Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở thành phố Đồng Hới; các hình thức tổ chức sản xuất, các yếu tố tác động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi lợn thịt ở thành phố Đồng Hới, từ đó đề xuất được một số giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững, chất lượng và bảo vệ môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trương Văn Tuyển. Các số liệu, kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo đúng qui định. Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả Lê Phong Nhã PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu tôi thường xuyên nhận được sự động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trương Văn Tuyển đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, đồng thời góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy, cô giáo trong Khoa Phát triển nông thôn, lãnh đạo và cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, Phòng Kinh tế thành phố Đồng Hới đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, các anh, chị, em trong lớp Cao học Phát triển nông thôn K21A, bạn bè đã động viên, chia sẽ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn. Một lần nữa xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu đó! Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả Lê Phong Nhã PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 1 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2 1.4. Những điểm mới của đề tài ............................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề ................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại.................................................................... 4 1.1.2. Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại .......................................... 5 1.1.3. Bản chất và đặc điểm của kinh tế trang trại ................................................ 8 1.1.4. Vai trò của trang trại ................................................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại ............................................................. 10 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở trong và ngoài nước ................... 10 1.3. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn ở Việt Nam ........................... 31 1.3.1. Số lượng trang trại ..................................................................................... 31 1.3.2. Quy mô chăn nuôi trang trại...................................................................... 32 1.3.3. Đất trang trại.............................................................................................. 33 1.3.4. Vốn đầu tư cho chăn nuôi trang trại .......................................................... 33 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 1.3.5. Lao động và quản lý trang trại .................................................................. 34 1.3.6. Công nghệ, năng suất chăn nuôi ............................................................... 35 1.3.7. Phương thức tiêu thụ sản phẩm ................................................................. 36 1.3.8. Lợi nhuận của chăn nuôi trang trại ........................................................... 37 1.3.9. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi lợn trang trại ở nước ta .............. 37 1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích kinh tế trang trại ..... 39 1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ...................................................... 40 1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại ............................. 41 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 43 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 43 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 43 2.2.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................... 43 2.2.2. Đặc điểm tổ chức chăn nuôi lợn thịt trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................... 43 2.2.3. Liên kết trong hợp tác của trạng trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thành phố Đồng Hới. ..................................................................................................... 44 2.2.4. Đánh giá hiệu quả sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu. .......................................................................................................... 45 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 45 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ................................................... 45 2.3.2. Chọn Mẫu .................................................................................................. 46 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 47 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 49 3.1. Điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ........................................................... 49 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 49 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 3.2. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................... 57 3.2.1. Giai đoạn trước năm 2000 ......................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Giai đoạn từ năm 2001 - 2010................................................................... 58 3.2.1. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay ................................................................ 59 3.3. Đặc điểm tổ chức chăn nuôi lợn thịt trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................... 61 3.3.1. Đặc điểm về chủ trang trại ........................................................................ 61 3.3.2. Tình hình sử dụng lao động ...................................................................... 63 3.3.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu ........................................................................................................... 65 3.3.4. Tình hình sử dụng đất................................................................................ 66 3.3.5. Tình hình hình huy động vốn .................................................................... 68 3.3.6. Tình hình sản xuất kinh doanh .................................................................. 70 3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi lợn thịt thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ................................................................................ 82 3.4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại ............................................... 82 3.4.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại....................................... 86 3.5. Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn thành phố trong thời gian tới. .............................................................................. 91 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 97 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 97 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 100 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 103 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Dịch nghĩa CLB Câu lạc bộ ĐVT Đơn vị tính GO Gross Output: Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã IC Intermediate Cost: Chi phí trung gian KTTT Kinh tế trang trại MI Mix Inconce: Thu nhập hỗn hợp PTNT Phát triển nông thôn SPHH Sản phẩm hàng hóa TC Total Cost: Tổng chi phí THT Tổ hợp tác TT Trang trại UBND Ủy ban nhân dân VA Value Added: Giá trị gia tăng VIETGAP Vietnamese Good Agricutural Practices: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự phát triển trang trại ở một số nước Châu Á.................................. 11 Bảng 1.2. Sự phát triển trang trại ở một số nước Châu Âu ................................. 12 Bảng 1.3. Số lượng trang trại cả nước từ năm 2000-2010 .................................. 19 Bảng 1.4. Số lượng trang trại cả nước từ năm 2011-2015 .................................. 22 Bảng 1.5. Tình hình trang trại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2010 ............... 24 Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu về trang trại tỉnh Quảng Bình từ năm 2011-2015 ..... 25 Bảng 1.7. Số lượng trang trại theo loại hình và theo địa phương năm 2015 ...... 26 Bảng 1.8. Tình hình sử dụng đất bình quân/trang trại năm 2015 ....................... 27 Bảng 1.9. Tình hình sử dụng lao động thường xuyên bình quân/trang trại ........ 28 năm 2015 ............................................................................................................. 28 Bảng 1.10. Giá trị thu sản xuất kinh doanh bình quân/trang trại năm 2015 ....... 29 Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố thời kỳ 2001 - 2015................ 52 Bảng 3.2. Dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2015 ................................. 56 Bảng 3.3: Tình hình trang trại chăn nuôi lợn của thành phố Đồng Hới giai đoạn 2005- 2010 phân theo địa bàn ............................................................................. 58 Bảng 3.4. Tình hình trang trại chăn nuôi lợn của thành phố Đồng Hới giai đoạn 2005- 2010........................................................................................................... 60 Bảng 3.5. Một số đặc điểm về chủ trang trại được điều tra ................................ 61 Bảng 3.6: Tình hình sử dụng lao động của trang trại chăn nuôi lợn thịt ............ 63 Bảng 3.7: Chất lượng lao động thường xuyên tại các trang trại trên địa bàn thành phố Đồng Hới. ..................................................................................................... 64 Bảng 3.8: Cơ cấu tổ chức sản xuất trong trang trại chăn nuôi lợn thịt năm 2016 ............................................................................................................................. 65 Bảng 3.9: Tình hình sử dụng đất của trang trại chăn nuôi lợn thịt năm 2016 .... 66 Bảng 3.10: Trình trạng pháp lý đất đai của các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thành phố Đồng Hới. .............................................................................. 68 Bảng 3.11: Tình hình huy động vốn của trang trại chăn nuôi lợn thịt năm 201669 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii Bảng 3.12: Tình hình liên kết trong việc cung ứng giống lợn nái hậu bị ........... 73 Bảng 3.13. Đối tác cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các trang trại ..................... 76 Bảng 3.14. Tình hình huy động vốn của các trang trại ....................................... 77 Bảng 3.15: Quan hệ giữa trang trại với các đối tác tiêu thụ ............................... 81 Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu về sản xuất lợn thịt của các trang trại năm 2016 ..... 82 Bảng 3.17. Các loại chi phí/lợn thịt xuất chuồng của các trang trại năm 2016 .. 84 Bảng 3.18. Chi phí, kết quả chăn nuôi lợn thịt của các trang trại năm 2016 ...... 85 Bảng 3.19. Hiệu quả sử dụng đất, lao động bình quân/ trang trại theo quy mô nuôi năm 2016 ..................................................................................................... 87 Bảng 3.20. Tác động của trang trại đến xã hội khu vực nông thôn. ................... 89 Bảng 3.24. Tổng hợp những khó khăn và nhu cầu của chủ trang trại ................ 91 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Số lượng trang trại cả nước từ năm 2000 – 2011 ........................... 20 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu trang trại phân theo loại hình sản xuất năm 2015 tại Quảng Bình................................................................................................. 26 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Đồng Hới. ................................................................................ 64 Biểu đồ 3.2. Đối tác cung ứng thuốc thú ý cho trang trại chăn nuôi lợn thịt ...... 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thành phố Đồng Hới đang tập trung chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng trang trại. Hình thức kinh tế trang trại tuy mới ra đời và phát triển ở Đồng Hới trong những năm gần đây nhưng đã phát triển rất mạnh mẽ và có ý nghĩa rất lớn trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đặc biệt là ở các vùng ven thành phố. Kinh tế trang trại bước đầu đã phát huy được hiệu quả nhất định, đã góp phần khai thác có hiệu quả diện tích đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá vùng ven thành phố; thu hút nguồn vốn trong dân, thu hút và tạo việc làm cho lao động nông thôn; là giải pháp hữu hiệu để đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp và hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung. Trong đó, chăn nuôi là ngành kinh tế đã và đang ngày một khẳng định sức phát triển của mình trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trên tổng thể thì chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn thịt nói riêng trên địa bàn thành phố Đồng Hới còn nhỏ lẻ, phân tán chủ yếu theo quy mô hộ gia đình nên năng suất và chất lượng còn thấp, tốc độ phát triển chăn nuôi còn chậm chưa tương xứng tiềm năng. Phần lớn các trang trại, đặc biệt trang trại chăn nuôi lợn thịt đang hình thành và phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch, quy mô sản xuất còn nhỏ, khả năng về vốn hạn chế, năng lực quản lý và kinh nghiệm chưa nhiều, hình thức sản xuất chưa đa dạng, còn gây ô nhiễm môi trường. Nhưng chưa có nghiên cứu nào về các mô hình, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong trang trại chăn nuôi lợn thịt để đưa ra những giải pháp định hướng cho chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại phát triển theo hướng chất lượng, bền vững, khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của thành phố Đồng Hới. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài "Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình". 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở thành phố Đồng Hới; các hình thức tổ chức sản xuất, các yếu tố tác động PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi lợn thịt ở thành phố Đồng Hới, từ đó đề xuất được một số giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững, chất lượng và bảo vệ môi trường. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những vấn đề lý luận, thực tiễn về quá trình hình thành, phát triển và vai trò của kinh tế trang trại trong việc nâng cao giá trị sản phẩm trong nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn của thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. - Đề tài sẽ cung cấp các căn cứ làm cơ sở cho việc nghiên cứu về khả năng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi lợn thịt nói riêng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Đề tài cung cấp những luận cứ để chứng minh, khẳng định tính tương thích, sự cần thiết phải phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại nếu người nông dân thành phố Đồng Hới muốn phát triển theo hướng hàng hóa và làm giàu trên mảnh đất quê hương. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nội dung nghiên cứu của đề tài theo định hướng hiện nay của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đó là xem kinh tế trang trại là khâu đột phá để đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp. - Kết quả nghiên cứu giúp các chủ trang trại chăn nuôi có những định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển mô hình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Là tài liệu cung cấp thông tin tin cậy về kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi cho các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền, người hoạch định chính sách và những người quan tâm đến kinh tế trang trại ở thành phố Đồng HớiQuảng Bình. - Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các cơ sở cho các định hướng và ban hành các chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi tại địa phương trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 1.4. Những điểm mới của đề tài - Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi là hướng đi có tính đột phá để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá, nhưng hiện nay ở thành phố Đồng Hới chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. - Kết quả đề tài là nguồn số liệu, cơ sở cho các nghiên cứu về kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi lợn thịt ở thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình. - Đề tài đã đi sâu nghiên cứu cụ thể các hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ của trang trại chăn nuôi lợn thịt mà chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở thành phố Đồng Hới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trang trại. Điều này là do sự khác nhau về qui mô, hình thức tổ chức và tính chất sở hữu của trang trại. Về mặt từ vựng thì trong tiếng Anh trang trại được gọi là Farm, tiếng Pháp là Ferme, tiếng Nga là Oepma,… thường được dịch sang tiếng Việt là Trang trại, được hiểu một các đơn giản là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân. Các thuật ngữ trên được hiểu chung là nông dân, chủ trang trại gia đình, người nông dân gắn với ruộng đất, với đất đai nói chung [10]. C.Mác đã phân biệt chủ trang trại với người tiểu nông bằng sự so sánh như sau: Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết các sản phẩm làm ra. Còn người tiểu nông thì đại bộ phận sản phẩm làm ra được, mua bán càng ít càng tốt. Phần lớn các các nhà nghiên cứu đều cho rằng trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường [17]. Điểm cơ bản của kinh tế trang trại là sản xuất ra nông sản hàng hóa, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cung tự cấp. Nhưng có điểm giống nhau là lấy gia đình làm đơn vị cơ sở. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại là quá trình chuyển từ kinh tế hộ nông dân tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa ở mức độ cao. Ở Việt Nam, tuy kinh tế trang trại ra đời chậm hơn so với thế giới những cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu chung và về khái niệm nói riêng. Nhà nghiên cứu Trần Đức cho rằng: “Trang trại là chủ lực của các tổ chức làm nông nghiệp ở các nước tư bản cũng như các nước đang phát triển và theo nhiều nhà khoa học thì đây là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của nhiều nước trên thế giới trong thế kỉ XXI”[13]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Nhà nghiên cứu Lê Trọng đưa ra khái niệm kinh tế trang trại như sau: “Kinh tế trang trại bao gồm kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định, được các chủ trang trại trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự bảo hộ của Nhà nước”[26]. Nhà nghiên cứu Trần Hữu Quan, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương với tư cách là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ: “Mô hình kinh tế trang trại - triển vọng phát triển ở Việt Nam năm 1995” cho rằng: “Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của gia đình là chủ yếu có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có chức năng là sản xuất nông sản hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình và đáp ứng nhu cầu cho xã hội”[26]. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm 1980, 1990, Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ (2000) về kinh tế trang trại cũng đã xác định rõ khái niệm về kinh tế trang trại ở nước ta [8]: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”. “Thực trạng” là sự phản ánh tình hình thực tế về tổ chức sản xuất, tiêu thụ, kinh doanh.... nó có thể khác với cái nhìn bên ngoài. Nghiên cứu thực trạng là nghiên cứu cái thực tế, tình trạng đang diễn ra để có thể suy đoán xu thế, các cơ hội, các tiềm năng, thách thức tiềm tàng để đưa ra những giải pháp thích hợp. 1.1.2. Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại 1.1.2.1. Phân loại trang trại - Theo loại hình: Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT thì các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau: + Trang trại Trồng trọt; + Trang trại Chăn nuôi; + Trang trại Lâm nghiệp; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 + Trang trại Nuôi trồng thủy sản; + Trang trại Tổng hợp. Cũng theo Thông tư này thì trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp [7]. - Theo hình thức quản lý + Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh. Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ. Quản lý trang trại tuỳ theo quy mô khác nhau, có các hình thức quản lý khác nhau, nhưng trang trại gia đình do chủ gia đình trực tiếp quản lý, nếu chủ gia đình không có điều kiện trực tiếp quản lý thì giao cho một thành viên trong gia đình có năng lực và uy tín quản lý. Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các loại hình sản xuất khác. + Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn, tư liệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh. + Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ phần. Loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ lâm sản. + Trang trại uỷ thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại uỷ thác cho bà con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác. Các trang trại loại này thường có quy mô nhỏ, đất ít nên đã chuyển sang làm nghề khác, nhưng không muốn bỏ ruộng đất, vì sợ sau này muốn trở về khó đòi, hay chuộc lại ruộng đất. Ở nhiều nước, hình thức này trở nên phổ biến, đặc biệt là các nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á như ở Đài Loan 75% chủ trang trại gia đình áp dụng hình thức này… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 - Theo cơ cấu sản xuất + Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại nông trại sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành nghề khác. + Trang trại sản xuất chuyên môn hoá là trang trại tập trung sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thuỷ sản. - Theo hình thức sở hữu + Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (thường là trang trại gia đình) đây là loại hình phổ biến ở các nước. + Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại phải đi thuê người khác. + Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh. - Theo hướng sản xuất có các loại hình trang trại sau: + Trang trại sản xuất cây thực phẩm, các trang trại loại này thường ở vùng sản xuất thực phẩm trọng điểm xung quanh đô thị, khu công nghiệp, gần thị trường tiêu thụ. + Trang trại sản xuất cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, mía…) thường phát triển ở vùng cây công nghiệp, gắn với hệ thống chế biến. + Trang trại sản xuất cây ăn quả nằm ở vùng cây ăn quả tập trung, có cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ thuận lợi. + Trang trại nuôi, trồng sinh vật cảnh thường phát triển ở gần các khu đô thị, các khu du lịch lớn, thuận tiện cho việc tiêu thụ. + Trang trại nuôi trồng đặc sản (hươu, trăn, rắn, ba ba, dê, cây dược liệu…) nằm ở những nơi thuận lợi cho nuôi trồng và tiêu thụ. + Trang trại chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò…), gia súc (lợn) hoặc gia cầm. Có thể chăn nuôi tổng hợp hoặc chuyên môn hoá theo từng loại gia súc. + Trang trại kinh doanh nông lâm nghiệp tổng hợp, thường phát triển ở các vùng trung du và miền núi có điều kiện về đất đai và hạn chế về thị trường tiêu thụ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 1.1.2.2. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại Hiện nay, kinh tế trang trại được xác định theo Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT, ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại [5]. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là kinh tế trang trại phải đạt được các điều kiện sau: - Trang trại trồng trọt, thủy sản, tổng hợp: + Có diện tích trên mức hạn điền: 3,1 ha trở lên đối với vùng Đông Nam Bộ và ĐB Sông Cửu Long. 2,1 ha trở lên đối với các vùng còn lại. + Có giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. - Trang trại Chăn nuôi: Có giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. - Trang trại Lâm nghiệp: Có diện tích từ 31 ha trở lên và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. Tuy nhiên, đối với trang trại chăn nuôi, Thông tư này không có quy định cụ thể quy mô để phân biệt từng loại hình là chăn nuôi gia súc hay gia cầm, vì vậy đề tài sử dụng hai tiêu chí để xác định trang trại chăn nuôi lợn thịt, đó là: Có giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên [5] và chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa) [6]. 1.1.3. Bản chất và đặc điểm của kinh tế trang trại Ở nhiều địa phương, quan niệm kinh tế trang trại là hình thức phát triển cao của kinh tế hộ nông dân là chủ yếu, ngoài ra còn thu hút một số thành phần khác như công chức, hưu trí đầu tư sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dù thành phần chủ sở hữu như thế nào thì trang trại vẫn mang bản chất là kinh tế hộ. Theo Nguyễn Đình Hường [36], kinh tế trang trại có một số đặc điểm như sau: - Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để bán. - Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng củ một người chủ độc lập. - Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 - Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện thanh toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường. Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở qui mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá. - Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh. - Các trang trại đều có thuê mướn lao động. 1.1.4. Vai trò của trang trại - Về mặt kinh tế: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, tạo nên các vùng chuyên môn hóa, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ và sản xuất ở nông thôn. Việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và có hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. So với kinh tế hộ, kinh tế trang trại đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy khi mà lợi thế về qui mô lớn đang phát huy hiệu quả, nhà sản xuất sẽ huy động tối đa lợi nhuận để đầu tư và mở rộng sản xuất. Như vậy, việc tái sử dụng, mở rộng qui mô vốn trong nông nghiệp sẽ thực hiện một cách nhanh chóng từ kinh tế trang trại. Là đơn vị kinh tế sản xuất, kinh doanh trên qui mô lớn nên trang trại thường đầu tư máy móc vào quá trình sản xuất. Mặt khác, các trang trại thường là nơi tập trung vào các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất. Do đó, kinh tế trang trại là khâu đột phá để đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. - Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ dám làm để phát triển sản xuất, làm giàu cho gia đình và xã hội, thu hút và tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, giữ vững chính trị, anh ninh quốc phòng, ổn định dân cư và xây dựng nông thôn mới. Với lợi thế PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 về qui mô, hiệu quả cao trong sản xuất, khả năng ứng dụng nhanh các công nghệ mới vào sản xuất, năng lực cạnh tranh, trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của chủ trang trại. Kinh tế trang trại có khả năng phát triển bền vững trong điều kiện biến động lớn của rủi ro tự nhiên và cạnh tranh trong lộ trình thực hiện hội nhập quốc tế. Trên cơ sở mở rộng sản lượng hàng hóa, việc làm và thu nhập cho người lao động ở nông thôn được mở rộng và ổn định. - Về mặt môi trường: Phát triển kinh tế trang trại đã khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở trong và ngoài nước 1.2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở nước ngoài Trang trại có lịch sử phát triển lâu đời. Các chuyên gia về sử học và kinh tế học thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các trang trại đã hình thành trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là các nô lệ. Ở Trung Quốc, trang trại có từ thời nhà Đường. Trang trại trên thế giới bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời. Năm 1802 ở Pháp có 5.672.000 trang trại, năm 1882 ở Tây Đức có 5.278.000, năm 1990 ở Mỹ có 5.737.000, năm 1963 Thái Lan có 3.214.000 và Ấn Độ có hơn 44 triệu trang trại [12]. a.Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu Á. Ở châu Á, chế độ phong kiến kéo dài cho nên kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá ra đời chậm hơn. Tuy vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự xâm nhập của tư bản phương tây vào các nước Châu Á, cùng với việc xâm nhập của phương thức sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa, đã làm nẩy sinh hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại đã có sự biến động lớn về quy mô, số lượng và cơ cấu trang trại. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Bảng 1.1. Sự phát triển trang trại ở một số nước Châu Á Thập niên Thập niên Thập niên Thập niên 50 70 80 90 Nhật Số trang trại (1000 đơn vị) 6.176 5.342 4.661 3.691 Diện tích bình quân (ha) 0,8 1,1 1,1 1,38 Đài Loan Số trang trại (1000 đơn vị) 744 808 916 739 Diện tích bình quân (ha) 1,12 0,91 0,83 1,21 Hàn Quốc Số trang trại (1000 đơn vị) 2.249 2.507 2.379 1.772 Diện tích bình quân (ha) 0,86 0,9 0,94 1,2 Thái Lan Số trang trại (1000 đơn vị) 3.214 4.018 4.464 5.245 Diện tích bình quân (ha) 0,35 3,72 3,56 4,52 Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1997, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Qua bảng 1.1. ta thấy, các quốc gia như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan trang trại gia đình cũng phát triển theo quy luật chung, đó là khi bước vào giai đoạn công nghiệp hoá thì trang trại phát triển mạnh, khi công nghiệp đã phát triển thì trang trại giảm dần về số lượng và tăng dần về quy mô. Riêng Thái Lan, trang trại gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. b. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu Âu, Châu Mỹ: Châu Âu cái nôi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, đã xuất hiện hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại, thay thế cho hình thức kinh tế tiểu nông và hình thức điền trang của chế độ phong kiến. Nước Anh đầu thế kỷ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 287 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 178 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 148 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 61 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 52 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 134 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn