intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Mô hình chuỗi cung ứng Coca - Cola

Chia sẻ: Pham Nhu Hoang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

1.211
lượt xem
144
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Mô hình chuỗi cung ứng Coca - Cola Giới thiệu Coca - Cola, chuỗi cung ứng của Coca-cola Việt Nam, cách thức hoạt động chuỗi cung ứng, đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu, chiến lược kinh doanh, phân tích các yếu tố chuỗi cung ứng, bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Mô hình chuỗi cung ứng Coca - Cola

  1. TIỂU LUẬN MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG COCA-COLA NHÓM 1: TOMATO 1. NGUYỄN THỊ XUÂN HÀ 2. PHẠM NHƯ HOÀNG 3. NGUYỄN THỌ MINH HUÂN 4. NGUYỄN TẤN HUY 5. LÊ ĐINH ANH HUY 6. NGUYỄN NAM PHƯƠNG 7. NGUYỄN THỊ THU TRÚC GVHD: PHẠM THỊ THANH BÌNH MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA-COLA VIỆT NAM 1. Giới thiệu coca-cola 1.1. Sơ lược về coca-cola
  2. - Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng ở Atlanta, đã thật sự thu hút được sự chú ý của hấu hết những người thưởng thức bởi hương thơm tuyệt vời và màu sắc hấp dẫn. - Coca-cola là công ty xản suất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới. Coca-cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi - Ở Châu Á công ty hoạt động tại 6 khu vực: o Trung Quốc o Ấn Độ o Nhật Bản o Philipin o Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc o Khu vực Tây và Đông Nam Á. 1.2. Coca-cola trên thế giới - 8.5.1886: tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S. Pemberton đã chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình nhỏ bằng đồng. Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc. Ngay sau đó người trợ lý của John là Ông Frank M. Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca-Cola. - 1891: Ông Asa G. Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD.
  3. - 1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca-Cola”. - 1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. - 31/1/1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng nghiệp J.T. Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ. - 1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola cho Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta. Bốn năm sau, Ernest Woodfuff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tầm cao mới mà không một người nào có thể mơ thấy. Đến thời điểm này sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở hơn 200 nước trên thế giới.  Logo Coca-cola qua các thời kỳ: 1.3. Coca-cola Việt Nam
  4. - 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam. - Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài. - Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc. - Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam. - Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng. - Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam. - Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
  5. - Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh - Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới và giám đốc điều hành (CEO) là ông Vamshi Mohan.  Những mặt hàng Coca-cola 2. Chuỗi cung ứng của Coca-cola Việt Nam
  6. Mô hình chuỗi cung ứng của Coca-cola Trong đó:  Nhà cung cấp: - CO2: • Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia. • Đốt cháy dầu do với chất trung gian là (MEA) monoethanol amine. - Đường: Nhà máy đường KCP - Màu thực phẩm (carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học amoiniac - Chất tạo độ chua (axit citric): được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo quản. - Caffein: • Caffein tự nhiên: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola. • Caffein nhân tạo - Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-cola: • Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho coca-cola.
  7. • Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca cola. • Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu sovi cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát coca cola Việt Nam…  Nhà sản xuất (Coca-cola) - Coca-cola có dây truyền sản xuất hiện đại. s ử dụng công nghệ PROFIBUS của Danfoss, vận hành đơn giản, tin cậy,giao thức linh hoạt, tiêu chuẩn hóa và thân thiện. - Coca-cola có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: o Hà Nội (Hà Tây) o Đà Nẵng o Thành phố Hồ Chí Minh  Phân phối: - Năm qua hoạt động coca cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của coca cola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam. - Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với nước giải khát khâu phân phối là rất quan trọng.  Bán lẻ: - Nhà hàng - Trung tâm vui chơi - Cửa hàng bán lẻ - Các hàng quán giải khát  Người tiêu dùng: - Trẻ nhỏ - Thanh thiếu niên - Phụ nữ công sở - Các hộ gia đình Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và từng gia đình Việt. Để có được thành công ấy coca cola đã không ngừng tung ra các chiêu quảng cáo, tiếp thị đặc sắc phù hợp với nét văn hóa người Việt. Cùng với một loạt các chương trình khuyến mại, giảm giá…hấp dẫn.  Dịch vụ chăm sóc khách hàng:
  8. - Coca cola Việt Nam đã tổ chức một loạt các hoạt động hướng tới giới trẻ như: - “Mở Coca-Cola, bật tuôn sảng khoái” - Uống Coca-Cola, giữ lại nắp chai để đổi quà phong cách - Cuộc thi Khoảnh khắc sảng khoái cùng coca cola… - Coca-cola hoan nghênh mọi câu hỏi, nhận xét, phản h ồi và rất mong nh ận được thông tin của quý khách hàng. Những ý kiến đóng góp đó giúp h ọ n ỗ lực mang lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất có thể. Khách hàng có thể để lại nhận xét của mình trên trang của họ tại http://www.cocacolasabco.com - Trong bản “Quy tắc đạo đức doanh thương cho nhà cung cấp của hãng Coca Cola” có ghi rõ: “Hãng quý trọng mối quan hệ hợp tác với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng. Phải đối xử với các đối tác này theo cách chúng ta mong muốn được đối xử. - Luôn đối xử công bằng vơí khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng, tôn trọng và đối đãi với họ một cách trung thực: + Không tham gia vào các hoạt động không công bằng, lừa dối hoặc sai trái. + Luôn mô tả sản phẩm của hãng một cách trung thực và thẳng thắn.” 3. Cách thức hoạt động chuỗi cung ứng - Hoạt động theo mô hình gián tiếp - Sản xuất theo BTS (sản xuất để tồn kho) - Sử dụng Just in time 4. Đối thủ cạnh tranh - Các loại nước giải khát không có gas. - Đặc biệt đối thủ cạnh tranh với coca-cola trong nước giải khát có gas là Pepsi o Mặc dù có mặt ở Việt Nam sau pepsi nhưng coca cola Việt Nam đã không ngừng mở rộng thị trường và tìm
  9. kiếm khách hàng. Coca cola dần dần đã chiếm được vị thế rất lớn trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. o Trong cuộc đấu giữa coca cola và pepsi để giữ vững được thị phần của mình thì các bộ phận trong chuỗi cung ứng của coca đã phối hợp rất nhịp nhành để có thể đáp trả lại các hành động của pepsi trên thị trường. Ví dụ: khi pepsi có ý định giảm giá hay khuyến mại thì ngay lặp tức các nhà phân phối đại lý của coca cũng đồng loạt giảm giá khuyến mãi… Để làm được điều này đòi hỏi họ phải thiết lặp mạng lưới thông tin xuyên suốt chính xác và nhanh nhạy. 5. Thị trường mục tiêu - Theo địa lý: là miền Nam, nơi người dân sống năng động hơn, chi tiêu nhiều hơn nên nhu cầu lớn hơn - Theo nhân chủng học: thanh thiếu niên. 6. Chiến lược kinh doanh - Chiến lược chắc chân thị trường (tập trung vào các thị trường chủ chốt) - Chính sách sản phẩm: nhãn hiệu, bao bì, dịch vụ - Chính sách giá: o Chiến lược định giá thâm nhập thị trường o Định giá chiết khấu o Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm - Chính sách phân phối - Chính sách xúc tiến hỗn hợp o Quảng cáo o Kích thích tiêu thụ (mở rộng hệ thống đại lý, tăng chiết khấu) o Quan hệ công chúng 7. Phân tích các yếu tố chuỗi cung ứng. 7.1. Các yếu tố thành công trong chuỗi cung ứng của Coca-cola - Coca cola Việt Nam đã xây dựng một chuỗi cung ứng thành công. Vận dụng, quản lý tốt của chuỗi cung ứng. Thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, thống nhất, sự ăn ý và hợp tác một cách tối ưu giữa các khâu trong chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp, vận chuyển kho bãi, các nhà phân phối bán buôn bán lẻ…và nhiều yếu tố khác. - Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy. Bắt kịp với thời đại coca-cola Việt Nam cũng đã có những chiêu thức chào bán hàng trên mạng đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ đam mê internet và sự tiện dụng mà cuộc sống hiện đại đem lại.
  10. - Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi cung ứng. Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cung lao động dồi dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sáng tạo… - Quản lý và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Nhờ có kế hoạch kinh doanh dài hạn mà coca cola có thể tận dụng được mọi nguồn lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng. Hạn chế những rủi ro không những cho doanh nghiệp trung tâm mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng. - Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành công của coca cola. 7.2. Các yếu tố chưa thành công trong chuỗi cung ứng - Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng - Phát triển hệ thống nhân sự chưa thực sự hiệu quả - Các khâu vận chuyển, kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng. 8. Bài học - Sử dụng mô hình gián tiếp - Sử dụng mô hình BTS - Văn hóa doanh nghiệp - Giữ mối quan hệ tốt giữa khách hàng và nhà cung ứng - Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy - Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi cung ứng. - Quản lý và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh - Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2