Tiểu luận: Mối quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn sau chiến tranh lạnh sự phát triển của mối quan hệ này trong tương lai
lượt xem 60
download
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Mỹ buộc phải chấp nhận thất bại và rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Mối quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn sau chiến tranh lạnh sự phát triển của mối quan hệ này trong tương lai
- Tiểu luận Mối quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn sau chiến tranh lạnh - sự phát triển của mối quan hệ này trong tương lai 1
- LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói, Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia có nhiều “duyên nợ”. Cái “duyên” trong mối quan hệ đặc biệt này mà không phải ai cũng biết đến, đó là việc Hoa Kỳ đã có sự hiểu biết và quan tâm đến Việt Nam từ cách đây hơn hai thế kỷ. Thomas Jefferson - một trong những nhà lập quốc Hoa Kỳ, tác giả của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776 và là Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ - sớm biết đến Việt Nam với một địa danh phổ biến trong các tấm hải đồ thế giới ở thế kỷ XVIII là “Cochinchina” (Đàng Trong). Trong cương vị Công sứ Hoa Kỳ tại Pháp, ông đã từng gặp con của Chúa Nguyễn Ánh tại cung điện Versailles. Mối quan tâm của con người nổi tiếng này với xứ sở Cochinchina chính là những giống lúa đặc sắc mà ông muốn sưu tầm cho trang trại Shadwell và quê hương Virginia. Mong ước ấy không thành hiện thực. Song có một điều mà Th. Jeferson không bao giờ hình dung được là 170 năm sau khi bản Tuyên ngôn Độc lập được ông soạn thảo (1775), được vị Tổng thống lập quốc Georges Washington tuyên đọc năm 1776, lại tiếp tục được một người con Việt Nam trích dẫn để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của quốc gia mình vào năm 1945. Người Việt Nam ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn cái “nợ” giữa Mỹ và Việt Nam xảy đến bắt nguồn từ việc Mỹ đi từ dính líu đến can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương và sau đó là liên tục tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới chống phá Việt Nam. Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Mỹ buộc phải chấp nhận thất bại và rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. 2
- Song những người Mỹ bảo thủ và hiếu chiến không chấp nhận một mối quan hệ bình thường với Việt Nam. Thay vì cùng Việt Nam giải quyết triệt để một cách hòa bình những “di sản” do chiến tranh để lại, Mỹ thực hiện chính sách bao vây cấm vận đối với Việt Nam, nhằm theo đuổi mục đích cùng với các thế lực phản động quốc tế khác tiếp tục cuộc chiến chống Việt Nam. Mãi cho đến tháng 2/1994, Mỹ mới dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam và tháng 7/1995, Mỹ mới tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cho đến nay, quan hệ Mỹ - Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng song vẫn còn khá dè dặt, thận trọng. Có thể thấy, trong các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước khác trong cộng đồng quốc tế, quan hệ với Mỹ là một trong những mối quan hệ chứa đựng nhiều thử thách và khó khăn nhất. Trong suốt hơn 50 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ đã trả qua nhiều thời kỳ khác nhau với những thăng trầm và biến đổi không ngừng. Trong phạm vi của bài tiểu luận, để làm sáng tỏ mối quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn sau chiến tranh lạnh cũng như sự phát triển của mối quan hệ này trong tương lai, em xin được đề cập tới các vấn đề sau: - Quan hệ Việt – Mỹ trước và trong chiến tranh lạnh - Quan hệ Việt – Mỹ sau chiến tranh lạnh - Kết luận về mối quan hệ Việt – Mỹ 3
- I. Quan hệ Việt – Mỹ trước và trong chiến tranh lạnh: Như đã trình bày ở trên, quan hệ Việt – Mỹ manh nha hình thành từ thế kỷ thứ XVIII, khi mà Tổng thống thứ ba của Mỹ Th.Jefferson (khi ấy còn làm Đại sứ Hoa Kỳ ở Pháp) có mối quan tâm đặc biệt đến xứ xở Nam Kỳ. Chính bởi mối quan tâm đặc biệt dành cho nơi này mà trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều phái đoàn đại diện của Mỹ đã đến Việt Nam với mong muốn thiết lập mối quan hệ ngoại giao và ký kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ. Song, do nhận thức của triều Nguyễn lúc bấy giờ còn hạn chế, chưa thấy hết được vai trò to lớn của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế nên thay vì thực hiện chính sách “mở cửa”, đã thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” đối với Hoa Kỳ, quay lưng lại với sự quan tâm của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam lúc bấy giờ. Cho đến khi Pháp đẩy mạnh cuộc chiến xâm lược ở Việt Nam, vua Tự Đức buộc phải cử phái viên là Bùi Viện ra nước ngoài để tìm kiếm sự trợ giúp. Bùi Viện đã tìm đến nước Mỹ, song hai lần nhờ Mỹ can thiệp đều không thành. Lần thứ nhất là do ông không có quốc thư của vua Tự Đức để chứng minh thân thế của mình, lần thứ hai là do chính sách của Mỹ lúc bấy giờ lại ngả về phía Pháp nhằm mục đích ổn định để phát triển đất nước sau cuộc nội chiến (1861-1864). Đến năm 1884, Pháp đã chinh phục hoàn toàn Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp. Thời gian Pháp đô hộ Việt Nam cho đến trước chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945), quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, chính trị giữa Việt Nam và Mỹ không đáng kể. Sự kiện nổi bật nhất trong thời gian này là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tại Mỹ. 4
- Thời gian sinh sống, học tập và làm việc tại đây đã giúp cho Người có những hiểu biết sâu sắc về nước Mỹ, về bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng tháng Tám (1945) thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời có vị trí độc lập, có chủ quyền giống như các quốc gia tự do, độc lập và có chủ quyền khác. Nhận thấy tầm quan trọng của Mỹ trên trường quốc tế, Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch đã triệt để tranh thủ Mỹ với tư cách là đồng minh trong Thế chiến thứ II. Vị thế quan trọng của quan hệ Việt - Mỹ được thể hiện sâu sắc trong nguyên lý chung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thông điệp với toàn thế giới ngay từ khi nước Việt Nam độc lập mới ra đời: “Việt Nam muốn hợp tác với tất cả các nước dân chủ, không muốn gây thù oán với ai”1. Và có lúc đã đặt lòng tin mạnh mẽ khi bày tỏ quan điểm trong một văn kiện gửi tới chính phủ Hoa Kỳ: “Việt Nam chủ trương độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”2(1946). Tuy nhiên, phía Mỹ đã cự tuyệt đề nghị đầy thiện chí của Chính phủ Việt Nam. Thậm chí, Mỹ còn chuyển sang lập trường thừa nhận và ủng hộ Pháp xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ngoại giao của ta đối với Mỹ vẫn hết sức mềm dẻo. Chỉ đến khi sự dính líu, can thiệp của Mỹ ngày càng trở nên trắng trợn, ta mới xác định rõ: “cuộc kháng chiến của ta không chỉ nhằm chống thực dân Pháp, mà còn nhằm chống lại cả bọn “can thiệp Mỹ”3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta kết thúc thắng lợi, Hiệp định Geneve được ký kết (7/1954). Hiệp định ghi rõ: các nước ký Hiệp định 1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Tập 2, Trường Chinh, Nxb Sự thật, Hà Nội. 5
- cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Mỹ tuy không ký vào bản Hiệp định song đã ra một Tuyên bố cam kết tôn trọng Hiệp định này. Đáng lẽ từ đó, Mỹ phải có được bài học của mình và chấm dứt mọi can thiệp vào Đông Dương. Song, không dừng lại ở đó, để thực hiện tham vọng bá chủ của mình, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới chống phá Việt Nam. Hệ quả là Mỹ đã “sa lầy” trong cuộc chiến tại Việt Nam và đã phải trả một cái giá rất đắt. “Chưa lúc nào trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ từ thời Th.Jefferson đến nay, quan hệ Việt-Mỹ lại trở nên đen tối và bi thảm như thời kỳ chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam”. Ngay cả khi Việt Nam giành thắng lợi trước Mỹ và vẫn tạo điều kiện cho người Mỹ rút khỏi Việt Nam một cách an toàn, Mỹ vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động thù địch, bao vây cấm vận chống phá Việt Nam. Tất nhiên phải đặt mối quan hệ Việt-Mỹ trong bối cảnh chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Yalta. Từ cuối năm 1977, Liên Xô ngày càng mở rộng ảnh hưởng của mình ra nhiều nước trên thế giới, “làn sóng đỏ” ngày càng dâng cao khiến cho các nước tư bản, đặc biệt là Mỹ thấy lo ngại. Việc kí kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Liên Xô-Việt Nam (1978) giúp cho Liên Xô tiếp cận được với khu vực Đông Nam Á song lại đẩy xa thêm khoảng cách quan hệ Việt-Mỹ. Bởi điều này như càng “đổ thêm dầu vào lửa”, làm nóng bỏng thêm mối quan hệ Việt-Mỹ vốn đã có nhiều bất cập. Trong thời gian từ 1975-1978, Mỹ nhiều lần gửi thông điệp tới Việt Nam với nội dung: Mỹ không thù địch với Việt Nam và sẵn sàng đàm phán với Việt Nam về quan hệ hai nước; xây dựng một kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và cử phái đoàn quan trọng sang thăm Việt Nam (1977). Đó 6
- là những nỗ lực đáng ghi nhận từ phía Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cũng không ngừng thực hiện các chính sách phản động chống phá Việt Nam. Như vậy, cái vỏ thì Mỹ rêu rao về việc mong muốn cùng Việt Nam bình thường hóa quan hệ, thực tế bên trong, Mỹ không hề có thiện chí và vẫn tiếp tục thi hành chính sách thù địch với Việt Nam. Cụ thể nhất là ngay cả khi Việt Nam chính thức xóa bỏ các điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, công cuộc đàm phán về bình thường hóa giữa Việt Nam và Mỹ vẫn không có kết quả như mong muốn, thậm chí là vẫn còn ở trong tình trạng đối đầu căng thẳng cho tới suốt những năm 80 của thế kỷ XX. II. Quan hệ Việt-Mỹ sau chiến tranh lạnh: Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi Gooc-ba-chốp lên nắm quyền ở Liên Xô và triển khai toàn diện công cuộc cải tổ, đồng thời năm 1989, chính quyền tổng thống Bush đưa ra chính sách hòa dịu và hợp tác với Liên Xô thì xu thế đối thoại, hợp tác thay đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡ giữa Gooc-ba- chốp và Bush, hai siêu cường Xô-Mỹ đã đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỷ trong sự căng thẳng, đối đầu quyết liệt. Trong những năm từ 1989 đến 1991, chủ nghĩa xã hội đã lần lượt sụp đổ ở các nước Đông Âu và trên đất nước Liên Xô. Nguyên nhân là do những sai lầm nghiêm trọng trong công cuộc cải tổ cùng với sự tấn công chống phá của các lực lượng phản động quốc tế đã trực tiếp đẩy Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào tình trạng khủng hoảng và hỗn loạn cả về chính trị lẫn kinh tế. Từ đây, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành, hứa hẹn một cuộc chơi mới với những luật chơi mới ngày cành sinh động, linh hoạt song cũng hết sức tinh vi, phức tạp, đòi hỏi mỗi nước (đặc biệt là các nước nhỏ) phải có bản lĩnh 7
- chiến đấu, kiên cường đối mặt với những khó khăn và nhận thức đầy đủ về môi trường quốc tế mới để có thể tồn tại và phát triển. Trong điều kiện lịch sử mới: “các nước ra sức mở rộng quan hệ quốc tế, không phân biệt đối chế độ chính trị-xã hội khác nhau, không câu nệ đối tượng, với tất cả những ai có khả năng hợp tác hiệu quả. Việc xác định bạn thù, hình thức, mức độ quan hệ trở nên rất linh hoạt”4. Về phần mình, Việt Nam đề cao phương châm đối ngoại: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Việc thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đã thể hiện sự đổi mới hết sức đúng đắn và sâu sắc. Trong quan hệ với Mỹ, Đảng và Nhà nước ta nhận định: “Việt Nam coi Mỹ là một nước lớn có vai trò rất quan trọng đối với tương lai hòa bình và phồn vinh của Châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam luôn mong muốn quan hệ với Mỹ được bình thường hóa không điều kiện vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của Châu Á – Thái Bình Dương. Đó là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam”2. Chính vì ý thức được tầm quan trọng của Mỹ cũng như quan hệ với Mỹ, ta đã luôn cố gắng thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Bằng rất nhiều nỗ lực cũng như vượt qua biết bao rào cản, cuối cùng quan hệ Việt-Mỹ đã được cải thiện. Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ tuy vấp phải rất nhiều chông gai, thử thách song cuối cùng cũng được thực hiện và đưa quan hệ Việt-Mỹ lên một tầm cao mới. 4 Thế giới sau chiến tranh lạnh và Châu Á - Thái Bình Dương. Trong hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc. Trần Quang Cơ. 8
- Điểm mấu chốt và cơ bản để thực hiện quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ chính là thiện chí của Việt Nam khi rút quân tình nguyện ra khỏi Campuchia và tỏ ý muốn hợp tác với Mỹ để tìm ra một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia. Chính nhờ những động thái tích cực này từ phía Việt Nam mà sau đó giữa Việt Nam và Mỹ đã có những cuộc tiếp xúc hữu nghị, hợp tác, giúp cho nước ta đạt được những kết quả quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước. Năm 1991, Mỹ đưa ra bản Bản lộ trình bốn giai đoạn trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam; đồng thời có một số hành động bước đầu thể hiện chí của mình như mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, viện trợ cho Việt Nam…Song tiến trình bình thường hóa vẫn diễn ra một cách hết sức chậm chạp. Năm 1993, tổng thống Mỹ B.Clinton chính thức nhậm chức, mở ra cho quan hệ Việt-Mỹ một trang sử mới. Cùng với những quyết định sáng suốt và mạnh bạo trong các vấn đề với Việt Nam của mình, tổng thống B.Clinton đã thúc đẩy mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh chóng. Chỉ trong năm 1993, ngay khi lên nhậm chức tổng thống, B.Clinton đã tỏ rõ thiện chí của mình trong việc hòa giải mối quan hệ Việt-Mỹ bằng hàng loạt các hành động thiết thực như tuyên bố không phản đối các nước hỗ trợ Việt Nam trả các khoản nợ quá hạn của IMF, nới lỏng thêm lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam… Đặc biệt là đã diễn ra cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Phan Văn Khải với Bộ trưởng ngoại giao Mỹ W.Christopher (10/1993). Trong cuộc gặp gỡ này, phía Mỹ tuyên bố giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã không còn tình trạng chiến tranh, và Mỹ không còn coi Việt Nam là kẻ thù5. Đây thực sự là một mốc lớn đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ. 5 Quan hệ Việt - Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1990 - 2000). PGS.TS Lê Văn Quang 9
- Năm 1994, Mỹ ra tuyên bố chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và đồng ý mở cơ quan liên lạc giữa hai nước. Có thể nói đây là bước nhảy vọt trong quan hệ Việt-Mỹ, giúp thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng và lợi ích của Chính phủ hai nước cũng như nhân dân hai nước. Sau những bước chuyển biến như vậy, với thiện chí và nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và Mỹ, tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước đạt tốc độ nhanh chóng. Từ đó đến nay, hai bên đã có những giao lưu tích cực trong nhiều lĩnh vực: chính trị - đối ngoại, an ninh - quân sự và kinh tế - thương mại. Quan hệ chính trị-đối ngoại Việt - Mỹ được chính thức khai thông sau khi hai nước quyết định mở Cơ quan liên lạc của mình ở thủ đô của hai nước (2/1995) và tiến đến trao đổi đại sứ (5/1997) song vẫn chưa có các cuộc gặp chính trị ở cấp cao nhất. Vì vậy, chuyến viếng thăm của tổng thống B.Clinton vào tháng 11/2000 đánh dấu bước phát triển vượt trội trong quan hệ hai nước, thu hút được sự quan tâm sâu rộng của các tầng lớp nhân dân và dư luận quốc tế. Tổng thống B.Clinton đã có lời phát biểu: “chúng tôi vinh dự được cùng các ngài viết nên một chương mới trong quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam, và chúng tôi biết ơn vì chương sử này đã có một khởi đầu tốt đẹp”. Qua lời nhận xét của tổng thống B.Clinton có thể thấy Mỹ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và quan hệ Việt-Mỹ không chỉ dừng lại ở quan hệ xã giao mà đang vươn tới một tầm cao chiến lược. Về phần mình, Việt Nam cũng cử nhiều đoàn cán bộ cấp cao tới thăm và làm việc tại Mỹ. Các chuyến viếng thăm và làm việc của các Bộ trưởng các Bộ, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9/1998), Phó thủ tướng Vũ Khoan (12/2003), Thủ tướng Phan Văn Khải 10
- (6/2005) và mới đây nhất là chuyến viếng thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắt chặt thêm tình cảm hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Mỹ. Phía Mỹ đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trong các vấn đề của khu vực, điều đó giúp cho Việt Nam và Mỹ có thể thẳng thắn và thoải mái trao đổi không chỉ trong quan hệ song phương mà còn bàn bạc, trao đổi với nhau cả những vấn đề khu vực. Quan hệ Việt-Mỹ trên lĩnh vực an ninh – quân sự được mở rộng trên nhiều phương diện. Đáng chú ý nhất là chuyến thăm Mỹ chính thức của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà (11/2003). Tại Mỹ, Bộ trưởng đã cùng Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ tiến hành trao đổi về các chương trình hợp tác như: chương trình tìm kiếm quân nhân hai bên còn mất tích, chương trình cung cấp thiết bị dò phá bom mìn mà Chính phủ Mỹ dành cho Việt Nam hàng năm… Có thể thấy, quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - quân sự đã có những chuyển biến tích cực tiến tới thiết lập đầy đủ, hỗ trợ cho việc thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại và các lĩnh vực khác của hai nước. Quan hệ Việt – Mỹ trên lĩnh vực kinh tế - thương mại ở nhiều phương diện (đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu,) có tốc độ phát triển nhanh nhất và gặt hái được nhiều thành công nhất trong quan hệ Việt - Mỹ nói chung từ ngay sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam; đặc biệt là từ khi có Hiệp định Thương mại (7/2000). Sau nhiều năm ký kết Hiệp định Thương mại, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng nhanh song các tranh chấp thương mại do Mỹ bảo hộ cũng đã diễn ra gây khó khăn cho phía Việt Nam; đòi hỏi Việt Nam phải có nhận thức kịp thời và có các biện pháp mới như tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, hiểu hơn về thị trường Mỹ… nhằm đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Mỹ. 11
- Tóm lại, có thể nói: “quan hệ chính trị, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến quan trọng, và mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở đó "bởi hai nước vẫn còn rất nhiều không gian cho những bước tiến xa hơn trong tương lai và đưa quan hệ hai nước có chiều sâu hơn”6 Nhìn lại 10 năm qua, quan hệ hai nước có lúc thăng trầm, nhưng xu thế hợp tác phát triển hai bên cùng có lợi là tất yếu. Cùng với những bước tiến quan trọng trong quan hệ chính trị thông qua việc trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao, Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến sâu rộng trong quan hệ kinh tế thương mại và đây được coi là điểm sáng trong bức tranh hợp tác giữa hai nước. 6 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận định 12
- KẾT LUẬN Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mối quan hệ đầy hứa hẹn. Mối quan hệ này còn có ý nghĩa chiến lược chung trong chính sách của hai nước. Chúng ta đang chứng kiến một tiến trình quan trọng có tính bước ngoặt lịch sử của quan hệ Việt - Mỹ sau ba mươi tư năm từ ngày kết thúc chiến tranh và mười bốn năm từ ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, chính thức mở đầu bình thường hóa. Trong chuỗi diễn biến sau đó, chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Mỹ năm 2000, thoả thuận tháng 12/2001 đưa Hiệp định thương mại vàohoạt động có hiệu lực, cùng với việc Tổng thống Mỹ Bush thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC. Về phía Việt Nam là chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải với việc thông qua Tuyên bố chung cấp cao Việt - Mỹ tháng 6/2005 và cho đến nay là chuyến viếng thăm cấp cao của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là những mốc đáng nhớ, là những nấc thang quan trọng đi đến sự hòa giải và bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa 2 nước Những thay đổi không chỉ là sự gia tăng nhanh về trao đổi thương mại - đầu tư và mối giao lưu trên các lĩnh vực khác, mà còn quan trọng hơn, chính là những tiến triển về hiểu biết, lòng tin và những thay đổi về cách tiếp cận với nhau. Hình ảnh về Việt Nam đối với đa số người Mỹ đã chuyển từng bước từ “một đất nước của chiến tranh” nay là “điểm đến” để làm ăn. Còn đối với mỗi người Việt Nam, quá khứ không bao giờ được lãng quên nhưng truyền thống hòa hiếu, vị tha luôn là cơ sở cho tầm nhìn xa về phía trước.Từ đó, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một quan hệ Việt – Mỹ phát triển rộng mở và tốt đẹp trong tương lai. 13
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quan hệ Việt - Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1990 - 2000), PGS.TS Lê Văn Quang. 2. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hướng về phía trước, GS.TSKH Nguyễn Mại (Chủ biên). 3. Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do 1945 - 1975, Nguyễn Phúc Luân. 4. Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000 5. Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975 - 2002. 6. Website Báo điện tử Đảng cộng sản. 14
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 1 I. Quan hệ Việt – Mỹ trước và trong chiến tranh lạnh: ................................ 4 II. Quan hệ Việt-Mỹ sau chiến tranh lạnh: ................................................... 7 KẾT LUẬN .................................................................................................. 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 14 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt nam sang thị trường Mỹ ”
59 p | 592 | 258
-
Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Quan hệ Kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ từ sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (tháng 7/2000)
42 p | 535 | 90
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ bình thường hóa đến nay
21 p | 386 | 61
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1975 – 1979
15 p | 234 | 54
-
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978
16 p | 282 | 44
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ 1986-1995
18 p | 349 | 43
-
Tiểu luận: Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay
13 p | 256 | 42
-
Tiểu luận: Quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
15 p | 170 | 35
-
Tiểu luận:Vị trí của dân chủ nhân quyền trong quan hệ Việt Mỹ
17 p | 153 | 27
-
Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ
11 p | 139 | 26
-
Tiểu luận:Những nhân tố nào đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977
18 p | 158 | 22
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, nhìn lại và suy ngẫm
15 p | 135 | 22
-
Thuyết trình tài chính quốc tế: Dùng mô hình hồi quy kiểm định mối quan hệ tỷ giá, lạm phát, lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 2004 – 2006
22 p | 131 | 15
-
Tiểu luận:Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ
12 p | 112 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 2014 đến năm 2022
254 p | 34 | 11
-
Tiểu luận: Những đặc điểm nổi bật trong quan hệ Việt – Mỹ và việc giải quyết vấn đề tự do, dân chủ nhân quyền sau chuyến thăm hữu nghị của thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005
15 p | 92 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 2014 đến năm 2022
19 p | 48 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn