intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ( 1975-1991) , từ đối đầu sang đối thoại

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

493
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc (1975-1991) và những vấn đề cần xem xét: Có bề dầy lịch sử lâu đời nhất trong quan hệ ngoại giao song phương với Việt Nam, Trung Quốc từ lâu đã là một cái tên thường xuyên được nhắc đến trong những trang lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ( 1975-1991) , từ đối đầu sang đối thoại

  1. MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Đề tài : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ( 1975-1991) , từ đối đầu sang đối thoại. 1
  2. I/Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc (1975-1991) và những vấn đề cần xem xét: Có bề dầy lịch sử lâu đời nhất trong quan hệ ngoại giao song phương với Việt Nam, Trung Quốc từ lâu đã là một cái tên thường xuyên được nhắc đến trong những trang lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước ta.Từ những năm Bắc thuộc cho tới cuộc chiến đấu chống lại âm mưu của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ , chúng ta đều nhận thấy sự xuất hiện của cái tên Trung Quốc khi thì là đồng minh , khi lại là kẻ thù . Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ vô cùng đặc biệt bao hàm cả quan hệ của 2 nước Xã hội chủ nghĩa lại là láng giềng , cả quan hệ của một nước lớn với nước nhỏ. Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, không có nước nào lại có tầm ảnh hưởng và tồn tại nhiều vấn đề với Việt nam như nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố , quan hệ hai nước vẫn lật từng trang mới với xu hương là phát triển hòa bình, ổn định lâu dài tuy nhiên thời kì 1975-1991 là một thời kì dài chứng kiến sự xuống dốc “ tới đáy” của mối quan hệ ngoại giao hai nước , đang từ đồng minh , bỗng phút chốc trở thành kẻ thù không đội trời chung.Với những tác động chủ quan và khách quan, hai nước đã dần tiến hành những điều chỉnh phủ hợp về mặt chính sách cũng như thay đổi quan điểm đề bình thường hóa quan hệ “ bỏ lại quá khứ , mở ra tương lai”.Tuy nhiên bỏ lại quá khứ không có nghĩa là chôn chặt nó , trí nhớ có thể phai mờ nhưng lịch sử thì không.Giai đoạn 1975-1991 được nhắc tới như một điểm tối trong lịch sự ngoại giao hai nước_ là thời kì đánh dấu những quan điểm chính trị mới trên thế giới: thời kì cao điểm của chiến 2
  3. tranh lạnh, đồng thời cũng là thời điểm tranh giành quyết liệt tầm ảnh hưởng của ba nước lớn chi phối bàn cờ thế giới lúc đó là : Liên Xô , Trung quốc và Mỹ, tác động lên toàn thế giới , trong đó có Việt Nam. Sau đó là chặng đường dài đầy gian khổ không ít máu và nước mắt của cuộc chiến tranh biên giới được đánh giá là “ không rõ ràng” mà Trung Quốc phát động nhằm “ dạy cho Việt nam một bài học”.Để rồi từ năm 1991 , mọi nỗ lực từ hai nước đã được triển khai nhằm nối lại mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc bấy lâu vẫn căng thẳng với phương châm 16 chữ : “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Giai đoạn này chia ra thành ba chặng lớn : từ đồng minh – thù địch – hòa bình trong thời gian 16 năm biến động . Một câu hỏi lớn được đặt ra rằng : “ Tại sao Trung Quốc lại chấm dứt cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam ? Nguyên nhân nào làm thay đổi quan điểm của Trung Quốc từ chỗ “ muốn dạy cho Việt Nam một bài học” tới “ bỏ lại quá khứ, hướng tới tương lai”?” và “ việc chấm dứt chiến tranh của Trung Quốc liệu có phải là tất yếu”.Vì thời gian trình bày có hạn nên em xin được đi vào chi tiết II/ Nội dung : Để có thể biết được tại sao xung đột căng thẳng giữa hai nước chấm dứt ,ta cần phải hiểu được mục đích của Trung Quốc khi phát động cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 .Đây là thời kì đánh dấu điểm tệ hại nhất trong lịch sử quan hệ hiện đại giữa hai nước.Vậy vì lí do nào mà từ chỗ là một đồng minh giúp đỡ quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, Trung Quốc lại quay lại giương mũi sung về phía Việt Nam? Nhìn lại những chuỗi sự kiện rối rắm , ai cũng thấy quan hệ núi liền núi –sông liền song Việt-Trung đã rạn nứt từ những năm đầu thập kỉ 1960 , đổ vỡ từ sự kiện Kissinger đi thăm Trung Quốc và sau đó là bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ năm 1972. Giữa lúc đó , cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt 3
  4. Nam đi vào giai đoạn quyết định và trong thời kì này quan điểm của Trung Quốc cũng thay đổi : chổi ngắn không quét được rác xa , rằng Việt Nam nên coi thống nhất đất nước là sự nghiệp hàng trăm năm.Thấy được sự bắt tay Mỹ-Trung , chỗ dựa của Việt Nam lúc đó thực sự chỉ còn người anh em Liên Xô.Việt nam không thể giữ mối quan hệ “ nồng ấm” với cả Liên Xô và Trung Quốc khi mà mối bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao.Một lần nữa , căng thẳng lại được đẩy lên khi năm 1975,trong chuyến đi thăm Trung Quốc,Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc cũng như phủ nhận quan điểm của Trung Quốc cho rằng Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản Châu Á .Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ với Liên Xô,Trung Quốc đã thấy được mối đe dọa từ hai phía.Đồng thời , đây cũng là thời điểm Việt Nam đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị trí đứng đầu.Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh trong khu vực , làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc khiến nước này lo ngại về một “ tiểu bá quyền Việt Nam” và sự bao vây từ phía Nam của Liên Xô.Trong tình hình đó , Trung Quốc nhận thấy một Campuchia chống lại Việt Nam sẽ là đồng minh của mình , đó là lí do vì sao trong suốt thời gian đó và cả về sau,Trung Quốc luôn là viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí , khí tài cũng như cố vấn quân sự nhằm chống phá Việt Nam. Trước mối lo mất mát quyền lợi chính trị ,kế hoạch biến Việt Nam thành “ tầm gửi” vào mình bị phá hỏng , Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam như một kẻ “ vô ơn , hắc tâm, ngạo ngược” và đã tuyên bố công khai với lời lẽ vô tiền khóan hậu trong lịch sử quan hệ quốc tế là muốn “ dạy cho Việt Nam một bài học”.Và cuộc chiến tranh biên giới đã chính thức được khơi mào với nguyên nhân mà Trung Quốc gọi là : Cuộc chiến tranh tự vệ , chống Việt 4
  5. Nam phản bội.Nhưng dõi theo tiến trình lịch sử , điều dễ dàng nhận thấy rằng đây là một cuộc chiến “ không rõ ràng” cả về nguyên nhân và mục đích.Nguyên nhân phát động cuộc chiến “ dạy cho Việt Nam bài học” liệu có phải chỉ vì lí do mất mát quyền lợi chính trị đơn thuần của Trung Quốc thôi không ?Có lẽ không đơn giản như vậy , xét bối cảnh toàn cầu lúc đó , với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, Trung Quốc đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa đã bắt đầu từ năm 1975 sau khi ta công bố chủ quyền với hai quốc gia này .Vậy đây không chỉ đơn thuần là vì lợi ích chính trị bị đe dọa mà Trung Quốc còn lăm le những lợi ích kinh tế lâu dài. Ngoài ra còn vì những lí do như chủ quyền biên giới , vấn đề “ nạn kiều” như trước đây đã từng xảy ra ở Indonexia cộng với việc Trung Quốc nói việc Việt Nam xâm lấn Campuchia là một phần thành lập kế hoạch Liên Bang Đông Dương , đi theo “ mưu đồ bá chủ thế giới” của Liên Xô ..tất cả đã tạo nên cái cớ để Trung Quốc phát động cuộc chiến biên giới 1979.Vì vậy có thể thấy rằng cuộc chiến 1979 là đỉnh điểm của những căng thẳng và khác biệt đã bị tạm đè nén vì cuộc chiến Việt Nam .Khí chiến tranh Việt Nam chấm dứt,xuất hiện những mẫu hình mới trong quan hệ Trung Quốc ,Liên Xô và Mỹ , những khác biệt tạm gác trước đây giờ lại xuất hiện .Hình thù địa chính trị mới cũng như thành kiến ngàn đời đã làm bùng phát những nghi kỵ giữa Việt Nam và Trung Quốc ,mối lo về việc Việt Nam sẽ trở thành đối trọng với mình đã làm Trung Quốc hoang mang và cuộc chiến này phải là tất yếu . Sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam 30/4/1975 quan hệ Việt Trung tiếp tục xấu đi , nhất là khi lực lượng Khmer đỏ triển khải hàng loạt vụ tấn công quân sự vào lãnh thổ Việt Nam , mở đầu là cuộc đột kích vào đảo Phú quốc ngày 4/7/1975 . rồi tiếp đó là đảo Thổ Chủ ngày 10/7/1975 … 5
  6. Sau đó là các cuộc tấn công mang tính tàn sát đẫm máu của Khmer Đỏ vào tháng 4, tháng 7 năm 1977 vào sâu 10km trong lãnh thổ Việt Nam tại các tỉnh An Giang và Tây Ninh . Quan hệ Việt-Trung tiếp tục xấu đi và trở nên căng thẳng tột độ khi quân đội Việt Nam , sau 12 tháng 7 ngày đã quét sạch Khmer đỏ ra khỏi PhnomPenh ngày 7/1/1979 và cứu nhân dân Campuchia ra khỏi nạn diệt chủng. Trong thời gian Việt Nam phải đối phó với quân đội Khmer đỏ,mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô ngày càng được thắt chặt và được đánh dấu bằng “ hiệp ước hữu nghị và hợp tác”kí kết vào tháng 11 năm 1978.Để đáp trả lại cái mà Trung Quốc gọi là “ sự phản bội” của Việt Nam ,hàng loạt những viện trợ đã được kí kết bị cắt, đồng thời Trung Quốc cũng tiến hành rút các chuyên gia về nước, các con đường vận chuyển thông thương giữa hai nước cũng bị ngừng hoạt động. Và đây chính là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh quy mô lớn của Trung Quốc vào toàn bộ biên giới phía Bắc của Việt Nam với lí do “ dạy cho Việt Nam một bài học” nhưng thực chất là nhằm phân chia lực lượng của Việt nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer. Lúc 5 giờ sáng ngày17 tháng 2 năm 1979 , Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình đã đưa 80 ngàn quân nổ sung và tràn qua biên giới Việt Trung đánh chiếm từ Phong Thổ , Lai Châu tới Móng Cái , thuộc 6 tỉnh phía Bắc vùng biên giới Việt- Trung.Cuộc chiến kéo dài đến ngày mùng 5 tháng 3 thì Trung Quốc đơn phương rút quân về phía biên giới Trung Quốc . Trong suốt 16 ngày tràn qua biên giới ,gọi là dạy cho “ cộng sản Việt Nam một bài học”, quân Trung Quốc đã phá tan nhà cửa tại Lào Cai , Đồng Đăng , Lạng Sơn và nhất đã san bằng bình địa thị xã Cao Bằng trước khi rút quân. Cuộc chiến 16 ngày không chỉ tàn phá 6 tỉnh phía Bắc mà còn dẫn đến những thương vong đáng kể : có hơn 30 ngàn người Việt nam đã chết trong cuộc chiến này;32 ngàn người bị thương và 1,638 người bị bắt làm tù 6
  7. bình.Tuy rút về biên giới , Trung Quốc vẫn tiến hành tấn công bằng pháo kích vào làng xóm Việt Nam cũng như tiếp tục chiếm đóng những khu vực chiến lược trong vùng biên giới dẫn đến những cuộc xung đột đẫm máu tới năm 1988 mới chuyển sang những cuộc đàm phán về ngoại giao. Trong gần 10 năm xung đột biên giới ,hai phía đã có những cuộc ác chiến diễn ra trong hai năm 1984 và 1985 khiến cho hàng chục ngàn người của cả hai phía bị chết và bị thương , trong đó có những thường dân vô tội của Việt Nam bị quân Trung Quốc tàn sát và giết hại rất dã man.Tình hình cuộc chiến đang ở một giai đoạn gay cấn và có thế nói Trung Quốc đang ở thế thắng so với Việt Nam ,câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Trung Quốc lại chấm dứt cuộc chiến , chấp nhận có những đàm phán thương lượng thiết lập lại quan hệ với Việt Nam ? Nếu tiếp tục cuộc chiến Trung Quốc sẽ dạy được cho Việt Nam một bài học như họ mong muốn hay ko?Liệu cuộc chiến chấm dứt có phải là tất yếu như lúc nó bắt đầu ? Sau khi cuộc chiến kết thúc,cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng. Phía Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có một số thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc đã đạt được những chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc. Ông ta còn khẳng định quân Trung Quốc có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn. Nhưng thực tế nhận định , mặc dù Trung Quốc có lẽ đã đạt được 50 – 55% các mục tiêu có giới hạn của mình nhưng Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố : họ đã không tiêu diệt được một sư đoàn nào của Việt Nam,không chấm dứt được xung đột có vũ trang ở vùng biên giới , không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia cũng như không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa Kiều. Lí do của những thất bại này của Trung Quốc đã phơi bày cho dư luận thế giới thấy những yếu kém của họ Đặng : 7
  8. Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu ngoài ra họ còn mắc một sai lầm khi đánh giá thấp quân sự Việt Nam. Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng là những điểm yếu của quân đội Trung Quốc: Tại Lạng Sơn, hai quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần ,một quân đoàn khác phải mất 10 ngày mới lấy được Lào Cai và Cam Đường – hai đô thi cách biên giới không quá 15 km.Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất hai quân đòan để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Một điểm yếu nữa của Trung Quốc đó chính là công tác tuyên truyền yếu kém : Trung Quốc tuyên truyền cho nhân dân của mình rằng đây là cuộc chiến phản công chống Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ quốc gia , tuyên truyền với quân đội rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để trừng phạt nhà cầm quyền Việt Nam. Chiến dịch vận động quần chúng của Trung Quốc tỏ ra có kết quả với dân chúng và cán bộ Trung Quốc tại vùng biên khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh và tiếp tế cho quân đội.Đối với dân thường Việt Nam , Trung Quốc bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên đặc biệt là các dân tộc thiểu số và đã đạt được một vài mục đích của chúng. Tuy nhiên,quân Trung Quốc cũng thực hiện rất nhiều hành động giết chóc , đốt phá ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy có hệ thống, những gì không mang đi được đều bị phá họai nặng nề không trừ cả chiếc xe đạp tới thanh ray tàu hỏa. Có thể thấy rằng chinh sách dân vận của dân Trung Quốc không thành công đối với ngừơi dân Việt Nam vì “ Người Việt Nam rất yêu nước ,thấm nhuần tư tưởng chính trị,giỏi chịu đựng và khó bị lung lạc..”ngoài ra những hành 8
  9. động tàn phá giết chóc của quân Trung Quốc đã gây hại cho hoạt động dân vận của họ. Chiến tranh tâm lý của Trung Quốc với các lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại.Trong suốt cuộc chiến , hiếm có đơn vị nào của Việt nam không đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc .Quân Trung quốc cuối cùng cũng phải hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự , họ không có hi vọng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị.Đấy là những nguyên nhân chủ quan từ phía Trung Quốc. Vậy còn những nguyên khách khách quan từ phía quốc tế thì sao ? Ngay khi cuộc chiến này nổ ra ,Mỹ đã tuyên bố giữ vị trí trung lập và kêu gọi “sự rút quân lập tức của Việt Nam ra khỏi Campuchia và Trung Quốc khỏi Việt Nam”, nói rằng “ việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam là sự nối tiếp của việc Việt Nam xâm lược Campuchia” Nhưng trên thực tế, Mỹ đã là quốc gia phương Tây duy nhất gần như ủng hộ cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc.ngoài Mỹ thì đã số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hoạt động quân sự của phía Trung Quốc ,sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở cửa của Trung Quốc khi đó. Về phía Liên xô , đồng minh của Việt Nam , ngày 18 tháng 2 , Liên Xô viện dẫn hiệp định kí với Việt Nam thúc giục Trung Quốc “dừng trước khi quá muộn” và đòi Trung Quốc rút quân lập tức và toàn bộ.Trong thời gian xảy ra cuộc chiến , Liên Xô không ngừng lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là “ hành động man rợ bất chấp đạo lý của kẻ cướp” đòi Trung quốc lập tức chấm dứt chiến tranh xâm lược và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước quân sự Xô – Việt.Ngoài ra Liên Xô chỉ trợ giúp vận chuyển bằng hàng không và triển khai hải quân 9
  10. ngoài bờ biểnViệt Nam chứ không can thiệp quân sự nhằm tránh làm đổ vỡ thêm mối quan hệ bấy lâu căng thẳng với Trung Quốc . Tại Liên Hợp Quốc ,tranh cãi kịch liệt xung quanh vấn đề Đông Nam Á. Hai sự kiện Việt Nam đánh vào Campuchia lật đổ chế độ Polpot và Trung Quốc đánh vào Việt nam cũng được đưa ra bàn luận . Hội Đồng Bảo An bị chia rẽ sâu sắc sau các cuộc họp vào các ngày cuối tháng 2 .Trong khi các nước ASEAN muốn các lực lượng quân sự nước ngoài rút về nước,Mỹ ủng hộ lập trường này thì Liên Xô tuyên bố không ủng hộ bất cứ nghị quyết nào không lên án Trung Quốc và đòi Trung Quốc rút quân.Ngày 23 tháng 2 ,Liên Xô và Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án Trung Quốc xâm lược , đòi Trung Quốc rút quân và bồi thường chiến tranh cho Việt Nam và kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc . Có thế thấy rằng tuy kết quả của cuộc chiến tranh không có ai thắng, không có ai bại nhưng hậu quả cuộc chiến này để lại cho cả hai nước là không hề nhỏ về cả người và của .Từ những nhân tố tác động chủ quan hay khác quan lên cuộc chiến tranh “ không rõ ràng” này đều có thể thấy rằng Trung Quốc khó mà có thể theo tiếp cuộc chiến này thêm vài tháng nữa không đơn thuần chỉ vì vấn đề tài chính như Trần Vân ( một trong năm nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ ,Chu Ân Lai và Chu Đức ) đã đánh giá mà trong cuộc chiến này , ngoài đồng minh là Mỹ ra , Trung Quốc không có đồng minh nào khác , đa số các nước đều lên tiếng phản đối cuộc chiến chống Việt Nam mà Trung Quốc phát động và đứng về phía Việt Nam. Vì vậy quyết định chấm dứt cuộc chiến này của Trung Quốc là hòan toàn hợp lí,việc cuộc chiến này phải tới lúc kết thúc là tất yếu giống như cách nó được khơi mào. Sau cuộc chiến , Việt Nam còn gánh chịu nhiều tổn thất hơn Trung Quốc: bị bao vây , cô lập thời gian dài sau khi đất nước mới giành được độc 10
  11. lập năm 1975 , Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng và kém phát triển. Kinh tế phát triển trì trệ buộc Việt Nam phải tiến hành mở cửa , cả cách mở rộng quan hệ giao lưu với nước ngoài .Đặc biệt , xu thế hòa hoãn trên thế giới đã tác động lên chính sách đối ngoại Việt Nam và các nước trên thế giới , chuyển từ thế đối đầu dần sang đối thoại .Chính nhu cầu đổi mới đã góp phần thúc đẩy Việt Nam giải quýêt vấn đề Campuchia , xích lại gần với Trung Quốc , khai thông quan hệ với các nước ASEAN.Về phía Trung Quốc , sau khi không thực hiện được mục tiêu đề ra, đồng thời đối mặt với việc thay đổi quan điểm của Mỹ về vấn đề Campuchia và việc Liên Xô khủng hoảng những năm 90 đã buộc Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng tạo ảnh hưởng nước lớn trong khu vực . Trung Quốc đã tổ chức hội nghị Thành Đô để cùng Việt Nam giải quyết vấn đề Campuchia và tái thiết lại quan hệ ngoại giao hai nước . Và kết quả là tháng 11 năm 1991 , hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ bằng việc ra tuyên bố chung nhân chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Việt Nam . Vậy là , Từ “ dạy cho Việt Nam một bài học” ,hai nước đã đi đến một thỏa thuận hoà bình : “bỏ lại quá khứ , hướng tới tương lai”. III/ Đánh giá: Quãng thời gian từ năm 1975 tới 1991 là một chặng đường gian dài gian khổ thấm đầy máu và nước mắt của nhân dân hai nước , kể từ lúc cuộc chiến tranh nổ ra cho tới lúc tiến hành bình thường hóa quan hệ hai nước Việt-Trung,và hôm nay là quá trình gian khổ xây dựng lại mối quan hệ hòa bình , hợp tác , hữu nghị, vì lợi ích của nhân dân hai nước.Từ khi quan hệ hai nước được cải thiện , hầu như cuộc chiến không còn được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng , cũng như không được nhắc đến trong cách sách giáo khoa lịch sử của Trung Quốc lẫn Việt Nam.Lí giải cho điều này , ông Dương Danh Dy, Cựu bí thư thứ nhất đại sứ quán Việt Nam 11
  12. tại Bắc Kinh thì “ Việt Nam không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn , chứ không phải là vì chúng ta không có lý, không phải người Việt nam sợ hãi hay chóng quên”.Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng phát biểu : “từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận bỏ lại quả khứ và mở ra tương lai”. Thực tế chặng đường cho thấy , hướng về tương lai có nghĩa là phải làm mọi việc hàn gắn những đổ vỡ trong quá khứ , càng không thể tái diễn những sai lầm cũ và trên hết cả là phải làm mọi việc xây dựng sự hợp tác hữu nghị trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Từ năm 1991 tới nay , quan hệ Việt –Trung rõ ràng đã tăng tiến rất nhiều , nhưng không có nghĩa là chỉ có màu hồng . Vấn đề tranh cãi nhất, chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa , sẽ không thể giải quyết trong thời gian dài nhưng tới nay lãnh đạo hai nước đã bày tó ý chí chính trị không để vấn đề vượt qua kiểm soát và cố gắng xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp bền vững có lợi cho cả hai bên . Câu chuyện về một thời kì đen tối trong quan hệ ngoại giao hai nước đã khép lại ,thêm bớt hay viết lại lịch sử chỉ làm nuôi dưỡng thêm hiềm khích ,khoét sâu thêm quá khứ. Còn muốn khép lại quá khứ , mở ra tương lai mới phải vượt qua mọi bất đồng ,tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2