an và về vai trò của các Uỷ viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an không nhiều, chủ yếu là nghiên cứu về Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, luận án có thể bổ sung vào những khoảng trống nghiên cứu ở cả trên thế giới và Việt Nam về vai trò của các nước là ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ nói chung và về vai trò của Việt Nam nói riêng. Kế thừa các công trình nghiên cứu quốc tế và trong nước, luận án dự kiến triển khai nghiên cứu về vai trò của Việt Nam với tư cách là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc giai đoạn 2008-2009, phân tích những chính sách mà Việt Nam đã áp dụng trong quá
  20. 13 trình quyết định ứng cử vận động ứng cử và thực hiện nhiệm vụ sau khi trúng cử; làm rõ những thành công cũng như hạn chế của Việt Nam trong nhiệm kỳ một, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, những phân tích những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi ứng cử lần hai vào vị trí UVKTT HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và việc áp dụng các bài học kinh nghiệm cho quá trình vận động ứng cử, đảm nhận nhiệm vụ nếu ứng cử thành công lần hai vị trí UVKTT HĐBA LHQ. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu của luận án làm rõ quá trình vai trò của Việt Nam vận động ứng cử và đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc giai đoạn 2008-2009. Từ đó, đưa ra những đánh giá về thành công, hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm từ quá trình Việt Nam vận động bầu cử và đảm nhiệm vai trò UVKTT HĐBA LHQ 2008-2009. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu nêu trên, luận án giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc Việt Nam ra quyết định ứng cử, quá trình chuẩn bị ứng cử vận động phiếu bầu, chuẩn bị và đảm nhiệm nhiệm vụ UVKTT HĐBA giai đoạn 2008-2009. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình vận động tranh cử, chuẩn bị và đảm nhiệm vai trò HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 (trường hợp trúng cử). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: - Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, các định hướng triển khai đối ngoại đa phương nói chung và liên quan đến sự tham gia của Việt Nam tại Liên hợp quốc nói riêng;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2