intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC

Chia sẻ: Lotus_123 Lotus_123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

133
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC

  1. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC TIỂU LUẬN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC
  2. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC A.CƠ SỞ LÝ LUẬN: ................................................................................ 1  I.  Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................................ 1   II.  Mục tiêu đề tài: ................................................................................................................................. 2  III.  Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................................................... 2   B.MÔ HÌNH TĐKT : ............................................................................... 3  I.  Định nghĩa TĐKT : .......................................................................................................................... 3   II.  Lịch sử hình thành TĐKT và đặc điểm của nó: ............................................................................. 4   III.  Cấu trúc của các TĐKT ................................................................................................................... 6   IV.  Những đặc trưng cơ bản của TĐKT :.............................................................................................. 8   V.  Môi trường và các điều kiện để hình thành, phát triển TĐKT : ................................................. 11  1.  Môi trường cạnh tranh kinh tế: ........................................................................................................ 11   2.  Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển TĐKT .............................................. 12  C.TRƯỜNG HỢP GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC: ............................... 13  I.  Về đặc điểm : .................................................................................................................................. 13  1.  Các TĐKT Hàn Quốc (Cheabol):...................................................................................................... 13   1.1.Quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn cất cánh của nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1960‐ 1980. ......................................................................................................................................................14  1.2.Chiến lược phát triển của các TĐKT Hàn Quốc giai đoạn 1960-1980. ............................................15 
  3. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 1.3.Phương thức hình thành các Chaebol:............................................................................................17  1.4.Lĩnh vực hoạt động thị trường kinh doanh và quy mô hoạt động. .....................................................18  1.5.Cơ cấu chủ sở hữu và cách thức đầu tư vốn của Chaebol: ...............................................................19  1.6.Cơ cấu tổ chức quản lý. ...................................................................................................................21  2.Các TĐKT tại Việt Nam: .................................................................................................................... 22   2.1Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001‐2006: ......................................... 22  2.2Chiến lược phát triển của các TĐKT Việt Nam giai đoạn 2001-2006 : .......................................... 23  2.3Phương thức hình thành TĐKT Việt Nam 2001‐2006: ............................................................... 25  2.4Lĩnh vực hoạt động: ........................................................................................................................ 26   2.5Cơ cấu chủ sở hữu và cách thức đầu tư vốn của TĐKT Việt Nam: ................................................ 28  II.SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TĐKT : .............................................................................................. 31   1.Đối với Hàn Quốc (1961-1980): .......................................................................................................... 31   1.1.Tác động vào kinh tế: ........................................................................................................................ 31   1.2.Chính trị‐ luật pháp. ..................................................................................................................... 32   1.3.Sự  phát triển của xã hội. .............................................................................................................. 32   2.  Đối với Việt Nam (2001­2006):....................................................................................................... 33   2.1Tác động vào nền kinh tế: ................................................................................................................. 33   2.2Tác động chính trị‐ luật pháp: ..................................................................................................... 36   2.3Tác động của về mặt xã hội: .......................................................................................................... 36   III.  BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM: ......................................................... 36  1.  Bài học từ trường hợp Hàn Quốc: .................................................................................................... 36  
  4. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 2.  Đánh giá mô hình TĐKT tại Việt Nam:............................................................................................ 39   2.1.Ưu điểm: ......................................................................................................................................... 39  2.2.Nhược điểm:....................................................................................................................................40  3.  Bài học cho Việt Nam: ....................................................................................................................... 41   3.1.Chính sách cải tổ của Hàn Quốc: ..................................................................................................... 41   3.2.Bài học cho Việt Nam: ...................................................................................................................... 42   D.NGU•N TÀI LI•U THAM KH•O: ..................................................... 44 
  5. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC CƠ SỞ LÝ LU•N: A. I. Lý do chọn đề tài:  Với lịch sử hình thành trên 300 năm trên thị trường hiện đại, mô hình TĐKT ( TĐKT) đã và đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự hùng mạnh về tài chính, lớn rộng về quy mô, đa dạng trong các lĩnh vực của các TĐKT đã thể hiện vai trò quan trọng và cần thiết của chúng trong sự phát triển của nền kinh tế. Để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, việc hội nhập vào kinh tế toàn cầu đòi hỏi chúng ta không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mà còn phải phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của các ngành kinh tế mũi nhọn. Muốn vậy, từng bước hình thành và phát triển TĐKT có tầm vóc quốc tế, tạo thế và lực để cạnh tranh trên toàn cầu. Vấn đề thành lập TĐKT được đề cập vào Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba, khóa IX (tháng 9-2001) và bắt đầu từ đó phát triển cho đến ngày hôm nay với sự ra đời của nhiều TĐKT lớn mạnh như Tập đoàn Chế Tạo Cơ Khí Nặng, Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VIỆT NAMPT), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…. Thế nhưng lịch sử phát triển còn ngắn,chưa nhiều kinh nghiệm trong phát triển, xây dựng chiến lược nên các TĐKT Việt Nam không tránh được nhiều khó khăn, bất cập . Chính vì thế học tập kinh nghiệm từ các nước bạn là điều cần thiết. Trước vai trò quan trọng và thực trạng của TĐKT Việt Nam , chúng tôi muốn tìm hiểu sâu và hệ thống hơn về mô hình TĐKT thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng , từ đó hiểu và ứng dụng vào mô hình TĐKT Việt Nam . Đặc biệt là sự so sánh giữa mô hình Page | 1    
  6. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC TĐKT Việt Nam và Hàn Quốc nhằm rút ra những bài học quý giá cho sự phát triển mô hình TĐKT Việt Nam. II. Mục tiêu đề tài:  - Hiểu và nắm rõ những khái niệm, đặc điểm của mô hình TĐKT trên thế giới và Việt Nam nhằm có cái nhìn tổng quan và chính xác. - Đánh giá được thực tế , đặc điểm ,vai trò của các TĐKT đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kì chuyển mình phát triển. - Đánh giá vai trò của chính phủ trong sự phát triển của các TĐKT hiện nay. - So sánh được những điểm khác biệt và giống nhau của mh TĐKT Việt Nam và Hàn Quốc trong sự khác biệt về thể chế chính trị , lịch sử kinh tế giữa hai nước nhằm rút ra bài học cho Việt Nam. III. Đối tượng nghiên cứu:  Đối tượng: các TĐKT của Việt Nam và Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu: Do lịch sử phát triển và thể chế chính trị khác biệt giữa các TĐKT Việt Nam và Hàn Quốc nên để có cái nhìn chuẩn xác và phù hợp , chúng tôi sẽ xem xét TĐKT Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006 và Hàn Quốc trong giai đoạn 1961-1980 tương ứng với giai đoạn mà mô hình TĐKT ở cả hai quốc gia đều trong giai đoạn cất cánh. Page | 2    
  7. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC MÔ HÌNH TĐKT : B. I. Định nghĩa TĐKT :  Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “TĐKT ” nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực. Cho đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT : Quan điểm thứ nhất: TĐKT là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều DN thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh (SXKD), dịch vụ và tài chính. Quan điểm này cho thấy được chức năng liên kết kinh tế của TĐKT . Tập đoàn kinh tế ra đời trên cơ sở liên kết nhiều DN, những DN này trở thành thành viên của tập đoàn, hoạt động vì mục tiêu chung của tập đoàn và phát triển theo chiến lược của tập đoàn. Theo quan điểm này, TĐKT là loại hình DN có quy mô lớn. Quan điểm thứ hai: Theo một số nhà nghiên cứu thì: "TĐKT là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay nhiều công ty con hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần, chịu sự kiểm soát của công ty mẹ vì công ty mẹ chiếm 1/2 vốn cổ phần. Quan điểm thứ ba: Một số nhà nghiên cứu nước ta cho rằng: Tập đoàn các DN - thường gọi là TĐKT - là một loại hình tổ chức kinh tế chỉ hình thành và tồn tại trong các nền kinh tế thị trường. Đó là một loại hình tổ chức kinh tế được hình thành trong quá trình tự liên kết, liên hợp hoá của nhiều công ty, xí nghiệp của nhiều chủ sở hữu khác nhau, hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, thực hiện tập trung tư bản, đẩy mạnh phân công chuyên môn hoá và đầu tư theo chiều sâu, nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để giành lợi nhuận siêu ngạch từ lợi thế hoặc độc quyền. Page | 3    
  8. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau như trên nhưng có thể tổng hợp thành một khái niệm chung về TĐKT như sau: “TĐKT là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. TĐKT là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận.” II. Lịch sử hình thành TĐKT và đặc điểm của nó:  Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại cho đến nay đã hơn 300 năm, bắt đầu từ cuộc cách mạng kỹ thuật chuyển tử sản xuất thủ công là sản xuất cơ khí hoá ở đầu thế kỷ 18. Cuộc cách mạng kỹ thuật này đã cơ khí hoá phổ biến các doanh nghiệp tư bản tư nhân, nên đã đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn, quá trình mở rộng sản xuất và thị trường, đồng thời tạo ra sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Quá trình tăng trưởng quy mô và chất lượng kéo dài suốt thế kỷ 18, nền kinh tế thị trường đứng trước những đổi mới: Thứ nhất, cần thay đổi hình thức tổ chức Doanh nghiệp cho phù hợp với thị trường ngày càng mở rộng về phạm vi và nâng cao chất lượng và chủng loại sản phẩm. Thứ hai, đòi hỏi đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo lợi thế trong cạnh tranh. Quá trình các Doanh nghiệp lớn giải quyết hai vấn đề nói trên kéo dài từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, đưa đến sự ra đời một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới là TĐKT với một lực lượng sản xuất mới do vận dụng những thành tựu cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới. Page | 4    
  9. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC Nhìn vào lịch sử ra đời TĐKT có thể rút ra mấy đặc điểm của sự hình thành TĐKT : - TĐKT chỉ hình thành khi các doanh nghiệp đã phát triển về chiều sâu, đã tích luỹ vốn và mở rộng thị trường đồng thời đứng trước sức ép của cạnh tranh. Do đó có nhu cầu liên kết, hợp tác để phát triển. Đặc điểm này phản ánh xu hướng khách quan của kinh tế thị trường, khác với cách tổ chức Tập đoàn một cách duy ý chí của quản lý Nhà nước. - TĐKT là hình thức tổ chức kinh doanh mới nên nó chỉ tồn tại và phát triển dựa trên vận dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, tạo ra lực lượng sản xuất mới (về lao động và công nghệ) có thế mạnh trong cạnh tranh và không ngừng cải tiến tổ chức và quản lý theo yêu cầu của công nghệ sản xuất và thị trường là sức sống bền vững của Tập đoàn. - Động lực chủ yếu của phát triển Tập đoàn là tính hợp lý của phân phối lợi ích giữa các chủ thể đầu tư và với người lao động. Chính vì vậy, TĐKT là hình thức đầu tiên của xu hướng "Cổ phần hoá" các Doanh nghiệp giai đoạn đầu, các cổ đông là những người chủ Doanh nghiệp thành viên, còn sau này, từ giữa thế kỷ 20, cổ đông còn bao gồm những người lao động trong Tập đoàn. Ngày nay, cổ đông còn được mở rộng ra những người dân ngoài Doanh nghiệp. Nhìn sâu hơn, quá trình hình thành TĐKT và cổ phần hoá đã làm biến đổi sâu sắc về mặt sở hữu qua một tiến trình phát triển kinh tế khách quan (chứ không phải do quyết định chính trị chủ quan). Bước đi đầu tiên, do thúc đẩy của thị trường và động lực tăng lợi nhuận, nên các chủ Doanh nghiệp hợp tác, liên kết với nhau để đầu tư cho có lợi. Vì vậy đã có bước chuyển sở hữu tư bản tư nhân lên sở hữu tư bản tập thể, hay tư bản xã hội. Bước tiếp theo cũng do nhu cầu thu hút vốn đầu tư và tăng hiệu quả kinh tế, nên sở hữu Tập đoàn mở rộng đến những người lao động chuyên gia trong Tập đoàn (những người này hiện đã có mức sống cao hơn trước). Cũng do nhu cầu và động lực nói trên, mấy thập kỷ gần đây đã bắt đầu có bước tiến mở rộng cổ đông ra người dân ngoài Doanh nghiệp. Page | 5    
  10. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC - Mỗi bước chuyển biến về sở hữu, đều đi đôi với mỗi bước cải tiến tổ chức và quản lý TĐKT . Đây là một đòi hỏi có tính khách quan của phát triển và cạnh tranh. Khâu then chốt trong mỗi bước cải tiến tổ chức là các cổ đông lựa chọn những người điều hành Tập đoàn phù hợp, có đủ tầm nhìn cả hệ thống và năng lực quản lý cả hệ thống, chứ không nhất thiết phải là cổ đông có vốn lớn nhất.   III. Cấu trúc của các TĐKT   Các công trình nghiên cứu cũng cho thấy rằng các TĐKT có cấu trúc khác nhau tuỳ theo mô hình hệ thống quản trị doanh nghiêp. Ví dụ, các Keiretsu của người Nhật được tổ chức hoặc là theo chiều dọc hoặc là theo chiều ngang và phát triển tuỳ theo các ngành nghề. Các Keiretsu thường gồm một ngân hàng, một công ty mẹ hoặc một công ty thương mại và một nhóm gồm các hãng sản xuất (Lincoln et al. 1992). Ngược lại, các Chaebol của người Hàn thường được kiểm soát bởi một gia đình hoặc một nhóm ít gia đình và được tổ chức thống nhất theo chiều dọc (Kim 1991). Các TĐKT ở Đài Loan (được gọi là “Guanxiquiye”) lại thường có quy mô nhỏ, liên kết lỏng lẻo giữa các thực thể với phong cách quản lý nặng về lý thuyết, trái ngược với phong cách độc đoán, gia trưởng thường thấy ở Hàn Quốc và Nhật Bản (Fields, 1995). Các TĐKT ở Trung Quốc lại phát triển theo cấu trúc riêng biệt: đó là các TĐKT đa ngành quy mô lớn có mối ràng buộc chặt chẽ với Nhà nước chứ không phải với các gia đình riêng biệt như ở Hàn Quốc (Keister, 1999). Đa số các nghiên cứu này được thực hiện tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi. Mới đây, các TĐKT tại các nước như Thuỵ Điển và Đức đã trải qua nhiều thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức; trong đó, quan hệ sở hữu đan xen và cấu trúc hình kim tự tháp dần biến mất. Page | 6    
  11. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 1. Các lĩnh vực mà TĐKT tham gia: Các TĐKT thường hoạt động đa ngành nghề và huy động được nhiều nguồn lực từ những đối tượng có mối liên kết chặt chẽ, tin cậy lẫn nhau. Các TĐKT thường sản xuất và đầu tư vào nhiều thị trường sản phẩm hơn là đầu tư vào một dòng sản phẩm đơn lẻ. Ví dụ, một TĐKT có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực rộng lớn như dệt may, xi- măng, sắt thép, khai khoáng,.. Ngoài ra, những TĐKT lớn còn có thể sở hữu những ngân hàng riêng và thực hiện các chức năng chủ yếu của thị trường vốn. Trên thực tế, các TĐKT có cơ chế huy động và tập hợp các bí quyết kỹ thuật, kinh doanh cũng như nguồn vốn quy mô lớn, thực hiện các hoạt động kinh doanh hiện đại một cách hiệu quả nhất. 2. Hai hình thức liên minh phổ biến Ngoài ra, cũng cần nói thêm là bên cạnh các mô hình TĐKT còn có các hình thức liên minh (Alliance); trong đó, có hai hình thức phổ biến là: - “Liên minh kinh doanh” (Business alliance): là sự thoả thuận giữa các công ty, thường là là vì mục tiêu giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, được ràng buộc bởi một thoả thuận đơn giản với sự chia sẻ các cơ hội và rủi ro một cách công bằng đối với các bên tham gia. - “Liên minh chiến lược” (Strategic alliance): là mối quan hệ chính thức vì lợi ích dài hạn được tạo nên bởi hai hay nhiều bên tham gia nhằm theo đuổi một nhóm mục tiêu đã thống nhất hoặc nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh trọng yếu mà vẫn giữ được tính độc lập về tổ chức. Page | 7    
  12. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC Các bên tham gia hợp tác với nhau trong các hoạt động kinh doanh với nguyên tắc mỗi một bên đóng góp những thế mạnh và khả năng của mình vào trong quá trình hợp tác. 3. Các lợi ích cơ bản của liên minh - Tăng vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Đổi mới); - Giảm thời gian thâm nhập thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm (Sức ép về thời gian); - Khả năng đóng góp các kỹ năng và tài sản bổ sung mà không một công ty nào có thể dễ dàng tự mình phát triển; - Tiếp cận với các kiến thức và kinh nghiệm từ bên ngoài (Chuyển giao công nghệ); - Nhanh chóng đạt được quy mô, khối lượng và tạo đà phát triển (Kinh tế nhờ quy mô - lớn hơn sẽ tốt hơn); - Mở rộng các kênh phân phối và thị trường quốc tế (Đi vào thị trường nước ngoài); - Tạo uy tín trong ngành nghề và nâng cao nhận thức về thương hiệu; - Cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng; - Thiết lập các chuẩn mực công nghệ đối với ngành nghề mà công ty sẽ được hưởng lợi. - Các liên minh chiến lược có thể được thực hiện dưới mọi hình thức và quy mô, từ hình thức hợp đồng cho đến các hình thức cổ phần. Dù ở hình thức nào thì liên minh chiến lược cũng được xem là sự kết hợp sức mạnh và nguồn lực trong một giai đoạn nhất định hoặc không xác định nhằm đạt được mục tiêu chung của các doanh nghiệp; Từ những nội dung trình bày trên đây, có thể tóm tắt khái niệm về TĐKT như sau: “TĐKT là tổ hợp các công ty có mối quan hệ sở hữu xâu chéo; có quan hệ mật thiết về chiến lược, thị trường hay sản phẩm; có mối liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm tập hợp và chia sẻ các nguồn lực nhằm tăng cường khả năng tích tụ tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận và đạt được các mục tiêu chung. IV. Những đặc trưng cơ bản của TĐKT :  Page | 8    
  13. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC Các TĐKT thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vi hoạt động. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đoàn luôn luôn nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy, khi đã hình thành tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó, tổng tài sản trong toàn tập đoàn cũng khá lớn. Các TĐKT trên thế giới thường chiếm phần lớn thị phần trong những mặt hàng chủ đạo của tập đoàn đó và vì vậy có doanh thu rất cao. Phần lớn các tập đoàn mạnh trên thế giới hiện nay là tập đoàn đa quốc gia, tức là có các chi nhánh, công ty con ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, tập đoàn HENKEL (Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài. Tương tự, số chi nhánh, công ty con ở nước ngoài của tập đoàn Simens (Đức) là 300; tập đoàn Roche (Thụy Sĩ): 140, tập đoàn Tractebel (Bỉ): 100, tập đoàn Unilever (Anh): 90... Các TĐKT đã và đang hoạt động trên thế giới hiện nay đều là những tập đoàn đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các TĐKT . Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng đến nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải... Tập đoàn Petronas (Malaysia) trước hoạt động chủ yếu trong ngành dầu khí nhưng hiện nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: thăm dò, khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, kinh doanh thương mại các sản phẩm dầu khí, hàng hải, kinh doanh bất động sản, siêu thị và giải trí... Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, hiện nay, Page | 9    
  14. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứu ứng dụng về khoa học, công nghệ tham gia vào các TĐKT ngày càng nhiều. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn. Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý của một quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho TĐKT . Bởi lẽ, các TĐKT được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; hai hoặc một số doanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương. Vấn đề quan trọng nhất cần nhấn mạnh: Tập đoàn không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó, các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các tập đoàn. Các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên (với công ty TNHH), đại hội cổ đông (với công ty cổ phần). Theo thỏa thuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thành viên, do đó, không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn. Sở hữu vốn trong các TĐKT cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ và thông thường ở hai cấp độ: - Cấp độ thấp hay còn gọi là liên kết mềm, vốn của công ty "mẹ", công ty"con", công ty "cháu"... là của từng công ty. - Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty "mẹ" tham gia đầu tư vào các công ty con, biến các công ty "con", công ty "cháu" thành công ty TNHH một thành viên do công ty "mẹ" làm chủ sở hữu hoặc công ty "mẹ" chiếm trên 50% Page | 10    
  15. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC vốn điều lệ (với công ty TNHH), giữ cổ phần chi phối (với công ty "con","cháu" là công ty cổ phần). Trên thực tế, không một TĐKT nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công ty "mẹ" và công ty "con", "cháu".   V. Môi trường và các điều kiện để hình thành, phát triển TĐKT :  1. Môi trường cạnh tranh kinh tế: Hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới đang đặt ra vấn đề cấp bách về tái cấu trúc cơ cấu kinh tế để nền kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh, đó là: đổi mới DN Nhà nước (DNNN) và phát triển nhanh thành phần kinh tế tư nhân. Tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới là điều kiện thuận lợi giúp cho Việt Nam lựa chọn chiến lược phát triển thành phần kinh tế Nhà nước, tái cơ cấu sản xuất, cùng với lựa chọn những ngành kinh tế có lợi thế so sánh để tăng xuất khẩu, tăng tích luỹ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Xu thế này cũng tạo điều kiện cho Việt Nam lựa chọn đối tác làm ăn, lựa chọn thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến thuận lợi hơn. Tuy nhiên, các DN Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt trong khi chưa kịp được chuẩn bị cả về tiềm lực, tổ chức và thủ pháp cạnh tranh. Với đặc điểm DN thương mại dịch vụ trong nước có qui mô vừa và nhỏ là chủ yếu, trình độ quản lý non kém; do vậy gặp nhiều khó khăn cả trong cạnh tranh lẫn trong việc hợp tác, liên kết với các DN nước ngoài. Trước tình hình đó, việc liên kết các DN thương mại trong nước là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của với các tập đoàn nước ngoài. Các DN cần phải có chính sách cạnh tranh thích hợp để đón nhận và sẵn sàng tham gia cạnh tranh. Trên cơ sở lợi thế của mình, các DN cần xây dựng được chiến lược kinh doanh theo hướng phát huy khả năng cạnh tranh. Việc liên kết các DN thương mại dịch vụ trong nước thành những tập đoàn kinh doanh thương mại dịch vụ có sức mạnh kinh tế, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị Page | 11    
  16. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC trường thế giới; có hệ thống các kênh bán hàng rộng khắp là yêu cầu bức xúc để hỗ trợ các DN Việt Nam cạnh tranh thắng lợi trên thương trường. 2. Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển TĐKT Nhà nước với tư cách là người quản lý vĩ mô nền kinh tế, có vai trò quan trọng với sự tồn tại, phát triển các chủ thể kinh tế xã hội, thể hiện thông qua việc tạo dựng, duy trì và thúc đẩy môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho các tập đoàn hoạt động; Điều đó được thể hiện như: (i) Duy trì trật tự và ổn định xã hội; (ii)  Xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh ,vừa khuyến khích các tập đoàn phát triển vừa đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DN vừa và nhỏ; vừa bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng; (iii) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội làm tiền đề cho các quyết định của các tập đoàn và các tổ chức kinh tế khác. Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các ngành kinh tế của Chính phủ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và sự phát triển của các TĐKT ; (iv) Sự điều hành của Chính phủ luôn nhằm kích thích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn hình thành và hoạt động có hiệu quả; (v) Tạo ra mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và các TĐKT vì lợi ích chung của quốc gia và của bản thân các Tập đoàn. Sự tác động của Chính phủ đối với sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh ở các nước khác nhau có mức độ không giống nhau. Đôi khi những tác động mang tính chất chi phối phương hướng chiến lược và hoạt động của các TĐKT vì mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân. Tạo ra môi trường thuận lợi để tăng cường hiệu quả cho các liên kết kinh tế chính là thiết lập các điều kiện để hình thành và phát triển nhanh các TĐKT . Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN là nhiệm vụ quản lý Nhà nước quan trọng nhất. Môi trường thích hợp để hình thành và bảo đảm hiệu quả hoạt động của các TĐKT bao gồm: Page | 12    
  17. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC - Môi trường pháp lý: Được tạo nên bằng hệ thống pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tế và các quy định về tổ chức và hoạt động của các loại hình DN và một hệ thống thực thi luật pháp hiệu quả. - Môi trường kinh tế: Bao gồm sự phát triển của thị trường đồng bộ và các quan hệ kinh tế trên thị trường, sự phát triển của các quan hệ cạnh tranh và liên kết kinh tế giữa các chủ thể, sự phát triển các quan hệ phân công, hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta chưa có được tất cả những điều kiện thuận lợi để thành lập và tổ chức hoạt động các TĐKT - thương mại. Xét cả điều kiện bên trong và bên ngoài, còn tồn tại một số khó khăn như kinh tế thị trường còn ở trình độ sơ khai, các thị trường chưa được hình thành đồng bộ, trình độ phát triển kinh tế còn chậm so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. - Về môi trường xã hội: Việc tạo nên hệ thống quan điểm đánh giá cao vai trò và địa vị của người kinh doanh, tôn vinh những nhà kinh doanh giỏi, nâng cao tinh thần trọng pháp, trọng chữ tín, trung thực và tính cộng đồng..., là những điều kiện của một môi trường xã hội thuận lợi cho việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển TĐKT , thương mại. TRƯỜNG HỢP C. GI•A VI•T NAM VÀ HÀN QU•C: I. Về đặc điểm :  1. Các TĐKT Hàn Quốc (Cheabol): Page | 13    
  18. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 1.1. .............................................................................................................. Q uá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn cất cánh của nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1960-1980.  Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần một của Hàn Quốc (1961-1966) là kế hoạch bản lề cho công cuộc mở đường Hàn Quốc chuyển đổi chiến lược phát triển quốc gia từ mô hình phát triển kinh tế quốc gia hướng nội sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Kế hoạch 5 năm lần 2 (1967-1971) đẩy mạnh phát triển công nghiệp với mô hình đẩu vào – đầu ra(input-output) động. Kế hoạch 5 năm lần 3 (1972-1976) có sự nâng cấp công nghiệp thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp nặng và hóa chất, chú tâm xây dựng đến các phân định nguồn voons quốc gia hiệu quả hơn là xây dựng lại mô hình vĩ mô. Kế hoạch 5 năm lần 4 (1977-1981) tiếp tục các hướng phát triển trước với mục tiêu phân định chi tiết hơn . Tuy mỗi thời lỳ khác nhau nhưng đều có các đặc điểm chung sau: - Theo đuổi mục tiêu đẩy nhanh tăng trưởng phát triển kinh tế, xây dựng các cơ sở ngành vững chắc nhằm cải thiện kinh tế ngành, tăng năng suất từng bước, đẩy nhanh từng bước công nghiệp với các mô hình khác nhau nhằm đem lại sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội trong nước. - Gắn liền mô hình phát triển công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, khai thác thị trương nước ngoài có nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các nguồn hàng hóa nhu yếu phẩm khác, thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại. - Khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng việc mở hàng loạt các cải cách trong các khu vực kinh tế quan trọng như: chế độ hành chính, chế độ hải quan, thuế, tài chế ngân hàng- tài chính……đồng thời ban hành bộ luật khuyến khích đâu tư nước ngoài, các chương trình kinh tế trọng điểm quốc gia. - Liên tục cải cách cơ cấu ngành nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể phát triển kinh tế từng thời kỳ và yêu cầu quá trình công nghiệp hóa chuyển dịch từ các nền kinh tế có giá trị gia tăng thấp sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn. Page | 14    
  19. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC Với tất cả các đặc điểm chung nêu trên, sự hinh thành và phát triển các Chaebol luôn được chính phủ định hướng, hỗ trợ cho từng bước phát triển từng giai đoạn, vị thế các Chaebol trong nền kinh tế Hàn Quốc ngày càng đóng vai trò chủ đạo và chi phối tổng thề kinh tế quốc dân. 1.2. ............................................................................................................. C hiến lược phát triển của các TĐKT Hàn Quốc giai đoạn 1960-1980.  Đây là giai đoạn Hàn quốc xây dựng kinh tế theo mô hình hướng ngoại (GIO) với chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa vào sự khai thác thị trường thế giới và liên kết quốc tế, nhằm giải quyết các vấn đề bế tắc, đặc biệt là hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ mới… Với chính sách đặc biệt quan tâm đến các ngành sản xuất và phục vụ xuất khẩu. phát triển các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, sự liên kết tư bản nước ngoài, bao gồm các TNC và MNC trong quá trình sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu thụ…tạo điều kiện đầu tư cho tư bản nước ngoài thiết lập các khu chế xuất sản xuất hàng xuất khẩu là điều kiện hình thành các Chaebol với nguồn lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các Chaebol từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với những hàng hóa nội địa đã vươn lên khi được tiếp vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng ngành sản xuất sang công nghiệp hàng hóa xuất khẩu. Vấn đề đặt ra khi Hàn quốc phải trực tiếp cạnh tranh với các hàng hóa trên thế giới, nguyên tắc thị trường càng cạnh tranh thì xu hướng các Chaebol hình thành càng nhiều ở Hàn quốc với quy mô mở rộng ngành sản xuất với tầm ảnh hưởng càng lớn. Giờ đây các chaebol không còn giới hạn trong hoạt động Kinh tế Hàn Quốc nữa. Như vậy, bối cảnh hình thành được phân tích thành các đặc điểm riêng để làm rõ vấn đề như sau: - Thứ nhất, các chaebol nhận được sự ưu đãi đặc biệt của nhà nước: được ngân hàng nhà nước cung cấp vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp cho các công ty này, đồng thời thực hiện việc giám sát tài chính đối với các khoản nợ ưu đãi, chính phủ bảo lãnh việc trả nợ Page | 15    
  20. TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC trong trường hợp công ty không thể thanh toán các khoản vay tín dụng nước ngoài, giảm thuế đánh vào các chaebol, đặc biệt là đối với các công ty xây dựng thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng như cầu và đường cao tốc. Những năm 50 và đầu những năm 60, các công ty Hàn Quốc chủ yếu sản xuất dệt may. Vào những năm 70, chính phủ quyết định phát triển nhanh các ngành công nghiệp nặng bao gồm thép, hóa dầu, ô-tô, chế tạo máy, đóng tàu và điện tử. Chính phủ đã chọn ra những chaebol có nhiều tiềm năng nhất và thúc đẩy họ thực thi kế hoạch này bằng những khoản vay ưu đãi khổng lồ. Đến cuối những năm 80, một số chaebol đã trở thành những tập đoàn lớn ở quy mô quốc tế. Mỗi chaebol trung bình có hàng chục công ty con chuyên kinh doanh các lĩnh vực khác nhau. Trong những năm 90, 5 chaebol lớn nhất (Samsung, Hyundai, LG, Daewoo và SK) tạo ra tới 50% tổng GDP của Hàn Quốc. - Thứ hai, các chaebol đã có chiến lược tiếp cận công nghệ mới một cách có hiệu quả. Trong thời kỳ đầu, thay vì tự mình nghiên cứu và phát triển công nghệ, các công ty Hàn Quốc đã mua bản quyền và công nghệ của nước ngoài và sản xuất các loại hàng hóa tương tự nhưng với chi phí rẻ hơn. Sau khi đã phát triển ở trình độ cao hơn, các chaebol đã sáng tạo ra những công nghệ và sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh với các nhà sản xuất truyền thống. Quan sát sự cạnh tranh của các mặt hàng điện tử tiêu dùng như ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy giặt, điện thoại di động do Hàn Quốc và Nhật Bản sản xuất, có thể thấy rõ xu thế này. - Thứ ba, các chaebol phát triển trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới tương đối thuận lợi. Nhu cầu tiêu dùng trong nước và trên thế giới sau chiến tranh đã tạo nên thị trường rộng rãi cho các sản phẩm của các chaebol, trong đó có cả những đơn đặt hàng lớn của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Song, bản thân các chaebol Hàn Quốc đã có chiến lược tích cực chiếm lĩnh các thị trường mới. Đây là thành tố quan trọng để chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu thành công. - Thứ tư, trong những năm 60 - 70, Hàn Quốc có lợi thế về nhân lực - có đội ngũ lao động trẻ, cần cù, sáng tạo và có kỷ luật. Việc đào tạo nguồn nhân lực thích hợp với tiến trình công nghiệp hóa đã được chính phủ và các doanh nghiệp chú trọng. Trong cơ cấu nguồn nhân lực, đội ngũ những doanh nhân then chốt đóng vai trò chủ lực. Page | 16    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0