Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, nhìn lại và suy ngẫm
lượt xem 22
download
Việt Nam- Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông là hai nước có mối quan hệ văn hóa, kinh tế truyền thống lâu đời. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc là đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, nhìn lại và suy ngẫm
- Tiểu luận BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM- TRUNG QUỐC, NHÌN LẠI VÀ SUY NGẪM 1
- LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam- Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông là hai nước có mối quan hệ văn hóa, kinh tế truyền thống lâu đời. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc là đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa, đã tận tình giúp đỡ nhân dân Việt Nam trường kỳ kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Quan hệ giữa hai nước lúc này hết sức tốt đẹp. Tuy nhiên, sau khi giải phóng miền Nam 30/04/1975, do có nhiều bất đồng từ nhiều phía không thể hòa giải, quan hệ hai nước càng trở nên xấu đi. Chiến tranh Việt Nam- Camphuchia và chiến tranh biên giới Việt Trung đã chính thức đưa mối quan hệ Việt- Trung về “ vạch xuất phát”. Do những vấn đề lịch sử để lại và do chính sách của hai nước có sự khác biệt liên quan đến lợi ích quốc gia của hai nước nên cả một thời gian dài những năm thập kỷ 80 quan hệ Việt- Trung bị đóng băng. Tuy nhiên, vào cuối những năm 80 do tình hình quốc tế, khu vực cũng như trong nước đã đặt ra cho cả hai nước yêu cầu bình thường hóa mối quan hệ này. Co thể nói, vào thời điểm đó, trên thế giới hội nhập và tăng cường hợp tác là xu thế chung của thời đại, đặc biệt mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước lớn là yêu cầu bức thiết. Vì vậy, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là vấn đề lớn được Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, trái lại từ phía Trung Quốc mà nói, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Vậy tại sao chúng ta lại nóng vội trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc? Bài tiểu luận sẽ đi sâu vào phân tích những sai lầm và thiếu sót của Việt Nam trong quá trình đàm phán tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho tương lai. 2
- Do hạn chế về mặt thời gian và tài liệu, bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong khoa góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. I.Thiếu sót trong quá trình chuẩn bị đàm phán Bác Hồ đã từng nói “ Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng; Chiêng có to thì tiếng mới lớn”. Thật vậy, thực lực của một quốc gia là nhân tố quan trọng quyết định vị thế, tiếng nói của quốc gia đấy trên trường quốc tế. Đặc biệt điều đó có ảnh hưởng lớn đến kết quả của quốc gia trong những cuộc đàm phán song phương và đa phương. Việt Nam đám phán với Trung Quốc tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước cuối những năm 80 đầu những năm 90 khi mà thực lực của Việt Nam còn yếu. Thật vậy, Sau khi giải phóng đất nước năm 1975, Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nạn diệt chủng Pôn-pốt, chiến tranh biên giới Việt Trung đã khiến cho nước ta lâm vào tình trạng khó chồng chất. Về mặt chính trị, nước ta bị cô lập về chính trị và ngoại giao. Ngay cả các nước ASEAN, là những nước láng giềng, cũng không có cùng quan điểm với nước ta về vấn đề Campuchia, tất cả các nước này đều phản đối việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Mặt khác, chính sách đối ngoại của Việt Nam lúc đó cũng không nhằm vào việc cải thiện quan hệ với các nước ASEAN. Trong khi đó Trung Quốc đã lôi kéo các nước lớn khiến cho Việt Nam gặp phải khó khăn trong việc phát triển quan hệ. Và chính Việt Nam cũng đã bỏ lỡ cơ hội quan trọng để phát triển quan hệ với các nước có vị thế lớn trên thế giới. Năm 1977, khi Mỹ bắt đầu có ý định bình thường hóa quan hệ vô điều kiện với Việt Nam nhưng do thiếu 3
- thông tin và hiểu biết về chính trị nội Mỹ chúng ta đã không đánh giá được hết tình hình, không điều chỉnh kịp thời lập trường đàm phán để năm bắt cơ hội tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước, từ đó có thể nâng cao uy tín và tiếng nói của mình trên trường quốc tế. Trái lại, Trung Quốc đã tận dụng tôt thời cơ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Mỹ tháng 12 năm 1978 đã tạo ra những thuận lợi to lớn cho mình. Về mặt kinh tế,Việt Nam đã dần dần mất đi sự giúp đỡ về tài chính của các nươc xã hội chủ nghĩa lớn. Chiến tranh đã làm cho Việt Nam bị hao tổn cả về người và của. Hơn nữa, Việt Nam đang bị cô lập không chỉ về chính trị-ngoại giao mà còn bị cô lập về kinh tế. Đặc biệt, khi bước vào giai đoạn đổi mới năm 1986, Việt Nam vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài hai năm (1986-1988) gây ra những cản trở nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước. Trong khi đó, Trung Quốc năm 1978 bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa, tất cả các hoạt động đối nội và đối ngoại của Trung Quốc với chiến lược “4 hiện đại” biến Trung Quốc thành một cường quốc hàng đầu thế giới, đồng thời xác định vị trí nước lớn của mình trước hết ở Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương.1 Từ đây, Trung Quốc không ngừng tăng cường sự ủng hộ của phương Tây, Mỹ, Nhật Bản , đồng thời bình thường hóa quan hệ với Liên Xô. Với nhiều thủ đoạn, chiêu bài khác nhau đặc biệt lợi dụng vấn đề Campuchia, Trung Quốc đã thành công trong việc chia rẽ nội bộ các nước Đông Nam Á, chia rẽ các nước ASEAN với Việt Nam, chia rẽ nội bộ các nước Đông Dương nhặm hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể thấy, Việt Nam trong quá trình bình thường hóa với Trung Quốc đứng ở một vị trí khiêm tốn hơn do thực lực của ta còn yếu. Hơn 1 Hồi ký Trần Quan Cơ, Trang 84 4
- nữa chính sách lôi kéo của Trung Quốc đã giúp cho nước này nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, đồng thời gián tiếp đẩy Việt Nam vào con đường bề tắc. Và ngay bản thân Việt Nam cũng tự đánh mất cơ hội của chính mình khi chưa đưa ra được những quyết sách mang tính chiến lược. II. Nóng vội trong quá trình đàm phán Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ mùa xuân năm 1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất nước ta: hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tranh thủ tình hình quốc tế thuận lợi ấy, Đảng và Nhà nước ta đã ra sức mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới nhằm phục phụ đắc lực cho công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam lại đứng trước những thử thách nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Cuộc chiến chống chế độ diệt chủng Pôn Pốt ở Camphuchia và cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng khu vực mà còn làm cho các nước trên thế giới hiểu sai về đường lối, chính sách của Việt Nam. Các thế lực trong và ngoài luôn tìm cách chống phá Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ chưa bao giờ chúng ta lại đứng trước tình thế khó khăn về quan hệ ngoại giao đến như vậy. Chúng ta bị cô lập về chính trị ngoại giao, kinh tế khó khăn chồng chất. Trước tình hình đó, vào ĐH Đảng VI (1986), Bộ Chính trị đã chính thức đưa ra nhiệm vụ là giải quyết vấn đề Campuchia và bình 5
- thường hóa quan hệ Việt – Trung. Tất nhiên, xét trên yêu cầu thực tế, bình thường hóa là một yêu cầu tất yếu, và chỉ có bình thường hóa với Trung Quốc, Việt Nam mới có thể giải quyết được những nhiệm vụ thời đại đặt ra cho mình. Nhưng, liệu có phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu hàng đầu mà Việt Nam đã vô tình đặt những bước chân sai lầm, thiếu suy xét? Cuối những năm 80, đầu những năm 90 Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Thành trì của chủ nghĩa xa hội không còn nữa, Việt Nam đã mất đi một chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần lẫn vật chất. Giai đoạn 1986-1990 là giai đoạn chứng kiến sự thay đổi trong chiến lược của cả ba nước lớn Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô với mục đích cải thiện mối quan hệ đôi một, chủ nghĩa xã hội dần dần xích lại với chủ nghĩa đế quốc vì mưu lợi cá nhân. Đứng trước tình hình ngày càng khó khăn này, Việt Nam mong muốn nhanh chóng tìm được đồng minh thân cận cho mình.Và Trung Quốc là nước mà Việt Nam hướng tới. Điều đó được thể hiện trong chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước đã đề ra Đại hội VI của Đảng năm 1986, đặc biệt đã sửa lời nói đầu của Điều lệ Đảng và lời nói đầu của Hiến Pháp bỏ chỗ Trung Quốc là ke thù trực tiếp và nguy hiểm nhất 2 và quyết định rút quân khỏi Campuchia. Điều này đã để lộ sơ hở rằng Việt Nam đang rất cần bình thường hóa, và Trung Quốc vì thế nghiễm nhiên ở vào thế chủ động trong quá trình đàm phán. III. Thiếu sót khi không tận dụng được lợi thế của mình trong quá trình đàm phán. 2 Hồi ký Trần Quang Cơ, trang 31 6
- Trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có 3 vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ là: biên giới đất liền, trên vịnh Bắc Bộ và vấn đề xác định chủ quyền lãnh thổ, thềm lục địa ỏ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước diễn ra từ năm 1951 cho tới nay, bao gồm cả tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển, xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau của hai bên về Hiệp định biên giới 1887 giữa Pháp (đại diện cho Việt Nam) và nhà Thanh. Trên bộ, tranh chấp xảy ra trên nhiều mảnh lãnh thổ nhỏ dọc biên giới, với tổng diện tích khoảng 60km2 . Trong những năm 1951-1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ trên bộ và trên biển. Từ năm 1976, chính quyền Việt Nam (thống nhất) thể hiện lập trường tương tự. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia là một trong những nguyên nhân góp phần làm xảy ra cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979. Trong khoảng thời gian từ tháng 4 cho tới tháng 8 năm 1978, quan hệ giữa hai nước trở nên đặc biệt xấu. Cùng với cuộc khủng hoảng Hoa kiều, vấn đề Campuchia, quan hệ Việt Nam-Liên Xô và các vụ tranh chấp biên giới, Trung Quốc không còn giữ thái độ kiềm chế mà bắt đầu lớn tiếng đe dọa, buộc Hà Nội phải chấp thuận các yêu sách từ Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu tính đến khả năng dùng vũ lực để đối phó với Việt Nam. Ngày 3 tháng 11 năm 1978, Việt Nam ký kết Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị với Liên Xô, ngay sau đó, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc bắt đầu đăng các bài tố cáo Việt Nam tiến hành xâm phạm và khiêu khích trên biên giới với Trung Quốc. 7
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi Việt Nam trong biển Đông, từ lâu là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu hai quần đảo đó khi mà nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào3. Cho đến đầu thế kỉ 20 Trung Quốc cũng chưa bao giờ nêu “yêu sách” về hai quần đảo này. Nhưng đến năm 1974, Trung Quốc cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa do quân đội chính quyền Sài Gòn đang canh giữ và năm 1988, chiếm một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa là những bộ phận lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam. Hành động đó đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, làm cho tình hình trên biển Đông và khu vực căng thẳng. Ngoài tranh chấp lãnh thổ, buôn lậu xuyên biên giới là vấn đề tiếp theo mà hai nước chính thức thừa nhận là vấn đề mà hai quốc gia cần phải giải quyết. Cuối năm 1978, Trung Quốc đưa ra chính sách cải cách - mở cửa, nhưng lúc bấy giờ mới chú trọng khu vực ven biển, chưa chú ý đến mở cửa khu vực biên giới. Bước sang thập kỉ 90, trước tình hình biến động trên thế giới và trong nước, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại và bắt đầu mở cửa khu vực ven biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán qua biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Chính điều này cũng đã tạo điều kiện cho vấn đề buôn lậu qua biên giới Việt – Trung càng phát triển và trở thành vấn đề đáng lo ngại trong quan hệ hai nước. Như vậy, những mâu thuẫn trên đây là những mâu thuẫn cơ bản và luôn cần được giải quyết trong mối quan hệ giữa hai nước. Đáng lẽ ra chúng đã được xem xét giải quyết trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt – Trung. Nhưng trên thực tế những vấn đề này chưa hề được nhắc đến trong quá trình đàm phán. Tất cả những gì phía Trung Quốc đưa ra 3 http://vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_trường_sa 8
- để bàn bạc trong quá trình bình thường hóa lại là vấn đề Campuchia. Chúng ta đã không bình tĩnh để nhận định tình hình thực tế rằng, sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định trong quan hệ đối ngoại. Trung Quốc bị một số nước phương Tây cô lập, nội bộ mâu thuẫn gay gắt về các vấn đè đối nội và đối ngoại. Chúng ta không biết được rằng Trung Quốc cũng đang rất cần bình thường hóa quan hệ với Việt Nam để xoa dịu phương Tây. Đáng tiếc là Việt Nam đã không nhận thức được rõ những điều này và cũng bị đẩy vào trong vòng tính toán của Trung Quốc, để rồi chỉ chạy theo những thoả thuận xung quanh vấn đề Campuchia mà quên mất rằng còn những vấn đề vô cùng bức xúc trong quan hệ hai nước đang cần được giải quyết. Chính vì những lẽ đó, không hề có bất kì một nguyên tắc chuẩn mực nào trong suốt quá trình hai nước thực hiện nỗ lực bình thường hoá có liên quan đến biên giới lãnh thổ, nạn buôn lậu hay vấn nạn Hoa kiều. Tức là không hề có sự liên quan nào giữa vấn đề bình thường hoá quan hệ với việc giải quyết các mâu thuẫn còn tồn tại. Đây là một sai lầm của Việt Nam vì đáng lẽ ra ta đã có thể lợi dụng cơ hội trên bàn đàm phán để lấy làm điều kiện đặt Trung Quốc vào thế bị động hơn, hay ít ra cũng là có thể đưa ra các nguyên tắc để có thể giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra sau này. Tuy nhiên, cần phải nhìn vào thực tế rằng chỉ có phía Việt Nam là “quên” mất những mâu thuẫn cần giải quyết này còn Trung Quốc vẫn luôn nhăm nhe đến nó mặc dù không trực tiếp đưa ra trong các thoả thuận. Thực ra việc Trung Quốc tăng cường lấn ép ta trên bàn đàm phán cũng chính là vì Trung Quốc đang có ý đồ chiếm hữu toàn bộ vùng Biển Đông. Cũng chính vì không giải quyết được các mâu thuẫn còn tồn tại đó, hay đúng hơn là chưa đưa ra được các nguyên tắc chung thống nhất giải 9
- quyết trong tương lai cho nên sau khi bình thường hoá, quan hệ Việt – Trung thậm chí còn căng thẳng hơn với các mâu thuẫn ngày càng gia tăng. Các cuộc tranh chấp biên giới lãnh thổ, thay đổi cột mốc biên giới và đặc biệt gần đây nhất là cuộc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều cho thấy Việt Nam đã vướng phải những sai lầm nghiêm trọng trong tiến trình bình thường hoá này. Và vấn đề biên giới lãnh thổ trên đất liền phải mất gần 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ hai nước (1991-2009) mới giải quyết một cách cơ bản. IV. Sai lầm trong chính sách của Việt Nam khi tham gia đàm phán bình thường hoá quan hệ Việt – Trung 1.Nhận thức chủ quan Hội nghị Thành Đô là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Tuy nhiên, chính tại hội nghị này phía Việt Nam đã bộc nhiều sai lầm thiếu sót mà ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam. Trần Quang Cơ trong cuốn hồi ký của mình đã đánh giá “ Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9/1990 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, trái lại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại”4. Tại hội nghị này chúng ta đã bị “mắc lỡm” với Trung Quốc, phía Trung Quốc nói sẽ đàm phán cả vấn đề Camphuchia và vấn đề bình thường hóa với Việt Nam nhưng thực chất chỉ đàm phán về vấn đề Camphuchia là chính còn vấn đề bình thường hóa giữa hai nước chỉ nói tới khi đã giải quyết xong vấn đề Camphuchia. Hội nghị Thành Đô được xem là cuội họp kín giữa hai nước nhưng Trung Quốc đã tiết lộ cho nhiều nước làm bất lợi cho ta. Điều đáng chú ý là qua hội nghị Thành Đô, 4 Hồi ký Trần Quang Cơ, trang 94 10
- Trung Quốc đã dùng chiêu bài chia rẽ nội bộ của ta cũng như quan hệ của ta với Lào và Campuchia. Thực chất, chúng ta mắc những sai lầm như vậy là do chúng ta đã nhận thức sai về Trung Quốc. Ta đã tự ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọ cờ chủ nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam cũng như chủ nghĩa xã hội thế giới. Một mâu thuẫn nữa là sự bất đồng ý kiến trong nội bộ Bộ Chính trị. Càng gần đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thì càng bộc lộ rõ rệt. Việc đánh giá tình hình thế giới và đưa ra đường lối đối ngoại trong thời gian tới không có sự thống nhất giữa bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Nhưng nếu trong việc nhận định tình hình đã gặp khó khăn thì làm sao đưa ra được quyết sách đúng đắn và toàn vẹn. Ngay sau đó đã có cuộc họp giữa An ninh, Quốc phòng và Ngoại giao để thống nhất về nhận định tình hình thế giới. Song kết quả của cuộc họp này chỉ dừng lại ở mấy điểm lí luận chung chung mà không hề thống nhất trọn vẹn. Trong đã không ổn thì làn sao đối phó được với bên ngoài, mà nhất là với một đối thủ mưu mô như Trung Quốc. Có thể nói “ Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc” chúng ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng hành động như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thỏa thuận Thành Đô đàm làm chậm tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, uy tín nước ta bị giảm sút đáng kể. 2. Sai lầm trong đường lối đối ngoại cuối những năm 70 Nửa cuối thập niên 1970 là thời kỳ ta chồng chất nhiều sai lầm nhất về đối ngoại trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ 1945. Có thể chỉ ra bốn sai lầm: 11
- Một là, ta không khôn ngoan để duy trì cân bằng quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc – nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo thắng lợi cho ta trong kháng chiến chống Mĩ. Việt Nam tin tưởng vào thành trì cách mạng thế giới là Liên Xô mà quên mất rằng quốc gia láng giềng của chúng ta là một nước lớn và tất nhiên cũng là một nước XHCN. Chúng ta đã đánh đồng Trung Quốc với Mỹ, xem Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất. Vì vậy, chúng ta đã không đánh giá đúng chiến lược các nước lớn dẫn đến mất cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc với Lien Xô để rồi sau này lại phải tiến hành bình thường hoá quan hệ với Trung là một điều hết sức sai lầm. Hai là, năm 1977 ta bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mĩ khi mà chính tổng thống Mĩ Carter đã đưa ra vấn đề bình thường hoá một cách vô điều kiện. Có thể do ý thức hệ chi phối, tâm lý sau cuộc chiến tranh ngăn cản ta trong việc tiến gần đến quan hệ Mĩ – Việt. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng do mải mê quan tâm đến hệ thống XHCN anh em mà chúng ta quên đi lợi ích của việc thiết lập quan hệ với Mĩ. Ba là, đối với ASEAN, ta cũng đánh giá sai khi không gia nhập khối này ngay từ năm 1976 khi mà cả 6 quốc gia của ASEAN lúc đó đều muốn Việt Nam tham gia vì lợi ích của mỗi quốc gia và của cả khu vực. Hậu quả của hành động này là khi xảy ra vấn đề Campuchia, cả khối ASEAN đã chống đối và phản bác Việt Nam kịch liệt. Bốn là, dính líu sâu và lâu vào vấn đề Campuchia. Cũng chính vấn đề Campuchia mà chúng ta đã bị các nước cô lập về chính trị và ngoại giao. Các nước trong khu vực “quay lưng” lại với Việt Nam. Trung Quốc có cớ để gây ra cuộc chiến tranh biên giới Việt- Trung gây cho ta nhiều tổn thất. Uy tín quốc tế của ta bị tổn hại nghiêm trọng. 12
- Tóm lại, những sai lầm nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, gây thiệt hại lớn cho ta về đối ngoại, về an ninh quốc phòng, về kinh tế trong một thời gian dài để rồi khi đàm phán với Trung Quốc về vấn đề bình thường hóa chúng ta gặp phải nhiều khó khăn và chịu nhiều thiệt thòi. V. Những bài học rút ra trong quá trình bình thường hóa Thứ nhất, nóng vội duy ý chí là những sai lầm đáng tiếc của Việt Nam trong quá trình bình thường hóa với Trung Quốc. Chính do ý thức hệ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã đánh giá không đúng về Mỹ và các nước ASEAN từ đó bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ sớm với Mỹ cũng như việc gia nhập ASEAN. Từ đó, chúng ta đã đánh mất cơ hội nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Trái lại, cùng với xung đột phía Tây Nam với Pôn Pốt, chiến tranh biên giới với Trung Quốc đã làm cho các nước hiểu sai về đường lối chính sách đối ngoại của ta, khiến cho chúng ta bị cô lập về chính trị và ngoại giao. Thứ hai, quá trình bình thường hóa quan hệ Việt- Trung cho thấy bài học quan hệ một nước lớn và một nước nhỏ. Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa lớn, với những cải cách mở cửa vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 đang khiến Trung Quốc trở nên hùng mạnh. Trung Quốc với mong muốn trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới với tầm ảnh hưởng lớn, đối trọng với Mỹ thì bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là một trong những chiến lược quan trọng của Trung Quốc. 13
- KẾT LUẬN Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là một trong những thành công lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Bình thường hóa quan hệ Việt- Trung có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển của hai nước, đánh dấu một thời kỳ mới trong quan hệ hai nước mà sau này lãnh đạo hai nước đã khái quát thành phương châm 16 chữ vàng “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng căn bản của nhân dân hai nước. Gần 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt- Trung đã trôi qua, nhưng mỗi khi nhìn lại quá trình bình thường hóa chúng ta lại càng thấy rõ hơn những sai lầm và thiếu sót của ta. Vì quá nôn nóng trong việc cải thiện quan hệ mà Việt Nam đã nóng vội và chủ quan trong đàm phán, kết quả là đã phải đánh đổi việc “được lòng” Bắc Kinh cho việc trì trệ trong giải quyết vấn đề Campuchia và thậm chí uy tín của ta còn bị suy giảm trên trường quốc tế. Đặc biệt những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ hai nước. Những bài học về nhận định tình 14
- hình và nắm bắt thời cơ, đấu tranh một cách triệt để vì lợi ích quốc gia dân tộc là những bài học vô cùng quý cho công tác đối ngoại mọi thời kỳ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam, tập II (1975 – 2006), Học viện Quan hệ quốc tế 2. Vũ Dương Huân, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới, Học viện Quan hệ quốc tế 3. Trần Quang Cơ, Hồi ký Trần Quang Cơ, 2003 4. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 13/BCT, ngày 20/5/1988 5. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2/2002, 5/2002 6. http://www.mofa.gov.vn 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận " NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 1975 – 1985 "
14 p | 340 | 96
-
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985
14 p | 471 | 78
-
Tiểu luận: Bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ năm 1995
20 p | 308 | 67
-
Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt – Trung 1979-1991
16 p | 292 | 47
-
Tiểu luận: Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay
13 p | 254 | 42
-
Tiểu luận:Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong giai đoạn từ 1975 đến nay
13 p | 323 | 36
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Trung 1991
17 p | 153 | 29
-
Tiểu luận:Từ sau bình thường hóa quan hệ năm 1995 cho đến nay, quan hệ chính trị đối ngoại Việt - Mỹ phát triển theo hướng “đối tác” hay “đối tượng”?
18 p | 214 | 27
-
Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ
11 p | 135 | 26
-
Tiểu luận:Những nhân tố nào đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977
18 p | 157 | 22
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ 1977-1978
13 p | 119 | 21
-
Tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung
18 p | 175 | 21
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt - Trung
19 p | 122 | 20
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt _Mỹ 1975-1978 có hay không "cơ hội bị bỏ lỡ"
18 p | 140 | 18
-
Tiểu luận: Lợi ích của Việt Nam trong Quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay
15 p | 111 | 17
-
Tiểu luận:Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1977
15 p | 126 | 15
-
Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Trung (Bài tập nhóm)
20 p | 136 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn