Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Trung (Bài tập nhóm)
lượt xem 13
download
Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc được coi là một mối quan hệ có truyền thống lâu đời giữa hai nước có nhiều điểm gần gũi về địa lí, văn hóa và đặc biệt là về chính trị khi hai nước đều đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Trung (Bài tập nhóm)
- Tiểu luận Bình thường hóa quan hệ VIệt Trung
- MỤC LỤC Lời mở đầu ...................................................................................................... 2 I. Bối cảnh chung: ...................................................................................... 3 1. Bối cảnh quốc tế: ................................................................................. 3 2. Bối cảnh trong nước ............................................................................ 4 II. Quá trình đàm phán: ............................................................................ 6 1. Giai đoạn một......................................................................................... 6 2. Giai đoạn hai: ........................................................................................ 7 3. Giai đoạn 3: ...................................................................................... 11 III. Nhận xét: ........................................................................................... 16 Kết luận ......................................................................................................... 18 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 19 1
- Lời mở đầu Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc được coi là một mối quan hệ có truyền thống lâu đời giữa hai nước có nhiều điểm gần gũi về địa lí, văn hóa và đặc biệt là về chính trị khi hai nước đều đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng thực chất trong mối quan hệ đó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bất ổn, và trên thực tế thì mối quan hệ giữa hai nước chỉ thực sự tốt đẹp trong một giai đoạn rất ngắn vào những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Từ đó trở đi, cùng với những tính toán, tham vọng của mình, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một quân cờ, một “chiêu bài” để đem ra mặc cả, phục vụ cho những lợi ích của mình. Mâu thuẫn giữa “hai người anh em Đỏ” đã lên tới đỉnh điểm vào năm 1979 khi cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước nổ ra. Cuộc chiến tuy đã kết thúc nhưng những hậu quả tai hại mà nó để lại vẫn còn dai dẳng tới rất lâu sau đó. Ngoài những thiệt hại về người và của, cuộc chiến đó còn để lại một vết thương không thể nào lành trong quan hệ giữa hai nước, nó đặt ra cho ngành ngoại giao của hai nước mà đặc biệt là Việt Nam một nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn và phức tạp, đó là vấn đề “bình thường hóa quan hệ Việt- Trung”. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin được đưa ra cái nhìn chung nhất về quá trình đàm phán này, đồng thời từ đó rút ra những nhận xét về những điều ĐƯỢC và MẤT của chúng ta qua cuộc đàm phán đó. 2
- I. Bối cảnh chung: 1. Bối cảnh quốc tế: Bối cảnh chung lúc bấy giờ vẫn đang là thời kì chiến tranh lạnh, tuy nhiên từ đầu thập niên 80 thế đối đầu giữa các nước lớn đẫ dần dần chuyển thành xu thế hợp tác, đối thoại và thỏa hiệp. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua việc các nước Mỹ, Trung, Xô bắt đầu điều chỉnh chiến lược, cải thiện quan hệ từng đôi một. Trung Quốc sau những động thái tích cực từ đầu thập niên 70 như việc ra “Thông cáo Thượng Hải”, tuyên bố là “NATO phương Đông” đã tự nhận mình là một đồng minh của Mỹ, lí do là Trung Quốc muốn tận dụng nguồn vốn và trình độ khoa học công nghệ cao của Mỹ để phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa kinh tế trong nước, cụ thể là phục vụ cho mục tiêu “Bốn hiện đại hóa”. Về phần mình, Mỹ cũng muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc vì ngoài những mục tiêu về kinh tế, những lợi nhuận béo bở sẽ thu được từ một thị trường chiếm 1/5 dân số thế giới, Mỹ còn muốn dùng Trung Quốc như một đối trọng để gây áp lực và kiềm chế đối với Liên Xô. Trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi, bắt đầu từ tháng 10-1982, Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu nối lại đàm phán. Liên Xô lúc này đang gặp phải nhiều khó khăn trong nội bộ quốc gia cả về kinh tế và chính trị, vì vậy mà Liên Xô không muốn tiếp tục bầu không khí căng thẳng với Trung Quốc- một quốc gia láng giềng, nhất là khi nhận thấy Trung Quốc càng ngày càng có xu thế nghiêng về phía Mỹ. Về phía Trung Quốc chắc chắn cũng không muốn giữ thái độ thù địch với Liên Xô vì điều đó hoàn tòan không có lợi cho những mục tiêu, lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của họ. Hơn nữa Trung Quốc cũng không dế dàng để cho Mỹ lợi dụng mình như một chiêu bài đối với Liên Xô, xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Liên Xô sẽ không chỉ đảm bảo cho Trung Quốc một biên giới ổn định mà càng làm cho vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được củng cố, nâng vị thế của Trung Quốc lên vị thế ngang bằng một cách tương đối với “hai cực còn lại”, giảm đi phần nào sự phụ thuộc của Trung Quốc với Mỹ. 3
- Nói chung, trong quan hệ quốc tế lúc này đang dần dần hình thành “thế chân vạc” giữa Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc, trong đó Trung Quốc-nước có vẻ yếu thế hơn- đang có gắng tập hợp lực lượng bằng nhiều chiêu bài khác nhau, trong đó vấn đề bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. 2. Bối cảnh trong nước Có thể nói giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất của Việt Nam về tất cả các mặt. Về kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước ngày càng căng thẳng, có nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng chính trị-xã hội trong tương lai không xa nếu như không có một sự thay đổi đáng kể. Về đối ngoại, chưa bao giờ chúng ta lại bị cô lập như lúc bấy giờ. Cuộc chiến chống Khơ-me đỏ mà chúng ta tiến hành mặc dù là một cuộc chiến chính nghĩa, có mục tiêu cao cả là giúp nhân dân Cam-pu-chia xóa bỏ bè lũ diệt chủng Pôn-pốt nhưng đó lại là cái cớ để các quốc gia khác, nhất là Trung Quốc có một cái cớ tốt để tiến hành việc bao vây, cô lập và nói xấu Việt Nam. Chúng ta bị cô lập ngay tại chính khu vực các nước ASEAN, bị cô lập từ phương Tây và Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta dù khó khăn, vất vả nhưng còn có được sự ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế còn giờ đây chúng ta chỉ có một mình, chưa bao giờ vị thế và uy tín của Việt Nam lại xuống thấp như vậy. Về quân sự, hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc đã khiến chúng ta tổn thất không nhỏ về người và của, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam không chỉ là một cuộc chiến ngày một ngày hai mà còn kéo dài dai dẳng trong suốt một thời gian dài sau đó. → trong bối cảnh quốc tế và trong nước như vậy, có thể thấy việc bình thường hóa quan hệ Việt- Trung không thể đạt được một cách dễ dàng trong một thời gian ngắn. Có cảm giác việc bình thường hóa quan hệ này đối với Việt Nam quan trọng hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Trung Quốc nói gì cũng là một nước lớn và lại ở ngay cạnh chúng ta, có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh, chính trị và kinh tế của 4
- ta. Giữ mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc từ xưa tới nay luôn là một mục tiêu quan trọng đối với bất kì một triều đại nào, bất kì một nhà lãnh đọa nào. Nhưng đối với Trung Quốc mọi chuyện lại không nhe vậy, nếu nhìn vào cả quá trình trước đó thì có thể thấy mục tiêu của Trung Quốc là “làm Việt Nam chảy máu” , họ đã có hành động cụ thể là ủng hộ bè lũ Pôn-pôt và đơn phương gây chiến tranh biên giới với Việt Nam, thậm chí sau khi cuộc chiến tranh đó kết thúc hai bên vẫn không có được một hiệp ước đình chiến. Tất cả đều nằm trong âm mưu và tính toán của Trung Quốc muốn Việt Nam suy yếu nên có thể thấy họ sẽ không dễ dàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. 5
- II. Quá trình đàm phán: Trong khi xem xét quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt- Trung tôi thấy có thể chia làm ba giai đoạn sau: giai đoạn một là từ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Việt- Trung năm 1979 cho tới đầu năm 1980; giai đoạn hai là từ năm 1980 tới năm 1989; giai đoạn 3 là từ năm 1989 tới năm 1991, khi quan hệ giữa hai nước chính thức được bình thường hóa. 1. Giai đoạn một Ngay từ sau khi cuộc chiến tranh biên giới 1979 kết thúc, phía Việt Nam đã chủ động đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Trong vòng đàm phán đầu tiên tại Hà Nội ngày 18-4-1979, đại biểu Việt Nam đã đưa ra đề nghị 3 điểm “Những nguyên tắc và nội dung chr yếu cho một giải pháp về những vấn đề trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”. Trong đó bao gồm những nội dung chính sau: - Những biện pháp cấp thiết nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở vùng biên giới 2 nước bao gồm: không tập trung quân sát đường biên giới, cách li lực lượng vũ trang hai bên, chấm dứt mọi hành động khiêu khích chiến tranh và mọi hành động đối địch, lập khu phi quân sự và thỏa thuận về quy chế khu phi quân sự.. - Khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. - Giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ trên nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại mà hai bên đã thỏa thuận. Trong vòng hai tại Bắc Kinh ngày 28-6-1979, Việt Nam đưa ra “Dự thảo thỏa thuận” về việc hai bên cam kết không tiến hành các hoạt động thám báo và trinh sát dưới mọi hình thức trên lãnh thổ của nhau, không có hành động tiến công, khiêu khích, không nổ sung từ lãnh thổ này sang lãnh thổ kia, không có hành động gì uy hiếp an ninh của nhau. 6
- Đáp lại những đề nghị của Việt Nam, lập trường của Trung Quốc đó là1: - Khôi phuc quan hệ láng giêng hữu nghị giữa hai nước trên cơ sở 5 nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. - Bất cứ bên nào đều không mưu cầu bá quyền ở Đông Dương, Đông Nam Á và các khu vực khác. - Tôn trọng đường biên giới đã được hoạch định theo điều ước biên giới đã kí kết giữa Trung Quốc và Pháp. - Tôn trọng chủ quyền lãnh hải của mỗi bên. - Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là của Trung Quốc, đòi Việt Nam rút hết nhân viên trên Nam Sa. - Kiều dân phải tuân thủ luật pháp, phong tục tập quán của mỗi nước, chính phủ mỗi nước phải đảm bảo những quyền và lợi ích chính đáng của họ. - Việt Nam cần đón về Việt Nam và có sự thu xếp thỏa đáng đối với những công đã bị Việt Nam cưỡng ép sang Trung Quốc trở về quê hương. - Khôi phục quan hệ hai nước về các mặt như vận tải, đường sắt, thương mại, hang không, bưu điện. Có thể thấy rằng trong những điểm mà Trung Quốc nêu ra có rất nhiều điểm mâu thuẫn và không thực tế, hay nói cách khác, những gì mà Trung Quốc nói đến rất chung chung, hoàn toàn không thực chất. Ví như Trung Quốc nói hai bên tôn trọng chủ quyền lãnh hải của mỗi bên nhưng Trung Quốc lại cho hải quân chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của ta, Trung Quốc nói tới 5 nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau nhưng thực tế ngay khi vòng đàm phán đang diễn ra, Trung Quốc vẫn duy trì 5 quân đoàn ở biên giới, 15 sư đoàn áp sát biên giới, tiếp tục gây mất ổn định bằng pháo kích và khiêu khích vũ trang…Rõ ràng Trung Quốc không thật sự có thiện chí đàm phán với ta, do đó mà việc đàm phán không đạt được kết quả gì ngoài việc hai bên thỏa thuận về việc trao đổi những người bị bắt. Trung Quốc sau đó đã đơn phương đình chỉ vòng 3 họp lại. 2. Giai đoạn hai: 1 Ngoại giao Việt Nam 1975-2000, Lưu Văn Lợi 7
- Đây là giai đoạn dài nhất, tuy nhiên lại không hề có bất cứ một vòng đàm phán nào diễn ra. Đặc điểm lớn nhất của quãng thời gian này đó là việc vấn đề Cam-pu- chia trở thành cốt lõi gắn liền với việc bình thường hóa quan hệ Việt- Trung. Mới nghe có vẻ như hai vấn đề này không hề có quan hệ gì với nhau nhưng nếu nhìn rộng ra hoạt động đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian này, có thể thấy vấn đề Cam- pu-chia được nói tới khá nhiều. Thực tế vấn đề Cam-pu-chia đã trở thành một chiêu bài quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Có thể nhận thấy điều đó qua từng giai đoạn cụ thể sau:1 a. Từ năm 1980 tới tháng 9 năm 1985: Trung Quốc đòi ta rút hết quân khỏi Campuchia thì sẵn sàng nối lại đàm phán: - Tháng 10.82, tại vòng 1 đàm phán Xô-Trung, Trung Quốc trao cho Liên Xô bản đề nghị 5 điểm về vấn đề Campuchia trong đó điểm 2 nói: Việt Nam tuyên bố rút hoàn toàn thì Trung Quốc sẽ tiến hành tham khảo với Việt Nam về bình thường hoá quan hệ hai nước ngay sau khi Việt Nam rút những đơn vị đầu tiên. Tháng 3.83, Trung Quốc đưa ra công khai đề nghị này. - Sau chiến dịch pháo kích và tập kích quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới miền Bắc nước ta kéo dài 3 tháng (tháng 4-6.84), Trung Quốc tuyên bố: chỉ cần Việt Nam hứa rút quân khỏi Campuchia thì hai bên sẽ mở đàm phán. - Ngày 21.1.85, trả lời thư 8.1.85 của ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đề nghị hai bên nối đàm phán, ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Học Khiêm viết: “Quan hệ Trung – Việt xấu đi, vấn đề cốt lõi là quân đội Việt Nam xâm chiếm Campuchia... Sau khi Việt Nam công khai cam kết và thực hiện rút quân khỏi Campuchia thì đàm phán mới có ý nghĩa thực tế”. Có thể thấy trong thời gian này Trung Quốc đã sử dụng tối đa con bài Cam-pu- chia như một thứ “mồi nhử” trong đàm phán với Việt Nam và là một “món hàng” trong đàm phán với Liên Xô. 1 Hồi kí Trần Quang Cơ, chương 4 “CP87 và ba tầng quan hệ của vấn đề Cam-pu-chia” 8
- b. Từ tháng 9.85 đến cuối năm 1985 khi ta đã tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Campuchia trong năm 1990, Trung Quốc lại không nói “sẵn sàng đàm phán”với ta nữa, mà chỉ nói sẽ nói chuyện với đại sứ hai bên. - Ngày 6.9.85, đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội gửi công hàm trả lời công hàm ngày 21.8.85 của Bộ Ngoại Giao ta trong đó nói: “Việt Nam tuyên bố thời gian rút quân kéo dài đến 1990 và đặt điều kiện vô lý cho việc rút quân, như vậy là chưa có thiện chí. Đàm phán giữa hai nước với bất cứ hình thức nào cũng khó đạt kết quả. Nếu Việt Nam có vấn đề gì cần nói thì cứ chuyển qua đại sứ hai bên”. c. Từ cuối 1985 đến tháng 3.86, Trung Quốc một mặt vẫn đòi ta cam kết rút quân nhưng đưa ra điều kiện là nếu Việt Nam không loại trừ lực lượng Polpot thì Trung Quốc sẽ đàm phán ngay với Việt Nam. - Ngày 18.12.85, lãnh tụ Rumani Ceaucescu sau khi thăm Trung Quốc thông báo với Hoàng Tùng để chuyển TBT Lê Duẩn: “Trung Quốc sẽ đàm phán ngay với Việt Nam, nếu Việt Nam đồng ý không loại trừ lực lượng Polpot. Đàm phán sẽ bắt đầu trong khi Việt Nam chưa rút quân khỏi Campuchia, song cần cam kết rút hết”. d. Từ tháng 3.86 (khi 3 phái Khmer phản động đưa đề nghị 8 điểm) đến nay (6.87), Trung Quốc đòi Việt Nam rút hết quân nhưng đòi Việt Nam nói chuyện với “Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ” và với Sihanouk còn Trung Quốc chỉ đàm phán trực tiếp với Việt Nam sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết theo cách của Trung Quốc. - Ngày 25.8.86, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Thuật Khanh nói với Vũ Thuần, Vụ phó vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao ta: Trung Quốc không thể thay mặt Campuchia để bàn với Việt Nam vấn đề Campuchia được, Việt Nam phải bàn với “Campuchia Dân chủ.” - Tháng 10.86, Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang nói với Honecker, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Đức đang thăm Trung Quốc “Lúc đầu Trung Quốc nghĩ có thể đàm phán (với Việt Nam) trước, rút quân sau. Nhưng sau tính lại nhiều lần, Trung Quốc 9
- quyết định Việt Nam phải rút quân trước, sau đó mới đàm phán. Đây là phương án tốt nhất, nếu không sẽ tác động không tốt tới ASEAN và 3 phái (Sihanouk, Son San và Khmer đỏ)”. - Ngày 14.5.87, Đặng Tiểu Bình tiếp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc De Cuellar và nhờ ông ta chuyển cho ta một “thông điệp miệng”: “Chỉ khi nào vấn đề Campuchia được giải quyết theo cách này (Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, lập chính phủ liên hiệp 4 bên gồm Sihanouk, Son San, Khieu Samphon, Heng Xamrin; do Sihanouk đứng đầu) thì Trung Quốc mới đàm phán trực tiếp với Việt Nam. Đàm phán như vậy sẽ bao gồm cả vấn đề bình thường hoá quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Còn trước đó thì mọi cuộc đàm phán trực tiếp đều không thể có được.” - Ngày 26.7.87, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch gặp Đại sứ Trung Quốc chuyển “thông điệp miệng” của Thủ tướng Phạm văn Đồng đề nghị hai nước đàm phán bí mật. Đến ngày 28.7.87, Ngoại trưởng Ngô Học Khiêm nói chưa trả lời thông điệp đó vì Trung Quốc không muốn chấp nhận “sự đã rồi” ở Campuchia. Như vậy là từ sau khi đơn phương cắt đứt cuộc đàm phán từ năm 1980 đến cuối năm 1988 đã ngót hai chục lần Việt Nam gửi thư hoặc công hàm cho Trung Quốc đề nghị nối lại đàm phán nhưng đều bị Trung Quốc bác với lý do này hoặc lý do khác. Và Trung Quốc nâng cao dần điều kiện lên (về quân sự đòi Việt Nam rút quân, về chính trị đòi Việt Nam chấp nhận sẽ lập chính phủ liên hiệp ở Campuchia, bao gồm cả Khmer đỏ). Trong khi thoái thác đàm phán, Trung Quốc xúc tiến đàm phán bình thường hoá quan hệ với Liên Xô (từ tháng 10.82) và Lào (từ cuối 1986) để cô lập và ép Việt Nam. Đặc biệt là thông qua đàm phán với Liên Xô. Sau khi Gorbachov lên làm TBT Đảng Cộng sản Liên Xô (11.3.85), Xô-Trung bắt đầu bàn đến vấn đề Campuchia trong vòng đàm phán thứ 7 ở Bắc Kinh (4-20.10.85), Trung Quốc thể hiện ngay thái độ làm cao, không nói đến đàm phán với Việt Nam nữa để gia tăng sức ép đối với Việt Nam về vấn đề Campuchia. Trong vòng 10 đàm phán Xô - Trung ở Mat-xcơ-va (7.2.87), Trung Quốc nêu lại “3 trở ngại” trong việc bình thường hoá quan hệ với Liên Xô mà trở ngại lớn nhất là việc Việt Nam xâm lược Campuchia. Và cũng từ đó, các lần gặp gỡ Xô - Trung đều tập trung bàn vấn đề 10
- Campuchia và công khai hoá điều đó. Rõ ràng trong các vấn đề quốc tế, Trung Quốc đều dùng vấn đề Cam-pu-chia như một món “mồi nhử” với Việt Nam nhằm tập hợp lực lượng, cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Ngược lại với thái độ đó của phía Trung Quốc, Việt Nam luôn bày tỏ thiện chí của mình qua các hành động cụ thể như: ta đã chủ động bỏ cách nói Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm trong Điều lệ Đảng cũng như trong Hiến Pháp, chủ động giảm nhẹ các hoạt động tuyên truyền chống Trung Quốc và đặc biệt là ta đã tích cực cùng với ba nước Đông Dương phối hợp hành động dưới nhiều hình thức, trong đó chủ yếu cần phải kể đến các hội nghị ngoại trưởng ba nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia như các hội nghị 5-1-1980, 27-1-1981, 13-6-1981, 24-4-1981…đặc biệt trong hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương tháng 2-1983, cả ba nước đều bày tỏ mong muốn ba nước có quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc trong cùng tồn tại hòa bình, mong muốn Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán. Tại hội nghị ngoại trưởng ba nước ngày 8-6-1986, Việt Nam bày tỏ sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc ở bất cứ đâu và ở bất cứ cấp nào, ta đã nhờ Liên Xô trong vòng 9 đàm phán Xô-Trung chuyển cho Trung Quốc đề nghị nối lại đàm phán hai nước. Ngoài ra về vấn đề chủ yếu là rút quân khỏi Cam-pu-chia ta cũng đã có những động thái tích cực như bắt đầu từ ngày 17-7-1982 ta đã bắt đầu rút một bộ phận quân đội khỏi Cam- pu-chia và tuyên bố sẽ tiếp tục rút quân như vậy trong những năm tiếp theo. Nhìn lại quãng thời gian này, có cảm giác rằng Trung Quốc hoàn toàn chiếm thế chủ động, Trung Quốc luôn nắm được “đằng chuôi” còn Việt Nam thì luôn phải chạy theo những đòi hỏi ngày càng cao của Trung Quốc. 3. Giai đoạn 3: Giai đoạn này chứng kiến nhiều biến cố lớn trên thế giới cũng như tại Trung Quốc, ít nhiều có ảnh hưởng tới quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt- Trung, trong đó đáng kể nhất là việc sụp đổ bức tường Bec-lin và sự kiện Thiên An Môn. Với sự sụp đổ của bức tường Bec-lin, Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ gần như đã kết thúc, chính vì vậy mà tính toán chiến lược của các nước bắt đầu có sự thay 11
- đổi. Giờ đây quân bài Trung Quốc không được coi là quý giá với Mỹ nữa, vai trò của Trung Quốc giờ đây ngày càng trở lên mờ nhạt so với sự ấm lên của quan hệ Xô-Mỹ. Mặt khác, giờ đây Trung Quốc-Liên Xô cũng không còn tồn tại những vấn đề gay gắt về ý thức hệ như thời kì cuối những năm 1950 nữa, hai bên đã có thể khởi động lại mối quan hệ đã gián đoạn quá lâu đó. Giờ đây Mỹ không còn cần Trung Quốc để chống lại Liên Xô và Trung Quốc cũng tương tự như vậy. Liên Xô vốn trước đó được coi là chất keo dính trong quan hệ Trung-Mỹ nay đã không còn, chính vì vậy khi diễn ra sự kiện Thiên An Môn, sự tin tưởng vốn mong manh giữa hai nước đã mau chóng tan chảy. Sự việc ở Thiên An Môn vốn dĩ chỉ là một sự kiện mang tính đối nội nhưng nó đã nhanh chóng vượt ra ngoài phạm vi của Trung Quốc. Cả phương Tây và Mỹ bang hoàng, sửng sốt trước hành động đàn áp thẳng tay sinh viên của chính quyền Trung Quốc, coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng các giá trị nhân quyền. Chính vì vậy, Mỹ và phương Tây đã có những hành đông cứng rắn như bao vây, cô lập và cấm vận về kinh tế nhằm trừng phạt Trung Quốc, bao nhiêu cố gắng của Trung Quốc trong thời gian qua đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Khi mà Liên Xô và Mỹ ngày càng hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới và châu Á, đồng thời cùng với việc hai nước giảm viện trợ quân sự ra nước ngoài đã khiến cho xu thế khu vực hóa ngày càng nổi lên mạnh mẽ. Trung Quốc giờ đây không còn có thể tiếp tục áp dụng cách cư xử như trước nữa, ASEAN ngày càng phát huy vai trò của mình, vấn đề Cam-pu-chia được đem ra bàn bạc tại Hội Đồng Bảo An (ngày 21-11-1989, 5 nước thường trực Hội Đồng Bảo An chấp nhận đề nghị của Úc về việc giải quyết vấn đề Cam-pu-chia trong đó đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc trong thời kì quá độ) khiến cho Trung Quốc dù muốn dù không cũng không thể độc quyền về vấn đề Cam-pu-chia như trước nữa, thậm chí những hành động như xâm lấn hải đảo, khiêu khích biên giới càng khiến cho các nước xung quanh lo ngại về “bá quyền Trung Quốc” mà thôi, điều đó hoàn toàn không có lợi cho mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra môi trường xung quanh hòa bình và ổn định làm tiền đề cho phát triển kinh tế trong nước. Trong bối cảnh như vậy, đối với vấn đề bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong chính sách. Từ tháng 1 năm 1989, ta bắt đầu 12
- nối lại đàm phán với Trung Quốc. Trong nửa đầu năm 1989 ta đã có hai vòng đàm phán cấp thứ trưởng với Trung Quốc. Vòng một (từ ngày 16 đến ngày 19-1-1989) ta và Trung Quốc đã cơ bản đạt được thỏa thuận về mặt quốc tế của vấn đề Cam-pu-chia, trong việc bàn bạc về giải pháp nội bộ hai bên có quan điểm khác nhau: phía ta cho rằng công việc nội bộ của Cam-pu-chia phải do các bên Cam-pu-chia tự giải quyết nhưng Trung Quốc lại cho rằng 4 nước Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan và Việt Nam cần phải có trách nhiệm trong vấn đề Cam-pu-chia. Sang vòng 2 đàm phán Việt- Trung (8-10.5.89) vẫn tại Bắc Kinh, cuộc đàm phán vấp ngay vào hai tảng đá lớn: vấn đề diệt chủng và việc xử lý các vấn đề nội bộ Campuchia (lập chính phủ liên hiệp lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu, đông kết và giảm quân đội của 4 bên Campuchia). Đàm phán kết thúc mà không đi đến kết quả gì. Phía Trung Quốc đề nghị tạm thời chưa tính đến đàm phán vòng 3. Tiền Kỳ Tham nói với Đinh Nho Liêm rồi sau đó công bố: “bình thường hoá quan hệ hai nước chỉ có thể thực hiện sau khi vấn đề Campuchia đã được giải quyết, không phải là trước đó”. Sau này Trung Quốc đã nói toạc ra rằng: “Việt Nam không những phải rút hết quân ra khỏi Campuchia mà còn có trách nhiệm giải quyết những hậu quả của việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, cụ thể là xoá chính quyền và quân đội CHND Campuchia đã được hình thành sau khi quân Việt Nam vào PhnomPenh đánh đuổi bọn Polpot”. Sau tháng 9 năm 1989, khi mà Việt Nam đã rút hết quân khỏi Cam-pu-chia, Trung Quốc đã mất đi một chiêu bài quan trọng đó là đòi Việt Nam rút quân khỏi Cam-pu-chia, mặt khác, sau khi Việt Nam rút hết quân khỏi Cam-pu-chia, nhiều nước phương Tây và Mỹ đã bắt đầu xúc tiến đàm phán với Việt Nam, trong bối cảnh đó, Trung Quốc không muốn chậm chân nên đã chủ động có thái độ mềm dẻo hơn với Việt Nam. Ngày 29.8.90, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy xin gặp gấp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười chuyển thông điệp của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 3.9.90 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Trung Quốc còn lấy cớ ở Bắc Kinh đang bận chuẩn bị 13
- tổ chức ASIAD (Á Vận hội) nên không gặp cấp cao Việt Nam ở thủ đô Bắc Kinh được vì khó giữ được bí mật, mà gặp ở Thành Đô. Đây quả là một sự chuyển biến đột ngột của phía Trung Quốc. Trước đây Trung Quốc nói không chỉ sau khi giải quyết xong vấn đề Campuchia mới gặp cấp cao ta và mới bàn vấn đề bình thường hoá quan hệ. Năm ngày trước – ngày 24.8.90 - Trung Quốc còn bác bỏ việc gặp cấp cao, nay lại mời ta gặp cấp cao trong một thời hạn rất gấp và đồng ý cấp cao sẽ nói chuyện về cả hai vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ. Ngày 2.9.90, ba đồng chí lãnh đạo cao cấp của ta là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đến Thành Đô đúng hẹn. Sau 2 ngày nói chuyện (3-4.9.90), kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là “Biên bản tóm tắt” gồm 8 điểm. Nhìn lại quá trình đàm phán ở Thành Đô này và đặc biệt là khi nhận xét về “Biên bản tóm tắt” gồm 8 điểm đó, có cảm giác dường như ta không được gì. Trong trong “biên bản” đó có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia có dẫn chứng), còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả. Ngoài ra về vấn đề “giải pháp Đỏ”-tức là muốn hợp nhất hai Đảng Cộng Sản ở Cam-pu-chia- Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của ta. Tiếp đó, Trung Quốc một mặt thì nói muốn giữ bí mật cuộc họp này nhưng sau đó lại trực tiếp hoặc gián tiếp thông báo nội dung cuộc họp này cho các nước khác để gây khó khăn cho ta. Thậm chí Trung Quốc còn đưa cho Phnôm-pênh cuốn băng ghi âm về cuộc họp nữa. Việc làm đó của Trung Quốc đã mang lại cho ta nhiều hậu quả nghiêm trọng, mục đích của Trung Quốc đó là muốn dùng hội nghị Thành Đô để phá hoại quan hệ của ta với các nước khác, đồng thời xích lại gần với Mỹ, phương Tây và Liên Xô, nói ta là lãnh đạo Việt Nam không đáng tin cậy. Đặc biệt việc làm đó đã làm tổn 14
- hại nghiêm trọng tới quan hệ của ta với Cam-pu-chia. Trong cuộc họp đó, Trung Quốc đã ép ta chấp nhận công thức của SNC là 6+2+2+2+1 và nguyên tắc “nhất trí” trong hoạt động của SNC, nhưng thực tế công thức này trước đó đã từng bị ta bác một lần. Đối với bạn Cam-pu-chia thì đó thực sự là một điều bất công bởi lẽ phía chiến thắng chỉ được có 6 ghế còn phía kia lại được 7 ghế trong SNC. Chính vì thế mà sau hội nghị Thành Đô, thái độ của chính quyền Cam-pu-chia với ta có sự thay đổi, dần dần tránh khỏi lệ thuộc vào Việt Nam. Điều thứ ba mà ta bị Trung Quốc lừa đó là việc trước khi đàm phán, Trung Quốc đã úp mở với Việt Nam rằng Đặng Tiểu Bình có thể tham gia cuộc họp và mời Cố vấn Phạm Văn Đồng sang nhưng thực tế lại không như vậy. Sau hội nghị Thành Đô, dù sao đi nữa thì đối với chúng ta mà nói, quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ cũng có nhiều tiến triển nhất định. Ngày 12-8- 1980, Thủ tướng Trung Quốc Lí Bằng khi thăm Singapo đã bày tỏ: Trung Quốc hi vọng cuối cùng sẽ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và thảo luận các vấn đề như vấn đề Nam Sa. Tới tháng 3 năm 1991, Lí Bằng tuyên bố “Quan hệ hai nước đã tan băng”. Từ 5 đến 10 tháng 11 năm 1991, Tổng Bí Thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Trung Quốc, hai bên đã ra thông cáo chung về bình thường hóa quan hệ hai nước. Tới đây mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc chưa giải quyết được hết song có thể coi quan hệ hai nước đã được bình thường hóa. 15
- III. Nhận xét: Theo ý kiến chủ quan của tôi, quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ sở dĩ kéo dài như vậy chủ yếu là bởi thái độ thiếu hợp tác và không thiện chí của Trung Quốc. Từ đầu cho tới cuối, Trung Quốc luôn đặt Việt Nam vào thế bị động, lấy tư cách là một nước lớn, Trung Quốc luôn tỏ ra làm cao trước những đề nghị của phía Việt Nam, Trung Quốc trước sau chỉ muốn làm cho Việt Nam “chảy máu”, làm suy yếu Việt Nam, qua đó thực hiện việc tập hợp lực lượng và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Thực tế là giờ đây khi đã đạt được bình thường hóa rất lâu rồi nhưng Trung Quốc vẫn không ngừng có những hành động gây khó khăn cho Việt Nam. Tuy nhiên về phía ta cũng không phải là không mắc những sai lầm, dù là chủ quan hay khách quan nhưng theo tôi có một vài điểm mà chúng ta cần xem xét để rút kinh nghiệm sau này. Về mặt tư duy, sai lầm lớn nhất của chúng ta đó là vẫn chưa nhận thức được đầy đủ những toan tính, âm mưu của Trung Quốc. Trong cuộc họp rút kinh nghiệm sau khi tham dự hội nghị Thành Đô về ,Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh Vẫn cho rằng “dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”1, chúng ta vẫn coi Mỹ là đế quốc, là kẻ thù chống phá Cách mạng nguy hiểm nhất, thậm chí chúng ta còn coi sự kiện Thiên An Môn là Mỹ chống Trung Quốc…Nhìn nhận như vậy nên mới khiến chúng ta có những ảo tưởng như về việc “Giải pháp Đỏ”, về việc muốn cùng Trung Quốc lập một liên minh bảo vệ chũ nghĩa xã hội…Rõ ràng với một suy nghĩ như vậy, việc Việt Nam bị Trung Quốc lợi dụng, lừa dối là điều không thể tránh khỏi. Về mặt thực tiễn hành động, chúng ta còn sai lầm trong việc không nắm bắt 1 Hồi kí Trần Quang Cơ, chương 14 “Thành Đô, thành công hay thất bại của chúng ta” 16
- được cơ hội, không theo kịp những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới. Điều mà tôi muốn nói ở đây là thời điểm năm 1989. Công bằng mà nói, trong thời điểm đó, chúng ta cần Trung Quốc không bằng Trung Quốc cần ta. Tại sao? Nhìn lại thời điểm lúc bấy giờ, Trung Quốc cũng bị bao vây, cô lập, đặc biệt là từ phía Mỹ, tình hình của Trung Quốc cũng rất khó khăn. Trong khi đó, việc rút quân của ta khỏi Cam-pu-chia đã gần hoàn thành, dư luận quốc tế và khu vực lúc này đã dần cởi mở hơn với Việt Nam, nhiều nước đã bắt đầu xem xét đàm phán với Việt Nam. Rõ ràng với Trung Quốc, việc phá thế bao vây, cô lập là nhiệm vụ quan trọng nhất, việc có một “người bạn”như Việt Nam đối với Trung Quốc là một điều vô cùng có lợi. Tất nhiên là một nước lớn, Trung Quốc không thể dễ dàng để lộ điều đó ra và cũng không thể dễ dàng chấp nhận ngay đề nghị của Việt Nam. Làm thế nào đó là việc của chúng ta nhưng trên thực tế dường như chúng ta chưa có hành động gì đáng kể. Một thiếu sót cuối cùng mà tôi muốn nói tới đó là việc chúng ta quá tập trung vào việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc mà quên mất các đối tượng khác. Trong khi Trung Quốc khi đàm phán bình thường hóa quan hệ với ta còn song song tiến hành việc bình thường hóa với Liên Xô và Lào, mục đích là để cô lập ta thì chúng ta lại không được như vậy. Có cảm giác là chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Trung Quốc hiểu rõ điều đó, chính vì vậy mà chúng ta đã tự làm khó mình, giảm nhẹ vị thế của mình, từ đó dẫn tới việc phải chịu nhiều thua thiệt. So sánh với quá trình bình thường hóa với Mỹ, một nước được coi là “tên đế quốc đầu sỏ”, có thể thấy thời gian đàm phán ngắn hơn rất nhiều, bắt đầu từ ngày 6-8- 1990 và tới năm 1995 thì kết thúc. Tại sao đàm phán với một nước được coi là nước xã hội chủ nghĩa anh em lại khó khăn như vậy, trong khi đàm phán với một nước được coi là kẻ thù lại đơn giản hơn nhiều? Nguyên nhân chỉ có một, đó là sự thiện chí muốn hợp tác giữa hai bên. Trung Quốc không có được điều đó. Dễ nhận thấy trong các cuộc đàm phán hai bên hầu như không có một điều kiện nào quy định cụ thể cả, chúng ta nói riêng và cuộc đàm phán nói chung hầu như luôn phải chạy theo sự thay đổi của Trung Quốc, trong khi đàm phán với Mỹ thì có một bản lộ trình đầy đủ và chi tiết để hai bên cứ thế theo đó thực hiện. Đó là một bài học mà Việt Nam cần rút ra sau này trong bất kì cuộc đàm phán nào khác: trong đàm phán quan trọng nhất là sự bình đẳng. 17
- Kết luận Quan hệ Việt - Trung hiện nay tuy đã được bình thường hóa nhưng vẫn còn nhiều điều tồn tại. Có thể nói sau hội nghị Paris thì đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là một thử thách thực sự cho ngoại giao Việt Nam. Tất nhiên quá trình đó không phải là không còn những điều đáng tiếc, những thiếu sót, sai lầm nhưng trên hết cái ta đạt được vẫn là một sự ổn định dù là tương đối về mặt danh nghĩa để từ đó có thể thực hiện được những mục tiêu phát triển đất nước đặt ra. Về mặt nào đó, việc bình thường hóa quan hệ Việt- Trung có một ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển đất nước sau này,góp phần hiện thực hóa đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta nói chung và với việc vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp lâu đời giữa nhân dân hai nước nói riêng. 18
- Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Chính sách đối ngoại Việt Nam (tập 2), Ts Nguyễn Vũ Tùng, Học viện Quan Hệ Quốc Tế. 2. Ngoại giao Việt Nam 1975-2000, Lưu Văn Lợi, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia. 3. Hồi kí Trần Quang Cơ 4. Trung Quốc- con rồng lớn châu Á, Nhà xuất bản từ điển bách khoa. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận " NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 1975 – 1985 "
14 p | 339 | 96
-
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985
14 p | 470 | 78
-
Tiểu luận: Bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ năm 1995
20 p | 306 | 67
-
Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt – Trung 1979-1991
16 p | 290 | 47
-
Tiểu luận: Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay
13 p | 254 | 42
-
Tiểu luận:Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong giai đoạn từ 1975 đến nay
13 p | 323 | 36
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Trung 1991
17 p | 152 | 29
-
Tiểu luận:Từ sau bình thường hóa quan hệ năm 1995 cho đến nay, quan hệ chính trị đối ngoại Việt - Mỹ phát triển theo hướng “đối tác” hay “đối tượng”?
18 p | 212 | 27
-
Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ
11 p | 135 | 26
-
Tiểu luận:Những nhân tố nào đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977
18 p | 157 | 22
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, nhìn lại và suy ngẫm
15 p | 133 | 22
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ 1977-1978
13 p | 119 | 21
-
Tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung
18 p | 173 | 21
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt - Trung
19 p | 122 | 20
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt _Mỹ 1975-1978 có hay không "cơ hội bị bỏ lỡ"
18 p | 140 | 18
-
Tiểu luận: Lợi ích của Việt Nam trong Quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay
15 p | 111 | 17
-
Tiểu luận:Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1977
15 p | 125 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn