intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn học: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận môn học: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay nêu cơ sở lý luận phân tích một số khái niệm cơ bản về hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, tín dụng, quy trình tín dụng. Thực trạng hoạt động cho vay kích cầu của các Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp năm 2008.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn học: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌ C NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tiểu luận GV hướng dẫn : TS. Lại Tiến Dĩ nh H V thực h iện : Trần Văn Thanh Lớp : Cao học Ngân hàng – Ng ày 1 Khóa : K17 TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2009 LỜI MỞ ĐẦU
  2. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 2 Trong thời gian vừa qua cơn bão tài chính đã bắt đầu từ M ỹ và lan t ỏa đi khắp nơi, di chứ ng cho đến t ận bây giờ và có thể là hết năm 2009 nền kinh tế thế giới mới đi vào ổn định như cũ được, một sức tàn phá ghê gớm đủ cho m ột Phố Wall, một Ngân hàng Lehm an Brothers, Ngân hàng IndyMac Bancorp Inc, Freddie Mac và Fannie M ae, Citigroup ... với lịch sử tồn tại hàng trăm năm bổng chốc sụp đổ. Kinh tế Việt Nam 2008 đã không còn nằm ngoài dòng chảy của kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1 997. Lạm phát đã từng trở thành tâm điểm của điều hành chính sách vĩ mô khi giá cả các mặt hàng lên tới mứ c đỉnh điểm. Nền kinh tế đang từ mức phát triển quá nóng rồi đột ngột phải hãm phanh, lo ngại lạm phát vừa đư ợc đẩy lùi đã phải đối phó với khả năng giảm phát khi cuối năm nền kinh tế thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái. Hàng loạt các công cụ điều hàng vĩ mô nền kinh tế, các chính sách tiền tệ đư ợc đưa ra áp dụng từ thắt chặt đến nới lỏng, lãi suất lên rồi hạ ... đã làm cho nền kinh tế bị nóng. Tuy nhiên, nhờ sự hạ nhiệt của khủng hoảng thế giới, hạ nhiệt của giá dầu mỏ, và sự hợp lý trong việc thực thi chính sách nên nền kinh tế Việt Nam đã n găn chặn được lạm phát, nhưng lại đứng trư ớc nguy cơ suy giảm, trì trệ nền kinh t ế. Trên thế giới, bắt đầu từ M ỹ đã tung ra các gói kích cầu 700 tỷ USD nhằm cứu vãng các ngân hàng, các tập đoàn, cứu vãng nền kinh tế đ ất nước. Đầu thán g 12/08 Chính phủ Việt Nam cũng đã công bố gói kích cầu 1 tỷ USD, rồi 6 tỷ USD đã làm dư luận rất xôn xao, bàn tán về n guồn vốn, về lĩnh vự c, về ngành nghề, về đối tư ợng ... đư ợc hưởng nhữ ng ưu đãi từ gói kích cầu ấy mang lại. Tuy nhiên, đến nay gói kích cầu ấy vẫn còn đang trong tranh luận và xây dự ng, chưa biết khi nào được áp dụng để kích thích nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Xuất phát từ những lý do trên, bản thân đã chọn đề tài “ Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các Ngân hàng thương m ại Việt Nam thời gian qua” để làm nội dung nghiên cứu cho t iểu luận cá nhân của mình. Cấu trúc bài viết: ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài viết gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận: Phần này nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản về hệ thống Ngân hàng thương m ại Việt Nam, tín dụng, quy trình tín dụng; Phần 2: Thực trạng hoạt động cho vay kích cầu của các Ngân hàng thương m ại đối với doanh nghiệp năm 2008: Phần này tập trung đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng, những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân trong quá trình cho vay kích cầu của các Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp trong năm 2008. Phần 3: Những kiến nghị, giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả cho vay kích cầu: Phần này đưa ra các kiến nghị, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay kích cầu trong năm 2009. PHẦN I: GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  3. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm Theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2004: “Tổ chứ c tín dụng là doanh nghiệp đư ợc thành lập theo quy định của Luật này v à các quy định k hác của pháp luật để hoạt động ngân hàng”. Luật này cũng định nghĩa: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thự c hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thư ơng mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Luật N gân hàng Nhà nước định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gử i và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển như ợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong m ột thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định (N guyễn Minh Kiều, 2007:184). Theo N guyễn Minh Kiều (2007: 225): “Cho vay là một hình thứ c cấp tín dụng, theo đó tổ chứ c tín dụng giao cho k hách hàng một k hoản tiền để sử d ụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. 1.2. Nguyên tắc vay vốn Việc vay vốn ngắn hạn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân th ủ theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung, khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo hai nguy ên t ắc: - Sử dụng vốn đúng mục đ ích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. - Hoàn trả n ợ gốc và lãi vốn vay đúng t hời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là một nguyên t ắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Bản chất của quan hệ t ín dụng là quan hệ chuyển như ợng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải đư ợc hoàn trả, cả gốc và lãi. 1.3. Điều kiện vay vốn Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên t ắc vay vốn, n gân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn m ột số điều kiện vay nhất định. Theo quy chế cho vay khách hàng do Ngân hàng Nhà nư ớc (NHNN ) ban hành, các điều kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm: GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  4. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 4 - Có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lự c hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; - Có mục đích vay vốn hợp pháp; - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; - Có phư ơng án s ản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với các quy định pháp luật; - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và h ướng dẫn của N gân hàng Nhà nư ớc Việt Nam. 1.4. Mục đích vay vốn Theo quy chế cho vay khách hàng cũng như trong phần trình bày về các điều kiện vay vốn, các NH TM khi cho vay yêu cầu khách hàng phải có mục đích vay vốn hợp pháp và cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đã t hỏa thuận. 1.5. Hồ sơ vay vốn Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho Tổ chức tín dụng một bộ hồ sơ vay vốn bao gồm giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứ ng m inh đủ điều kiện vay vốn. T hông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm: - Giấy đề nghị vay vốn. - Giấy tờ chứng m inh tư cách p háp nhân của khách hàng, chằng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động. - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. - Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. - Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. Sau khi nhận hồ sơ vay, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và ra quyết định cho vay. 1.6. Thẩm định và quyết định cho vay Để có căn cứ ra quy ết định cho vay hay không cho vay, các TCTD đều có xây dựng quy trình xét duy ệt cho vay theo nguy ên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi thẩm định, TCTD sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phư ơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phư ơng án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. TCTD quy định cụ thể và n iêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quy ết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. Trư ờng hợp quyết định không cho vay, TCTD phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. Trường hợp quyết định cho vay, TCTD và khách hàng s ẽ ký kết hợp đồng tín dụng và thự c hiện các kh âu t iếp theo của quy trình t ín dụng. Thẩm định và quy ết định cho vay là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  5. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 5 1.7. Hợp đồng tín dụng Việc cho vay của TCTD và khách hàng vay phải đư ợc lập thành hợp đồng t ín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương t hức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Ngoài ra hợp đồng t ín dụng cũng cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên: Khách hàng và Ngân hàng. 1.8. Giới hạn và hạn chế cho vay Trong hoạt động t ín dụng, NHTM bị giới hạn cho vay theo quy định của Luật các TCTD nhằm đảm bảo an toàn. Các giới hạn tín dụng khi cho vay ngắn hạn bao gồm: - Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vư ợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. - Trong trư ờng hợp đặc biệt ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay theo quy định nêu trên khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể. - Việc xác đ ịnh vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được t hực hiện theo quy định của NH NN Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số hạn chế như ngân hàng không đư ợc cho vay không có bảo đảm, cho vay với nhữ ng điều kiện ư u đãi về lãi suất, về mứ c cho vay đối với nhữ ng đối tượng sau đây: - Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại TCTD cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại TCTD cho vay; Kế toán trưởng của T CTD cho vay; - Các cổ đông lớn của TCTD; - Doanh nghiệp có một trong những đối tượng là T hành viên Hội đồng quản tr ị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đ ốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng; Người thẩm định, xét duyệt cho vay; Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản tr ị, B an kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. 1.9. Những trường hợp không cho vay Ngoài nhữ ng hạn chế và giới hạn tín dụng trên, ngân hàng còn không đư ợc cho vay trong nhữ ng trư ờng hợp sau: - Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng; - Người thẩm định, xét duyệt cho vay; - Bố, m ẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc). GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  6. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 6 1.10. Các phương thức cho vay Phương thức cho vay là cách thứ c thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng của ngân hàng.Hiện nay trong cho vay đối với doanh nghiệp, các NHTM có thể thỏa thuận với khách hàng về sử d ụng loại phương thứ c cho vay. Tùy theo đặc điểm chu chuyển vốn của khách hàng, ngân hàng và khách hàng có th ể thỏa thuận lựa chọn phư ơng thức cho vay của mình cho khách hàng tham khảo. Thực tiễn cho thấy, ngoài các phư ơng thứ c cho vay phổ biến như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo dự án đầu tư, còn có nhiều phư ơng thức cho vay khác dành cho những hoàn cảnh vay vốn khác nhau trong thực hiện ở các ngân hàng khác nhau, như: Cho vay theo hạn mứ c tín dụng dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay th eo hạn mức thấu chi, cho vay ủy thác ... GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  7. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 7 PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KÍCH CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM NĂ M 2008 2.1. Khái quát chun g 2.1.1. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Cuộc khủng hoảng cho vay dư ới chuẩn từ cuối năm 2006 đến nay đang t àn phá thị trường tài chính Mỹ và nhiều nư ớc trên thế giới, để lại đằng sau nhiều ngân hàng, nhiều quỹ đầu tư phá sản và nhiều tổ chức tài chính khác đang chìm ngập trong cơn bão tài chính. Mọi việc bắt đầu vào cuối năm 2 006 khi thị trư ờng bất động sản Mỹ bắt đầu đóng băng và sụt giảm giá trị rất lớn, dẫn đến cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở tại Mỹ, nợ xấu, nợ khó đòi tăng nhanh và vỡ nợ. Đây đư ợc cho là n guy ên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính t ại Mỹ và lan rộng khắp nơi. Điều lưu ý là cuộc khủng hoảng tài chính hiện t ại không đơn thuần chỉ là khủng hoảng tín dụng nhà đ ất mà nguyên do sâu xa hơn được tích lũy th ời gian dài: do bùng nổ t ín dụng, sự bùng nổ nợ tiêu dùng, nhận thức xu hướng phát triển tồn t ại mãi, sự tôn sùng về thị trư ờng tự do không kiểm soát, sự sùng bái thị trư ờng tài chính, kinh tế thị trư ờng... Tác động của khủng hoảng tài chính M ỹ và thế giới đến nền kinh tế Việt Nam - PG S- TS Trần Hoàng N gân - Trư ờng Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ảnh hư ởng đến tất cả các nền kinh tế thế giới, được cho là nhen nhóm từ ngày 9/8/2007- khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) buộc phải thi hành biện pháp khẩn cấp nhằm cứ u các ngân hàng trước nguy cơ sụp đổ do gánh nặng của các khoản cho vay thế chấp khó đòi. Khởi đầu từ M ỹ, cuộc khủng hoảng tài chính đã lan nhanh sang châu Âu và các khu vự c khác. Người ta còn nhớ đúng 8h 25 phút sáng 9/8/2007, FED buộc phải bơm hàn g chục tỷ USD ra thị trường. Và 70 phút sau đó, chính xác là 9h 35 phút, họ lại phải bơm thêm tiền vào hệ thống này. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Ngân hàng T rung ư ơng châu Âu cũng hành động tương tự. Từ đó, chúng t a biết thêm một từ m ới thông dụng tr ong nền kinh tế: "Cho vay thế chấp thứ cấp" - một phư ơng thức cho vay tồi tệ ở M ỹ đã t ạo nên những khoản nợ r ác, nợ độc hại, thậm chí là những khoản nợ "điên". Các nhà lãnh đạo N gân hàng Tru ng ương đang tìm cách bác bỏ sự thật là những biện pháp cấp bách như nhữ ng biện pháp thi hành cách đây một năm, và vẫn phải liên tục áp dụng với mứ c độ ngày càng nhiều hơn kể từ đó - chính là dấu hiệu cho thấy qui mô của tấn thảm kịch. Thời gian trôi qua chỉ càng khẳng định thêm những mối lo ngại đó. Những cơn chấn động trong năm qua đã làm hơn 100.000 nhân viên ngành tài chính mất công ăn việc làm, để lại xác một vài ngân hàng được nhà nước r a tay cứu vớt. Cuộc khủng hoảng đã khoét sâu vào uy tín của các Ngân hàng Trung ương, nhất là các thiết chế GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  8. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 8 quản lý tài chính. Nó làm mất lòng tin vào ngân hàng. Tác động huỷ diệt của nó đang dần dần làm ô nhiễm nền kinh tế thực. Nó đẩy nhanh cuộc khủng hoảng địa ốc tại Mỹ, Anh và Tây Ban Nha. Các nước ở rất xa n hư New Zealand và Đan Mạch cũng đang bước vào suy thoái. Cả n hữ ng đảo quốc một thời đư ợc coi là thịnh vượng như Iceland cũng nghiêng ngả. Nước Mỹ đang bị bao trùm bởi bóng ma đán g sợ này. Thực tế là cuộc khủng hoảng đã ập đến một cách bất ngờ. Sau vài tháng, người ta lập luận rằng điều tồi t ệ nhất đã qua. Lại một sai lầm nữa. Rất nhiều người đã tưởng rằng xáo trộn trong sự phát triển của nền kinh t ế phương Tây sẽ diễn ra trong thời gian ngắn. M ột lần nữa, lại sai. Giờ đây, không ai nghĩ rằng chặng cuối của đư ờng hầm sẽ hiện ra trước năm 2010, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thêm cuộc khủng hoảng lương thự c và năng lượng. Bùi Ngọc Hải -Cuộc khủng hoảng t ài chính toàn cầu - một năm nhìn lại - http://ww w.sbv.gov.vn/vn/hom e/tinthoibao.jsp?tin=1721N gày 08/01/2009 2.1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế của Việt Nam Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và lan rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ. Theo đánh giá của Chính phủ và N gân hàng Nhà nư ớc, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có m ối liên hệ trực tiếp với thị trường tài chính thế giới nên m ức độ ảnh hư ởng không lớn. Phản ứng đầu tiên của các ngân hàng trong nước là rút bớt tiền gửi ở nư ớc ngoài về, đóng bớt tài khoản thanh toán quốc tế. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam khẳng định tiếp tục duy trì hoạt động và đảm bảo an toàn. Một ảnh hư ởng cụ thể từ cuộc khủng hoảng này đư ợc xét đến ở những biến động trên thị trường ngoại t ệ và xu hướng tăng lên của tỷ giá USD/VND. Trong thán g 10, cầu ngoại tệ của các ngân hàng ngoại có dấu hiệu t ăng m ạnh, trong đó có nguyên nhân từ hoạt động chuyển vốn của nhà đầu tư nư ớc ngoài. Một số ngân hàng nước ngoài cũng có hiện tượng bán lại nợ cho các ngân hàng nội địa… Ở những ảnh hưởng gián tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính, và nối tiếp là suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại bị ảnh hư ởng nhất định. - Xuất khẩu sẽ gặp khó khăn lớn và giảm cả số lư ợng và giá cả… do tổng cầu thế giới giảm và cạnh tranh trên các thị trường sẽ khó khăn, giảm thu ngoại tệ cho quốc gia, giảm sản xuất trong nư ớc, giảm GD P, thất nghiệp tăng,…Tuy nhiên nếu có chính sách đúng thì vẫn có điều kiện t ăng xuất khẩu và nhảy vào thị trường mới, khi các doanh nghiệp các nư ớc đang gặp khó khăn và phá sản.. - Du lịch quốc tế vào VN giảm, kéo t heo dịch vụ giảm.. giảm nguồn thu ngoại tệ cho cán cân vãng lai GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  9. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 9 - Đầu tư nước ngoài FDI, FII, OD A giảm , giải ngân chậm…giảm nguồn thu ngoại tệ, thị trường BĐS tiếp tục khó khăn, nợ quá hạn củ a NH sẽ tăng - Kiều hối giảm m ạnh, đặc biệt là kiều hối “đầu tư”. - Ảnh hưởng nhất định đến cán cân thanh toán vãng lai, cán cân vốn, và cán cân tổng thể - Lãi suất vay USD tăng, chi phí trả nợ nư ớc ngoài tăng - Hệ thống NHTM gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế và chi phí chuyển tiền tăng do phải tránh bão. - Th ị trường chứng khoán tiếp tục d iễn biến phứ c tạp, do vốn nước ngoài rút. - Vấn đề việc làm , an sinh xã hội là bài t oán khó… (Trần Hoàng Ngân, 2008) 2.2. Thực trạng về hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam đối với doanh nghiệp năm 2008 2.2.1. Đánh giá chung về hoạt động ngân hàng trong năm 2008 Năm 2008, thị trư ờng ngân hàng trong nư ớc đã trải qua những biến động chư a từng có về lãi suất, tỷ giá. Đ ây cũng là một năm đán g nhớ trong hoạt động của các ngân hàng, khi phải trải qua nhữ ng khó khăn không nhỏ. a/ NHNN liên tục tha y đổi các công cụ điều hành Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những t háng cuối năm. Đ i cùng với quá trình này là t ần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của NHN N, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá. Tính chung cả năm, NHNN đã 3 lần t ăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất t ái chiết khấu cũng có t ần suất điều chỉnh tư ơng ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm). Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnh chư a từng có trong lịch sử . Biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3% ; tỷ giá bình quân liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mạnh, vào tháng 6/08 và cuối tháng 12/08. Một công cụ được NHN N sử dụng đến, cũng là một sự kiện nổi bật trong năm 2008, là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3). Đi cùng với kế hoạch này, nhà điều hành đã 2 lần điều chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên 13%, tháng 12/08 giảm xuống còn 4,5%. b/ Thự c hiện cơ chế cho vay theo trần lãi suất Lần đầu tiên kể từ 01/12/05, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 01/2/08. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5/08 (lên 12% ) và ngày 10/6/08 lên 14%/năm, lãi suất cơ bản được trả lại đúng chứ c năng của nó, trở t hành một cơ s ở để xác GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  10. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 10 định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các NH TM , thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó. Cụ thể, ngoài sự điều chỉnh trên, NHNN chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các T CTD (không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự). Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các các ngân hàng có sự thay đổi căn bản; khái niệm “lãi suất cho vay tối đa” xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mức lãi suất cho vay từ 22% - 25% trước đó đư ợc loại bỏ cùng với các loại ph í thu thêm; trần lãi suất huy động th ỏa thuận giữ a các thành viên Hiệp hội N gân hàng Việt Nam có từ nhữ ng năm trước cũng bị xóa bỏ. c/ Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của NHN N gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các NHTM. Lãi suất huy động VND có kỳ hạn biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5/08 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6/08. T rên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trư ờng hợp áp t ới 20%/năm . Đó cũng là thời điểm m à hoạt động cho vay của nhiều NH TM cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng t iêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trư ởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm ( liên tục tăng dưới 1% /tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%). Ngư ợc lại, từ cuối tháng 7/08, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc b iệt từ tháng 9 đến cuối năm 2008, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của NH NN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm ; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm. d/ Nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng Khó khăn của nền kinh tế, trong hoạt động của mỗi ngân hàng đan g dần thể hiện ở xu hướng gia tăng của n ợ xấu. Nếu trong năm 2007, đa số thành viên khối quốc doanh chỉ tr ên dưới 3%, khối cổ phần phổ biến dưới 2%, t hì năm nay dự kiến sẽ có nhiều trường hợp có nợ xấu trên 5%. Cuối năm 2008, m ột số ngân hàng lớn đã chính thức công bố tỷ lệ nợ xấu thực t ế hoặc mục tiêu kiểm soát từ 5% đến hơn 6%. Tuy nhiên, nhiều th ành viên chư a có động lực để công bố và cập nhật số liệu liên quan. Dự kiến từ đầu năm 2009, bức tranh về nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ rõ ràng hơn. GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  11. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 11 Liên quan đến vấn đề nợ xấu, sự suy giảm mạnh của thị trư ờng bất động sản và chứng khoán là nhữ ng lo ngại nổi bật trong năm 2008, ảnh hưởng đến chất lư ợng và quan hệ t ín dụng của các ngân hàng thương m ại. Riêng làn sóng giải chấp chứng khoán cầm cố cũng là một điểm nổi bật trong năm khó khăn này. Hiện các NHTM vẫn phải đau đầu với bài toán giải quyết các khoản vay bất động sản. Bởi họ vẫn chưa tìm ra đối tác để m ua lại các khoản nợ đó. Trong khi tình trạng nợ xấu và khả năng không trả được nợ đã xuất hiện. e/ Một loạt nghiệp vụ cho vay bị siết chặt Năm 2007, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng t ín dụng (t ăng 51,39%), trong đó tăng trư ởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứ ng khoán và tín dụng tiêu dùng. Bư ớc sang năm 2008, đây là nhữ ng nghiệp vụ chính bị siết chặt. Chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn thanh khoản trong nửa đầu năm là n guyên nhân đầu t iên khiến nhiều ngân hàng buộc phải “đóng cửa” đối với những nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, sự s ụt giảm nhanh và m ạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng, các ngân hàn g thận trọng; lãi suất cho vay quá cao cũng là một rào cản đối với các nhu cầu. Riêng với tín dụng tiêu dùng, cơ chế cho vay theo lãi suất trần là m ột trở ngại, bởi cho vay loại này thường có lãi suất cao hơn. Đây cũng là một lý do để nhiều ý kiến đề xuất Ngân hàng Nhà nư ớc mở lại cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận, bỏ cơ chế trần hiện nay. Nguồn vneconomy g/ Thực hiện các biện pháp nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trư ởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Mở rộng tín dụng có hiệu quả, áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trong điều kiện doanh nghiệp, hộ sản xuất đang gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh; xử lý kịp thời các vướng mắc về nợ vay và tiếp cận tín dụng của khách hàng. Bố trí vốn và áp dụng lãi suất hợp lý theo chính sách ưu tiên khách hàng của mình đối với nông nghiệp và nông t hôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng hoá thay thế hàng nhập khẩu và sử dụng nguy ên liệu trong nư ớc, t ạo nhiều việc làm cho ngư ời lao động. Cho vay mua lúa, gạo và các chương trình tín dụng khác theo chỉ đạo của Chính phủ và hư ớng dẫn của NHNN; bố trí đủ vốn để giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký kết đối với các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, các dự án được đầu tư theo chủ trư ơng kích cầu đầu tư của Chính phủ. Thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn của hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai, các doanh nghiệp gặp khó khăn tr ong tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của cuộc GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  12. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 12 khủng hoảng tài chính t hế giới làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu t hụ và xuất khẩu sản phẩm; tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ; thự c hiện việc nhận bảo lãnh, cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừ a. Miễn, giảm lãi vốn vay theo quy định tại quy chế cho vay của T CTD đối với khách hàng. Điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống t heo mức lãi suất cho vay hiện hành; không phạt do quá hạn trả nợ vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Đẩy mạnh việc m ở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn; các NH TM khác dành tỷ lệ vốn thích hợp để m ở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng phương án huy động vốn để đảm bảo có thêm vốn cho vay hộ nghèo, học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác. Nguồn: Vneconomy Theo Tổng cục T hống kê, mặc dù tốc độ tăng GD P năm 2008 chỉ là 6,23%, thấp hơn 2,25% so với năm 2007 và thấp hơn 0,77% so với kế hoạch điều chỉnh nhưng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng như vậy cũng là một thành tựu lớn, t ạo điều kiện thuận lợi để giữ vữn g ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. 2.2.2. Những kết quả chủ yếu đạt được a/ Điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả - Dưới sự chỉ đạo của C hính phủ, chính sách tiền tệ thông qua điều hành lãi suất tiền gửi và lãi suất dự trữ bắt buộc kịp thời, đúng quy luật của kinh t ế thị trường đã giúp ngân hàng vượt qua đư ợc t hời kỳ sóng gió. Đến bây giờ cơ bản các ngân hàng hoạt động ổn định, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của h ệ thống NHTM cổ phần đã dần trở lại gần như cuối năm 2007. Nền t ài chính quốc gia đứ ng vững, bảo đảm cho sự ổn định về k inh tế, chính trị và xã hội. Đó là mối quan hệ nhân quả của chính sách tiền tệ đúng, đó cũng là cơ sở để khẳng định năm 2008 chúng ta đã thành công nhiều hơn thất bại - Chính sách thắt chặt, linh hoạt thực hiện thời gian qua vừa thể hiện tính khoa học trong quy luật, vừa phù hợp với thự c tiễn Việt Nam. Việc giữ được an toàn hệ thống thậm chí lành mạnh hơn trong bối cảnh khó khăn như vậy thể hiện năng lực, trí tuệ, bản lĩnh của Lãnh đạo hệ thống N gân hàng. b/ Đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu v ốn phục vụ mục tiêu tăng trư ởng ở mức hợp lý Để góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý trong điều kiện thự c thi chính sách t iền tệ thắt chặt, NH NN đã thự c hiện linh hoạt, đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ vốn cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy mô, chất lư ợng tín dụng. Cụ thể: - Chỉ đạo các TCTD điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và cơ cấu t ín dụng phù hợp với GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  13. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 13 chủ trư ơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nư ớc, của ngành đi đôi với kiểm soát ch ặt chẽ chất lư ợng tín dụng; ưu tiên vốn cho lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn; t ăng cường cho vay và thự c hiện có hiệu quả chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác. - Quy định chặt chẽ điều kiện cho vay và khống chế t ổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vư ợt quá 20% vốn điều lệ của tổ chứ c tín dụng. Ban hành mới cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng t heo hư ớng chỉ cho vay đối với nhu cầu nhất thiết phải sử dụng vốn vay bằng ngoại t ệ, hạn chế tình trạng đôla hoá. - Chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD hỗ trợ vốn cho các lĩnh vự c sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, như: kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu; các dự án nguồn điện cấp bách; sản xuất hàng may mặc; thu mua, tiêu thụ cá tra, cá ba sa và lúa gạo hàng hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long; tiêu thụ cà phê ở T ây N guyên; các lĩnh vực bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh… - Thành lập Tổ công t ác xử lý khó khăn, vướng m ắc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quan hệ tín dụng với các tổ chứ c tín dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. c/ Một số chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng đạt đư ợc năm 2008 - Tổng phư ơng t iện thanh toán ước tăng 16-17% và dư nợ tín dụng ư ớc tăng 21-22% so với cuối năm 2007. Tỷ giá bình quân liên ngân hàn g tăng 5,4% và tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương m ại tăng 8-9% so với cuối năm 2007. - Lãi suất cho vay tối đa của các tổ chứ c tín dụng giảm nhanh trong nhữ ng tháng cuối năm từ mức 23-24% /năm xuống dưới 12,75%/năm, trong đó mứ c lãi suất cho vay thấp nhất là 8,5%/năm. - Vốn tín dụng đầu tư vào khu vực dân doanh tăng 35-37%, khu vực doanh nghiệp nhà nư ớc tăng 12-14%, lĩnh vực xuất khẩu tăng 35-37% , khu vực sản xuất tăng 34-36%, khu vự c n ông nghiệp và nông thôn tăng 30%; cho vay hộ nghèo và đối tượng chính s ách khác tăng 40-42%. - Tổng dư nợ tín dụng ư ớc đạt 490 ngàn tỉ đồng, tăng 20,6% so cùng kỳ (năm 2007 tăng 76,9%). Trong đó, dư nợ của khối ngân hàng cổ phần chiếm 47,1% tổng dư nợ và tăng 11,8% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 142 ngàn tỉ đồng, chiếm 29% tổng dư nợ, tăng 24,5% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VND tăng 19,2% so cùng kỳ. - Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng nhanh và cao hơn tiền đồng chủ yếu do nhu cầu vay vốn ngoại tệ gắn liền nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Trong năm, lãi suất cho vay ngoại tệ luôn thấp hơn tiền đồng. So cùng kỳ, dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 41% tổng dư nợ, tăng 20%; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 21%. GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  14. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 14 Kết quả hoạt động ngân hàng năm 2008 đã góp phần quan trọng trong việc kiềm chế thành công lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm b ảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý và ngăn ngừa tác động tiêu cự c của cuộc khủng hoảng t ài chính toàn cầu đối với kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động tiền tệ, ngân hàng nói riêng. Ghi nhận đóng góp của ngành Ngân hàng, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể trong Ngành, trong đó có Hiệp hội ngân hàng và sáu NHTM. d/ Thự c hiện kích cầu nền kinh tế Giảm lãi suất cơ bản, giảm tỷ lệ dự trữ, giảm lãi suất tín phiếu bắt buộc nằm trong gói giải pháp của Chính phủ kích cầu đầu tư tiêu dùng, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừ a v à n hỏ tiếp cận vốn ngân hàng, tái cơ cấu kinh doanh, duy trì việc làm, đẩy m ạnh xuất khẩu. Các quyết định mới đây nhất của NH NN như giảm lãi suất cơ bản thêm 1% và cắt giảm thêm 2% dự trữ bắt buộc đư ợc coi là động lực quan trọng thúc đẩy các NH TM hạ lãi suất và đẩy mạnh cho vay. Đáng chú ý, cùng với các điều chỉnh về lãi suất, chính sách cho vay và đ ặc biệt với cho vay tiêu dùng tại các NH TM cũng bắt đầu hé m ở biểu hiện nới lỏng. Ngoài nhóm khách hàng truyền thống và ưu đãi, một số NHTM cổ phần công bố sẵn sàng cho các cá nhân có nhu cầu vay mua, xây dựng và sử a chữ a nhà ở với lãi suất ưu đãi. Các khoản vay tín chấp với giá trị lên t ới hàng trăm triệu đồng đã được một số ngân hàng áp dụng cho khách hàng. Tuy không quan tâm tới mục đích vay của người tiêu dùng như ng mục t iêu của các n gân hàng khá rõ rệt: tham gia kích cầu mà đối tượng nhắm tới là người dân. Dịch vụ này cũng được coi là cú đột phá vào nguồn vốn tiềm ẩn trong ngư ời dân. e/ Thự c hiện kích cầu qua ch ính sách t ài khóa Hiện Chính phủ đã chỉ đạo giãn nộp thuế thu thuế t hu nhập cá nhân đến tháng 5/2009. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính tập trung triển khai ngay nhóm 9 giải pháp về miễn giảm thuế, trong đó giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV/2008 và số thuế TNDN phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động SX, kinh doanh của các DNN VV. Ngoài ra, sẽ dãn thời hạn nộp thuế TNDN trong thời gian 9 tháng đối với số thuế phải nộp năm 2009 của các DNN VV và của DN SX, gia công, chế biến nông - lâm - thủy sản, dệt m ay, da giày, linh kiện điện tử... 2.2.3. Những hạn chế, tồn tại a/ Về chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ đã “phanh” gấp quá, thắt chặt quá, mở q uá nhanh, do “giật mình” trước những biến động của thị trư ờng nên đã dùng các liều thuốc quá mạnh, dẫn đến th iệt hại cho doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế. Liên tục thay đổi các công cụ điều hành, lãi suất thay đổi liên tục làm cho thị trường ngân hàng luôn đặt trong tình trạng nóng. Điều đó thể hiện sự bị động trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, thiếu những dự GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  15. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 15 đoán, dự báo mang tính ch iến lư ợc để t hực thi những quyết định đúng, giảm thiểu nhữ ng ảnh hưởng không t ốt đến nền kinh tế. Trong điều hành chính sách tiền tệ, một số biện pháp thắt chặt không áp dụng, hoặc có liều lư ợng hơn đối với ngân hàng hoạt động ở vùng nông thôn cũng không ngoài mục đích tăng cường vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế h ộ nông dân. Tuy nhiên một số biện pháp khác thì lại đang thắt chặt lại tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn đi ngược lại xu hướng các nư ớc trong khu vực và chưa phù hợp với định hướng nói trên của NHNN cũng như của Thủ tướng Chính phủ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại; kết quả kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vì mô chưa vững chắc; một số vấn đề xã hội bức xúc như: t hiếu đói, dịch bệnh, vệ sinh an t oàn thự c phẩm, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường chậm đư ợc khắc phục. b/ Vốn nhiều, giải ngân thấp Nguồn vốn khả dụng của các NHTM thời điểm trước khi các quy ết định mới đây của NHNN ban hành vẫn được khẳng định đang tiếp tục dư cung. Chỉ tính đến cuối tháng 10.2008, vốn khả dụng của hệ thống các NHTM thừa khoảng 90.000 tỷ đồng. Song cho đến hết tháng 9/08, dự nợ tín dụng tiêu dùng to àn hệ thống chỉ đạt khoảng 79.700 tỷ đồng và chiếm khoảng 6,54% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Dư nợ cho vay tiêu dùng trên đầu người tại Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 921.000 đồng/người. Dù Ngân hàng dư thừa vốn khả dụng và ngay cả khi chính sách cho vay tiêu dùng mềm dẻo hơn, việc khách hàng có nhu cầu tiếp cận được n guồn vốn vẫn không phải dễ. Chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro với ph ần nhiều các hợp đồng cho vay dựa trên quan hệ t ín chấp và đặc biệt khi các n gân hàng t hiếu một hệ thống thông tin khách hàng, quan hệ t ín dụng hoàn thiện vẫn là những nguyên nhân khiến các NHTM dè dặt khi cho vay tiêu dùng. c/ Quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế Trên thực tế, quan hệ tín dụng ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế. Một điều tra gần đây của Tổng cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho th ấy, chỉ có trên 32% số doanh nghiệp nhỏ và vừ a có khả năng t iếp cận đư ợc với nguồn vốn ngân hàng (chủ yếu là NH TM), trong khi có hơn 35% số doanh nghiệp khó tiếp cận và trên 32% số doanh nghiệp không có khả năng t iếp cận vốn ngân hàng. Tỷ lệ hồ sơ vay vốn của d oanh nghiệp nhỏ và vừ a đư ợc ngân hàng chấp thuận cho vay chỉ vào khoảng 30 - 40%. Thực trạng trên cần đư ợc xem xét từ cả hai phía: phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và, phía các ngân hàng. d/ Gói kích cầu chậm triển k hai và định hư ớng chưa hợp lý Có một thự c trạng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang lao đao chống chọi với “bão lũ’, nhiều doanh nghiệp đã giảm phân nửa công suất do bán hàng không được, số khác bắt đầu sa thải công nhân... Trong thời điểm Tết Nguy ên đán không còn bao xa, hàng loạt công nhân lao động bị nợ lương, mất việc, ... không có tiền về quê tụ họp với gia đình trong GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  16. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 16 nhữ ng ngày tết, nhữ ng bư ớc chân lầm lũi về quê vẫn còn nhữ ng giọt nước mắt chia ly không hẹn ngày trở lại... Trong khi đó, gói kích cầu của Chính phủ vẫn còn đang trên giấy, ngay cả việc công bố 1 tỷ USD từ đầu tháng 12/08 hay 6 tỷ USD giữa tháng 12/08 của Chính phủ cũng vẫn chưa rõ ràng, chưa tìm ra nguồn, chư a có giải pháp cụ thể. Ngày 23/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, gói kích cầu 17.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) của Chính phủ chỉ sử dụng để hỗ trợ lãi suất cho vay các dự án và chương trình đầu tư với lãi suất ư u đãi được thự c hiện trong hai năm 2009 và 2010. Các dự án kết cấu hạ tầng giao t hông quy m ô lớn, các dự án đư ờng bộ cao tốc, một số sân bay, cảng biển; các dự án đầu tư ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, xây dự ng quỹ nhà xã hội cho ngư ời nghèo có thu nhập thấp, doanh nghiệp vừ a và nhỏ… sẽ được hỗ trợ 4% lãi suất cho vay trong hai năm 2009 và 2010. Dự kiến bù lãi suất cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu kinh tế khoảng 50% (tương đư ơng 7.170 tỷ đồng), các dự án cho khu vực nông nghiệp, nông t hôn khoảng 25% (3.585 tỷ đồng), nhà xã hội khoảng 5% (717 tỷ đồng), các doanh nghiệp vừ a và nhỏ khoảng 20% (2.868 tỷ đồng). Tuy nhiên, việc sử dụng gói kích cầu để hỗ trợ vào các dự án và chư ơng trình đầu tư là chưa phù hợp, không phải ngay lúc này, không thể giải đư ợc “cơn nóng” của thự c trạng nền kinh tế nước ta hiện tại. Hàng loạt doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đang điêu đứng do không có đầu ra như các ngành may mặc, dày da ... mà hệ lụy rõ nhất là lực lượng lao động mất việc, nợ lương, thất nghiệp gây nên bao cảnh “màng trời chiếu đất ” .. . là nhữ ng đối tượng cần đư ợc quan t âm trước nhất, ưu tiên trước của gói kích cầu này, không phải là dự án. Tuy nhiên, một điều Chính phủ cũng nên xem xét vì kích thích trong bối cảnh lạm phát cơ bản vẫn còn cao khiến cho hiệu quả của gói kích cầu ở Việt Nam có thể khác với các nư ớc và rủi ro cao. 2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân chính yếu nhất đó là hệ quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Việt Nam cũng đang gặp khủng hoảng kép. Chồng lên khủng hoảng riêng của chúng ta là tác động ghê gớm của khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữ a tháng 9-2008 ở M ỹ, lan rất nhanh và biến thành khủng hoảng kinh t ế toàn cầu. Khủng hoảng toàn cầu làm cho giá của nhiều mặt hàng giảm đáng kể (d o cầu giảm trên toàn thế giới): giá dầu từ 147 đô la Mỹ/thùng xuống dư ới 40 đô la M ỹ/thùng, giá sắt thép, phân bón, vật liệu xây dự ng, lư ơng thự c, vận tải... cũng giảm mạnh. Cũng nhờ sự giảm giá đó mà lạm phát ở nước ta đã dịu bớt (chứ không hoàn toàn do thành t ích của các giải pháp đầu năm 2008). - Khả năng dự đoán, dự báo tình hình kinh tế thị trường của Việt Nam còn kém, thiếu tính khoa học, năng lực điều hành còn hạn chế nên các chính sách tiền tệ luôn bị động, chạy theo những biến động của thị trư ờng, dùng những liều thuốc quá mạnh dẫn đến việc thắt GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  17. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 17 quá chặt và mở quá nhanh, các công cụ điều tiết luôn thay đổi, lãi suất luôn biến động, làm cho nền kinh t ế thật sự nóng. - Nhìn ra thế giới, các nền kinh tế hiện đang đang tung ra những gói kích cầu để cứu nền kinh tế, ta cũng làm , nhưng khi t hực hiện thì lại loay hoay t ìm nguồn, tìm giải pháp nên mất tính cấp thời. Điều này cho thấy năng lực điều hành nền kinh tế của ta còn hạn chế, chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới. GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  18. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 18 PHẦN III: NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HI ỆN CÔNG TÁC CHO VAY VỐN KÍCH CẦ U ĐỐI VỚI DOANH NGHI ỆP C ỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NA M TRONG NĂM 2009 1. Đào tạo năng lực đội ngũ phân tích, dự báo thị trường Cần có kế hoạch dài hơi cho việc đào tạo đội ngũ các nhà làm công tác phân tích, dự báo th ị trư ờng m ang tính chuyên nghiệp, hiện đại ... để thực hiện các cuộc khảo sát, phân tích, dự báo nhằm đưa ra nhữ ng con số có tính thời sự, khoa học giúp các nhà lãnh đạo ra quyết định. Bên cạnh đó, các chính sách nên tham khảo ý kiến các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để có nhữ ng quyết sách phù hợp với t hị trường, với nền kinh tế trong từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Chính phủ cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia, hiệp hội doanh n ghiệp, tạo cơ hội tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận chính sách của các doanh nghiệp vừ a và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân. 2. Xây dựng một thể chế chính sách tiền tệ thí ch hợ p Nhiệm vụ đầu tiên ngân hàng cần làm là tham mưu một thể chế chính sách tiền tệ thích hợp hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, kích cầu đầu tư tiêu dùng. Khi có chính sách, có định hướng rõ ràng ngành ngân hàng cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống bao gồm NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nư ớc ngoài t ại Việt Nam. 3. Tiếp tục thực hiện điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt Tiếp tục thực hiện chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá cho linh hoạt phù hợp vừ a đảm bảo mục t iêu kích cầu tiêu dùng vừa đảm bảo an t oàn hệ thống, duy trì được vốn cho nền kinh tế. Thời gian tới, để hỗ trợ vốn kịp thời cho các doanh nghiệp nhỏ và vừ a, Chính phủ sẽ đưa ra gói giải pháp kích cầu bằng cách hỗ trợ khoảng 4% lãi suất với tổng trị giá 17.000 tỷ đồng. Để cứu được các doanh nghiệp, ngành ngân hàng nên có chính sách giảm lãi cho doanh nghiệp. Điều này tuy làm ngân hàng giảm lãi song sẽ cứu được doanh nghiệp và đảm bảo được chính sự "khỏe mạnh" về năng lự c t ài chính của ngân hàng. Tiêu chí chung của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải có lợi nhuận nhưng truyền thống của người Việt Nam chỉ ra rằng cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế cần phải có sự đùm bọc, chung sức, hỗ trợ, chia sẻ để cùng vượt qua khó khăn. 4. Kiểm soát chặt chẽ chất l ượng tín dụng. Ngành ngân hàng cần cố gắng làm lành mạnh hơn nữa hệ thống bao gồm cả về vốn, chất lư ợng tín dụng, đổi mới công nghệ, năng lực quản trị ngân hàng. Mặc dù nợ xấu tăng chưa t ới mức báo động và các ngân hàng đều trích lập dự phòng rủi ro, như ng không thể GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  19. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 19 chủ quan mà phải tính toán xử lý nợ để k hông ảnh hưởng t ới chất lư ợng tín dụng. Thực hiện tăng trư ởng tín dụng phù hợp với mức độ kiểm soát lạm phát. Việc tăng vốn có lộ trình và việc thành lập m ới ngân hàng thời gian t ới tuy không hạn chế, nhưng phải xem xét cẩn trọng để ngân hàng được thành lập phải hoạt động có hiệu quả. 4. Tiếp tục kí ch cầu tiêu dùng Để giảm bớt tác động tiêu cự c của cuộc khủng hoảng toàn cầu, cần thực hiện kích cầu tiêu dùng và gia tăng hàng hóa trên thị trường nội địa thông qua chính sách t ín dụng mềm dẻo hơn. Lãi suất cơ bản tiếp tục giảm cùng một số biện pháp nới lỏng chính sách thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cần được giảm thêm và đầu năm t ới phải về mức ngang mứ c như năm 2006 thì người tiêu dùng mới có cơ hội tiếp cận vốn vay ngân hàng để mua, sửa chữa nhà cũng như ôtô, để t ạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. 5. Gói kích cầu nền kinh tế cần có ngay gi ải pháp Đầu tháng 12/2008, Chính phủ đã công bố ý tưởng năm giải pháp và gói kích thích 1 tỉ đô la M ỹ. Đến giữa tháng 12/2008 gói kích t hích được n âng lên 6 tỉ đô la Mỹ, tuy bản thân gói giải pháp và gói kích thích chính xác là gì thì vẫn chưa rõ. Chính phủ cần có ngay nhữ ng giải pháp cấp bách để kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính phủ sớm quyết định và công bố cụ thể gói kích cầu vì trong bối cảnh hiện nay, để k éo dài có thể khiến giới doanh nhân thất vọng, gây ảnh hư ởng tâm lý xấu. Muốn vận dụng hiệu quả gói kích cầu cần có kế hoạch cụ thể “kích” vào đâu, kích như t hế nào. Trước khi phân bổ phải có nhữ ng quy tắc cụ thể, không phải ban phát tùy t iện, tránh lợi ích cục bộ. Hiện nay, giải pháp kích cầu còn quá chung chung. Không thể ch ần chừ , vì chống suy thoái phải làm ngay, nếu để càng chậm càng kém tác dụng. Kích cầu vốn là cấp bách, như ng nếu không gắn với một chiến lư ợc căn cơ, lâu dài m à chỉ như một "thời điểm trú đông", thì hiệu quả không cao. Ngư ời dân đã đợi khá lâu quyết định cuối cùng về gói kích cầu. Nếu để d oanh nghiệp sắp phá sản mới cứ u sẽ rất khó. Giải pháp không đặc biệt cũng không thể đ áp ứng. Phải nhanh chóng dọn đư ờng các thủ tục thì việc giải ngân gói kích cầu mới nhanh được. Bên cạnh đó, thị trư ờng chứng khoán cũng không thể để đóng băng mãi được, doanh nghiệp không thể h uy động vốn thì ý nghĩa sự ra đời thị trường là không có. Nên tính toán mở thêm nhà đầu tư nư ớc ngoài. Nhà đầu tư chiến lược cần đư ợc mua giá ưu đãi hơn. Chúng ta cần biện pháp quyết liệt, tốc độ phải nhanh, không thể như mọi khi được nữa. Chính phủ nên đi vay thêm để kích cầu. 1 tỷ USD để kích cầu là quá ít. N ếu là 6 tỷ USD cũng không nhiều so với yêu cầu hiện nay. Doanh nghiệp hiện có hàng không bán được, nhà đầu tư có tiền không biết đầu tư vào đâu nên biện pháp quan trọng nhất là Nhà nước phải đầu tư vào nơi vừa hút đư ợc vốn dư thừa, vừa dùng được hàng tồn đọng, t ạo ra việc làm. Điểm trọng y ếu ấy, có thể là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, may mặc, dày da, cơ GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
  20. Cho vay k ích cầu đối với các doanh nghiệp của cá c NHTM giai đoạ n hiện nay Trang 20 sở hạ tầng, đường, điện, y tế... Thị trư ờng bất động sản liên quan đến khoảng 60% thế ch ấp ngân hàng, quan hệ trực tiếp với 50 ngành kinh t ế cũng không thể để nó đóng băng đư ợc. Đó là nơi cần tập trung, không nên bù lãi cho tất cả các nơi. * Chỉ kích cầu thôi chưa đủ: - Chống suy thoái khó hơn chống lạm phát nhiều. Việt Nam đang có nguy cơ vừa đình trệ vừ a lạm phát. Tr ong biện pháp chống lạm phát những tháng đầu năm đã chất chứa khả năng gây đình đốn. Giờ đã đình đốn thật. Nay chống suy thoái thì trong các giải pháp tung tiền ra có yếu tố gây lạm phát. Do đó, ngoài việc đem tiền ra kích cầu, Chính phủ cần tính giảm thêm dự trữ bắt buộc. Tỷ giá là vấn đề không nên tránh né nữa. Với lạm phát, VND đã giảm giá khoảng 20% trong khi chúng ta mới cho nới biên độ khoảng 3%, t heo tôi nên điều chỉnh mạnh hơn, 5% chẳng hạn. - Kích cầu phải đi đôi với cải cách hành chính, thủ tục đầu tư thì mới hiệu quả. - Mục tiêu cần phải đạt được không phải chỉ là k ích cầu, m à còn phải song song tiến hành cải cách như: công khai minh bạch thông t in đầu tư, cải cách h ành chính, mở rộng không gian hoạt động cho doanh nghiệp tư nhân... hướng t ới nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo vị thế bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm tiền đề cho nền kinh tế tiếp tục phát triển. Đi kèm với đó, là xây dựng cơ chế kiểm soát minh bạch với khoản tiền hỗ trợ, đánh giá hiệu quả cụ thể của các doanh nghiệp sau khi nhận các khoản hỗ trợ. 6. Ngành nghề và khu vực thực hiện kí ch cầu Trong thời điểm hiện nay, người bị tác động trự c tiếp và nhiều nhất bởi khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế là tầng lớp bình dân và người thu nhập thấp, phần lớn là lao động ở nông thôn và lao động trong các ngành xuất khẩu, đặc biệt, lao động trong các làng nghề h iện đang rất khó khăn. Ngoài ra, một lự c lư ợng lớn lao động trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nư ớc ngoài (FDI) bị thua lỗ, hiện cũng đang lao đao. Vì vậy, lĩnh vực cần cứ u giúp là doanh nghiệp tư nhân, làng nghề, khu vực nông nghiệp, và nhữ ng đối tượng bị tổn thư ơng là ngư ời nghèo, công nhân. Đầu tư cho doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và n hỏ, sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, sẽ giải quyết đư ợc nạn thất nghiệp, hỗ trợ được cho người nghèo. Đây là gói tài chính của Chính phủ để trợ giúp nhằm chống đỡ sự suy sụp, bởi thế phải đầu tư vào những lĩnh vự c ngắn hạn. N ếu đầu tư vào lĩnh vực dài hạn sẽ không có hiệu quả. Không nên kích cầu vào khu vự c Nhà nước vì lĩnh vự c này đầu tư t ốn kém nhất như ng kém hiệu quả nhất, tránh "nước chảy chỗ trũng", nghĩa là nguồn vốn sẽ lại đư ợc về các tập đoàn nhà nước vốn được ư u đãi khá nhiều, vốn dễ tiếp nhận luồng vốn tín dụng, nguồn vốn ODA... trong khi hiệu quả kinh tế và công ăn việc làm ít hơn nhiều so với khu vực tư nhân. Gói kích cầu nên phân bổ chính cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh t ế tư nhân và nông thôn, chi cho an sinh xã hội. N ếu đầu tư vào khu vự c kinh tế quốc doanh sẽ GVHD: Lại Tiến Dĩnh H VTH: Trần Văn Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2