Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam
lượt xem 15
download
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế "Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Phân tích tác động của tiêu thụ năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn; Đề xuất các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải CO2 tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI MINH THỦY MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CO2 TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – 2023
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI MINH THỦY MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CO2 TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS NGUYỄN NGỌC TOÀN HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Bùi Minh Thủy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CO2 ................................................ 9 1.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế..............................................................................................9 1.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2............................................................................................................14 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu...................................22 1.4. Khoảng trống nghiên cứu...................................................................23 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CO2 ...................................................................................................... 26 2.1. Khái quát về năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2............................................................................................................26 2.2. Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 ............................................................................................. 37 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CO2 .................................. 51 3.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................51 3.2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu tác động tiêu thụ năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế........................................................................54 3.3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu tác động tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế đến phát thải CO2 ............................................... 63 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CO2 TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .......................................................................................................... 70
- 4.1. Thực trạng về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam........................................... 70 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng và phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam ...........................................................................................................99 CHƯƠNG 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ GIẢM PHÁT THẢI CO2 TẠI VIỆT NAM........................................................... 123 5.1. Bối cảnh, quan điểm, mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải CO2 tại Việt Nam........................ 123 5.2. Dự báo triển vọng phát triển năng lượng tái tạo gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải CO2 tại Việt Nam ........................................... 129 5.3. Giải pháp phát triển năng lượng tái tạo gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải CO2 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 .................. 137 KẾT LUẬN .................................................................................................. 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 144 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 170
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Giải nghĩa bằng tiếng Anh Giải nghĩa bằng tiếng Việt tắt ARDL Autoregressive Distributed Phương pháp ước lượng tự Lag hồi quy phân phối trễ tuyến tính BVMT Bảo vệ môi trường COP26 United Nations Climate Hội nghị của Liên Hợp quốc Change Conference về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 CUSUM Cumulative Sum of Recursive Tổng tích lũy phần dư Residuals CUSUMSQ Cumulative sum of squares Tổng tích lũy hiệu chỉnh của recursive Residuals phần dư CO2 Carbon dioxide Cacbon điôxit CO2e Carbon dioxide equivalent Cacbon điôxit tương đương EKC Environmental Kuznets Curve Đường cong môi trường Kuznets EIA U.S. Energy Information Cục Quản lý thông tin năng Administration lượng Mỹ FIT Feed-in Tariffs Giá điện cố định FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GHG Greenhouse gases Phát thải khí nhà kính GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
- IRENA International Renewable Cơ quan Năng lượng tái tạo Energy Agency Quốc tế IEA International Energy Agency Cơ quan năng lượng Quốc tế kWh Kilowatt - hour Kilowatt-giờ KNK Khí nhà kính LULUCF Land use, Land use change and Sử dụng đất, đất sử dụng Forestry thay đổi và lâm nghiệp NLTT Năng lượng tái tạo OECD Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát Cooperation and Development triển Kinh tế TWh Terawatt - hour Terawatt-giờ TTKT Tăng trưởng kinh tế WB World Bank Ngân hàng Thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tác động môi trường của các nguồn năng lượng ........................... 29 Bảng 3.1. Tóm tắt các dữ liệu………………………………………………..56 Bảng 3.2. Tóm tắt các dữ liệu ......................................................................... 66 Bảng 4.1. Công suất nguồn điện gió, điện mặt trời đưa vào vận hành từ 2009 - 2019 (MW)…………………………………………………………………..76 Bảng 4.2. Cơ cấu điện năng của Việt Nam và thế giới năm 2020 – 2021 ...... 77 Bảng 4.3. Sản lượng các nguồn điện (triệu kWh) ........................................... 78 Bảng 4.4. Phát thải KNK các năm 2000, 2010, 2013, 2014 và 2020 ............. 80 Bảng 4.5. Phát thải KNK theo nguồn phát thải ngành năng lượng năm 2014 và 2020 ................................................................................................................. 81 Bảng 4.6. Biểu giá FIT đối với các dự án điện mặt trời bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2019 đến ngày 31/12/2021 ...................................................................... 84 Bảng 4.7.Tổng hợp cơ chế khuyến khích phát triển điện tái tạo .................... 87 Bảng 4.8. Cơ chế khuyến khích khác cho dự án điện tái tạo nối lưới ............ 88 Bảng 4.9. So sánh mục tiêu giảm phát thải trong NDC 2020 và NDC 2022 . 92 Bảng 4.10. Tổng hợp tính toán giảm phát thải khí nhà kính của điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam ........................................................................................ 98 Bảng 4.11. Thống kê các biến trong mô hình ............................................... 100 Bảng 4.12. Ma trận tương quan giữa các biến .............................................. 101 Bảng 4.13. Kết quả kiểm định tính dừng của các biến ................................. 101 Bảng 4.14. Lựa chọn độ trễ tối ưu ................................................................ 102 Bảng 4.15. F-bound test ................................................................................ 103 Bảng 4.16. Mối quan hệ dài hạn giữa các biến ............................................. 103 Bảng 4.17. Các kiểm định khác .................................................................... 106 Bảng 4.18. Kết quả kiểm định nhân quả Granger ......................................... 107 Bảng 4.19. Thống kê các biến trong mô hình ............................................... 110
- Bảng 4.20. Kết quả kiểm định tính dừng của các biến ................................. 111 Bảng 4.21. Lựa chọn độ trễ tối ưu ................................................................ 112 Bảng 4.22. Mối quan hệ dài hạn giữa các biến ............................................. 113 Bảng 4.23. Các kiểm định khác .................................................................... 115 Bảng 4.24. Kết quả kiểm định nhân quả Granger ......................................... 116 Bảng 5.1. Tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng theo hai kịch bản giai đoạn 2021- 2050 (triệu TOE)………………………………………………………………………………………………………………134 Bảng 5.2. Dự báo lượng phát thải CO2, GDP, tiêu thụ NLTT, số dân thành thị và FDI từ năm 2023-2030 ............................................................................. 136 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Đường cong môi trường Kuznets.................................................... 48 Hình 2.2. Đường cong môi trường Kuznets hình chữ N................................. 49 Hình 4.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 1995-2019………………72 Hình 4.2. Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế từ năm 2010-2022 . 73 Hình 4.3.Tổng vốn cố định trong nước (% của GDP) từ năm 1995-2021 ..... 74 Hình 4.4. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lượng phát thải CO2, tiêu thụ năng lượng tái tạo, tiêu thụ năng lượng từ than, khí gas và xăng dầu ............ 95 Hình 4.5. Giá mua điện bình quân các loại hình năng lượng ......................... 96 Hình 4.6. Đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam từ năm 2011-2016 ........... 97 Hình 4.7. Kiểm định CUSUM và CUMSUMSQ của mô hình (1.1) ............ 105 Hình 4.8. Kiểm định CUSUM và CUMSUMSQ của mô hình (2.1) ............ 114 Hình 5.1. Dự báo GDP, tiêu thụ NLTT và phát thải CO2 từ năm 1990-2050..137
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Samuelson [192] cho rằng muốn sản xuất ra của cải vật chất thì phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong đó có năng lượng. Ở các quốc gia đang phát triển, tài nguyên thường bị khai thác ở dạng thô để phục vụ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng nguồn tài nguyên thô này không thể đem lại hiệu quả kinh tế nếu không có vốn con người và khoa học kỹ thuật, bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu dẫn đến mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu lớn, tiết kiệm năng lượng chưa được hình thành. Hậu quả dẫn đến năng lượng bị lãng phí và cạn kiệt. Gabr và Mohamed [87] cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tiêu thụ năng lượng và vốn là nguyên nhân gây ra phát thải nhà kính, đặc biệt CO2. Chính vì vậy, sử dụng nguồn năng lượng như thế nào để không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2, tuy nhiên, với các cách tiếp cận khác nhau, nhiều mô hình khác nhau như ARDL, VAR, FMOLS,… và sử dụng dữ liệu đa quốc gia hay sử dụng dữ liệu của một quốc gia đơn lẻ đã đưa ra các kết quả nghiên cứu không đồng nhất, đặc biệt ở trong các bối cảnh quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam là một nước đang phát triển. Chính vì vậy, nghiên cứu góp phần bổ sung thêm ý nghĩa lý luận về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam. Ở Việt Nam, có không ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa giữa tiêu thụ năng lượng với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 sử dụng nhiều phương pháp, mô hình khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu đơn lẻ tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 hoặc tiêu thụ năng lượng với phát
- 2 thải CO2, chưa nghiên cứu cụ thể về từng loại năng lượng nói riêng. Trong luận án này, tác giả lựa chọn nghiên cứu cụ thể tiêu thụ năng lượng tái tạo, một trong những nguồn năng lượng dồi dào và tiềm năng tại Việt Nam, cùng với thuận lợi đến từ các chính sách khuyến khích phát triển sử dụng nguồn năng lượng này trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã phát triển từ một nền kinh tế đang phát triển trung bình sang một nền kinh tế mới nổi. Công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đã thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng khá, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia có thu nhập thấp trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp với quy mô tổng sản phẩm trong nước tăng 11 lần, từ 31,17 tỷ USD năm 2000 lên đến 343 tỷ USD năm 2020, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 15 lần từ năm 1985 đến năm 2021 [217]. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm gia tăng đáng kể lượng tiêu thụ các loại năng lượng và gây áp lực lớn đến môi trường, biến đổi khí hậu. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới [140], lượng phát thải CO2 tại Việt Nam tăng gấp 15 lần từ năm 1990 đến năm 2019, đây cũng là mức tăng cao nhất trong khối các nước ASEAN. Hơn nữa, tại COP26, Chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ đạt mức phát thải CO 2 ròng bằng không vào năm 2050 và để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris về hạn chế nóng lên toàn cầu trung bình ở dưới mức 2OC thì cần nhanh chóng giảm dần, tiến tới loại bỏ sản xuất điện từ các nguồn năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, bên cạnh thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng cần tăng công suất phát điện, với tiêu thụ điện tăng khoảng 13% mỗi năm, đòi hỏi Việt Nam cần hơn 130 GW vào năm 2030 so với năm 2020, tức tăng gần gấp 2 lần (IRENA) [101]. Hơn nữa, Việt Nam đã tận dụng lợi thế tự nhiên về đất nông nghiệp, tài nguyên nước, rừng, biển và trữ lượng khoáng sản dồi dào để thúc đẩy tăng
- 3 trưởng nhanh và mạnh trong giai đoạn đầu phát triển, dẫn đến việc này chỉ đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về năng lượng càng tăng cao, tốc độ phát triển và công nghiệp hóa nhanh chóng của Việt Nam đã dẫn đến một số tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Sản lượng điện hàng năm đã tăng hơn 20 lần, từ 8,6 TWh vào năm 1990 lên 240,1 TWh vào năm 2019, đạt 247,08 TWh vào năm 2020. Nguồn nhiên liệu hóa thạch trong nước sẽ không thể đáp ứng kịp nhu cầu cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng thời, kéo theo nhiều vấn đề về liên quan đến ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh. Đề tài nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn, đề tài còn cung cấp bằng chứng thực nghiệm để các nhà hoạch định chính sách đưa ra chiến lược cơ cấu lại nguồn năng lượng trong tương lai phù hợp, phát triển sử dụng năng lượng tái tạo gắn với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hướng tới mục tiêu giảm phát thải CO2 theo đúng định hướng của Chính phủ tại Hội nghị COP26. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có ba mục đích nghiên cứu như sau: - Phân tích tác động của tiêu thụ năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. - Phân tích tác động của tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải CO2 trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.
- 4 - Đề xuất các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải CO2 tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến luận án để có thể kế thừa hoặc phát triển những kết quả đó. Đồng thời xác định khoảng trống và hướng nghiên cứu mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Xây dựng khung lý thuyết về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo,t ăng trưởng kinh tế và phát thải CO2. - Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải CO2 tại Việt Nam. - Sử dụng mô hình phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam. - Đề xuất giải pháp, các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải CO2 tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận án giới hạn phạm vi phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 theo hai hướng: nghiên cứu tác động tiêu thụ năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế trong
- 5 ngắn hạn và dài hạn; và nghiên cứu tác động tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế đến phát thải CO2 trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng tái tạo đối với lượng phát thải CO2 trong ngắn hạn và dài hạn, kết hợp sử dụng biến giải thích số dân sống tại đô thị và FDI dưới mô hình giả thuyết đường cong môi trường Kuznets. Ngoài ra, luận án nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển tiêu thụ năng lượng tái tạo gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải CO2 tại Việt Nam. - Các nguồn năng lượng tái tạo trong luận án bao gồm thủy điện nhỏ, sinh khối, gió, địa nhiệt và mặt trời. - Lượng phát thải carbon dioxide là những khí phát sinh từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng. Chúng bao gồm carbon dioxide được tạo ra trong quá trình tiêu thụ nhiên liệu rắn, lỏng, khí và khí đốt. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đối với trường hợp của Việt Nam. Đề tài không nghiên cứu tiêu thụ năng lượng tái tạo theo từng vùng/địa phương hoặc từng loại hình năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Do một số dữ liệu sử dụng trong luận án được cung cấp bởi WB, EIA tại thời điểm phân tích chưa được cập nhật đầy đủ, nên luận án phân tích theo khung thời gian khác nhau cụ thể như sau: - Luận án nghiên cứu tác động tiêu thụ năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ năm 1995- 2019 bằng phương pháp định lượng.
- 6 - Luận án nghiên cứu tác động tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế đến phát thải CO2 trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng tái tạo đối với lượng phát thải CO2 trong giai đoạn từ năm 1990-2018 bằng phương pháp định lượng. - Luận án phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế với phát thải CO2 tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay bằng phương pháp định tính. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu đề ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Luận án đánh giá hệ thống các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và các mô hình lý thuyết; tổng hợp các số liệu thu thập và được sử dụng trong luận án là số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn cơ bản là nguồn Tổng Cục Thống kê, các báo cáo kinh tế thường niên (định kỳ) của của một số Bộ, ngành có liên quan, hoặc từ các tổ chức quốc tế, số liệu thứ cấp từ Ngân hàng thế giới, từ cơ quan năng lượng quốc tế,… - Phương pháp định lượng: Sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập được từ Ngân hàng Thế giới, Cơ quan năng lượng quốc tế, luận án sử dụng các phương pháp ước lượng tự hồi quy phân phối trễ tuyến tính ARDL (Autoregressive Distributed Lag) do Pesaran và Shin [155], Pesaran và cộng sự [156] đề xuất và phương pháp kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger do Engle và Granger [74] đề xuất. Luận án sử dụng phương pháp ước lượng tự hồi quy phân phối trễ tuyến tính (ARDL) do có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp đồng liên kết khác như sau: - Để tìm mối quan hệ dài hạn, phương pháp ARDL không ước tính hệ phương trình, mà chỉ ước tính một phương trình duy nhất.
- 7 - Biến số trong mô hình chỉ cần dừng ở bậc sai phân (bậc 1), hoặc có thể dừng ở không cùng bậc với nhau (bậc I(0) hoặc bậc I(1)). Tuy nhiên không có biến nào dừng ở bậc 2. - Trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ thì mô hình ARDL là cách tiếp cận có ý nghĩa thống kê hơn để kiểm định đồng liên kết. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt lý luận Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế; giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế đối với phát thải CO2 thông qua mô hình ARDL một cách đầy đủ nhất. Cụ thể, luận án đã tìm thấy điểm mới về mặt lý luận như sau: - Tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo trong dài hạn. Điều này có nghĩa là tồn tại giả thuyết bảo toàn trong nghiên cứu. - Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng tái tạo, FDI và dân số đô thị đối với lượng phát thải CO2 cả trong ngắn hạn và dài hạn và tồn tại đường cong môi trường Kuznets hình chữ U ngược đối với Việt Nam trong giai đoạn 1990-2018. - Ngoài ra, tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều từ FDI đến phát thải CO2 và đến lượng tiêu thụ năng lượng tái tạo. 5.2. Về mặt thực tiễn Qua phân tích thực trạng giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và áp dụng mô hình ARDL để đánh giá tác động của tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1995- 2019 và đánh giá tác động của tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế
- 8 đối với phát thải CO2 trong giai đoạn 1990-2018, luận án tìm thấy điểm mới về mặt thực nghiệm như sau: - Các chính sách quản lý về năng lượng tái tạo sẽ không có tác động bất lợi đến tăng trưởng GDP ở Việt Nam, tuy nhiên bất kỳ thay đổi trong GDP sẽ dẫn đến thay đổi sản lượng tiêu thụ năng lượng tái tạo. - Ngoài ra, việc nghiên cứu tác động riêng lẻ của tăng trưởng kinh tế hay tiêu thụ năng lượng tái tạo, hay tiêu thụ năng lượng nói chung tác động đến lượng phát thải CO2 tuy có ý nghĩa về mặt khoa học nhưng dễ cung cấp cái nhìn thiếu tổng quan. Luận án nghiên cứu, phân tích tác động đồng thời cả tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế đối với phát thải CO2 dưới mô hình đường cong Kuznets, ngoài ra sử dụng kết hợp các biến giải thích số dân sống tại đô thị, FDI là những biến quan trọng trong giai đoạn nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan hơn, điều này giúp ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sâu sắc hơn và lựa chọn giải pháp tối ưu. - Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Kết quả thực nghiệm của luận án sẽ làm cơ sở cho cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách, hoạch định các chiến lược liên quan đến thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải CO2. - Đối với các nhà nghiên cứu khoa học: Làm tài liệu tham khảo trong giáo trình đại học, sau đại học. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu làm 5 chương, 14 tiết.
- 9 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CO2 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Theo Omri [141] gồm có bốn giả thuyết trong các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế: - Giả thuyết tăng trưởng kinh tế: là giả thuyết có sự tác động một chiều từ tiêu thụ năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế, khoảng 20% số lượng các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giả thuyết này. Giả thuyết này hàm ý rằng việc tăng tiêu thụ năng lượng tái tạo sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, tiêu thụ năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong quá trình sản xuất. - Giả thuyết bảo toàn: là giả thuyết có sự tác động một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo, có khoảng 40% số lượng các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này. Giả thuyết này cho rằng việc giảm tiêu thụ năng lượng tái tạo sẽ có ít hoặc không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, các chính sách tác động đến môi trường nhằm giảm tỷ lệ phát thải, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng,… có thể sẽ chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến tăng trưởng kinh tế vì nền kinh tế tương đối ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng sự gia tăng GDP thực tế làm tăng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo. - Giả thuyết phản hồi: là giả thuyết có mối liên hệ hai chiều giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế. Giả thuyết này cho rằng có một tác động chung giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế. Chẳng
- 10 hạn, tiết kiệm năng lượng sẽ làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dẫn đến giảm tiêu thụ năng lượng. Trong giả thuyết này, chính sách năng lượng cần được đưa ra rất thận trọng vì việc thực hiện chính sách có thể ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động kinh tế. - Giả thuyết trung lập: là giả thuyết không tìm thấy mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế, có nghĩa là tiêu thụ năng lượng tái tạo tăng hoặc giảm không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại, khoảng 40% nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giả thuyết này. 1.1.1. Các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tăng trưởng Một số nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tăng trưởng được kể đến như: Lee [112] tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả từ việc sử dụng năng lượng đến GDP ở 18 quốc gia đang phát triển từ giai đoạn 1975-2001 trong cả ngắn hạn và dài hạn; tuy nhiên, nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng cho mối quan hệ nhân quả ngược lại. Soytas và Sari [168] đã phân tích mối quan hệ giữa việc sử dụng năng lượng và GDP của 16 quốc gia. Kết quả chỉ ra rằng quan hệ nhân quả tăng trưởng tồn tại ở Nhật Bản và Đức. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Tang và các cộng sự [194] đã thấy rằng giả thuyết tăng trưởng đối với trường hợp của Việt Nam từ năm 1971 đến năm 2011 bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng Solow tân cổ điển, do đó, bất kỳ chính sách liên quan đến năng lượng hay môi trường đều sẽ có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam. Chontanawat và cộng sự [60] đã phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế của 100 quốc gia bằng phương pháp đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger. Đối với trường hợp của Việt Nam, nghiên cứu cho thấy có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả Granger một chiều từ tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Phùng Thanh Bình [51]
- 11 nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam từ năm 1976-2010 và cũng giống với kết quả nghiên cứu giống của Chontanawat và cộng sự [60]. 1.1.2. Các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết bảo toàn Các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết bảo toàn như: Nghiên cứu của Lê Quang Cảnh [55] nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng, GDP trong giai đoạn 1975-2010 tại Việt Nam, Nguyễn Duy Lợi [117] đã cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện, tăng trưởng kinh tế, thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1986-2006. Cả hai nghiên cứu này đều tìm thấy có mối liên hệ một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ điện trong dài hạn, có nghĩa là tăng trưởng kinh tế sẽ cần nhiều năng lượng vì điện là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đối với các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Hồ Thúy Ngọc và cộng sự [134] cũng nghiên cứu mối liên hệ giữa tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế, giá dầu và dân số của Việt Nam, nghiên cứu cũng ủng hộ giả thuyết bảo tồn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều chưa nghiên cứu đến từng loại tiêu thụ năng lượng cụ thể như tiêu thụ điện năng lượng tái tạo, điện sinh khối, điện than,….Trong giai đoạn từ 1994–2003 tại 18 quốc gia mới nổi, Sadorsky [169] sử dụng mô hình sửa lỗi (panel error correction model) để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng tái tạo, và giả thuyết bảo toàn đã được tìm thấy trong nghiên cứu này. Kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu này cho thấy tăng trưởng kinh tế tăng có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo bình quân đầu người. Tuy nhiên, đối với các nước G7, Sadorsky [170] chỉ ra rằng việc tăng giá dầu có tác động tiêu cực và nhỏ đến tiêu thụ năng lượng tái tạo. Theo Bowden và Payne [36], Armeanu và cộng sự [14] đều ủng hộ giả thuyết bảo toàn về nghiên cứu mối liên hệ tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng tái tạo. Nghiên cứu thực nghiệm của Ocal và Aslan [143] đã ủng hộ giả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn