Tiểu luận: Quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
lượt xem 35
download
Câu chuyện về quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, có lẽ ai ai cũng đã nghe kể nhiều lần. Nhìn nhận cả một quá trình chông gai ấy, tuỳ vào lăng kính cá nhân của mỗi người, sẽ có những quan điểm khác biệt nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V Tiểu luận Quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 1
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V I. LỜI MỞ ĐẦU Câu chuyện về quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, có lẽ ai ai cũng đã nghe kể nhiều lần. Nhìn nhận cả một quá trình chông gai ấy, tuỳ vào lăng kính cá nhân của mỗi người, sẽ có những quan điểm khác biệt nhau. Có người cho rằng, cuối cùng Hoa Kỳ cũng “phải” bình thường hoá với Việt Nam. Lại có người cho rằng, cuối cùng Việt Nam cũng “được” bình thường hoá với Hoa Kỳ. Thế nhưng, một điều không ai có thể phủ nhận rằng, tiến trình bình thường hoá mối quan hệ Việt - Mỹ đi đến thành công đã đem lại lợi ích không hề nhỏ cho cả 2 quốc gia. Như vậy, ai là “Phải” và ai là “Được”? Trong suốt 30 năm từ 1945 đến 1975, Việt Nam luôn coi Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của dân tộc mình. Đó là một điều rất rõ ràng và không phải bàn cãi. Thế nhưng khi đại thắng Mùa Xuân 1975 chấm dứt chiến tranh, công cuộc bảo vệ tổ quốc được đặt lên hàng đầu, thì câu hỏi về vị trí của vấn đề “Bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ” lại là câu hỏi mang lại nhiều băn khoăn. Cơ hội bình thường hoá quan hệ với đất nước Hoa Kỳ đến với Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1977 khi Jimmy Carter lên làm tổng thống và có ý muốn mở ra quan hệ với ta. Thế nhưng phải gần 2 thập kỷ sau, ngày 11/7/1995, quan hệ Việt - Mỹ mới chính thức thiết lập. Như vậy, bên cạnh câu hỏi ai là “phải” và ai là “được”, 1 câu hỏi khác lại được đặt ra rằng: “Nếu cơ hội thiết lập mối quan hệ bình thường hoá đầu tiên thành công, thì liệu bây giờ sẽ có những gì đổi khác? Về phía Việt Nam, nếu không có 2 thập kỷ phải đương đầu với chính sách cấm vận ngặt 2
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V ngèo của Mỹ, liệu bây giờ có phải người dân Việt sẽ đang sống trong thời cuộc của đất nước Việt Nam những năm 2030? Trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin phép tóm tắt quá trình bình thường hoá mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, phân tích những yếu tố gian nan và đầy trở ngại mà mối quan hệ 2 nước gặp phải, đồng thời rút ra bài học không chỉ của quá khứ, cho hiện tại mà còn có ý nghĩa to lớn cho tương lai đối ngoại của đất nước Việt Nam mai sau. II. CHẶNG ĐƯỜNG BÌNH THƯỜNG HOÁ - 20 NĂM CHÔNG GAI 1. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ - Nỗ lực bình thường hoá đầu tiên Việc bình thường hoá quan hệ giữa 2 đối thủ vừa mới ra khỏi 1 cuộc chiến tranh, nếu chỉ là riêng vấn đề của họ, tự nó cũng đã có nhiều khó khăn, phức tạp do so sánh lực lượng, yếu tố tâm lí, chính trị, kinh tế. Nhưng cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh giữa 1 siêu cường và 1 nước nhỏ yếu hơn. Một cuộc chiến tranh có màu sắc ý thức hệ, một cuộc chiến tranh mà kết thúc lại là sự thất bại đầu tiên đối với siêu cường, thì vấn đề bình thường hoá quan hệ giữa 2 bên lại càng khó khăn, phức tạp. Trong cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, nước Mỹ đã thất bại và phải trả giá cho những tham vọng và quyết định sai lầm của giới lãnh đạo Mỹ. Hơn 58.000 lính Mỹ đã tử trận ở Viêt Nam để lại một vết thương nặng nề, một sự chia rẽ sâu sắc trong nước Mỹ mà người ta thường gọi là “Hội chứng Việt Nam”. 1 Không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, do đặt nhu cầu khôi phục và phát triển đất nước lên hàng đầu, Việt Nam đã chủ động bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Tháng 6/1975, thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị Mỹ xúc tiến bình thường hoá với điều kiện là Mỹ bồi thường chiến tranh, có trách nhiệm hàn gắn và xây dựng lại Việt Nam sau chiến 1 Lê Linh Lan, tạp chí Nghiên cứu quốc tế: Quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ: Kinh nghiệm và bài học, số 01 (2006) 3
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V tranh. Tuy nhiên, duới chính quyền Ford, do chiến tranh vừa kết thúc, tâm lý cay cú chống Việt Nam trong chính quyền cũng như Quốc hội Mỹ còn rất mạnh nên phía Mỹ chưa đáp ứng với đề nghị bình thường hoá của Việt Nam. Trong hai năm 1977 – 1978, hai bên đã có cơ hội đầu tiên để bình thường hoá quan hệ. Là tổng thống đầu tiên thời kì “Sau chiến tranh Việt Nam” trong bối cảnh nước Mỹ chia rẽ sâu sắc, Carter cố gắng khắc phục “Hội chứng Việt Nam” ở trong nước và cải thiện hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới. Bình thường hoá quan hệ với Việt Nam nằm trong ưu tiên của Carter. Hơn nữa, Bộ trưởng Ngoại giao Cyrus Vance và trợ lý ngoại trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương Richard Holbrook cho rằng việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam sẽ giúp giảm sự lệ thuộc của Việt Nam vào Liên Xô và Trung Quốc cũng như giúp Việt Nam hội nhập vào ASEAN. Đây là những tính toán của chính quyền Carter đằng sau chủ trương bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Từ ngày 16 – 19 tháng 3 năm 1977, phái đoàn Mỹ do Woodcock dẫn đầu đã sang Hà Nội để thương lượng vấn đề bình thường hoá. Một tín hiệu khác thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam là Mỹ không còn phủ quyết việc Việt Nam đệ đơn xin trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, mở đường cho đề nghị của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 20/7/1977 về việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc. Mỹ đề nghị nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam, sau đó Mỹ sẽ dỡ bỏ việc kiểm soát xuất khẩu và tài sản đối với Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Mỹ phải giữ lời hứa, cung cấp viện trợ để tái thiết Việt Nam sau đó phía Việt Nam mới có thể đáp ứng trong việc hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích và tiến đến bình thường hoá quan hệ. Do khác biệt trong quan điểm của hai bên nên cuộc đàm phán không mang lại kết quả. Tháng 5, 6, 7, 12 năm 1977 và tháng 10 năm 1978, Việt Nam và Mỹ tiếp tục tiến hành đàm phán nhưng quan điểm của hai bên vẫn chưa gặp nhau. Quan điểm của Việt Nam thể hiện trong bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền ngày 26/3/1976: “Việc Hoa Kỳ đóng ghóp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam là một nghĩa vụ không thể chối cãi, xét về mặt pháp lý của Hiệp định Paris về Việt Nam, về mặt 4
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V pháp lý quốc tế cũng như đạo lý và lương tri của con người”. Tuy nhiên, sau đó phía ta cũng đã điều chỉnh lập trường đàm phán theo hướng linh hoạt hơn trước, nhằm thể hiện thiện chí bình thường hoá. Phía Việt Nam đồng ý cung câp thông tin và hợp tác với phía Mỹ về vấn đề MIA cho dù phía Mỹ chưa đồng ý cung cấp viện trợ. Nhưng sự thay đổi này cũng không mang lại kết quả vì cục diện đàm phán bình thường hoá đã thay đổi với phản ứng bất lợi của Quốc hội Mỹ đối với sáng kiến bìn thường hóa quan hệ của chính quyền Clinton cũng như yêu cầu cung cấp viện trợ của Việt Nam. Như vậy, có thể thấy cơ hội bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ đã xuất hiện ngay từ những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc. Là do tâm lý cay cú vì thất bại của nước Mỹ, hay là do chính sách đối ngoại của Việt Nam chưa có cái nhìn tỉnh táo trong tình hình thế giới và khu vực mà đã bỏ lỡ cơ hội quý giá xuất hiện từ rất sớm này? 2. Nỗ lực bình thường hoá thứ hai – Cơ hội không dành cho Việt Nam. Những thay đổi trong tình hình thế giới và khu vực vào cuối năm 1978 đã có tác động bất lợi đối với tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ trong những năm tiếp theo. Tháng 10/1978, khi Việt Nam rút bỏ điều kiện thi hành điều 21, hai nước thoả thuận về nguyên tắc và chuẩn bị thiết lập quan hệ thì nhân tố Trung Quốc nhảy vào. Trong thời gian này, Mỹ đã từ chối đàm phán vì những tính toán chiến lược mới của Mỹ. Những sự kiện như quan hệ Xô – Trung căng thẳng, Liên Xô gia tăng ảnh hưởng ở thế giới thứ ba, Việt Nam đưa quân vào Campuchia, quan hệ Việt – Trung xấu đi tạo động lực khiến Mỹ xích lại gần Trung Quốc. Hơn nữa, tranh cãi trong nội bộ Mỹ về vấn đề bình thường hoá với Việt Nam và Trung Quốc giữa bộ trưởng Ngoại giao Vance - một người ủng hộ mạnh mẽ bình thường hoá với Việt Nam và Cố vấn an ninh quốc gia Brzezinski - người vốn chủ trương bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc trước đã đi đến kết cục với quan điểm thẳng thế của Brezinski. Tiếp theo đó, vấn đế Cam – pu – chia trở thành một con bài trong “trò chơi quyền lực” giữa các nước lớn. Bất chấp những lí do nhân đạo của Việt Nam đưa quân vào Cam – pu – chia để lật đổ chế độ diệt chủng, Mỹ lên án kịch liệt hành động của Việt Nam và đặt điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán với Việt Nam là Việt 5
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V Nam rút quân khỏi Cam – pu – chia. Như vậy, cơ hội bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ đã không còn, Mỹ lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và hoãn lập quan hệ ngoại giao với ta. 3. Nỗ lực bình thường hoá thứ ba – Chặng cuối của con đường 20 năm chông gai Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đưa ra quyết định lịch sử, đưa đất nước ta vào tiến trình đổi mới toàn diện. Với phương châm “thêm bạn bớt thù”, định hướng đối ngoại của Việt Nam đã có những chuyển đổi cơ bản kể từ Đại hội VI. Trong quan hệ với Mỹ, Đại hội VI đã nêu chủ trương: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ về vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ vì lợi ích của hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á”. Từ 1988, ta đã không coi Mỹ là kẻ thù lâu dài và chủ trương đẩy mạnh chính sách từng bước và phá vỡ thế bao vây, cấm vận của Mỹ và tiến tới bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Một trong những trở ngại chính trên con đường tiến tới bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ là vấn đề Cam – pu – chia. Trong bài phát biểu “Hãy nhìn quan hệ Việt - Mỹ với đôi mắt mới” tại Hội đồng đối ngoại Mỹ, Thứ trưởng Lê Mai đã kêu gọi Mỹ không nên coi việc giải quyết Cam – pu – chia là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngày 18/7/1990, Ngoại trưởng Mỹ J.Baker đã tuyên bố mở đối thoại trực tiếp với Việt Nam về vấn đề Cam – pu – chia và không công nhận chính phủ liên hiệp Cam – pu – chia dân chủ ở Liên Hợp Quốc. Tuyên bố này của Mỹ đánh dấu bước điều chỉnh chính sách quan hệ quan trọng nhất của Mỹ đối với Việt Nam và Cam – pu – chia và quyết định này đã được dư luận quốc tế và Việt Nam hoan nghênh. Quyết định này đã mở đường cho đối thoại chính thức đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam về vấn đề Cam–pu–chia. Cuộc gặp giữa trưởng đại diện phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Trịnh Xuân Lãng và phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ K. Quin diễn ra tại New York 6
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V lần đầu tiên vào ngày 06/08/1990. Nội dung chủ yếu của cuộc đối thoại là bàn về các vấn đề liên quan đến một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Cam–pu–chia. Ngày 09/04/1991, Mỹ chính thức đưa ra “Bản lộ trình” gồm 4 bước, vạch ra tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Bản lộ trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam đã đánh dấu 1 bước điều chỉnh chính sách quan trọng khác của Mỹ đối với Việt Nam. Nếu trước đây, Mỹ coi việc giải quyết vấn đề Cam–pu–chia và vấn đề POW/MIA là điều kiện tiên quyết đối với việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam thì trong bản lộ trình 4 điểm của chính quyền Bush, vấn đề Cam-pu-chia và vấn đề POW/MIA chỉ được gắn với tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương. Mục đích chủ yếu của bản lộ trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam của chính quyền Bush là thúc đẩy giải quyết vấn đề Cam-pu-chia và vấn đề POW/MIA thông qua việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Chủ trương bình thường hoá quan hệ với Việt Nam được định hình và bước đầu đi vào thực hiện bởi chính quyền Bush, sau đó được chính quyền Clinton tiếp tục thúc đẩy. Sau khi Clinton trình quốc hội bản báo cáo đánh giá tốt sự hợp tác của Việt Nam và những tiến bộ đạt được trong việc tìm kiếm ngườiMỹ mất tích, ngày 03/02/1994, Clinton tuyên bố bỏ cấm vận và mở cơ quan liên lạc tại Việt Nam. Sau khi cấm vận thương mại đối với Việt Nam được bãi bỏ, quan hệ kinh tế giữa hai nước đã có 1 số bước khai thông. Mỹ bỏ phong toả hàng hoá và tài khoản của Việt Nam, cho phép các công ty của Mỹ được đầu tư và xuất khẩu vào Việt Nam. Tiếp theo đó, hai bên đã tiến hành đàm phán chính thức để mở cơ quan liên lạc tại thủ đô của hai nước và giải quyết vấn đề tài sản. Ngày 28/01/1995, Việt Nam và Mỹ tuyên bố chính thức mở cơ quan liên lạc tại thủ đô của hai nước và đồng thời, hai bên cũng ký các hiệp định về tài sản ngoại giao và các tài sản khác của Việt Nam ở Mỹ và của Mỹ ở Việt Nam. Đây là một mốc quan trọng khác trong quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ. 7
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V Không lâu sau đó, ngày 11/07/1995, Tổng thống Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Thủ tường Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố “Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoan nghênh quyết địnhcủa Tổng thống Mỹ” và hưởng ứng đề nghị trao đổi đại sứ. Như vậy, hơn hai thập kỷ sau khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam kết thúc, hai nước mới vượt qua được những trở ngại nhiều mặt để bước đầu tiến tới hàn gắn quan hệ, phục vụ lợi ích quốc gia của cả hai dân tộc. III. BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT-MỸ - AI LÀ “ĐƯỢC” VÀ AI LÀ “PHẢI”? Trải qua “Cuộc đàm phán” kéo dài gần 2 thập kỷ, cuối cùng cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đã chạm được vào cái đích mình muốn. Trong “cuộc thương lượng” dai dẳng ấy, chắc chắn cả hai đều có những toan tính cho riêng mình. Có thể câu hỏi “ai được, ai phải” dễ dàng được người ta bỏ qua trong thời gian tiến trình bình thường hoá chưa đi đến đích, nhưng khi nó đã chạm đích rồi, lại có không ít người ngoái đầu nhìn lại và suy ngẫm: Tiến trình bình thường hoá mối quan hệ giữa một siêu cường đã bị thất bại trong chiến tranh bởi một nước nhỏ này mang lại những gì cho cả hai? Bất kỳ ai nói rằng, Việt Nam không mong muốn đi đến bình thường hoá quan hệ với Mỹ, người ấy là sai lầm. Thậm chí ai nói rằng, Việt Nam chẳng hoàn toàn thiết tha trong việc bình thường hoá quan hệ với một siêu cường như Hoa Kỳ cũng là hoàn toàn không đúng đắn. Không ai có thể phủ nhận được tính bước ngoặt trong lịch sử phát triển đất nước Việt Nam khi quan hệ với Mỹ được bình thường hoá. Là một nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhất trên thế giới, mỹ chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đổi mới của Việt Nam nói chung và chính sách đối ngoại của Việt Nam nói riêng. Thực tế chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng kinh tế khó khăn của Việt Nam. Chính vì ý thức được điều này, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương đúng đắn nhằm cải thiện và tiến tới bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, 8
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V Việt Nam rất cần đến vốn, công nghệ và thị trường của các nước, đặc biệt là những nước phát triển, trong đó có Mỹ. Chính vì vậy, việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ từ sau 7/1995 kết hợp với quyết định đổi mới toàn diện đất nước của Đảng được đưa ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đưa nền kinh tế và đất nước Việt Nam sang hẳn 1 trang mới trong lịch sử phát triển. Vai trò chủ đạo của Mỹ trong các thiết chế kinh tế, tài chính chủ yếu của thế giới cũng là một nhân tố quan trọng trong tính toán thúc đẩy quan hệ giữa ta với Mỹ. Quan hệ bình thường với Mỹ đã giúp Việt Nam tranh thủ huy động được các nguồn vốn cho vay của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. Hơn nữa, quan hệ với Mỹ cũng sẽ mở đường cho Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO. Nhìn vào khía cạnh tích cực trong lợi ích mà Việt Nam có được trong việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ là như vậy, nhưng còn về phía Mỹ, quốc gia siêu cường là Hoa Kỳ chẳng lẽ không có những toan tính riêng có lợi cho bản thân khi tiến hành bình thường hoá với Việt Nam? Trước hết, sau khi bị thất bại trong cuộc chiến năm 1975, Mỹ đã rút hết sự có mặt quân sự khỏi lục địa Đông Nam Á tuy vẫn phải đối phó với ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc ở vùng này, sự quan tâm đối với khu vực của Mỹ đã giảm rất nhiều. Mối quan tâm chính của Mỹ bây giờ là, làm sao giữ không để có thêm một nước nào khác trong khu vực, nhất là Thái Lan – rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản. Mặt khác, cả nước Mỹ đang bị chìm đắm trong “Hội chứng Việt Nam” và rất sợ lại dính líu vào một Việt Nam thứ hai. 2Lúc đó, tiến trình bình thường hoá quan hệ với đất nước khơi nguồn lên “Hội chứng Việt Nam” thực sự sẽ là một nước cờ thông minh của Mỹ. Thứ hai, mặc dù Việt Nam không còn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ sau 1975, Mỹ cũng có những lợi ích quan trọng ở Việt Nam bao gồm lợi ích kinh tế, chiến lược cũng như lợi ích có tính chất nhân đạo là việc giải quyết 2 Trịnh Xuân Lãng, Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ 1975-1979 9
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V vấn đề MIA/POW và thúc đẩy “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam. Những lợi ích nhiều mặt của Mỹ ở Việt Nam tạo nên cơ sở của chính sách bình thường hoá quan hệ với Việt Nam của chính quyền Bush cũng như Clinton. Là một thị trường hầu như chưa được khai thác, với dân số gần 80 triệu, đứng thứ hai ở khu vực, Việt Nam tạo nên những cơ hội buôn bán, đầu tư không thể bỏ qua đối với các công ty Mỹ. Hơn nữa, được đánh giá là một đất nước có tiềm năng to lớn bởi những nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và tài năng, Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và buôn bán của Mỹ. Các công ty Mỹ có những cơ hội kinh doanh to lớn ở Việt Nam trong những lĩnh vực công nghiệp, máy bay, dầu lửa, điện tử, thông tin liên lạc, du lịch, hàng nông sản, hàng hải và bảo hiểm. Việc Mỹ vẫn tiếp tục duy trì cấm vận đối với Việt Nam sẽ tước bỏ những cơ hội to lớn của các doanh nghiệp Mỹ, trong khi các nước khác như Nhật Bản, ASEAN và các nước NICs ở Châu Á đang nhanh chóng tiếp cận những cơ hội thương mại và đâu tư to lớn ở Việt Nam. Thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam cũng sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho Mỹ trong việc thúc đẩy tìm kiếm những người Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh, một trong những mục tiêu chủ yếu trong chính sách của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ cho rằng chỉ với chính sách can dự với Việt Nam mới có thể thúc đẩy tiến bộ về vấn đề MIA/POW. Trong tính toán của Mỹ, Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong cân bằng chiến lược ở Đông Nam Á va bình thường hoá quan hệ với Việt Nam phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ ở Đông Á – Thái Bình Dương. Lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc và khả năng Trung Quốc có thể thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ trong tương lai, Mỹ cho rằng Việt Nam có thể tạo nên một sự đối trọng nào đó trong tương lai đối với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực. Bình thường hoá quan hệ với Việt Nam còn phục vụ lợi ích thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và cải cách chính trị ở Việt Nam. Dưới chính quyền Clinton, thúc đẩy dân chủ nhân quyền đã trở thành một trong ba trụ cột của chính sách đối ngoại của Mỹ. 10
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V Nói tóm lại, những lợi ích kinh tế, chính trị và hàn gắn vết thương chiến tranh quả là những động lực cơ bản thúc đẩy chính sách bình thường hoá quan hệ với Việt Nam thời ký cuối những năm 1980 và đầu 1990. Có một sự nhất trí chung giữa chính quyền của Đảng cộng hoà dưới thời tổng thống Bush và chính quyền Dân chủ dười thời tổng thống Clinton về lợi ích của nước Mỹ trong việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Và, câu trả lời cho câu hỏi ai là “Được” và ai là “Phải” có lẽ chẳng thể có một đáp án chính xác nào. IV. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRÊN MỖI CHẶNG ĐƯỜNG Hai mươi năm cho lộ trình bình thường hoá một mối quan hệ - có lẽ đó cũng đã là một bài học để Việt Nam và chính sách đối ngoại của Việt Nam nhớ mãi. Phải mất đến gần hai thập kỷ với rất nhiều nỗ lực, hai nuớc Việt Nam và Hoa Kỳ mới có thể chính thức khép lại chương đau thương nhất trong lịch sử quan hệ hai nước để xây dựng một mối quan hệ đối tác mới phục vụ lợi ích của cả hai quốc gia. Cả một bài học lớn dài đằng đẵng suốt hai mươi năm ấy, cho đến tận bây giờ, chưa chắc đã có ai học được một cách kĩ càng và thấu đáo. Chỉ biết rằng, nhìn vào từng chặng đường mà đất nước Việt Nam đã đi qua, mỗi người có thể rút ra bài học nhỏ theo cách nhìn nhận của mỗi cá nhân cho nền ngoại giao của một đất nước nhỏ chiến thắng trong chiến tranh với một siêu cường. Thứ nhất, nhìn nhận lại cơ hội bình thường hoá đầu tiên đến với Việt Nam năm 1977, bên cạnh nhân tố cho rằng cuộc đàm phán bình thường hoá không đi đến thành công là do sự cay cú của nước Mỹ sau khi bại trận trong chiến tranh, liệu có ai băn khoăn về cái nhìn thời cuộc không tỉnh táo của chính mình lúc này? Vào thời điểm ấy, trong tình hình Đông Nam Á lúc đó có những dòng nước ngược: có đồng minh cũ, vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đã trở thành kẻ thù mới của ta và đã gây ra một cuộc chiến mới làm cho tình hình khu vực tiếp tục không ổn định. Có nước 11
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V là chỗ dựa và hậu phương lớn của ta trong chiến tranh nay lại có ý đồ kiềm chế ta, thậm chí gây xung đột và chiến tranh nóng ở biên giới và hải đảo của ta, gây rất nhiều khó khăn cho ta và tạo ra một tình hình rất căng thẳng cho ta và cho khu vực. Rất tiếc là trong một thời gian dài ta đã không nhìn thấy những chuyển biến đó. Trước hết và điều quan trọng nhất ta đã chậm nhìn thấy ý đồ tập hợp lực lượng mới chống ta để kịp thời có chính sách và chiến lược thoả đáng. Mặt khác, cho đến nhiều năm sau chiến tranh, ta vẫn nhìn tình hình khu vực theo cái nhìn cũ. Vì vậy, ta vẫn cho Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm đang lăm le thi hành “kế hoạch hậu chiến” chống ta và ít quan tâm đến việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ, đòi bình thường hoá có điều kiện là Mỹ phải thi hành điều 21 của Hiệp định Paris về Việt Nam, thực chất là đòi Mỹ bồi thường chiến tranh, một điều mà một siêu cường như Mỹ không thể nào chấp nhận được. 3Thiết nghĩ, nếu hồi đó ta có cái nhìn tỉnh táo hơn, thức thời hơn đối với tình hình thế giới và khu vực, thấy rõ và cân bằng hơn hai nhiệm vụ chiến lược của ta sau chiến tranh là xây dựng và bảo vệ đất nước, có lẽ ta đã có một chính sách đối ngoại sáng suốt hơn, và con đường bình thường hoá có lẽ sẽ không chông gai đến thế. Thứ hai, quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, đặc biệt là những nỗ lực bình thường hoá không thành công thời kỳ 1977 – 1978 cung cấp cho ta một bài học quan trọng về chính trị nội bộ của nước Mỹ. Bình thường hoá quan hệ với Việt Nam đã từng là một vũ khí chính trị trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa nghành hành pháp và lập pháp Mỹ trong thời kỳ 1977 – 1978. Bài học của quá trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam cho ta thấy một thực tế là chính sách của Mỹ đối với Việt Nam có tính phân tán và không tập trung cao. Mặc dù trong quốc hội Mỹ có một sự ủng hộ lớn của cả hai Đảng đối với việc tăng cường quan hệ với Việt Nam, quan hệ hai nước từ khi được bình thường hoá đầy đủ đã trở nên phức tạp hơn và Quốc hội sẽ ngày càng lớn tiếng về vấn đề nhân quyền. 3 Trịnh Xuân Lãng, Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ 1975-1979 12
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V Thứ ba, ở nhiều khía cạnh, Việt Nam vẫn luôn là 1 điểm nhạy cảm đối với Mỹ. Hay nói một cách khác, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Viêt Nam là một ràng buộc lịch sử và cũng là một gánh nặng lịch sử trong mối quan hệ Việt Mỹ. Nó đã là một nhân tố chi phối quan hệ Việt - Mỹ trong suốt hơn một phần tư thế kỷ kể từ khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam kết thúc và nó sẽ tiếp tục là một nhân tố chi phối quan hệ Việt - Mỹ trong nhiều năm tới.4 Thứ tư, quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ cho thấy bài học quan hệ giữa một nước lớn và một nước nhỏ. Là một siêu cường với những lợi ích toàn cầu, Mỹ luôn nhìn quan hệ với Việt Nam từ góc độ lợi ích chiến lược, qua lăng kính quan hệ của Mỹ với các nước lớn. Mỹ coi Việt Nam là một lực lượng quan trọng, và cùng với các nước ASEAN, có khả năng đối trọng với một Trung Quốc đang lớn mạnh. Trên thực tế, những tính toán chiến lược này của Mỹ đối với Việt Nam đã là một trong những nguyên nhân thúc đẩy bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và việc Mỹ ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN. Thứ năm, bài học quan trọng nhất – “Bài học MỚI rút ra từ câu chuyện CŨ”, đó là vấn đề cái nhìn thời cuộc của nền ngoại giao Việt Nam, vấn đề thấy rõ và cân bằng các nhiệm vụ chiến lược đúng đắn tương xứng với tình hình quốc tế và khu vực. Như đã nói ở trên, nỗ lực bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ năm 1977 có thể đã đi đến thành công nếu chúng ta có cái nhìn sáng suốt và thông thoáng hơn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như các nước trong khu vực lúc bấy giờ. Áp dụng bài học đã xa xưa ấy vào thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang đứng trước những thách thức còn mới mẻ khi bước vào WTO chưa lâu, khi Việt Nam cùng toàn thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang hoành hành, Việt Nam liệu nên có những bước đi mới mẻ thế nào trong quan hệ với Hoa Kỳ? Bài phát biểu của Thượng Nghị sĩ John McCain trong chuyến 4 Lê Linh Lan, tạp chí Nghiên cứu quốc tế: Quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ: Kinh nghiệm và bài học, số 01 (2006) 13
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V viếng thăm Việt Nam mới đây có đề cập: “Giờ đây, công việc bình thường hoá quan hệ khó khăn nhất đã lùi lại phía sau. Tôi tin rằng, đã đến lúc chúng ta chuyển từ việc bình thường hoá quan hệ song phương sang hiện đại hoá những liên kết giữa hai nước cho tương xứng với vị thế ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Chúng ta không nên chỉ tự thoả mãn với thành công và để cho mối quan hệ hệ ở mức bão hoà. Đã đến lúc cần có bước đi mới”.5 Bài học mới đặt ra cho Việt Nam lần này, có lẽ không chỉ dừng lại ở việc giải quyết 1 vấn đề còn tồn tại, mà còn là cả một lối tư duy trong phương hướng phát triển, có tính định hướng và làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước Việt Nam mai sau. Một bài học tưởng đã cũ nhưng còn mới như lần này, đối với Việt Nam mà nói, sẽ là một cơ hội, cũng là một thử thách cần phải đương đầu. V. KẾT LUẬN Bình thường hoá quan hệ với đất nước Hoa Kỳ là một trong những thành công lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Quay lại hai câu hỏi ở phần mở đầu cuốn tiểu luận, có lẽ đến trang cuối này vẫn chưa thể có câu trả lời thật xác thực. Vậy thì nên chăng, mỗi người chúng ta nói chung và những nhà Ngoại giao của đất nước Việt Nam mai sau nói riêng, không nên lại tiếp tục quay đầu để tìm câu trả lời cho hai câu hỏi ấy nữa. Thành công trong việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ năm 1995 mới chỉ là một bước khởi đầu, mặc dù rất quan trọng trên con đường tiến tới bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam – Hoa Kỳ, nhưng con đường phía trước trong vấn đề chính sách đối ngoại với Hoa Kỳ thì vẫn còn là một ẩn số. Thời cuộc mới trước mắt vẫn đang thay đổi, thử thách mới trước mắt vẫn đang chờ Việt Nam đương đầu. Thay vì tiếp tục “khám xét” lịch sử, chính sách đối ngoại của Việt Nam cần tìm tòi hơn nữa những nét mới trong bài học cũ, cần hướng về phía trước để đón lấy những thời cơ, để nếu một ngày các thế hệ sau nhìn lại trang sử về chính sách đối ngoại của Việt 5 Bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tại Học Viện Ngoại Giao Việt Nam (07/04/2009) 14
- Nguyễn Minh Chi – H33/D.A.V Nam trong những năm 2010, hi vọng rằng sẽ không có những “Bài học phải rút kinh nghiệm” mà chỉ là những “Bí quyết đã dẫn đến thành công”. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ tư duy
17 p | 604 | 194
-
Tiểu luận " NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 1975 – 1985 "
14 p | 340 | 96
-
Tiểu luận: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Ninh Bình
16 p | 595 | 96
-
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985
14 p | 472 | 78
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách của Công ty thương mại và dịch vụ du lịch Bắc á
42 p | 155 | 51
-
Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt – Trung 1979-1991
16 p | 294 | 47
-
Tiểu luận " phương pháp kiểm nghiệm dầu "
31 p | 198 | 44
-
Tiểu luận:Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc giai đoạn 1979-1991
14 p | 213 | 40
-
Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ
11 p | 135 | 26
-
Tiểu luận:Phụ gia chống ăn mòn
27 p | 169 | 25
-
Tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung
18 p | 175 | 21
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt - Trung
19 p | 122 | 20
-
Tiểu luận:XÚC TÁC CHO QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP DME
22 p | 137 | 17
-
Tiểu luận:Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ
12 p | 112 | 15
-
TIỂU LUẬN: Quá trình hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Bình
28 p | 123 | 14
-
Các chỉ số giá tiêu dùng tăng ảnh hưởng đênc hi tiêu bình thường của người dân tăng vay và cần bão lãnh tín dụng
37 p | 53 | 10
-
Tiểu luận: Thực trạng và thẩm định cho vay dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bình Dương
11 p | 114 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn