intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Ngoại giao Việt Nam sau năm 1988 về tranh chấp biển Đông với Trung Quốc

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

231
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biển Đông nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương từ lâu đã được biết đến nhờ nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới. Nơi đây lại là một khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế như dầu mỏ, tài nguyên khoáng, thuỷ sản phong phú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Ngoại giao Việt Nam sau năm 1988 về tranh chấp biển Đông với Trung Quốc

  1. TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI II: NGOẠI GIAO VIỆT NAM SAU NĂM 1988 VỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC. 0
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU: ....................................................................................................... 0 TÓM TẮT: ..................................................................................................... 3 Chương I- Bối cảnh tranh chấp biển Đông ...................................................... 4 1. Lập trường của Trung Quốc:..................................................................... 4 1.1- Vai trò chiến lược biển Đông với Trung Quốc: ...................................... 4 1.2- Chiến lược của Trung Quốc: .................................................................. 5 2. Bối cảnh tranh chấp trước năm 1988:.......................................................... 6 2.1- Các mốc sự kiện: ..................................................................................... 6 2.2- Bối cảnh trong nước: ............................................................................... 6 Chương II: Ngoại giao với vấn đề biển đảo sau năm 1988: ............................. 8 1. Cơ sở hình thành chính sách: .................................................................... 8 1.1- Bối cảnh trong nước: ............................................................................. 8 1.2- Bối cảnh quốc tế: ................................................................................... 9 2. Nội dung chính sách: .............................................................................. 10 3. Triển khai chính sách: ............................................................................. 12 Chương III- Đánh giá, nhận xét : ................................................................. 13 1. Thành tựu: .............................................................................................. 13 2. Vấn đề còn tồn tại: .................................................................................. 14 KẾT LUẬN: ................................................................................................. 15 1
  3. MỞ ĐẦU: Biển Đông nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương từ lâu đã được biết đến nhờ nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới. Nơi đây lại là một khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế như dầu mỏ, tài nguyên khoáng, thuỷ sản phong phú. Đây là vùng biển lớn thứ hai trên thế giới và có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới. Chính vì tiềm năng về kinh tế, quân sự và chính trị lớn lao như vậy nên ở đây luôn là điểm nóng trong tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia, Malayxia, Phillippines và Brunei. Đặc biệt đối với Việt Nam và Trung Quốc, trải qua bao thăng trầm lịch sử hàng nghìn năm, tranh chấp biển Đông vẫn còn tồn đọng như một vấn đề nhức nhối trong mối quan hệ hai nước từ giữa thế kỉ 20. Từ năm 1909 biển Đông đã là mục tiêu lớn của Trung Quốc. Nhưng mãi đến năm 1988 đánh dấu bằng mốc Trung Quốc tiến công bằng hải quân đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa, Việt Nam mới thực sự quan tâm và đưa ra những quan điểm rõ ràng của mình về vấn đề này. Và từ đó đến nay, Việt Nam đã có đường lối ngoại giao cụ thể về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển. Bài tiều luận với đề tài “ Ngoại giao Việt Nam sau năm 1988 về vấn đề tranh chấp Biển Đông”, cụ thể người viết sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi: Tại sao mãi đến năm 1988 Việt Nam mới chính thức quan tâm đến vấn đề tranh chấp hải đảo trong khi Trung Quốc chú ý đến cách đó 80 năm? Chính sách ngoại giao của Việt Nam về vấn đề này sau năm 1988 có những nội dung gì? Dựa trên cơ sở nào hoạch định chính sách cũng như quá trình triển khai chính sách? Bị thực dân Pháp đô hộ, đế quốc Mỹ xâm lược hơn 100 năm, nhân dân Việt Nam chỉ có một mục tiêu cao nhất là đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi mà chưa nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của biển. Ngay cả khi đến ngày giải phóng, với xuất phát điểm thấp, kinh tế xã hội bất ổn định, xung đột khu vực là mối quan tâm hàng đầu, cũng như tư duy đối ngoại vẫn theo lối mòn chiến tranh là nguyên do dẫn đến lơ là trong bảo vệ an ninh chủ quyền đặc biệt an ninh biển Đông. Sau năm 1988, thông qua công ước Luật biển 1982, sau vụ tranh chấp tàu hải quân Trung Quốc vào quần đảo Hoàng Sa, bước vào những năm đầu đổi mới tư duy đối ngoại, lần đầu tiên Việt Nam có thông cáo chính thức và những biện pháp cứng rắn bảo vệ chủ quyền của mình. Qua hơn 20 năm, tranh chấp biển Đông vẫn luôn là một vấn đề bức xúc với nhiều cuộc tranh 2
  4. chấp và đàm phán. Tương quan lực lượng cũng như cục diện thế giới mới không cho phép giải quyết vấn đề này bằng biện pháp vũ lực mà Việt Nam đã đề ra một chiến lược cụ thể theo xu hướng hoà bình, hợp tác và phát triển. Bài tiểu luận gồm ba phần: Phần I: Bối cảnh chung. Bao gồm lập trường Trung Quốc về biển Đông, ý nghĩa của biển Đông và chiến lược của Trung Quốc; thứ hai là bối cảnh tranh chấp trước năm 1988, cùng những nhân tố cản trở Việt Nam quan tâm đến vấn đề này hay là điều kiện thuận lợi cho âm mưu bành trướng của Trung Quốc trước năm 1988. Phần II: Phần trọng tâm của bài. Ngoại giao Việt Nam sau năm 1988 về vấn đề biển Đông. Gồm ba phần: Cơ sở hoạch định chính sách, Nội dung chính sách và Triển khai chính sách. Phần III: Phần đánh giá và nhận xét. Người viết sẽ nêu phần thành tựu và hạn chế của chính sách ngoại giao Việt Nam trước vấn đề biển Đông trong giai đoạn này. Vấn đề biển Đông là một vấn đề phức tạp gây nhiều tranh cãi. Do độ mở và khó của vấn đề, cũng như thời gian và trình độ người viết còn nhiều hạn chế, bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Người viết chân thành mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ phía thầy cô, bạn bè và những người quan tâm. Hà Nội ngày 24 tháng 04 năm 2009 Lê Thị Ngọc. TÓM TẮT: Tranh chấp biển Đông luôn được xem là một trong những điểm nóng chứa đựng nhiểu nguy cơ tiềm ẩn đối với hoà bình, ổn định trong khu vực châu Á, Thái Bình Dương, đặc biệt đối với Việt Nam trong tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa với Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này yêu cầu một chiến lược tổng thể toàn diện và mặt trận ngoại giao đóng vai trò trọng tâm. Bài tiểu luận về Chính sách Ngoại giao Việt Nam về vấn đề biển Đông sau năm 1988 sẽ làm sáng tỏ tầm quan trọng đó. Chọn mốc năm 1988 khi Việt Nam bước đầu ổn định xã hội, 3
  5. tập trung phát triển kinh tế và xu thế thế giới chuyển mình thay đổi. Đảng và Nhà nước ta đã bước đầu thành công trước cả những khó khăn và thuận lợi trong điều kiện mới. Đó chính là cơ sở để hoạch định chính sách đối ngoại đầy cam go trước vấn đề phức tạp này: âm mưu bành trướng của nước lớn Trung Quốc, cục diện thế giới mới, vai trò các cường quốc trên thế giới và các tổ chức khu vực, dư luận thế giới. Từ đó bài viết đề cập đến nội dung và quá trình triển khai chính sách với mục tiêu và định hướng cụ thể. Phần cuối là một số nhận xét đánh giá của bản thân, những thành tựu và những hạn chế trong công tác đối ngoại bảo vệ chủ quyền trên biển. Chương I- Bối cảnh tranh chấp biển Đông 1. Lập trường của Trung Quốc: 1.1- Vai trò chiến lược biển Đông với Trung Quốc: Thời thượng cổ, Trung Quốc ít quan tâm đến biển cả và chỉ nuôi tham vọng bành trướng đất liền. Hầu như chỉ là bộ chiến, lực lượng phòng thủ biển rất yếu, nhiều lần đã thất bại nặng nề trong những cuộc thuỷ chiến như ở Việt Nam 3 lần thời Nguyên, sau đó là Nhật Bản và Inđônêxia. 4
  6. Trong lịch sử, hầu hết các đế quốc đến xâm chiếm Trung Quốc đều đi từ biển vào. Như vậy Biển Đông có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với an ninh quốc gia. Hơn nữa với tiềm lực kinh tế lớn lao tài nguyên biển dồi dào, biển Đông thực sự là nguồn tài nguyên lớn cho nền kinh tế lớn như Trung Quốc. Biển tạo nên sự hưng thịnh cho các quốc gia, đặc biệt đối với nước từ xa xưa luôn nỗ lực thực hiện chủ nghĩa bá quyền như Trung Hoa. Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến chủ quyền của mình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thế kỉ XX. 1.2- Chiến lược của Trung Quốc: Vì chiến lược biển Đông phục vụ cho mục đích “tiến ra biển”, nâng cao vị thế chính trị và chủ nghĩa bành trướng xuống phía Nam, Trung Quốc thực hiện theo ba định hướng: Quốc phòng, kinh tế và chính trị. Về quốc phòng, Trung Quốc tập trung phát triển hải quân hiện đại. Hải chiến kỹ thuật cao của Trung Quốc ngày càng phát triển, từ thuyền to pháo lớn đến hoả lực định vị tầm xa và năng lực điều binh tầm xa. Về kinh tế, ngày 09/05/2003 Trung Quốc ra công lệnh số 13, phát hành “ Cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế biển”, với mục tiêu tận dụng và khai thác tài nguyên biển, bước vào thời kì mới của phát triển kinh tế biển. 1 Về chính trị, Xây dựng và phát triển Trung Quốc thành một Đế quốc Biển trên khu vực biển Đông. Để thực hiện chính sách này, Trung Quốc sử dụng biện pháp “ gặm nhấm dần”, lợi dụng điều kiện thuận lợi để củng cố và xây dựng lấn chiếm các đảo, biến thành sự việc đã rồi. Tiểu kết, ngọn lửa tham vọng của Trung Quốc chưa bao giờ nguội tắt, thậm chí còn phát triển hơn trong từng giai đoạn và đồng nhất qua các thời kì về mặt nhận thức. Bằng “chiến lược gặm nhấm dần” hay “gác tranh chấp, cùng khai thác” cùng với lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh đã khẳng định mục tiêu của Trung Quốc, không một quốc gia nào trong khu vực ngang bằng Trung Quốc. 1 Báo cáo thống kê kinh tế biển Trung Quốc năm 2003, Cục Hải dương Trung Quốc, Bắc Kinh, tháng 2 năm 2004 5
  7. 2. Bối cảnh tranh chấp trước năm 1988: 2.1- Các mốc sự kiện: 1909: Cuộc đổ bộ chớp nhoáng của Đô Đốc Lý Chuẩn lên quần đảo Hoàng Sa. 1928, 1932 : Biểu hiện ý đồ tranh giành chủ quyền quần đảo Hoàng Sa với chính quyền bảo hộ Pháp 1947: Lợi dụng danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm (thuộc nhóm đông của quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (Itu Aba) của quần đảo Trường Sa. Xuất bản bản đồ “ Nam Hải chư đảo” thể hiện đường yêu sách 9 đoạn đứt khúc chiếm 80% diện tích biển Đông. 1956: Trung Quốc cho quân đội chiếm đóng phía Đông quần đảo Hoàng Sa Việt Nam. 1974: Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam cộng hoà. 1988: Trung Quốc tiến công đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa. 2.2- Bối cảnh trong nước: Trước những hành động ngày càng can thiệp sâu và thể hiện rõ ý đồ của Trung Quốc, cho mãi đến năm 1988 Việt Nam vẫn chưa có một động thái cụ thể thể hiện chủ quyền của mình trong mối quan hệ tranh chấp với Trung Quốc. Điều này có thể lý giải bằng ba lý do:  Việt Nam trong tình trạng chiến tranh, chưa thấy rõ tầm quan trọng của biển Đầu thế kỉ XX, năm 1909 trước sự đe doạ của chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản, Trung Hoa bắt đầu chú ý đến quần đảo Hoàng Sa và những năm 1928, 1932 biểu hiện ý đồ tranh giành chủ quyền với chính quyền bảo hộ Pháp, chỉ biểu hiện ý đồ chứ không có hành động chiếm hữu thực sự2. Trong thời gian này, hai bên tranh chấp là chính quyền bảo hộ Pháp và Trung Quốc. Cho nên trong suốt thời kì Pháp thuộc, phía Việt Nam bị đô hộ không có tiếng nói trong vấn đề tranh chấp này. 2 Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế- Đào văn Thuỵ 6
  8. Thời gian sau này, khi bị thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, nhiệm vụ nêu cao hàng đầu của ta là đánh đuổi giặc ngoại xâm. Thêm nữa trong những năm 70, Mỹ còn tỏ thái độ đồng ý ngầm với Trung Quốc, còn Liên Xô tỏ ý không can thiệp vào các hành động lấn tới này. Đó cũng là một nhân tố cản trở Việt Nam có tiếng nói trước sự bành trướng của Trung Quốc.  Nhận thức lãnh đạo về các nước Xã hội chủ nghĩa anh em: Trong thời kì chiến tranh lạnh, đặc biệt sau khi thành lập nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc càng gia tăng yêu sách của mình về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc này, Việt Nam đang có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và Liên Xô, hai anh cả trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc cũng viện trợ cho Việt Nam rất nhiều trong cuộc chiến chống Mỹ. Từ đó Trung Quốc là bạn bè tin cậy của Việt Nam. Chính vì thế, chúng ta chủ quan trong mối quan hệ với Trung Quốc, lơ là cảnh giác vấn đề biển đảo trong những năm 1956, 1974.  Khi thoát khỏi chiến tranh, vấn đề kinh tế xã hội vẫn là vấn đề quan tâm chính. Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, Việt Nam lại phải đối phó với tình hình mới. Việt Nam đem quân sang cứu viện Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Khơ me đỏ, khiến Việt Nam lơ là tất cả các nhiệm vụ khác: kinh tế xã hội kể cả tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhất là năm 1988, Việt Nam đang bị cô lập, bao vây cấm vận về kinh tế. Năm 1986, văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI đầu tiên về thay đổi tư duy ra đời, chúng ta mới thay đổi tư duy về quan hệ bạn thù, xác định Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp. Tóm lại, để lý giải cho câu hỏi Tại sao Việt Nam quan tâm đến vấn đề hải đảo chậm hơn Trung Quốc những 80 năm, người viết tổng kết những thời cơ Trung Quốc lợi dụng qua các mốc thời điểm tranh chấp. Để thực hiện mưu đồ bành trướng, như việc Trung Quốc giải giáp quân đội Nhật để chiếm đảo Phú Lâm và Ba Bình năm 56, hay năm 74 lợi dụng tình hình Việt nam đang trong giai đoạn khẩn trương, hay năm 88 khi VN đang gặp khó khăn về kinh tế. 7
  9. Chương II: Ngoại giao với vấn đề biển đảo sau năm 1988: 1. Cơ sở hình thành chính sách: 1.1- Bối cảnh trong nước: Xã hội ổn định, thay đổi tư duy: Những năm đầu thập niên 80 chứng kiến sự thay đổi trong tư duy đối ngoại, với chính sách đổi mới để phát triển của Việt Nam. Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị cô lập về kinh tế. Xã hội ổn định, không còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan. Việt Nam bắt đầu tập trung phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và chú trọng kinh tế đối ngoại. Lúc này đã nhận thức được tầm quan trọng của biển Đông, cả về kinh tế và chính trị. Thêm nữa, sau năm 1986, Việt Nam thay đổi hẳn tư duy, muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới chứ không còn bị ảnh hưởng bởi tinh thần quốc tế Vô Sản như trước. Mối quan hệ với các nước bao gồm cả hai mặt hợp tác và đấu tranh. Trong mối quan hệ với Trung Quốc, mặc dù bình thường hoá quan hệ từ năm 1992 nhưng hoạt động dựa trên tiêu chí dân tộc không phải là đồng minh như những năm 50, ví dụ như trong vấn đề hải đảo, cùng khai thác triệt để biển Đông nhưng nếu ảnh hưởng đến lợi ích có thể xảy ra xung đột. Cơ sở pháp lý: Việt Nam trở thành thành viên Công ước Luật biển 1982 vào ngày 23/06/1994. Công ước Luật biển ra đời khẳng định tầm quan trọng của biển, công nhận quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với tài nguyên biển. Vì vậy các quần đảo này chính là cơ sở để thực hiện chủ quyền và các quyền chủ quyền trên các vùng biển và thềm lục địa. Toàn thể vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn phía bắc ranh giới với Indonesia và Malaysia, hoặc nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, hoặc nằm trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam. Do vậy, theo Điều 57 và 76 của UNCLOS, những vùng này hiển nhiên thuộc về Việt Nam. Toàn bộ biên giới phía Đông Việt Nam đều tiếp giáp với biển Đông, an ninh quốc gia không thể tách rời với việc bảo vệ an ninh từ biển. Chứng cứ lịch sử: Chủ quyền Việt Nam lâu đời hơn và vững chắc hơn. Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông từ thời phong kiến, đến thời nhà Nguyễn đã chính thức 8
  10. có những hoạt động thu nhặt khoáng vật hàng năm trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nước Pháp tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo này năm 1858. Từ năm 1945, chủ quyền này thuộc về Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Việt Nam Cộng Hoà (sau Hiệp định Geneva 1954). Từ tháng 4 năm 1975, chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam lại được chuyển về cho Việt Nam dân chủ cộng hoà và sau này là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến hai quần đảo này từ năm 1909, nhưng chỉ thực sự chiếm đóng vào năm 1988, mà là hậu quả của một hành động quân sự. Và luật quốc tế hiện đại ngăn cấm nghiêm ngặt việc chiếm đóng lãnh thổ bằng quân sự. Việt Nam đang chiếm đóng 22 điểm đảo trong quần đảo Trường Sa. Tương quan lực lượng: Trung Quốc là nền kinh tế thứ ba trên thế giới, tập trung phát triển lực lượng hải quân cách đây 60 năm. Trung Quốc liên tục gia tăng chi phí quốc phòng, chú trọng cải thiện sức mạnh hải quân, đầu tư tên lửa hạt nhân xuyên lục địa...Trong tranh chấp biển Đông, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự của mình để chiếm đóng nhiều khu vực khác nhau. Lực lượng này ngày càng lớn mạnh và không một quốc gia nào trong khu vực có thể sánh bằng. Như vậy trong trận chiến quân sự, Việt Nam không thể chiến thắng Trung Quốc, điều cần thiết là tìm kiếm biện pháp ngoại giao đàm phán cho vấn đề này. 1.2- Bối cảnh quốc tế: Âm mưu bành trướng của Trung Quốc: Âm mưu bành trướng khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày càng sâu sắc. Ngày 25- 02-1992: Trung Quốc công bố đạo luật về lãnh hải và vùng biển tiếp giáp. Bao gồm đảo Tây Sa( Trường Sa), đảo Nam Sa( Hoàng Sa) là của Trung Hoa. Trung Quốc chiếm thêm vài đảo khác ở quần đảo Trường Sa. 2007: Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc diện tranh chấp. 2008: Trung Quốc vẽ ranh giới 9 điểm đứt khúc vào bản đồ rước đuốc Olympic và Paralympic. Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc áp lực ExxonMobil không được hợp tác với Việt Nam trong vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Tháng 11 năm 9
  11. 2008, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác trên Biển Đông. 2009: Trung Quốc đưa tàu Ngư Chính 311 ra hoạt động tại Biển Đông. Công ty TNHH du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam (Trung Quốc) thông báo mở tuyến du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa Cục diện thế giới mới: hoà bình, hợp tác. Xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức đa phương trong khu vực cũng như trên thế giới. Từ thập kỉ 90, tranh chấp biển Đông cũng bắt đầu hình thành một số cơ chế giải quyết và kiềm chế xung đột chẳng hạn Hội thảo quản lý xung đột tiềm tàng ở biển Đông do Indonesia và Canada bảo trợ, đối thoại Trung Quốc- ASEAN tìm giải pháp cho tranh chấp biển Đông. Các tổ chức khu vực là cầu nối giải quyết vấn đề nhạy cảm và phức tạp này. Xu thế hoà bình hợp tác không cho phép giải quyết tranh chấp bằng vũ lực. Lợi ích gián tiếp của các nước khác: Mỹ: Nếu chủ quyền 9 điểm đứt khúc của Trung Quốc được đáp ứng, quyền tự do đi lại trên vùng biển huyết mạch này sẽ bị hạn chế, trong khi nhiều nước trong khu vực là đối tác thương mại quan trọng của Mỹ. Thứ hai Mỹ cũng lo ngại về sự nổi lên, bành trướng của Trung Quốc sau chiến tranh lạnh. Điều này khiến Mỹ chủ trương hoà bình, phản đối bất kì hành động vũ lực nào, không tham gia tranh chấp chủ quyền khu vực và bảo đảm đường biển. Nhật Bản cũng e ngại sự nổi lên của Trung Quốc, tuy nâng cao mối quan hệ với Trung Quốc sau chiến tranh lạnh, nhưng cũng có biện pháp cứng rắn sử dụng tranh chấp biển Đông là con bài mặc cả với Trung Quốc. Các nước ASEAN thể hiện thái độ chống lại Trung Quốc khi nước này đơn phương chiếm đóng các điểm đảo trong biển Đông từ sau năm 1995. 2. Nội dung chính sách: Thứ nhất, chủ trương triển khai bằng biện pháp hoà bình. Trước hết Việt nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa bằng cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử, duy trì nguyên trạng cho tới khi tìm được giải pháp cuối cùng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Dũng cho biết cần tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các tranh 10
  12. chấp đối với hai quần đảo này, yêu cầu các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Thứ hai, ủng hộ giải quyết tranh chấp ở biển Đông trước hết bằng con đừờng đa phương. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các nước Đông Nam Á nhìn chung đều nhất trí xem vấn đề biển Đông là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc. Vai trò ASEAN rất quan trọng trong đàm phán tranh chấp biển Đông. Phần lớn các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia thành viên ASEAN chủ yếu diễn ra ở phần quần đảo Trường Sa nên lập trường của ASEAN có nhiều điểm tương đồng đối với lợi ích của ta. Thứ ba, tranh thủ sự ủng hộ linh hoạt của các cường quốc Mỹ, Nhật, Nga... để kiềm chế các hoạt động đơn phương của các nước đặc biệt là Trung Quốc. Như đã nói ở trên trong phần cơ sở hoạch định, biển Đông có vị trí chiến lược trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế không phải chỉ các nước trong khu vực mà còn với các cường quốc. Các nước đều nhận thức Trung Quốc là thủ phạm chính gây ra những bất ổn về biển Đông sau chiến tranh lạnh và đều lo ngại do sự bành trướng ngày một gia tăng của Trung Quốc. Các nước mong muốn một giải pháp hoà bình cho vấn đề này. Tuy nhiên vấn đề này không chiếm ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của nước này. Do đó ngoại giao Việt Nam đã vận động tranh thủ các cường quốc xem tranh chấp ở biển Đông nằm trong tổng thể những quan ngại an ninh ở khu vực, trước mắt giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao phòng ngừa. Thứ tư, tham vấn cho chính phủ, các ngành địa phương triển khai hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên biển. Mục tiêu triển khai chính sách: Dựa trên nguyên tắc estoppel (nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia) và chứng cứ lịch sử.3 Tiếp tục thu thập nhiều cơ sở pháp lý vững chắc nhằm xác lập chủ quyền tại đảo Việt Nam đang chiếm đóng, tránh mâu thuẫn dẫn đến xung đột. Mục tiêu dài hạn giành được chủ quyền trên vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế bằng phương thức hoà bình, nhận được sự công 3 "Chủ Quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa" của Tạp chí Thời Đại: 11
  13. nhận của các bên tranh chấp và cộng đồng quốc tế. Mục tiêu trung bình là giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên những đảo mà Việt Nam đang chiếm đóng, đấu tranh lấy lại các đảo mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đoạt trong quá khứ. Mục tiêu tối thiểu giữ nguyên trạng, không để mất thêm bất kì đảo nào nữa và xây dựng khuôn khổ đàm phán giữa hai bên và tiến hành chung các nguồn lợi trên biển Đông. 3. Triển khai chính sách: Việt Nam luôn chủ trương sử dụng biện pháp hoà bình. Thậm chí ngay sau khi bị tấn công một cách bất hợp pháp của Trung Quốc vào tháng 3 năm 1988, Việt Nam vẫn giữ nguyên chủ trương tìm kiếm một giải pháp hoà bình. Điều này thể hiện qua các thông cáo bộ Ngoại giao Việt Nam gửi tới Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào các ngày 17, 23, 26 tháng 3 và 25 tháng 4 năm 1988 liên tục nhắc lại Hiệp ước đình chiến và tiến hành đàm phán. Đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam đầu tiên vào ngày 10 tháng 11 năm 1992, sau đó là 4 tháng 12 năm 1992, 22 tháng 11 năm 1994, tháng 11 năm 1995; các cuộc viếng thăm hữu nghị chính thức của Tổng Bí Thư Đỗ Mười vào tháng 7 năm 1997, Thủ tướng Phan Văn Khải 19 tháng 10 năm 1998.4 Chứng cứ lịch sử: Việt Nam tăng cường thu thập các chứng cứ lịch sử. Các tài liệu như tác phẩm “Tuyển tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ đồ thư” của Đỗ Bá, thế kỉ XVII, “Phủ biên tạp lục” – Lê Quý Đôn 1776, các bản đồ các tác phẩm đoạ dư ghi chú quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Gần đây đã phát hiện "tờ lệnh" từ thời Minh Mạng, điều động binh phu đảo Lý Sơn và các vùng ven biển khác của Quảng Ngãi ra bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam ở biển Đông: Quan điểm của Việt Nam “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này...Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của 4 Vietnam and the Code of Conduct for the South china sea- Nguyen Hong Thao 12
  14. các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc.”5 Việt Nam tranh thủ lập trường chung các nước ASEAN để đấu tranh với các yêu sách của Trung Quốc. Tuyên bố cách ứng xử ở biển Đông ký giữa Trung Quốc và ASEAN ngày 4.11.2004 nhấn mạnh các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hoà bình và nhấn mạnh giải quyết vấn đề thông qua sự đồng thuận đa phương. Việt Nam tuyên truyền, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng thế giới. Tăng cường công tác nghiên cứu, nâng cao năng lực của đội ngũ khoa học về Biển Đông. Tuyên truyền và giáo dục cho thế hệ trẻ về Biển Đông, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc của các thế hệ mai sau, coi đó là một chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của ta bằng các hội thảo Biển Đông diễn ra trong các trường Đại học. Ngày 17 tháng 3 năm 2009, trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao tổ chức hội thảo lần thứ nhất với chủ đề “Tranh chấp chủ quyển tại Biển Đông: Lịch sử, Địa chính trị và Luật pháp quốc tế”. Chương III- Đánh giá, nhận xét : 1. Thành tựu:  Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong bảo vệ chủ quyền của mình. Về thực hiện mục tiêu, cơ bản Việt Nam đã đạt được mục tiêu tối thiểu là giữ nguyên hiện trạng, xây dựng khuôn khổ đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền trên biển. Việt Nam cũng đang nỗ lực tiến tới mục tiêu trung bình bằng đàm phán, cả song phương và đa phương, để lấy lại những đảo mà Trung Quốc chiếm được bằng vũ lực trong quá khứ.  Để đạt những mục tiêu này, ngoại giao đã thể hiện vai trò linh hoạt của mình khi tạo được sự ủng hộ trên trường thế giới, các cường quốc, hiểu biết rõ vai trò các nước liên quan. Tuy nhiên lợi ích quốc gia vẫn là trên hết, Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường thế giới cũng như quan điểm về vấn đề biển Đông, trước sau như một. 5 Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lê Dũng trước vấn đề phản ứng của Việt Nam trước việc Công ty TNHH du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam (Trung Quốc) thông báo mở tuyến du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa 13
  15.  Chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý là hai vấn đề quan trọng trong tranh chấp chủ quyền trên biển. Tuy nhiên cần vận dụng có hiệu quả hơn nữa luật pháp và tập quán quốc tế để có thể giải quyết kịp thời hơn nữa các tranh chấp biển đảo, không để xẩy ra các điểm nóng.  Việt Nam thành công trong tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức trong nhân dân bằng các hoạt động hội thảo, diễn đàn. 2. Vấn đề còn tồn tại:  Tuy vậy vấn đề còn tồn tại trong ngoại giao Việt Nam nói riêng và đường lối chính sách của ta nói chung là chưa tập trung sức mạnh tổng thể: Ngoại giao đi cùng với quốc phòng, kinh tế và sức mạnh nhân dân. Sức mạnh ngoại giao rất quan trọng trong bối cảnh thế giới hiện nay cũng như đối với thực lực nước ta, nhưng là chưa đủ. Ngoại giao cần kết hợp hơn nữa với sức mạnh kinh tế, tăng cường thực lực quốc phòng để xây dựng một chiến lược biển toàn diện cùng hệ thống pháp luật biển đầy đủ làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền trên các vùng biển đảo. Và các khía cạnh này cần tiến hành một cách đồng bộ không thể tách rời vì nó có quan hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên thiết yếu cần phải xác định một cách chính xác trọng tâm chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể.  Một thực trạng cho thấy rằng trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam luôn đi chậm hơn, chưa thể đón đầu và ngăn chặn kịp thời những sự việc đã rồi của chính sách gặm nhấm dần của Trung Quốc. 14
  16. KẾT LUẬN: Thay lời kết, “Trung Quốc vừa là kẻ thù truyền kiếp vừa là bạn bè truyền thống”, bất cứ đường lối chính sách đối ngoại nào của Việt Nam cũng liên quan đến Trung Quốc. Nhất là khi Việt Nam và Trung Quốc có chung một vùng biển đầy tiềm năng về mọi mặt như biển Đông. Giải quyết tranh chấp ở biển Đông là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất trong quan hệ Việt Trung từ trước đến nay. Vấn đề này còn diễn biến nhiều phức tạp. Tình hình biển Đông trong hơn thập niên qua đã gây ra không ít khó khăn cho đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia và chủ quyền trên biển của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam quan tâm sau Trung Quốc gần 80 năm do điều kiện khách quan cũng như chủ quan, nhưng trong hơn 20 năm ngoại giao Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đóng vai trò quan trọng với bước đi rõ ràng và cụ thể. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, hiểu rõ xu thế hoà bình ổn định, luật pháp quốc tế cùng tương quan lực lượng giữa hai bên, Việt Nam xây dựng một chính sách ngoại giao tương đối hoàn thiện đáp ứng một số ưu tiên cơ bản của đất nước. Duy trì nguyên tình trạng tranh chấp, kiềm chế những bất đồng và không để cho vấn đề phức tạp này trở thành rào cản trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đó chính là những thành công bước đầu của ngoại giao Việt Nam. 15
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Chính sách đối ngoại Việt Nam phần II- Học Viện Quan hệ Quốc tế. http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/ "Chủ Quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa" - Tạp chí Thời Đại. “ Lập trường Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế” - Đào Văn Thuỵ. “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”- Monique Chemillier- Gendreau, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1988. Trung Quốc tấn công trên Biển Nam Trung Hoa( Biển Đông): Chiến lược và mục tiêu- Shigeo Hiramatsu, tạp chí Asia- Pacific Review, bộ 8, số 1, 2001. Vietnam and the code of Conduct for the South China Sea- Nguyen Hong Thao. Cuộc tranh chấp Việt- Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Lưu Văn Lợi- NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1995. http://books.google.co.uk/books?id=58q1SMZbVG0C&pg=PP1#PPR5,M1- Sovereignty Over the Paracel and Spratlys. Những vấn đề pháp lý cơ bản về đường cơ sở trong Luật biển Quốc tế và Pháp Luật Việt Nam- Ngô Hữu Phước. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2