Tiểu luận: Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978
lượt xem 44
download
Quan hệ Việt-Mỹ có thể nói là một mối quan hệ đặc biệt, một trong những điều khiến nó trở nên vậy là chiếc Cầu nối liền 2 nước lại với nhau cách đây hơn 30 năm-việc kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 20 năm giữa 2 nước, cùng với những nỗ lực của cả 2 phía nhằm đạt được bình thường hóa quan hệ ngay sau đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978
- Tiểu luận Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978
- Nguyễn Nam Khánh - A33 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 2 TÓM TẮT BÀI VIẾT .............................................................................. 3 NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................. 4 I. Tình hình trên thế giới và trong khu vực: Bối cảnh thế giới trong khoảng thời gian này ............................................................................... 4 II. Bài viết dưới sẽ chia quãng thời gian từ 1975-1978 thành 2 giai đoạn: ........ 5 III. Nhận xét: ......................................................................................... 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 14 1
- Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978 LỜI MỞ ĐẦU Quan hệ Việt-Mỹ có thể nói là một mối quan hệ đặc biệt, một trong những điều khiến nó trở nên vậy là chiếc Cầu nối liền 2 nước lại với nhau cách đây hơn 30 năm-việc kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 20 năm giữa 2 nước, cùng với những nỗ lực của cả 2 phía nhằm đạt được bình thường hóa quan hệ ngay sau đó. Tuy kết quả không đạt được nhưng nó cũng cho thấy mối quan hệ khá lạ và vị thế của 2 quốc gia trong mắt lẫn nhau trong thời điểm đó. Không chỉ có vậy, việc quan hệ ngoại giao luôn luôn có sự thay đổi giữa các chính quyền cũ và chính quyền mới lên. Vào thời điểm đó, Chính quyền Việt Nam tiến lên từ Chiến tranh qua Hòa bình, chính quyền Mỹ bắt đầu chính quyền mới lên và có đến 2 chính quyền trong suốt khoảng thời gian 1975-1978 khi 2 quốc gia đặt những viên gạch nền móng đầu tiên về bình thường hóa mối quan hệ. Năm 2009 cũng đánh dấu chính quyền mới ở Mỹ và theo đó là sự thay đổi trong chính sách đối ngoại với các quốc gia trên thế giới. Vậy không có lý do gì chúng ta không nhìn lại vào lịch sử để xem đã có sự thay đổi như thế nào trong chính sách đối ngoại giữa Mỹ và một quốc gia nói riêng Việt Nam trong những năm tháng đầu tiên của nền quan hệ ngoại giao hòa bình giữa 2 nước. Từ đó, mong sẽ có thể hiểu được một phần lý do tại sao việc bình thường hóa vào thời điểm đó đã đi đến thất bại và rút ra những bài học đối ngoại cho những người đi sau. Về nội dung, bài viết sẽ được chia làm 3 phần; phần I là Tình hình trên thế giới và trong khu vực: Bối cảnh trong khoảng thời gian này; phần II: Chính sách giữa Mỹ và Việt Nam chia làm 2 giai đoạn 1975-1976 và 1977-1978; và phần III: Nhận xét, đánh giá và rút ra Bài Học. Do kiến thức và khả năng tìm kiếm thông tin, tư liệu còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô và người đọc sẽ có nhiều lời khuyên và đóng góp để bài viết thêm hoàn thiện. Xin cảm ơn. 2
- Nguyễn Nam Khánh - A33 TÓM TẮT BÀI VIẾT Trong phần I, tôi xin sơ kết tình hình thế giới vào giai đoạn năm 1975, về các chủ thế quốc tế và khu vực: Liên Xô, Trung Quốc, ASEAN, Campuchia và 2 chủ thể chính Việt Nam và Mỹ; ngoài ra sẽ còn nói thêm tới một số hậu quả mà cuộc chiến tranh để lại cho 2 nước. Phần II sẽ được chia thành 2 giai đoạn chính 1975-1976: Giai đoạn khi các nỗ lực bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ chưa có gì tiến triển. Việt Nam tuy đã bộc lộ mong muốn bình thường hóa với Mỹ trước nhưng phía Mỹ trong thời gian này chưa quan tâm đến vấn đề này. Chủ yếu lúc này quan hệ 2 nước xung quanh vấn đề MIA (người Mỹ mất tích). 1977-1978: Giai đoạn thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa từ cả 2 phía do sự thay đổi trong chính quyền Mỹ và những chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc bình thương hóa quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên có sự đảo chiều trong quan hệ giữa 2 nước: Việt Nam có sự điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn bày tỏ ý muốn bình thường hóa với Mỹ, ngược lại, chính sách của Mỹ lúc mới đầu năm 1977 từ nhượng bộ thì càng ngày càng cứng rắn hơn, gần với chính sách của thời kỳ 1975-1976 trước đó. Phần III sẽ nhận xét chung và tổng kết các bài học rút ra qua những gì đã nói ở trên. 3
- Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978 NỘI DUNG CHÍNH I. Tình hình trên thế giới và trong khu vực: Bối cảnh thế giới trong khoảng thời gian này - Trên thế giới lúc này có nhiều biến động lớn, đáng kể phải nói đến cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công cuộc tái cơ cấu kinh tế tại nhiều nước phương Tây đang phát triển mạnh mẽ do lúc này cả thế giới chạy đua để phát triển kinh tế. Quan hệ kinh tế các nước do vậy cũng được mở rộng vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Thế giới lúc này vẫn tồn tại thế 2 cực 2 hệ thống, tuy nhiên có sự phân hóa đấu tranh ngay trong nội bộ của cả 2 phe. - Liên Xô: quan hệ cân bằng với Liên Xô và Trung Quốc đã chuyển dần sang phía Liên Xô, coi Liên Xô là “hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại”. - Trung Quốc: quan hệ đi xuống từ 1972, luôn xảy ra tranh chấp biên giới hải đảo. Cũng muốn đặt bình thường hóa quan hệ với Mỹ trước Việt Nam. - ASEAN: có dinh líu ít nhiều đến cuộc chiến tranh nên thái độ với Việt Nam là thông cảm xen lẫn nể sợ. Tuy có đặt quan hệ nhưng cả 2 phía đều dè dặt. - Campuchia: có những xung đột ở biên giới với Việt Nam. - Việt Nam vừa giành được độc lập và thống nhất từ tay Mỹ, đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn hậu quả của 20 năm chiến tranh ác liệt do đó rất cần viện trợ để hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục đất nước, phát triển kinh tế; tuy nhiên lại trong thế bị bao vây và cô lập đứng đầu là nước Mỹ.Về chính phủ Việt nam trong thời gian này, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch - Mỹ sau vụ Watergate dẫn tới việc Tổng thống Nixon phải từ chức trước kết thúc nhiệm kỳ. Nước Mỹ trải qua 2 đời tổng thống trong giai đoạn này: Gerald Ford (1974-1977) và Jimmy Carter (1977-1981). Trong nước, Mỹ lúc đó đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ 1930. Tuy Mỹ rút quân sự ra khỏi Đông Nam Á nhưng muốn giữ nguyên trạng, một Việt Nam độc lập với cả Liên Xô và Trung Quốc, hòa nhập vào khối ASEAN. Tuy giảm ảnh hưởng nhiều đến khu vực này, nhưng Mỹ vẫn lo đối phó với ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc, không muốn xảy ra “hiệu ứng Domino” để một nước nữa sau Việt Nam ngả sang Chủ nghĩa Cộng sản. Nước Mỹ cũng đang đắm chìm trong “hội chứng Việt Nam”, không muốn sa lầy vào một Việt Nam thứ hai. 4
- Nguyễn Nam Khánh - A33 - Hậu quả cuộc chiến để lại trong lịch sử của cả 2 nước một vết thương vẫn còn nhức nhối cho đến tận hiện tại. Phía Mỹ: hơn 58,000 lính Mỹ tử trận và hơn 300,000 lính Mỹ bị thương còn có tác động nặng nề trong tâm trí hàng triệu nhân dân Mỹ, mà thường được gọi chung là Hội chứng Việt Nam. Mỹ đã tốn khoảng 150 tỷ đô la Mỹ cho cuộc chiến này, trung bình mỗi ngày nước Mỹ chi hơn 20 triệu đô la Mỹ cho lực lượng quân sự của mình.1 Theo như con số thống kê, số lượng bom đạn Mỹ ném xuống Việt Nam còn lớn hơn tổng lượng bom đạn Mỹ đã sử dụng trong thế chiến II. Về phía Việt Nam, cuộc chiến cướp đi sinh mạng của hơn 3 triệu người Việt Nam, làm hàng trăm nghìn gia đình bị chia cắt ở 2 miền trong hơn 20 năm, và nó còn để lại những hậu quả nặng nề và dai dẳng đối với xã hội và kinh tế Việt Nam. Hơn 2 triệu người Việt Nam chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam và hơn 500000 trẻ em dị tật do chất độc màu da cam từ bố mẹ là những con số biết nói cho thấy sự tàn phá khốc liệt của cuộc chiến. Tuy cuộc chiến đã qua đi rồi, nhưng chắc chắn các hậu quả trên sẽ vẫn ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của lãnh đạo 2 nước. II. Bài viết dưới sẽ chia quãng thời gian từ 1975-1978 thành 2 giai đoạn: 1975-1976: Quan hệ Việt-Mỹ chưa có tiến triển, Tổng thống Mỹ Ford tiếp tục các chính sách từ thời Nixon. 1977-1978: Việt Nam và Mỹ bắt đầu tiến hành đàm phán bình thường hóa quan hệ 1975 Chính quyền Tổng thống Ford về cơ bản vẫn tiếp tục chính sách thù địch với Việt Nam. Tuy vậy, Mỹ cũng chơi một chính sách hai mặt: một bên phong tỏa tài sản của Việt Nam, phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc, nêu điều kiện kèm theo cho việc bình thường hóa quan hệ nhưng mặt khác lại không công nhận một chính phủ lưu vong nào của Việt Nam, và cũng khẳng định không thù địch với Việt Nam và sẵn sàng nói chuyện. Không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, đặt nhu cầu khôi phục và phát triển đất nước lên hàng đầu, Việt Nam đã chủ động tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ. - 30/4/1975, Mỹ phong tỏa tài sản của Việt Nam. 1 The Folly of War: American Foreign Policy 1898-2005, Donald E. Schmidt, Algora Publishing; Chapter 11. The Vietnam War: The Great Tragedy. 5
- Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978 - Hai tháng sau khi giành thắng lợi năm 1975, Tổng bí thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trên Quốc Hội, bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và mong muốn Mỹ sớm thực hiện những điều đã hứa trước đó dưới thời Tổng thống Nixon (Tổng thống Nixon trước đó có ngầm hứa 1 khoản hỗ trợ tái xây dựng 3,3 tỷ đô la Mỹ sau khi kí Hiệp định Paris 1973: "to contribute to healing the wounds of war and to postwar reconstruction of the DRV. . ."2 tuy nhiên phía Mỹ có nói tránh không dùng từ bồi thường chiến tranh mà là hỗ trợ để hàn gắn các vết thương chiến tranh và tái xây dựng sau chiến tranh cho phía Việt Nam). Nhưng Wasshington lúc này đã bỏ ngoài tai cho nỗ lực của phía Việt Nam, và yêu cầu Việt Nam phải cung cấp đầy đủ thông tin về MIA người Mỹ mất tích, cũng như trao trả những hài cốt được tìm thấy rồi mới bắt đầu đàm phán. o Đây cũng thể hiện một điểm sai lầm trong việc nhìn nhận quá cao thực lực của Việt Nam lúc đó cũng như đánh giá thấp đối phương. Và Việt Nam cũng còn quá cả tin khi vẫn ảo tưởng về lời hứa của một Tổng thống đã từ chức Nixon. - 15/5/1975, Mỹ cấm vận thương mại và phủ quyết Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc. Lúc này, chính quyền tổng thống Gerald Ford đang vào lúc cuộc chiến tranh vừa mới kết thúc, tâm lý của nhiều vị lãnh đạo còn cay cú, quan điểm chống Việt Nam trong chính quyền cũng như Quốc hội Mỹ còn rất mạnh nên phía Mỹ chưa đáp ứng lời đề nghị này của Việt Nam. Ta có thể thấy sự điều chỉnh chiến lược từng bước của Mỹ: - Ford tiếp tục học thuyết Nixon: rút khỏi Việt Nam, ổn định tình hình Mỹ, lấy lại sức mạnh quốc gia, nắn đồng minh đang lung lay o Ford lúc này thực hiện một chính sách khá cứng rắn, để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Mỹ dù thất bại trong chiến tranh Việt Nam không có nghĩa là đã yếu đi. o Sự kiện Mayaguez ngày 12/5/1975 đã chứng tỏ cho thế giới thấy Mỹ không chỉ là con hổ giấy3 và còn muốn hiện diện trước nhân dân Mỹ hình ảnh một tổng thống quyết đoán, tăng cường lòng tin vào Washington cũng như cố gắng xóa nhòa đi hình ảnh của những năm trước đó. Đây còn là thông điệp gửi 2 Article 21 of Paris Agreement 3 American and Exceptionalism and the Legacy of Vietnam US Foreign Policy since 1974, Macmillan, 2003, pg. 47 6
- Nguyễn Nam Khánh - A33 đến Liên Xô và các nước khác mà trong trường hợp này có lẽ là 3 nước Đông Dương. 1976 Do chính sách thời gian này vẫn không có mấy thay đổi so với năm 75, nên quan hệ giữa 2 nước dậm chẫn tại chỗ dù những nỗ lực từ phía ta. - 26/3/1976: hai bên trao đổi công hàm, tiếp xúc đàm phán - 6/9/1976: để tạo điều kiện cho đàm phán diễn ra thuận lợi, phía Việt Nam đã thông báo cho Mỹ tin tức của 12 phi công Mỹ chết khi đánh phá miền Bắc Việt Nam - Chính sách bốn điểm của Việt Nam về Đông Nam Á tuy đối tượng không phải Mỹ, nhưng về tính chất chung nó như một nền tảng cho những mối quan hệ với nước khác: o tôn trọng độc lập, chủ quyền o Không có căn cự quân sự nước ngoài o Quan hệ hữu nghị láng giềng tốt o Phát triển quan hệ… vi độc lập, hòa bình, trung lập “thực sự” - Tháng 12/1976, trong Văn kiện Đại hội IV của Đảng Cộng Sản Việt Nam có viết: “Mỹ là kẻ thù cơ bản lâu dài”, “…chống chủ nghĩa Đế quốc, đứng đầu là Đế quốc Mỹ.”; “nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh” “khôi phục phát triển kinh tế”4 o Có sự mâu thuẫn giữa việc mong muốn bình thường hóa quan hệ nhưng mặt khác, vẫn đặt nước kia vào khu vực đối tượng. Tuy nhiên cũng có thể nhìn nhận đây là chính sách vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các quốc gia trong thời điểm bấy giờ. 1977 - Đến năm 1977, chính quyền Mỹ mới lên mang đến cơ hội đầu tiên bình thường hóa quan hệ. Không có bất cứ dấu hiệu nhượng bộ từ cả 2 bên cho đến tận khi Tổng thống Carter giảm nhẹ yêu cầu từ “cung cấp tất cả” xuống “cung cấp những gì theo khả năng” về MIA, cũng như cử đoàn đại diện của Mỹ sang Việt Nam năm 1977 để bắt đầu hội thảo bàn về bình thường hóa. - Tổng thống Carter đã thi hành một số điều chỉnh trong chính sách với Việt Nam, chủ trương bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. o Đồng ý với 3 điều: Việt Nam thông báo tin người Mỹ mất tích trong chiến tranh MIA 4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội IV, tr. 178. 7
- Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978 Sẽ chấp nhận cho Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc, sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như buôn bán với Việt Nam. Có thể đóng góp khôi phục Việt Nam bằng phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác khác. - Chính quyền mới của Tổng thống Carter có mục tiêu: muốn tạo bộ mặt mới cho chính phủ Mỹ (đang trong tình trạng thiếu tính minh bạch như dưới thời Johnson và Nixon), muốn kéo Mỹ ra khỏi hội chứng Việt Nam đeo đẳng, cũng muốn ngăn cản ảnh hưởng của Liên Xô đến các nước thế giới thứ ba, và muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (chủ yếu dưới sự cố vấn của Kissinger và Vance). Bộ trưởng ngoại giao Cyrus Vance và trợ lý ngoại trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương Richard Holbrook cho rằng việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ giúp giảm sự lệ thuộc của Việt Nam vào Liên Xô và Trung Quốc cũng như giúp Việt Nam hội nhập vào ASEAN. Rõ ràng việc bình thường hóa đằng sau nó là chủ trương bình diễn biến hòa bình như phía Việt Nam vẫn nhắc đến trong Nghị quyết Đại hội Đảng. - 16-19/3/1977, phái đoàn do Đặc phái viên Leonard Woodcock dẫn đầu đến Hà Nội để gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam bàn về MIA và việc bình thường hóa quan hệ. - Quan điểm của Việt Nam thể hiện trong bài phát biểu của thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền 26/3/1976: “ Việc Hoa Kỳ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở VIệt nam là một nghĩa vụ không thể chối cãi, xét về mặt pháp lý của Hiệp định Paris về Việt nam, về mặt pháp lý quốc tế cũng như đạo lý và lương tri của con người”. - 22/5/1977 Việt Nam công bố các văn kiện liên quan đến điều 21: Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở VNDCCH và toàn Đông Dương, và thông điệp của Tổng thống Hoa Kỳ Nixon 01/02/1973: Chính phủ Hoa Kỳ góp phần xây dựng lại miền Bắc Việt Nam không đòi điều kiện chính trị nào. Hoa Kỳ giúp 3.25 tỷ đô la không hoàn lại trong 5 năm. - Lần họp thứ nhất tháng 5/1977, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Đông Nam Á-Thái Bình Dương Richard Holdbrooke đã đưa ra đề nghị hai nước bình thường hóa quan hệ không điều kiện. - Tin tức vòng đàm phán thứ nhất bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ tại Paris tháng 5/1977 về yêu cầu bồi thường chiến tranh của Việt Nam đã làm 8
- Nguyễn Nam Khánh - A33 những người chống bình thường hóa trong chính phủ Mỹ có cớ từ đó đưa ra những hành động ngăn cản chính quyền. - Tháng 6/1977, Hạ viện Mỹ lại thông qua một sửa đổi khác về Đạo luật viện trợ. Dưới sức ép của Quốc Hội, Tổng thống Carter lúc đó không những phải từ bỏ nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Việt Nam mà còn rút lại lời hứa sẽ viện trợ nhân đạo Việt Nam từ trước. - Một tín hiệu khác thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam là Mỹ không còn phủ quyết việc Việt Nam đệ đơn xin trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc, mở đường cho đề nghị của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 20/7/1977 về việc Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc - Tháng 10/1977, Tổng thống Carter gửi điện chúc mừng Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc và có những cải thiện quan hệ Việt-Mỹ. - Mỹ đề nghị nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam, sau đó sẽ dỡ bỏ việc kiểm soát xuất khẩu và tài sản đối với Việt Nam. - Quan điểm Việt Nam: Sẵn sàng nhìn về tương lai, nhưng không thể hoàn toàn cắt bỏ quá khứ. Bình thường hóa quan hệ 2 nước phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại trong hòa bình.5 - Phía Việt nam thì yêu cầu Mỹ phải giữ lời hứa, cung cấp viện trợ để tái thiết Việt Nam sau đó phía Việt Nam mới có thể đáp ứng trong việc hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích MIA và tiến hành bình thường hóa quan hệ. - Do sự khác biệt trên trong quan điểm của 2 bên nên các cuộc đàm phán tháng 5, 6, 7, 12/1977 đều không mang lại kết quả nào. 1978 Đây là một mốc quan trọng đánh dấu kết cục thất bại trong nỗ lực bình thường hóa giữa 2 nước, để rồi 20 năm sau đó mới có thể hoàn thành được. Trong thời gian này, cả 2 nước đều có những thay đổi lớn trong chính sách. - Đến giữa 1978: Carter đã có điều chỉnh chiến lược cứng rắn hơn. - 6/1978: quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết cấm chính quyền Mỹ bồi thường chiến tranh cho Việt Nam. o Một sửa đổi đạo luật về viện trợ nước ngoài của các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa được Quốc hội Mỹ thông qua với số phiếu áp đảo 266 thuận 131 5 Chính sách đối ngoại CHXHCN Việt nam 75-96, tr. 15 9
- Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978 chống6 ngăn cấm chính quyền Mỹ không được “ đàm phán đền bù chiến tranh, viện trợ, hoặc bất kỳ hình thức chi trả nào với Việt Nam”. o Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ đó trong Quốc hội, ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance đã tuyên bố Mỹ sẽ không trả Việt Nam bất cứ khoản đền bù chiến tranh nào, cho dù lúc đầu cả Carter va Vance đều ngầm ý sẽ cung cấp cho Việt Nam một khoản viện trợ gián tiếp nào đó sau khi quan hệ 2 nước được bình thường hóa. - 10/1978: cũng đã có sự điều chỉnh trong lập trường đàm phán linh hoạt hơn trước, không đòi thực hiện ngay điều 21 bày tỏ thiện chí như đồng ý cung cấp và hợp tác với phía Mỹ về vấn đề MIA cho dù phía Mỹ chưa đồng ý cung cấp viện trợ. Nhưng động thái đó đã đến quá muộn do cục diện đàm phán bình thường hóa đã thay đổi với phản ứng bất lợi của Quốc Hội Mỹ và phía Mỹ vào thời điểm này đã quyết định bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trước nên không chấp nhận đề nghị của Việt Nam, và đòi Việt Nam giải thích các vấn đề Việt Nam đem quân qua Campuchia, quan hệ Việt-Xô gia tăng và người di tản nạn Kiều, thuyền nhân. o Tranh cãi trong nội bộ Mỹ về bình thường hóa với Việt Nam đứng đầu là Ngoại trưởng Cyrus Vance, hay bình thường hóa với Trung Quốc đứng đầu là Cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brezinski, đi đến kết cục quan điểm thắng thế của Brazenski.7 o 1978 hơn 500 ngàn thuyền nhân di tản sang các nước khác ở Châu Á và Mỹ, nhiều trong số đó có gốc là người Trung Quốc. Rõ ràng việc Việt Nam xử lý không tốt vấn đề Hoa Kiều đã để lộ sơ hở cho Trung Quốc buộc tội Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Điều này khiến trong Chính quyền Mỹ lúc nào chịu sức ép lớn từ Quốc hội về vấn đề bình thường hóa với Việt Nam - 29/6/1978, Việt Nam tham gia vào khối SEV - 3/11/1978. Việt Nam kí Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô trong đó có những điều khoản về phòng thủ có ý nghĩa hai nước đã lập liên minh quân sự. Đây cũng nguyên nhân chính khiến quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã xấu đi nhanh chóng. o Mong muốn của Việt Nam khi thực hiện chính sách này, muốn đạt được sự công nhận ngoại giao từ Hoa Kỳ và hiệp định quan hệ thân thiện với Liên Xô, một sự đảm bảo kép trước những mưu đồ trong tương lai từ Trung Quốc. 6 Nayan Chanda, Brother Enemy: The War after the War, Collier Books 1988, tr.153 7 Sino-American relations, Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Sino-American_relations 10
- Nguyễn Nam Khánh - A33 o Theo lời những nhà làm chính sách của Việt Nam, do Mỹ lúc này có ý muốn đặt quan hệ với Trung Quốc trước, vì vậy Việt Nam phải thay đổi đặt quan hệ với Liên Xô để đáp trả lại. - Nếu năm 1976, 2 nhiệm vụ trong Văn kiện Đại hội Đảng lần IV là “xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc”, thì sang đến năm 1978, đã được đảo lại và bổ sung: “bảo vệ tổ quốc, xây dựng CNXH và làm nghĩa vụ quốc tế.” - Xin không phán xét về mặt nhân đạo của việc Việt Nam đưa quân qua Campuchia, nếu chỉ xét về mặt quan hệ Việt-Mỹ thì hành động đó của Việt Nam đã khiến quan hệ với Mỹ xấu đi. Một phần do Mỹ lo sợ hiệu ứng Đôminô sẽ xảy ra, nên ngay cả trong hồi ký của một số nhà Ngoại giao Mỹ lúc đó có thừa nhận tính nhân đạo của ta, nhưng về mặt lợi ích an ninh quân sự thì việc đó không có lợi mà chỉ có hại. o 23/12/1978, Khơ me Đỏ cho hàng chục sư đoàn đánh qua biên giới Việt Nam giết hại hàng ngàn người dân Việt Nam sống dọc ven biên giới, buộc Việt Nam phải đánh trả lại. o Một hậu quả ngay sau đó, vấn đề Campuchia đã trở thành một con bài trong tay các nước lớn. Nó đã trở thành cái cớ để Mỹ lên án Việt Nam, yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia là yêu cầu tiên quyết nếu muốn nối lại đàm phán. - Hậu quả thứ 2, ngay sau khi các nỗ lực bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ không mang lại kết quả với việc Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ những ngày cuối cùng năm 78, và sang năm 79 nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung. Có lẽ không cần phải quá hiểu biết cũng có thể nhìn ra được nếu ta không bị mất đi cơ hội ngàn năm để chuyển thù thành bạn với Mỹ, có lẽ cuộc chiến năm 79 sẽ không thể xảy ra. - Tháng 2/1978, Mỹ hủy bỏ vòng đàm phán Hoa Kỳ-Việt Nam; sau đó phối hợp với các quốc gia bao vây , cấm vận Việt Nam. Việt Nam thì kiên quyết chống chính sách cấm vận này của Mỹ. - Cơ hội bình thường hóa quan hệ lúc này đã mất. 11
- Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978 III. Nhận xét: - Chính sách đối ngoại 1975-1978 xét về mặt lãnh đạo, phía Việt Nam khá đồng nhất khi giữ nguyên một bộ máy lãnh đạo, nhưng do đi lên từ giai đoạn chống Mỹ nên không tránh khỏi tư duy thù địch với Mỹ, về phía Mỹ, chỉ trong thời gian ngắn nhưng trải qua 2 chính quyền Tổng thống, về mặt hình thức có sự khác nhau khi tiến hành chính sách và thay đổi cho phù hợp giai đoạn, nhưng trên tổng thể vẫn là sự giống nhau đều phục vụ lợi ích quốc gia. - Việt Nam khi đó sau khi chiến thắng Mỹ đã sai lầm trong việc nhìn nhận về cân bằng lực lượng có lẽ một phần vẫn còn say sưa trong men chiến thắng quá lâu. - Việt Nam cũng thiếu tỉnh táo, nhạy bén trong nhìn nhận tình hình, thiếu thông tin về phía kia, giữ nguyên cách nhìn bất biến, lối suy nghĩ theo ý thức hệ lỗi thời, đánh giá bạn thù, hợp tác và đấu tranh một chiều; dẫn đến thi hành chính sách cứng nhắc, không mềm dẻo hơn. - Nhận xét về chính trị nội bộ Mỹ: ta có thể thấy sự đấu tranh giữa Tổng thống và Quốc Hội. Việc quyền lực Tổng thống Mỹ vốn rất mạnh từ sau Chiến tranh thế giới II, nhưng sau thất bại ở Việt Nam, vụ Watergate, Tổng thống Nixon phải từ chức, đã yếu đi tương đối so với Quốc Hội; đây một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại nỗ lực bình thường hóa của chính quyền Tổng thống Carter ngoài các nhân tố khác như quan hệ Trung-Mỹ và vấn đề Campuchia. - Mối quan hệ Việt-Mỹ bắt đầu gần như ngay sau khi cuộc chiến kết thúc cũng là một nguyên nhân khiến bình thường hóa quan hệ giữa 2 quốc gia không thành công. Những hậu quả còn hiện hữu ngay trước mắt và trong tâm trí của cả 2 nước khiến mọi cố gắng nhìn về tương lai đều luôn hồi tưởng lại quá khứ bi thương khó phai mờ. - Gần 20 năm sau đó 11/7/1995, 2 nước mới chính thức bình thường hóa quan hệ; khi so sánh với mối quan hệ Mỹ-Nhật ngay sau Chiến tranh Thế giới II kết thúc, Nhật Bản và Mỹ đều chịu những tổn thất lớn lao từ 2 bên, nhưng quan hệ 2 nước vẫn nhanh chóng tốt đẹp, và còn trở thành đồng minh của nhau. Tuy 2 sự việc khác xa nhau về hoàn cảnh, thời gian, không gian, con người, hậu quả nhưng ta không khỏi đặt ra suy nghĩ rằng nếu áp dụng một chính sách mềm dẻo hơn, phù hợp với thời thế hơn, thay vì một chính sách đơn điệu cứng nhắc như ta đã áp dụng vào thời gian đầu, cộng với chính sách Thêm bạn bớt thù thì có lẽ kết quả đạt được cũng chắc chắn không phải mất 20 năm mà có khi sẽ ngắn hơn. 12
- Nguyễn Nam Khánh - A33 - Quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ: Siêu cường Mỹ phục vụ cho lợi ích toàn cầu của mình, luôn nhìn nhận quan hệ với các nước dưới góc độ lợi ích chiến lược, quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam cũng đã không nằm ngoài hệ thống đó. Mỹ lúc này coi Việt Nam có thể trở thành một đối trọng trong khu vực Đông Nam Á, tuy Việt Nam chỉ là nước nhỏ nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến khu vực mà Mỹ vừa phải rút khỏi này, Mỹ mong muốn Việt Nam sẽ làm giảm đi ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc ở khu vực. Đây cũng là một lập luận mà phe ủng hộ đặt bình thường hóa quan hệ với Việt Nam lúc đó sử dụng trong cuộc tranh luận với phe ủng hộ quan hệ với Trung Quốc trong chính quyền Mỹ. - Một điểm đáng tiếc nữa đó là chính sách Thêm Thù Bớt Bạn còn là một nguyên nhân khiến ta không chỉ mất đí một cơ hội bình thường hóa với 1 nước đứng đầu hệ thống TBCN, mà còn khiến ta rơi thêm vào tình thế bao vây, cấm vận, là một lý do đã gây đến cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979.8 - Cơ hội đã trôi qua thì không thể vớt lại được, cơ hội cho sự bình thường hóa hai nước lúc đó cũng vậy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn khi tỉnh cảm thế giới cho Việt Nam vẫn còn sâu đậm, và áp lực bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước còn, nhưng chỉ cần không phán đoán đúng cũng đã đẩy lùi lịch sự quan hệ 2 nước lại gần 20 năm. Xin tổng kết lại bài viết bằng một câu nói quen thuộc về Chính sách đối ngoại: "We have no permanent friends. We have no permanent enemies. We just have permanent interests." Benjamin Disraeli [British PM in Victorian times] 8 Trần Quang Cơ, 30 Năm Cuộc Chiến, BBC Interview 13
- Chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 1975-1978 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngoại giao Việt Nam hiện đại, Chương I, Chính sách đối ngoại và hoạt động Ngoại giao của nước Việt Nam thống nhất sau Giải phóng miền Nam (1975-1978), tr. 11-36. 2. Ths. Vũ Đòan Kết, Chính sách đối ngoại Việt Nam tài liệu tham khảo và phục vụ giảng dạy, Tập II 1975-2006, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2007. 3. The Folly of War: American Foreign Policy 1898-2005, Donald E. Schmidt, Algora Publishing; Chapter 11. The Vietnam War: The Great Tragedy. 4. United States – Vietnam relations, Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam-United_States_relations 5. The United States, U.S. Library of Congress, http://countrystudies.us/vietnam/62.htm 6. Văn kiện Đại hội Đảng lần IV 1976 7. Bối cảnh thế giới sau 1975 và Chính sách của Mỹ và Việt Nam 1975- 1978, Sách tham khảo Thư viện. 8. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 9. Chính sách đối ngoại CHXHCN Việt Nam (1975-1996), Tài liệu tham khảo Bộ môn Ngoại giao Việt Nam. 10. Trevor B. McCricksen, American and Exceptionalism and the Legacy of Vietnam US Foreign Policy since 1974, Macmillan, 2003. 11. Trần Quang Cơ, 30 Năm Cuộc Chiến, BBC Interview. 14
- Nguyễn Nam Khánh - A33 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Tiểu luận CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1975-1978 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nam Khánh _ A33 Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: " Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới"
18 p | 1921 | 359
-
Tiểu luận:Chính sách đối ngoại của Việt Nam về chính trị an ninh với ASEAN 10 năm đầu thế kỷ 21 (2000-2010) "
16 p | 915 | 292
-
TIỂU LUẬN " CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN SAU NĂM 1995 "
17 p | 960 | 263
-
Tiểu luận: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN SAU NĂM 1995
17 p | 462 | 154
-
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại Việt Nam - ASEAN 1986 - 1996
15 p | 494 | 133
-
Tiểu luận " Việt Nam– ASEAN 1986 – 1995 mở đầu thời kì hợp tác 2 bên"
19 p | 386 | 113
-
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985
14 p | 469 | 78
-
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kì giai đoạn 1945 - 1954
17 p | 475 | 65
-
Bài tiểu luận: Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc
37 p | 591 | 62
-
LUẬN VĂN: Chính sách đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
100 p | 236 | 60
-
Tiểu luận Hoa Kỳ học: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20
23 p | 336 | 50
-
Tiểu luận Phân tích chính sách đối ngoại: Nhận thức của các nhà lãnh đạo tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và phong cách lãnh đạo
29 p | 231 | 45
-
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1978
17 p | 210 | 41
-
Tiểu luận: Những tác động của việc Việt Nam tham gia vào cộng đồng an ninh ASEAN
20 p | 155 | 35
-
Tiểu luận:CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN 1991-1995
16 p | 242 | 30
-
Đề tài: Mục tiêu và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh
24 p | 170 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (2004-2014)
196 p | 38 | 10
-
Tiểu luận Mục tiêu và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh
26 p | 78 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn