Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận án "Đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp dưới góc độ vi mô của tập đoàn kết hợp và đề xuất một số kiến nghị để thực hiện những giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN MINH HẠNH ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hoàng Trần Hậu 2. TS. Nguyễn Thị Thu Hương HÀ NỘI – 2023
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nguyễn Minh Hạnh
- iii Mục lục MỤC LỤC TRANG Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục các bảng viii Danh mục biểu đồ x Danh mục sơ đồ, hộp xii LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG 5 PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 5 1.1.2. Các nghiên cứu về an ninh tài chính 9 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu 15 1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu 15 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG 16 Kết luận chương 1 35 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 36 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 36 2.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 36 2.1.2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 40 2.1.3. Vai trò của tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 43 2.1.4. Phân loại tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 44 2.2. AN NINH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 50 2.2.1. Khái niệm an ninh tài chính của tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 50 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 56
- iv 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình an ninh tài chính của tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 62 2.3. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính của một số tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước và của chính phủ một số nước trên thế giới 71 2.3.1. Thành công của tập đoàn Petronas (Malaysia) 71 2.3.2. Kinh nghiệm của tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Trung Quốc 71 2.3.3. Thất bại của tập đoàn tàu thủy Vinashin (Việt Nam) 76 2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam 78 Kết luận chương 2 80 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 81 3.1. Quá trình hình thành, phát triển, và đặc điểm của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay 81 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay 81 3.1.2. Đặc điểm của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay 85 3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 88 3.2.1. Về nguồn vốn kinh doanh 88 3.2.2. Về tài sản 91 3.2.4. Về lợi nhuận 93 3.3. THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 98 3.3.1. Thực trạng an toàn tài chính 99 3.3.2. Thực trạng ổn định tài chính 103 3.3.3. Thực trạng an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt nam 107 3.3.4. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định kết quả đánh giá an ninh tài chính cúa các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam 112
- v 3.4. Đánh giá thực trạng an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt nam 117 Kết luận chương 3 125 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 126 4.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 126 4.1.1 Bối cảnh thế giới ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo an ninh tài chính tại các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam 126 4.1.2. Bối cảnh trong nước ảnh hưởng đến an ninh tài chính tại các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 130 4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 134 4.3. NHỮNG QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT TRONG ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 136 4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 137 4.4.1. Chủ động tái cấu trúc tập đoàn phù hợp với quy định của pháp luật và hiệu quả hoạt động của tập đoàn 137 4.4.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, kiến thức tài chính của đội ngũ cán bộ quản lý các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước 143 4.4.3. Thiết lập lại hệ thống kiểm soát tài chính giữa công ty mẹ và công ty con trong TĐKTCVNN theo hướng tinh gọn và hiệu quả 146 4.4.4. Dự báo và kiểm soát rủi ro tài chính của tập đoàn kinh tế 150 4.5. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp 152 4.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 152 4.5.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Bộ chủ quản và Ủy ban quản lý vốn nhà nước, Kiểm toán nhà nước 154
- vi Kết luận 158 Danh mục các công trình khoa học đã công bố 159 Danh mục tài liệu tham khảo 160
- vii Danh mục chữ viết tắt ANTC An ninh tài chính BCTC Báo cáo tài chính BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản CLCA Hệ số nợ ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn CPH Cổ phần hóa CRC Tập đoàn đường sắt Trung Quốc DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DTT Doanh thu thuần EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay FUTL Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng nợ phải trả IMF Quỹ tiền tệ quốc tế KNTT Khả năng thanh toán KNTTHT Khả năng thanh toán hiện thời KHTTN Khả năng thanh toán nhanh KTNN Kinh tế nhà nước HĐQT Hội đồng quản trị NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh NDT Nhân dân tệ NITA Thu nhập ròng trên tổng tài sản NN Nhà nước NVKD Nguồn vốn kinh doanh NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên LCTT Lưu chuyển tiền tệ ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
- viii TCT Tổng Công ty TCTD Tổ chức tín dụng TĐKT Tập đoàn kinh tế TĐKTCVNN Tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nước TLTA Đòn bẩy tài chính hay cấu trúc vốn TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TƯ Trung ương TV Thoái vốn SAIC Cơ quan Quản lý Công nghiệp và Thương mại SASAC Cơ quan Quản lý và Theo dõi Tài sản Nhà nước Trung Quốc SIZE Quy mô SXKD Sản xuất kinh doanh XHCN Xã hội chủ nghĩa VCSH Vốn chủ sở hữu VKD Vốn kinh doanh VLĐTX Vốn lưu động thường xuyên VN Việt Nam WCTA Nguồn vốn lưu động thường xuyên trên tổng tài sản
- ix Danh mục các bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Mô tả mẫu dữ liệu trong nghiên cứu của Olhson 26 Bảng 1.2: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các yếu tố dự báo cho ba bộ dữ liệu: một năm trước khi phá sản, các công ty không phá sản và hai năm trước khi phá sản 28 Bảng 1.3: Tóm tắt kết quả ước lượng của 3 mô hình trong nghiên cứu của Ohlson 29 Bảng 1.4: Hệ số tương quan của sai số ước lượng trong Mô hình 1 29 Bảng 1.5: Lỗi loại 1 và loại 2 của 2 mô hình Ohlson tại các điểm tới hạn đã chọn 30 Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo an ninh tài chính của tập đoàn 62 Bảng 3.1: Danh sách các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt nam 98 Bảng 3.2: Hệ số khả năng thanh toán 99 Bảng 3.3: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 100 Bảng 3.4: Lưu chuyển tiền thuần 101 Bảng 3.5: Hệ số nợ 102 Bảng 3.6: Tỷ lệ thay đổi vốn kinh doanh 103 Bảng 3.7: Mức thay đổi hệ số nợ 104 Bảng 3.8: Mức thay đổi hệ số sử dụng tài sản ngắn hạn 105 Bảng 3.9: Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận sau thuế 106 Bảng 3.10: Tiêu chí không đảm bảo an ninh tài chính 107 Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ ổn định tài chính 110 Bảng 3.12: Trọng số các tiêu chí đánh giá an toàn tài chính 110 Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ an toàn tài chính 111 Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ an ninh tài chính 111 Bảng 3.15: Mô tả biến phụ thuộc về an ninh tài chính các TĐKTCVNN ở Việt Nam 114 Bảng 3.16: Kết quả tính một số tham số thống kê mô tả về an ninh tài chính các TĐKTCVNN ở Việt Nam 115
- x Bảng 3.17: Hệ số VIF về an ninh tài chính các TĐKTCVNN 115 Bảng 3.18: Kết quả phân tích hệ số tương quan về an ninh tài chính các TĐKTCVNN ở Việt Nam 116 Bảng 3.19: Kết quả ước lượng mô hình logit REM về an ninh tài chính các TĐKTCVNN ở Việt Nam 116
- xi Danh mục biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1: Tình hình huy động vốn của 9 TĐKTCVNN ở VN giai đoạn 2013-2020 88 Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng vốn kinh doanh trong tổng năm 2020 89 Biểu đồ 3.3: Số lượng TĐKTCVNN có NVKD tăng/giảm giai đoạn 2013-2020 89 Biểu đồ 3.4: Hệ số nợ của các TĐKTCVNN giai đoạn 2013-2020 91 Biểu đồ 3.5: Biến động tỷ lệ đầu tư vào TSNH trung bình của các TĐKTCVNN giai đoạn 2013-2020 91 Biểu đồ 3.6: Số TĐKTCVNN có tỷ lệ đầu tư vào TSNH trên/dưới 50% giai đoạn 2013-2020 93 Biểu đồ 3.7: Số TĐKTCVNN có ROS lớn/nhỏ hơn ROS trung bình giai đoạn 2013-2020 93 Biểu đồ 3.8: Số TĐKTCVNN có ROS tăng/giảm giai đoạn 2013-2020 94 Biểu đồ 3.9: Số TĐKTCVNN có BEP tăng/giảm giai đoạn 2013-2020 95 Biểu đồ 3.10: Số TĐKTCVNN có ROA tăng/giảm giai đoạn 2013-2020 97 Biểu đồ 3.11: Số TĐKTCVNN có ROE tăng/giảm giai đoạn 2013-2020 97
- xii Danh mục sơ đồ, hộp Tên sơ đồ, hộp Trang Sơ đồ 2.1: Mô hình đơn cấp 41 Sơ đồ 2.2: Mô hình đồng cấp 42 Sơ đồ 2.3: Mô hình đa cấp 43 Sơ đồ 2.4: Mô hình hỗn hợp 44 Hộp 1.1: Cấu trúc phân biệt tuyến tính 18 Hộp 1.2: Mô hình Z’-Score của các công ty tư nhân 22 Hộp 1.3: Xếp hạng trái phiếu Hoa Kỳ dựa vào điểm thị trường mới nổi 23
- 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy vai trò quan trọng của nhóm doanh nghiệp này trong nền kinh tế, là công cụ giúp nhà nước đảm bảo các mục tiêu chiến lược về quốc phòng, an ninh quốc gia, cũng là công cụ khắc phục những thất bại và thiếu hụt của thị trường, hỗ trợ nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả. Về cơ bản, các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam đã và đang hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nằm giữ những nguồn lực quan trọng với quy mô liên tục tăng, khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như khả năng chi phối thị trường. Theo đánh giá của chính phủ Việt Nam, cụ thể là Ủy ban quản lý vốn nhà nước, cơ quan được giao quyền trực tiếp quản lý các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, mặc dù trải qua một năm bị tác động bởi dịch bệnh và nhiều biến động của thị trường, các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước vẫn đạt về cơ bản kế hoạch doanh thu, vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế và vượt kế hoạch về nộp ngân sách Nhà nước. Các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế như năng lượng (Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam), viễn thông (Tập đoàn viễn thông Việt Nam), … đã thể hiện rõ vai trò trong việc góp phần cân đối một số vấn đề lớn của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng; đóng góp lớn trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là công cụ quan trọng để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, có một số TĐKTCVNN được sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, theo báo cáo kiểm toán của các TĐKTCVNN, hiệu quả kinh doanh của một số tập đoàn kinh tế nhà nước trong những năm gần đây giảm sút so với các năm trước. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, cuộc chiến tranh thương mại và giá dầu lửa biến động khiến một số tập đoàn phải chịu tác động kép. Một trong số những TĐKTCVNN gặp khó khăn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Cụ thể, trong quý I-2020, doanh thu đơn vị ước đạt 28.449 tỉ đồng, giảm
- 2 1.706 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2019, ước lỗ 572 tỉ đồng. Dự kiến cả năm 2020, doanh thu giảm 12.517 tỉ đồng, ước lỗ 1.143 tỉ đồng so với kế hoạch năm 2020, nộp ngân sách nhà nước dự kiến giảm tương ứng khoảng 500 tỉ đồng so với kế hoạch năm 2020, nếu dịch kéo dài đến quý IV. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cũng là cái tên tiếp theo gặp khó khăn khi ba tháng đầu năm tổng doanh thu ước đạt 9.757 tỉ đồng, giảm 640 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2.019, ước lỗ 187 tỉ đồng. Dự kiến cả năm 2020, doanh thu là 27.697 tỉ đồng, giảm khoảng 10.000 tỉ đồng, ước lỗ 4.379 tỉ đồng. Nhìn chung, các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt nam chưa có sự quan tâm đúng mức tới tình hình đảm bảo an ninh tài chính của tập đoàn. Xuất phát từ những đòi hỏi cả về lý luận và thực tiễn tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra những lý luận cơ bản về an ninh tài chính của các TĐKTCVNN, những tiêu chí đánh giá tình hình an ninh tài chính của các TĐKTCVNN. Từ đó phân tích thực trạng an ninh tài chính trong các TĐKTCVNN ở Việt Nam trong những năm qua. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ANTC cho các TĐKT có vốn Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: - Trình bày một số vấn đề lý luận chung về an ninh tài chính của các TĐKTCVNN, chỉ rõ khái niệm, nội dung và hệ thống chỉ tiêu đánh giá về an ninh tài chính trong các TĐKTCVNN, đề xuất các tiêu chí đánh giá tình hình an ninh tài chính của các TĐKTCVNN, các ngưỡng đảm bảo an ninh tài chính của các TĐKTCVNN. - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng an ninh tài chính trong các TĐKTCVNN ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2018. Qua đó, rút ra một số vấn đề còn tồn tại về an ninh tài chính của các TĐKTCVNN ở Việt Nam, đánh giá nguyên nhân của những tồn tại này để từ đó đưa ra các giải pháp trong phần tiếp theo. - Đưa ra các giải pháp dưới góc độ vi mô của tập đoàn kết hợp và đề xuất một số kiến nghị để thực hiện những giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính của các TĐKTCVNN ở Việt Nam
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: An ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước Phạm vi nghiên cứu: An ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước giai đoạn 2013-2018 - Phạm vi về không gian: Các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam - Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2013 – 2018 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để đánh giá và dự báo tình hình an ninh tài chính của các Tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, trong đó có 5 phương pháp chính, đó là - Phương pháp so sánh: So sánh giữa số liệu thực tế kỳ phân tích với số liệu thực tế của kỳ trước nhằm xác định xu hướng biến động các chỉ tiêu có liên quan và so sánh với chuẩn mực để thấy được các chỉ tiêu tài chính đã đạt đến ngưỡng đảm bảo an ninh tài chính chưa - Phương pháp chấm điểm: Trên cơ sở các số liệu đã được tính toán, kết hợp với quy định về chấm điểm và xếp hạng an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước để đánh giá tập đoàn nào an ninh tài chính được đảm bảo. - Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thổng kê, tổng hợp dữ liệu thông quả các bảng, biểu đồ để phân tích an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt nam - Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào các dữ liệu thu thập được từ báo cáo của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam đưa ra kết luận về tình hình an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, đánh giá nguyên nhân dẫn đến các hạn chế về an ninh tài chính của các tập đoàn này. - Phương pháp phân tích định lượng: Phương pháp này được sử dụng nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc, an ninh tài chính các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, với hệ thống các biến độc lập (biến dự báo) bằng việc sử dụng mô hình hồi quy logit trên mẫu dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 2013 đến năm 2018. Phương pháp này được sử dụng để kiểm định kết quả được nghiên cứu sinh đưa ra về an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam 5. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 4 chương:
- 4 CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về an ninh tài chính của tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước CHƯƠNG 3: Thực trạng an ninh tài chính các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam CHƯƠNG 4: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước tiếp cận dưới những góc độ và mức độ khác nhau được viết thành sách, giáo trình, đề tài khoa học hay được đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín. Trong số đó có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: GS.TS. Hoàng Chí Bảo – và tập thể tác giả “ Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển”, Báo cáo tổng hợp của Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương. Mã số: TD9KTNN 2010-2011, Hà Nội 2012. Với đánh giá khách quan: từ khi thành lập đến nay, các Tập đoàn kinh tế nhà nước đi vào hoạt động đã có tác dụng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước xóa bỏ cấp hành chính chủ quan, nâng cao hiệu quả nền kinh tế… Tập thể tác giả cũng nhìn nhận: do Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam mới trong giai đoạn thí điểm, nên không tránh khỏi các hạn chế, đó là: Mô hình tổ chức quản lý Tập đoàn kinh tế chưa được định hình rõ và còn lúng túng trong xác định mô hình, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực, còn để xảy ra lãng phí trong đầu tư, có biểu hiện tiêu cực bởi lợi ích nhóm chi phối, mục tiêu phát triển đa ngành bị thực hiện sai lệch. Nội dung của báo cáo, tập thể tác giả đã làm sáng tỏ, bổ sung thêm những luận cứ khoa học về khái niệm mô hình phát triển của các Tập đoàn KTNN ở Việt Nam, tính tất yếu khác quan của việc hình thành và phát triển Tập đoàn KTNN ở Việt Nam, những đặc điểm riêng về chế độ chính trị, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Đảng, nhà nước những quan điểm chỉ đạo, định hướng đổi mới mô hình các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, Báo cáo của tập thể tác giả mới đề cập đến các nội dung mang tính chất vĩ mô và mang tính định hình chung, như: Thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế nhà nước, đổi mới phát triển Tập đoàn KTNN theo hướng bền vững, đa dạng hóa mô hình phát triển và mô hình tổ chức, tăng cường đổi mới quản lý nhà nước…; chưa đề cập tới các mô hình phát triển cụ thể (mô hình quản lý nhà nước, mô hình tổ chức quản lý, mô hình đánh giá hiệu quả…) của từng Tập đoàn kinh tế nhà nước.[6]
- 6 GS. TS. Phạm Quang Trung, “Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, tháng 1/2013. GS. TS. Phạm Quang Trung cho rằng: bên cạnh một số thành công, một số hạn chế của các Tập đoàn KTNN đang nổi lên là các Tập đoàn KTNN nắm giữ một khối lượng vốn và tài sản rất lớn của Nhà nước, được ưu đãi nhiều về cơ chế, chính sách độc quyền... nhưng các Tập đoàn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, một số Tập đoàn hoạt động kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí rất lớn; một số Tập đoàn, năng lực cạnh tranh quốc tế yếu, kinh doanh thua lỗ lớn và triền miên... Những yếu kém nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về mô hình tổ chức hoạt động, mô hình quản lý,... của các Tập đoàn, cơ chế tài chính và hoạt động kiểm tra, giám sát,... Nội dung cuốn sách với kết cấu 3 chương đã đi sâu vào: hệ thống hoá các quan niệm khác nhau về mô hình Tập đoàn kinh tế, mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước; thông qua việc nghiên cứu một số Tập đoàn kinh tế tiêu biểu trên thế giới và nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển Tập đoàn kinh tế của Mỹ, Đức, Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nội dung cuốn sách phân tích rõ nét và tương đối toàn diện thực trạng mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam hiện nay trên các mặt: cấu trúc sở hữu, liên kết, cơ cấu tổ chức, cơ cấu vận hành trong nội bộ, về kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn kinh tế nhà nước, về quản lý và giám sát của Nhà nước đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước. Từ việc nghiên cứu tổng kết quá trình hình thành, phát triển và thực trạng mô hình và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam, cuốn sách đã đưa ra những đánh giá chủ yếu về những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động của mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Các tác giả cũng đã đưa ra các chủ trương, định hướng và hoàn thiện mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Cuốn sách khẳng định về mặt lý luận không có một mô hình Tập đoàn chung, tối ưu cho mọi Tập đoàn kinh tế khác nhau và cuốn sách cũng chưa đề cập tới các mô hình phát triển cụ thể cần thiết cho hoạt động của từng Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. [47] PGS. TS. Nguyễn Văn Minh – và tập thể tác giả (2014), “Cơ chế quản lý các Tập đoàn kinh tế nhà nước: kinh nghiệm của Liên bang Nga và bài học cho Việt Nam”, Trường đại học Ngoại thương, năm 2014. Đề tài đã nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận, kinh nghiệm của Liên Bang Nga trong việc hình thành cơ chế để quản lý các Tập đoàn
- 7 kinh tế và rút ra bài học, chỉ rõ điều kiện cũng như khả năng có thể áp dụng chúng vào điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào nội dung “cơ chế quản lý các Tập đoàn kinh tế nhà nước” nói chung, không đề cập cơ chế quản lý cụ thể cho hoạt động của từng Tập đoàn kinh tế. [30] Cuốn sách “Thành lập và Quản lý các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” của PGS. PTS Nguyễn Đình Phan (Chủ biên), xuất bản năm 1996. Cuốn sách đã nêu những nội dung khái quát về TĐKT, từ đặc điểm, hình thức và phương thức hình thành phát triển; đồng thời cũng đưa ra một số mô hình Tập đoàn kinh doanh trên thế giới để minh họa và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra, cuốn sách cũng đưa ra những lý luận về nhu cầu và điều kiện thành lập mô hình Tập đoàn kinh doanh ở nước ta. Đóng góp nổi bật của công trình này là đã nêu ra được quan điểm về những nguyên tắc thành lập, quản lý và các biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả của Tập đoàn kinh doanh khi thành lập ở nước ta. Cuốn sách đã đề cập đến các mô hình Tập đoàn kinh tế và mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, đồng thời tác giả đề cập đến những vấn đề về quản lý tập đoàn kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Đây là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu về mô hình TĐKT. Trong cuốn sách này, nhóm tác giả sử dụng thuật ngữ “tập đoàn kinh doanh”. Cuốn sách đã xác định những đặc điểm cơ bản của mô hình tập đoàn kinh doanh như: quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường; hoạt động dưới hình thức tổ hợp bao gồm “công ty mẹ” và các “công ty con, cháu”; các tập đoàn kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, đa lĩnh vực. Nhóm tác giả chỉ rõ, trong một tập đoàn kinh doanh, bên cạnh các đơn vị sản xuất, thường có các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, đào tạo, v.v.. Đây cũng là mô hình được nhiều TĐKT ở Việt Nam hiện nay lựa chọn. Nhóm tác giả cho rằng dạng mô hình TĐKT đầu tiên ở Việt Nam là các liên hiệp xí nghiệp thành lập theo Nghị định 302/CP ngày 10/12/1978 và Nghị định 27/HĐBT ngày 22/03/1989, sau đó là mô hình TCT. Nhóm tác giả dành một thời lượng lớn phần thứ hai để phân tích các mô hình tập đoàn kinh doanh trên thế giới như: tập đoàn sản xuất ô tô General Motor của Mỹ, tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản, tập đoàn xi măng SIAM, v.v.. Thông qua đó nhóm tác giả đã nêu những bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng TĐKT tại Việt Nam. Nhóm tác giả dành phần thứ ba của cuốn sách để phân tích việc thành lập và quản lý công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh, phân tích nhu cầu thành lập, điều kiện thành lập, trên cơ sở
- 8 đó định hướng quá trình xây dựng và biện pháp chủ yếu để quản lý tập đoàn kinh doanh Nhà nước tại Việt Nam. Đây là những đóng góp có ý nghĩa khoa học rất lớn cho tác giả luận án, gợi mở cho tác giả luận án nhiều vấn đề cần phải giải quyết triệt để hơn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi đã có những kết quả bước đầu của quá trình thí điểm mô hình TĐKT tại Việt Nam. Cho đến nay một số nguyên tắc này vẫn tỏ ra là cần thiết và đúng đắn, chẳng hạn như nguyên tắc “Thành lập, phát triển tập đoàn kinh doanh theo hướng đa dạng hóa về sở hữu, về ngành nghề, về lĩnh vực kinh doanh”. Cuốn sách có giá trị tham khảo cao đối với việc nghiên cứu mô hình TĐKT. [36] Phùng Thế Tính (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty nhà nước theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. Luận án đã nghiên cứu trên cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với tập đoàn kinh tế, phân tích thực tiễn quản lý tài chính đối với các Tổng công ty nhà nước hiện này và rút ra những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp này. Từ đó, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các Tổng công ty nhà nước định hướng hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. [45] TS. Phạm Văn Nghĩa, Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2014). Luận án làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế và cơ chế quản lý tài chính của các tập đoàn kinh tế và mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con trong TĐKT; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính của các TĐKT. Luận án cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính của một số TĐKT trên thế giới để có thể xem xét vận dụng ở Việt Nam. Đồng thời, luận án phản ánh và đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay trên các nội dung cơ bản: cơ chế huy động tạo lập vốn; cơ chế đầu tư, sử dụng vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận; cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn. Tác giả đã chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Tập đoàn Dệt May Việt nam; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để có biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt nam, đề xuất được hệ thống những giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn, góp phần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn