intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Lợi ích của Việt Nam trong Quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

112
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau chiến tranh lạnh, môi trường quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, mang lại cho thế giới một cục diện hoàn toàn mới. Trật tự hai cực sụp đổ, thế đối đầu giữa hai siêu cường không còn nữa, Mỹ với ưu thế vượt trội cả về kinh tế lẫn quân sự nhanh chóng bước lên vị trí số một.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Lợi ích của Việt Nam trong Quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay

  1. Tiểu luận Lợi ích của Việt Nam trong Quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay
  2. Mục lục Lời mở đầu ................................................................................................................ 3 I.Vài nét chính trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung quốc.................................... 5 II.Mối quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau bình thường hóa quan hệ ......................... 7 · Sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam từ sau 1975 đến 1991 ......................... 7 · Kinh tế Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc .............. 8 Về hợp tác thương mại, đầu tư: .......................................................................... 8 Về du lịch: ....................................................................................................... 10 III.Tại sao Việt Nam không bình thường hóa quan hệ với Trung quốc sớm hơn? ..... 12 · Vấn đề Cam-pu-chia .................................................................................... 12 · Quan hệ Việt-Trung-Xô ............................................................................... 13 · Nhân tố Mỹ.................................................................................................. 13 Kết luận................................................................................................................... 14 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 15
  3. Lời mở đầu Sau chiến tranh lạnh, môi trường quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, mang lại cho thế giới một cục diện hoàn toàn mới. Trật tự hai cực sụp đổ, thế đối đầu giữa hai siêu cường không còn nữa, Mỹ với ưu thế vượt trội cả về kinh tế lẫn quân sự nhanh chóng bước lên vị trí số một. Tuy nhiên, Mỹ cũng gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước lớn, các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Trong tình hình mới lúc đó, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa gắn liền với tự do thương mại là xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã mang đến cơ hội lớn cùng thách thức cho tất cả các quốc gia, khiến cho các nước muốn phát triển và giữ vững hòa bình, ổn định thì không thể đứng ngoài xu hướng hợp tác được. Bên cạnh đó, mặc dù chiến tranh thế giới đã kết thúc, nhưng nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ, nguy cơ bị cô lập… vẫn còn tiềm ẩn, là mối lo lớn của mỗi quốc gia. Trước tình thế ấy, các nước tham gia vào quan hệ quốc tế dù muốn hay không cũng đều thi hành chính sách đối ngoại độc lập, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Việt Nam và Trung Quốc, sau chiến tranh biên giới năm 1979, cũng có những điều chỉnh phù hợp hơn trước để hòa vào xu thế chung của cả thế giới. Điều này xuất phát từ những điểm đồng giữa hai nước về mô hình kinh tế xã hội, chế độ chính trị; sự gần gũi về địa lý, lịch sử, văn hóa và quan trọng hơn cả là nhu cầu chung, lợi ích chung. Cả hai nước đều cần một môi trường xung quanh hòa bình ổn định để phát triển và đứng vững, việc hợp tác giữa hai nước lại có tác dụng phát huy lợi thế so sánh của mỗi bên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, ngoài ra cũng tạo được sự kiềm chế và cân bằng nhất định đặt trong mối quan hệ giữa các nước lớn. Đây chính là tiền đề cho việc bình thường hóa quan hệ Việt – Trung vào tháng 11 năm 1991.
  4. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ thời điểm bình thường hóa quan hệ đến nay không còn mang tính chất đồng chí, anh em của những năm 50, 60 của thế kỉ trước nữa mà trở nên phức tạp, như đã được nhận xét: “thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau”. Tuy nhiên, sau sự kiện năm 1991, quan hệ trên tất cả các phương diện giữa hai nước đều phát triển theo chiều hướng tích cực, trong đó, những nét mới của quan hệ kinh tế Việt – Trung là những minh chứng cho sự hợp tác sâu rộng của hai nước. Tại Việt Nam, trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ: “Láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai”, Trung Quốc đã có nhiều dự án đầu tư với số vốn lớn ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và kí kết nhiều thỏa thuận, hiệp định về kinh tế thương mại, làm cơ sở pháp luật cho việc hợp tác lâu dài. Những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành đối tác lớn quan trọng của Việt Nam trong giao dịch ngoại thương. Ngoài ra, trong năm 2009, sau khi việc cắm mốc phân định biên giới hoàn thành, Việt Nam và Trung Quốc còn chung tay xây dựng một kế hoạch hợp tác về du lịch lâu dài ở các tỉnh giáp ranh biên giới hai nước, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho cả hai bên. Song, vấn đề đặt ra ở đây là việc hợp tác mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho riêng Việt Nam mà cả Trung Quốc, vậy thì tại sao phải đến năm 1991 hai nước mới bình thường hóa quan hệ với nhau? Câu trả lời cho sự việc này tập trung vào ba nhân tố chính: (1) Cuộc chiến Việt Nam – Cam-pu-chia, (2) Tam giác quan hệ Việt – Trung – Xô, (3) Tác động của Mỹ. Về vấn đề Cam-pu-chia, đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình bình thường hóa quan hệ, khiến cho Trung Quốc nhiều lần từ chối hội đàm với Việt Nam. Còn phía Việt Nam, do xác định rõ quan điểm cần hợp tác để nâng cao sức mạnh và vị thế quốc gia, nên đã sớm nhận định: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xã hội chủ nghĩa cùng chống âm mưu đế quốc xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, phải cùng chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa hai nước, các vấn đề khác giải quyết sau … Một Cam-pu-chia thân thiện với
  5. Trung Quốc, thân thiện với Việt Nam là tốt nhất.”1 Song quá trình bình thường hóa cần sự hợp tác nhiệt tình của cả hai bên, mà vì những toan tính riêng khác, Trung Quốc chỉ bắt tay với Việt Nam khi không còn lựa chọn nào tốt hơn cho quốc gia rộng lớn này. Nhân tố thứ hai là quan hệ tay ba giữa Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc. Liên Xô và Trung Quốc đều là những nước xã hội chủ nghĩa gạo cội, đủ thế và lực để có thể xoay sở và đứng vững trong bối cảnh thế giới phức tạp lúc đó. Trong khi Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn cũ do chưa giải quyết ổn thỏa những hậu quả cuộc chiến tranh chống Mỹ để lại và mắc kẹt trong những khó khăn mới trong chiến biên giới Tây Nam với Cam-pu-chia, Liên Xô và Trung Quốc lại liên minh với nhau, tạo sức ép nặng nề bắt Việt Nam nhượng bộ chính quyền Khmer Đỏ. Liên Xô bắt tay với Trung Quốc dù là miễn cưỡng cũng làm trầm trọng thêm tình thế khó khăn của Việt Nam, làm Việt Nam nóng lòng hợp tác với Trung Quốc, bất chấp những đòi hỏi của Trung Quốc trong vấn đề Cam-pu-chia. Do mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ cũng trở thành nhân tố trực tiếp tác động đến quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Trung. Tuy nhiên, những động thái của Mỹ vào tháng 7/1990 lại làm cho quá trình ấy diễn ra nhanh hơn. Nhưng Việt Nam sau thời điểm ấy vẫn chỉ đạt được một nửa mục tiêu của mình, vì bình thường hóa quan hệ được với Trung Quốc mà vẫn giữ khoảng cách rất xa với Mỹ. Trên đây là những khái quát về mặt tích cực trong hợp tác kinh tế Việt – Trung và lý do của sự chậm trễ trong việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Chi tiết của những nội dung trên sẽ được đưa ra ở các phần tiếp theo của bài viết. I.Vài nét chính trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung quốc Từ khi mới lập quốc, hai đất nước Việt Nam và Trung Quốc đã có những mối quan hệ qua lại với nhau. Trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên đến nay, mối quan hệ ấy đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi: 1 Theo Trần Quang Cơ_Hồi ức và suy nghĩ
  6. Việt Nam lúc phụ thuộc, khi lấn lướt, lúc lại thần phục, khi thì đối đầu với Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu, có thể chia quan hệ Việt – Trung thành bốn thời kì cơ bản2 như sau: - Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Bắc thuộc, dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. CN), khi mối liên hệ chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau CN). Thời kì này Việt Nam chịu sự cai trị của Trung Quốc, tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhỏ bền bỉ và kiên trì đã đưa Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ cả nghìn năm của phương Bắc. - Thời kỳ thứ hai thời kỳ của nước Đại Việt, dài tương đương thời kì đầu, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Từ sau năm 938 trước CN, Việt Nam không còn chấp nhận tư cách quận huyện của Trung Quốc nữa, quan hệ Việt-Trung trong thời kỳ này xoay quanh sự xung đột và thỏa hiệp. Trong đó, Việt Nam vừa làm ra vẻ phục tùng Trung Quốc (thông qua việc cống nộp), vừa tự do hoạt động trong phạm vi quyền lực và khả năng của mình. - Thời kỳ thứ ba là thời Pháp thuộc, kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kì này Trung Quốc từ bỏ bá quyền của mình và thừa nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp đảm nhiệm và trở thành một bộ phận của quan hệ Pháp-Trung. - Thời kỳ thứ tư bắt đầu từ 1945 đến nay. Có thể nói thời kỳ này Việt Nam và Trung Quốc nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp nhất. Thời kỳ gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay. Đây là thời điểm tình hình thế giới có nhiều thay đổi sau Chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia đều có xu hướng hợp tác và chung sống hòa bình. Quan hệ giữa Việt Nam với 2 Vũ Hồng Lâm_Lịch sử quan hệ Viêt-Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược, Tạp chí Thời đại mới, số 2 – tháng 7/2004
  7. Trung Quốc cũng dựa trên những nguyên tắc chung ấy. Hơn nữa, Việt Nam và Trung Quốc lại đều xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đi theo phe đối lập với tư bản chủ nghĩa, nên có thể coi như “anh em một nhà”. Song, vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, quan điểm và đường lối chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đi theo những hướng khác nhau, thêm vào đó, việc Trung Quốc bắt tay liên minh với Mỹ chống lại Liên Xô làm cho Việt Nam xích lại gần Liên Xô hơn và rời xa Trung Quốc. Sau năm 1975, những bất đồng trong quan hệ phức tạp của Việt Nam với Trung Quốc và việc Việt Nam không duy trì được sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn đã dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 mà phải đến rất lâu sau đó, năm 1991, hai nước mới bình thường hóa quan hệ. Từ đó đến nay, mặc dù vẫn còn nhiều điểm bất đồng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc, quan hệ giữa hai nước đã ấm dần lên. Đặc biệt, sau sự kiện cắm mốc phân định biên giới Việt – Trung thành công vào ngày 31/12/2008, những bất hòa sẽ được giảm nhẹ, hứa hẹn một tương lai hợp tác và phát triển tốt đẹp hơn trong thời gian tới. II.Mối quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau bình thường hóa quan hệ  Sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam từ sau 1975 đến 1991 Sau khi giành được độc lập chủ quyền từ tay đế quốc Mỹ, Việt Nam phải đối mặt với muôn vàn khó khăn về mọi mặt của đời sống xã hội. Ở miền Bắc, sau 20 năm xây dựng CNXH đạt được một số thành tựu lớn nhưng bị cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ tàn phá gây hậu quả nặng nề. Còn miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng nhưng kinh tế sa sút, bị lệ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Trên khắp đất nước, hàng triệu người mù chữ, thất nghiệp, tình hình hết sức khó khăn. Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội được thực thi ở cả hai miền, song hiệu quả không cao do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa lại. Thậm chí, từ năm 1978 đến năm 1986, Việt Nam chưa thoát ra được khỏi tình cảnh khó khăn lại lâm vào một cuộc khủng hoảng mới của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp. Sản xuất
  8. thì trì trệ, giá cả leo thang, lạm phát tăng cao và tài chính bị thâm hụt nghiêm trọng. Hàng năm, Việt Nam phải nhận viện trợ và nhập khẩu số lượng hàng hóa lớn từ các nước XHCN anh em và các tổ chức quốc tế.  Kinh tế Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Trước hết, từ cuối năm 1991, tình hình kinh tế nước ta đã có những bước phát triển tích cực như là minh chứng cho sự hiệu quả của chính sách hợp tác với Trung Quốc và các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong việc khai thông, thiết lập quan hệ với các nước lớn, các tổ chức quốc tế. Tính đến cuối năm 2007, Việt Nam đã ký với Trung Quốc 54 hiệp định và 59 văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên cũng mở rộng hoạt động đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá và hành khách giữa hai nước. Về quan hệ kinh tế, theo số liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong số các hiệp định và thoả thuận cấp nhà nước đã ký kết có đến hơn một nửa liên quan trực tiếp đến hợp tác kinh tế thương mại (Hiệp định Thương mại năm 1991; Hiệp định Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật năm 1992; Hiệp định buôn bán biên giới năm 1998...), tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ buôn bán và hợp tác đầu tư giữa hai nước. Uỷ ban Hợp tác Kinh tế-Thương mại Việt-Trung thành lập năm 1994 cũng đóng góp tích cực vào công cuộc này3. Cụ thể về những thành tựu đạt được trong quan hệ kinh tế Việt – Trung như sau: Về hợp tác thương mại, đầu tư: những năm gần đây, Trung Quốc luôn là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong giao dịch ngoại thương. Năm 2000, kim ngạch trao đổi buôn bán 2 chiều giữa 2 nước đạt khoảng 2 tỷ USD. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2001, kim ngạch buôn bán 2 3 http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns050715083215
  9. chiều giữa 2 nước đạt gần 1,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt giá trị 794 triệu USD, tăng 85% và nhập khẩu đạt 705 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2000. Có thể thấy rõ hơn tình hình hợp tác thương mại giữa hai nước qua bảng số liệu sau: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc qua các năm từ 2000 – 20064 Đơn vị tính: Triệu USD Năm Tổng giá trị kim Xuất khẩu Nhập khẩu Thặng dư ngạch xuất nhập thương mại khẩu (Xuất – Nhập) Năm 2000 2.937,5 1.536,4 1.401,1 132,3 Năm 2001 3.023,6 1.417,4 1.606,2 -188,8 Năm 2002 3.677,1 1.518,3 2.158,8 -640,5 Năm 2003 5.021,7 1.883,1 3.138,6 -1255,5 Năm 2004 7.494,2 2.899,1 4.595,1 -1696,0 Năm 2005 8.739,9 2.961,0 5.778,9 -2817,9 Năm 2006 10.420,9 3.030,0 7.390,9 -4360,9 Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ năm 2000 – 20065 Đơn vị tính: 1000 USD ST Mặt 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 T hàng 1 Cao 66569 51637 89847 16008 357285 519203 85137 su 3 9 2 Cà 3044 2606 3921 6886 5956 7627 55399 phê 3 Hạt 54783 30291 38317 53494 68752 97368 94487 điều 4 Dầu 77915 55855 68679 86327 148215 116016 39990 thô 7 6 8 6 0 5 7 Năm 2000, chính phủ Trung Quốc đã dành cho Việt Nam khoản hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) trị giá 55,2 triệu USD để cải tạo và nâng cấp Nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc bằng một phần 4 Theo Tổng cục Hải Quan 5 Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia
  10. viện trợ không hoàn lại vốn vay ưu đãi. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc còn dùng một ngân khoản khoảng 300 triệu USD cho Việt Nam vay không lấy lãi để xây dựng một số công trình khác như nhà máy điện Cao Ngạn, nhà máy dệt Đà Nẵng, nhà máy thuỷ điện, thuỷ lợi Rào Quán6. Tính đến cuối năm 2006, có hơn 400 công ty Trung Quốc đã đầu tư tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực gồm du lịch, nông nghiệp và công nghệ cao, tổng vốn đầu tư vượt quá 800 triệu USD. Quy mô hợp tác trong lĩnh vực đầu tư thương mại Trung Quốc vẫn không ngừng mở rộng và càng ngày, số vốn đầu tư càng lớn. Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Quảng Đông - Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 53% so với năm 2006 với các mặt hàng truyền thống chủ yếu là than đá, cao su, động cơ, điện tử, giày dép, xe máy, điều hòa nhiệt độ... Cũng trong năm 2007, giao dịch thương mại Trung Quốc - Việt Nam đạt 9,95 tỉ USD, tăng 21% so với năm 2006. Dự tính tới năm 2010, thương mại song phương có thể đạt 15 tỉ USD. Về du lịch: Trong những năm qua, Trung Quốc đã có nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch tại Việt Nam. Đặc biệt, đầu tháng 3/2009 vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã có cuộc họp bàn về giải pháp tăng cường hợp tác quản lý kinh doanh du lịch và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan tới phát triển du lịch của cả hai bên. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng thì đây có lẽ là một sự hợp tác mang lại nhiều lợi ích lớn, góp phần giảm bớt tác động xấu của cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu diễn ra vào năm 2008. Nội dung của chương trình hợp tác như sau: Hai bên phấn đấu thực hiện tốt khẩu hiệu “Một điểm đến 2 quốc gia” để thu hút du khách tới địa danh biên giới Việt- Trung. Ví dụ như khách du lịch đến thành phố Lào Cai hoặc Móng Cái (Việt Nam) đều có thể sang thăm Trung Quốc (và ngược lại) một cách thuận lợi, dễ dàng. Để thực hiện mục tiêu đề ra, trước mắt, các cơ quan báo chí của tỉnh Vân Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch tuyên truyền, quảng bá sâu rộng các điểm đến du lịch hấp dẫn của Việt Nam như thủ đô Hà Nội, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng), khu du lịch sinh thái Sa Pa (Lào 6 http://www.vietnamchina.gov.vn
  11. Cai)… Về phía Việt Nam, ngành du lịch cả nước cùng các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai làm tốt hơn nữa công tác quảng bá các điểm du lịch nổi tiếng của Vân Nam nói riêng và toàn Trung Quốc nói chung. Hai bên còn hợp tác trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và nhân viên trong ngành du lịch, phối hợp xuất bản, phát hành các ấn phẩm quảng bá du lịch bằng nhiều thứ tiếng… Qua những con số và sự kiện nêu trên, có thể thấy được Việt Nam hưởng lợi khá nhiều trong quan hệ với Trung Quốc. Bởi lẽ, nền kinh tế với xuất phát điểm thấp có thêm cơ hội để phát triển hơn, mà kinh tế phát triển thứ nhất đồng nghĩa với mức sống người dân được nâng cao, giáo dục, y tế được quan tâm, chú trọng. Thứ hai, phát triển kinh tế sẽ dẫn đến ổn định chính trị, tăng cường sức mạnh về quân sự, bảo đảm vững chắc an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước. Và cuối cùng, kinh tế phát triển thì Việt Nam sẽ có thêm lực để dễ dàng hội nhập với khu vực và thế giới hơn, để có thể nâng tầm vóc và vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, ngay từ đầu, bài viết đã xác định rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không hề đơn giản, thuần nhất ở một khía cạnh nào. Bởi lẽ, ta có thể dễ dàng nhận thấy ý đồ bành trướng của Trung Quốc muốn làm bá chủ cả thế giới từ thuở sơ khai của dân tộc Trung Hoa. Vì thế, trong quan hệ với Việt Nam, chắc chắc Trung Quốc có nhiều tính toán. Mặt khác, mối quan hệ giữa hai nước cũng nằm trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của Việt Nam để giữ vững độc lập chủ quyền và phát triển đất nước. Những yếu tố trên khiến trong quá trình hợp tác, nhiều khi Việt Nam phải nhận về mình phần thiệt thòi. Mặc dù phải luôn dè chừng trong quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc, không thể phủ nhận những lợi ích quốc gia đạt được từ mối quan hệ này. Cộng thêm với những ý đồ riêng mà mỗi nước có thể đạt được khi bình thường hóa quan hệ, tại sao phải hơn chục năm sau cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu, Việt Nam và Trung Quốc mới tiến hành công cuộc này? Câu trả lời ở đây không hề đơn giản, vì ngoài quan hệ song phương Việt – Trung, còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến việc bình thường hóa quan hệ này.
  12. III.Tại sao Việt Nam không bình thường hóa quan hệ với Trung quốc sớm hơn? Trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc tính từ sau 1975 vẫn luôn có sự góp mặt cuả Liên Xô và Mỹ, cùng các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Cam-pu-chia. Các nước này là nhân tố chính tác động lên quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, một mặt gây khó khăn cho Việt Nam trong đàm phán nối lại quan hệ với Trung Quốc, mặt khác, khi tình tình thế giới thay đổi, các nhân tố này lại là chất xúc tác cho quá trình bình thường hóa quan hệ. Cụ thể về phương thức mà những nhân tố này tác động đến bình thường hóa quan hệ Việt – Trung như sau:  Vấn đề Cam-pu-chia Ngay từ khi kết thúc cuộc chiến, Việt Nam đã tỏ rõ quan điểm mong muốn nối lại quan hệ giữa hai nước. Nhưng Trung Quốc lại liên tục nâng cao điều kiện nối lại đàm phán với Việt Nam từ sau khi Trung Quốc đơn phương chấm dứt vòng 2 đàm phán Việt-Trung về bình thường hoá quan hệ hai nước vào ngày 08/03/1980: - Giai đoạn 1980-9/1985: Trung Quốc đòi ta rút hết quân khỏi CPC thì sẵn sàng nối lại đàm phán. - Từ tháng 9/1985 đến cuối năm 1985 khi ta tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Campuchia trong năm 1990, Trung Quốc lại không nói “sẵn sàng đàm phán” với ta nữa, mà chỉ nói sẽ nói chuyện qua đại sứ hai bên. - Từ cuối 1985 đến tháng 3, 1986, Trung Quốc một mặt vẫn đòi ta cam kết rút quân nhưng đưa thêm điều kiện là nếu Việt Nam không loại trừ lực lượng Polpot thì Trung Quốc sẽ đàm phán ngay với Việt Nam. - Từ tháng 3/1986 (khi 3 phái Khơ-me phản động đưa đề nghị 8 điểm) đến 06/1987, Trung Quốc đòi Việt Nam rút hết quân nhưng đòi Việt Nam nói chuyện với “Chính phủ liên hiệp CPC dân chủ” và với Sihanouk, còn Trung Quốc chỉ đàm phán trực tiếp với Việt Nam sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết theo cách của Trung Quốc. Từ năm 1980 đến cuối năm 1988, Việt Nam đã gần hai mươi lần gửi thư hoặc công hàm cho Trung Quốc đề nghị nối lại đàm phán nhưng đều bị phía
  13. Trung Quốc từ chối với nhiều lý do, mà thực chất là vì Trung Quốc muốn Việt Nam chấp nhận rút quân về nước, chấp nhận việc lập chính phủ liên hiệp ở Campuchia, bao gồm cả Khơ-me đỏ. Hơn thế, Trung Quốc còn dùng nhiều thủ đoạn trong quan hệ với các nước khác để gây áp lực cho Việt Nam. Như vậy, có thể thấy trở ngại lớn nhất trong việc bình thường quan hệ với Trung Quốc là vấn đề Cam-pu-chia. Cho đến Hội nghị Thành Đô – mốc đánh dấu sự bình thường quan hệ Việt – Trung, trong biên bản mà hai bên ký kết gồm 8 điểm thì đã có đến 7 điểm nói về vấn đề Cam-pu-chia. Qua đó có thể thấy vai trò chi phối quan hệ Việt Nam, Trung Quốc của Cam-pu-chia lớn đến mức nào.  Quan hệ Việt-Trung-Xô Nếu như trong những năm 1980, quan hệ với Liên Xô trở thành “hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại” của Việt Nam thì chỉ mấy năm sau đó, tình hình đã có nhiều đổi khác. Đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, Liên Xô bắt buộc phải xa dần Việt Nam để tạo điều kiện bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, bởi trong tình hình khủng hoảng kinh tế trầm trọng của Liên Xô thì hợp tác Xô-Trung sẽ mang lại cho Liên Xô nhiều lợi ích. Giai đoạn 1986-1990, Liên Xô vẫn viện trợ cho Việt Nam nhưng có kèm thêm nhiều điều kiện tạo sức ép đối với Việt Nam. Đến năm 1989 thì Liên Xô, Trung Quốc chính thức bình thường quan hệ ngoại giao. Sự kiện này càng thúc giục Việt Nam đẩy nhanh đàm phán để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, song vấn đề Cam-pu- chia vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa là trở ngại lớn đối với Việt Nam trong việc kiếm tìm chỗ dựa mới về kinh tế-chính trị.  Nhân tố Mỹ Mỹ có vai trò lớn trong việc tác động đến Trung Quốc thay đổi chính sách với Việt Nam qua sự việc Ngoai trưởng Mỹ John Baker tuyên bố từ bỏ quan điểm ủng hộ chính phủ liên hiệp Cam-pu-chia chống Việt Nam, hơn nữa còn mở cuộc hội đàm với Việt Nam về vấn đề Cam-pu-chia. Điều này đã làm Trung Quốc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, do tại thời điểm đó, Mỹ với Trung Quốc dù khác nhau về thể chế chính trị nhưng lại
  14. cùng chung một chiến tuyến. Song, Trung Quốc với bản chất nham hiểm, sau khi ký kết thỏa thuận 8 điểm tại Hội nghị Thành Đô, lại lật lọng với Việt Nam bằng cách công khai nội dung hội nghị trong khi Việt Nam giữ kín mọi thông tin theo đúng tinh thần của hai bên đã thỏa thuận. Việc này đã làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, làm Việt Nam mang tiếng xấu là lừa dối, không đáng tin cậy, khiến cho tiến trình bình thường hóa Việt-Mỹ chậm lại. Phải chăng đây là mục đích cuối cùng của Trung Quốc nhằm ngăn Việt Nam không tranh thủ được sự giúp đỡ của Mỹ mà vẫn phải phụ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc. Trên đây là 3 nhân tố chính tác động đến quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, trong đó 2 nhân tố Cam-pu-chia và mối quan hệ tay ba Việt – Trung – Xô làm cho Việt Nam dù muốn cũng không thể bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sớm hơn thời điểm tháng 11/1991, còn nhân tố Mỹ lại vô hình chung đẩy quá trình này tiến nhanh hơn, mặc dù Việt Nam cũng đã phải trả giá đắt cho sự bình thường hóa ấy. Vậy là, với mỗi nhân tố trên, mâu thuẫn lại nảy sinh ở một chiều hướng khác nhau, chỉ đến khi Việt Nam dung hòa được tất cả các mối quan hệ phức tạp này, cùng với những tác động tích cực từ bên ngoài, thì sẽ giải quyết được mâu thuẫn và đạt được mục tiêu mà mình theo đuổi. Kết luận Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, từ khi mới hình thành đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn dưới lớp vỏ bọc của hình thức mà trong mỗi giai đoạn của lịch sử thì hình thức ấy lại được biểu hiện khác nhau. Nội dung của bài viết cũng đã khai thác được chút khía cạnh nào đó của vấn đề này. Xét từ thời điểm Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ đến nay, hai nước đã hợp tác tích cực trong mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích to lớn cho cả đôi bên. Mặc dù việc bình thường hóa diễn ra không sớm như mong đợi của Việt Nam, và cũng không hoàn toàn tốt đẹp như những gì mà thế giới ca ngợi, nhưng những thành tựu đạt được trong thời gian qua là một điều đáng khích lệ. Trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi, cùng với xu thế hội nhập chung của thế
  15. giới, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai sẽ còn được tăng cường sâu rộng hơn nữa, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Danh mục tài liệu tham khảo 1. TS. Nguyễn Vũ Tùng (biên soạn năm 2007), Giáo trình Chính sách đối ngoại Việt Nam, tập II, , Học viện Quan hệ quốc tế. 2. Trần Quang Cơ (2003), Hồi ức và suy nghĩ 3. Vũ Hồng Lâm (2004), Lịch sử quan hệ Viêt-Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược, Tạp chí Thời đại mới, số 2 – tháng 7/2004 4. http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns05071 5083215 5. Tài liệu của Tổng cục Hải Quan 6. Tài liệu của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia 7. http://www.vietnamchina.gov.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2