1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Sự cần thiết của đề tài luận án<br />
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: thúc<br />
đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty Nhà nước mạnh, hoạt<br />
động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở hữu<br />
nhà nước giữ vai trò chi phối… Để các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đi vào hoạt<br />
động thực sự đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề từ việc lựa<br />
chọn mô hình tập đoàn thích hợp, hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nhà nước<br />
đối với tập đoàn kinh tế, đến việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản<br />
lý.<br />
Trong số các vấn đề đó, có vấn đề về cơ chế quản lý tài chính đối với các tập<br />
đoàn kinh tế. Có thể nói một cách hình ảnh cơ chế quản lý tài chính như là hệ thống<br />
tuần hoàn của tập đoàn kinh tế. Mạch máu hoạt động bình thường thì có thể đưa máu<br />
đi nuôi cơ thể. Mạch máu ấy tắc thì cơ thể ngừng hoạt động và doanh nghiệp sẽ phá<br />
sản.<br />
Nhận rõ tầm quan trọng đó, đã có không ít công trình nghiên cứu về cơ chế quản<br />
lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế dưới góc độ lý thuyết, đánh giá thực tiễn cũng<br />
như tổng kết kinh nghiệm.<br />
Nhìn chung các công trình đó đã được được hoàn thành cách đây cũng đã lâu,<br />
hơn nữa, đa phần các công trình nghiên cứu chưa gắn kết cơ chế quản lý tài chính với<br />
vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước (TĐKTNN).<br />
Hiện nay, tình hình hoạt động của các tập đoàn kinh tế cũng đã có nhiều thay đổi<br />
dưới tác động của bối cảnh mới, để tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối<br />
với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh mới cần thiết phải có những nghiên<br />
cứu bài bản từ góc độ lý thuyết cũng như thực tiễn, do đó tôi chọn đề tài “ Quản lý<br />
tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế Việt<br />
Nam” làm đề tài bảo vệ học vị tiến sĩ kinh tế là hết sức cần thiết.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Luận án hướng trọng tâm vào những mục tiêu chủ yếu sau đây:<br />
- Phân tích lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế<br />
trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Đồng<br />
thời trình bày các vấn đề lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính đối với TĐKT, phân<br />
tích lý thuyết về tác động của cơ chế quản lý tài chính đến việc nâng cao năng lực<br />
cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế.<br />
- Phân tích thực trạng về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với hoạt<br />
động tài chính trong các TĐKTNN ở Việt Nam (chủ yếu theo quy định của Nghị<br />
định 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ).<br />
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý tài<br />
chính của Nhà nước đối với các TĐKTNN trong bối cảnh thực hiện chủ trương cấu<br />
trúc lại các doanh nghiệp.<br />
2<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về<br />
năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam và cơ chế quản lý<br />
tài chính đối với tập đoàn kinh tế.<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý<br />
tài chính của Nhà nước đối với TĐKTNN không đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý<br />
trong nội bộ của từng TĐKTNN. Việc nghiên cứu thực tế vận hành cơ chế quản lý tài<br />
chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được thực hiện từ năm 2006<br />
đến năm 2010.<br />
Tuy nhiên, để có thể xem xét, đánh giá một cách toàn diện, luận án có khảo sát<br />
và nghiên cứu những vấn đề có liên quan, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý các tập<br />
đoàn đa quốc gia, từ đó có thể xem xét vận dụng có chọn lọc và phù hợp với điều<br />
kiện Việt Nam.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lich sử, kết<br />
hợp với phương pháp tổng hợp, phân tổ, thống kê, phân tích, sử dụng bảng biểu, sơ<br />
đồ để làm phương pháp nghiên cứu luận án.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án<br />
Cung cấp thêm những kiến thức lý luận về năng lực cạnh và cơ chế quản lý tài<br />
chính trong các tập đoàn kinh tế nói chung, góp phần nâng cao những nhận thức của<br />
xã hội đối với quá trình hình thành, phát triển và vận hành của các tập đoàn kinh tế<br />
dưới góc nhìn về năng lực cạnh tranh và cơ chế quản lý tài chính tác động đến năng<br />
lực cạnh tranh.<br />
Đưa ra những gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản<br />
lý trong các tập đoàn kinh tế về phương thức hoạch định cơ chế quản lý tài chính,<br />
cũng như vận hành cơ chế đó trong thực tiễn, thông qua việc phân tích thực trạng vận<br />
hành cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thời<br />
gian qua, đồng thời gợi mở những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính<br />
trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh mới. Đặc biệt, luận án<br />
cũng dành một số trang viết nghiên cứu cụ thể về cơ chế quản lý tài chính trong tập<br />
đoàn dầu khí Việt Nam - một tập đoàn kinh tế mạnh có nhiều đóng góp lớn cho nền<br />
kinh tế, tài chính nước nhà từ góc độ đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải<br />
pháp.<br />
6. Kết cấu luận án<br />
Luận án được kết cấu thành 3 chương theo truyền thống:<br />
Chương 1: Cơ chế quản lý tài chính với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
của tập đoàn kinh tế<br />
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam<br />
Chương 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước nhằm nâng cao<br />
năng lực cạnh đối với các tập đoàn kinh tế Việt Nam<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỚI VẤN ĐỀ NÂNG CAO<br />
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ<br />
<br />
1.1 Tổng quan về năng lực cạnh tranh<br />
1.1.1 Khái quát về TĐKT.<br />
1.1.1.1 Khái niệm về TĐKT<br />
Có nhiều cách tiếp cận về Tập đoàn kinh tế (TĐKT) dưới góc độ khái niệm,<br />
tổng hợp tất cả các cách tiếp cận, luận án quan niệm: “Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp<br />
gồm nhiều công ty có tư cách pháp nhân độc lập hoạt động trong một ngành hay<br />
nhiều ngành khác nhau, trong phạm vi một nước hay nhiều nước, tự nguyện liên kết<br />
với nhau theo những nguyên tắc và phương thức nhất định nhằm tăng khả năng cạnh<br />
tranh trên thị trường và tối đa hóa lợi nhuận”.<br />
1.1.1.2 Các đặc điểm của TĐKT<br />
Về tổ chức: gồm nhiều công ty có tư cách độc lập, tự nguyện liên kết với nhau<br />
nhằm mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận.<br />
Có mối liên kết rất đa dạng: liên kết về vốn, công nghệ, liên kết trong sản xuất<br />
kinh doanh, liên kết trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ…<br />
Phạm vi hoạt động rất đa dạng: hoạt động kinh doanh ngành nghề chính,<br />
ngành nghề hỗ trợ cho ngành nghề chính, đầu tư vào các ngành ít liên quan với ngành<br />
chính.<br />
Thường có quy mô lớn về vốn, lao động, tài sản, doanh thu…<br />
Thường có trung tâm nghiên cứu triển khai (R&D)<br />
Được tổ chức quản lý theo thứ bậc rõ ràng.<br />
Phương thức hình thành rất đa dạng.<br />
1.1.1.3 Cấu trúc của TĐKT<br />
Tùy theo điều kiện, đặc điểm hình thành các TĐKT ở mỗi nước mà cấu trúc của<br />
các TĐKT có những cấu trúc khác nhau, song phổ biến cấu trúc của một TĐKT<br />
thường bao gồm:<br />
Công ty mẹ không có tư cách pháp nhân.<br />
Các công ty con, công ty liên kết có tư cách pháp nhân độc lập tự nguyện liên<br />
kết với nhau.<br />
1.1.2 Năng lực cạnh tranh của TĐKT<br />
1.1.2.1 Khái niệm<br />
Cho đến nay chưa có một quan niệm mang tính chất chuẩn tắc được thừa nhận<br />
về năng lực cạnh tranh của các TĐKT. Dưới góc độ khái niệm về năng lực cạnh tranh<br />
của các TĐKT có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chắt lọc những hạt nhân hợp lý,<br />
luận án cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của TĐKT là sự thể hiện thực lực và lợi thế<br />
của TĐKT so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách<br />
hàng nhằm mục đích thu được lợi nhuận tối đa bằng việc khai thác và sử dụng tốt<br />
4<br />
<br />
nhất lợi thế bên trong và bên ngoài của TĐKT nhằm tạo ra được nhiều sản phẩm mới<br />
hấp dẫn, có chất lượng, giá cả cạnh tranh, thu hút khách hàng, cải thiện được vị thế<br />
của TĐ so với đối thủ cạnh tranh”.<br />
1.1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của TĐKT.<br />
Tập đoàn kinh tế được quan niệm như là một doanh nghiệp có quy mô lớn, do<br />
đó năng lực cạnh tranh của TĐKT có những nét tương đồng với năng lực cạnh tranh<br />
của các doanh nghiệp có quy mô lớn, vì vậy có thể coi các tiêu chí đánh giá năng lực<br />
cạnh tranh của các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng chính là các tiêu chí đánh giá<br />
năng lực cạnh tranh của các TĐKT. Cụ thể, có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của<br />
các TĐKT bằng 8 tiêu chí sau đây:<br />
Quy mô và phương thức sử dụng vốn và tài sản của các TĐKT<br />
Quy mô vốn, tài sản của TĐKT càng lớn là tiền đề quan trọng để các TĐKT có<br />
thể dễ dàng triển khai chiến lược cạnh tranh, tuy nhiên quy mô vốn và tài sản không<br />
phải là yếu tố quyết định đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh, yếu tố quyết định<br />
là cách thức sử dụng vốn, tài sản trong TĐKT. Việc đầu tư vốn, sử dụng tài sản phù<br />
hợp với yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao mới là yếu tố<br />
quyết định đến việc năng cao năng lực cạnh tranh.<br />
Năng lực nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu<br />
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng, TĐKT có năng lực nghiên cứu thị<br />
trường, lựa chọn được thị trường mục tiêu mới có thể hoạch định được chiến lược<br />
cạnh tranh, chiến lược phân phối sản phẩm, chiến lược đầu tư nghiên cứu và triển<br />
khai (R&D). Chính vì lẽ đó mà người ta coi năng lực nghiên cứu và lựa chọn thị<br />
trường mục tiêu là một trong những tiêu chí để xem xem xét, đánh giá năng lực cạnh<br />
tranh của TĐKT.<br />
Có chiến lược cạnh tranh thích hợp với thực tế, phù hợp với tiềm năng lợi thế<br />
của TĐKT<br />
Chiến lược cạnh tranh là sản phẩm của quá trình nghiên cứu từ nhu cầu khách<br />
hàng, từ những điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh để đưa ra kế hoạch sản<br />
xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm mới đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng, giành<br />
ưu thế về thị phần. Từ đó nâng cao được lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh<br />
doanh.<br />
Có chiến lược phân phối sản phẩm thích hợp<br />
Nếu có chiến lược phân phối hợp lý với hình thức và kênh phân phối đa dạng,<br />
biết chăm sóc khách hàng không những nâng cao được khả năng thu hút khách hàng,<br />
mà còn là điều kiện để tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao được lợi nhuận - yếu tố<br />
quyết định đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKT.<br />
Năng lực quản trị điều hành của TĐKT<br />
Năng lực quản trị, điều hành TĐKT tốt là cơ sở cho việc nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh của TĐKT. Năng lực quản trị, điều hành của TĐKT được thể hiện rõ nét trong<br />
việc hoạch định các chiến lược và tổ chức triển khai chiến lược trong thực tế một<br />
cách nhanh nhạy, chủ động. Năng lực quản trị, điều hành TĐKT phụ thuộc vào đội<br />
5<br />
<br />
ngũ lãnh đạo của TĐKT từ chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, giám đốc trong hệ thống<br />
tổ chức của TĐKT.<br />
Quy mô và xu hướng đầu tư, nghiên cứu và triển khai (R&D)<br />
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, giành dật thị trường, thu hút khách hàng, thì<br />
đây là tiêu chí có tính chất quyết định đến sự tồn vong của TĐKT. Nhận thức được<br />
điều đó hầu hết các TĐKT trên thế giới đều có trung tâm nghiên cứu chuyển giao<br />
công nghệ.<br />
Trình độ công nghệ<br />
Trình độ công nghệ được coi là tiêu chí quyết định đến việc nâng cao năng lực<br />
cạnh tranh của TĐKT bởi lẽ TĐKT có công nghệ hiện đại, làm chủ được công nghệ<br />
mới tạo ra được sản phẩm tốt, mẫu mã phong phú, chất lượng cao, giá cả hợp lý. Từ<br />
đó hấp dẫn khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh thu, lợi nhuận.<br />
Nguồn nhân lực<br />
Suy cho cùng nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố có tính quyết định<br />
nhất đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKT. Ngày nay, hầu hết các<br />
TĐKT trên thế giới đều có chính sách chiến lược về nguồn nhân lực trong TĐKT.<br />
Tóm lại, 8 tiêu chí trên đây gắn bó mật thiết với nhau. Để phân tích đánh giá<br />
năng lực cạnh tranh của các TĐKT phải xem xét một cách toàn diện các tiêu chí.<br />
1.1.2.3 Các nhân tố chi phối đến năng lực cạnh tranh của các TĐKT<br />
Năng lực cạnh tranh của các TĐKT chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố bên trong<br />
và bên ngoài. Cụ thể:<br />
Các nhân tố bên ngoài:<br />
- Toàn cầu hóa, mở của, hội nhập<br />
- Hiện trạng tình kinh tế, xã hội<br />
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước<br />
Các nhân tố bên trong:<br />
- Quy mô nguồn lực tài chính và phương thức sử dụng<br />
- Năng lực điều hành quản lý trình độ khoa học và công nghệ<br />
- Nguồn nhân lực<br />
-…<br />
Trong tất cả các nhân tố kể trên nhân tố về cơ chế quản lý tài chính đối với các<br />
TĐKT đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến sự vận hành của nguồn lực<br />
tài chính trong các TĐKT phục vụ cho chiến lược cạnh tranh của TĐKT.<br />
1.2. Cơ chế quản lý tài chính và tác động của nó đến việc nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh của TĐKT<br />
Nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT không thể không nghiên<br />
cứu hoạt động tài chính trong các TĐKT. Chính sự vận động của các nguồn lực tài<br />
chính trong các TĐKT quyết định đến việc hình thành và thực thi cơ chế quản lý tài<br />
chính.<br />
6<br />
<br />
1.2.1 Hoạt động tài chính trong TĐKT<br />
Tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý trong<br />
các TĐKT có những màu sắc khác nhau. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách khái quát<br />
thì hoạt động tài chính trong các TĐKT bao gồm:<br />
- Hoạt động huy động nguồn lực tài chính<br />
- Hoạt động phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính và tài sản<br />
- Hoạt đông phân phối lợi nhuận<br />
- Hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính…<br />
Trên cơ sở đó mà hình thành và triển khai cơ chế quản lý tài chính trong<br />
TĐKT.<br />
1.2.2 Cơ chế quản lý tài chính đối với TĐKT<br />
1.2.2.1 Khái niệm cơ chế quản lý tài chính:<br />
Nói chung trong các TĐKT tùy theo đặc điểm mỗi nước mà tính chất sở hữu có<br />
khác nhau, có TĐKTNN, có TĐKT phi nhà nước. Chính vì vậy trong phần lý thuyết,<br />
luận án khi nghiên cứu khái niệm về cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT một<br />
các chung nhất không đi sâu cơ chế quản lý tài chính trong nội bộ của các TĐKT hay<br />
cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với TĐKT.<br />
Trong thực tế, tùy theo mục đích nghiên cứu, trên giác độ lý thuyết mà các học<br />
giả trong và ngoài nước đưa ra cách tiếp cận khác nhau về cơ chế quản lý trong các<br />
TĐKT như đã trình bày trong chương 1 của luận án. Một cách chung nhất theo tác<br />
giả luận án có thể hiểu cơ chế quản lý tài chính là những quy định về cách thức tổ<br />
chức và hoạt động tài chính của các TĐKT. Việc quy định đó có thể do Nhà nước<br />
cũng có thể do các TĐKT, song việc triển khai thực hiện là do TĐKT.<br />
Với cách tiếp cận này cho thấy cơ chế quản lý tài chính là sản phẩm chủ quan<br />
của con người. Tác dụng tích cực hay tiêu cực của cơ chế quản lý tài chính đối với<br />
TĐKT tùy thuộc vào năng lực nhận thức khách quan của quá trình vận động phạm trù<br />
tài chính diễn ra trong TĐKT.<br />
1.2.2.2 Nội dung cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT<br />
Gắn với nội dung hoạt động của tài chính trong các TĐKT, cơ chế quản lý đối<br />
với các TĐKT bao gồm:<br />
Các quy định về huy động vốn.<br />
Việc huy động vốn trong các TĐKT được thực hiện bằng nhiều biện pháp, nhiều<br />
hình thức, nhiều kênh, tùy theo cơ chế quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước và lợi<br />
ích của TĐKT mà lựa chọn biện pháp, hình thức các kênh huy động thích hợp. Yêu<br />
cầu đặt ra đối với huy động vốn trong TĐKT là bảo đảm gia tăng được nguồn lực tài<br />
chính phục vụ cho hoạt động của TĐKT, đồng thời bảo đảm ổn định các mục tiêu<br />
kinh tế vĩ mô của Nhà nước.<br />
Các quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản trong các TĐKT<br />
Việc quy định về quản lý và sử dụng vốn, tài sản trong các TĐKT phải bảo đảm<br />
yêu cầu: bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng<br />
7<br />
<br />
động vốn, hướng việc sử dụng vốn và tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm<br />
lợi cho TĐKT và lợi cho cả nền kinh tế.<br />
Quy định về việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận.<br />
Những quy định này phải quán triệt nguyên tắc:<br />
- Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các TĐKT.<br />
- Bảo đảm tiết kiệm, tăng doanh thu, giảm chi phí.<br />
- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, phát huy được các nhân tố tích cực, giải quyết<br />
hài hòa các mặt lợi ích: nhà nước, TĐ, người lao động.<br />
- Lấy lợi ích lâu dài, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
làm trọng tâm.<br />
Quy định về công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính trong các<br />
TĐKT<br />
Kiểm tra, giám sát không chỉ là chức năng quản lý kinh tế, tài chính của Nhà<br />
nước mà con là trách nhiệm của từng TĐKT. Các quy định về thanh tra, giám sát phải<br />
bảo đảm yêu cầu nâng cao tính hiệu quả của việc tự kiểm tra, giám sát tài chính của<br />
nội bộ TĐKT, đồng thời hết sức coi trọng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát tài<br />
chính từ bên ngoài.<br />
Ngoài ra, trong vai trò quản lý tại công ty mẹ của TĐKT còn có các quy định về<br />
quản lý tài chính trong quá trình đầu tư nghiên cứu triển khai (R&D), quá trình sáp<br />
nhập, chia tách, giải thể các doanh nghiệp thành viên…<br />
1.2.2.3 Các nhân tố chi phối đến việc hình thành và triển khai thực hiện cơ chế quản<br />
lý tài chính đối với TĐKT<br />
Để có thể thiết lập và vận hành cơ chế quản lý tài chính đối với các TĐKT, cần<br />
phải đi sâu phân tích, chỉ rõ những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến cơ<br />
chế quản lý tài chính. Cụ thể:<br />
Các nhân tố bên trong<br />
- Thực trạng hoạt động và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động tài chính của<br />
TĐKT.<br />
- Các yêu cầu đối với hoạt động của TĐKT trong dài hạn.<br />
Các nhân tố bên ngoài<br />
- Chủ trương, chính sách của nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, nhất là<br />
chính sách về kinh tế, tài chính vĩ mô<br />
- Thực trạng của nền kinh tế với diễn biến của chu kỳ kinh tế.<br />
- Toàn cầu hóa, hội nhập.<br />
Tất cả các nhân tố trên được bản luận án phân tích khá cụ thể.<br />
1.3 Tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với việc nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh của các TĐKT<br />
Có thể nhìn nhận tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với việc nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh của TĐKT trên hai góc độ.<br />
Góc độ tạo nguồn lực tài chính, triển khai thực hiện chiến lược cạnh tranh<br />
8<br />
<br />
Tác động này được thể hiện rõ nét trong những quy định về vấn đề huy động<br />
nguồn lực trong các TĐKT.<br />
Quản lý, điều chỉnh chiến lược cạnh tranh<br />
Tác động này được thể hiện thông qua những quy định về quản lý, sử dụng vốn,<br />
tài sản, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận cũng như những quy<br />
định về kiểm tra giám sát tài chính. Tất cả được phân tích lý giải chặt chẽ ở chương 1<br />
của luận án.<br />
1.4 Các tiêu chí đánh giá tính hữu dụng của cơ chế quản lý tài chính đối với<br />
TĐKT<br />
Để có thể đánh giá đúng tính hữu dụng của cơ chế quản lý tài chính đối với<br />
TĐKT, luận án đã đi sâu phân tích đề cập 4 tiêu chí sau:<br />
Một là, bảo toàn và phát triển được nguồn lực tài chính và giá trị tài sản trong<br />
nội bộ của TĐKT.<br />
Hai là, bảo đảm phát huy được tính tự chủ, tự chịu trác nhiệm về tài chính của<br />
TĐKT.<br />
Ba là, có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính và tài sản đối<br />
với TĐKT.<br />
Bốn là, phù hợp với yêu cầu thực hiện các chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô<br />
của Nhà nước.<br />
1.5 Kinh nghiệm thiết lập và triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính của<br />
nhà nước đối với các TĐKT ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với<br />
Việt Nam<br />
Mỗi một quốc gia do đặc thù về mô hình tổ chức và hoạt động của các TĐKT<br />
nên cơ chế quản lý tài chính của nhà nước ở các quốc gia mang những dấu ấn riêng,<br />
song nét phổ biến nhất của cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với TĐKT ở<br />
các quốc gia nghiên cứu trong luận án (Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp…) đều tạo đều<br />
kiện thuận lợi nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TĐKT, đồng<br />
thời hết sức coi trọng vấn đề kiểm tra, giám sát tài chính từ phía các cơ quan quản lý<br />
nhà nước, làm rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu vốn.<br />
Đó cũng có thể là bài học đối với Việt Nam.<br />
9<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN TÀI CHÍNH<br />
CỦA NHÀ NƯỚC VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH<br />
CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM<br />
<br />
2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các TĐKTNN<br />
2.1.1 Khái quát về TĐKTNN ở Việt Nam<br />
Có thể nhìn nhận TĐKTNN ở Việt Nam trên các khía cạnh sau đây:<br />
2.1.1.1 Cơ sở pháp lý hình thành các TĐKTNN ở Việt Nam<br />
Các TĐKTNN ở Việt Nam ra đời từ chủ trương sắp xếp đổi mới các doanh<br />
nghiệp nhà nước của Đảng và Nhà nước.<br />
Hội nghị BCH trung ương lần thứ 3 khóa IX chủ trương chuyển một số Tổng<br />
công ty 91 của Nhà nước có đủ các điều kiện, thí điểm thành lập các TĐKTNN.<br />
Thực hiện chủ trương đó, Luật doanh nghiệp do Quốc hội ban hành năm 2005<br />
có một số điều khoản quy định về việc hình thành các TĐKTNN. Tiếp đến năm 2007<br />
Chính phủ ban hành Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 về đổi<br />
mới sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong đó có một điều khoản quy<br />
định hình thành các TĐKTNN.<br />
Như vậy, mặc dù chưa có Luật riêng về các TĐKT, song việc hình thành các<br />
TĐKT đã được khởi xướng từ chủ trương của Đảng và đã được thể chế bằng các các<br />
văn bản pháp lý nhất định của Quốc hội và Chính phủ.<br />
2.1.1.2 Về mô hình tổ chức của các TĐKTNN<br />
Trừ TĐ (Tập đoàn) tài chính bảo hiểm, hầu hết các TĐKTNN được tổ chức theo<br />
mô hình công ty mẹ và công ty con. Công ty mẹ là công ty nhà nước chủ yếu được<br />
hình thành từ các Tổng công ty 91. Các công ty con được tổ chức dưới các hình thức<br />
pháp lý rất đa dạng từ các pháp nhân hoàn chỉnh, đến các công ty cổ phần, các công<br />
ty hạch toán độc lập nằm trong TĐKT. Nói chung, mô hình tổ chức các TĐKTNN ở<br />
Việt Nam rất phức tạp.<br />
2.1.1.3 Về hoạt động đầu tư<br />
Nói chung từ chủ trương của Đảng, đến các văn bản pháp lý của Quốc hội, của<br />
Chính phủ đều quy định các TĐKTNN được kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Trong<br />
đó có ngành kinh doanh chính. Do đó, kể từ khi thành lập cho đến nay hoạt đông đầu<br />
tư của các TĐKTNN rất đa dạng, đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực kinh doanh<br />
chính, đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực phụ trợ, đầu tư các ngành, các lĩnh vực<br />
nhạy cảm không thuộc sở trường như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,<br />
kinh doanh bất động sản. Những năm gần đây đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực<br />
nhạy cảm không thuộc sở trường đang trở thành trào lưu đối với các TĐKTNN gây lo<br />
ngại đối với các cơ quan nhà nước, bởi lẽ trong nguồn lực tài chính có hạn, lại đầu tư<br />
vào các ngành mạo hiểm dễ thất thoát vốn, hiệu quả không cao.<br />
10<br />
<br />
2.1.1.4 Về những đóng góp của các TĐKTNN đối với quá trình phát triển kinh tế, xã<br />
hội<br />
Mặc dầu còn có những hạn chế nhất định, nhất là hiệu quả sử dụng vốn và tài<br />
sản của Nhà nước, song nhìn chung theo đánh giá của Nhà nước hoạt động của các<br />
TĐKTNN đã có nhiều đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội<br />
của đất nước. Cụ thể:<br />
Các TĐKTNN là công cụ quan trọng trong việc thực hiện các chính sách vĩ<br />
mô của Nhà nước, góp phần kìm chế lạm phát, thúc đẩy tẳng trưởng kinh tế.<br />
Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao<br />
động.<br />
Góp phần bảo đảm nguồn thu cho NSNN.<br />
Tất cả những đóng góp đó được bản luận án minh chứng bằng số liệu rõ ràng, cụ<br />
thể.<br />
2.1.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các TĐKTNN của Việt Nam<br />
Mặc dù kể từ khi thành lập cho đến nay, các TĐKTNN có nhiều đóng góp quan<br />
trọng, song xét về khía cạnh năng lực cạnh tranh, qua nghiên cứu cho thấy năng lực<br />
canh tranh của các TĐKTNN của Việt nam là hết sức hạn chế, nếu không nói là thấp<br />
so với các TĐKT trong khu vực. Điều này được minh chứng qua một số chỉ tiêu sau<br />
đây:<br />
Quy mô vốn còn nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp.<br />
Hầu hết các TĐKTNN của Việt nam có quy mô vốn trên dưới 10.000 tỷ đồng.<br />
Trong 12 TĐKTNN mới có 7 TĐKT có quy mô vốn trên 10.000 tỷ đồng. So với các<br />
doanh nghiệp trong nước thì quy mô vốn 10.000 tỷ đồng là rất lớn song so với các<br />
TĐKT trong khu vực thì quy mô vốn 10.000 tỷ đồng là rất thấp. Nguồn vốn eo hẹp là<br />
yếu tố khó khăn không nhỏ đối với các TĐKT để tiến hành thực hiện chiến lược kinh<br />
doanh, chiến lược cạnh tranh. Quy mô vốn nhỏ, nhưng hiệu quả sử dụng vốn của các<br />
TĐKTNN lại thấp. Qua điều tra của Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho thấy hệ<br />
số ICOR của các doanh nghiệp nhà nước, các TĐKT là 10 trong khi đó các doanh<br />
nghiệp phi nhà nước là 4, các doanh nghiệp FDI là 6.<br />
Công tác nghiên cứu thị trường chưa được các TĐKTNN quan tâm một cách<br />
đúng mức, bài bản. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động của các<br />
TĐKTNN.<br />
Mặc dù doanh thu của các TĐKTNN năm sau cao hơn năm trước, song tốc độ<br />
tăng không đáng kể. Doanh thu của 12 TĐKTNN được thể hiện qua bảng số liệu sau<br />
đây:<br />
Đơn vị tính: tỷ đồng<br />
2007 2008 2009 2010<br />
Doanh thu 337.621 439.955 516.417 723.184<br />
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các Tập đoàn<br />
11<br />
<br />
Khả năng xây dựng chiến lược sản phẩm còn hạn chế.<br />
Mạng lưới phân phối sản phẩm chưa rộng, không chỉ là ở thị trường bên ngoài<br />
mà ngay cả ở thị trường nội địa.<br />
Chi phí đầu tư, nghiên cứu, triển khai (R&D) còn hạn chế.<br />
Theo một tài liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế trung ương thì tỷ lệ<br />
đầu tư giữa nhà nước so với các doanh nghiệp cho R&D ở các nước là 1/4 thì Việt<br />
Nam ngược lại là 5/1 nghĩa là ở Việt Nam nhà nước đầu tư cho R&D là 5 thì doanh<br />
nghiệp là 1. Thực tế trong những năm gần đây Nhà nước đầu tư cho khoa học công<br />
nghệ là 0,5% GDP thì doanh nghiệp trong đó có cả các TĐKT là 0,1% GDP.<br />
Trình độ công nghệ thấp, trình độ công nghệ của các TĐKT Việt Nam hiện nay<br />
bằng trình độ công nghệ của các TĐKT Thái Lan, Malayxia cách đây 30 năm.<br />
Nguồn nhân lực chất lượng thấp.<br />
Theo đánh giá, trong các TĐKT của Việt Nam chỉ có 40% số lao động đã qua<br />
đào tạo, đa phần là lao động phổ thông, hầu hết cán bộ lãnh đạo của TĐKT là cán bộ<br />
chính trị chuyển sang, trình độ chuyên môn quản lý kinh tế, tài chính còn nhiều hạn<br />
chế.<br />
Với thực trạng đó cho thấy năng lực canh tranh của TĐKTNN ở Việt Nam còn<br />
nhiều hạn chế.<br />
Những hạn chế về năng lực cạnh tranh của các TĐKT bắt nguồn từ nhiều<br />
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong số các nguyên nhân đó có nguyên nhân<br />
từ cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với TĐKTNN.<br />
2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các TĐKTNN giai<br />
đoạn 2006- 2010<br />
2.2.1 Quá trình hình thành cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với<br />
TĐKTNN<br />
Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Chính phủ và Bộ tài chính có nhiều văn bản<br />
quy định về quản lý tài chính đối với các TĐKTNN. Trong số các văn bản đó có hai<br />
văn bản quan trọng của Chính phủ quy định cụ thể về quản lý tài chính trong các<br />
TĐKTNN. Hai văn bản đó là: Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính<br />
phủ và Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/2/2009 của Chính phủ. Các nghị định và<br />
thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính tập trung quy định về: huy động vốn; quản lý và<br />
sử dụng vốn, tài sản; quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận; kiểm tra, giám sát tài<br />
chính trong các TĐKT.<br />
2.2.2 Nhìn nhận đánh giá các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính trong<br />
các TĐKTNN<br />
2.2.2.1 Đối với cơ chế huy động vốn trong các TĐKT<br />
Sau khi trình bày sơ lược các quy định của Nhà nước về quản lý, vấn đề huy<br />
động vốn trong các TĐKTNN, nêu những giá trị tích cực của các quy định, gắn với<br />
việc nghiên cứu thực tế triển khai các quy định của Nhà nước ở các TĐKTNN, luận<br />
án đi sâu phân tích, chỉ ra những tồn tại, bất cập của những quy định về vấn đề huy<br />
động vốn đối với các TĐKTNN. Những tồn tại, hạn chế đó là:<br />
12<br />
<br />
Chưa phát huy được tính chủ động của các công ty thành viên trong TĐ về vấn<br />
đề huy động vốn. Mặc dù các công ty thành viên là nhưng đơn vị có tư cách pháp<br />
nhân độc lập, có quyền chủ động trong việc huy động vốn, song mọi chủ trương, kế<br />
hoạch huy động vốn phải thông qua công ty mẹ. Vấn đề phân cấp, phân quyền nhất là<br />
quyền đầu tư, mua sắm, nhượng bán, cho thuê, thế chấp tài sản trong các TĐKT chưa<br />
được quy định rõ ràng.<br />
Cơ chế điều hòa vốn giữa công ty mẹ với các công ty thành viên, giữa các công<br />
ty thành viên với nhau chưa được quy định chi tiết, gây khó khăn trong việc điều<br />
động nguồn lực tài chính trong nội bộ của TĐKTNN.<br />
Việc huy động vốn trong nội bộ TĐKTN còn nhiều thủ tủ tục rườm rà, gây cản<br />
trở cho việc huy động vốn của TĐ.<br />
Việc quy định không cho phép các TĐKTNN được huy động vốn của các tổ<br />
chức tài chính trung gian như quỹ đầu tư mạo hiểm trong khi kinh nghiệm của các<br />
nước rất khuyến khích các TĐKT việc huy động qua kênh này (Trung quốc), làm mất<br />
cơ hội tận dụng nguồn vốn của các TĐKTNN.<br />
Việc quy định giới hạn vốn vay theo tỷ lệ nợ phải trả trên vốn điều lệ không<br />
quá 3 lần là chưa hợp lý bởi lẽ vốn điều lệ thường thay đổi hàng năm.<br />
2.2.2.2 Về cơ chế quản lý, sử dụng vốn đối với các TĐKTNN.<br />
Hạn chế nổi bật của cơ chế này theo phân tích của luận án chính là trong cơ chế<br />
quy định quá nhiều chủ sở hữu vốn nhà nước trong TĐKT từ Thủ tướng, các Bộ<br />
trưởng cho đến Chủ tịch UBND các tỉnh, song không ai chịu trách nhiệm chính.<br />
Mặt khác, trong điều kiện năng lực quản lý, điều hành của TĐKT từ Chủ tịch<br />
HĐQT, đến Tổng giám đốc, giám đốc các công ty thành viên còn nhiều hạn<br />
chế, song quy chế quy định quyền hạn cho lãnh đạo các TĐ quá rộng.<br />
Sự thất thoát vốn, đầu tư dàn trải, hiệu quả kinh doanh thấp của các TĐKT thời<br />
gian qua có một phần không nhỏ từ những hạn chế kể trên. Cụ thể cho đến năm 2010<br />
Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) làm thất thoát 86.000 tỷ đồng,<br />
TĐ Sông Đà phải xử lý sai phạm hơn 10.000 tỷ đồng, TĐ điện lực phải xử lý sai<br />
phạm hơn 15.000 tỷ đồng.<br />
Ngoài ra theo đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước, hiện nay trong cơ chế<br />
cũng chưa quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm của Tổng công ty đầu tư và<br />
kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).<br />
Trong cơ chế những quy định còn năng về khía cạnh bảo toàn vốn, chưa xác<br />
định rõ tiêu chí hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của nhà nước trong các TĐKTNN.<br />
Tuy có quy định về thanh tra giám sát tài chính, song trong thực tế việc thanh<br />
tra, giám sát còn coi nhẹ, nhiều vụ việc tài chính xẩy ra còn tồn đọng chưa được giải<br />
quyết kịp thời.<br />
2.2.2.3 Về cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận<br />
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, các nhà quản lý, nhìn chung những quy định<br />
của nhà nước về quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong các TĐKTNN khá chặt<br />
chẽ, rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định, nhất là việc<br />
13<br />
<br />
phân chia lợi nhuận giữa nhà nước với TĐKT dựa trên tỷ lệ giữa nguồn vốn đầu tư<br />
của nhà nước và nguồn vốn huy động của TĐKT. Mặt khác, quy định về cách thức<br />
phân phối lợi nhuận sau thuế chưa thực khuyến khích người lao động, người quản lý<br />
trong các TĐKT.<br />
2.2.2.4 Về cơ chế giám sát tài chính<br />
Hạn chế nổi bật của cơ chế này là chưa phát huy vai trò tự kiểm tra, giám sát tài<br />
chính của các TĐKTNN.<br />
2.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với TĐKTNN<br />
2.3.1 Những kết quả đạt được<br />
Thực ra chưa có một tài liệu chính thức từ phía cơ quan nghiên cứu, quản lý nhà<br />
nước xem xét, đánh giá về cơ chế quản lý tài chính nhà nước đối với các TĐKT theo<br />
tinh thần của Nghị định 09/2009/NĐ-CP của chính phủ, song qua nghiên cứu luận án<br />
cho rằng cơ chế quản lý tài chính theo tinh thần của Nghị định 09/2009/NĐ-CP có<br />
nhiều giá trị tích cực:<br />
Những quy định trong cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với TĐKT<br />
bước đầu đã phân biệt rõ quyền quản lý và quyền sử dụng vốn, tài sản trong các<br />
TĐKTNN. Đây là một kết quả quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý vốn, tài<br />
sản trong các TĐKTNN.<br />
Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với TĐKT đã chú trọng đến vấn đề<br />
phân cấp quản lý tài chính, tạo thế chủ động cho các TĐKT trong việc sử dụng vốn,<br />
tài sản nhà nước, hạn chế sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước<br />
đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
Cơ chế đã có những quy định khá chặt chẽ về hoạt động đầu tư ra bên ngoài<br />
đối với các TĐKT, vừa tạo cơ sở pháp lý cho các TĐKT thực hiện đầu tư, vừa là cơ<br />
sở quan trọng cho việc kiểm tra, giám sát tình hình đầu tư của các TĐKT.<br />
Bước đầu đã quán triệt tư tưởng phân cấp theo tinh thần phát huy tính tự chủ,<br />
tự chịu trách nhiệm của các TĐKTNN.<br />
2.3.2 Những hạn chế<br />
Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước theo tinh thần của Nghị định<br />
09/2009/NĐ-CP của Chính phủ được hình thành trên cơ sở luật doanh nghiệp nhà<br />
nước, song tính đến năm 2010 luật này đã hết hiệu lực. Như vây, xét về mặt pháp lý<br />
cơ chế quản lý của Nhà nước đối với TĐKT chưa có cơ sở pháp lý vững chắc, do đó<br />
ít nhiều trong quá trình thực thi còn nhiều vướng mắc.<br />
Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước quy định quá nhiều chủ sở hữu từ Thủ<br />
tướng Chính phủ, các Bộ trưởng đến chủ tịch UBND tỉnh, nhưng không quy định rõ<br />
cơ qua chịu trách nhiệm chính.<br />
Các quy định trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước quá nhấn mạnh đến<br />
vấn đề bảo toàn vốn, tài sản, chưa có những quy định về vấn đề sử dụng vốn, tài sản<br />
có hiệu quả; chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế, tài<br />
chính của các TĐKT.<br />
14<br />
<br />
Vấn đề giám sát hoạt động tài chính nhất là vấn đề giám sát trực tiếp, giám sát<br />
của nội bộ TĐ chưa được thể hiện rõ trong cơ chế. Đặc biệt cơ chế chưa có những<br />
quy định đề cao vai trò giám sát của Quốc hội trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài<br />
sản nhà nước tại các TĐKT.<br />
Những tồn tại trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:<br />
Về khách quan: cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước theo tinh thần của Nghị<br />
định 09/2009/NĐ-CP ra đời trong điều kiện nền kinh tế trong và ngoài nước gặp<br />
nhiều khó khăn, ít nhiều đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định và thực thi<br />
cơ chế.<br />
Về chủ quan: mô hình tổ chức của TĐKT chưa thực sự ổn định, việc quy định<br />
chức năng, nhiệm vụ của TĐKT chưa thực cụ thể, trong quản lý các TĐKT còn nặng<br />
về tư tưởng bao cấp, sự can thiệp hành chính của các cơ quan nhà nước đối với các<br />
TĐKT chưa được cải thiện nhiều, nhất là vấn đề tổ chức, cán bộ.<br />
Ngoài những nội dung kể trên, tại chương 2 của luận án cũng đi sâu nghiên cứu<br />
thêm về thực trạng thực thi cơ chế quản lý tài chính của hai TĐKTNN điển hình là<br />
TĐ dầu khí Việt Nam (PVN) và TĐ công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) được<br />
coi như hai thí dụ minh họa.<br />
15<br />
<br />
CHƯƠNG 3<br />
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH<br />
CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH<br />
ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM<br />
<br />
3.1 Chủ trương, định hướng phát triển TĐKTNN trong giai đoạn tới<br />
3.1.1 Cấu trúc lại TĐKTNN<br />
Thực hiện cấu trúc lại TĐKT theo hướng:<br />
Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các TĐKTNN có quy mô vừa phải, phù hợp với<br />
nguồn lực, năng lực quản lý.<br />
Áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, nhanh chóng nghiên<br />
cứu, triển khai phương pháp quản trị doanh nghiệp hiện đại của thế giới trong các<br />
TĐKT.<br />
Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý và cơ chế hoạt động trong các TĐKT.<br />
Xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm khai thác lợi thế của từng TĐKTNN, nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh của các TĐKTNN trên thị trường quốc tế.<br />
3.1.2 Đổi mới cơ chế chính sách của nhà nước đối với các TĐKT theo hướng tạo<br />
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các TĐKTNN.<br />
Quy định tiêu chí về TĐKTNN, về khinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở<br />
hữu.<br />
Quy định những ngành, những lĩnh vực nhà nước cần chi phối, mức độ và<br />
phương thức chi phối.<br />
Phân biệt rõ quyền và trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước với sự quản lý hành<br />
chính nhà nước, tiến tới giảm bớt sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý<br />
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKT.<br />
Quy định chủ sở hữu vốn, tài sản của nhà nước đích thực.<br />
3.2 Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các<br />
TĐKTN<br />
3.2.1 Mục tiêu và yêu cầu hoàn thiện<br />
3.2.1.1 Mục tiêu<br />
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các TĐKT nhằm thực<br />
hiện các mục tiêu chủ yếu sau đây:<br />
Khắc phục những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính của nhà nước hiện hành<br />
đối với các TĐKTNN, trong đó làm rõ hơn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản<br />
lý và sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước trong các TĐKTNN.<br />
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các TĐKTNN<br />
theo hướng:<br />
- Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của các TĐ,<br />
có cơ chế và thực thi cơ chế giám sát tài chính một cách chặt chẽ, hiệu quả; coi trọng<br />
vai trò giám sát nội bộ, giám sát trực tiếp, nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội về<br />
vốn, tài sản của Nhà nước trong các TĐKTNN.<br />
16<br />
<br />
Tiến tới xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng đối với các TĐKTNN<br />
3.2.1.2 Yêu cầu:<br />
Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước phải lấy yêu cầu sử<br />
dụng vốn, tài sản của nhà nước có hiệu quả, bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
của các TĐKTNN làm nền tảng, đồng thời hết sức coi trọng yêu cầu bảo toàn và phát<br />
triển vốn, tài sản trong các TĐKTNN.<br />
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước phải coi việc giải quyết hài<br />
hòa các mặt lợi ích là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hoàn thiện, đổi mới.<br />
Bảo đảm cơ chế quản lý tài chính của nhà nước vừa có tác dụng khuyến khích,<br />
vừa có tác dụng ràng buộc đội với vấn đề sử dụng vốn, tài sản của nhà nước trong các<br />
TĐKTNN.<br />
3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối<br />
với các TĐKTNN<br />
3.2.2.1 Nhóm giải pháp chung:<br />
Một là, ban hành tiêu chí phân loại các TĐKTNN. Việc ban hành tiêu chí phân<br />
loại là hết sức cần thiết cho việc thiết lập và vận hành cơ chế quản lý tài chính đối với<br />
từng loại TĐKT. Bởi vì, trong thực tế do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh, đặc điểm<br />
về tính chất, mức độ sở hữu của các TĐKTNN nên không thể có cơ chế quản lý tài<br />
chính chung mọi TĐKT. Có nhiều tiêu chí phân loại TĐKTNN, song tiêu chí hữu<br />
dụng nhất đối với việc thiết lập và vận hành cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước<br />
đối với các TĐKTNN.<br />
Hai là, tiến hành cổ phần hóa các TĐKTNN.<br />
Mục đích cổ phần hóa các TĐKT một mặt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động,<br />
giảm bớt gánh nặng cho NSNN, mặt khác cổ phần hóa các TĐKTNN là tạo thuận lợi<br />
trong việc huy đông nguồn vốn cho các TĐ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
Ba là, cấu trúc lại các TĐKT.<br />
Tái cấu trúc các TĐKT chính là việc sắp xếp, tổ chức lại, thực hiện cổ phần hóa<br />
đổi mới chính sách đầu tư … theo hướng hợp lý hơn, thị trường hơn, bảo đảm cho<br />
các TĐKT hoạt động có hiệu quả.<br />
Mục tiêu của tái cấu trúc các TĐKT là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh, đầu tư và hiệu quả xã hội, tăng cường năng lực cạnh tranh, qua đó phát<br />
huy vai trò chủ đạo của khu vực nhà nước, trong đó có TĐKTNN.<br />
Yêu cầu tái cấu trúc, giảm số lượng các TĐKT chưa đủ điều kiện về cơ sở vật<br />
chất, tài chính, năng lực điều hành, quản lý hạn chế và hiệu quả hoạt động thấp.<br />
Phương pháp tiến hành tái cấu trúc lại TĐKTNN có thể là:<br />
- Đánh giá lại mô hình tổ chức các TĐKT đa ngành, đa lĩnh vực, các TĐKT chỉ<br />
nên thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực chính<br />
được giao. Hệ thống các công ty con được thành lập chỉ là những doanh nghiệp đóng<br />
vai trò ngành nghề phụ trợ.<br />
- Xóa bỏ các ngân hàng, các công ty tài chính trong các TĐKTNN, thực hiện<br />
thoái vốn nhà nước do các TĐKT đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, tài chính.<br />
17<br />
<br />
- Trao quyền đại điện chủ sở hữu vốn cho một cơ quan duy nhất. Thiết lập hệ<br />
thống giám sát chặt chẽ. Tách quyền sở hữu với quyền điều hành kinh doanh, trao<br />
quyền quản lý, giám sát mạnh hơn cho các Bộ, ngành.<br />
- Tăng quy mô, năng lực điều hành nguồn vốn cho các TĐKT cần thiết phải duy<br />
trì và phát triển.<br />
- Thiết lập mô hình quản trị TĐKT tuân thủ nguyên tắc quản trị hiện đại. Quản<br />
trị TĐKTNN theo mô hình hiện đại quyết định sự sống còn về năng lực cạnh của<br />
TĐKTNN, giúp các TĐKTNN vững vàng hơn, tự tin hơn trong việc nâng cao chất<br />
lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới cho xã hội.<br />
- Thiết lập hệ thống giám sát tài chính đủ mạnh, hiệu quả trong việc quản lý, sử<br />
dụng vốn để cung cấp thông tin thường xuyên cho cơ quan quản lý.<br />
- Hoàn thiện cơ chế và ban hành quy chế người đại diện và kiểm soát viên trong<br />
các TĐKTNN trên cơ sở quy định rõ ràng, chặt chẽ về quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích<br />
để tăng cường hiệu quả giám sát. Trao những chế tài đủ mạnh cho các cơ quan quản<br />
lý, cơ quan giám sát, cơ quan đại diện chủ sở hữu.<br />
- Xóa bỏ độc quyền đối với một số ngành kinh doanh đặc biệt, có điều kiện hoặc<br />
lĩnh vực đặc thù (điện, than, xăng dầu).<br />
Bốn là, đổi mới, tăng cường giám sát tài chính, trong đó đặc biệt phát huy vai trò<br />
giám sát của Quốc hội, giám sát nội bộ, giám sát trực tiếp. Xây dựng các tiêu chí<br />
cảnh báo tình hình tài chính. Phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng<br />
chủ sở hữu, đẩy mạnh phân cấp theo nguyên tắc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách<br />
nhiệm về mặt tài chính.<br />
Năm là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ quản lý kinh tế,<br />
tài chính trong các TĐKTNN, có cơ chế khuyến khích thích đáng, cải tiến cơ chế cân<br />
nhắc, bổ nhiệm cán bộ theo tin thần dân chủ, kỷ cương, xóa bỏ tình trạng chạy chức,<br />
chạy quyền trong các TĐKTNN.<br />
3.2.2.2 Một số biện pháp cụ thể<br />
Hoàn thiện cơ chế huy động vốn theo hướng mở rộng quyền hạn và trách<br />
nhiệm của các công ty con trong các tập đoàn kinh tế<br />
Tinh thần chung là mở rộng cơ chế huy động vốn cho các công ty thành viên<br />
trong các tập đoàn kinh tế gắn với trách nhiệm và hiệu quả sử dụng vốn huy động là<br />
một hướng đi cần thiết tạo điều cho các công ty con chủ động nắm bắt thời cơ, mở<br />
rộng sản xuất kinh doanh và phù hợp với cơ sở pháp lý của các công ty con là đơn vị<br />
có tư cách pháp nhân độc lập.<br />
Việc mở rộng cơ chế huy động vốn cho các công ty thành viên trong các tập<br />
đoàn kinh tế được đề xuất là dựa trên cơ sở phân tích sau đây:<br />
Thứ nhất, tập đoàn kinh tế bao gồm nhiều tổ chức kinh doanh liên kết với nhau<br />
về mặt tài chính, công nghệ, sản phẩm thị trường…<br />
Các mối liên hệ giữa các thành viên của tập đoàn kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở<br />
kinh tế vững chắc chứ không phải dựa trên cơ sở hành chính. Mặt khác, cũng cần<br />
nhận thức rằng mục tiêu điều hành, quản lý tài chính cuối cùng là đạt được hiệu quả<br />
18<br />
<br />
thu được nhiều doanh lợi cho cả tập đoàn kinh tế. Hiệu quả, doanh lợi của tập đoàn<br />
không thể tách rời hiệu quả, doanh lợi của các công ty thành viên. Các đơn vị thành<br />
viên lớn mạnh sẽ tạo ra sức mạnh của cả tập đoàn. Sự lớn mạnh của các đơn vị thành<br />
viên có phần quan trọng là sự định hướng hỗ trợ của tập đoàn. Hơn nữa, trong quá<br />
trình phát triển kinh tế, xã hội trong nước cũng như trên thế giới xu hướng phân cấp,<br />
phân quyền đang ngày càng phát triển.<br />
Thứ hai, thực tế thời gian qua cho thấy trong một số Tổng công ty, tập đoàn kinh<br />
tế, cơ chế quản lý tài chính chưa tạo được động lực cho các đơn vị thành viên khai<br />
thác tối đa nguồn vốn, mặc dù một số tổng công ty, tập đoàn có cơ chế tương đối<br />
rộng rãi cho phép các đơn vị thành viên được quyền vay vốn, bảo lãnh tín dụng ở<br />
những giới hạn nhất định.<br />
Để mở rộng cơ chế huy động vốn của các đơn vị thành viên trong tập đoàn kinh<br />
tế cần thiết phải tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây:<br />
- Về tổng thể, cần thực hiện cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế và thúc đẩy việc<br />
niêm yết trên thị trường chứng khoán.<br />
- Về bản thân tập đoàn nên tiến hành xây dựng khung hướng dẫn bao gồm: mục<br />
tiêu, hạn mức, quy trình vay…thay cho việc phê duyệt từng trường hợp như hiện nay.<br />
- Về phần Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh những quy định khắt khe đối với<br />
việc huy động vốn của tổng công ty, tập đoàn kinh tế, xác lập cơ chế tín dụng theo<br />
hướng khơi thông nguồn vốn cho các tổng công ty, tập đoàn kinh tế căn cứ vào<br />
những diễn biến của tình hình kinh tế vĩ mô.<br />
- Đi đôi với việc mở rộng cơ chế huy động vốn cho các đơn vị thành viên trong<br />
tập đoàn cần được phối hợp đồng bộ với việc tăng cường cơ chế kiểm soát, quản trị,<br />
với hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả cuối cùng, qua đó việc mở rộng cơ chế huy đông<br />
vốn cho các đơn vị thành viên trong tập đoàn mới trở thành hiện thực, đạt được hiệu<br />
quả như mong muốn.<br />
Hoàn thiện cơ chế điều hòa và sử dụng vốn trong các tập đoàn kinh tế<br />
Để xác lập một cơ chế điều hòa vốn một cách thích hợp theo mô hình tổ chức<br />
tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ - công ty con như hiên nay, theo chúng tôi cần thiết phải<br />
quán triệt các nguyên tắc sau:<br />
- Bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, cùng có lợi giữa những công ty<br />
con thừa vốn và công ty con thiếu vốn, tránh sự đồng nhất cơ chế điều hòa vốn với sự<br />
“bao cấp nội bộ” làm triệt tiêu động lực phát triển.<br />
- Lấy lợi ích sử dụng đồng vốn chung của cả tập đoàn làm trọng.<br />
Để thực hiện các nguyên tắc trên theo chúng tôi tập đoàn nên thực hiện các giải<br />
pháp sau đây:<br />
- Áp dụng hình thức tín dụng nhằm điều hòa vốn trong nội bộ của tập đoàn với<br />
cơ chế lãi suất bảo đảm quyền lợi của đôi bên.<br />
- Tập đoàn tìm kiếm những dự án đầu tư chung nhằm huy động năng lực công<br />
nghệ, đội ngũ lao động của những công ty con thiếu vốn và huy động nguồn vốn ở<br />
19<br />
<br />
các công ty con đang có nguồn vốn nhàn rỗi theo hình thức đóng góp cổ phần, chia<br />
cổ tức.<br />
Ngoài ra, một trong những vấn đề sử dụng vốn của các tập đoàn kinh tế là việc<br />
sử dụng nguồn vốn đầu tư ra ngoài các hoạt động chính của tập đoàn.<br />
Nói chung quy định như trong Nghị định 09/2009 NĐ-CP nghiêng về quan điểm<br />
bảo toàn vốn hơn là quan điểm sử dụng vốn có hiệu quả. Mặt khác, quy định này có<br />
phần hạn chế mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành.<br />
Quan điểm chúng tôi trong vấn đề này nên lấy mục tiêu hiệu quả làm trọng trong<br />
vấn đề đầu tư vốn ra bên ngoài của các tập đoàn kinh tế.<br />
Để giảm thiểu rủi ro tránh những mặt trái trong đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực cần<br />
thiết phải quán triệt các nguyên tắc sau đây:<br />
- Cần bảo đảm nguyên tắc bám sát thị trường, biết mình, biết ta. Khi đầu tư ra<br />
các lĩnh vực khác không thuộc thế mạnh của mình phải có chuẩn bị kỹ càng, phân<br />
tích chiến lược toàn diện, dự báo sát các triển vọng thị trường dài hạn, trung hạn và<br />
ngắn hạn để hình thành triển khai dự án đầu tư mới đúng nơi đúng lúc.<br />
- Cần tránh đầu tư theo kiểu đám đông, phong trào và đặc biệt tránh chạy theo tư<br />
tưởng đầu cơ, chỉ nhìn thấy lợi nhuận trước mắt mà quên chuyên môn và mục tiêu<br />
chính của mình.<br />
- Cần bám sát sở trường và đầu tư đa ngành có trọng tâm. Các tập đoàn nên đa<br />
dạng hóa một cách chuyên sâu nhằm tạo sự tương hỗ, liên kết giữa các sản phẩm, cả<br />
trong quá trình đa dạng hóa và phát triển của mình. Những ngành, những sản phẩm<br />
mới mà tập đoàn lựa chọn phải phù hợp hoặc có tính bổ sung cao, thiết thực với năng<br />
lực và thị trường hiện tại sẵn có của bản thân TĐ, không quá xa với sở trường vốn có<br />
của mình, đồng thời phù hợp với triển vọng trung và dài hạn của thị trường trong và<br />
ngoài nước.<br />
- Chuẩn bị kỹ nguồn vốn huy động mang tính an toàn cao, rẻ để tránh sức ép trả<br />
nợ trong kỳ đầu tư dự án đầu tư mới chưa sinh lợi.<br />
- Phải biết tận dụng các chuyên gia giỏi không chỉ về phương diện quản lý mà cả<br />
về phương diện công nghệ trong lĩnh vực đầu tư mới, tránh tình trạng sử dụng ê kíp<br />
cán bộ cũ tham gia vào lĩnh vực đầu tư mới.<br />
Đi đôi với vấn đề sử dụng vốn đầu tư ra bên ngoài tập đoàn thì vấn đề sử dụng<br />
vốn trong các tập đoàn sao cho đạt được hiệu quả đang là vấn đề quan tâm của các cơ<br />
quan quản lý nhà nước, các chủ thể sở hữu vốn. Trong các TĐKT, do nguồn vốn còn<br />
hạn chế nên đã cản trở năng lực cạnh tranh. Trong điều kiện đó khó có thể tăng một<br />
cách nhanh chóng nguồn vốn về số lượng, thì vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các<br />
nguồn vốn là con đường phù hợp nhất để giải quyết những khó khăn về tài chính của<br />
tập đoàn thông qua một số giải pháp sau:<br />
- Lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn.<br />
- Lựa chọn các nguồn vốn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, có thể huy<br />
động thông qua các khoản thu nhập tiết kiệm của đội ngũ lao động trong doanh<br />
nghiệp để tạo nguồn vốn kịp thời với phí tổn thấp cho doanh nghiệp và tăng cường<br />
20<br />
<br />
gắn bó quyền lợi của người lao động với doanh nghiệp. Đây là một nguồn vốn cần<br />
chú ý trong điều kiện hệ thống các tổ chức tài chính đang yếu kém hiện nay.<br />
- Đối với tài sản cố định đòi hỏi không chỉ tính hao mòn hữu hình mà phải tính<br />
cả hao mòn vô hình. Tiến hành kiểm kê và đánh giá toàn bộ vốn cố định hiện có của<br />
tập đoàn, đối chiếu, so sánh giữa số bảo toàn và thực tế đã bảo toàn tại doanh nghiệp,<br />
từ đó tìm ra nguyên nhân xử lý.<br />
- Đối với vốn lưu động: cần thường xuyên hạch toán đúng giá trị vật tư, hàng<br />
hoá theo giá cả thị trường. Để làm được điều đó, tập đoàn cần chọn những nhà cung<br />
ứng có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng hoá ngay khi cần. Nếu áp dụng<br />
phương pháp này các doanh nghiệp, tập đoàn còn có cơ hội giảm bớt nhu cầu chi phí<br />
kho tàng, giảm nhu cầu vốn cố định và vốn đầu tư ngay cả khi doanh nghiệp có nhu<br />
cầu mở rộng kinh doanh.<br />
- Tập đoàn cũng cần điều chỉnh tỷ trọng vốn lưu động nằm trong các khâu của<br />
quá trình kinh doanh cho hợp lý. Muốn quá trình kinh doanh được thực hiện trôi chảy<br />
và tiết kiệm chi phí thì ở mỗi khâu, mỗi giai đoạn phải có định mức hợp lý, tối ưu và<br />
đồng bộ với nhau để quá trình chuyển hoá các hình thái vốn được thuận lợi từ đó có<br />
thể xem xét được toàn diện các mặt dự trữ, lưu thông. Để tạo ra một cơ cấu v