intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vai trò của niềm tin đối với việc chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử trong mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Vai trò của niềm tin đối với việc chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử trong mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Phân tích mối quan hệ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của niềm tin và việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT; Phân tích mối quan hệ và đánh giá mức độ ảnh hưởng vai trò trung gian của niềm tin trong mối quan hệ giữa các nhân tố sự chính trực cảm nhận, quyền riêng tư cảm nhận, tính bảo mật cảm nhận, khả năng kiểm soát hành vi đối với việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vai trò của niềm tin đối với việc chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử trong mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG TRẦN QUỐC THỐNG VAI TRÒ CỦA NIỀM TIN ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP NHẬN SỬ DỤNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRONG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Giang TS. Trần Thanh Toàn Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2 ……………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: vào hồi giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp - Thư viện Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Trần Quốc Thống (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Vai trò trung gian của niềm tin, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN: 0866-7120, 44- 48 2. Trần Quốc Thống & Dương Lê Cẩm Thúy (2022). Yếu tố niềm tin khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử của khách hàng tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615-8973, 54-57 3. Trần Quốc Thống & Dương Lê Cẩm Thúy (2023). Nghiên cứu hành vi của khách hàng trong việc chấp nhận sử dụng thanh toán trực tuyến, Tạp chí Lao động và Xã hội, ISSN: 0866-7643, 4-6
  4. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của luận án Khách hàng ngày càng ưa chuộng các hình thức Thương mại điện tử (TMĐT) bởi do sự phát triển của internet tại Việt Nam. Mặc dù vậy, vẫn còn một số tồn tại và hạn chế trên thực tiễn, khách hàng vẫn chưa đặt niềm tin hoàn toàn việc thanh toán trực tuyến (TTTT) qua ngân hàng điện tử (NHĐT). Theo Bộ Công Thương thì dù TMĐT tại Việt Nam phát triển nhưng phương thức thanh toán nhận hàng trả tiền mặt (COD) vẫn là hình thức phổ biến nhất. Cụ thể, nếu năm 2013 có 74% người dùng tại Việt Nam thanh toán COD thì đến năm 2017 con số này là 82% (Kinh tế Sài Gòn Online, 2020). Điều đó cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến. Theo một số chuyên gia thì khó khăn lớn nhất của TMĐT chính là lòng tin vào giao dịch trực tuyến của phần lớn dân chúng tại Việt Nam. Đồng thời, cách xây dựng niềm tin và tác động của nó đối với TTTT qua NHĐT trong việc MSTT vẫn chưa được phân tích một cách có hệ thống. Xuất phát từ lý do đó, NCS đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của niềm tin đối với việc chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử trong mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu
  5. 2 (1) Mục tiêu thứ nhất của đề tài là phân tích mối quan hệ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của niềm tin và việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT. (2) Mục tiêu thứ hai là phân tích mối quan hệ và đánh giá mức độ ảnh hưởng vai trò trung gian của niềm tin trong mối quan hệ giữa các nhân tố sự chính trực cảm nhận, quyền riêng tư cảm nhận, tính bảo mật cảm nhận, khả năng kiểm soát hành vi đối với việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT. (3) Mục tiêu thứ ba là đưa ra các hàm ý quản trị. Câu hỏi nghiên cứu: (1) Các nhân tố nào sẽ tác động đến niềm tin của khách hàng đối với việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT trong MSTT ở Việt Nam? (2) Các nhân tố sẽ tác động như thế nào đến niềm tin của khách hàng đối với việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT trong MSTT ở Việt Nam? (3) Làm thế nào để nâng cao vai trò của niềm tin đối với việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT trong MSTT của khách hàng tại Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của niềm tin của khách hàng đối với chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT trong MSTT. Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian: Để nghiên cứu vai trò niềm tin đối với việc sử dụng thanh toán trực tuyến qua
  6. 3 ngân hàng điện tử trong mua sắm trực tuyến, nghiên cứu đã chọn khách hàng ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng làm đối tượng khảo sát. Về phạm vi thời gian: Thời gian triển khai luận án chính thức từ năm 2019 đến 2020. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận của luận án: Luận án khảo lược và tổng quan các nghiên cứu trước để xác định mô hình nghiên cứu, sau đó sử dụng phương pháp định tính phỏng vấn nhóm chuyên gia để điều chỉnh và chuẩn hóa lại các yếu tố và thang đo trong mô hình phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Cuối cùng, sử dụng phương pháp phân tích định lượng để phân tích và kiểm định lại các mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Về nguồn số liệu: Luận án sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi, đối tượng khảo sát chính là các đáp viên là khách hàng tại Việt Nam trong độ tuổi từ 18 đến 65, không phân biệt giới tính, sắc tộc. Ở đây, đáp viên là những khách hàng đã sử dụng dịch vụ TTTT qua NHĐT trong MSTT. Về phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm) và kết hợp định lượng (Smart PLS 4). 1.5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận: (1) Nghiên cứu vai trò của niềm tin đối với việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT trong MSTT của
  7. 4 khách hàng tại Việt Nam mà trong các nghiên cứu trước đây chưa đề cập hoặc chưa có một kết quả nghiên cứu thực nghiệm cụ thể đối với khách hàng tại Việt Nam. (2) Qua tổng quan các nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính, nghiên cứu có bổ sung các đặc điểm nhân khẩu học vào mô hình để kiểm soát sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT. (3) Nghiên cứu về vai trò trung gian của nhân tố Quyền riêng tư cảm nhận (PPC), tính bảo mật cảm nhận (PSC), khả năng kiểm soát hành vi (PBC), tính chính trực cảm nhận (PI) đến quyết định sử dụng (chấp nhận sử dụng) TTTT qua NHĐT. (4) Nghiên cứu góp phần làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo có thể tham khảo, so sánh và khám phá kết quả của nghiên cứu này trong quá trình vận dụng vào các công trình nghiên cứu liên quan đến việc thúc đẩy niềm tin của khách hàng trong việc TTTT qua NHĐT. - Về mặt thực tiễn: những đóng góp mới như sau : (1) TTTT qua NHĐT giúp giảm thiểu đáng kể chi phí giao dịch so với các ngân hàng truyền thống, giúp ngân hàng tiếp cận giảm thiểu chi phí và thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng kể cả khách hàng có thu nhập thấp (VEPF, 2016). (2) Việc xây dựng được thang đo niềm tin và lượng hóa được tác động của nó đến việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT sẽ giúp cho nhà hoạch định chính sách về thị trường thương mại điện tử có một bức tranh tổng quát hơn về thị trường này trong mối liên hệ với
  8. 5 khách hàng. (3) Nghiên cứu góp phần ổn định và phát triển lành mạnh thị trường thương mại điện tử cũng như hướng tới thực hiện thành công Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ theo quyết định số 1813/QĐ-TTg. - Về đề xuất giải pháp: (1) luận án đưa ra xu hướng về niềm tin của khách hàng đối với việc TTTT qua NHĐT khi MSTT tại Việt Nam ; (2) các hàm ý quản trị, giải pháp để nâng cao niềm tin của khách hàng đối với việc TTTT qua NHĐT khi MSTT. 1.6. Bố cục luận án Luận án được thiết kế bố cục thành 5 chương. Cụ thể: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu; Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu; Chương 3. Phương pháp nghiên cứu; Chương 4. Phân tích dữ liệu và Kết quả nghiên cứu; Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm nghiên cứu - Khái niệm về niềm tin: Niềm tin ban đầu là một khái niệm đo lường niềm tin trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, trong đó thái độ của người được ủy thác có thể chưa được xây dựng trước đó, là điều kiện tiên quyết để thực hiện các giao dịch trực tuyến (Kim, 2012).
  9. 6 - Khái niệm về Tính bảo mật cảm nhận: Theo Tsiakis và Sthephanides (2005) bảo mật là một tập hợp các thủ tục và chương trình để xác minh nguồn thông tin và đảm bảo tính toàn vẹn và riêng tư của thông tin. Đứng ở góc nhìn về mặt TTTT qua NHĐT, tính bảo mật cảm nhận là yêu cầu thiết yếu, tất cả các khách hàng đều kỳ vọng rằng TTTT sẽ luôn an toàn tuyệt đối với họ. - Khái niệm về Quyền riêng tư cảm nhận: Quyền riêng tư cảm nhận của khách hàng được Eastlick và cộng sự (2006) định nghĩa là “khả năng của một cá nhân có thể kiểm soát, quản lý và tiết lộ có chọn lọc các thông tin cá nhân của họ”. Sự an toàn của quyền riêng tư là rất quan trọng đối với các giao dịch TTTT qua NHĐT bởi sự an toàn của quyền riêng tư sẽ biểu thị tính toàn vẹn, tính đảm bảo của giao dịch, từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức giao dịch của khách hàng (Gupta & Dubey, 2016). - Khái niệm về Sự chính trực cảm nhận: Sự chính trực cảm nhận của khách hàng được xem là một trong những yếu tố quan trọng, đóng góp vào việc tăng sự tin tưởng của khách hàng khi họ thực hiện hành vi (Lee và cộng sự, 2001). Khách hàng cảm thấy qúa trình thực hiện hành vi càng minh bạch, càng ít rủi ro thì họ sẽ tăng cao ý định thực hiện hành vi. - Khái niệm về Nhận thức kiểm soát hành vi: Theo Ajzen (1991), khả năng kiểm soát hành vi được coi là một khía cạnh
  10. 7 quan trọng đối với khách hàng, được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về mức độ dễ dàng hay khó khăn khi họ thực hiện một hành vi. Vì vậy, nhân tố khả năng kiểm soát hành vi sẽ tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu cá nhân có nhận thức chính xác về mức độ kiểm soát, có sự tự chủ trong hành vi thì khả năng cao họ sẽ thực hiện hành vi. - Khái niệm về Thái độ của khách hàng: “Thái độ của khách hàng” là sự đánh giá cá nhân mà mỗi khách hàng sẽ biểu hiện đối với một đối tượng cụ thể (Fishbein và Ajzen, 1975). Khả năng mua của khách hàng sẽ tăng lên nếu người tiêu dùng có cái nhìn tích cực đối với sản phẩm trong khi thái độ tiêu cực sẽ loại bỏ xu hướng hành vi (Verbecke và Vackier, 2005). - Khái niệm về Chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT: Trong MSTT Khái niệm chấp nhận công nghệ là “thái độ tích cực đối với một công nghệ có sẵn và sự kết hợp với ý định sử dụng công nghệ”. Chấp nhận công nghệ tác động trực tiếp vào thời gian sử dụng. Quyết định sử dụng là việc chấp nhận và tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng. 2.2. Lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu - Thuyết hành động hợp lý (TRA): Thuyết hành động hợp lý được Ajzen và Fishbein (1975) đề xuất với mục đích dự đoán ý định hành vi của con người. Đây là một trong những lý thuyết đầu tiên đi sâu vào việc tìm hiểu về hành vi của con người. Theo lý thuyết này thì ý định hành vi sẽ thúc đẩy việc thực hiện
  11. 8 hành vi của con người , mà ý định hành vi là hàm số của thái độ cá nhân về hành vi chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện hành vi này. - Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM): Lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) của Davis là một lý thuyết hệ thống thông tin mô hình hóa quá trình ra quyết định mà người dùng có thể hoặc có thể không áp dụng và thực hiện một công nghệ mới. Mô hình này giúp dự đoán và hiểu hành vi của người sử dụng đối với công nghệ mới dựa trên hai yếu tố chính là "nhận thức tính dễ sử dụng" (perceived ease of use - PEU) và "nhận thức tính hữu ích" (perceived usefulness - PU). - Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB): Dựa trên những mặt hạn chế trước đó của lý thuyết hành động hợp lý TRA, vào năm 1985, Ajen đã đề xuất lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB). Theo Ajzen (1985), lý thuyết hành vi có kế hoạch được đề xuất từ sự kế thừa của phát triển từ Thuyết hành động hợp lý (TRA) và thêm một yếu tố quyết định độc lập thứ ba của ý định là Kiểm soát hành vi nhận thức. TPB cho rằng hành vi của con người được cân nhắc dựa trên ý định. - Mô hình lý thuyết phân rã hành vi có hoạch định (DTPB): DTPB được Taylor and Todd (1995) xây dựng dựa trên việc phân tách ba nhân tố: thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi trong TPB thành các biến số cụ thể hơn. Các
  12. 9 tác giả tin rằng DTPB tính hơn hướng của khái niệm niềm tin cung cấp các giá trị chẩn đoán tốt hơn cho các nhà quản lý. Nó cho thấy một niềm tin cụ thể có thể là mục tiêu được nhắm tới để gây ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống. 2.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan - Các nghiên cứu ở nước ngoài Từ tổng quan các nghiên cứu trước, các kết quả vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh cãi, Thứ nhất có khá nhiều các nghiên cứu bị giới hạn bởi cỡ mẫu cũng như quá ít số biến đo lường cần thiết để trích nhân tố hoặc chỉ sử dụng các phương pháp phân tích khám phá và hồi quy để xác định và đánh giá ảnh hưởng của mỗi nhân tố lên hành vi chấp nhận TTTT qua NHĐT (Lee and Turban, 2001; Wang et al., 2003; Yeung, 2006; Martins et al., 2014; Ben Mansour, 2016). Điều này không đảm bảo sự tin cậy để giải thích cũng như thực hiện dự báo dựa trên kết quả thu được. Thứ hai, một số tác giả cho rằng việc sử dụng TTTT qua NHĐT còn tùy thuộc vào các yếu tố nhân khẩu học, sự khác biệt về văn hóa, thái độ và hành vi của người dùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng cho thấy các yếu tố nhân khẩu học giống nhau sẽ không phù hợp cho tất cả các quốc gia (Sukkar and Hasan, 2005; Alsajjan and Dennis, 2010). Thứ ba, các nghiên cứu vẫn chưa đảm bảo được độ tin cậy của nghiên cứu, nguyên nhân đến từ cỡ mẫu, phương pháp thu thập mẫu, phương pháp nghiên cứu và đo lường.
  13. 10 - Một số nghiên cứu về niềm tin tại Việt Nam Các nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay đa phần đều dựa theo mô hình TAM để nghiên cứu. Giới hạn của các nghiên cứu tại Việt Nam là phần lớn các nghiên cứu về chủ đề niềm tin ở Việt Nam là tập trung đi sâu về hành vi MSTT hơn là hành vi sử dụng TTTT qua NHĐT, mối quan hệ hay vai trò của niềm tin đối với việc chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT trong MSTT vẫn chưa được phân tích một cách sâu sắc. Ví dụ như nghiên cứu của (Nguyen Thi Tuyet Mai and Nham Phong Tuan, 2012; Tran Minh, 2012) chỉ tập trung vào những nhân tố đến niềm tin trong TMĐT, trong khi đó, một số khác nghiên cứu lại tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi MSTT chứ chưa đi sâu phân tích về mối liên hệ giữa niềm tin và quyết định sử dụng dịch vụ TTTT qua NHĐT (Nguyễn Thị Bảo Châu and Lê Nguyễn Xuân Đào, 2014; Ngô Thị Minh Ngọc, 2016). Ngoài ra, đặc điểm chung của các nghiên cứu về hành vi MSTT tại Việt Nam, đa phần có phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một khu vực tỉnh/Thành phố cụ thể, cỡ mẫu tương đối nhỏ, cũng như các phương pháp phân tích được sử dụng chưa thực sự phù hợp. 2.5. Xác định khoảng trống nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu sẽ được hoàn thiện trong luận án: (1) các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào một số yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin mà không xem xét toàn diện các yếu tố
  14. 11 khác, không đo lường được mức độ ảnh hưởng của niềm tin đối với chấp nhận sử dụng thanh toán trực tuyến qua ngân hàng điện tử của khách hang, (2) Thiếu các nghiên cứu thực nghiệm phân tích vai trò của niềm tin đối với chấp nhận sử dụng TTTT qua NHĐT trong MSTT của khách hàng tại Việt Nam, (3) Các nghiên cứu tại Việt Nam còn hạn chế, thang đo chưa có sự phù hợp về về trình độ phát triển, các bản sắc văn hóa cùng các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, (4) Các nghiên cứu còn hạn chế về không gian và thời gian phân tích. 2.6. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Mô hình lý thuyết đề xuất là một hệ thống kiểm tra các mối quan hệ của các giả thuyết, cụ thể là mối quan hệ giữa: niềm tin, thái độ, tính bảo mật cảm nhận, quyền riêng tư cảm nhận, sự chính trực cảm nhận, nhận thức kiểm soát hành vi tại 5 thành phố lớn, bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. Có 10 giả thuyết nghiên cứu đặt ra để kiểm định các mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Mô mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
  15. 12 Hình 2.1 - Mô hình lý thuyết đề xuất CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hai phương pháp là định tính và định lượng. 3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp lý thuyết, sau đó phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm để xác định các yếu tố trong mô hình nghiên cứu, cũng như chỉnh sửa và chuẩn hóa thang đo chính thức để tiến hành khảo sát định lượng ở bước tiếp theo. Việc phỏng vấn được tiến hành qua hai vòng.
  16. 13 Vòng phỏng vấn chuyên gia: thực hiện phỏng vấn nhóm 07 chuyên gia đã có kinh nghiệm triển khai tại doanh nghiệp lẫn các chuyên gia có về mặt học thuật về lĩnh vực TTTT và MSTT. Vòng thảo luận nhóm: tiến hành thảo luận nhóm với thảo luận nhóm gồm 14 người đã từng sử dụng dịch vụ TTTT qua NHĐT trong MSTT được chia làm hai nhóm mỗi nhóm tham gia thảo luận. Sau quá trình nghiên cứu định tính, các thang đo cho các yếu tố niềm tin, thái độ, tính bảo mật cảm nhận, quyền riêng tư cảm nhận, sự chính trực cảm nhận, nhận thức kiểm soát hành vi được tổng hợp, chỉnh sửa và mã hóa để lập bảng câu hỏi khảo sát các đối tượng nghiên cứu phù hợp. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ mức 1 là hoàn toàn không đồng ý đến mức 5 là hoàn toàn đồng ý. 3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ Dựa trên thang đo chuẩn hóa sau phần nghiên cứu định tính, nghiên cứu tiến hành khảo sát sơ bộ với mẫu gồm 153 quan sát, dữ liệu thu thập được kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tố khám phá EFA trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức. 3.5. Thiết kế nghiên cứu định lượng chính thức Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm kiểm định các giả thuyết và sự phù hợp của mô hình nghiện cứu. Theo đó, mô hình nghiên cứu sẽ được
  17. 14 đánh giá qua các bước: (1) Kiểm định mô hình đo lường (2), Kiểm tra mô hình cấu trúc (3) Kiểm tra tác động, Đối tượng và mẫu nghiên cứu: Đối tượng kháo sát thu thập dữ liệu tập trung chính là: Các đáp viên là khách hàng tại Việt Nam là những khách hàng đã sử dụng dịch vụ TTTT qua NHĐT trong MSTT. Mẫu nghiên cứu được chọn trong nghiên cứu định lượng sơ bộ và định lượng chính thức bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Luận án nghiên cứu này lựa chọn kích thước mẫu trên nguyên tắc thu thập được mẫu càng nhiều càng tốt. Theo đó, mẫu thu thập của nghiên cứu trong khoảng phạm vi giới hạn của đề tài, cỡ mẫu nghiên cứu là 551. Phương pháp thu thập dữ liệu: Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện thông qua các bảng hỏi được gửi và thu thập trực tuyến qua email với sự hỗ trợ từ công ty nghiên cứu thị trường khaosat.me. Kết quả phát đi 650 phiếu khảo sát và thu về được 555 phiếu khảo sát. Trong quá trình phân loại phiếu khảo sát và làm sạch dữ liệu trước khi phân tích còn lại 551 phiếu khảo sát hợp lệ đưa vào phân tích dữ liệu chính thức. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng về giao dịch thanh toán trực tuyến qua ngân hàng điện tử trong mua sắm trực tuyến tại Việt Nam Những lợi ích:
  18. 15 Trong 6 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,12% về số lượng so với cùng kỳ 2022. Cụ thể, qua kênh Internet tăng 90,21% về số lượng và 10,01% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 60,29% về số lượng và 13,89% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 142,06% về số lượng và 49,42% về giá trị; qua POS tăng 36,65% về lượng và 29,72% về giá trị. Một số khó khăn và hạn chế (1) Việc mua sắm trực tuyến, đặc biệt là qua kênh thanh toán không dùng tiền mặt có thể làm cho khách hàng khó kiểm soát được hành vi mua hàng của mình, dẫn đến các tình trang mất cân đối về tài chính. (2) Việc kết nối internet và sử dụng các giao dịch trực tuyến tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại, đặc biệt là nguy cơ về thông tin và bảo mật của người tiệu dùng. (3) Việc mua sắm trực tuyến có nhiều rủi ro về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong quá trình mua sắm. 4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Kết quả cho thấy, đối tượng khảo sát được phân theo giới tính gồm 242 nữ và 309 nam, trong đó, phần lớn các đối tượng trong mẫu thu thập đang trong độ tuổi lao động, tạo thu nhập chính và rất trẻ. Tỉ trọng khách hàng trong độ tuổi từ 25 đến 55 tuổi chiếm trên 76.8%, trong đó nhóm tuổi từ 25 đến 35 là 224 quan sát (chiếm 40.7% quan sát mẫu) và nhóm tuổi từ 36 đến 45 chiếm 24.7% (136 quan sát). Tỉ lệ khách hàng trên 55 tuổi
  19. 16 chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong mẫu khảo sát. Phần lớn khách hàng trong mẫu khảo sát là các lao động tự do với tỉ lệ 39,6% (218 quan sát). Các lao động tự do này có thể là chủ các cơ sở, các cửa hàng kinh doanh trực tuyến và các lao động tự do khác (không kể nội trợ). Tiếp đến là khách hàng làm việc văn phòng. Số khách hàng làm việc văn phòng chiếm tỉ trọng 37% với 204 quan sát. Khách hàng làm nội trợ cũng chiếm một tỉ lệ khá cao là 11,6% với 64 quan sát. Phần còn lại là các khách hàng làm việc trong lĩnh vực sản xuất và các ngành nghề khác. Về thu nhập, có 49 khách hàng có thu nhập hàng tháng trên 30 triệu đồng (chiếm 9% mẫu); Trong khi đó, có đến gần 30% người được hỏi có thu nhập dưới 15 triệu/tháng (164 quan sát). Tiếp đến, nhóm đối tượng có thu nhập từ 15 đến 20 triệu/tháng cũng chiếm tỉ lệ đáng kể (38%). Liên quan đến kiến thức máy tính và kinh nghiệm MSTT, kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các đối tượng được hỏi cho biết họ có kinh nghiệm sử dụng Internet. Cụ thể chỉ có 31 trên 551 người được hỏi cho rằng họ sử dụng máy tính rất kém hay không có kiến thức gì về máy tính (chiếm 5,6%); Phần còn lại là có chút ít kiến thức về máy tính (kém 21,3%), bình thường (34,7%) và tốt (37,2%). Điều đó cho thấy, phần lớn các đối tượng được hỏi phần nào đó cho thấy sự tự tin của họ trong việc sử dụng Internet. 4.3. Đánh giá mô hình đo lường 4.3.1. Kiểm định độ hội tụ và tính nhất quán
  20. 17 Theo kết quả của bảng 19, tất cả các chỉ số hệ số tải ngoài của các khái niệm ATT, DU, PBC, PEOU, PI, PPC, PSC, PU, TRUST đều cao hơn giá trị cho phép là 0,7, và các giá trị của AVE (từ 0,661 đến 0,840) đều trên 0,5, do đó tất cả các khái niệm nghiên cứu đều đáp ứng tốt về độ hội tụ (Hair và cộng sự, 2019). Hệ số Độ tin cậy Độ tin cậy Cronbach's tổng hợp tổng hợp Chỉ số alpha (rho_a) (rho_c) (AVE) ATT 0.916 0.916 0.937 0.749 DU 0.859 0.859 0.914 0.780 PBC 0.891 0.968 0.930 0.816 PEOU 0.766 0.788 0.864 0.680 PI 0.871 0.882 0.906 0.661 PPC 0.863 0.871 0.916 0.784 PSC 0.908 0.960 0.940 0.840 PU 0.896 0.905 0.923 0.706 TRUST 0.910 0.911 0.930 0.690 Bảng 1: Kiểm định độ hội tụ và độ tin cậy tổng hợp 4.3.1. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các cấu trúc trong mô hình nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2