intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1975 – 1979

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

235
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, quan hệ Việt – Mỹ là một nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại Việt Nam. Quan hệ hai nước đã bước sang một trang sử mới kể từ dấu mốc ngày 11/7/1995 bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ, với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” chúng ta đã chuyển quan hệ hai nước từ chỗ là thù nghịch sang giai đoạn phát triển bình thường

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1975 – 1979

  1. Tiểu luận Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1975 – 1979
  2. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, quan hệ Việt – Mỹ là một nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại Việt Nam. Quan hệ hai nước đã bước sang một trang sử mới kể từ dấu mốc ngày 11/7/1995 bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ, với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” chúng ta đã chuyển quan hệ hai nước từ chỗ là thù nghịch sang giai đoạn phát triển bình thường, đạt được những bước tiến không chỉ về chính trị - ngoại giao mà cả về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục đào tạo…Tuy nhiên nhìn lại lịch sử suốt hơn 20 năm kể từ sau khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, quan hệ hai nước nằm trong tình trạng thù địch và Việt Nam bị cấm vận nhiều mặt bởi Mỹ. Quan hệ hai nước đáng lẽ ra đã có cơ hội bình thường hóa ngay sau khi hai nước kết thúc chiến tranh (1977 – 1978 ), nhưng nó đã bị bỏ lỡ với nhiều nguyên nhân khác nhau từ hai phía. Bài tiểu luận sẽ đi sâu nghiên cứu quan hệ của hai nước giai đoạn ngay sau khi hai nước kết thúc chiến tranh (1975 - 1979) một giai đoạn được cho như là “nhạy cảm” để thấy được một phần nào đó bối cảnh, tình hình, các sự kiện cùng với những bài học sâu sắc rút ra đối với chúng ta trong quan hệ với Mỹ trong giai đoạn này cũng như trong tương lai. Xuất phát từ những nhận thức trên, việc nghiên cứu quan hệ Việt – Mỹ là rất cần thiết vì đây là một vấn đề có ý nghĩa chính trị, thời sự quan trọng. Qua đó làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quan hệ giữa hai nước. Do hiểu biết và trình độ hạn chế, bài viết khó tránh được những thiếu sót rất mong nhận được sự chỉ bảo của thày cô và các bạn.
  3. Phần thứ nhất: Bối cảnh giai đoạn 1975 – 1979, và những sự kiện nổi bật trong quan hệ hai nước I. Bối cảnh Quốc tế: Phức tạp và biến dạng theo nhiều hướng, chiến tranh lạnh vẫn chi phối hầu hết trong quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới diễn ra, tạo xu thế cho hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Thế giới vùa hợp tác mạnh mẽ vừa đấu tranh gay gắt, đặc biệt là hai phe, hai cực trong chiến lược lợi ích toàn cầu. Sự phân hóa mạnh mẽ trong nội bộ từng phe đặc biệt là phe các nước xã hội chủ nghĩa, nảy sinh nhiều mâu thuẫn khó có thể điều hòa được. Khu vực: Tình trạng chiến tranh nóng bỏng gây nên một sự mất ổn định trong khu vực kéo dài suuốt 30 năm đã kết thúc, ngày nay khu vực Đông Nam Á đã im tiếng súng, đã có hòa bình, ổn định. Các nước ASEAN trước đây đã dính líu vào các cuộc chiến tranh của Mỹ sau khi ta giành độc lập rất muốn có quan hệ tốt với chúng ta. Sau khi Mỹ rút lui, Liên Xô và Trung quốc tăng cường sự hiện diện ở khu vực này. Mỹ: Thất bại ở Việt Nam Mỹ đã bị “một gáo nước lạnh”, rút khỏi khu vực Đông Nam Á. Mặc dù đã bị giảm ảnh hưởng ở khu vực này nhưng Mỹ vẫn vừa tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô – Trung vừa muốn có một nước Việt Nam độc lập cả với Trung Quốc lẫn Liên Xô để duy trì cân bằng chiến lược giữa 3 nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nền kinh tế Mỹ suy yếu bởi tác động của cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 70 cùng với việc Mỹ đã quá sa lầy trong chiến tranh ở Việt Nam đã tạo ra trong lòng nước Mỹ, nhân dân Mỹ “hội chứng Việt Nam” hình ảnh nước Mỹ bị giảm đi nghiêm trọng. Việt Nam: Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy độc lập, thống nhất nhưng đất nước
  4. ta bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh còn rất nhiều vấn đề phải nói tới. kinh tế khó khăn, bị bao vây cấm vận, cô lập. Trước tình hình quốc tê, khu vực, trong nước như vậy chúng ta buộc phải có những chính sách, phương hướng phù hợp, vừa đảm bảo giải quyết vấn đề khó khăn trong nước như khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, hòa giải thống nhất kinh tế - xã hội hai miền Bắc và Nam, vừa phải có chính sách đối với bên ngoài đặc biệt là trong quan hệ với các nước, thích ứng trước sự thay đổi của thời cuộc…Tuy nhiên chúng ta đã gặp phải những sai lầm nhất định trong đường lối, chính sách với các nước đặc biệt là cân bằng quan hệ giữa 3 nước lớn Mỹ - Xô - Trung để lại hậu quả khá nghiêm trọng cho quá trình phát triển đất nước. II. Những sự kiện tiêu biểu trong quan hệ hai nước Việt – Mỹ giai đoạn 1975 – 1979 Sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ chưa có bước tiến triển nào đáng kể. Tuy vậy, mặc dù rút khỏi Việt Nam, chính quyề Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam : Ngày 30/4/1975, chính quyền Mỹ đã phong tỏa tài sản của Việt Nam, ngày 15/5/1975 tuyên bố cấm vận thương mại, phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc… Trong năm 1977 – 1978 mối quan hệ hai nước được cải thiện một phần khi Tổng thống Carter lên nắm quyền, khả năng cải thiện quan hệ với Việt Nam vẫn được chính phủ Hoa Kỳ để ngỏ. Chính quyền Mỹ tuyên bố không công nhận bất cứ một chính phủ lưu vong nào của Việt Nam, nhiều lần gửi thông điệp cho chính phủ Việt Nam nói Hoa Kỳ không thù địch với Việt Nam, tỏ ý sẵn sàng nói chuyện với Việt Nam về quan hệ hai nước, không chống Việt Nam gia nhập tổ chức y tế và khí tượng thế giới, cấp thị thực cho các đoàn Việt Nam dự họp ở Liên Hợp Quốc và Quỹ tiền tệ quốc tế ở Mỹ. Lên nắm quyền Tổng thống Mỹ Carter đã có một số điều chỉnh trong chính sách đối với Việt Nam, chủ trương bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Nổi bật trong những năm 1977 – 1978 của quan hệ hai
  5. nước là hai bên đã chấp nhận và tiến hành đàm phán về vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước. Giai đoạn 1975 – 1979 quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không có mấy điểm chú ý, duy chỉ có một dấu mốc đánh dấu nổi bật đó là hai nước đã đàm phán về vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước, nhưng đã thất bại. Lý do đã nói ở phần trên là vì đây là giai đoạn ngay sau khi chiến tranh giữa hai nước vừa kết thúc không lâu, một bên là người bị xâm lược một bên là kẻ đi xâm lược. Mối quan hệ bao trùm vẫn là mối quan hệ thù địch, cô lập. Phần hai: Cơ hội bình thường hóa đầu tiên bị bở lỡ I. Tiến trình Chính quyền Carter muốn tạo một bộ mặt mới cho Mỹ, đưa Mỹ ra khỏi “hội chứng Việt Nam”, ngăn cản ảnh hưởng của Liên Xô đối với thế giới thứ ba, muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Cuba. Ngay trước khi nhận chức Tổng thống Carter thông qua Liên Xô chuyển đến chính phủ Việt Nam đề nghị một kế hoạch bình thường hóa gồm 3 điểm: (1) Việt Nam thông báo tin về người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA); (2) Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam vào Liên Hợp Quốc và sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ cũng như buôn bán với Việt Nam; (3) Hoa Kỳ có thể đóng góp vào khôi phục Việt Nam bằng cách phát triển, buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác khác. Trong năm 1977 – 1978 giữa Ta và Mỹ đã có 3 vòng đàm phán diễn ra, chính quyền Mỹ đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết những tồn tại trong việc bình thường hóa. Về phía Việt Nam quan điểm là nhìn về tương lai nhưng không thể hòan toàn cắt rời tương lai với quá khứ, bình thường hóa quan hệ phải dựa trên những nguyên tắt tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại trong hòa bình. Việt Nam sẽ cố gắng lớn nhất theo khả năng để xúc tiến vấn đề MIA theo truyền thống nhân đạo. Yêu cầu Mỹ thực hiện nghĩa vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, chưa chấp nhận đề nghị nêu trên của chính phủ Carter, ta kiên quyết đòi giải quyết “cả gói” 3 vấn đề: ta và Mỹ bình thường hóa quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy
  6. đủ); ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ việt trợ 3,2 tỷ đô – la cho Việt Nam như đã hứa hẹn trước đây. Trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hóa quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ C. Vance, ngày 10/1/1977 tuyên bố: “ Việc tiến tới bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt Nam phù hợp với lợi ích của hai nước”. Năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bở qua. II. Nhân tố dẫn đến thất bại của bình thường hóa Hai nước trên thực tế sau chiến tranh đều có nhu cầu bình thường hóa, Việt Nam do đặt nhu cầu khôi phục và phát triển đất nước lên hàng đầu, Việt Nam đã chủ động quan hệ với Mỹ. Về phía Mỹ trong bối cảnh nước Mỹ chia rẽ sâu sắc, nhằm cố gắng khắc phục “Hội chứng Việt Nam” ở trong nước, cải thiện hình ảnh của mình trên thế giới, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam nằm trong ưu tiên của Carter. Thế nhưng bất đồng quan điểm trong việc thực hiện các điều kiện bình thường hóa cũng như tác động của bối cảnh quốc tế thay đổi đã khiến vòng đàm phán bình thường hóa quan hệ bị thất bại có thể thấy nguyên nhân đến từ hai phía. Trong khoảng thời gian từ năm 1978 – 1979, do nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ với Trung Quốc vấn đề bình thường hóa với Việt Nam bị chính phủ Hoa Kỳ gác lại, trong khoảng thời gian này, có 3 sự kiện đã xảy ra theo Vance, Holbrooke và một số người khác, những sự kiện này đã làm cho việc bình thường hóa quan hệ bị ngưng trệ hoàn toàn. Đó là, việc di dời của phong trào “Thuyền nhân” ở Việt Nam; Hiệp ước Hữu nghị hợp tác Việt Nam – Liên Xô 3/11/1978; Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Vấn đề “Thuyền nhân” bắt đầu từ những năm 1978 và Holbrooke đã bày tỏ lo ngại về vần đề này vào tháng 6/1978. Tuy nhiên đến tháng 10/1978 số người di
  7. cư đã tăng lên gấp 3 lần và tiếp tục leo thang trong hai thang cuối năm 19781. Vấn đề thuyền nhân gây rắc rối và làm chính phủ các nước ASEAN lo ngại. Các thành viên của ASEAN quy trách nhiệm cho Việt Nam trong vấn đề “thuyền nhân”, thậm chí một số quan chức của ASEAN cho rằng rất có thể người Việt Nam dùng “thuyền nhân” như là một vũ khí để chống lại ASEAN. Ngoại trưởng Singapore, S.Rajaratnam còn đi xa hơn khi tố cáo Việt Nam có sự sắp đặt kỹ lưỡng để trục xuất người tị nạn nhằm “gây bất ổn định, rối loạn và là nguyên nhân gây ra náo loạn và bất đồng trong ASEAN”2. Việc lo ngại về sự kiện “Thuyền nhân” và nhìn nhận Việt Nam như là nguyên nhân gây ra rắc rối của ASEAN đã làm chính quyền Carter không thể đồng ý bình thường hóa quan hệ với Việt Nam mà không giải quyết vấn đề người tị nạn. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Liên Xô là một trong những nhân tố không kém phần quan trọng trong quyết định hủy bỏ bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt. Theo Vance thì việc này “làm sụp đổ hy vọng bình thường hóa”. Hiệp ước này làm các nước ASEAN cũng như Mỹ lo ngại về quan hệ Việt Nam – Liên Xô và những nỗ lực của Liên Xô để mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này. Nhìn nhận trong bối cảnh Mỹ đang tìm kiếm một sự hòa bình và ổn định cho khu vực Đông Nam Á thì họ không thể bỏ qua mối lo ngại này để tiến hành bình thường hóa quan hệ với Việt Nam mà không chú ý tới quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô. Vấn đề Campuchia thậm chí còn làm ASEAN và Mỹ lo ngại hơn cả các vấn đề trên. Việc Việt Nam đưa quan vào Campuchia đã loại bỏ vùng đệm trước đây giữa Việt Nam và Thái Lan. Cân bằng quyền lực trong khu vực bị thay đổi một cách đáng kể. Tạo mối lo ngại cho ASEAN và Mỹ về khả năng thiếp lập Liên Bang Đông Dương do Việt Nam đứng đầu làm cân bằng lực lượng bất lợi và đe dọa an ninh khu vực. Nhận thức được hậu quả nếu không ngăn chặn vấn đề này, họ lo ngại sẽ tự đặt mình vào tình trạng nguy hiểm và an ninh luôn bị đe dọa. 1 Dầu năm 1978, trung bình 1 tháng có khoảng 1.500 người rời đi. Trong hai tháng cuối năm con số đó tăng lên tới 20.000 người. 2 The Boat People; An “Age” Investigation with Bruce Grant (New York 1979), 155-6
  8. Trước tình hình đó, Chính quyền Carter đã cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Trong một bài trả lời phỏng vấn 10/1992, Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn đó đã nhận xét rằng: “ Khi chúng tối thấy những gì diễn biến ở Campuchia, chúng tôi nói ‘hãy dừng lại. Nếu chúng ta bình thường hóa quan hệ với Việt Nam thì đây là một thảm họa bởi vì các nước ASEAN sẽ tin rằng chúng ta có lỗi…và mối quan hệ của chúng ta (với các nước ASEAN) sẽ bị ảnh hưởng.’ Sự không hài lòng của ASEAN… đã góp phần đưa ra quyết định hủy bỏ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam… với nguyên nhân cơ bản là do vấn đề Campuchia”. Ba nhân tố trên đây đã đóng vai trò quan trọng để đưa đến quyết định chấm dứt xúc tiến bình thường hóa với Việt Nam của Mỹ Vấn đề điều khoản 21 mà chúng ta đưa ra trong quá trình đàm phán về bình thường hóa với Mỹ cũng là một trong những nhân tố chính cản trở bước tiến bình thường hóa. Điều khoản 21 là điều khoản về bồi thường chiến tranh ký trong Hiệp định Paris, nay chúng ta đưa ra là một trong những điều kiện chính để Việt Nam chấp nhận bình thường hóa với Mỹ. Trên thực tế, Kể từ sau khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc tới nay Mỹ chưa hề công nhận việc mịnh đã thua ở Việt Nam. Do đó việc đòi hỏi yêu cầu bồi thường chiến tranh đối với một quốc gia siêu cường như Mỹ thì khó có thể chấp nhận được. Trong đàm phán với Mỹ ta kiên quyết yêu cầu Mỹ phải thực thi điều khoản này mới chấp nhận bình thường hóa, để cuối cùng chúng ta đã bỏ lỡ mất đi một cơ hội mà mãi tới gần 20 năm sau chúng ta mới thực hiện được. III. Những bài học sâu sắc Nhìn nhận đúng đắn nước Mỹ để tránh những bước đi sai lầm. Điều này được thể hiện rõ trong việc chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa mà mãi tới gần 20 năm sau mới thực hện được. Đối với vấn đề bình thường hóa quan hệ, nội bộ chính quyền Mỹ giai đoạn 1975 – 1979 có sự chia rẽ sâu sắc giữa một bên là những nhà hoạch định chính sách theo chủ nghĩa khu vực và những người khác theo chủ nghĩa toàn cầu. Sự chia rẽ về quan điểm tập trung ở sự nhận thức của
  9. từng phía về phạm vi và mức độ và mối đe dọa mà Liên Xô mang lại. Những nhà hoạch định chính sách đi theo chủ nghĩa toàn cầu đặt cân bằng quyền lực Mỹ - Xô trên phạm vi toàn cầu làm tiêu chuẩn cơ bản cho việc định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ này. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski là người tiêu biểu luôn ủng hộ vai trò hàng đầu của việc bình thường hóa quan hệ Trung Quốc. Các nhà toàn cầu đã nêu ra một số nhận định làm cơ sở cho việc định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ: (1) Liên Xô đang ráo riết bành trướng ra các khu vực khác nhằm tìm kiếm một sự vượt trội hoàn toàn trong cân bằng quyền lực với Mỹ; (2) Sức mạnh quan sự của Liên Xô đang phát triển nhanh chóng và sẽ có thể giúp cho Liên Xô mở rộng ảnh hưởng quốc tế của mình. Và do đó, phạm vi địa lý của của chiến tranh lạnh Mỹ - Xô sẽ nằm ở thế giới thứ ba, nơi mà Liên Xô rất có thể sẽ nhanh chóng xâm nhập và kiểm soát được. Vì những lý do đó mà Brzezinski và những cộng sự của mình ủng hộ cho một chính sách kiềm chế Liên Xô, vũ khí quan trọng để kiềm chế Liên Xô lúc này lại chính là bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung để lấy đó làm biện pháp ngăn chặn “những hành động bành trướng” của Liên Xô. Tuy nhiên bình thường hóa với Trung Quốc không có nghĩa là Mỹ không thể bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Nhưng với một người chịu ảnh hưởng của tư duy toàn cầu như Brezezinski có hai lý do để phản đối việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam: Thư nhất, ông ta cho rằng Việt Nam là “người ủy nhiệm” và phụ thuộc vào Liên Xô, thậm chí là đi theo sự chi phối của nước này. Hoàn cảnh đó, nước Mỹ không có lợi trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và cũng không đủ khả năng dùng ảnh hưởng đối với chính quyền Hà Nội. Thứ hai, mâu thuẫn Trung – Việt bắt đầu nổi lên vào đầu năm 1978 khiến cho Brzezinski lo ngại rằng bình thường hóa với Việt Nam sẽ gây bất lợi cho bình thường hóa Mỹ - Trung. Ngược lại, những người theo chính sách chủ nghĩa khu vực như Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance và Trợ lý Richard Holbrooke nhấn mạnh tình trạng tụt
  10. dốc của quan hệ Mỹ - Xô và sự cần thiết phải đặt các vấn đề quốc tế khác ra ngoài bối cảnh của mối quan hệ này. Đặc biệt là bối cảnh khu vực cần được chú trọng. Thế giới thứ ba được phe này nhìn nhận như là một lực lượng chống đối mạnh mẽ sự bành trướng và kiểm soát của Liên Xô do sự phục hồi của chủ nghĩa dân tộc bản xứ. Do vậy, ủng hộ một chính sách phát triển quan hệ ở các khu vực thuộc ảnh hưởng của Mỹ giai đoạn này nên được ưu tiên. Nếu chúng ta nhìn lại chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn đầu của chính quyền Carter thì rõ ràng là quan điểm của những nhà hoạch định chính sách theo chủ nghĩa khu vực đã được chấp nhận. Chính sách đối ngoại trong giai đoạn đầu dưới thời Carter tập trung vào tổ chức ASEAN. Trong nội bộ chính quyền Mỹ thời kỳ này sảy ra sự bất đồng tương đối lớn. Một bên là phe được coi như là có sự ủng hội bình thường hóa với Việt Nam, còn phe kia thì kịch liệt phản đối vấn đề này cuối cùng thì thắng thế lại thuộc về phe phản đối bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và đương nhiên là vấn đề bình thường hóa với Việt Nam bị gạt bỏ và Mỹ đã quyết định chuyển sang bình thường quan hệ với Trung Quốc. Thật đáng tiếc khi giai đoạn này chúng ta đã không có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ thông tin về Mỹ cũng như nội bộ Mỹ. Ta không đánh giá hết được tầm ảnh hưởng của Quốc hội tới việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, để điều chỉnh kịp thời lập trường đàm phán cũng như có những cách ứng xử đúng đắn hơn đối với một cường quốc như Mỹ để nắm bắt cơ hội ngắn ngủi và mong manh đó, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Bình thường hóa quan hệ với Mỹ đã đã đưa ra cho chúng ta một bài học quan trọng về việc nghiên cứu chính trị nội bộ nước Mỹ. Đặc điểm thể chế chính trị Mỹ là sự đấu tranh chính trị nội bộ giữa ngành hành pháp và lập pháp. Vai trò của các nhóm lợi ích là những nhân tố không thể không tính đến trong quan hệ Việt – Mỹ . Kiểm điểm và rút kinh nghiệm về chính sách của ta đối với Mỹ mãi tới năm 1988 Nghị quyết 13 Bộ chính trị mới chỉ rõ: “Chúng ta cần có chính sách mới toàn diện đối với Mỹ, nhằm
  11. tranh thủ dư luận thế giới và nhân dân Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tập trung giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế”. Chính sách sai lầm trong việc đánh giá đối tượng cũng là một bài học đắt giá được rút ra từ việc thất bại của cơ hội bình thường hóa đầu tiên. Vấn đề Campuchia là một vấn đề lớn nhất cản trở bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Việc chúng ta đưa quân vào Campuchia giúp nhân dân nước này thoát khỏi đế chế Pônpốt đã bị thế giới đặc biệt là Mỹ coi đó là một hành động xâm lược. Chiến tranh chống Mỹ tuy gian khổ khốc liệt song Việt Nam còn có được mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ, còn trong cuộc chiến chống diệt chủng Pônpốt thì hầu như Việt Nam hoàn toàn bị cô lập. Chúng ta không biết rằng chúng ta đã rơi vào một vòng xoáy mà ở đó Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô là ngọn nguồn. Mục đích Mỹ dừng bình thường hóa với ta mà chuyển qua Trung Quốc là có mục đích rõ ràng. Vấn đề Việt Nam đưa quan vào Campuchia cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh mà gọi là Chiến tranh biên giới Việt – Trung nổ ra vào ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã lấy cớ đó để “dạy cho Việt Nam một bài học” (lời của Đặng Tiểu Bình). Thực tế cho thấy, nếu như chúng ta không bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa với Mỹ trước đó thì liệu rằng Trung Quốc có dám “mạo hiểm” đánh chúng ta hay không, vì trước khi Trung Quốc đánh Việt Nam, Trung Quốc đã vận động hành lang trong đó quan trọng nhất là nhần được lời ủng hộ “ngầm” từ phía Mỹ và các nước ASEAN. Việc chúng ta từ chối lời đề nghị “bình thường hóa quan hệ không điều kiện” của Mỹ, làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tam gia tổ chức khu vực này, có thể nói đã đưa lại những hậu quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta. Liệu Trung Quốc có dám tiếp tay cho bọn diệt chủng Pônpốt khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau Chiến thắng 1975 có một chiến lược “thêm bạn bớt thù” thực sự cầu thị hơn?. Bài học về tư duy đối ngoại cũ cần được đổi mới, ngay sau khi giải phóng đất nước đối ngoại của chúng ta vẫn bị chi phối quá nặng nề bởi ý thức hệ, với tư duy hai phe, hai cực, chú trọng đấu tranh và hợp tác một chiều. Coi Mỹ là đế quốc,
  12. là kẻ thù cơ bản lâu dài. Hệ quả là không đánh giá đúng được đối tượng, không đánh giá được chiến lược các nước lớn dẫn đến mất cân bằng. Do đó, trong khi đàm phán với Mỹ về vấn đề bình thường hóa năm 1977 chúng ta bị chi phối bởi ý thức hệ, dẫn tới tư duy cứng nhắc. IV. Đánh giá Xoay quanh vấn đề cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ bị bỏ lỡ đã có rất nhiều ý kiến chủ quan lẫn khách quan đánh giá về vấn đề này. Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao với tư cách là Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ ngoại giao, trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hóa quan hệ với Mỹ ở Paris năm 1977 rồi ở New York năm 1978 Trần Quang Cơ nhận xét: “Tôi thực sự đau xót vì ta đã bở lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hòa bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực…”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Văn Bằng là người tham gia từ rất sớm vào tiến trình bình thường quan hệ Việt – Mỹ. Ông cũng từng là đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Washington sau chiến tranh, trong một buổi phóng vấn của Báo Lao động về những khó khăn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ: “Thưa Thứ trưởng, nếu việc bình thường hóa được thúc đẩy ngay lúc đó, thì quan hệ hai bên có khác nhiều không?”, “Theo ý kiến của riêng tôi, có thể có phần khác nhưng sẽ không khác cơ bản. Tình hình thế giới lúc đó rất căng thẳng, chắc chắn chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Tôi nhớ lúc đó bình thường hóa quan hệ giữa Cuba và Mỹ cũng được tiến hành song song và họ đã đi tới thành lập Phòng Quyền lợi giữa Cuba và Mỹ, nhưng sau đó cũng không phát triển lên được. Nếu Việt Nam và Mỹ có thành lập được Phòng Quyền lợi, thì cũng dễ xảy ra tình trạng như thế”. “Nhưng liệu ta có thể tránh được nhiều năm bị bao vây, cấm vận của Mỹ?”, “Chưa chắc, Cuba hiện vẫn bị bao vây cấm vận dù có Phòng Quyền lợi. Lúc đó cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam phụ thuộc vào những vấn đề như Campuchia, quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc, phụ thuộc vào vấn đề ý thức hệ”.
  13. Thông qua những cách nhìn chủ quan lẫn khách quan của những người đương thời này giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, thức thời hơn về vấn đề nhậy cảm này để đánh giá đúng một giai đoạn lịch sử quan hệ của hai nước có nhiều duyên nợ này. KẾT LUẬN Đã hơn 10 năm kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngày 11/7/1995, song trước đó là cả một giai đoạn lịch sử quan hệ hai nước đáng nhớ, đặc biệt là giai đoạn ngay sau khi hai nước kết thúc chiến tranh năm 1975. Mặc dù Mỹ đã để lại một hậu quả hơn 30 năm chiến tranh vô cùng khốc liệt cho nhân dân Việt Nam, song quá khứ đã khép lại, con đường tương lai quan hệ hai nước còn cả một chằng đường dài phát triển. Palmerston Ngoại trưởng Anh giữa thể kỷ 19 có một câu nói rất nổi tiếng: “Chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Chúng ta chỉ có lợi ích vĩnh viễn mà chúng ta cần phải theo đuổi”. Nghiên cứu quan hệ hai nước giai đoạn sau khi chiến tranh kết thúc, chúng ta rút ra được rất nhiều bài học quý báu, những cái chúng ta đạt được, những cái chúng ta bỏ lỡ phần nào giúp ta hiểu được chính sách đối ngoại của chúng ta ngay sau giải phóng, để có những cái nhìn, nhận xét, đánh giá khách quan hơn. Quan hệ hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ đã trải qua một chặng đường dài với bao dâu mốc đáng nhớ ghi nhận sự đóng góp nỗ lực của cả hai bên vì một thế giới hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
  14. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồi ức và suy nghĩ – Trân Quang Cơ 2. Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 3. Học viện Quan hệ Quốc tế, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975 – 2002). 4. Bruce Grant, The Boat People; An ‘Age’ Investigation with Bruce Grant (New York 1979). 5. Chính sách đối ngoại Việt Nam, Tài liệu tham khảo phục vụ giảng dậy, Tập II 1975 – 2006, Học viện Quan hệ Quốc tế. 6. Một số bài viết trên BBC tiếng Việt, Một số tiểu luận chuyên đề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2