Tiểu luận Pháp luật đại cương: Án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
lượt xem 23
download
Tiểu luận Pháp luật đại cương: Án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới được nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần nào đó về cách nhìn nhận án lệ một khách quát hơn và trực diện hơn với tinh thần tôn trọng pháp luật và đặt lợi ích của quốc lên lên hàng đầu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Pháp luật đại cương: Án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
- lOMoARcPSD|16911414 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Sinh viên thực hiện: Lương Ngọc Thanh Thắm Mã sinh viên: 2111210626 Số thứ tự: 82 Lớp tín chỉ: PLU111QT.BS2 Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Lan Hà Nội, 1/2022 BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Học kỳ 1 năm học 2021-2022 Họ và tên Sinh viên: Lương Ngọc Thanh Thắm Ngày thi: 9/1/2022 Ngày sinh: 01/06/2003 Ca thi: 7h30 Mã số sinh viên: 2111210626 Tổ thi: 001 Lớp tín chỉ: PLU111QT.BS2 Số trang bài làm: 16 Khóa: K60 Điểm bài thi Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi Bằn Bằn g số g chữ GV chấm thi 1: GV chấm thi 2: MỤC LỤC MỤC LỤC..........................................................................................................................3 LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ÁN LỆ ....................................................................5 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ÁN LỆ................................................................5 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 1. Nguồn gốc và khái niệm của án lệ........................................................................5 1.1. Nguồn gốc của án lệ.......................................................................................5 a. Lịch sử án lệ tại Anh...................................................................................5 b. Lịch sử án lệ tại Mỹ....................................................................................5 1.2. Khái niệm của án lệ........................................................................................5 2. Đặc điểm của án lệ.................................................................................................6 3. Vai trò của án lệ trong luật dân sự..........................................................................6 4. Ưu điểm, nhược điểm của án lệ..............................................................................7 4.1. Ưu điểm của án lệ...........................................................................................7 4.2. Nhược điểm của án lệ.....................................................................................7 II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG ÁN LỆ.........................................8 1. Cấu trúc của một án lệ.............................................................................................8 2. Quy trình xây dựng án lệ.........................................................................................8 CHƯƠNG II. VIỆC VẬN DỤNG ÁN LỆ Ở NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI............................................................................................................................9 I. ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM............................................................................................9 1. Thực trạng việc áp dụng án lệ trong xét xử tại Việt Nam......................................9 1.1. Quan niệm về án lệ và các điều luật pháp lý về án lệ....................................9 1.2. Nhu cầu và khả năng áp dụng án lệ ở Việt Nam...........................................9 1.3. Thực tiễn xét xử các bản tại Việt Nam.........................................................10 2. Các quy định hiện hành án lệ trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam..................10 3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển án lệ tại Việt Nam và chính sách phát triển án lệ trong thời kỳ đổi mới và cải cách.......................................................14 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển án lệ........................................14 3.2. Chính sách phát tiển án lệ trong thời kì đổi mới và cải cách.......................14 II. ÁN LỆ TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI........................................................14 1. Áp dụng án lệ tại Hoa Kỳ.....................................................................................14 2. Áp dụng án lệ tại Anh...........................................................................................15 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 3. Áp dụng án lệ tại Nhật Bản..................................................................................16 KẾT LUẬN........................................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................18 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới ngày càng phát triển, yêu cầu về quy định ngày càng tăng để điều hành trật tự. Việc áp dụng pháp luật ngày càng được nâng cao trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Đất nước phát triển, công cuộc cải cách và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có pháp luật chặt chẽ để quản lí, xây dựng pháp luật và áp dụng một cách thống nhất. Trong tình hình đó, việc áp dụng án lệ ở Việt Nam là một điều cần thiết. Việc xây dựng án lệ còn nhiều tranh cãi từ nhiều khía cạnh, nên việc có áp dụng án lệ và áp dụng như thế nào để tốn ít trí lực và sức lực còn cần nhiều sự quan tâm và nghiên cứu. Án lệ tồn tại từ xa xưa, là một nguồn luật phổ biến được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào hệ thống pháp luật và có vai trò quan trọng. Trải qua nhiều thời kỳ và nhiều biến động, án lệ ngày càng được đề cao và có một chỗ đứng quan trọng trong hệ thống pháp luật nói chung và Dân luật nói riêng. Án lệ là một cách khái quát để Tòa án Nhân dân tối cao lấy làm “tiền lệ” để xét xử những tình huống tương tự về sau, tạo được sự bình đẳng về pháp luật, tốn ít công sức và tiền của. Việc chú trọng xây dựng án lệ là làm giảm đi những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật do thiếu các nguồn luật, đảm bảo kịp thời điều chỉnh các tranh chấp pháp lí phát sinh không ngừng ở hiện tại và tương lai. Ở Việt Nam nói riêng, trong những năm trở lịa gần đây trong hệ thống pháp luật của nhà nước đã thừa nhận và chú trọng về việc xấy dựng và điều chỉnh án lệ. Theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 26/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định rằng: ‘Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Vấn đề án lệ được cập nhật nhiều ở các mức độ khác nhau, được nghiên cứu nhiều ở các công trình như: Bài giảng của Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái (2001) “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật”.... Chính vì những điều trên, em đã chọn đề tài Án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới để làm tiểu luận nghiên cứu, với mong muốn đóng góp một phần nào đó về cách nhìn nhận án lệ một khách quát hơn và trực diện hơn với tinh thần tôn trọng pháp luật và đặt lợi ích của quốc lên lên hàng đầu. Vì kinh nghiệm còn hạn chế, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, em mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đánh giá từ cô để hoàn thiện hơn cũng như trau dồi được nhiều kinh nghiệm hơn về sau. Em xin cảm ơn. 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ÁN LỆ I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ÁN LỆ 1. Khái niệm án lệ và nguồn gốc của án lệ 1.1. Nguồn gốc của án lệ Án lệ xuất hiện khá sớm trong lịch sử phát triển loài người vào khoảng thế kỷ III TCN (tức thời vua La mã cổ đại) và tồn tại dưới hình thức các sắc dụ, phán quyết, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phù hợp với sự phát triển của xã hội La Mã cổ đại lúc bấy giờ. Trải qua nhiều nét thăng trầm của lịch sử phát triển loài người án lệ được duy trì và phát triển trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới với một cách chính thức hoặc không chính thức tồn tại đan xen. a. Lịch sử án lệ tại Anh Có thể nói rằng án lệ có nguồn gốc từ nước Anh, án lệ xuất hiện từ thế kỷ XI (1066) ở Anh sau cuộc chinh phục của người Norman và là hệ quả của quá trình xây dựng chế độ phong kiến tập trung của Hoàng gia Anh. Vào thế kỷ XII nước Anh thành lập hệ thống Tòa án Hoàng gia, dần dần thay thế cái tòa truyền thống và nhanh chóng được các bên ưa chuộng. Thẩm phán Hoàng gia Anh trở thành thẩm phấn “lưu động” đi xét xử khắp đất nước và họ làm quen với các tập quán khác nhau. Hàng năm các thẩm phán này tập trung về London để trao đổi kinh nghiệm xét xử thảo luận với nhau, so sánh điểm mạnh yếu của chúng, từ đó thống nhất nguyên tắc xét xử. Kết quả là các thẩm phán Hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định pháp luật giống nhau trên khắp đất nước, từ đó mà án lệ ra đời. Trong một thời gian dài Common Law đã giữ vị trí độc tôn trong hệ thống pháp luật Anh. Tới thế kỷ XVI sự ra đời của Luật Công Bình đã dẫn đến Common Law và Luật Công Bình tồn tại song song với nhau. Đến thế kỷ XVII, Common Law gặp khó khăn do trào lưu luật La Mã xâm nhập vào Châu Âu. Hai bên đấu tranh với nhau và kết quả Common Law đã giữ được vị thế của mình và tiếp tục được sử dụng trong hoạt động xét xử. 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 b. Lịch sử án lệ tại Mỹ Trong một thời gian dài Anh độ hộ Mỹ, trong thời gian đó anh đã dùng pháp luật của mình để gây ảnh hưởng tới các hoạt động hành pháp, lập pháp và tư pháp, tuy nhiên pháp luật tại Mỹ chịu ảnh hưởng một cách phù hợp với pháp luật Anh lúc bấy giờ. Khi cách mạng tư sản Mỹ nổ ra (1779), sự thống trị của Anh bị lật đổ và mọi việc bắt đầu thay đổi. Mỹ thoát khỏi ràng buộc của Anh nhưng Mỹ vẫn tiếp thu pháp luật của Anh một cách có chọn lọc. Án lệ trong hệ thống pháp luật của Mỹ mang đậm dấu ấn của pháp luật Anh nhưng được sử dụng một cách mềm dẻo và linh hoạt hơn vì thẩm phán Mỹ rất linh hoạt trong xét xử và họ có thực quyền trong tay cao hơn so với thẩm phán Anh. Mỹ là quốc gia được hợp bởi 50 bang, mỗi bang lại có pháp luật riêng của mình trong đó bang này không bị ràng buộc bởi bang kia nên việc sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử là rất quan trọng, giúp cho các thẩm phán giải quyết các vụ việc một cách nhanh chóng hơn. 1.2. Khái niệm án lệ Thuật ngữ “án lệ” có nguồn gốc Latinh được hiểu là việc có trước, xảy ra trước hay cách thức xử lí một tình huống nhất định, được xem là một mẫu mực cho việc xử lí trong những tình huống tương tự về sau. Ở nước Anh và các nước theo hệ thống thông luật (Common law), án lệ được coi là một nguồn quan trọng của pháp luật, không kém văn bản quy phạm pháp luật. Có nhiều định nghĩa khác nhau về án lệ: Theo nghĩa rộng, án lệ là một hệ thống các nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình thành thành qua các quyết định của tòa án Theo nghĩa hẹp, án lệ là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc xảy ra trong tương lai. Theo từ điển Black’s Law thì án lệ lại được hiểu như sau: án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử. Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra những phát quyết cho những trường hợp tương tự sau này. Từ điển Luật học của Anh cũng đưa ra một định nghĩa về án lệ: “Bản án hoặc quyết định được nêu ra để chứng minh cho một quyết định trong một vụ việc gần tương tự sau đó”. Các khái niệm đưa ra đều tương tự nhau, chỉ khác nhau về cách diễn đạt và nhìn chung các khái niệm đó đã nêu lên được cốt lõi của án lệ. 2. Đặc điểm của án lệ Đặc điểm của án lệ được xác định bởi các phương pháp được sử dụng để tạo ra án lệ và văn hóa pháp lý đặc biệt với những đòi hỏi, nguyên tắc án lệ. Án lệ có những đặc điểm sau: 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Thứ nhất, án lệ có mối quan hệ mật thiết với thẩm phán vì án lệ do thẩm phán sáng tạo ra và để giải quyết các vụ việc cụ thể. Nhưng không phải án lệ của thẩm phán của tòa án nào cũng được xem là án lệ vì nó phải được thông qua một số trình tự nhất định tùy theo mỗi quy định của các quốc gia khác nhau. Thứ hai, án lệ phải có tính nhắc lại, khi một bản bán được công nhận là một án lệ thì nó được lấy làm khuôn mẫu cho các trường hợp có tính tương tự và dựa vào đó thể giải quyết các vụ việc. Thứ ba, án lệ có tính bắt buộc, có nghĩa nếu một bản án được đem ra sử dụng cho một vụ việc có tính chất tương tự nhưng chỉ tham khảo thì không được xem là án lệ mà bản án đó phải là khuôn mẫu buộc các thẩm phán áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này. 3. Vai trò của án lệ trong luật dân sự Những án lệ là căn cứ pháp lý để xét xử cho các tranh chấp tương tự về sau. Từ những thập kỷ trước, vai trò thực tiễn của án lệ cũng được nhận thấy rất rõ. Án lệ bổ khuyết cho hệ thống pháp luật trong xét xử và giải quyết các tình huống mà do do pháp luật quy định không rõ ràng, quy định một cách vô lý hoặc lạc hậu so với xu thế phát triển của xã hội bây giờ. Án lệ giúp cho vụ việc được nhanh chóng được giải quyết khi không có các luật thành văn điều chỉnh kịp thời. Án lệ cũng làm nên sự công bằng, chống oán oan trong xét xử. Án lệ tạo ra sự tiền lệ, không để xảy ra việc xử các vụ án giống nhau bằng những bản án khác nhau, tránh sự tham những trong việc xét xử của thẩm phán, tránh sự ưu đãi cho một bên gây mất công bằng. 4. Ưu điểm, nhược điểm của án lệ Bất kì nguồn luật nào ra đời cũng có những ưu thế và nhược điểm khác nhau, án lệ cũng như thế. 4.1. Ưu điểm của án lệ Thứ nhất, những quan hệ xã hội luôn vận động và phát triển đi lên, giữa nhu cầu được giải quyết bằng pháp luật và khả năng thực tế điều chỉnh của pháp luật luôn có những khoảng cách mà những văn bản pháp luật thành văn không thể giải quyết được. Vì vậy các nhà thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và áp dựng luật dưới hình thức án lệ. Vì án lệ có một ưu điểm đó là kịp thời giải quyết các quan hệ xã hội pháp luật, đối với xã hội bây giờ nhu cầu giải quyết bằng pháp luật trước tòa luôn được đáp ứng, không có trường hợp nào Tòa từ chối giải quyết với lý do không có luật, do đó nếu chưa có tiền lệ thì tạo ra tiền lệ mới, cũng có thể nói án lệ có tính linh động cao. Thứ hai, án lệ mang tính thực tiễn cao. Án lệ xuất phát từ thực tiễn và dùng để giải quyết những trường hợp phát sinh từ thực tiễn, việc sử dụng án lệ không nhằm tạo ra quy tắc mà là phục vụ thực tiễn xã hội. Việc sử dụng án lệ không mang nặng về lý thuyết và 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 không cứng nhắc, dễ dàng vận dụng và không phải trên các hình thức lý thuyết, không thiên về lý luận. Thứ ba, như đã nói ở trên, án lệ không cứng nhắc, vì vậy án lệ thể hiện tính mềm dẻo và linh hoạt. Xu thế vận động không ngừng biến đổi và phát triển, đôi khi các văn bản pháp luật không thể bắt kịp, trở nên lạc hậu và dần chạy theo đằng sau so với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội. Nhưng nếu để khắc phục sự bất tiện này, phải tốn nhiều trí lực và công sức để sửa dổi, bổ sung. Tuy nhiên sự sửa đổi này không thể khắc phục hết sự lạc hậu mà còn có thể tạo ra nhiều thứ tiêu cực hơn. Những hạn chế trên không hề xuất hiện trong án lệ, vì vậy án lệ vừa giải quyết được những nhược điểm không mong muốn trên vừa bắt kịp xu thế vận động và phát triển của xã hội. 4.2. Nhược điểm của án lệ Án lệ không mang tính hệ thống. Án lệ tồn tại không mang quy tắc như các quy phạm pháp luật và điều đó gây trở ngại trong việc nhận thức và áp dụng luật thống nhất. Các quy tắc, suy luận và việc tìm kiếm chúng trong lời lẽ cảu các thẩm phán được ghi lại trong bản án khi giải quyết là một điều khó khăn. Tiếp theo là số lượng của án lệ, các án lệ tăng liên tực và một cách nhanh chóng qua các năm gần đây đã gây ra nhiều khó khăn trong việc vận dụng án lệ. Anh thường xuyên xử lí khoảng 800 đến 900 vụ án trong một năm, còn Thượng nghị viện thì xử lý khoảng 50 đến 70 trường hợp và đa số đều tạo ra án lệ. Với số lượng án lệ ngày càng đồ sộ đã gây ra nhiều khó khăn cho các thẩm phán và luật sư trong việc tìm kiếm các quy tắc thích hợp để giải quyết các vụ việc. Cuối cùng là hệ thống án lệ không có tính ổn định. Đôi khi các thẩm phán và luật sư lại né tránh áp dụng tiền lệ bằng cách đưa ra các tình tiết khác biệt cho dù án lệ có tính linh hoạt. Chính vì vậy đã dẫn đến việc bất ổn của hệ thống án lệ. II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG ÁN LỆ 1. Cấu trúc của một án lệ Tuy đã có nhiều hệ thống thống pháp luật áp dụng án lệ vào xét xử nhưng đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào về hình thức hay cấu trúc của án lệ. Đã có nhiều nghị quyết về việc công bố cấu trúc, nhưng về mặt hình thức, khi cấu trúc của án lệ được công bố thì sẽ không có sự thống nhất với nhau vì chưa hề có một quy định hiện hành nào bắt buộc. Nếu nói một cách khái quát thì án lệ sẽ được chia thành hai phần, đó là phần bắt buộc và không bắt buộc. Mục đích của việc chia như thế là để xác định xem phần nào sẽ được áp dụng trong các trường hợp tương tự về sau, không phải tất cảt các phần trong bản án đều được áp dụng, và không phải tất cả các phán quyết của Tòa án đều được xem là có giá trị trong các vụ việc về sau. Phần bắt buộc là phần có giá trị bắt buộc đối với mỗi bản án, thể hiện lý do cho quyết định của thẩm phán hoặc luật sư. Những bản án để có thể sử dụng về sau thì khi xét 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 xử thẩm phán phải có những quan điểm, lập luật bắt buộc phỉa có, từ đó án lệ mới có sức thuyết phục. Phần không bắt buộc có thể hiểu là những quyết định không mang tính bắt buộc khi xử lí tình huống phát sinh, có thể là những giả định của thẩm phán đề xuất để giải quyết vụ án dựa trên những trích dẫn pháp luật, có thể được nêu trong bản án hoặc không. 2. Quy trình xây dựng án lệ Đối với các hệ thống pháp luật, sự hình thành án lệ về cơ bản không có nhiều khác biệt. Đầu tiên, án lệ muốn ra đời phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định: - Tòa án vẫn phải tổ chức xét xử cho dù chưa có luật để đảm bảo công lý và bản án khi đó sẽ trở thành án lệ, tiền lệ cho các trường hợp tương tự về sau. - Thẩm phán có nhiệm vụ phải nhận thức được và giải thích được khi xét xử trong lúc luật không rõ ràng. - Đã có luật nhưng luật không thể giải quyết được bản án, khi đó thẩm phán phải vận dụng các luật hiện hành để giải quyết. Quyền hạn xây dựng án lệ ở các nước theo hệ thống Thông luật thuộc về Thẩm phán của Tòa án Nhân dân tối vao và Thẩm phán của các tòa có thẩm quyền phúc thẩm. Việc xây dựng án lệ bắt đầu từ việc các cá nhân cơ quan hay các tổ chức đề xuất các bản án hay quyết định mà trong đó đã có hiệu lực pháp luật của Tòa. Sau đó thông qua rà soát và xem xét các bản án đó xem đã đủ tiêu chí lựa chọn án lệ hay chưa và gửi cho Tòa án Nhân dân tối cao để tiếp tục xem xét và phát triển thành án lệ. CHƯƠNG II VIỆC VẬN DỤNG ÁN LỆ Ở NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI I. ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM 1. Thực trạng việc áp dụng án lệ trong xét sử tại Việt Nam 1.1. Quan niệm về án lệ và các điều luật pháp lý về án lệ Trích Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” thấy rằng nhiệm vụ phát triển án lệ mà Tòa án Nhân dân tối cao phải thực hiện đó là:“Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm…”. Trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, với nhận thức đúng đắn và quyết tâm chính trị cao, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động, tích cực triển khai việc nghiên cứu và xây dựng Đề án phát triển án lệ của Tòa án nhân dân. 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Bằng việc thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Quốc hội đã chính thức giao cho Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm vụ lựa chọn các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, viện dẫn trong xét xử; Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 cũng đã quy định các nguyên tắc áp dụng, viện dẫn án lệ trong xét xử. Các quy định về án lệ trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 cũng phản ánh một thực tiễn là việc xây dựng và phát triển án lệ ở Việt Nam là vấn đề mới cần có bước đi thận trọng, phù hợp để vừa phát huy được những giá trị tích cực vốn có của án lệ nhưng cũng phù hợp với thực tiễn; bảo đảm rằng việc công nhận, áp dụng án lệ trong xét xử sẽ khả thi, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật; bảo đảm công bằng, công lý; tăng cường tính minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án. 1.2. Nhu cầu và khả năng áp dụng án lệ ở Viêt Nam Ở Việt Nam, dưới chế độ phong kiến có thể xem án lệ đã xuất hiện và tồn tại dưới dạng các phán quyết, chiếu, sắc dụ, lệnh của nhà vua nhưng vàon thời điểm đó không gọi bằng “án lệ”. Án lệ được chính thức coi là nguồn luật của Việt Nam vào thời kì Pháp thuộc (năm 1858 – năm 1945). Vào giai đoạn này, án lệ đã được sưu tập và công bố, điển hinh là Tập án lệ Bắc kì (năm 1937) và Trung kì (năm 1941). Đến khi nhà nước phong kiến nưat thuộc địa ở Việt Nam sụp đổ, các tập án lệ cũng mất giá trị pháp lí. Ngày nay, Việt Nam là quốc gia theo truyền thống pháp luật XHCN, luật thành văn là nguồn luật cơ bản và quan trọng nhất, nên án lệ chưa được thừa nhận là nguồn luật chính thức và hiện nay vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về việc có nên đưa án lệ vào áp dụng hay không. Nhưng thức tế cho thấy rằng, trong thời kì đổi mới, cải cách và hội nhập quốc tế ở Việt Nam thì án lệ là một sự lựa chọn đáp ứng được nhu cầu bây giờ. Trong những năm gần đây, nền kinh tết Việt Nam đang từng bước phát triển nhanh chóng với các chính sách mở cửa hội nhập, tăng cường hợp tác song phương về nhiều lĩnh vực như thương, tuy nhiên bên cạnh những phát triển thì việc phải đối mặt với các vụ kiện cũng ngày một nhiều lên. Vì vậy, việc sử dụng án lệ sẽ giúp các nhà làm luật Việt Nam dễ dàng nắm bắt được các xu hướng, nguyên tắc áp dụng án lệ trong pháp luật quốc tế, từ đó có thể hi vọng vào phần thắng của Việt Nam ở các vụ kiện trong tương lai. Có thể thấy rằng hệ thống pháp luật Việt Nam rất khác so với hệ thống luật của Anh, Mỹ nói riêng và các hệ thống pháp luật truyền thống Common Law nói chung nên có nhiều quan điểm cho rằng việc áp dụng án lệ tại Việt Nam không thể được. Tùy nhiên, án lệ có tính linh hoạt nên việc áp dụng án lệ tại Việt Nam một cách sáng tạo rất phù hợp với tình hình đất nước bây giừo, nhất là trong thời kì phát triển đổi mới. Việt Nma sẽ tận dụng được các ưu điểm của án lệ ở các nước đã áp dụng. Hệ thống tòa án Việt Nam được tổ chức theo cácc cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩmt; ngoài ra còn có giám đốc thẩm và tái thẩm, vì vậy cũng phù hợp với việc sử dụng án lệ. Án lệ khôn gphair là một khái niệm xa lạ đối với pháp luật Việt Nam, hiện tại có rất nhiều báo cáo, những hướng dẫn xét xử của Tòa án Nhân dân tối cao cũng có thể coi là những dấu hiệu ban đầu của việc sử dụng án 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 lệ. Đó là những dấu hiệu tích cực cho thấy rằng những quyết định đó hoàn toàn có khả năng phát triển thành án lệ để áp dụng chính thức tại Việt Nam. 1.3. Thực tiễn xét xử các bản án dân sự tại Việt Nam Việc áp dụng án lệ vào hệ thống pháp luật Việt Nam đã bước nào đạt được những kết quả nhât định, án lệ đã từng bước đi vào đời sống pháp lý của đất nước, được đón nhận một cách tích cực. Việc sử dụng án lệ đã giải quyết được phần nào mong đợi của người dân và những nhà làm luật. Theo thống kê, Tòa án Nhân dân tối cao đã công bố 28 án lệ về dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại và lao động. Ngay sau khi án lệ được công bố, cácc Tòa án đã chủ động nghiên cứu xem xét để áp dụng cho các vụ án tương tự sau này. Theo số liệu của Cổng thông tin điện tử của TANDTC tính đến năm 20/3/2019 cả nước đã có 275 bản án. Việc áp dụng án đảm bảo được tính độc lập của cơ quan xét xử, nâng cao vị thế của Tòa án, bảo vệ công lý. Bên cạnh những tích cực thì việc sử dụng án lệ cũng tồn tại một số hạn chế, số lượng các vụ án bị hủy, cải sửa vẫn còn tồn đọng nhiều, chiếm tỷ lệ cao, nhiều vụ án phải kéo dài nhiều năm, xử đi xử lại nhiều lần nhưng không thể giải quyết dứt điểm. Có nhiều yếu tố annhr hưởng tới vấn đề này, ngoài các yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan là tinh thần và trình độ của các thẩm phán, không có sự nghiên cứu kỹ bản án, sót chứng cứ khi xét xử. Tuy nhiên, các nhà làm luật Việt Nam cũng đang từng bước phất triển, cải thiện để việc áp dụng án lệ ngày một tốt hơn. 2. Các quy định hiện hành án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam Theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã có một số quy định hiện hành như sau: Điều 1. Án lệ Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: 1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể; 2. Có tính chuẩn mực; 3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Điều 3. Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ 1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ. 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 2. Các Tòa án có trách nhiệm tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này và gửi cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ. Điều 4. Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ 1. Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm tham gia ý kiến, trừ trường hợp hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết này. Ý kiến góp ý được gửi về Tòa án nhân dân tối cao. Thời gian lấy ý kiến góp ý là 30 ngày kể từ ngày đăng tải. 2. Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến rộng rãi đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ. Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Nghị quyết này. Điều 5. Hội đồng tư vấn án lệ 1. Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật và 01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao (đồng thời là Thư ký Hội đồng). Trường hợp tư vấn án lệ về hình sự thì thành phần của Hội đồng tư vấn án lệ phải có đại diện Cơ quan điều tra của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 2. Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ. 3. Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện thông qua phiên họp thảo luận trực tiếp hoặc bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ quyết định phương thức lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả tư vấn. Điều 6. Thông qua án lệ 1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ. 2. Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau: 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 a) Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này; b) Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất; c) Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất; d) Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. 3. Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành. 4. Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ. Điều 7. Công bố án lệ 1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quyết định công bố án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua. 2. Nội dung công bố bao gồm: a) Số, tên án lệ; b) Số, tên bản án, quyết định của Tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ; c) Tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ; d) Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ; đ) Từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ; e) Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ; g) Nội dung của án lệ. 3. Án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Tòa án, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và được đưa vào Tuyển tập án lệ để xuất bản. Điều 8. Áp dụng án lệ trong xét xử 1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố. 2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án. 3. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự. 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Điều 9. Bãi bỏ án lệ 1. Án lệ đương nhiên bị bãi bỏ trong trường hợp án lệ không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật. 2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định, việc bãi bỏ án lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình; b) Bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ. Điều 10. Thủ tục bãi bỏ án lệ 1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức, Tòa án kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ khi phát hiện án lệ thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này. 2. Tòa án đã hủy, sửa bản án, quyết định thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này phải gửi báo cáo kèm theo quyết định đã hủy, sửa về Tòa án nhân dân tối cao để xem xét việc bãi bỏ án lệ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định. 3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, báo cáo theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao họp biểu quyết thông qua việc bãi bỏ án lệ theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 3 Điều 6 của Nghị quyết này. Trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông báo bãi bỏ án lệ, trong đó xác định rõ thời điểm án lệ bị bãi bỏ. Thông báo bãi bỏ án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Tòa án, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao. 3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển án lệ tại Việt Nam và chính sách phát triển án lệ trong thời kỳ đổi mới và cải cách 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển án lệ tại Việt Nam Tuy Việt Nam đã áp dụng án lệ vào pháp luật nhưng nhận thức về án lệ là một trong những vấn đề gây khó khăn trong việc phát triển án lệ tại Việt Nam. có sự mâu thuẫn trong nhận thức thế nào là án lệ giữa những người trực tiếp đề xuất, lựa chọn, phát triển án lệ; mâu thuẫn trong giới chuyên gia, nhà khoa học; mâu thuẫn trong nhận thức của xã hội về án lệ. Tuy nhiên việc khắc phục khó khăn này không phải là việc một sớm, một chiều vì thay đổi nhận thức là một việc vô cùng phức tạp. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về án lệ. Bản án, quyết định Tòa án là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử, vì vậy việc nâng cao bản án cũng được đề cao. Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án không chỉ là nhiệm vụ mới đối với mỗi Thẩm phán, đối với riêng từng Tòa án mà còn là 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 nhiệm vụ chung của Tòa án các cấp từ khi thành lập Tòa án đến nay. Đặc biệt, trong tình hình mới, khi vai trò, vị thế của Tòa án được khẳng định là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, khi Tòa án được giao thêm nhiệm vụ mới là phát triển án lệ và công bố án lệ thì các Tòa án càng cần phải đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng bản án. 3.2. Chính sách phát triển án lệ trong thời kỳ đổi mới và cải cách Việt Nam đang tùng bước phát triển, vì vậy chỗ đứng cảu pháp luật cũng được đề cao, đặc biệt là án lệ được đưa vào hệ thống pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Đầu tiên cần chú trọng vào việc hoàn thiện các báo cáo tổng kết, hướng dẫn của Tòa án Nhân dân tối cao. Xây dựng các quy chế, các nguyên tắc chặt chẽ trong việc xây dựng án lệ. Việc nâng cao trình độ thẩm phán, các nhà làm luật cũng rất quan trọng, để có những án lệ có giá trị đòi hỏi các thẩm phán phải có trình độ cao, có khả năng phân tích, đánh giá các bản án và đưa ra những lập luận chặt chẽ khi xét xử. Và để đạt được điều này, họ cần phải được đào tạo bài bản và có sự độc lập tuyệt đối, cần loại bỏ các yếu tố không cần thiết chi phối quá trình xét xử của thẩm phán. Quy định về thẩm quyền giải thích pháp luật hiện nay ở Việt Nam cũng là trở ngại cho việc áp dụng án lệ. Việc giải thích luật là khâu quan trọng trong quá trình xét xử có sử dụng án lệ, việc giải thích này đôi khi phụ thuộc ào ý chí chủ quan của thẩm phán. Theo sau sự phát triển ngày một tăng của đất nước thì số lượng án lệ cũng ngày một tăng lên, để dễ dàng cho việc tìm kiếm thì ngay từ đầu phải có sự sắp xếp và lưu trữ một cách khoa học. Tóm lại việc áp dụng án lệ vào hệ thống pháp luật tại Việt Nam cần có một kế hoạch cụ thể và chặt chẽ, chi tiết về các bước thực hiện và phải có một sự phối hợp ăn ý giữa ba ngành lập pháp, tư pháp và hành pháp. II. ÁN LỆ TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1. Án lệ tại Hoa Kỳ Án lệ của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ được dựa trên nguồn gốc án lệ của Anh nên án lệ Hoa Kỳ cũng mang những đặc trưng như của án lệ Anh. Tuy nhiên, sau đó Hoa Kỳ đã phát triển theo một hướng mới để phù hợp với đường lối phát triển của đất nước, một đất nước với nhiều tiểu bang khác nhau, đa sắc tộc, đa tôn giáo. Vì cải cách nên án lệ Hoa Kỳ có những đặc điểm cơ bản sau: Bản chất án lệ của Hoa Kỳ linh hoạt, mềm dẻo hơn án lệ của Anh (ở Hoa Kỳ gồm có 02 loại án lệ, án lệ ràng buộc và án lệ thuyết phục, trong đó án lệ thuyết phục cũng chiếm một khối lượng khá lớn; án lệ Hoa Kỳ được tất cả các Tòa án trích dẫn thường xuyên, nhưng trong các bản án cũng dành chỗ cho quan điểm của các thẩm phán về chính sách chung, đặc biệt những vụ việc mà Tòa án coi là quan trọng; trong án lệ các thẩm phán Hoa Kỳ đề cập nhiều hơn tới hệ quả thực tiễn của một phán quyết phù hợp với nhu cầu chính sách hơn hay là sự kiên định của người thẩm phán trong việc xem xét vụ việc hiện tại). Ở Anh, án lệ không chỉ được ban hành để giải thích luật thành văn, mà còn có vai trò trong sáng tạo ra một số quy phạm thành văn, ví dụ những lĩnh vực như: Hợp đồng, bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cũng như hành vi phạm tội nghiêm trọng như giết người và hành hung tập thể là sản phẩm của cơ quan tư pháp chứ không 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 phải là cơ quan lập pháp. Còn ở Hoa Kỳ, án lệ được tạo ra bởi hoạt động giải thích luật thành văn, vì vậy, án lệ giải thích ở Hoa Kỳ có giá trị ràng buộc cao. Ở Hoa Kỳ, Toà án tối cao liên bang không có nghĩa vụ phải tuân thủ một cách cứng nhắc các phán quyết trước đây của mình, bởi lẽ đó là cơ quan tối cao có trách nhiệm đối với chính sách pháp lý tổng thể của đất nước, cho nên toà án tối cao cần phải linh hoạt trong xét xử. Toà án cấp dưới của liên bang và toà án bang có nghĩa vụ tuân thủ các bản án là án lệ của Toà án tối cao liên bang. Đối với các phán quyết của toà án cấp dưới của liên bang về những vấn đề mang tính liên bang thì toà án các bang không bắt buộc phải tuân theo, tuy nhiên chúng thường được nghiên cứu cẩn thận. Tương tự, các phán quyết của toà án bang về những vấn đề mang tính liên bang cũng không ràng buộc các toà án liên bang. Đối với các phán quyết của toà án phúc thẩm khu vực của liên bang thì các phán quyết này chỉ mang tính bắt buộc tuân theo đối với các toà án cấp dưới nằm trong lãnh thổ khu vực đó chứ không ràng buộc các toà án khu vực khác. Tương tự, các phán quyết của toà án cấp trên của bang là án lệ chỉ có giá trị ràng buộc đối với các toà án cấp dưới của bang đó. Tuy nhiên thực tế cho thấy các phán quyết của toà án cấp trên vẫn được toà án cấp dưới áp dụng. 2. Án lệ tại Anh Tại Anh, án lệ được giải thích là ranh giới cơ bản giữa Ratio decidendi và Obiter decidendi. Và án lệ tại Anh được áp dụng với nguyên tắc Stare decisis. Nguyên tắc Stare decisis có thể được tóm tắt một cách đơn giản như sau: Hai vụ việc với các tình tiết chính tương tự như nhau sẽ được xét xử như nhau. Ban đầu nguyên tắc này không chính thức bắt buộc nhưng dần dần vào khoảng giữa thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 nguyên tắc này chính thức bắt buộc áp dụng. Sở dĩ nguyên tắc này được sử dụng và được coi trọng bởi vì khi các quy định pháp luật thành văn không tồn tại, nguyên tắc này là điều kiện tiên quyết đối với bất cứ hệ thống pháp luật nào muốn duy trì tính có thể dự báo trước ở một mức độ nhất định và sự tôn trọng các quy định của pháp luật. Nguyên tắc Stare decisis ngày nay vẫn là nguyên tắc xương sống của pháp luật Anh, mặc dù điều đó chưa bao giờ được quy định trong luật nhưng được xây dựng dựa trên hoạt động của các toà án và toà án có thể quyết định sửa đổi nguyên tắc này. 3. Án lệ tại Nhật Bản Tại Nhật Bản, sự nhìn nhận, tư duy về sự ràng buộc của án lệ cũng có sự lệch pha nhỏ. Có quan điểm xem trọng yếu tố giải thích pháp luật, có quan điểm lại xem trọng yếu tố tình tiết. Tùy theo việc xem trọng yếu tố nào mà kết luận về bản án có thể khác đi. Án lệ của Nhật Bản được lựa chọn trên sự quyết định của Ủy ban án lệ. Ở Nhật Bản, pháp luật quy định quyền kháng cáo 2 cấp. Để áp dụng án lệ thì cần thiết phải tạo cho án lệ có sức mạnh, những bản án, nhận định của Tòa án tối cao phải được tôn trọng và tuân theo, tuy nhiên sức mạnh của án lệ ở Nhật Bản không mạnh như ở Anh, Mỹ. Mục tiêu của Nhật Bản chỉ là hy vọng các án lệ sẽ được tôn trọng và tuân theo. Chỉ xét xử của Tòa án cấp cao nhất mới có thể trở thành án lệ, tuy nhiên ở Nhật Bản trong trường hợp không có án lệ đối với một vấn đề của một vụ án cụ thể thì thẩm phán hoàn toàn có thể tham khảo những bản án của Tòa án khác về vụ án tương tự. 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Ở Nhật Bản, ngoài tập án lệ của Tòa án tối cao thì cũng có những tập giống như án lệ nhưng là của Tào án cấp dưới và nó không phải qua những bước thẩm định, biên soạn khắt khe như biên soạn án lệ. Những bản án này được công khai và là nguồn tài liệu tham khảo rất có ý nghĩa đối với các thẩm phán trong hoạt động xét xử. KẾT LUẬN Từ những vấn đề được nghiên cứu ở trên, chúng ta đã thấy rõ tầm quan trọng của án lệ trong pháp luật, nhu cầu xã hội cũng như trên con đường phát tiển của thế giới nói chung và của nước ta trong thời kỳ hiện nay nói riêng. Qua đó, ta thấy được rằng Việt Nam đã có những bước tiến cực kỳ to lớn trong việc công nhận án lệ, hiểu rõ được nhu cầu của án lệ trong đời sống xã hội, từ đó có thể hoàn thành tốt mục tiêu của một Nhà nước pháp quyền XHCN “của dân, do dân và vì dân”. Những vấn đề nêu trên không phải tất cả, cũng không phải trọng yếu nhưng qua đó, em mong muốn góp một phần sức lực để xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, công bằng, dân chủ và ngày càng phát triển. 17 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP 2. Ngô Văn Nhạc, Án lệ tại Việt Nam và đinh hướng phát triển 3. https://luatnbs.com/nguyen-tac-ap-dung-an-le-tai-my/ 4. https://luatnbs.com/nguyen-tac-ap-dung-an-le-tai-anh/ 5. HongTQuang’s Blog, Án lệ tại các nước theo hệ thống dân luật 6. Dương Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thúy, Bài báo Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam 7. https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietnghiencuu? dDocName=TAND156106 8. https://text.123docz.net/document/5125816-an-le-trong-phap-luat-anh-va-my-duoi- goc-do-luat-so-sanh.htm 9. https://luatnbs.com/lich-su-an-le-anh/ 10. https://tks.edu.vn/WebThongTinKhoaHoc/Detail/764?idMenu=120 11. https://thu-partners.com/an-le 12. http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210764 13. Từ điển Black’s Law. 18 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 19 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Pháp luật đại cương: Các giai đoạn phạm tội
21 p | 1606 | 96
-
Tiểu luận: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
18 p | 797 | 84
-
Tiểu luận môn học Pháp luật đại cương: Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong lịch sử - Từ đó rút ra ưu nhược điểm
8 p | 1272 | 82
-
TIÊU LUẬN: Những biện pháp đầu tiên nhằm bảo vệ quyền con người
24 p | 368 | 80
-
Bài tiểu luận môn pháp luật đại cương: Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong lịch sử
11 p | 1410 | 76
-
Tiểu luận môn Pháp luật đại cương: Vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam
28 p | 3810 | 72
-
Tiểu luận Pháp luật đại cương: Các giai đoạn phạm tội - Nguyễn Trần Anh Tiến
18 p | 515 | 63
-
Tiểu luận: Các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia
20 p | 385 | 54
-
Tiểu luận:Các yếu tố tác động đến việc hiểu – thực thi quyền con người
9 p | 214 | 27
-
Tiểu luận: Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người?
16 p | 228 | 24
-
TIỂU LUẬN: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ BÌNH LUẬN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐƯQT
14 p | 247 | 23
-
Tiểu luận: Điểm mới trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
16 p | 147 | 16
-
Tiểu luận: NỘI DUNG VĂN KIỆN NHÂN QUYỀN ASEAN
10 p | 107 | 15
-
Tiểu luận: Hiệp ước về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và pháp nhân thuộc quốc gia khác
8 p | 198 | 15
-
Tiểu luận :Vai trò của các văn kiện trong cơ chế nhân quyền
27 p | 128 | 15
-
Tiểu luận: VỤ TRANH CHẤP THỀM LỤC ĐỊA BIỂN AEGEAN GIỮA HI LẠP VÀ THỔ NHĨ KỲ
15 p | 161 | 12
-
Tiểu luận: Xu hướng thực tế không áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong công ước về nhân quyền
13 p | 132 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn