Tiểu luận Tình hình phá sản chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và đi vào phân tích cụ thể một doanh nghiệp_ tập đoàn kinh tế Vinashin
lượt xem 39
download
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận tình hình phá sản chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam và đi vào phân tích cụ thể một doanh nghiệp_ tập đoàn kinh tế vinashin', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Tình hình phá sản chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và đi vào phân tích cụ thể một doanh nghiệp_ tập đoàn kinh tế Vinashin
- MỤC LỤC Phần A: PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 3 I. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 3 II. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3 III. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3 IV. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 4 4.1. Khái niệm phá sản .................................................................................................. 4 4.2. Định hướng XHCN nền kinh tế ở nước ta ............................................................... 4 4.3. Một số nguyên nhân dẫn đến phá sản và những lời khuyên cụ thể........................... 4 Phần B: NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................................... 10 Chương I: Vài nét về tình hình phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay ............................................................ 10 Chương II: Sự phá sản của Tập đoàn kinh tế Vinashin ................................................ 14 2.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế Vinashin ....................................................... 14 2.1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................................. 14 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 15 2.1.3. Đầu tư ................................................................................................................. 15 2.2. Tình hình phá sản của tập đoàn Vinashin ............................................................... 16 2.2.1. Một số dự án thất bại điển hình ........................................................................... 16 2.2.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Vinashin .......................... 17 2.2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của Tập đoàn........................................ 20 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................................... 20 Trang 1
- 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................. 22 2.2.4. Hậu quả mà sự phá sản của Vinashin đã để lại .................................................... 24 Chương III: Biện pháp Chính phủ đã đưa ra để cải thiện tình hình của Tập đoàn kinh tế Vinashin: Tái cơ cấu ............................................................................... 25 3.1. Lý do ..................................................................................................................... 25 3.2. Tái cơ cấu .............................................................................................................. 25 Phần C: KẾT LUẬN .................................................................................................. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 29 Trang 2
- Phần A: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Sau gần hai thập niên đạt tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp nhất, nhưng tình trạng mấy năm gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những nguy cơ nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân và tương lai của đất nước. Biểu hiện rõ nhất là quản lý kinh tế yếu kém, các tập đoàn Nhà nước thua lỗ nặng, doanh nghiệp phá sản càng nhiều, ngân hàng lãi càng lớn, lạm phát tăng cao, chênh lệch giàu nghèo nới rộng, chất lượng cuộc sống của đại đa số dân chúng giảm sút, nhiều người rơi trở lại tình trạng nghèo trước đây..v Đặc biệt, sự phá sản là hiện tượng khá phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tiêu biểu cho sự suy giảm của nền kinh tế. Phá sản không phải là điều tốt đẹp đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là hệ lụy của nó đối với nền kinh tế và an sinh xã hội. Tuy vậy, ở một góc độ khác sự phá sản đôi khi giống như đào thải, sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém, làm ăn không hiệu quả. Đó cũng là quy luật của nền kinh tế thị trường… Chính vì thế, để hiểu rõ hơn về tình hình phá sản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu tìm hiểu đề tài này. II. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình phá sản chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và đi vào phân tích cụ thể một doanh nghiệp_ tập đoàn kinh tế Vinashin III. Mục đích nghiên cứu: Hiểu rõ hơn về tình hình phá sản của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Thấy được các nguyên nhân chính dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp Việt Nam, vai trò điều phối của chính phủ Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần nào hạn chế được sự phá sản của doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế đất nước. Trang 3
- IV.Cơ sở lý luận: 4.1. Khái niệm về phá sản Phá sản doanh nghiệp là hiện tượng một doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thương mại thực hiện hành vi thương mại, nhưng vì một lý do nào đó (quản lý kém, bị thiên tai, hỏa hoạn...) nên không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn. 4.2. Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta: Theo GS.TS. Chu Văn Cấp – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường. Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là "công nghệ", là "phương tiện" để phát triển kinh tế – xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế – xã hội, nó không chỉ bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. Như vậy, chứng tỏ không có và không thể có một nền kinh tế thị trường chung chung, thuần túy, trừu tượng tách rời khỏi hình thái kinh tế – xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị – xã hội của một nước. Do đó, để phân biệt các nền kinh tế thị trường khác nhau, trước hết phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế – xã hội mà nhà nước và nhân dân lựa chọn làm định hướng, chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế đó. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế – xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau. Đó là, nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới đang vận động, đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò "động lực" thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng vai trò "hướng dẫn", "chế định" sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội. 4.3. Một số nguyên nhân dẫn đến phá sản và những lời khuyên cụ thể: - Không có sản phẩm mang tính cạnh tranh Năng lực kinh doanh và khả năng thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng của sản phẩm và đưa ý tưởng vào thực tế thị trường. Đây là một yếu tố cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp. Các yếu tố khác không thể thay thế và chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ. Một sản phẩm có tính cạnh tranh không đơn giản là hơn các sản phẩm khác về giá cả, chất lượng. Điều quan trọng là doanh thu phải đảm bảo bù đủ các chi phí, Trang 4
- ngoài ra còn đem về lợi nhuận. Điều này áp dụng cho cảcác sản phẩm hàng hoá, các sản phẩm dịch vụ, các ngành công nghệ cao cũng như cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công, cá thể. Sẽ chẳng giúp ích được gì cho nhà doanh nghiệp nếu sản phẩm dù tốt hơn, rẻ hơn mà doanh thu vẫn không đảm bảo trang trải các chi phí cần thiết. Như vậy tính cạnh tranh của một sản phẩm sẽ không phải do một kế hoạch, một đề án kinh doanh quyết định mà hoàn toàn do thị trường quyết định. Rất có thể khi mới thành lập doanh nghiệp, sản phẩm có tính cạnh tranh thật nhưng sau đó không duy trì được lâu dài. doanh nghiệp nào không có sản phẩm có tính cạnh tranh thì nên rút lui sớm khỏi thị trường để hạn chế thiệt hại về vốn. Lời khuyên thứ nhất: Đối với một sản phẩm mới, doanh nghiệp phải hết sức cẩn trọng trong việc đầu tư lớn bởi không biết chắc chắn có hoàn toàn thành công hay không. - Chi phí cá nhân của nhà doanh nghiệp quá lớn Nhiều nhà doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ lầm tưởng mình cũng có quyền hưởng một thu nhập cố định như nhân viên. Dường như nhiều nhà doanh nghiệp không biết hoặc biết mà quên rằng mình chỉ được hưởng những gì còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ mọi chi phí và đầu tư. Phần còn lại này đối với thời kỳ đầu của doanh nghiệp là không nhiều, thậm chírất ít, trong khi thu nhập của nhân viên ổn định. Nhiều nhà doanh nghiệp nhận biết khá muộn vì sao các ngân hàng dễ dãi chấp thuận các khoản vay của doanh nghiệp, trong đó có cả phần sử dụng cho mục đích cá nhân như cải tạo nâng cấp nhà riêng, biệt thự của nhà doanh nghiệp. Suy cho cùng điều đó càng làm tăng thêm giá trị tài sản thế chấp là bất động sản của doanh nghiệp tại ngân hàng. Lời khuyên thứ hai: Nhà doanh nghiệp sẽ không bao giờ phá sản khi chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thấp hơn khoản lợi nhuận làm ra. - Sử dụng quá nhiều nhân viên Chi phí cho nhân viên ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn và gần như cố định với các doanh nghiệp. Nếu không sử dụng và bố trí nhân viên hợp lí thì việc trả lương là một gánh nặng đối với doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp có biến động xấu thì việc giảm kịp thời nhân viên sẽ cứu doanh nghiệp khỏi bị phá sản. Có thể các nhà quản lí vĩ mô, người làm chính sách chế độ không thích thú điều này nhưng thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp sớm giảm bớt nhân sự là những doanh nghiệp thành công. Khi một doanh nghiệp thất bại vì có quá nhiều nhân viên, người ta không quan tâm vì lí do xã hội hay không có khả năng quản lí và điều hành nhân viên. Trang 5
- Lời khuyên thứ ba: Doanh nghiệp chỉ tuyển nhận một số lượng nhân viên vừa với khả năng quản lí và điều hành họ làm việc tối đa và hiệu quả. - Doanh nghiệp bị xù nợ Nhiều doanh nghiệp coi việc bị xù nợ là khó biết trước và khó mà tránh được. Điều đó hoàn toàn không đúng vì phần lớn các món nợ bị mất đều có nguyên nhân từ một quyết định sai lầm của doanh nghiệp. Chẳng hạn doanh nghiệp không thu thập đủ thông tin cần thiết về khách hàng, doanh nghiệp bỏ qua lời khuyến cáo từ trước, vẫn tiếp tục cung ứng hàng khi khách hàng vẫn còn nợ cũ tồn đọng. Đặc biệt với những khách hàng mới và với những thương vụ lớn cần phải có những biện pháp an toàn hay phòng ngừa. Các doanh nghiệp ít bị xù nợ vì rất quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng. Họ sẵn sàng từ chối một hợp đồng kinh doanh khi thấy nghi ngờ hoặc rủi ro mất nợ là quá lớn. Các doanh nghiệp đang có khó khăn về kinh doanh, doanh thu thường dễ dãi tiếp nhận các hợp đồng. Chính sự dễ dãi, coi thường này có thểd ẫn đến bị mất nợ và trở thành một cú đòn quyết định gây nên phá sản. Lời khuyên thứ tư: Hợp đồng tốt nhất của doanh nghiệp chính là hợp đồng kinh doanh mà doanh nghiệp không mạo hiểm và từ chối thực hiện. - Doanh nghiệp bị nợ quá nhiều Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khi mới thành lập, thường vay nợ quá nhiều, nhất là khi có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn có tính khuyến khích, hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp nhận biết quá muộn rằng không phải lãi suất của tín dụng mà thực chất là tổng khối lượng tín dụng phải hoàn trả mới là quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Các hợp đồng vay vốn dài hạn thường là khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi quyết định nhầm lẫn nhưng khó có thể giải quyết ngay được. Nhiều doanh nghiệp tính toán phiêu lưu, cho rằng sẽ được chiết khấu, tiết kiệm được nhiều thuế nếu tăng cường vay vốn để đầu tư mua sắm, thuê tài chính, thuê máy móc, xe cộ. Điều đó chỉ đúng khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi và lãi nhiều. Khi gặp khó khăn, không tạo ra lợi nhuận thì gánh nợ và vốn vay sẽ là đòn quyết định làm cho doanh nghiệp chóng bị phá sản. Lời khuyên thứ năm: Người giàu không phải là người được sử dụng nhiều tiền vay nợ mà là người có nhiều tiền sở hữu. - Nhà doanh nghiệp quá chú ý đến tiện nghi Bất kể một tiện nghi nào thì nhà doanh nghiệp đều phải chi phí. Các nhà kinh doanh thành công đều bắt đầu từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến tiện nghi. Trước đây các nhà doanh nghiệp bắt đầu sự nghiệp kinh doanh phần lớn đều từ ngay căn hộ mình đang ở Trang 6
- hay nhà kho, nhà để xe được tu sửa. Bây giờ quá nhiều doanh nghiệp trẻ khởi sự lại thích tiện nghi ngay từ ban đầu, thuê những văn phòng, trụ sở đắt tiền, sang trọng. Đó là chưa kể những tu sửa tốn tiền, mua sắm đồ dùng văn phòng cho hợp với sở thích của mình. Họ quá thiên lệch, thậm chí nhầm lẫn khi cho rằng thế mới là cách tạo uy tín nhanh chóng cho doanh nghiệp của mình. Thực ra họ ưa thích tiện nghi dường như quên mất rằng chính chất lượng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp mới tạo nên uy tín lâu dài của doanh nghiệp. Một ví dụ cụ thể là nhiều doanh nghiệp ngay từ đầu đã trang bị một hệ thống tin học khá hoàn hảo với các máy tính thế hệ mới nhất nhưng thực ra lại chỉ có nhu cầu sử dụng nhữngc hức năng tối thiểu nhất. Không phải nhà doanh nghiệp nào cũng cần có thư ký riêng, lái xe riêng. Không phải doanh nghiệp nào cũng cần có nhân viên đánh máy, nhân viên lau dọn, vệ sinh phòng làm việc. Tất cả những công việc kể trên đều có thể thuê, sử dụng các dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Như thế vừa hiệu quả kinh tế hơn, vừa có chất lượng tốt hơn, lại không bị động. Suy cho cùng, nhà doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp không phải để nâng cao địa vị xã hội mà là để kinh doanh kiếm nhiều tiền hơn. Lời khuyên sáu: Một doanh nghiệp có thể thành công bắt đầu từ một nhà để xe, có thể sẽ thất bại từ một lâu dài. - Quá xem nhẹ những thua lỗ ban đầu Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng rằng việc kinh doanh thua lỗ trong những năm đầu tiên thành lập là không thể tránh khỏi. Do đó thường xem nhẹ những kết quả kinh doanh thua lỗ lúc ban đầu, không chú trọng tìm hiểu nguyên nhân. Khi nhận biết thì đã quá muộn, doanh nghiệp có thể trên bờ phá sản. Trên thực tế, diễn biến thị trường, khách hàng, kết quả kinh doanh không hoàn toàn theo dự kiến và kế hoạch kinh doanh ban đầu của doanh nghiệp. Nếu kết quả thua lỗ ban đầu nằm trong trù tính trước thì nguyên nhân thua lỗ vẫn nằm ngoài dự báo. Không phát hiện, phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến thua lỗ và không có những biện pháp điều chỉnh chính sách kinh doanh cho phù hợp càng làm chính sách kinh doanh sai lầm tiếp tục và dẫn đến nguy cơ thất bại. Lời khuyên thứ bảy: Lợi nhuận không phải là tất cả, nhưng nhà doanh nghiệp không được chủ quan, phải quan tâm đến lợi nhuận ngay từ thời kỳ đầu. - Chỉ nghĩ đến doanh số Rất nhiều nhà doanh nghiệp chỉ mải mê nghĩ đến doanh số mà quên mất rằng thực ra mục đích kinh doanh là lợi nhuận chứ không phải doanh số. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã vội tự hào vềs ự phát triển kinh doanh, mở rộng qui mô nhanh chóng. Đặc Trang 7
- biệt thể hiện bằng một vài hợp đồng hay công trình lớn. doanh nghiệp vội vã đầu tư dây chuyền lớn,hiện đại, tuyển nhiều nhân viên. Nhưng kết cục lại đáng buồn. doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm tổ chức và điều hành qui mô lớn hơn, nhiều vấn đề mới phát sinh mà chưa có kinh nghiệm. Hơn thế, nhiều khi nhóm khách hàng nhỏ dễ bị sao nhãng, thậm chí bỏ rơi. Khách hàng lớn và hợp đồng lớn thì không có. Làm gì với số tài sản và nhân sự mới được đầu tư, tuyển nhận? doanh nghiệp rất dễ có nguy cơ phá sản trong những trường hợp như vậy. Khi các doanh nghiệp lớn tăng doanh số, tăng thị phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó duy trì hoạt động tốt. Bởi đó là chính sách kinh doanh phù hợp với các tập đoàn, các công ty quốc tế trường vốn. Tất nhiên nếu không có doanh số thì không thể có lợi nhuận.Nhưng không có nghĩa là doanh số càng cao thì lợi nhuận càng cao. Sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn tại của doanh nghiệp nếu doanh số tăng mà lợi nhuận thực tế lại không tăng tương xứng. Nếu lợi nhuận vẫn như cũ thì doanh nghiệp phá sản chỉ còn là vấn đề thời gian vì doanh nghiệp sẽ không chịu nổi những chi phí tăng thêm. Lời khuyên thứ tám: Hay đồng ý trước các đề nghị thì sẽ có doanh số lớn. Nhưng thỉnh thoảng biết từ chối trước một hợp đồng lớn mới là người làm ra nhiều lợi nhuận. - Không lập quĩ dự phòng tài chính Kể cả những nhà doanh nghiệp có tài nhất cũng không tránh khỏi có những lúc phán đoán sai diễn biến của thị trường hay có những lúc chịu bất lực trước một biến động mang tính rủi ro. Những lúc đó, doanh nghiệp nhất thiết phải có những dự phòng tài chính nhất định, được tích luỹ từ lợi nhuận những năm trước. Kinh nghiệm cho thấy, nếu có biến động, tác động kinh tế lớn thì các ngân hàng, các nhà tài trợ cũng bị ảnh hưởng và họ cũng hạn chế cho vay. Kể cả khi ngân hàng không bị ảnh hưởng thì họ cũng rất cẩn trọng và không đầu tư vào các lĩnh vực đang có rủi ro. Có nguồn dự trữ tài chính, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động, không phụ thuộc vào ngân hàng và tự mình vượt qua những lúc khó khăn, tránh được nguy cơ phải bán một phần hay toàn bộ doanh nghiệp. Lời khuyên thứ chín: Hãy tiết kiệm và dự trữ tài chính khi doanh nghiệp có thể làm được để tự cứu mình khi gặp khó khăn. - Quá tin vào người khác Nhiều doanh nghiệp thất bại và phá sản chỉ vì một nguyên nhân đơn giản là quá tin vào người khác. Họ đủ các đối tượng, từ nhà tài trợ, đối tác, nhân viên của chính doanh nghiệp đến khách hàng. Ví dụ, nếu quá tin vào ngân hàng khi bắt đầu đầu tư, nhưngnửa chừng ngân hàng lại quyết định không cho vay tiếp. Quá tin vào nhân viêncủa mình, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những hậu quả bất ngờ, thậm chí phải nhờ pháp luật hỗ trợ. doanh nghiệp quá tin vào khách hàng cũng có thể bị từ chối nhận hàng, không Trang 8
- chịu thanh toán đủ và đúng hạn. Một doanh nghiệp khi hợp tác, liên kết kinh doanh với bạn hàng, đối tác thường quá tin tưởng, thậm chí phó mặc cho họ. Thực ra cuối cùng, tất cả là do thiếu cẩn trọng, không có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Người chịu hậu quả chính là doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến phá sản. Lời khuyên thứ mười: Doanh nghiệp phải luôn cẩn trọng và phải ý thức rằng tự mình chịu trách nhiệm trước hết về một quyết định kinh doanh. Trang 9
- Phần B: NỘI DUNG Chương I: Vài nét về tình hình phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay: Hình 1.1 : Tỷ lệ DN ngừng hoạt động phá sản Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đưa ra tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ kỳ thứ 7 hồi tháng 4, đến nay các cơ quan chuyên trách đã có những con số thống kê khá đầy đủ về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm. Theo nhận xét của Bộ chủ quản hoạt động đầu tư thì trong 4 tháng đầu năm 2012, chỉ số tồn kho doanh nghiệp tiếp tục tăng cao, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Thống kê của Bộ cho thấy, 4 tháng vừa rồi có 23.971 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 130.044 tỷ đồng, giảm 10,5% về số lượng doanh nghiệp và giảm 14,1% về tổng vốn đăng ký so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp đã thực hiện việc giải thể và dừng hoat động tiếp tục tăng nhanh chóng lên 17.735 doanh nghiệp, tăng 9,5% so cùng kỳ năm 2011. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có 5.822 doanh nghiệp với 808 doanh nghiệp đã giải thể, 5.014 doanh Trang 10
- nghiệp dừng hoạt động. Hà Nội có 3.538 doanh nghiệp với 319 doanh nghiệp đã giải thể, 3.219 doanh nghiệp dừng hoạt động. Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng chi tiêu hàng hóa thực, đầu tư từ ngân sách và lạm phát. Các doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, xây dựng, chế biến chế tạo, vận tải kho bãi và bất động sản. Trong số các doanh nghiệp gặp khó khăn giải thể, có nhiều doanh nghiệp năng lực tài chính yếu, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh cần phải được cơ cấu lại, đồng thời bổ sung một lượng mới doanh nghiệp đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, tính đến hết ngày 30/4/2012, trong tổng số 647.627 doanh nghiệp đã được thành lập, cả nước còn 463.802 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm tỉ lệ 71,6%, có 81.929 doanh nghiệp đã giải thể, 16.075 doanh nghiệp đã đăng ký dừng hoạt động và 85.821 doanh nghiệp dừng hoạt động nhưng không đăng ký. Mức 71,6% doanh nghiệp còn hoạt động trên tổng số đã thành lập từ khi đổi mới kinh tế cho đến nay, theo Bộ KHĐT là tỷ lệ chấp nhận được ở mức trung bình so với thế giới. Tại Anh, tỷ lệ doanh nghiệp còn tồn tại sau 3 năm hoạt động cũng chỉ 70%; còn tại Mỹ, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 5 năm hoạt động là dưới 50%. Tuy nhiên, theo bộ KHĐT thì vấn đề đang lo ngại hiện nay là xu thế doanh nghiệp thành lập mới liên tục giảm sút, trong khi đó số lượng các doanh nghiệp đã phải thu hẹp, Trang 11
- ngừng, thậm chí chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục tăng cao đã cho thấy khu vực doanh nghiệp nước ta đang gặp nhiều khó khăn. Còn theo như “Kết quả điều tra thực trạng và tình hình khó khăn của doanh nghiệp” do Tổng cục Thống kê thực hiện với mẫu là 10.120 doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu thì sau 1 năm, 3 tháng hoạt động, số doanh nghiệp thực tế còn hoạt động chiếm 91,6%, số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 8,4%. Tỷ lệ doanh nghiệp ngoài nhà nước phá sản, giải thể chiếm cao nhất với 9,2%, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp nhà nước với 2,7% và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp FDI với 2,6%. Hình 1.3: Trước tình trạng phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục cắt giảm lãi suất Riêng ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, 4 tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập là 239 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ. Tỷ lệ giải thể, ngừng hoạt động tăng 32,9% so cùng kỳ, chiếm 5,7% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Trong tổng số 706 (8,4%) doanh nghiệp phá sản, giải thể thuộc mẫu điều tra có đến 69,4% là do sản xuất kinh thua lỗ, 28,4% doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, 15,1% doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm; 11,7% doanh nghiệp khó khăn về địa Trang 12
- điểm sản xuất kinh doanh; 4,4% doanh nghiệp phải đóng cửa để thành lập doanh ngiệp mới/chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh và 4,7% doanh nghiệp đóng cửa để sáp nhập với doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp phá sản, giải thể có đến 89,7% cho biết sẽ không tiếp tục thành lập doanh nghiệp mới. Như thế, qua thống kê cho thấy tình hình các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng thành lập thì ít, thu hẹp, phá sản thì nhiều; và là vấn đề nóng bỏng đang được quan tâm trong xã hội. Để thấy rõ được tình hình phá sản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng CNXH ở Việt Nam chúng ta đi vào cụ thể phân tích tình hình phá sản của 1 doanh nghiệp: Tình hình phá sản của Tập đoàn Kinh tế Vinashin. Trang 13
- Chương II: Sự phá sản của Tập đoàn kinh tế Vinashin: 2.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế Vinashin: Loại hình: Tập đoàn kinh tế Ngành nghề: Đóng tàu,bảo hiểm,tài chính,vận tải biển,các dịch vụ khác Thành lập: Hà Nội (15-5-2006) Nhà sáng lập: Thủ tướng Việt Nam Trụ sở chính: 109 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Thành viên chủ chốt: - Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Ngọc Sự. - CEO: Trương Văn Tuyến. Sản phẩm: Đóng tàu; Dịch vụ đa ngành tàu thủy 2.1.1. Lịch sử hình thành: Manh nha thành lập tổng công ty đã có từ lâu trên cơ sở chỉ đạo của trung ương về tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt nam. Tiền thân của tập đoàn là Tổng Công ty 91 được thành lập từ năm 1996. Tổng Công ty 91 được thành lập vào ngày 31 tháng 1 năm 1996. Căn cứ vào Quyết định số 69/TTg ngày 31 tháng 1 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế, đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước chi phối, trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin). Và ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Theo Quyết định này, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu chính thức tập đoàn Vinashin ra đời. Trang 14
- Như vậy tập đoàn Vinashin ra đời căn cứ vào các văn bản pháp luật của nhà nước trên cơ sở chỉ đạo của trung ương về việc tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức: Công ty mẹ: Tên đầy đủ là: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Đây một doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư bằng vốn của Nhà nước. Công ty mẹ có hệ thống tổ chức bài bản, chặt chẽ bao gồm: Văn phòng, các Ban, Trung tâm chuyên môn, nghiệp vụ. Văn phòng đại diện của Công ty mẹ ở trong nước và nước ngoài. Các chi nhánh trực thuộc Công ty mẹ như: Công ty Xuất Nhập khẩu Vinashin; Trung tâm hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài; Trung tâm Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng Vinashin. Đơn vị sự nghiệp có thu gồm: Trường Cao đẳng nghề Vinashin;Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy III; Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy VI; Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Các công ty con: Các công ty con thuộc công ty mẹ: Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ văn phòng Vinashin (Công ty mẹ nắm giữ 51% vốn điều lệ); Các công ty con có vốn điều lệ do công ty mẹ cung cấp 100% gồm 14 công ty. Ngoài ra tập đoàn còn có 22 Công ty cổ phần; 13 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 11 Công ty liên doanh; 7 Đơn vị sự nghiệp có thu; 7 Đơn vị phụ thuộc; 30 Công ty cổ phần do tập đoàn giữ cổ phần chi phối. Trong thời gian gần đây, tập đoàn đã có chiến lược phát triển và dự kiến thực hiện việc xắp xếp, tổ chức lại về mặt nhân sự và cơ cấu tổ chức để nâng cao hiệu quả họat động, gia tăng khả năng cạnh tranh. 2.1.3. Đầu tư: Năm 2005, Chính phủ đã phát hành 750 triệu USD trái phiếu ra nước ngoài để đầu tư cho các dự án của Vinashin. Trong tháng 11 năm 2009, Thủ tướng chính phủ còn ký quyết định phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn để đầu tư dự án nâng cấp mở rộng Công ty Đóng tàu Phà Rừng và dự án đầu tư nâng cao năng lực đóng tàu của Công ty đóng tàu Hạ Long thuộc Tập đoàn. Trang 15
- 2.2. Tình hình phá sản của tập đoàn Vinashin 2.2.1. Một số dự án thất bại điển hình: Một số dự án thất bại điển hình của Vinashin cho thấy khả năng quản lý kém của Ban giám đốc Vinashin. Công ty Vận tải viễn dương Vinashin: Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (VNSlines) (công ty con của Vinashin) đầu tư hơn 200 triệu USD (khoảng 3.136 tỷ đồng) để mua về tới 6 con tàu có tuổi từ 22 đến 26 năm trong số 9 tàu của Công ty này. Hầu như tất cả các con tầu này hiện tại đều không chạy được, do hỏng hóc, do bị bắt giữ tại các cảng trong và ngoài nước. Đóng tàu Lash Sông Gianh: Tàu Lash Sông Gianh chỉ chạy thử 1 chuyến đầu tiên (và cũng là chuyến cuối cùng) chở than từ Quảng Ninh vào Sài Gòn. Tổng tiền thu được từ chuyến hàng này chưa tới 1,8 tỷ, nhưng tiền bỏ ra để chi phí phục vụ cho việc chở đã tới hơn 4 tỷ đồng (bao gồm tiền dầu, phí bảo đảm hàng hải, tàu lai, vật tư, phí tàu kéo lash con, lương thủy thủ, phí hoa tiêu...). Thời gian hoàn thành chuyến hàng đầu tiên này cũng đạt mức kỷ lục: gần 2 tháng. Từ đó đến nay, nó được đắp chiếu nằm tại Nhà Bè- Sài Gòn. Mua cổ phần Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam: Với trị giá 1.467 tỷ đồng mua 20,4 triệu cổ phần chiếm 3,56% vốn với giá mua 70 ngàn VND. Mua tàu Hoa Sen: Mua tàu Hoa Sen ngày 15.10.2007 từ Italia, chi phí mua tàu 60 triệu Euro tương đương 1.300 tỷ đồng, chạy tuyến Bắc Nam, hiện tại dừng hoạt động vì mỗi chuyến chạy lỗ 1,5 tỷ VND. tàu Hoa Sen đã từng bị thủng đáy trong thời gian khai thác ở Ý, mang về phải sửa chữa, hiện tại đang nằm tại vùng nước thuộc Công ty công nghiệp đóng tàu Cam Ranh. Dù tàu không chạy mà vẫn phải cho máy nổ, phải có người canh giữ. Mỗi năm phải trả lãi vay gần 80 tỷ đồng. Nhà máy điện Diesel Cái Lân: Dự án nhà máy điện diesel có tổng mức đầu tư gần 36 triệu USD. Trong quá trình thực hiện, mặc dù trong hợp đồng quy định rõ các thiết bị máy móc phải được mua sắm mới và có xuất xứ từ châu Âu, nhưng ban quản lý đã ký kết với nhà thầu mua sắm nhiều Trang 16
- thiết bị đã qua sử dụng, kém chất lượng, trong đó thiết bị chính của nhà máy được tháo dỡ từ một nhà máy điện diesel ở Trung Quốc.Sau hơn hai năm vận hành (từ tháng 4-2007 đến 10-2009) Nhà máy Cái Lân lỗ hơn 62 tỷ đồng, tổng các khoản nợ không có khả năng thanh toán lên đến 27,58 triệu USD và 107,5 tỷ đồng. 2.2.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Vinashin. Theo thông báo từ Văn phòng Chính phủ, Vinashin khởi nghiệp vào năm 1996 với số vốn ít ỏi là 100 tỉ đồng. Tăng trưởng hàng năm của Vinashin là 35-40% từ khi được đi vào hoạt động. Xin được bình quân là 38%. Dưới đây là bảng tổng kết tăng trưởng của Vinashin từ năm 1996. Hình 2.1: Bảng tổng kết tăng trưởng của Vinashin từ năm 1996 Ghi chú: Vì tỉ giá đô la thay đổi nên có những năm tăng trưởng dưới 38% nếu đổi ra giá trị đồng đô la. Trang 17
- Có lẽ con số tăng trưởng 38% (tính bình quân của 35-40%) này bao gồm tăng trưởng từ doanh thu và cả tăng trưởng giá trị của công ty. Và con số thực tăng trưởng từ doanh thu chỉ vào khoảng 20% trở xuống mà thôi. Bởi lẽ, với phân lời là 20% mà để có được tăng trưởng 38 tỉ đồng vào năm 1996 thì tổng doanh thu phải là 190 tỉ đồng. Một con số không tưởng với số vốn 100 tỉ đồng! Theo bảng tổng kết trên đây thì đến năm 2006, tổng số vốn của Vinashin chỉ có 157 triệu USD. Vậy thì, kẻ thủ ác đầu tiên đã cắm nhát dao chí mạng cho con tàu Vinashin là những cơ quan, những người đã ký giải ngân 750 triệu USD! Thật vậy. Vì 750 triệu USD là số tiền gấp 4,7 lần tổng số vốn của Vinashin vào năm 2006. Điều này trái với quy luật kinh doanh – tiền đầu tư vào cơ sở nhà máy, máy móc thiết bị không thể nhiều hơn số vốn của công ty. Nhưng trong trường hợp này là lớn hơn gấp 4,7 lần. Lúc đó, đã có người gởi thư cảnh báo chuyện này được gởi đến những cơ quan cùng những người có trách nhiệm nhưng tất cả chỉ là con số không – không ai quan tâm. Tính đến năm 2008, tổng giá trị của Vinashin là 296 triệu USD. Tất nhiên là chưa tính tài sản từ khoản nợ trái phiếu, vì số nợ trái phiếu dùng để đầu tư thì chưa thể sinh lời. Và dẫu những cơ sở này đã sẵn sàng để phục vụ sản xuất, để làm ra sản phẩm thì Vinashin cũng không có vốn. Vậy thì, con số doanh thu của năm 2008 là 29.000 tỉ đồng – tương đương 1 tỉ 800 triệu USD vào năm 2008 – là từ đâu ra? Vì theo con số đó, doanh thu của năm 2008 gấp 6 lần số vốn hiện có của Vinashin. Ngay cả những công ty như Apple hay Exxon Moble –những công ty có tăng trưởng kỷ lục của Mỹ cũng không dám mơ ước. Vậy thì, con số 29.000 tỉ đồng– hay 1 tỉ 800 triệu USD – của năm 2008 có phải là con số hoang tưởng hay không? Vinashin chỉ sống bấp bênh như kẻ sống bám. Thật vậy, chỉ cần một trục trặc nhỏ là đủ giết chết Vinashin. Cho dù Vinashin có được những hợp đồng hàng tỉ USD đi chăng nữa thì Vinashin cũng chỉ làm mướn không công. Với phân lời vốn vay là 7,125%, trong khi đó phân lời của ngành đóng tàu dao động từ 6-10%, nếu giao tàu trước hoặc đúng hạn thì Vinashin vẫn chỉ lời chưa tới 3% hoặc là lỗ 1%! Đến nay, hơn 85 triệu người Việt Nam còn chưa hết bàng hoàng về con số nợ khủng khiếp của Vinashin là 86.000 tỉ đồng – tương đương 4,3 tỉ USD – hay 4,7% GDP của Việt Nam. Theo bản thông báo của Chính phủ thì số nợ vay của Vinashin lớn hơn gần 11 lần vốn sở hữu của tập đoàn “chúa Chổm”. Một kỷ lục về sự chênh lệch giữa vốn vay và vốn sở hữu mà đến ngay những kinh tế gia lỗi lạc như George Soros hay Warren Buffet cũng không thể nghĩ tới… Trang 18
- Hình 2.2: Bảng cân đối kế toán của tập đoàn Vinashin do KPMG kiểm toán (Làm tròn số, đơn vị tính tỉ đồng) Trang 19
- Như vậy, tổng số nợ của Vinashin tính đến cuối năm vừa rồi đã lên tới 96.635 tỉ đồng chứ không phải chỉ là 86.000 tỉ đồng như lâu nay công bố. Một con số đáng chú ý khác là trong 42.495 tỉ tài sản cố định, gần một nữa là chi phí đổ vào các công trình đang xây dựng dở dang, có nghĩa chúng chưa phải là tài sản cố định có thể sinh lời và để hoàn thành chúng, ắt còn phải tốn thêm nhiều tiền nữa. Riêng về kết quả hoạt động kinh doanh, năm 2009 Vinashin lỗ 1.628 tỉ đồng trên tổng doanh thu là 22.461 tỉ đồng so với mức lãi 560 tỉ đồng trên tổng doanh thu 29.132 tỉ đồng của năm 2008. 2.2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của Tập đoàn: 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan: Sự bao che, chủ quan từ cấp trên: Từ năm 2005 đến nay, đã có 13 – 14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ở Vinashin, phát hiện ra nhiều sai phạm, nhưng lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm cách báo cáo không đúng để che giấu sai phạm. Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21.10.2010: "Nhưng Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của nhà nước”. Sai lầm của các cán bộ quản lý (Nguyên nhân trực tiếp). Lãnh đạo Vinashin, trước hết là Hội đồng Quản trị và người đứng đầu có nhiều khuyết điểm, sai lầm trong tổ chức, quản lý, điều hành, xác định lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý các công ty con, công ty liên kết, tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài chính, vay và trả nợ. “Theo thông tin từ BBC, Ngày 1/11/2011 Vinashin đã chính thức bị Công ty Elliot VIN (Hà Lan) khởi kiện lên tòa án tại Anh, liên quan đến khoản nợ 600 triệu đô la vay bằng trái phiếu. 60 triệu đô la từ khoản vay này đã đến hạn trả nợ từ tháng 12/2010 nhưng Vinashin và các công ty con không có khả năng thanh toán”.” Vinashin hiện nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khoảng gần 300 tỷ VND (14 triệu đôla) tiền đi vay để trả nợ tiền lương, các loại bảo hiểm, trợ cấp cho người lao động”. Năng lực quản trị doanh nghiệp và dự báo yếu kém, trình độ cán bộ lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng yêu cầu; xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp quá nhanh, quá nóng, không phù hợp với nguồn vốn, năng lực quản lý và quy hoạch phát triển được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý đầu tư, quản Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Vài nét về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2010
23 p | 1649 | 483
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn"
101 p | 613 | 241
-
Luận án: " hoạt động marketing của các công ty nước ngoài tại Việt Nam "
89 p | 215 | 94
-
Tiểu luận: Thực trạng về phá sản tại Việt Nam hiện nay
33 p | 270 | 41
-
Báo cáo về tình hình kinh doanh Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng
40 p | 181 | 36
-
Tiểu luận:So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản
15 p | 299 | 18
-
Luận văn Dược sĩ: Tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại khoa Sản, Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả
78 p | 65 | 14
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn đề trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La
19 p | 103 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường - thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh
63 p | 55 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược Medipharco
110 p | 44 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Minh Hưng Quảng Trị
27 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược marketing cho sản phẩm gạch ốp lát của công ty cổ phần vĩnh cửu tại Đà Nẵng
113 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường - thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh
59 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
114 p | 45 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường - thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh
59 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro phá sản - Phân tích mẫu hình dòng tiền trong việc dự báo kiệt quệ tài chính ở Việt Nam
71 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá và phân tích quan điểm người dùng trên mạng internet
27 p | 41 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn