Tiểu luận: Nghiên cứu về Luật quốc tịch Việt Nam 1998
lượt xem 13
download
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: nghiên cứu về luật quốc tịch việt nam 1998', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Nghiên cứu về Luật quốc tịch Việt Nam 1998
- Tiểu luận Nghiên cứu về Luật quốc tịch Việt Nam 1998 1
- Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU………………………………3 Chương 1 : Đánh giá kết quả thực hiện Luật Quốc tịch việt 1998………………..4 1.1: Mặt tích cực………………………………………………………….4 1.2: Mặt tồn tại……………………………………………………………...5 1.3: Giải quyết hồ sơ xin thôi, xin nhập,xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam……………………………………………………………..7 1.4: Sự cần thiết sửa đổi Luật Quốc tịch 1998……………………………..8 Chương 2 : Một số điểm tiến bộ của dự thảo sửa đổi Luật Quốc tịch 1998. 2.1: Nguyên tắc một quốc tịch. 2.2: Đăng ký quốc tịch cho người không quốc tịch. 2.3: Đăng ký nhập,trở lại quốc tịch Việt Nam. 2.3.1 Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam. 2.3.2 Điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam. Chương 3 : Kết luận. 2
- 3
- LỜI NÓI ĐẦU uật quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,làm phát sinh L quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với nhà nước và trách nhiệm của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam. Đề cao vinh dự và ý thức trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc hưởng quyền và nghĩa vụ công dân, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết,yêu nước của dân tộc Việt Nam, tăng cường sự gắn bó giữa nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với mọi người Việt Nam dù cư trú ở trong hay ngoài nước. Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh. Luật quốc tịch Việt Nam hiện hành được Quốc hội khoá X thông qua ngày 20/05/1998 đã điều chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc tịch Việt Nam. Sau hơn chín năm thực hiện,nhiều quy định của Luật năm 1998 đã thực sự đi vào đời sống,phát huy vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định người có quốc tịch Việt Nam,quyết định cho nhập, cho thôi , cho trở lại quốc tịch việt Nam , thực hiện chính sách bảo hộ của Nhà nước ta đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 cũng bộc lộ một số điểm hạn chế và bất cập , hiện nay ban soạn thảo đã khẩn trương tiến hành xây dựng dự án Luật quốc tịch sửa đổi theo đúng quy định của Luật hiện hành. Đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề về Luật sửa đổi quốc tịch ,trong đó có ý kiến đồng ý 4
- nhưng cũng có quan điểm trái ngược. Trước tình hình đó Chính phủ và Quốc hội rất cần đến những ý kiến phản hồi từ phía người dân , để đảm bảo Luật quốc tịch Việt Nam được khách quan và phù hợp hơn với hệ thống pháp luật hiện hành. Trước thực tế này , nhóm TLP chúng tôi cũng có một vài ý kiến nhằm thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với các vấn đề trọng yếu của quốc gia. Mặc dù đã có những tìm hiểu và phân tích cụ thể,nhưng với vốn hiểu biết pháp lý và xã hội chưa hoàn thiện,chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu sót , rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên và các bạn để tiểu luận của TLP được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Nhóm TLP 5
- Kết cấu đề tài : Chương 1 : Đánh giá kết quả thực hiện Luật Quốc tịch việt 1998. 1.1: Mặt tích cực. 1.2: Mặt tồn tại. 1.3: Giải quyết hồ sơ xin thôi, xin nhập,xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam. 1.4: Sự cần thiết sửa đổi Luật Quốc tịch 1998. Chương 2 : Một số điểm tiến bộ của dự thảo sửa đổi Luật Quốc tịch 1998. 2.1: Nguyên tắc một quốc tịch. 2.2: Đăng ký quốc tịch cho người không quốc tịch. 2.3: Đăng ký nhập,trở lại quốc tịch Việt Nam. 2.3.1 Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam. 2.3.2 Điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam. Chương 3 : Kết luận. 6
- CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM 1998 1.1 Mặt tích cực : Sau chín năm đi vào cuộc sống ,Luật quốc tịch Việt Nam 1998 đã thể hiện vai trò trong quan trọng,là cơ sở pháp lý hình thành mối quan hệ gắn bó của cá nhân với nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây: Một là, Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 làm chế định pháp lý quan trọng công nhận tư cách công dân Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho mỗi công dân Việt Nam đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Hai là, Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 đóng vai trò tích cực trong việc bước đầu thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, tạo ra mối liên hệ pháp lý giữa công dân và Nhà nước; là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với đồng bào ta đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc, góp sức xây dựng quê hương đất nước; tạo cơ sở pháp lý để người nước ngoài và người không quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam; tạo điều kiện để một số người vì nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau được trở lại quốc tịch Việt Nam, ổn định cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng xã hội Việt Nam. Ba là, Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 tạo cở sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo hộ các quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho một bộ phận công dân Việt Nam đang định cư, làm ăn, sinh sống ở nước ngoài do các hoàn 7
- cảnh, điều kiện khác nhau được thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, góp phần ổn định cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng xã hội ở nước sở tại. Bốn là, công tác quốc tịch trong những năm qua đã bám tương đối sát các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,xã hội,đối nội,đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ này, công tác quốc tịch ở trong và ngoài nước rất được chú trọng và được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Năm là, Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 là các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đã tạo ra cơ chế quản lý,phối hợp giữa Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành ở trung ương và địa phương trong việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quốc tịch,tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện,đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý để các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban nhân dân và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố thuộc trung ương thụ lý, xem xét, giải quyết hoặc trình giải quyết một số lượng rất lớn hồ sơ quốc tịch. Sáu là, các thủ tục hành chính giải quyết các việc về quốc tịch (cho thôi,cho nhập,cho trở lại quốc tịch Việt Nam,cấp các loại giấy chứng nhận,xác nhận về quốc tịch) được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp,Bộ Ngoại giao và một số Sở Tư pháp đã tạo sự thuận tiện cho người dân,đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài dễ dàng tiếp cận,tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch. 1.2 Mặt tồn tại: 8
- Một là, số lượng các loại hồ sơ về quốc tịch,đặc biệt là hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam rất lớn,hồ sơ phải qua nhiều khâu trung gian(tiếp nhận,xác minh, xem xét,trình giải quyết),do chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các cơ quan ở trong nước,nên nhiều yêu cầu hồ sơ chậm được giải quyết,không đảm bảo được thời hạn theo quy định của pháp luật. Hai là, sự phối hợp của Sở Tư pháp và cơ quan Công an cấp tỉnh tại một số địa phương trong việc xác minh về nhân thân của những người xin nhập, xin thôi quốc tịch Việt Nam còn chưa thực sự hiệu quả. Ba là, do chưa có một hệ thống quản lý được tin học hóa, vì vậy, việc lưu trữ không được đảm bảo gây khó khăn cho công tác thống kê số liệu. Bốn là, sự chủ động trong việc nghiên cứu, áp dụng các văn bản pháp luật về quốc tịch, cũng như sự sáng tạo và trách nhiệm của một số Sở Tư pháp còn chưa cao. 1.3 Giải quyết hồ sơ xin thôi,xin nhập,xin trở lại quốc tịch Việt Nam , xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam : Theo thống kê của Bộ Tư pháp dựa trên báo cáo của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và báo cáo của Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính từ tháng 1 năm 1999 đến tháng 12 năm 2007 việc giải quyết hồ sơ về quốc tịch đạt kết quả cụ thể như sau: Số Số Số Số Số lượng Số Số lượng Năm lượng lượng lượng lượng được cấp lượng được được GCN có được cấp 9
- thôi được được bị tước QTVN cấp GXN QTVN nhập trở lại QTVN GCN không QTVN QTVN mất có QTVN QTVN 1999 3.579 0 0 0 18 0 3 2000 6.431 1 1 0 67 0 16 2001 3.363 1 1 0 75 0 17 2002 1.553 0 0 0 208 0 6 2003 2.315 3 1 0 193 0 2 2004 5.406 35 0 0 140 0 0 2005 13.346 57 13 0 502 0 0 2006 12.613 46 22 0 405 0 0 2007 12.854 59 13 0 624 0 0 Tổng 61.460 231 51 0 2.232 0 44 cộng 10
- 1.4 Sự cần thiết sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 : Một là, nguyên tắc một quốc tịch được quy định tại Điều 3 của Luật có phần cứng nhắc, gò bó, thiếu những quy định đồng bộ, nên khó thực hiện trên thực tế, đồng thời cũng chưa thực sự phản ánh đúng nguyện vọng của một bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng vẫn mong muốn giữ quốc tịch Việt Nam.Một trong những ý nghĩa to lớn của nguyên tắc một quốc tịch là nhằm hạn chế sự xung đột về quốc tịch, nhưng ý nghĩa này cũng không đạt được. Trên thực tế một bộ phận khá lớn người Việt Nam định cư ở nước ngoài vừa có quốc tịch nước ngoài vừa có quốc tịch Việt Nam, gây ra tình trạng tranh chấp giữa ta và nước ngoài trong việc bảo hộ công dân. Hai là, Luật năm 1998 chưa có cơ chế hữu hiệu, khả thi để giải quyết vấn đề quốc tịch cho những người không quốc tịch, những người không rõ quốc tịch đã cư trú ổn định lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam.Do đó, chưa thực hiện được một số chính sách quan trọng của Luật là ở nước ta mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch và hạn chế tình trạng không quốc tịch. Ba là, cơ chế quản lý nhà nước về quốc tịch có nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao; việc giải quyết các vấn đề quốc tịch Việt Nam nhìn chung rất chậm, một số thủ tục còn rườm rà, không phù hợp với tinh thần cải cách hành chính, gây phiền hà cho đương sự. Bốn là, so với bối cảnh ban hành Luật năm 1998, thì hiện nay đất nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng torng phát triển kinh tế - xã hội; uy tín và vị thế quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. 11
- CHƯƠNG 2 MỘT SỐ ĐIỂM TIẾN BỘ CỦA DỰ THẢO SỬA ĐỔI LUẬT QUỐC TỊCH 1998 Cuối tháng 3/2008 , Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ Dự thảo Luật Quốc Tịch (sửa đổi) (“Dự thảo”).Theo Dự thảo, Luật Quốc tịch gồm 06 Chương 42 Điều và có nhiều nội dung mới so với Luật Quốc Tịch 1998. Chúng tôi xin giới thiệu 03 nội dung mới và đáng chú ý nhất của Dự thảo. 2.1 Nguyên tắc một quốc tịch : Nội dung đáng chú ý nhất của Dự thảo là bãi bỏ nguyên tắc một quốc tịch, mở rộng diện những người có hai quốc tịch.Theo đó, Điều 3 Luật Quốc tịch 1998 về nguyên tắc một quốc tịch được bãi bỏ. Thay vào đó, Điều 12 của Dự thảo quy định: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa được thôi, chưa bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc chưa bị mất quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên thì vẫn là người có quốc tịch Việt Nam.Quy định này phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay khi mà việc công nhận nhiều quốc tịch cho công dân được xác định trên cơ sở lợi ích cũng như nguyện vọng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Qua đó giải quyết được những tranh chấp liên quan đến việc bảo hộ công dân giữa Việt Nam và các nước, đồng thời cũng làm cho các Cơ quan nhà nước Việt Nam thuận tiện khi giải quyết các vấn đề giao dịch dân sự, kinh tế của những công dân mang hai quốc tịch.Trên thực tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều có hai quốc tịch, một của nước sở tại, một của Việt Nam vì họ chưa thôi quốc tịch Việt Nam, và ở những nước họ đang định cư người ta không yêu cầu thôi quốc tịch Việt Nam.Bà 12
- con Việt kiều vì nhiều lý do khác nhau buộc phải nhập quốc tịch nước sở tại để thuận tiện cho cuộc sống nhưng họ vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên có một số nước cho phép công dân của họ có hai hoặc nhiều quốc tịch nhưng chỉ công nhận quốc tịch của nước mình khi giải quyết vấn đề phát sinh hoặc các tranh chấp về quốc tịch.Nếu Luật Quốc tịch của nước ta quy định theo cách như một số nước khác thì có thể sẽ không có lợi cho việc thực hiện chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài như Nghị quyết số 36 QĐ/TW của Bộ Chính trị đã xác nhận.Vì vậy, Điều 41 của Dự thảo Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) vẫn giữ nguyên quy định của Luật năm 1998, theo đó Chính phủ có nhiệm vụ “căn cứ vào những quy định của Luật này, Chính phủ ký kết với nước ngoài điều ước Quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh từ tình trạng hai hay nhiều quốc tịch”. Dự thảo sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 đã mở ra một hướng mới cho việc trở về quê hương của những kiều bào này. “Một trong những yêu cầu và mục tiêu của việc sửa đổi Luật Quốc tịch là nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế. Chúng ta sửa luật không những tạo điều kiện cho bà con Việt kiều được hưởng quyền lợi như người ở trong nước, mà còn bảo đảm được cơ sở pháp lý để chúng ta bảo hộ công dân của mình ở nước ngoài" ( Tiến sĩ Trần Thất – Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp, Bộ Tư pháp , trích Tuổi trẻ cuối tuần, Chủ nhật 24/02/2008). 2.2 Đăng ký quốc tịch cho người không có quốc tịch : Theo quy định tại Điều 8 Luật Quốc tịch việt Nam 1998 thì: “Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy , theo Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 thì những người không quốc tịch thường trú trên lãnh thổ Việt Nam muốn có quốc tịch Việt Nam chỉ có một cách duy nhất là nhập quốc tịch Việt 13
- Nam. Thực tế hiện nay , số người không quốc tịch , không rõ quốc tịch cư trú trên lãnh thổ nước ta khá nhiều và chủ yếu là ở những khu vực miền núi , biên giới xa xôi. Việc làm thủ tục nhập quốc tịch của những người này là rất khó khăn ,bên cạnh đó thủ tục trình tự giải quyết cho nhập quốc tịch còn rườm rà,phức tạp. Khoản 1 Điều 40 Dự án Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi)quy định: “trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực ,người không quốc tịch và người không rõ quốc tịch nước nào đang cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam,nếu có nguyện vọng có quốc tịch Việt Nam thì được đăng ký có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Chính phủ”. 2.3 Đăng ký nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam : 2.3.1 Điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam: Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt : Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 8 Nghị định số 104/1998/NĐ – CP, thì người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt (trừ trường hợp được miễn).Nhưng yêu cầu này gây ra rất nhiều khó khăn, rườm rà và không khả thi, nhất là đối với những người nghèo sống ở vùng núi, biên giới.Vì vậy trong thời gian qua Bộ Tư pháp đã thống nhất với các Bộ, ngành tháo gỡ vấn đề này bằng cách cho phép những đối tượng này được miễn giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt. Giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài để nhập quốc tịch Việt Nam: trong thực tế giải quyết việc cho công dân Campuchia cư trú nhiều năm trên lãnh thổ Việt Nam xin nhập quốc tịch Việt Nam thì họ xin cấp giấy chứng nhận thôi quốc tịch Campuchia là rất khó khăn và hầu hết là không xin được.Trong số này cũng có người tự khai là công dân Campuchia nhưng bản thân họ cũng không có bất cứ giấy tờ nào để chứng minh là công dân Campuchia nên cơ quan có thẩm quyền ở Campuchia không giải quyết.Vì vậy, Luật sửa đổi tại Điều 19 “Miễn điều kiện 14
- nhập quốc tịch Việt Nam : Các trường hợp quy định tại khoản 3, điều 18 về xin nhập quốc tịch Việt Nam thì được miễn các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 18 của Luật này”. 2.3.2 Điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam: Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam, khoản 1 Điều 20 Dự án Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) quy định: “Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 22 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam, thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam”. Như vậy, quy định này đã loại bỏ các điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam được quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 21 Luật năm 1998, chỉ giữ lại điều kiện quan trọng nhất, đó là: việc trở lại quốc tịch không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 15
- CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu đề tài,chúng tôi có một số kết luận cụ thể như sau: _Việc bỏ Điều 3 trong dự thảo luật Quốc tịch Việt Nam 1998 là hoàn toàn phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế của nhà nước ta,tạo điều kiện để người Việt đang sinh sống ở nước ngoài chẳng những hoà nhập tốt với luật pháp nước sở tại mà vẫn thường xuyên nhận được sự bảo hộ của nhà nước như mọi công dân đang cư trú trên lãnh thổ. _Đăng ký quốc tịch Việt Nam cho người không có quốc tịch được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 40 của dự thảo ,theo đó cho người không quốc tịch và không rõ quốc tịch đang cư trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam , tuy tiến bộ nhưng lại gây nhiều mâu thuẫn vì không phù hợp với quy định 103 Hiến Pháp 1992 : chỉ có Chủ tịch nước mới có thẩm quyền cho người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam. Theo chúng tôi các nhà soạn thảo Luật Quốc tịch sửa đổi nên cần cân nhắc lại, đồng thời cần nghiên cứu để quy định rõ một số điều kiện cho việc đăng ký có quốc tịch đối với những trường hợp này. _Theo quy định của dự thảo sửa đổi thì các giấy tờ cũng như thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch đã được đơn giản , tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa công dân Việt Nam ở trong nước với người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó thu hút thêm được tài năng,trí tuệ và nguồn lực để xây dựng Tổ quốc,góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình
14 p | 3455 | 426
-
Tiểu luận "Vai trò về thuế GTGT ở Việt Nam"
39 p | 1516 | 344
-
Tiểu luận - Khiếu nại về xét xử oan sai
36 p | 715 | 287
-
Tiểu luận triết học - Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tổ chức và trình độ của lực
23 p | 507 | 189
-
Tiểu luận : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ VẬN DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
31 p | 490 | 172
-
Tiểu luận: Hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
19 p | 462 | 127
-
Bài tiểu luận: Tội phạm và cấu thành tội phạm
15 p | 1435 | 117
-
Tiểu luận môn Pháp luật đại cương: Vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam
28 p | 2560 | 70
-
Tiểu luận: Liên kết hóa học
88 p | 349 | 61
-
Tiểu luận về: Quy lụât quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất và vận dụng quy luật trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta
20 p | 232 | 58
-
Tiểu luận: Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
12 p | 214 | 54
-
Tiểu luận: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam
88 p | 191 | 39
-
TIỂU LUẬN: TRANH CHẤP VỀ PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI THỀM LỤC ĐỊA BIỂN BẮC GIỮA BA NƯỚC ĐỨC, ĐAN MẠCH, HÀ LAN
17 p | 151 | 17
-
Tiểu luận " Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Lịch sử ba phương thức sản xuất trước CNTB"
11 p | 287 | 17
-
Tiểu luận: Cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
16 p | 126 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ ốm đau theo pháp luật Việt Nam, qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Trị
22 p | 141 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong bảo vệ quyền con người – từ thực tiễn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn