Tiểu luận:Tổng quan quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 1975-1991
lượt xem 67
download
Quan hệ với Trung Quốc là mối quan hệ truyền thống và quan trọng nhất đối với Việt Nam trong mọi thời điểm do những tính chất đặc biệt của mối quan hệ này: tồn tại những vấn đề lịch sử, quan hệ láng giềng, quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Tổng quan quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 1975-1991
- BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM ------***------ BÀI TẬP LỚN MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II Đề tài: TỔNG QUAN QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 1975-1991 Sinh viên thực hiện : Trần Hữu Duy Minh Lớp : B33 Hà Nội - 04/2009
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 3 I. Bối cảnh chung trong giai đoạn 1975-1991 ................................................................. 4 1. Tình hình trong nước .................................................................................................. 4 2. Tình hình thế giới ....................................................................................................... 5 II. Thực chất diễn biến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ........................................... 5 1. Giai đoạn từ 1975 đến trước tháng 4/1979 .................................................................. 5 2. Giai đoạn từ tháng 4 năm 1979 đến năm 1985 .......................................................... 10 3. Giai đoạn từ 1986 đến 1991 ...................................................................................... 12 III. Kết luận................................................................................................................... 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 17
- LỜI MỞ ĐẦU Quan hệ với Trung Quốc là mối quan hệ truyền thống và quan trọng nhất đối với Việt Nam trong mọi thời điểm do những tính chất đặc biệt của mối quan hệ này: tồn tại những vấn đề lịch sử, quan hệ láng giềng, quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ. Tầm quan trọng của mối quan hệ này được thể hiện rõ trong giai đoạn 1975-1991 với những tác động tiêu cực nghiêm trọng do căng thẳng trong quan hệ cũng như những thuận lợi khi mối quan hệ này tốt đẹp. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn này là một hình sin không hoàn chỉnh với đáy là chiến tranh biên giới năm 1979 và đỉnh là đường thẳng tiếp tục phát triển tốt đẹp của mối quan hệ sau khi bình thường hóa. Bài làm này có mục đích là điểm lại những diễn biến chính trong quan hệ giữa hai nước cùng những giải thích cho những quyết định chính sách được đưa ra. Tuy nhiên do hạn chế về tài liệu cũng như khả năng trong phân tích chính sách đối ngoại, đặc biệt là phần rất quan trọng về nhận thức của lãnh đạo do đó bài viết đã lướt bỏ hầu hết các yếu tố chủ quan từ phía những nhà hoạch định chính sách. Việt Nam trong phân tích được xem như một hủ thể quan hệ quốc tế đơn nhất. Theo đó, cấu trúc bài viết được xây dựng như sau: các yếu tố khách quan và các quyết định chính sách. Vì những hạn chế lơn như đã nói ở trên, bài viết chỉ có tính chất trình bày sơ bộ quá trình hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1991. Mong các Thầy Cô đánh giá bài viết ở mức độ phù hợp với mục đích bài viết.
- I. Bối cảnh chung trong giai đoạn 1975-1991 1. Tình hình trong nước Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta bắt đầu công cuộc xây dựng lại đất nước. Đại hội Đảng lần IV năm 1976 đã xác định giữ vững hoà bình xây dựng đất nước là mục tiêu cơ bản trong chính sách của nước ta, cả chính sách đối nội và chính sách đối ngoại. Về đối nội, Đảng ta thực hiện cải cách kinh tế theo hướng tập thể hóa nông nghiệp, tăng cường sản xuất công nghiệp. Về đối ngoại, Đảng ta xác định nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là giữ vững hòa bình để tập trung phát triển kinh tế. Tuy nhiên thực tế triển khai chính sách không như dự định. Đất nước rơi dần vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Đến giữa thập kỷ 1980, trong 10 người Việt Nam có đến 7 người sống trong mức nghèo1, lạm phát phi mã kéo dài nhiều năm. Tình hình kinh tế khiến cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trật tự, an ninh xã hội có nguy cơ bất ổn. Quá trình thực hiện chính sách đối ngoại đưa đến những kết quả tiêu cực: quan hệ đối ngoại bị thu hẹp, mất đi sự ủng hộ của dư luận quốc tế, các vấn đề phức tạp từ việc duy trì quân tại Campuchia. Việt Nam giai đoạn này bị bao vây, cô lập cả về kinh tế lẫn chính trị. Đến năm 1986, tiến trình Đồi mới được bắt đầu để giải quyết thực trạng trên. Đổi mới tư duy mang đến những thay đổi tích cực: về kinh tế, giải phóng cho các lực lượng thị trường được tự do hoạt động, xóa bỏ dần cơ chế quan liêu bao cấp; về đối ngoại, quyết tâm phá vòng cô lập, bao vây, chủ động đưa ý định bình thường hóa với các nước trong đó tập trung vào Trung Quốc. Những đổi mới trong chính sách đã tạo ra những bước tiến lớn, làm thay đổi rõ rết tình hình đất nước. Tình trạng khủng hoảng được khắc phục dần, kinh tế có nhiều bước tiến. Hoạt động đối ngoại có kết quả tốt, tiêu biểu là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc tháng 11/1991. Việt Nam năm 1991 cơ bản giải quyết những vấn đề bên trong và bên ngoài. 1 World Bank, Vietnam Development Report 2000: Attacking Poverty, 1999, p. ii.
- 2. Tình hình thế giới Tình hình thế giới giai đoạn 1975 – 1991 có những biến đổi mạnh mẽ và sâu rộng. Quan hệ giữa các nước lớn có sự chuyển biến mạnh. Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu những năm 1970 bắt đầu ấm dần lên. Quan hệ Liên Xô-Mỹ sau những năm 1970 căng thẳng, bước sang thập kỷ 1980 có những chuyển biến tốt nhanh chóng. Năm 1989, lãnh đạo Liên Xô và Mỹ cùng đưa ra tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Hệ thống xã hội chủ nghĩa bắt đầu có dấu hiệu tan rã từ cuối những năm 1980s. Như vậy, trong suốt giai đoạn 1975-1991, quan hệ Đông – Tây có sự chuyển dịch dần theo hướng nghiêng về phương Tây. Lần lượt các nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Trung Quốc và Liên Xô thiết lập quan hệ hòa dịu với Mỹ. Trong khi các nước phương Tây vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế thì lần lượt các nước trong hệ thống trên sa lầy vào khủng hoảng nghiêm trọng đưa đến những chuyển biến xã hội lớn dần làm tan rã hệ thống. Những chuyển biến trên quy mô toàn cầu có tác động đáng kể vào cách nhìn nhận của Việt Nam, đưa đến quá trình tái nhận thức tình hình trong và ngoài nước là cơ sở cho những đổi mới trong tư duy. Nhận thức được những khó khăn trong nước được đặt vào trong bối cảnh quan hệ quốc tế từ nửa sau thập kỷ 1980s đã đưa đến những tiền đề cho việc hoạch định chính sách đối ngoại theo hướng cố gắng thiết lập lại các quan hệ đối ngoại quan trọng như với Trung Quốc, Mỹ, các nước trong khu vực. II. Thực chất diễn biến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 1. Giai đoạn từ 1975 đến trước tháng 4/1979 Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ sau khi thống nhất đất nước tập trung vào những hỗ trợ tái thiết mà nước này cung cấp cho Việt Nam. Trung Quốc trong thập niên 1970 không phải là một nước giàu cho nên việc cung cấp viện trợ cho Việt Nam đã ảnh hưởng đến tình hình trong nước. Do có chung một mục tiêu chống Mỹ, trong chiến tranh Việt Nam Trung Quốc đã việc trợ với khối lượng lớn cho nước ta với thiện chí to lớn như Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ từng nói
- năm 1965 “chúng tôi sẽ cung cấp bất cứ thứ gì mà nước bạn cần […] nếu bạn cần một đơn vị lính Trung Quốc, chúng tôi sẽ gửi đơn vị đó cho bạn.”2 Tuy nhiên quan hệ song phương giữa hai nước xấu dần đi do một loạt hiểu lầm có hệ thống với 4 vấn đề chính: quan hệ Việt Nam – Liên Xô, vấn đề Campuchia, vấn đề Hoa kiều và các vấn đề về lãnh thổ.3 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô ngày càng được tăng cường gây ra lo ngại về an ninh đối với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa hai nước lớn này. Trung Quốc có lý do để lo ngại, vì Việt Nam có thể dưới ảnh hưởng của Liên Xô trở thành gọng kìm thứ 2 từ phía nam đe dọa nước này, đặc biệt là sau khi Hiệp định Hữu nghị và hợp tác Việt – Xô được ký kết năm 1978 trong đó cho phép Liên Xô sử dụng vịnh Cam Ranh là căn cứ quân sự. Về phía nước ta, có ít nhất hai lý do chính trong việc tăng cường quan hệ với Liên Xô. Thứ nhất là vấn đề an ninh. Trong suốt hai cuộc kháng chiến, thành công cách mạng Việt Nam có một phần đáng kể từ sự giúp đỡ của các nước lớn đồng minh4. Theo đó, trong cách nhìn nhận của lãnh đạo Việt Nam một nước nhỏ như nước ta cần phải có chỗ dựa là những nước lớn. Từ sau 1975 và đặc biệt là từ 1978 khi Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế, nước này đã giảm dần các khoản viện trợ cho Việt Nam để tập trung vào giải quyết các vấn đề nội bộ và đối ngoại quan trọng hơn. Trung Quốc không còn là chỗ dựa vững chắc cho Việt Nam; do đó, nước ta đã nghiêng về phía Liên Xô. Lý do thứ hai là vấn đề kinh tế. Nước ta sau những năm chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề và đặt ra nhiều thách thức hậu chiến cần giải quyết. Để khôi phục đất nước và bước đầu phát triển, Việt Nam cần một khối lượng nguồn lực lớn như vốn, kỹ thuật, thiết bị mà nguồn lực này chỉ có thể đến từ bên ngoài. Việt Nam có hai lựa chọn chính: Trung Quốc và Liên Xô; nước ta chỉ có thể chọn một trong hai vì (i) quan hệ đối đầu giữa hai nước này, (ii) sau chiến tranh hai nước không còn thấy có mục tiêu chung nao ở Việt Nam, (iii) nước ta cần một khối lượng nguồn lực lớn mà việc cung cấp nó cần phải có những nhượng bộ và một mối quan hệ gắn bó. Việt Nam đã chọn Liên Xô do Trung Quốc không còn sẵn sàng 2 Brantly Womack, China and Vietnam: Politics of Asymmetry, Cambridge University Press, 2006, p. 176. 3 Sđd, p. 188. 4 Cụ thể, trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Trung Quốc là nguồn cung cấp vũ khí và cố vấn quân sự chính cho Việt Nam, và nước này cùng với Liên Xô đã cung cấp viện trợ về kinh tế, quân sự với số lượng rất lớn cho nước ta trong kháng chiến chống Mỹ.
- và khả năng cung cấp viện trợ lớn cho nước ta. Những khó khăn trong nước mà Trung Quốc năm 1977 tuyên bố ngừng cung cấp các khoản vay cho Việt Nam. Để có được sự giúp đỡ cần thiết xây dựng lại đất nước, tháng 6 năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA) do Liên Xô đứng đầu. Những nhu cầu về kinh tế này khiến Việt Nam đánh mất sự cân bằng trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc. Việc quan hệ Việt Nam – Liên Xô ngày càng được thắt chặt là một trong bốn nhấn tố đưa đến căng thẳng trong quan hệ Việt – Trung. Nhân tố thứ hai là việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ thân Trung Quốc của Pol Pot. Chính quyền của Pol Pot được Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ với mục tiêu ban đầu là giúp đỡ chính quyền cộng sản của Campuchia nhưng sau đó chuyển sang lợi dụng nước này để tạo xung đột với Việt Nam. Việc lật đổ chính quyền này đã làm Trung Quốc tức giận đưa đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Nhân tố thứ ba là vấn đề trục xuất Hoa kiều ở Việt Nam về nước đã tạo nên một làn sóng di dân lớn qua biên giới vào Trung Quốc gây ra những xáo trộn về xã hội và căng thẳng trong quan hệ hai nước. Đây là nhân tố mở đầu cho sự xấu đi rõ ràng trong quan hệ song phương Việt - Trung. Nhân tố thứ tư là những tranh chấp chủ quyền trên bộ và trên biển. Trên bộ, những va chạm vũ trang diễn ra ngày càng thường xuyên. Trên biển, Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa tư năm 1956 và phần còn lại vào năm 1974. Sau khi giải phóng miền nam, Tổng Bí thư Lê Duẩn sang thăm Trung Quốc và đưa ra yêu cầu Trung Quốc trả lại quần đảo này5, nhưng không có kết quả. Những tranh chấp này đã đẩy hai nước cách xa nhau. Tóm lại, bốn nhân tố trên đan dệt với nhau tạo nên sự căng thẳng leo thang nhanh chóng giữa hai nước từng là đồng minh mới 4 năm trước mà đỉnh cao là chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979. Chiến tranh biên giới 1979 đánh dấu sự chấm hết của mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dù rằng quan hệ ngoại giao chưa bao giờ bị chính thức chấm dứt. Trung Quốc thông qua cuộc chiến tranh hạn chế này đề “dạỵ cho Việt Nam một bài học” như lời của Đặng Tiểu Bình cũng như tạo áp lực lên nước ta rút quân khỏi Campuchia. Xét về hai mục tiêu trên thì Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến lãng phí vì (i) dù nước này tuyên bố chiến thắng nhưng thiệt hại vượt xa mức dự kiến so với phạm vi 5 Carlyle A. Thayer and Ramser Amer, Vietnamese foreign policy in Transition, Palgrave Macmillan, 2000, p.69.
- một cuộc chiến tranh hạn chế có tính chất răn đe, và (ii) Việt Nam vẫn duy trì lực lượng quân sự của mình ở Campuchia. Tuy nhiên, về phía Việt Nam những bài học quan trọng đã được rút ra. Thứ nhất, khả năng giúp đỡ từ phía Liên Xô là có hạn chế và thay đổi tùy tình hình. Trong suốt hơn một tháng chiến tranh, Liên Xô không có phản ứng quyết liệt nào để chấm dứt hành động xâm lược của Trung Quốc, trong khi Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Việt – Xô tháng 11/1978 có một quy định rằng “mỗi bên sẽ thực hiện những biện pháp để loại trừ bất cứ đe dọa nào chống lại nước kia.”6 Thứ hai, mặc dù những hạn chế khi giúp đỡ của Liên Xô thì trước mối đe dọa từ Trung Quốc, sự phụ thuộc vào Liên Xô của Việt Nam tăng dần lên7. Quan hệ chặt chẽ với Liên Xô là chỗ dựa và lá chắn tiên phong cho bất cứ âm mưu tấn công Việt Nam từ phía một nước lớn như Trung Quốc. Thứ ba, khả năng Trung Quốc tấn công chúng ta với quy mô lớn hơn là hoàn toàn có thể. Trước chiến tranh, không xét đến việc liệu Việt Nam có dự đoán được cuộc chiến hay không, lãnh đạo chúng ta đã không chuẩn bị trước cho tình huống có chiến tranh với Trung Quốc. Chỉ trong vòng chưa đến hai tuần, quân đội Trung Quốc đã tiến sâu vào miền bắc nước ta đe dọa an ninh của Hà Nội, và điều này cũng chứng tỏ khả năng quân sự to lớn của Trung Quốc mà nếu được sử dụng tổng lực trong một cuộc chiến tranh không hạn chế thì hậu quả có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Trung Quốc Việt Nam Chính quyền Sài Gòn sụp đổ 30/04/1975 Chuyến thăm không suông sẻ của Tổng bí thư Lê Duẩn đến Bắc Kinh tháng 9/1975 Đại hội IV 1976 Từ tháng 2/1977, Trung Quốc ngừng cung cấp viện trợ cho Việt Nam Việt Nam đáp trả Campuchia ở khu vực 6 Colin Mackerras, Amanda Yorke, The Cambridge hanbook of contemporary China, Cambridge niversity Press, 1991, p. 150. 7 Denis Crispin Twitchett, John King Fairbank, Herbert Franke, Albert Feuerwerker and Roderick MacFarquhar, The Cambridge history of China, Cambridge University Press, 1978, p. 449.
- biên giới tháng 12/1977 Tranh cãi công khai về vấn đề Hoa kiều ở Việt Nam tháng 5/1978 Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền 1978 Việt Nam tham gia COMECON 28/6/1978 Tháng 12/1978 Trung Quốc và Mỹ bình Việt Nam ký hiệp ước với Liên Xô tháng thường hóa quan hệ 11/1978 Việt Nam đưa quân vào Campuchia 25/12/1978 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ 1/1979 Giải phóng Phnom Penh 7/1/1979 Chiến tranh biên giới Việt – Trung 17/2-16/3/1979 Lực lượng quân sự của Liên Xô triển khai tại vịnh Cam Ranh 27/3/1979 Nguồn: Table 9.1 Illusions of Victory, Brantly Womack, 2006, p. 190. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là điểm kết của chính sách đối ngoại được đề ra từ Đại hội IV. Theo đó, Việt nam đã không giữ được hòa bình để phát triển kinh tế. Nước ta trong 3 năm sau Đại hội đã trãi qua thêm hai cuộc chiên tranh gây thiệt hai lớn về người và của, tác động xấu đến tổng thể quan hệ đối ngoại và tình hình nội bộ của nước ta. Đến năm 1979, vị trí của Việt Nam trong quan hệ quốc tế đã có thay đổi to lớn so với thời kỳ trước - thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tam giác quan hệ Liên Xô - Việt Nam – Trung Quốc từ cân bằng tương đối, hai nước cùng hỗ trợ cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển sang tình trạng “nhất biên đảo” về phía Liên Xô và sự hủy hoại mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, nước láng giềng lớn của nước ta. Hoạt động đối ngoại trong giai đaọn này trở nên bị động, không linh hoạt. Các bất đồng cụ thể không được giải quyết bằng những nỗ lực ngoại giao mà đã bị gát sang một bên không giải quyết. Các bất đồng cụ thể không được quan tâm giải quyết đã
- phát triển thành các tranh chấp gay gắt và cuối cùng là đối đầu quân sự phá hoại toàn diện quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc. Những thiếu sót nghiêm trọng này xuất phát chủ yếu từ việc đánh giá không đúng về đối tượng đối ngoại. Việt Nam đã đánh giá sai về chính sách của Pol Pot và đã giúp đỡ cho chính quyền của Pol Pot. Việt nam cũng đã đánh giá sai tầm quan trọng đặc biệt của Trung Quốc qua đó coi thường, không thúc đẩy quan hệ tốt đẹp với nước này. Tóm lại, giai đoạn 1975-1979 là giai đoạn mà tình hình chuyển biến hết sức ph1ưc tạp và nhanh chóng khi đồng minh, đồng chí trở thành kẻ thù. 2. Giai đoạn từ tháng 4 năm 1979 đến năm 1985 Sau khi chiến tranh biên giới kết thúc, những cuộc đàm phán đầu tiên đã diễn ra vào tháng 4/1979. Việt Nam đưa ra các yêu cầu nhằm thiết lập lại khu vực biên giới hòa bình, nối lại quan hệ bình thường trong mọi lĩnh vực với Trung Quốc và đặt nền tảng giải quyết các tranh chấp chủ biên giới dựa trên Hiệp định Hoa – Pháp 1887, 1895. Phía Trung Quốc đưa ra gói yêu cầu 8 điểm torng đó yêu cầu Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngoài ra còn có yêu cầu rằng hai bên không được cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng lãnh thổ của mình như căn cứ quân sự để đe dọa hoặc tấn công nước kia.8 Do sự khác biệt về lập trường cũng như thái độ không nhượng bộ từ phía Trung Quốc, các cuộc đàm phán không đi đến kết quả và kết thúc vào tháng 3/1980. Trong giai đoạn này, chính sách đối với Việt Nam của Trung Quốc gồm hai điểm lớn (i) về quân sự, chủ trương gây xung đột tiêu hao nội lực của Việt Nam, (ii) về đối ngoại, xây dựng mạng lưới rộng lớn trong cộng đồng quốc tế bao vây, cô lập Việt Nam. Cụ thể, các cuộc va chạm vũ trang ở biên giới diễn ra thường xuyên và có nhịp độ liên kết với các cuộc phản công của lực lượng Khơme Đỏ ở Campuchia. Khu vực biên giới luôn bất ổn và xung đột ác liệt mà đỉnh cao là làn sóng xung đột năm 1984 gây thiệt hại nặng cho lực lượng của ta. Các cuộc va chạm dầy đặc hơn vào thời điểm mùa mưa ở Campuchia, thời điểm mà các lực lượng Pol Pot có thuận lợi để phản công quân đội ta. Mục đích chính của Trung Quốc là liên tục quấy phá, đặt ta vào tình 8 Xem thêm Van Canh Nguyen and Earler Copper, Vietnam under Communism, 1975-1982, Hoover press, 1983, p. 243-4.
- trạng bất ổn và phòng vệ, thực hiện các cuộc tấn công ở hai đầu đất nước, tiêu hao sinh lực, tài lực, vật lực của nước ta. Với chính sách “trích máu hai đầu” này, Trung Quốc đã có những thành công nhất định: tổn thất về người, các nguồn lực đáng lẽ dành cho phát triển đất nước phải dồn vào cho chi phí quốc phòng trong khi kinh tế nước nhà ngày càng tụt dốc nhanh chóng. Chi phí duy trì quân đội Việt Nam tại Campuchia chiếm 40 đến 50% chi phí quốc phòng của nước ta, trong khi đó trang bị cho bộ đội ở mức rất kém.9 Qua đó, cho thấy chính sách tiêu hao nội lực của Trung Quôc đã có kết quả khi đẩy Việt Nam ào tình trạng suy kiệt nguồn lực ngay cả cho quốc phòng. Về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nước này đã thành công trong việc tập hợp hầu hết các nước trên thế giới chống lại Việt Nam với lý do là Việt Nam xâm lược và chiếm đóng Campuchia. Hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế bị xấu đi nghiêm trọng. hành động can thiệp giúp nhân dân Campuchia giải phóng khỏi ách diệt chủng bị xuyên tạc thành hành động xâm lược, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, lập nên chính quyền bù nhìn, và tước bỏ quyền tự quyết dân tộc của nhân dân Campuchia. Trong khu vực, Trung Quốc lợi dụng sự gần gũi về địa lý giữa Đông Dương và các nước Đông Nam Á khác cộng với tuyên truyền, xuyên tạc hành động của Việt Nam ở Campuchia để lôi kéo các nước này chống lại nước ta, đặc biệt là Thái Lan.10 Trung Quốc cáo buộc Việt Nam là có ý định thành lập Liên bang Đông Dương nhằm chống lại turng Quốc và các nước Đông Nam Á, xuyên tạc Việt Nam là công cụ của chủ nghĩa bá quyền Liên Xô. Tại Liên hợp quốc, Trung Quốc với sự ủng hộ của Mỹ thành công trong việc vận động để duy trì chính quyền Pol Pot như là đại diện hợp pháp duy nhất của đất nước Campuchia tại tổ chức này. Hơn nữa, Trung Quốc và các nước khác đã liên kết 9 Library of Congress (U.S.), A contry study: Cambodia, 1990, http://lcweb2.loc.gov/cgi- bin/query/r?frd/cstdy:@field(DOCID+kh0177). 10 Để nhận được sự ủng hộ mạnh tư Thái Lan, Trung Quốc đã có nhượng bộ và đưa ra các đề nghị có lợi, ví dụ, Trung Quốc cam kết sẽ dừng mọi hỗ trợ cho Đảng Cộng sản Thái Lan. Đổi lại, Thái Lan cho phéo các nguồn cung cấp vũ khí cho Khơme Đỏ được vận chuyển thông qua lãnh thổ của nước này. Ngoài ra, năm 1985, hai nước ký một thỏa thuận hỗ trợ quân sự cho phép Thái Lan mua vũ khí từ Trung Quốc.
- và lôi kéo các nước khác thông qua ba nghị quyết của Đại hội đồng để lên án Việt Nam xâm lược và yêu cầu nước ta rút quân khỏi Campuchia.11 Hoạt động ngoại giao trong giai đoạn này đã không thể ngăn cản được những diễn biến bất lợi trên một mặt vì những hành động gây nghi ngờ và lo lắng cho các nước khác. Trong giai đoạn 1980-1985, quân đội Việt Nam tại Campuchia nhiều lần tấn công vào lãnh thổ của Thái Lan nhằm tiêu diệt căn chứ của Pol Pot. Hành động này được Thái Lan và các nước khác nhìn nhận như âm mưu tấn công ra bên ngoài Campuchia của Việt Nam. Mặt khác, công tác tuyên truyền, giải thích của ngành ngoại giao không hiệu quả, dẫn đến sự hiều sai về bản chất của Pol Pot và của việc đưa quân vào Campuchia. Hơn nữa, chúng ta tiếp tục chính sách chống Trung Quốc làm cho khả năng khôi phục quan hệ không thể được trong khi Trung Quốc chính là nút thắt cho mọi vấn đề đối ngoại lẫn đối nội của Việt Nam. Như vậy, có thể thấy hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1979- 1985 hoàn toàn không đạt được kết quả. Mong muốn thiết lập quan hệ đối ngoại rộng rãi được hiện thực hóa thành tình trạng cô lập, bao vây, bất ổn. Việt Nam đã mất đi sự ủng hộ mà cộng đồng quốc tế đã dành cho nước ta trong thời gian chiến tranh chống Mỹ. Về mặt này, Trung Quốc đã dạy lại cho chúng ta bài học về xây dựng sự ủng hộ rộng rãi của dư luận và cộng đồng quốc tế. 3. Giai đoạn từ 1986 đến 1991 Thực trạng khó khăn cùng cực cộng với những tư duy lãnh đạo mới đã tạo nên cuộc Đổi mới tư duy năm 1986 đưa đến những thay đổi tích cực quan trọng đối với nước ta. Đổi mới bắt đầu sớm hơn từ lĩnh vực kinh tế mang đến những thành quả đáng kể giúp khắc phục phần nào tình trạng khủng hoảng của đất nước. Về mặt đối ngoại những thay đổi cũng xuất hiện từ trước đó với xu hướng khôi phục lại quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc. Đến năm 1989, những cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao đầu tiên giữa hai nước được tiến hành trong bối cảnh thuận lợi khi Liên Xô và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ vào năm này. Ngày 20/9/1990, Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp sang thăm Bắc Kinh nhân dịp tham dự Asia Game. Đến tháng 10/1900, 11 Ba nghị quyết gồm UNGA Resolution 34/22 (1979), 35/6 và 36/5 (1981). Trong đó, đặc biệt Nghị quyết 35/6 và 36/5 xem việc không rút quân khỏi Campuchia của Việt Nam là sự “đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế.”
- Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười sang thăm Trung Quốc mở đường cho tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ được đẩy mạnh. Tháng 11/1991, hội nghị Thành Đô bình thường hóa quan hệ song phương Việt Nam – Trung Quốc. Việc bình thường hóa quan hệ thành công với Trung Quốc có được là nhờ ba nguyên nhân sau: (i) đổi mới tư duy trong hoạch định chính sách đối ngoại, (ii) vấn đề Campuchia được giải quyết, và (iii) môi trường quốc tế thuận lợi. Thứ nhất, thành công này bắt nguồn từ sự đổi mới mạnh mẽ và toàn diện tư duy của Đảng và Nhà nước về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế với những điểm chính sau: lợi ích quốc gia được xác định lại trên cơ sở của lợi ích dân tộc và được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu; quan hệ quốc tế được nhìn nhận vừa có đấu tranh vừa hợp tác trong đó hợp tác kinh tế chiếm ưu thế, loại bỏ tư duy hai phe, hai cựa hình thành đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước; và nhận thức được tính chất hai mặt của Trung Quốc. Trong đó, việc nhận thức lại đối tượng là thay đổi trực tiếp nhất ảnh hưởng đến quyết định bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Theo đó, Việt Nam nhận thấy Trung Quốc vừa là đồng chí xã hội chủ nghĩa vừa có tham vọng bá quyền nước lớn.12 Sự đổi mới này được quán triệt và đưa đến những kết quả tích cực. Quá trình bình thừơng hóa quan hệ với Trung Quốc được xem là mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn này, và theo đó, các cuộc đàm phán được xúc tiến chủ động và thiện chí song song giải quyết vấn đề Campuchia, rào cản lớn nhất trong quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc Việt nam quyết định rút hoàn toàn khỏi Campuchia vào tháng 12/1989 theo đúng như tuyến bố vào tháng 8/1985 của nước ta. Việc rút quân cùng với hai Hội nghị Paris của Liên hợp quốc về vấn đề Campuchia được tiến hành năm 1989 và 1991 đã đưa đến việc chấm dứt việc can dự đơn phương của Việt Nam vào Campuchia. Như vậy vấn đề Campuchia, nút thắc quan trọng trong giải quyết những vấn đề đối ngoại đã xử lý tốt đẹp, mở đường cho việc tái hòa nhập vào cộng đồng quốc tế của Việt Nam. 12 Nguyễn Cơ Thạch, Hồi ức và Suy nghĩ, tr. 58.
- Thứ ba là môi trường quốc tế những năm cuối thập kỷ 1980s và đầu 1990s đã có những thay đổi thuận lợi cho quá trình bình thường hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Một là, năm 1989 hai lãnh đạo Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh và cùng năm đó quan hệ Xô – trung được bình thừơng hóa đưa quan hệ quốc tế vào thời kỳ hòa bình, ổn định và hợp tác. Hai là tại thời điểm đầu năm 1989 khi có những cuộc gặp cấp cao đầu tiên trên thế giới có 14 nước xã hội chủ nghĩa nhưng đến tháng 11/1991 chỉ còn 5 nước. Điều này thúc đầy cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam xích gần lại với nhau hơn. Hơn nữa sự kiện Thiên An Môn đẩy Trung Quốc vào tình trạng bao vây, cô lập cho nên nước này cần có thêm nước đồng minh với mình trong quan hệ quốc tế. Ba là, trong vấn đề Campuchia, từ năm 1990 Trung Quốc có thái độ mềm mỏng hơn với Việt Nam khi Mỹ có xu hướng mở rộng quan hệ với Việt Nam và từ bỏ sự ủng hộ của mình dành cho Pol Pot khiến cho Trung Quốc thành nước lớn duy nhất ủng hộ chính quyền này. Các nhân tố khách quan trên đã tạo ra môi trường quốc tế rất thuận lợi cho Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Tóm lại, quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1986-1991 phát triển theo hướng tích cực dù rằng vẫn còn những tranh chấp và xung đột với nhau. III. Kết luận Chính sách đối ngoại trong giai đoạn 1975-1991 thể hiện ba xu hướng vận động của quá trình hoạch định chính sách. Thứ nhất, xu hướng đổi mới về tư duy từ thiên về ý thức hệ sang tập trung ưu tiên vào lợi ích quốc gia-dân tộc. Mọi chính sách và hoạt động đối ngoại phải “lấy lợi ích cao nhất của dân tộc làm thước đo.”13 Thứ hai, xu hướng chuyển biến cơ bản trong tính chất của việc hoạch định chính sách từ phản ứng với những thay đổi của tình hình thế giới bên ngoài sang kết hợp song song với “chính sách đối ngoại là cánh tay nối dài của chính sách đối nội.” Thứ ba, quan hệ quốc tế được nhìn nhận lại từ đấu tranh/hợp tác một chiều sang thế giới vừa hợp tác vừa đấu tranh. Theo đó, chính sách đối với Trung Quốc của Việt Nam, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ chính sách đối ngoại, cũng vận động theo ba xu hướng đó. 13 Vũ Khoan, Thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại qua 20 năm Đổi mới, báo Nhân Dân, 14/11/2005 trích lại trong Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975-2006, Nguyễn Vũ Tùng, Học viện Quan hệ quốc tế, 2007, tr. 441.
- Chính sách với Trung Quốc giai đoạn này chịu ảnh hưởng to lớn của khía cạnh ý thức hệ được thể hiện trong vấn đề Liên Xô và Campuchia. Từ chính sách cân bằng giữa Liên Xô và Trung Quốc, từ cuối thập kỷ 1970s, chính sách đối ngoại trở thành “nhất biên đảo” về phía Liên Xô. Quan hệ với Trung Quốc trong bối cảnh lúc đó cùng với thiếu những hoạt động thúc đẩy quan hệ từ Việt Nam đã trở nên xấu dần đi và tình trạng này kéo dài 12 năm. Từ năm 1980s, Việt Nam thi hành chính sách hợp tác hoàn toàn với Liên Xô, đấu tranh triệt để với Trung Quốc. Chính sách rõ ràng này đã đi ngược lại mục tiêu mở rộng quan hệ đối ngoại của nước ta và gây ra một hệ quả là hủy hoại các quan hệ với các nước khác, những mối quan hệ đã được xây dựng, vun đắp từ trong chiến tranh đến khi hòa bình, thống nhất đất nước. Nhân tố ý thức hệ là nền tảng của những chính sách của ta giai đoạn trước 1986, nó ảnh hưởng đến việc xác định lợi ích dân tộc. Lợi ích dân tộc từ việc xây dựng đất nước (Đại hội IV, 1976) được biến thành đảm bảo an ninh cho đất nước và giúp đỡ bạn bè quốc tế. Từ năm Đổi mới 1986, lợi ích quốc gia được xác định lại như Nghị quyết 13 (1988) của Bộ Chính trị đã ghi nhận “lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Đó là nhân tố quyết định củng cố và giữ vững an ninh và độc lập.”14 Theo đó, chính sách đối đầu với Trung Quốc được thay thế hoàn toàn bằng chính sách chủ động và thiện chí bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Chính sách đối ngoại mới đã có tác dụng trên thực tế. Việt Nam chấm dứt dính líu vào Campuchia, khai thống quan hệ và bình thường hóa với Trung Quốc, quan hệ đối ngoại được mở rộng phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng đất nước. Với những khó khăn, thách thức, những thay đổi và thành công quan trọng, quá trình chính sách đối ngoại Việt Nam để lại nhiều bài học quan trọng. Những bài học này quan trọng vì (i) được rút ra từ những thách thức to lớn trong quá trình quản lý đất nước trong thời bình, (ii) đây là những bước đi đầu tiên của Việt Nam ra bên ngoài thế giới ới tư cách là một quốc gia độc lập. Bài học được rút ra cụ thể là (i) hướng ưu tiên chính sách đối ngoại phải tập trung trước tiên vào nước láng giềng lớn Trung Quốc, 14 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 13/BCT, 1988 trích trong Những chuyển biến tên thế giới và tư duy mới của chúng ta (Nguyễn Cơ Thạch), Tạp chí Quan hệ quốc tế, tháng 01/1990, trích lại trong Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975-2006, Học viện Quan hệ quốc tế, 2007, tr. 42.
- (ii) lợi ích dân tộc phải được đặt lên trên nghĩa vụ quốc tế, (iii) cần nhận thức rõ sức mạnh tập thể to lớn của cộng đồng và dư luận quốc tế, và (iv) thực thi chính sách đối ngoại cần sự linh hoạt rộng rãi theo hướng ưu tiên các giải pháp ít có tác động làm xấu đi quan hệ đối ngoại. Những bài học trên cho đến nay vẫn được áp dụng trong hoạt động đối ngoại. Tóm lại, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1975-1991 đã chuyển từ thái cực này sang thái cực khác tốt đẹp hơn mang đến những thành tựu đối ngoại to lớn cho đất nước ta. Hiện nay, mối quan hệ này đã có sự phát triển mới mạnh mẽ hơn khi hai nước đã hoàn thành công việc phân định vịnh Bắc Bộ và biên giới trên đất liền. Mặc dù vẫn có những bất đồng liên quan đến chủ quyền, xu hướng chính trong quan hê giữa hai nước là giữ vững hợp tác và hòa bình giải quyết các tranh chấp.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975-2006, Học viện Quan hệ quốc tế, 2007. 2. Nguyễn Cơ Thạch, Hồi ức và Suy nghĩ. Tài liệu Tiếng Anh 1. Brantly Womack, China and Vietnam: Politics of Asymmetry, Cambridge University Press, 2006. 2. Carlyle A. Thayer and Ramser Amer, Vietnamese foreign policy in Transition, Palgrave Macmillan, 2000. 3. Colin Mackerras, Amanda Yorke, The Cambridge hanbook of contemporary China, Cambridge University Press, 1991. 4. Denis Crispin Twitchett, John King Fairbank, Herbert Franke, Albert Feuerwerker and Roderick MacFarquhar, The Cambridge history of China, Cambridge University Press, 1978. 5. Van Canh Nguyen and Earler Copper, Vietnam under Communism, 1975-1982, Hoover press, 1983. 6. World Bank, Vietnam Development Report 2000: Attacking Poverty, 1999. Tài liệu Internet 1. www.books.google.com. 2. www.un.org/documents/resga.html. 3. www.loc.gov (Thư viện Quốc hội Mỹ).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận:Hệ thống chính trị Việt Nam
10 p | 2161 | 187
-
Luận văn: Marketing trong bảo hiểm nhân thọ
101 p | 1005 | 172
-
TIỂU LUẬN: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA).
18 p | 254 | 85
-
Tiểu luận môn Quản trị chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 và thực tế việc áp dụng tại công ty Coca – Cola Việt Nam
65 p | 555 | 64
-
Tiểu luận: " Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN nhìn lại 10 năm đầu gia nhập (95-05) "
18 p | 237 | 59
-
Tiểu luận: Hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty BUREAU VERITAS CPS Việt Nam
28 p | 274 | 58
-
Chính sách đối ngoại Việt Nam -Nhật Bản
23 p | 376 | 45
-
Tiểu luận: Tồng quan về ngân hàng quốc tế
23 p | 143 | 39
-
Tiểu luận: Hệ thống quản lý bưu điện tại các điểm bưu điện - văn hóa xã
12 p | 178 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO
217 p | 137 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay
103 p | 120 | 13
-
Luận văn: Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính FIFA
20 p | 102 | 13
-
Tiểu luận:Tổng quan chung về hiệp định tự vệ trong WTO
21 p | 80 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt nam
120 p | 54 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Điều hành công ty và hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết tại Việt Nam
69 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt
26 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: ODA với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
0 p | 52 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn