intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ "Quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh" hướng đến mục đích tìm cơ sở, giải pháp để quản lý phát triển đô thị gắn với mục tiêu tăng trưởng xanh cho hệ thống đô thị tại tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI PHẠM VĂN THÀNH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 958.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Phạm Xuân Anh Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS Nguyễn Đăng Hạc Phản biện 1: PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân Phản biện 2: TS. Trần Hồng Mai Phản biện 3: TS. Nguyễn Anh Dũng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội Vào hồi ......... ngày ........ tháng ......... năm ........ Có thể tìm đọc luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thế giới đang có sự chuyển đổi mô hình PTĐT theo hướng TTX nhằm khắc phục những tồn tại từ phát triển đô thị nóng, tiến đến mục tiêu tăng trưởng đô thị song song với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn lực đô thị, cải thiện chất lượng đô thị, nâng cao năng lực hạ tầng, đẩy mạnh khả năng phục hồi và thích ứng của đô thị trước những rủi ro. Tại Việt Nam, Năm 2012 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược TTX và kế đó đề ra Chương trình hành động TTX vào năm 2014. Năm 2021, Chiến lược TTX quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 một lần nữa khẳng định ưu tiên chiến lược và cam kết của Việt Nam theo hướng TTX trong giai đoạn tiếp theo. Quảng Ninh là một tỉnh có đặc thù của Việt Nam thu nhỏ, có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh chỉ sau các đô thị cấp trung ương, phát triển đô thị sôi động với rất nhiều dự án phát triển trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên việc phát triển đô thị nóng, sử dựng quỹ đất đô thị chưa hợp lý, mô hình phát triển đô thị chưa bền vững và chưa quan tâm nhiều đến hạ tầng kỹ thuật xã hội đô thị theo hướng TTX khiến nhiều đô thị tỉnh Quảng Ninh đang đối mặt với nhiều vấn đề, chất lượng đô thị chưa theo kịp tốc độ, ảnh hưởng hệ sinh thái tự nhiên, môi trường biển và gia tăng rủi ro BĐKH… Do vậy, Luận án “Quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh” là hết sức cần thiết, giúp UBND tỉnh và chính quyền đô thị địa phương có thể xác định rõ các nội dung, nội hàm quan trọng trong công tác QLPTĐT gắn với TTX trong giai đoạn tới, nâng cao chất lượng công tác QLPTĐT của tỉnh, nhanh chóng đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh toàn diện trên địa bàn nói riêng, đóng góp vào mục tiêu PTĐT gắn với TTX tại Việt Nam nói chung. 2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài hướng đến mục đích tìm cơ sở, giải pháp để quản lý phát triển đô thị gắn với mục tiêu TTX cho hệ thống đô thị tại tỉnh Quảng Ninh. 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, các nội dung của công tác QLPTĐT gắn với TTX Làm rõ thực trạng QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh Nhận diện các thách thức cần giải quyết trên cơ sở các nội dung QLPTĐT (các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá PTĐT gắn với TTX ; các tiêu chí cụ thể hóa), là đề bài cho khảo sát và đề xuất giải pháp QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh. Đề xuất giải pháp để QLPTĐT gắn với TTX. Trong đó làm rõ các nhóm giải pháp chung, giải pháp cụ thể, tổ chức thực hiện và các ưu tiên thực hiện để có lộ trình QLPTĐT gắn với TTX hiệu quả, đảm bảo tính hệ thống trong quản lý và tính bao trùm của mục tiêu phát triển TTX. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh, trong đó tập trung vào các nội dung chính của QLPTĐT gắn với TTX gồm các nhóm tiêu chí
  4. 2 có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá và các tiêu chí cụ thể hóa các nội dung QLPTĐT gắn với TTX. - Chủ thể QLPTĐT: Cơ quan quản lý nhà nước về quản lý đô thị, UBND tỉnh cùng các cấp chính quyền đô thị và hệ thống cơ quan liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nội dung (tập trung vào các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá và hệ thống các tiêu chí cụ thể hóa) của công tác QLPTĐT gắn với TTX của tỉnh Quảng Ninh đặt trong bối cảnh QLPTĐT, rà soát thực trạng những năm gần đây của Việt Nam, giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6/2021 và định hướng đến 2030, tầm nhìn 2045. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận nghiên cứu gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là so sánh-phân tích-tổng hợp, phương pháp nghiên cứu định tính (tham vấn chuyên gia) và định lượng (điều tra khảo sát, thống kê). 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Bổ sung làm rõ hệ thống lý luận, nội hàm về đô thị, QLPTĐT gắn với TTX làm cơ sở cho những nhận thức, đánh giá, nhận diện các khoảng trống, nhiệm vụ trong QLPTĐT gắn với TTX hiện nay nói chung và với tỉnh Quảng Ninh nói riêng. - Nhận diện những thách thức và khoảng trống của công tác QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh QLPTĐT tại Việt Nam. - Chỉ ra các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng, thực hiện và đánh giá công tác QLPTĐT gắn với TTX. Chỉ ra hệ thống các tiêu chí cụ thể hóa các nhóm tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến công tác định hướng, thực hiện và đánh giá công tác QLPTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh; Đánh giá tính khả thi và xếp hạng các tiêu chí. - Đề xuất giải pháp thực hiện với lộ trình ưu tiên, giải pháp chung, cụ thể liên quan đến tổ chức thực hiện các nội dung quản lý PTĐT gắn với TTX gắn với các nhóm tiêu chí và các tiêu chí cụ thể hóa nội dung quản lý phù hợp với đặc thù đô thị tại tỉnh Quảng Ninh. - Chủ thể QLNN áp dụng bộ tiêu chí đã đề xuất vào QLPTĐT nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, tổ chức quản lý PTĐT tại Quảng Ninh đảm bảo tối ưu nguồn lực và hiệu quả quản lý nhà nước, hướng đến mục tiêu đề ra về TTX. 7. KẾT CẤU LUẬN ÁN Luận án được chia làm 5 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh Chương 2: Cơ sở lý luận, pháp lý và kinh nghiệm về quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh Chương 3: Thực trạng quản lý phát triển đô thị Việt Nam và quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh Chương 4: Phân nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá và xếp hạng các tiêu chí cụ thể hóa phục vụ quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh Chương 5: Giải pháp quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh
  5. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI QUẢNG NINH Về QLPTĐT: Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung vào các lĩnh vực riêng rẽ, đơn lẻ, rời rạc của đô trong khi có rất ít và thiếu tính hệ thống đối với các nghiên cứu hướng đến mục tiêu quản lý tổng thể, toàn diện các lĩnh vực của đô thị, nhất là đối với QLPTĐT cho hệ thống đô thị với nhiều đặc thù riêng tại tỉnh Quảng Ninh. Về QLPTĐT gắn với TTX: Các nghiên cứu riêng về TTX, một số cách thức để QLPTĐT theo từng lĩnh vực được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về QLPTĐT gắn với TTX đáp ứng mục tiêu QLPTĐT một cách có hệ thống, tổng thể và đảm bảo cùng lúc các mục tiêu phát triển đô thị nhanh nhưng đồng thời bảo vệ môi trường, thiết lập hệ sinh thái đô thị, tiết kiệm tài nguyên, ứng phó với các rủi ro… Phần lớn là những nghiên cứu có tính chất gợi mở, giới thiệu xu hướng, bài học kinh nghiệm trong quản lý một số lĩnh vực riêng lẻ có liên quan hoặc ở các đô thị có lồng ghép mục tiêu TTX và đặt trong bối cảnh phát triển chung thế giới hoặc bối cảnh của một số đô thị đặc thù nước ngoài. Các nghiên cứu chưa chỉ ra cụ thể các kịch bản PTĐT đạt mục tiêu TTX, các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng, thực hiện, đánh giá, cũng như chưa chỉ rõ hệ thống các tiêu chí cụ thể hóa để có thể định hướng nội dung quản lý PTĐT gắn với mục tiêu TTX trong điều kiện pháp luật và bối cảnh thực tế phát triển đô thị tại Việt Nam giai đoạn tới đây nói chung cũng như cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Nội dung QLPTĐT gắn với TTX chỉ được thực hiện ở góc độ nghiên cứu để đề xuất bộ tiêu chí xây dựng đô thị TTX Việt Nam tại Thông tư 01/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng với mục tiêu tham khảo để đánh giá mức độ phát triển đô thị theo hướng TTX mà không phải nhằm mục tiêu định hướng các nội dung của công tác QLPTĐT, quản lý thực hiện, kiểm soát thực hiện để đạt được mục tiêu TTX. Các báo cáo, nghiên cứu trực tiếp triển khai chiến lược TTX quốc gia, kế hoạch hành động TTX quốc gia thời kỳ 2011- 2021và mới được ban hành cho giai đoạn 2021-2030 vẫn còn khá mới mẻ, tập trung vào các vấn đề chuyển đổi kinh tế từ nâu sang xanh (kinh tế xanh) và môi trường nhiều hơn là khẳng định vai trò của đô thị để đạt được mục tiêu TTX cũng như chỉ ra toàn diện các vấn đề mục tiêu để có thể quản lý phát triển đô thị nhằm đạt được mục tiêu này. Do vậy, có một khoảng trống lớn về các định hướng chính sách thực thi công tác quản lý phát triển đô thị gắn với TTX tại Việt Nam nói chung và đối với tỉnh Quảng Ninh nói riêng, trong đó chưa chỉ ra được các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng- thực hiện- đánh giá, nhóm tiêu chí xác định mục tiêu cho công tác quản lý PTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH 2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 2.1.1.1. Khái niệm về đô thị, cấu trúc (mô hình phát triển) của đô thị Theo Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009, điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2015 (sửa Luật quy hoạch đô thị 2009) thì đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển KTXH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
  6. 4 Có 3 tiêu chuẩn cơ bản xác định đô thị: Quy mô dân số; Chức năng đô thị; Không gian hạ tầng và kiến trúc phong cảnh (môi trường đô thị). Cấu trúc cơ bản của một đô thị Theo Alain Bertaud, một đô thị được tạo ra trên cơ sở của một bộ khung cấu trúc, bộ khung cấu trúc này được quyết định bởi các yếu tố gồm: i) mật độ trung bình (mật độ dân số trung bình (người/ha hoặc người/km2) hoặc mật độ xây dựng; ii) sự phân bố/tổ chức không gian dựa trên quy mô dân số và mật độ iii) mô hình di chuyển hàng ngày của cư dân và các hoạt động sản xuất trong đô thị. 2.1.3. Khái niệm về quản lý phát triển đô thị Phát triển đô thị (PTĐT) bao gồm nhiều nội dung từ quy hoạch, đầu tư xây dựng, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, sử dụng nguồn lực, điều phối sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện đầu tư phát triển…Trên thế giới, có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý phát triển đô thị như: Theo Ardeshiri, QLPTĐT là "một tập hợp các hoạt động cùng định hình và hướng dẫn phát triển không gian vật thể, kinh tế, xã hội của các khu vực đô thị. Vì vậy, mối quan tâm chính của QLPTĐT sẽ là can thiệp bằng chính sách, cơ chế trong các lĩnh vực này để thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lợi và đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu cần thiết”. Theo Amos “QLPTĐT là trách nhiệm của chính quyền thành phố và có liên quan tới tất cả các khía cạnh của hoạt động PTĐT, ở cả khu vực công và tư nhân”. Trong khi Davidson viết “QLPTĐT là huy động các nguồn lực để đạt được mục tiêu PTĐT”. Willis quan điểm QLPTĐT cần có một khuôn khổ pháp luật để thực hiện, trong đó nhấn mạnh các mục tiêu, tiêu chí quản lý”. Hiện nay, nhiều nhà quản lý đang coi công tác quy hoạch - kiến thiết xây dựng- vận hành là 3 cạnh của bài toán QLPTĐT. QLPTĐT cũng có nghĩa phải quản lý cả 3 khâu đó là lập pháp - hành pháp - tư pháp. Cần có sự thống nhất về mục tiêu phát triển của các tiểu hệ thống và mục tiêu phát triển tổng thể của chính đô thị đó. Tại dự thảo Luật quản lý phát triển đô thị Việt Nam (năm 2019) đã xác định hoạt động QLPTĐT cần phải đảm bảo tính hệ thống, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo chất lượng hạ tầng, dịch vụ đô thị, quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng đô thị, nguồn lực tài chính của đô thị và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong quy hoạch, đầu tư, xây dựng đô thị. 2.2. CÁC BƯỚC VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 2.2.1.2. Các bước của công tác quản lý phát triển đô thị Có chín bước cơ bản cần thực hiện để QLPTĐT gồm: i) Xác định các vấn đề; ii) Xây dựng mục tiêu; iii) Xây dựng chính sách; iv) Phát triển, sắp xếp các tổ chức, bộ máy thực hiện; v) Phát triển các chương trình/dự án; vi) Xây dựng kế hoạch/chiến lược; vii) Thực hiện các chương trình/dự án; viii) Vận hành và bảo trì; ix) Đánh giá (Hình…). Xác định Hình thành Xây dựng các Thành lập các tổ vấn đề đô mục tiêu phát chính sách thực chức (cơ cấu bộ thị triển đô thị hiện máy thực hiện) Đánh Vận Thực hiện các Xây dựng Kế Thành lập giá hành chương trình, hoạch, chiến Chương trình, dự án lược dự án PTĐT Hình 2. Các bước QLPTĐT thống nhất (Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp)
  7. 5 2.2.2. Nội dung của quản lý phát triển đô thị 2.2.2.1. Quản lý các lĩnh vực của đô thị Các chính quyền đô thị (ở cấp trung ương hoặc địa phương) thường quan tâm chính sách, cơ chế để quản lý 5 lĩnh vực đô thị quan trọng cơ bản và có mối liên quan mật thiết với nhau là: Sử dụng đất đai đô thị và tài nguyên (quyết định mô hình PTĐT), hạ tầng kỹ thuật và xã hội cũng như cung cấp dịch vụ đô thị, phát triển kinh tế đô thị, quản lý môi trường đô thị, và phúc lợi cho các đối tượng trong xã hội đặc biệt là đối tượng người dân dễ bị tổn thương [48]. Sơ đồ (hình 2.4) biểu thị 5 lĩnh vực cơ bản và sắp xếp theo chiều dọc thứ tự xuất hiện từ nền tảng đến thượng tầng). Theo đó, mô hình PTĐT là nền tảng định hướng phát triển đô thị, quyết định cách thức tổ chức không gian chức năng đô thị dựa trên việc quy hoạch sử dụng đất, bố trí giao thông di chuyển trong đô thị. Trên cơ sở đó, đô thị có thể cung cấp hạ tầng kỹ thuật. Hai nền tảng này thiết lập cơ sở cho các hoạt động kinh tế đô thị, tạo ra các di chuyển và hoạt động sản xuất đô thị. Tiếp đó là định hình môi trường cảnh quan và chất lượng cuộc sống. Cuối cùng, phúc lợi xã hội được tạo ra và là thành quả của việc kết hợp hợp lý các nội dung quản lý trên. Phúc lợi cho các đối tượng xã hội Phúc lợi XH Môi trường đô Phát triển kinh Chất lượng môi thị tế đô thị trường đô thị (cảnh cảnh quan đô quan đô thị và chất CÁC LĨNH lượng môi trường, an Phát triển kinh tế VỰC toàn, an ninh đô thị) đô thị QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Cung cấp hạ tầng đô thị Sử dụng đất đai Cung cấp hạ tầng đô thị (kỹ thuật + xã hội) và dịch vụ đô thị và tài (kỹ thuật + xã hội) và dịch vụ đô thị (đầu tư xây nguyên (mô hình dựng đô thị) Sử dụng đất đai, tài nguyên đô thị PTĐT) (mô hình PTĐT) Hình 2.1. Nội dung của các lĩnh vực quản lý đô thị và sắp xếp các lớp lĩnh vực này theo chiều dọc của không gian đô thị (Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp) 2.2.2.2. Quản lý các mối quan hệ động trong đô thị Quản lý các dòng lưu chuyển, di chuyển trong đô thị, gồm di chuyển thường ngày của người dân và các dòng di chuyển ra vào đô thị, từ khu vực nông thôn đến đô thị và ngược lại. Điều này có liên quan đến quản lý chặt chẽ dân cư đô thị, dòng di cư và xuất cư. 2.2.2.3 Quản lý an sinh, an toàn, an ninh đô thị và nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu, phục hồi trước rủi ro Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh yêu cầu an sinh (khả năng tiếp cận đến dịch vụ cơ bản cho tất cả mọi người, đặc biệt người yếu thế, giảm bất bình đẳng trong xã hội đô thị…), an toàn (phòng cháy chữa cháy, hỏa hoạn, tai nạn máy bay, tai nạn đường bộ hoặc môi trường thiên tai, hỏa hoạn, kháng chấn, triều cường và úng ngập …), an ninh trong đô thị, các đô thị cần được quản lý để đảm bảo khả năng thích ứng, chống chịu và khả năng phục hồi của đô thị trước những cú sốc hoặc các rủi ro có thể xảy ra.
  8. 6 2.3. PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH ĐỂ THỰC HIỆN NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Các quốc gia, chính quyền đô thị đều cần có công cụ chính sách, thể chế để quản lý PTĐT, thông thường bao gồm: 2.3.1. Thể chế, chính sách quản lý phát triển đô thị: gồm xây dựng pháp luật liên quan đến quản lý các nội dung phát triển đô thị và các khung Chính sách định hướng lớn. 2.3.2. Quy hoạch hệ thống đô thị và quy hoạch đô thị xác định mô hình phát triển đô thị cho hệ thống đô thị và tổ chức không gian chức năng cho từng đô thị đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, tối ưu nguồn lực đầu tư, xây dựng. 2.3.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí - xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung quản lý phát triển đô thị: Là công cụ cụ thể hóa, xác định các chỉ tiêu yêu cầu cần đạt được của các lĩnh vực trong đô thị (tương ứng với đặc thù và mục tiêu, tầm nhìn phát triển) nhằm đạt được tính tổng thể và hệ thống trong quản lý. Giúp chia nhỏ công tác quản lý theo các mục tiêu nhỏ và định hướng, tổ chức thực hiện, kiểm soát kiểm đếm đánh giá kết quả thực hiện. 2.4. KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH 2.4.1. Khái niệm về tăng trưởng xanh và các vấn đề liên quan Khái niệm “Tăng trưởng xanh” Định nghĩa chính thức về TTX vẫn còn đang được thảo luận trong sự xem xét phù hợp với bối cảnh quốc gia, đô thị áp dụng. Một số cách hiểu cơ bản ban đầu được đề cập là: “TTX là đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế tuần hoàn, mang lại lợi ích cao hơn thông qua sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực tự nhiên, tài nguyên, tạo ra sản phẩm giữ được giá trị gia tăng càng lâu càng tốt và tạo chất thải ít nhất ra môi trường”. Trong Chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định 1658/QĐ-TTg) đã đưa ra quan điểm chiến lược “TTX ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống CSHT để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với BĐKH, góp phần xóa đói giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững”. Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững TTX được cho là một phần của PTBV (khái niệm TTX hẹp hơn so với PTBV, nó tập trung vào nội dung tăng trưởng kinh tế và môi trường, trong khi PTBV cần đạt được cả 3 trụ cột là KT-XH - môi trường). TTX tập trung vào 2 trụ cột quan trọng đó là trụ cột kinh tế và trụ cột môi trường, trong khi vấn đề về công bằng xã hội sẽ được xem xét lồng ghép vào 2 trụ cột trên. 2.4.2. Khái niệm về quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh Không có khái niệm thống nhất chính thức về QLPTĐT gắn với tăng trưởng xanh trên thế giới. Thông tư 01/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về tiêu chí xây dựng đô thị TTX: Đô thị TTX là đô thị đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua các chính sách và hoạt động đô thị nhằm giảm những tác động có ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Định nghĩa này nhấn mạnh 2 trụ cột quan trọng của mục tiêu TTX là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Xây dựng đô thị TTX là các hoạt động xây dựng, quy hoạch đô thị; lập và thực hiện chương trình PTĐT; đầu tư PTĐT hướng tới đô thị TTX. Như vậy xây dựng đô thị TTX là một hoạt động bao quát
  9. 7 toàn bộ quy trình từ đầu kế hoạch đến triển khai thực thi. Thông tư đã xác định rõ cần phải đưa vào một hệ thống tiêu chí để định hướng, thực hiện, đánh giá PTĐT gắn với mục tiêu TTX và làm cơ sở quản lý chất lượng đô thị gắn với TTX. Luận án đề xuất cách hiểu về QLPTĐT gắn với TTX như sau: QLPTĐT gắn với TTX là thông qua công cụ chính sách, xác định mục tiêu quản lý để đạt được việc lồng ghép các mục tiêu, nội hàm Tăng trưởng xanh vào các mục tiêu, nội dung (lĩnh vực quản lý phát triển đô thị) tại các bước QLPTĐT nhằm PTĐT theo hướng bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả sử dụng đất đai, hiệu quả đầu tư hạ tầng đô thị, cung cấp dịch vụ đô thị xanh, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng trưởng kinh tế đô thị bền vững, nâng cao khả năng thích ứng và chống chịu của đô thị trước những rủi ro thách thức, khuyến khích nguồn lực và đối tác tham gia PTĐT. Quan điểm này sẽ được sử dụng, hiểu xuyên suốt trong luận án. Hình 2.2. Lồng ghép các mục tiêu của TTX vào các nội dung của quản lý đô thị (Nguồn: Nghiên cứu sinh)
  10. 8 2.4.3. Một số mô hình vận hành đô thị hiệu quả gắn với tăng trưởng xanh a. Mô hình đô thị nén; b. Mô hình đô thị thông minh; c. Mô hình đô thị carbon thấp; d. Mô hình đô thị xanh 2.5. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH THEO CÁC NHÓM TIÊU CHÍ CÓ VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG - THỰC HIỆN - ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ HÓA Quản lý phát triển đô thị gắn với TTX cần được thực hiện thông qua các cơ sở pháp lý, chính sách thực hiện và thông qua các bộ chỉ số, tiêu chí (index, criteria) nhằm cụ thể hóa các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá (categories) quá trình phát triển đô thị gắn với TTX. Nhiều chính quyền đô thị, tổ chức nghiên cứu gọi là nhóm chỉ tiêu hoặc bộ chỉ số TTX, cho phép chính quyền đô thị định hướng, kiểm soát, chỉ đạo thực hiện và đo lường tiến độ đạt được các mục tiêu TTX tại địa phương, đồng thời so sánh kết quả đó với các đô thị tương tự ở trong nước hoặc trong khu vực. Mục đích xây dựng Chỉ số TTX bao gồm: Giải quyết vấn đề phát triển đô thị ở địa phương (xác định vấn đề cần cải thiện, cần tập trung); Tăng cường định hướng quản lý và đánh giá; Hỗ trợ quá trình ra quyết định có hệ thống toàn diện; Giải quyết xung đột và tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. 2.5.1. Bộ chỉ số của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD OECD đưa ra 4 nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá (categories) để quản lý TTX gồm: i) tính hiệu quả trong (sử dụng) tài nguyên và sự ảnh hưởng đến môi trường, ii) bảo vệ vốn tự nhiên, iii) chất lượng cuộc sống và môi trường sống; iv) kiếm soát và tạo cơ hội phát triển kinh tế và sự đáp ứng của các chính sách, 2.5.2. Bộ Chỉ số của Viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) Theo Bộ chỉ số GGGI, có 16 tiêu chí chính được phân vào 4 nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá gồm: Sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững; Bảo vệ vốn tự nhiên; Cơ hội kinh tế xanh; Hòa nhập xã hội 2.5.3. Các bộ chỉ số đô thị xanh Bộ chỉ số Đô thị xanh Châu Âu: xác định 16 tiêu chí định lượng và 14 tiêu chí định tính được phân vào 8 nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá gồm: Nhà ở, giao thông, chất thải và sử dụng đất, nước, chất lượng không khí, quản lý môi trường, CO2, năng lượng. Bộ Chỉ số đô thị xanh Châu Á: đề cập 8 nhóm tiêu chí cần quan tâm định hướng thực hiện và kiểm soát gồm: năng lượng và CO2, sử dụng đất và các công trình, giao thông, chất thải, nước, vệ sinh, chất lượng không khí, và quản trị môi trường. Cụ thể hóa 8 nhóm này là 29 tiêu chí cụ thể.
  11. 9 2.6. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH 2.6.1. Kinh nghiệm của Thẩm Quyến, Quảng Châu - Trung quốc 2.6.2. Kinh nghiệm của Singapore 2.6.3. Kinh nghiệm của thành phố Hamburg (Liên bang Đức) 2.6.4. Kinh nghiệm của thành phố Stockholm (Thụy Điển) 2.6.5. Kinh nghiệm của thành phố Copenhagen (Đan Mạch) 2.6.6. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 2.6.7. Kinh nghiệm của thành phố Hội An Các đô thị trên đều dựa trên một hệ thống xác định các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá quá trình PTĐT gắn với TTX. Tùy vào tầm nhìn phát triển đô thị, năng lực quản lý, các chính quyền xác định cụ thể các tiêu chí thuộc các nhóm tiêu chí này, có thể có các lĩnh vực như: quy hoạch, dự án đầu tư PTĐT xanh, công trình xanh, hạ tầng (giao thông), năng lượng, việc làm, thể chế… 2.6.8. Bài học kinh nghiệm cho quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh Từ cơ sở lý luận và kinh nghiệm về QLPTĐT gắn với TTX trên thế giới và một số đô thị của Việt Nam cho thấy để QLPTĐT cần phải xác định rõ tầm nhìn PTĐT (hay chính là mô hình phát triển đô thị), mục tiêu (tiêu chí cần đạt) cần hướng đến để làm cơ sở xác định các nhóm nhiệm vụ hay là các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng- thực hiện- đánh giá và các hệ thống tiêu chí nhằm cụ thể hóa được mục tiêu đã xác định. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TỈNH QUẢNG NINH 3.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG XANH 3.2.1. Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh Năm 2012, Việt Nam đã đưa phát triển KTX vào vị trí cốt lõi của chương trình nghị sự KTXH thông qua việc ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia (CLTTXQG) thời kỳ 2013 - 2020 và tầm nhìn đến 2050 (Quyết định số 1393/QĐ - TTg ngày 23/9/2012). Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành CLTTXQG giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021). Trong đó đối với ngành xây dựng, ngoài tập trung vào xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách PTĐT TTX, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong phát triển vật liệu xanh, công trình xanh, công trình sử dụng năng lượng hiệu quả, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu không gian đô thị thông minh số hóa liên thông đa ngành, chương trình, dự án thí điểm PTĐT thông minh bền vững. 3.2.2. Pháp luật về quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh Điều tiết các hoạt động quản lý PTĐT là Luật Quy hoạch đô thị, Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 và một số luật liên quan. Mặc dù đã có những liên kết đến khái niệm TTX, nhưng vẫn ở mức độ định hướng chung chung. Năm 2018, Thông tư 01/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng được ban hành quy định về tiêu chí xây dựng đô thị TTX. Các chỉ tiêu chia theo 4 nhóm tiêu chí (kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế) với 24 tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá trình độ TTX của đô thị. Đây là cơ sở tham khảo, gợi ý giúp các đô thị
  12. 10 đánh giá thực trạng trình độ PTĐT theo hướng TTX tại địa phương. 3.2.3. Khung chính sách thực hiện quản lý phát triển đô thị quốc gia Công tác QLPTĐT ở Việt Nam được thực hiện ở các cấp độ khác nhau. Ở cấp độ hệ thống, cần dựa trên Quy hoạch hệ thống đô thị-nông thôn quốc gia, Chương trình PTĐT quốc gia. Ở cấp độ đô thị, cần quản lý quy mô, động lực, chất lượng hạ tầng kỹ thuật -xã hội của đô thị theo phân loại đô thị. Công tác phân loại đô thị theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 (Nghị quyết 1210) là một khung pháp lý thực hiện quan trọng không chỉ giúp các địa phương phát huy tính chủ động trong việc đánh giá phân loại mà còn giúp địa phương trong công tác quy hoạch, đầu tư PTĐT, nâng cao chất lượng đô thị. 3.2.5. Quản lý phát triển đô thị theo hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí trên cơ sở Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh theo thông tư 01/2018/TT-BXD Quản lý phát triển đô thị theo hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí trên cơ sở Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị Hiện nay, hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá phân loại đô thị theo Nghị quyết 1210 cũng đang được sử dụng như một hệ thống hữu hiệu dùng để phục vụ QLPTĐT do tính định hướng và bắt buộc phải thực hiện trong việc đánh giá nâng cấp đô thị và công nhận đô thị, là cơ sở để thiết lập bộ máy quản lý hành chính đô thị. Theo đó, các đô thị được đánh giá để phân loại cấp đô thị (từ loại đặc biệt, loại 1 đến loại V) dựa trên trình độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội, cảnh quan và môi trường đô thị, được cụ thể bằng 5 tiêu chuẩn và 59 tiêu chí bao quát mọi vấn đề của PTĐT. Phần lớn các tiêu chuẩn, tiêu chí đặt ra trong Nghị quyết phân loại đô thị 1210 mang tính chất cơ sở để định hướng quá trình phát triển đô thị. Tuy nhiên, các tiêu chí, tiêu chuẩn trong Nghị quyết này chưa phản ánh những nội dung quản lý đô chất lượng đô thị nâng cao theo hướng TTX. Sự hạn chế này ở một chính sách hiện đang có tác dụng thực thi mạnh mẽ có vai trò quan trọng quyết định đến công tác QLPTĐT đã ảnh hưởng tới quyết tâm và sự nhất quán thực hiện các mục tiêu QLPTĐT gắn với TTX tại địa phương. Đánh giá phát triển đô thị theo tiêu chí TTX tại Thông tư 01/2018/TT-BXD: Mặc dù Thông tư đã xác định các tiêu chí TTX nhưng chỉ là các tiêu chí mang tính khuyến khích địa phương đánh giá trình độ TTX, là gợi ý để đô thị tự đánh giá, tự tìm kiếm giải pháp ở bước tiếp theo. Một số tiêu chí đưa ra dựa trên nền tảng của tiêu chí cơ sở được thống kê hàng năm, hoặc vẫn là các tiêu chí cơ sở theo phân loại đô thị, chưa xác định những tiêu chí nâng cao có vai trò định hướng, thực hiện và đánh giá công tác PTĐT gắn với TTX. 3.2.6. Thách thức trong quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại Việt Nam giai đoạn tới Sự chưa rõ ràng trong nhận thức khái niệm về TTX cũng như nhận thức về vai trò quan trọng của đô thị trong việc đạt được mục tiêu TTX và định hướng mục tiêu cho mô hình PTĐT gắn với TTX. Những định hướng lớn từ Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX quốc gia chưa được cụ thể hóa vào các khung chính sách thực thi thực tế để thúc đẩy khả năng thực thi. Trong khi đó, các công cụ, chính sách phục vụ QLPTĐT đang có vai trò thực thi cao (như Nghị quyết 1210...) chưa cập nhật yêu cầu và nhu cầu PTĐT trong bối cảnh mới, hướng đến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên và ứng phó BĐKH.
  13. 11 Cốt lõi và là trọng tâm của hầu hết các hoạt động theo hướng “TTX” hiện nay là cần xác định các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá và hệ thống này cần được công nhận trong chính sách, có vai trò như một cơ sở thực thi cao, cho phép các địa phương định hướng mục tiêu, xác định các nội dung cần thực hiện và đánh giá kiểm soát được tiến trình PTĐT gắn với TTX, cũng như là cơ sở để các chính quyền đô thị phải thực hiện và được phân bổ ngân sách để thực hiện. Hệ thống này là một nội dung quan trọng của lộ trình hướng tới TTX ở cả Trung ương và các cấp đô thị, và đây cũng là khung pháp lý có tính hệ thống, có khả năng liên kết quản lý kiểm soát toàn diện nhất các nội dung liên quan đến lĩnh vực phát triển đô thị gắn với TTX. 3.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI QUẢNG NINH 3.3.1. Lịch sử, vị trí, vị thế, điều kiện tự nhiên - xã hội Quảng Ninh là địa phương có vị trí trọng yếu về chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh và đối ngoại, là trụ cột quan trọng trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trung tâm phát triển của Vùng Đông Bắc và của phía Bắc của đất nước. Quảng Ninh có 250 km bờ biển; là tỉnh trung du, miền núi, ven biển, có địa hình trải dài, phức tạp; là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển với đường bờ biển dài 250 km. Hiện nay tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính, gồm 4 thành phố (là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước), 2 thị xã và 7 huyện với 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 72 phường, 7 thị trấn và 98 xã. Quảng Ninh hiện có 13 đô thị, trong đó các đô thị ven biển được xác định gồm 08/13 đô thị chiếm 61,5% tổng số đô thị trong hệ thống đô thị toàn tỉnh Quảng Ninh là các đô thị ven biển, có nguy cơ chịu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng. Là địa phương phát triển đô thị sôi động trong giai đoạn gần đây và cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề PTĐT chưa bền vững. 3.3.2. Thực trạng thể chế quản lý về phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh 3.3.2.1. Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh: UBND Tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về TTX tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên kế hoạch hành động này chưa có nhiều nội dung nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của đô thị trong việc thúc đẩy đạt được mục tiêu TTX. Hiện chưa có kế hoạch cho giai đoạn tới. 3.3.2.3. Định hướng phát triển không gian và mạng lưới đô thị Theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 (Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021) [69], giai đoạn 2021-2030 cho thấy tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển đô thị đồng đều, tập trung vào chất lượng đô thị, chú trọng các đô thị động lực và lấy Động lực phát triển của đô thị gắn với phát triển kinh tế (Hệ thống đô thị gồm: 01 đô thị loại I; 03 đô thị loại II; 02 đô thị loại III; 01-02 đô thị loại IV; 03-04 đô thị loại V. Giai đoạn 2026-2030 dự kiến 03 đô thị loại I (TP Hạ Long, TP Uông Bí, TP Móng Cái mở rộng); 03 đô thị loại II (TP Cẩm Phả, TX Quảng Yên, TT Cái Rồng); 01 đô thị loại III (TT Tiên Yên); 03 đô thị loại IV (TT Quảng Hà, TT Cô Tô, TT Đầm Hà); 03 đô thị loại V). Đến giai đoạn 2026-2030, toàn tỉnh định hướng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với hạt nhân là 13 đô thị; tỷ lệ ĐTH tỉnh đạt 75-80%. Đến năm 2045, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng
  14. 12 trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, có sức cạnh tranh cao. 3.3.3. Thực trạng phát triển Kinh tế đô thị và chuyển đổi cơ cấu kinh tế đô thị gắn với TTX Kinh tế đô thị tỉnh Quảng Ninh luôn tăng trưởng bứt phá với tốc độ mạnh mẽ, với mức tăng trưởng cao. Quảng Ninh định hướng phát triển đô thị trong mối quan hệ gắn kết đô thị - công nghiệp - thương mại dịch vụ - du lịch. Thành phố Móng Cái giữ vai trò hạt nhân, nòng cốt của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Thành phố Cẩm Phả đang được xây dựng theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều đang dần trở thành trung tâm du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng. Thành phố Hạ Long từng bước trở thành thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ, du lịch quốc tế gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Kinh tế đô thị của tỉnh Quảng Ninh cũng có mối quan hệ với các ngành kinh tế có phát thải ra môi trường như khai thác than, các ngành kinh tế phát thải trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. Tuy nhiên các khu kinh tế đang đối mặt thách thức về quản lý CTR, nước thải để không ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch biển.Tốc độ chuyển đổi từ nền kinh tế nâu sang xanh vẫn còn khá chậm. 3.3.4. Thực trạng đô thị hóa và mô hình phát triển đô thị của tỉnh Tỉnh Quảng Ninh là một trong các tỉnh có tốc độ và tỷ lệ ĐTH nhanh và lớn nhất cả nước. Với tỷ lệ khoảng 66,56% (so với trung bình cả nước khoảng 39,2% năm 2019 và khoảng 40,5 % đến đầu năm 2021) là đơn vị cấp tỉnh có tỷ lệ ĐTH chỉ đứng sau Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, Cần Thơ. Tỉnh sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ và tỷ lệ ĐTH thời gian tới. Các đô thị trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển nhanh với quy mô lớn chủ yếu phân bố tập trung tại khu vực ven biển, bám trục Quốc lộ 18, gắn với các khu vực phát triển khu du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cửa khẩu. Các đô thị phát triển chậm và có quy mô nhỏ chủ yếu tại các huyện miền núi, hải đảo do hạn chế về điều kiện tự nhiên, địa hình, giao thông. Tuy nhiên có sự chia cắt trong kết nối giữa các đô thị trong hệ thống đô thị Quảng Ninh vào ban đêm. ĐTH theo hướng lan tỏa, có xu hướng mở rộng đô thị trên cơ sở sát nhập hành chính, chưa chú trọng đầu tư PTĐT dựa trên chất lượng. Các đô thị trọng điểm của tỉnh có tỷ lệ ĐTH vẫn còn khá thấp và chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng nguồn lực từ đất. ĐTH đang diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh. Tâm hoạt động phát triển đô thị đang dịch về phía Tây thành phố Hạ Long và ranh giới phát triển giữa Hạ Long và Quảng Yên đang dần mất đi; Sức hút phát triển của tuyến cao tốc là rất lớn. Tăng trưởng dân số của Móng Cái và Hải Hà ở mức cao, cho thấy được sự hình thành của một vùng đô thị trọng điểm độc lập; Công tác xây dựng đô thị không kịp với tốc độ tăng dân số. QLPTĐT đối mặt với yêu cầu đảm bảo chất lượng đô thị.
  15. 13 Hình 3.10. Mật độ dân số nội thị và mật độ dân số toàn đô thị của các đô thị thuộc tỉnh Quảng Ninh (Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp trên số liệu của Cục Phát triển đô thị, 2020 [17]) 3.3.5. Thực trạng chất lượng môi trường đô thị và xanh hóa dịch vụ đô thị Sự phát triển nóng của các đô thị tập trung ở dải đồng bằng ven biển, các KCN, dịch vụ, cảng biển quanh Vịnh Hạ Long đang không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực về môi trường cho các không gian đô thị mà còn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đển di sản thế giới vịnh Hạ Long. Tháng 6/ 2019, số lượng rác thu gom được là 573 tấn, trong đó 220 tấn rác ven bờ và 354 tấn trên Vịnh Hạ Long. Các đô thị trong các khu kinh tế như khu kinh tế Vân Đồn, KKT cửa khẩu Móng Cái, KKT ven biển Quảng Yên cũng phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường, quản lý CTR, bảo vệ môi trường biển. Bảng 3.2: Quy mô dân số và lưu lượng nước thải tại một số đô thị của tỉnh Quảng Ninh Phân theo khu vực Lượng nước Dân số TT Tên địa phương (người) thải (người) Thành thị Nông thôn (m3/ngđ) 1 TP. Hạ Long 322.710 281.758 40.952 60.446,8 2 TP. Móng Cái 108.553 66.434 42.119 14.177 3 TP. Cẩm Phả 190.232 182.137 8.095 28.130 4 TP. Uông Bí 120.982 113.416 7.566 17.769 5 TX. Đông Triều 171.673 72.923 98.750 20.813 6 TX. Quảng Yên 145.920 85.868 60.052 18.885 (Nguồn [14, 90]) - Vẫn còn nhiều hệ lụy chưa được khắc phục từ hoạt động PTĐT và phát triển kinh tế đô thị: Áp lực gia tăng nước thải sinh hoạt, CTR; ô nhiễm môi trường không khí nhất là tại các khu vực khai thác, trục đường vận chuyển, chế biến khoáng sản; Suy thoái tài nguyên đất có chiều hướng gia tăng; Các khu vực phát triển đô thị - kinh tế trọng điểm của Quảng Ninh như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, KKT Vân Đồn, KKT ven biển Quảng Yên, KKT cửa khẩu vẫn còn chưa đạt một số tiêu chí về BVMT giai đoạn 2016 - 2020: Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đô thị mới chỉ đạt 27,7% (so với mục tiêu đến 2025, với tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải tại các khu đô thị tập trung (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên) đạt trên 65%; 04/8 tiêu chí chưa đạt gồm: Tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý; Tỷ lệ huyện, thị xã, thành phố có khu xử lý CTR đảm bảo hợp vệ sinh, Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, Tỷ lệ các CCN có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động
  16. 14 3.3.6. Các thách thức trong quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh Từ những thực trạng trên, có thể thấy các thách thức QLPTĐT gắn với TTX của tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt là: - Thách thức ở khung thực thi QLPTĐT gắn với TTX cấp quốc gia: Khung pháp lý thúc đẩy PTĐT cấp quốc gia chưa cập nhật các nội dung mục tiêu QLPTĐT gắn với TTX để làm điều kiện áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh. - Thách thức từ địa phương: Các đô thị của tỉnh Quảng Ninh đang gặp phải các thách thức trong PTĐT gắn với TTX, cụ thể ở các vấn đề sau: a) Mô hình phát triển đô thị chưa được xác định cụ thể. Hệ thống đô thị và đô thị trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ chịu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng. b) Thể chế pháp lý QLPTĐT và QLPTĐT gắn với TTX trên địa bàn còn hạn chế: Tỉnh chưa ban hành kế hoạch PTĐT gắn với TTX cho giai đoạn tới, chưa có khung chính sách xác định mục tiêu để quản lý các vấn đề đô thị gắn với TTX đảm bảo quản lý hệ thống, toàn diện các vấn đề PTĐT. c) Chuyển đổi kinh tế đô thị từ nâu sang xanh còn hạn chế d) Chất lượng môi trường đô thị còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp tốc độ ĐTH, chưa được định hướng theo tiêu chí nâng cao đảm bảo yêu cầu phát triển đô thị hướng đến mục tiêu TTX. e) Công bằng xã hội là vấn đề khi phát triển đô thị ngày càng gia tăng. CHƯƠNG 4: PHÂN NHÓM TIÊU CHÍ CÓ VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG – THỰC HIỆN - ĐÁNH GIÁ , ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG TIÊU CHÍ PHỤC VỤ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TỈNH QUẢNG NINH 4.1. PHÂN NHÓM CÁC NHÓM TIÊU CHÍ CÓ VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG-THỰC HIỆN- ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH 4.1.1. Phân tích các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng- thực hiện-đánh giá quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh trong các chính sách hiện hành Luận án tiến hành đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn trong chính sách QLPTĐT hiện nay là Nghị Quyết 1210 về phân loại đô thị và Thông tư 01/2018/TT-BXD về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh để xác định các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng -thực hiện - đánh giá để phục vụ QLPTĐT gắn với TTX. Có thể thấy, các tiêu chí nền tảng mà mọi đô thị (tùy theo loại được đánh giá/công nhận) cần đảm bảo đều có thể được xếp vào 4 nhóm: thể chế, kinh tế, chất lượng môi trường đô thị và xanh hóa dịch vụ đô thị và công bằng xã hội. Các nhóm này tương đối phù hợp với 4 nhóm được định hướng tại Thông tư 01, tuy nhiên cần có sự sắp xếp lại các tiêu chí cụ thể hóa các nhóm này phù hợp hơn với mục tiêu TTX, phù hợp với quá trình kiểm soát đầu vào và đầu ra của PTĐT theo hướng TTX.
  17. 15 4.2. ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ HÓA NỘI DUNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TỈNH QUẢNG NINH TRÊN CƠ SỞ KHẢO SÁT XÃ HỘI 4.2.1. Phương pháp khảo sát xã hội học và phân tích a. Phương pháp khảo sát Để có thể xây dựng và kiểm định, xếp hạng được bộ tiêu chí cụ thể hóa 4 nhóm tiêu chí bao trùm lĩnh vực QLPTĐT gắn với TTX tại Quảng Ninh đã được nhận định ở trên, nghiên cứu sinh tiến hành tham vấn chuyên gia, xây dựng bảng câu hỏi, khảo sát thực tiễn, sử dụng các phầm mềm phân tích số liệu để kiểm tra về sự phù hợp, tính khả thi của các tiêu chí. Để các phân tích thống kê đạt kết quả tin cậy, số lượng phiếu phát ra là 350 người (đảm bảo cỡ mẫu (phiếu trả lời câu hỏi) >=5 lần số câu hỏi), trong đó 12 phiếu không hợp lệ nên kết quả phiếu trả lời sử dụng được là 338 phiếu. Với khảo sát chuyên gia và nhà quản lý cấp cao, có liên quan là 34 phiếu được thu thập. c. Mô hình phân tích thành lập bộ ma trận mẫu Luận án đã thiết lập mô hình ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá (4 nhóm) và các tiêu chí cụ thể hóa ban đầu (36 tiêu chí) (hình 4.3), xây dựng ma trận dữ liệu và thực hiện việc phân tích bằng phần mềm thương mại SPSS và AMOS chạy trên Mô hình SEM (Structural Equation Modeling). Hình 4.3. Mô hình ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá và 36 tiêu chí cụ thể hóa các nội dung quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh Kết quả phân tích cho thấy từ 36 tiêu chí ban đầu, các tiêu chí có thể rút gọn lại còn 26 tiêu chí (sau khi đã kiểm định bằng phương pháp phân tích độ tin cậy của các biến quan sát (phân tích Cronbach's Alpha), phân tích các yếu tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis), kiểm chứng mô hình SEM (Structural Equation Modeling) để loại các tiêu chí
  18. 16 có tính chất giống nhau và bao hàm lẫn nhau để tìm ra các tiêu chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xây dựng hệ thống quản lý tốt nhất). Kết quả như bảng sau: Bảng 4.3. 26 tiêu chí thuộc bốn nhóm tiêu chí định hướng-thực hiện-đánh giá quản lý phát triển đô thị gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh Ký hiệu TT CÁC TIÊU CHÍ tiêu chí Quy hoạch chung đô thị được lồng ghép các mục tiêu TTX và NHÓM BĐKH TC1 1: THỂ Chiến lược, kế hoạch hành động, chính sách cụ thể được ban CHẾ, hành hướng tới mục tiêu TTX và ứng phó BĐKH TC2 (TC) Tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến TC6 Xây dựng được bộ dữ liệu quản lý đô thị TTX TC7 Đóng góp GDP từ ngành KTX KT1 NHÓM Tỷ lệ lao động trong ngành kinh tế về sáng tạo, công nghệ tăng, 2: KINH KTX KT2 TẾ ĐÔ Thu nhập nói chung của người dân có liên quan đến ngành KTX THỊ (KT) (du lịch, nông nghiệp sạch công nghệ cao,....) KT3 Tỷ lệ sử dụng giao thông cộng cộng tăng lên, giao thông cá nhân giảm xuống MT1 Giảm phương tiện giao thông có khí thải gây ô nhiễm môi trường cao hơn qui định MT2 Tỷ lệ năng lượng tái tạo được sử dụng trong sinh hoạt đô thị MT4 Tích hợp hệ thống hạ tầng thoát nước đô thị với hệ thống không gian xanh, không gian công cộng để đạt mục tiêu bảo tồn cảnh quan, thiết lập môi trường sống, hệ sinh thái đô thị; MT7 Triển khai các giải pháp ứng phó với nước biển dâng, xâm nhập mặn MT8 NHÓM Tăng khả năng thoát nước cho các tiết diện lớn của đô thị (Giảm 3: MÔI ngập lụt) MT9 TRƯỜN Tỷ lệ nước thải, CTR được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy G ĐÔ chuẩn MT11 THỊ Tỷ lệ nước sạch được sản xuất từ nước thải đô thị (khả năng tuần (MT) hoàn nguồn nước) MT12 Giảm số khu vực bị ô nhiễm nặng môi trường nước, đất MT14 Giảm ô nhiễm môi trường do khai thác quặng than, nhiệt điện và các nhà máy công nghiệp MT16 Giảm tỷ lệ thất thoát điện MT17 Tăng số lượng Khu đô thị theo hướng xanh, sinh thái, tiết kiệm năng lượng được xây dựng MT18 Tăng số lượng các CTX được công nhận MT20 Tăng đầu tư của chính quyền cho phát triển xanh của tỉnh/đô thị MT21 Khuyến khích đầu tư tư nhân cho phát triển xanh tại tỉnh/đô thị MT22 NHÓM Quản lý dân số chặt chẽ, đặc biệt là dân cư tạm trú, Khách du 4: CÔNG lịch XH1
  19. 17 Ký hiệu TT CÁC TIÊU CHÍ tiêu chí BẰNG Tăng số lượng nhà ở xã hội giành cho người có thu nhập thấp XH2 XÃ HỘI Xây dựng mới các dự án, nguồn cấp, hệ thống mạng lưới cấp (XH) nước sạch XH4 Qui hoạch và xây dựng tăng không gian công cộng, công viên xanh, giải tỏa lấn chiếm không gian công cộng, quản lý xây dựng văn hóa văn minh đô thị XH5 4.2.2.5. Đánh giá và xếp hạng các tiêu chí phục vụ quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh Để xếp hạng theo mức độ quan trọng và tính khả thi thực hiện của các tiêu chí, luận án tiếp tục tiến hành phương pháp phỏng vấn chuyên gia (34 người) để đánh giá cho điểm nhằm xếp hạng tiêu chí với 2 mức độ đánh giá: mức độ quan trọng (mức độ rất quan trọng và quan trọng) và mức độ đánh giá khả năng thực hiện (cao và trung bình) (tính % và qui về thang điểm 10). Điểm xếp hạng của một tiêu chí sẽ là tổng của điểm quan trọng và điểm khả năng thực hiện. Kết quả thống kê đánh giá thang xếp hạng của các tiêu chí để quản lý PTĐT gắn với TTX tại tỉnh Quảng Ninh được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.4: Xếp hạng ưu tiên các tiêu chí dựa trên kết quả khảo sát Ký Tổng Xếp TT CÁC TIÊU CHÍ hiệu điểm hạng tiêu chí Chiến lược, kế hoạch hành động, chính sách cụ thể được 1 TC2 9.35 1 ban hành hướng tới mục tiêu TTX và ứng phó BĐKH Qui hoạch và xây dựng tăng không gian công cộng, công 2 XH5 9.18 2 viên xanh, giải tỏa lấn chiếm không gian công cộng Thu nhập nói chung của người dân có liên quan đến 3 KT3 8.24 3 ngành KTX (du lịch, nông nghiệp sạch công nghệ cao,....) Tăng khả năng thoát nước cho các tiết diện lớn của đô thị 4 MT9 8.18 4 (Giảm ngập lụt) 5 Giảm số khu vực bị ô nhiễm nặng môi trường nước, đất MT14 8.06 5 Giảm ô nhiễm môi trường do khai thác quặng than, nhiệt 6 MT16 8 6 điện và các nhà máy công nghiệp Xây dựng mới các dự án, nguồn cấp, hệ thống mạng lưới 7 XH4 7.88 7 cấp nước sạch Tăng đầu tư của chính quyền cho phát triển xanh của 8 MT21 7.76 8 tỉnh/đô thị Khuyến khích đầu tư tư nhân cho phát triển xanh tại 9 MT22 7.71 9 tỉnh/đô thị Tỷ lệ lao động trong ngành kinh tế về sáng tạo, công nghệ 10 KT2 7.53 10 tăng, KTX Quy hoạch chung đô thị có lồng ghép các mục tiêu TTX 11 TC1 7.41 11 và BĐKH 12 Đóng góp GDP từ ngành KTX KT1 7.35 12
  20. 18 Ký Tổng Xếp TT CÁC TIÊU CHÍ hiệu điểm hạng tiêu chí Tỷ lệ nước thải, CTR được thu gom và xử lý đạt tiêu 13 MT11 7.29 13 chuẩn, quy chuẩn Tích hợp hệ thống hạ tầng thoát nước đô thị với hệ thống không gian xanh, không gian công cộng để đạt mục tiêu 14 MT7 7.18 14 bảo tồn cảnh quan, thiết lập môi trường sống, hệ sinh thái đô thị; Triển khai các giải pháp ứng phó với nước biển dâng, xâm 15 MT8 7.12 15 nhập mặn Tỷ lệ sử dụng giao thông cộng cộng tăng lên, giao thông 16 MT1 7.06 16 cá nhân giảm xuống Tăng số lượng Khu đô thị theo hướng xanh, sinh thái, tiết 17 MT18 6.94 17 kiệm năng lượng được xây dựng 18 Tăng số lượng các CTX được công nhận MT20 6.82 18 19 Tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến TC6 6.76 19 20 Xây dựng được bộ dữ liệu quản lý đô thị TTX TC7 6.71 20 Tăng số lượng nhà ở xã hội giành cho người có thu nhập 21 XH2 21 thấp Tỷ lệ năng lượng tái tạo được sử dụng trong sinh hoạt đô 22 MT4 6.06 22 thị Giảm phương tiện giao thông có khí thải gây ô nhiễm môi 23 MT2 6.29 23 trường cao hơn qui định Tỷ lệ nước sạch được sản xuất từ nước thải đô thị (khả 24 MT12 6.24 24 năng tuần hoàn nguồn nước) Quản lý dân số chặt chẽ, đặc biệt là dân cư tạm trú, Khách 25 XH1 6.18 25 du lịch 26 Giảm tỷ lệ thất thoát điện MT17 5.88 26 (Nguồn: Khảo sát của nghiên cứu sinh) Đánh giá thang xếp hạng của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí để định hướng, thực hiện và đánh giá QLPTĐT theo hướng TTX tại Quảng Ninh theo 3 hạng (từ thấp đến cao): - Hạng 1: 10 tiêu chí theo thứ tự từ xếp hạng từ 1-10 trong bảng xếp hạng. Theo đó, tầm quan trọng hàng đầu trong ưu tiên thực hiện là TC2- thể hiện tầm quan trọng của các Chiến lược, kế hoạch hành động chính cụ thể được ban hành hướng tới mục tiêu TTX và ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh. Tiếp đó cũng là một tiêu chí nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quy hoạch cụ thể và có thể thực hiện ngay được liên quan đến định hình xây dựng không gian công cộng, công viên xanh trong đô thị. Các tiêu chí về môi trường tiếp theo khẳng định việc cần phải giải quyết được các vấn đề nóng, thách thức lớn của hệ thống đô thị tỉnh Quảng Ninh hiện nay đó là vấn đề tăng khả năng thoát nước giảm ngập lụt; ô nhiêm tài nguyên đất nước; bảo vệ nguồn nước sạch. Sau đó là ưu tiên cho nhóm tiêu chí liên quan đến việc bố trí nguồn lực để thực hiện. Xếp cuối của nhóm ưu tiên này là cơ cấu lao động chuyển dịch sang ngành KTX. - Hạng 2: 10 tiêu chí xếp thứ tự xếp hạng từ 11-20 trong bảng xếp hạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2