Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt
lượt xem 4
download
Luận án "Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhằm xác định hướng nghiên cứu của luận án; xác định khung lí thuyết làm điểm tựa cho luận án, đó là lí thuyết về từ ngữ và cấu tạo từ ngữ; định danh; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- NGUYỄN THỊ NA CÁC TỪ NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRONG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2023
- 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tạ Văn Thông PGS.TS Nguyễn Văn Thạo Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa Phản biện 3: PGS.TS. Trần Kim Phượng Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong Ngôn ngữ học, việc xem xét những nhóm từ ngữ được liên kết với nhau nhờ có một hoặc một số thành tố nghĩa chung luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đó có thể là đối tượng của Ngữ pháp học, Từ vựng – Ngữ nghĩa học; Ngôn ngữ học tri nhận và Ngữ dụng học... Trên thực tế, việc tìm hiểu những nhóm từ ngữ như vậy với nhiều góc độ khác nhau có thể làm sáng rõ những đặc trưng về hình thức và loại quan hệ mang tính hệ thống về cơ cấu nghĩa, lối định danh sự vật, hiện tượng; sự phát triển nghĩa của các từ ngữ trong từ vựng của ngôn ngữ đang xét; quan hệ giữa hiện thực và lối tri nhận, cách liên tưởng của cộng đồng người nói, qua việc ghi nhận hiện thực bằng phương tiện ngôn ngữ, đối với các sự vật, hiện tượng của hiện thực này. Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông (PTGT) trong tiếng Việt cũng thuộc một nhóm từ ngữ như vậy. 1.2. Trong đời sống xã hội của một cộng đồng, “ăn, mặc, ở, đi lại” là điều kiện tồn tại của con người. Từ xa xưa, việc di chuyển, vận chuyển của con người bằng các PTGT đã được quan tâm. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật và công nghệ, cùng với xu hướng toàn cầu hóa khiến số lượng các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống ngày càng đa dạng và phong phú. Trong xu hướng đó, việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của con người và phương tiện chuyên chở ngày càng được mở rộng, nhiều loại hình và phương tiện mới cũng xuất hiện, đi kèm với nó là nhiều từ ngữ mới được tạo ra đáp ứng nhu cầu gọi tên các loại PTGT đó. Trong tiếng Việt, các từ ngữ chỉ PTGT có số lượng khá nhiều và tương đối đa dạng. Nếu nhìn một sách tổng thể trong đời sống xã hội từ truyền thống đến hiện đại thì ta thấy các từ ngữ này có rất nhiều sự đổi khác. Đây là một chủ đề rất hấp dẫn trong việc tìm hiểu tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. 1.3. Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về các từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt. Nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ PTGT giúp chúng ta nhận biết và tìm ra được quy luật tạo nên và sử dụng chúng trong tiếng Việt. Ngoài ra, việc xem xét một nhóm từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt còn cho thấy sự phát triển của nhóm từ ngữ này, cũng như một số đặc trưng về tư duy dân tộc và văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt” để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc chỉ ra đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh của từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt, luận án nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm
- 2 cấu tạo của từ ngữ, đặc điểm định danh giữa ba loại phương tiện giao thông là đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. Việc xác lập các mô hình cấu tạo và định danh cũng hướng tới chỉ ra khuynh hướng sản sinh từ ngữ chỉ PTGT hiện nay. Ngoài ra, qua phần trình bày về hiện tượng chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ PTGT sang chỉ con người cũng thể hiện đặc điểm sử dụng từ ngữ chỉ PTGT nói riêng và tiếng Việt nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhằm xác định hướng nghiên cứu của luận án; xác định khung lí thuyết làm điểm tựa cho luận án, đó là lí thuyết về từ ngữ và cấu tạo từ ngữ; định danh; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa... - Thu thập, phân loại và phân tích ngữ liệu, xác lập các mô hình cấu tạo và định danh ba loại phương tiện giao thông thuộc ba loại “đường” là đường thủy, đường bộ và đường hàng không. - Mô tả đặc trưng cấu tạo và phương thức định danh của từ ngữ chỉ phương tiện giao thông. - Qua việc tìm hiểu cấu tạo và định danh, cách sử dụng của các từ ngữ chỉ PTGT trong sự chuyển nghĩa, trong chừng mực nhất định luận án chỉ ra một số nhân tố văn hoá của người Việt qua từ ngữ chỉ PTGT. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt, bao gồm các từ ngữ chỉ PTGT đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Các đơn vị từ vựng này có thể vừa là từ ngữ được dùng trong ngành giao thông vận tải (như các danh pháp hay từ ngữ chuyên ngành), vừa được dùng trong đời sống hàng ngày của người Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các danh từ và danh ngữ (cụm từ chính phụ có danh từ làm trung tâm) được dùng để định danh (gọi tên) các PTGT trong các bài viết trên các báo và tạp chí: Báo điện tử vnexpress.net, Tạp chí công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tạp chí mô tô, Tạp chí bốn bánh, Tạp chí hàng không trong 02 năm (2021-2022), trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt và trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích thành tố nghĩa, thủ pháp thống kê, so sánh. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 5.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đóng góp thêm tư liệu và cách nhìn nhận trong việc tìm hiểu tính hệ thống trong từ vựng - ngữ nghĩa, từ tư liệu của
- 3 một nhóm từ ngữ được liên kết với nhau nhờ có một hoặc một số thành tố nghĩa chung: nhóm từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận án góp phần xây dựng mô hình cấu tạo, định danh của các từ ngữ chỉ PTGT, cung cấp tư liệu cho ngành Giao thông vận tải cũng như việc tìm hiểu và giảng dạy những kiến thức liên quan đến phương tiện giao thông trong tiếng Việt. Đồng thời, hộ trợ đắc lực cho việc biên soạn các mục từ trong từ điển tiếng Việt hoặc từ điển thuật ngữ về các PTGT của người Việt. 6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả của luận án đóng góp thêm tư liệu và cách nhìn nhận trong việc tìm hiểu tính đa dạng về cấu tạo, tính hệ thống của từ vựng - ngữ nghĩa trong Ngôn ngữ học, từ tư liệu của một nhóm từ ngữ chỉ phương tiện giao thông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận án cho thấy những mô hình cấu tạo, định danh chính mang tính chất loại hình của các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt, cho thấy xu hướng đặt tên và mở rộng tên gọi các phương tiện giao thông, có thể hỗ trợ việc dạy-học tiếng Việt, biên soạn các mục từ trong từ điển tiếng Việt hoặc từ điển thuật ngữ về giao thông của người Việt. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, chúng tôi trình bày nội dung của luận án thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết. Chương 2: Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt xét trên phương diện nguồn gốc và cấu tạo. Chương 3: Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt xét trên phương diện định danh và chuyển nghĩa. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan về cấu tạo từ ngữ 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu cấu tạo từ ngữ ở nước ngoài Có nhiều công trình nghiên cứu về cấu tạo từ ngữ ở nước ngoài, tuy nhiên, có thể khái quát có các hướng nghiên cứu sau: Dian Luthffiyati, Abdul Kholiq, Inta Ni’matus Zahroh: thống kê có 52 từ được cấu tạo theo phương thức phái sinh. Nurlin Triwahyuni, Imranuddin thống kê các thuật ngữ y tế đăng trên các bài báo khoa học gồm 16 từ vay mượn, 26 từ ghép,
- 4 02 từ rút gọn, 01 từ cấu tạo ngược, 11 từ viết tắt và 55 từ phái sinh; Sun Wentao nghiên cứu về các từ ghép, bao gồm từ ghép được cấu tạo bởi tiền tố, phương thức chuyển từ loại, viết tắt, dùng từ cũ với nghĩa mới, Isabel Balteiro trình bày về quy tắc cấu tạo từ và cho rằng “cấu tạo từ được hiểu như là một số các quy tắc tạo ra từ mới từ các từ cơ bản đã có”; Proefschrift nghiên cứu chi tiết về cụm danh từ của các ngôn ngữ Nam Mỹ; Artemis Alexiadou, Liliane Haegeman, Melita Stavrou nghiên cứu về mặt cấu tạo và chức năng của cụm danh từ… 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cấu tạo từ ngữ ở Việt Nam Các nhà Việt ngữ đã nghiên cứu về cấu tạo từ ngữ theo hướng sau: Nguyễn Thiện Giáp nghiên cứu đơn vị cấu tạo từ là từ tố (hình vị) và có hai loại từ tố là chính tố và phụ tố. Mai Ngọc Chừ đưa ra các phương thức cấu tạo từ, gồm: Phương thức từ hoá hình vị tạo ra từ đơn, phương thức ghép hình vị tạo ra từ ghép và phương thức láy hình vị tạo ra từ láy. Tác giả phân loại từ theo phương thức cấu tạo gồm: từ đơn và từ phức (từ phái sinh, từ ghép và từ láy). Về ngữ cố định, tác giả chia ra thành hai loại là quán ngữ và thành ngữ. Đỗ Hữu Châu cũng đã khẳng định đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là hình vị. Thông qua phương thức tạo từ: từ hoá hình vị cho ta từ đơn, ghép hình vị cho từ ghép và láy hình vị cho từ láy. Về ngữ cố định, tác giả cũng chia ra hai loại là quán ngữ và thành ngữ. Ngoài ra, còn các một số nghiên cứu cụ thể liên quan đến cấu tạo từ như nghiên cứu thuật ngữ, nghiên cứu cấu tạo từ ngữ chỉ nghề nghiệp… 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về định danh 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về định danh ở nước ngoài Các tác giả tập trung nghiên cứu về các phương thức định danh trong ngôn ngữ, mối quan hệ qua lại giữa nhận thức với ngôn ngữ và hiện thự; các loại định danh ngôn ngữ: tính quan yếu của từ điển học, loại hình học và tính phổ quát; tính phổ quát trong việc định danh ngôn ngữ thông qua các bình diện của ngữ nghĩa học cũng như hình thái học. Đây là những nghiên cứu mang tính lí thuyết có ý nghĩa to lớn trong việc xem xét mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và hình thái của ngôn ngữ. Tuy nhiên, các tác giả nêu trên chưa áp dụng lí thuyết định danh để nghiên cứu một vấn đề cụ thể mà mới chỉ đề cập đến các vấn đề mang tính khái quát. Ngoài ra còn có
- 5 nhiều tác giả áp dụng lí thuyết định danh để giải quyết các vấn đề cụ thể về từ ngữ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học nhằm tìm hiểu các đặc điểm định danh, cấu tạo, ngữ nghĩa để chuẩn hóa thuật ngữ khoa học và hỗ trợ cho sự phát triển của khoa học. 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở về định danh ở Việt Nam Các tác giả tập trung nghiên cứu theo các hướng: Hướng nghiên cứu lý thuyết định danh: các tác giả trình bày quan điểm về định danh, đi sâu phân tích vai trò của định danh trong quá trình giao tiếp và tư duy của con người, đồng thời miêu tả phương thức định danh trong tiếng Việt. Đi đến khái niệm định danh “là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách thành các đoạn của hiện thực khách quan, trên cơ sở đó hình thành khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu”. Khi nghiên cứu sâu sắc cách đặt tên gọi thì sẽ khám phá ra các quy luật vận động của tư duy mỗi dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau; mối quan hệ giữa định danh ngôn ngữ với đặc trưng văn hóa - dân tộc. Các công trình góp phần làm sáng tỏ khái niệm định danh và ứng dụng lí thuyết định danh trong nghiên cứu các nhóm từ trong tiếng Việt. Hướng nghiên cứu định danh ở lĩnh vực cụ thể về định danh từ ngữ nghề nghiệp, tên gọi các vật dụng gắn liền với đời sống của con người. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông 1.1.3.1. Các nghiên cứu về phương tiện giao thông nói chung Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về PTGT, phương tiện vận chuyển khá nhiều, trong đó chủ yếu nghiên cứu về PTGT đặt trong mối quan hệ với các vấn đề liên quan như: tắc đường, các loại bệnh, giải pháp giao thông thông minh… Về lĩnh vực hàng hải Việt Nam, tác giả Pierle Paris - thành viên Viện Viễn Đông bác cổ đã khảo sát, mô tả và đánh giá từng loại thuyền, sự ảnh hưởng hay các mối liên quan khác nhau để tìm hiểu văn hóa Việt Nam và sự pha trộn của các nền văn hóa khác đối với PTGT đường thủy. 1.1.3.2. Các nghiên cứu về từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong lĩnh vực ngôn ngữ học Có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến PTGT. Tác giả A A Isakova nghiên cứu định danh giao thông trong đào tạo giao tiếp liên văn hóa,
- 6 nghiên cứu gợi mở về các câu hỏi định danh giao thông; tác giả Н. В. Загребельна nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa PTGT đường thủy trong tiếng Anh ở bình diện hình thái học và trường từ vựng - ngữ nghĩa PTGT đường thủy trong sự nhìn nhận “ngây thơ” về thế giới trong tiếng Anh; tác giả N. V. Zagrebelna nghiên cứu các đặc điểm chính về chức năng tri nhận “sự chuyển động có mục đích” của trường từ vựng - ngữ nghĩa của PTGT đường thủy; Tác giả Valerija Marina, Igor Marin & Genovaite Snuviškiene đã phân tích so sánh giữa các thuật ngữ giao thông giữa tiếng Anh và tiếng Lítva và một số phương pháp phát triển chiến lược viết học thuật hiệu quả cho người sử dụng tiếng Anh không phải là bản ngữ. Ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu về từ ngữ chỉ phương tiện giao thông ở các bình diện cấu tạo từ ngữ, chuyển nghĩa, định danh và văn hóa. Các công trình phần lớn liên quan đến việc tập hợp các từ ngữ và giải thích một khía cạnh nhỏ trong lĩnh vực giao thông vận tải. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về từ ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt. Chỉ có một số công trình thuộc chuyên ngành giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không trong kinh tế học, trong giao thông vận tải hoặc chỉ là các từ điển chuyên ngành giao thông. Nói chung là chưa có công trình nào đề cập đến phương tiện giao thông ở bình diện ngôn ngữ, thống kê, miêu tả và phân loại các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông, đặc điểm định danh của các từ ngữ này, sự phản ánh tư duy của người Việt khi gọi tên các phương tiện giao thông. Đây chính là khoảng trống để chúng tôi lựa chọn đề tài tiến hành nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lí thuyết 1.2.1. Khái niệm từ ngữ - Khái niệm về từ: Có nhiều quan niệm về từ, tuy nhiên, các nhà khoa học nước ngoài vẫn thường chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một số lượng không nhiều những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu.
- 7 Ở Việt Nam, có thể thấy từ là một thực thể, tồn tại trong mỗi hệ thống ngôn ngữ với những đặc điểm hình thức, cấu trúc nội tại và có thể có cách biểu thị nội dung (ý nghĩa) khác nhau, được người bản ngữ tri giác là có (hiện thực về mặt tâm lí) ấy. Luận án theo quan điểm: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được sử dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu. - Khái niệm về ngữ: Theo quan niệm phổ biến, ngữ là một loại tổ hợp từ, gồm các thành tố kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ. Trong ngữ, từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính. Các từ “vệ tinh” phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ. Ngữ có danh từ làm thành tố chính, gọi là ngữ danh từ. Các ngữ chỉ PTGT trong tiếng Việt được chúng tôi khảo sát trong luận án đều thuộc loại danh ngữ. 1.2.2. Khái niệm “cấu tạo từ ngữ” Cấu tạo từ ngữ là việc tạo nên các từ ngữ mới theo những mô hình nhất định của hệ thống ngôn ngữ, phục vụ cho những nhu cầu diễn đạt mới của cộng đồng người nói. Có các phương thức cấu tạo từ ngữ: dùng một hình vị để tạo thành một từ; phương thức phụ tố; phương thức láy; phương thức ghép. 1.2.3. Định danh 1.2.3.1. Khái niệm định danh Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý thì “định danh là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách thành các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành khái niệm tương ứng trong hình thức từ, tổ hợp từ, thành ngữ và câu”. Định danh hay gọi tên sự vật phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Đó phải là tên gọi khái quát, trừu tượng, mất đi khả năng gợi đến những đặc điểm, thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng vì nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng. Về mặt ngữ nghĩa, tên gọi đó phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn cảm tính. (2) Tên gọi đó phải là tên gọi phân biệt được đối tượng này với đối tượng kia trong cùng một loại hay phân biệt được các loại nhỏ trong một loại lớn. 1.2.3.2. Nguyên tắc định danh Đơn vị định danh gồm có từ, cụm từ (ngữ) và câu. Nhưng đối tượng định danh của các đơn vị ngôn ngữ này là khác nhau, “từ dùng để định danh
- 8 sự vật, hiện tượng, quá trình” còn “câu dùng để định danh cảnh huống”. Ngoài ra, đơn vị định danh còn được chia thành các loại sau: “Đơn vị định danh gốc là những TỪ tối giản về mặt hình thái cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra những đơn vị định danh khác. Đơn vị định danh phái sinh (bậc hai) là những ĐƠN VỊ có đặc trưng hình thái - cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc, mang nghĩa biểu trưng hóa dưới hình thái ẩn dụ hay hoán dụ”. 1.2.2.3. Phương thức định danh Cơ chế định danh bao gồm: cơ chế ghép, cơ chế láy, cơ chế sao phỏng và cơ chế phụ gia. Liên quan đến từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt, các biểu thức định danh theo cơ chế ghép có số lượng lớn nhất, biểu thức định danh theo cơ chế láy chỉ có hai đơn vị (bình bịch, cút kít, hai từ này sẽ được gạt bỏ trong số liệu thống kê) và hoàn toàn không xuất hiện đơn vị nào được định danh theo cơ chế sao phỏng và cơ chế phụ gia. Vì thế, việc phân xuất một số mô hình định danh được tiến hành dựa trên phương thức định danh cơ sở và phương thức định danh phức hợp (cơ chế ghép để tạo từ ghép hay cụm từ). 1.2.2.4. Phân loại định danh Để có cơ sở triển khai nội dung chương 3 về định danh các phương tiện giao thông trong tiếng Việt, kế thừa thành tựu của các nghiên cứu đi trước, chúng tôi chia định danh các phương tiện giao thông trong tiếng Việt thành các loại sau: 1/ Định danh nguyên cấp Đây là kiểu định danh bằng một hình vị, hình vị này khi đi vào hành chức sẽ giữ tư cách của một từ đơn và thường mang tính võ đoán. Đây là đơn vị cơ sở để tạo nên kiểu định danh thứ cấp. 2/ Định danh thứ cấp Đây là kiểu định danh phái sinh từ định danh nguyên cấp, đơn vị định danh nguyên cấp được gán thêm các đặc trưng khác qua phương thức cấu tạo từ, là phương thức ghép và hai phương thức chuyển nghĩa từ vựng là ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ vựng. 1.2.3. Nghĩa của từ ngữ 1.2.3.1. Khái niệm “nghĩa”
- 9 Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện. Nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và có những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ. 1.2.3.2. Trường nghĩa Trường nghĩa được xác định như một phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa, theo cách: Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải có chung một thành tố nghĩa. 1.2.3.3. Sự chuyển biến ý nghĩa của từ ngữ - Khái niệm: Sự chuyển biến ý nghĩa của từ là quá trình chuyển đổi từ nghĩa này sang nghĩa khác, từ một nghĩa thành nhiều nghĩa. - Hướng chuyển nghĩa: hướng móc xích, hướng tỏa ra. - Các quy luật chuyển nghĩa: quy luật đồng loạt cùng hướng, quy luật liên tưởng. - Các phương thức chuyển nghĩa: ẩn dụ và hoán dụ. - Hiện tượng chuyển trường nghĩa. 1.2.4. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 1.2.4.1. Khái niệm văn hóa “Văn hoá”, hiểu theo cách phổ thông, bao gồm tất cả những sản phẩm vật chất (văn hóa vật chất) và những sản phẩm tinh thần (văn hoá tinh thần) do con người sáng tạo ra trong quá khứ, hiện tại và mang tính giá trị. Tính giá trị của văn hoá được hiểu là những sản phẩm do con người sáng tạo ra và phải là cái có ích cho con người. Văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm vật chất (văn hóa vật chất) và sản phẩm tinh thần (văn hoá tinh thần). 1.2.4.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá Các bình diện cấu tạo từ, chuyển nghĩa và định danh thuộc về ngôn ngữ nhưng chúng cũng gián tiếp bị chi phối hoặc chi phối đến tư duy và văn hoá. Giữa chúng có mối quan hệ đan xen, chằng chịt, hai chiều và đa chiều. 1.2.5. Khái niệm “phương tiện giao thông” Theo quan niệm phổ biến của người nói tiếng Việt, “giao thông” là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của con người và phương tiện chuyên
- 10 chở. Trong ngành giao thông, “giao thông” được hiểu là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện giao thông khác một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông thường có tổ chức, được kiểm soát và thường được phân theo các loại: xe cơ giới (như ô tô, xe máy…), phương tiện khác (như xe đạp, xích lô…) và người đi bộ. Hiểu một cách phổ biến nhất, “giao thông” là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở gắn với các loại “đường”: “đường bộ”, “đường hàng không” và “đường thuỷ”. Tiểu kết chương 1 Luận án đã tổng kết, đánh giá những điểm đạt được cũng như những hạn chế của các nghiên cứu đi trước, từ đó thấy được khoảng trống trong nghiên cứu các từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt. Lý thuyết về từ và ngữ, phương thức cấu tạo từ ngữ tiếng Việt (gồm từ đơn và từ phức; từ đơn gồm có từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm, từ phức gồm từ ghép và từ láy, trong từ ghép có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ; các ngữ (cụm từ) được tạo nên theo phương thức ghép, với thành tố trung tâm và các thành tố phụ); quan niệm về định danh, các loại định danh (gồm định danh nguyên cấp và định danh thứ cấp); quan niệm về sự chuyển biến ý nghĩa của từ tiếng Việt, hướng chuyển nghĩa của từ (gồm hướng tỏa ra và hướng móc xích); quy luật chuyển nghĩa (gồm quy luật đồng loạt cùng hướng và quy luật liên tưởng); phương thức chuyển nghĩa (gồm ẩn dụ và hoán dụ).
- 11 Chương 2 TỪ NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO 2.1. Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông xét theo số lượng và nguồn gốc thành tố cấu tạo Qua khảo sát, từ ngữ chỉ PTGT có một yếu tố như: xe, thuyền, bè, mảng, ghe, đò... Đây là các đơn vị cơ sở có một hình vị, có thể có nguồn gốc từ thuần Việt hoặc gốc Hán. Ngoài ra còn có các đơn vị 2 hình vị như: xe cộ, tàu thuyền, thuyền bè, xe máy, xe bò, xe trâu, thuyền buồm, thuyền nan, máy bay,... đây là loại đơn vị được cấu tạo bởi hai hình vị, trong đó cả hai hình vị đều là hình vị tự do, tức chúng đều có nghĩa và có những quan hệ ngữ nghĩa nhất định (sẽ được trình bày ở phần sau). Chẳng hạn: tàu bè được ghép bởi hai tiếng là tàu và bè, hai tiếng này có quan hệ ngang nhau; còn xe máy được cấu tạo bởi hai tiếng xe và máy, trong đó xe là yếu tố chính, còn máy là yếu tố phụ, có chức năng phân loại lớn (xe) ra thành loại nhỏ. Loại tiếp theo được cấu tạo từ ba yếu tố như: xe đạp điện, xe máy điện, xe ô tô con, thuyền buồm nan, thuyền máy sông, thuyền buồm sông, đò máy sông, đò ngang máy... Các đơn vị này được cấu tạo bởi 3 tiếng có nghĩa. Chẳng hạn: xe máy điện gồm ba yếu tố là xe, máy và điện, trong đó xe là yếu tố chỉ loại lớn, máy là yếu tố phân loại của xe và điện là yếu tố phân loại xe máy ra thành loại nhỏ hơn. 2.1.1. Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông xét về số lượng thành tố cấu tạo Từ ngữ chỉ PTGT cũng có các nguồn khác nhau như: xa, độc mộc, xe thổ mộ được vay mượn từ tiếng Hán; ô tô, mô tô, buýt, taxi… được vay mượn từ tiếng Anh. Tuy nhiên, còn có hiện tượng một từ ngữ được sử dụng pha trộn giữa hai ngôn ngữ như xe bus, xe conterner, xe taxi, xe ford, xe future, máy bay boeing, máy bay airbus, tàu connecticulti… Ở đây, yếu tố xe là thuần Việt còn các yếu tố bus, conterner, taxi, ford và future là vay mượn, máy bay là thuần Việt còn boeing và airbus là vay mượn. Hoặc cũng có hiện tượng từ ngữ được sử dụng nguyên dạng như Aircraft, airbus, boeing, USS Marine… Các đơn vị này được vay mượn hoàn toàn từ các ngôn ngữ khác và cũng được viết nguyên dạng của ngôn ngữ nguồn.
- 12 2.1.3. Quan hệ giữa các thành tố cấu tạo trong từ ngữ chỉ phương tiện giao thông 2.1.3.1. Quan hệ trong từ ngữ có 1 thành tố cấu tạo Từ có một thành tố cấu tạo chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt chính là từ đơn, thành tố cấu tạo của từ đơn chính là một hình vị. Hình vị chỉ phương tiện giao thông có thể có một âm tiết như: xe, tàu, thuyền, bè, mảng... và cũng có thể có hơn hai âm tiết như ô tô, mô tô, công ten nơ, taxi,... Ngoài ra còn hiện tượng rút gọn yếu tố chỉ loại lớn, chỉ sử dụng yếu tố phân loại như: xe taxi, xe công ten nơ, xe ford, máy bay boeing, máy bay airbus, thuyền thúng, thuyền mủng,… khi hành chức, nhiều từ ngữ được rút gọn thành hai chiếc taxi, năm chiếc công ten nơ, một con ford, chiếc boeing đang cất cánh, chiếc Airbus đã hạ cánh an toàn. 2.1.3.2. Quan hệ trong từ ngữ có hai thành tố cấu tạo trở lên Các thành tố cấu tạo của từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt có những quan hệ khác nhau. Trong đó, có quan hệ ngang bằng nhau (đẳng lập) như từ ghép đẳng lập: xe cộ, tàu xe, thuyền bè, tàu thuyền... Loại quan hệ thứ hai là quan hệ chính phụ, về cơ bản từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt có quan hệ chính phụ, hiện tượng này thể hiện trong từ ghép chính phụ, như xe máy, xe bò, xe trâu, xe ngựa... và trong cụm danh từ như xe ô tô ford xuất Mỹ, tàu hàng biển diesel, máy bay phản lực thân rộng... Đây là quan hệ giữa các thành tố cấu tạo từ ngữ để tạo nên các loại từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt. Bên cạnh các loại quan hệ trên còn một loại quan hệ nữa đó là quan hệ tôn ti (tầng bậc), quan hệ này được thể hiện rõ giữa các từ ngữ với nhau. 2.2. Từ chỉ phương tiện giao thông xét theo đặc điểm cấu tạo 2.2.1. Từ đơn chỉ phương tiện giao thông 2.2.1.1. Từ đơn chỉ phương tiện giao thông đường thủy Các từ đơn chỉ PTGT đường thuỷ trong tiếng Việt gồm từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm. Từ đơn đơn âm chỉ PTGT đường thủy gồm 12 từ, như: tàu, thuyền, bè, mảng, đò, ghe, mủng, thúng, xuồng, phà, chẹc và 03 từ đơn đa âm: xà lan, ca nô, vỏ lãi. Xét về số lượng và số lần xuất hiện thì từ đơn đơn âm chiếm đa số, các từ đơn đơn âm này là những từ thuần Việt như: tàu, thuyền, bè, mảng… hoặc từ vay mượn nhưng đã được Việt hoá ở mức độ
- 13 cao, có cách viết và phát âm theo quy luật ngữ âm của tiếng Việt như xuồng, phà. Tất cả 15 từ đơn này sẽ giữ vai trò là những hình vị gốc để tạo ra các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn là từ phức và cụm từ trong tiếng Việt. 2.2.1.2. Từ đơn chỉ phương tiện giao thông đường bộ Từ đơn đơn âm có 2 từ là xe và buýt, trong đó từ buýt tuy được phiên chuyển từ tiếng Anh nhưng do được viết và phát âm như ngữ âm của tiếng Việt nên được xếp vào từ đơn. Về từ đơn đa âm, có 2 từ gồm ô tô và mô tô. Hai từ này cũng được vay mượn từ tiếng Anh nhưng cũng như các từ vay mượn khác ở trên, chúng được viết và phát âm như ngữ âm của tiếng Việt nên chúng tôi coi chúng với tư cách là từ thuần Việt do được Việt hoá ở mức độ cao. 2.2.1.3. Từ đơn chỉ phương tiện giao thông đường hàng không Từ đơn chỉ PTGT đường hàng không chỉ có 01 đơn vị tiếng Việt là từ tàu. Cũng như các từ đơn chỉ phương tiện giao thông đường thuỷ và đường bộ, từ đơn chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt cũng được vay mượn rất nhiều, đặc biệt là dùng với tư cách từ đơn khi được tỉnh lược yếu tố chỉ loại: tàu, máy, có thể kể ra một số từ sau: Boeing, VTOL, Apache, soyuz, Volar, Maker, Embrae, Comac… 2.2.1.4. Khái quát về đặc điểm cấu tạo của từ đơn chỉ ba loại PTGT trong tiếng Việt Về các từ đơn đơn âm: Có tổng cộng 15 từ đơn đơn âm chỉ PTGT, trong đó có 12 từ đơn đơn âm chỉ PTGT đường thuỷ, 02 từ đơn đơn âm chỉ PTGT đường bộ và 01 từ đơn đơn âm chỉ PTGT đường hàng không. Về các từ đơn đa âm: Từ đơn đa âm tiếng Việt chỉ PTGT đường thuỷ có 03 từ, đường bộ 2 từ và không có từ đơn đa âm chỉ phương tiện giao thông đường hàng không. 2.2.2. Từ ghép chỉ phương tiện giao thông 2.2.2.1. Từ ghép chỉ phương tiện giao thông đường thủy Từ ghép chỉ phương tiện giao thông đường thuỷ có các mô hình cấu tạo sau:1/ Mô hình từ ghép đẳng lập; 2/ Mô hình từ ghép chính phụ. Có tất cả 135 từ ghép chỉ PTGT đường thuỷ, trong đó từ ghép đẳng lập có 11 từ, gồm: thuyền bè, bè mảng, tàu thuyền, tàu bè, tàu xuồng, ghe xuồng, ghe tàu, ghe thuyền, xuồng bè, tàu phà, thuyền phà; từ ghép chính
- 14 phụ có 124 từ, như: tàu kéo, tàu cá, tàu mực, ghe cá, ghe chai… 2.2.2.2. Từ ghép chỉ phương tiện giao thông đường bộ Từ ghép chỉ PTGT đường bộ có tất cả 71 từ với 624 lần xuất hiện, trong đó từ ghép đẳng lập có 02 từ (xe cộ, tàu xe) với 8 lần xuất hiện; còn từ ghép chính phụ có 69 từ với 616 lần xuất hiện, như: xe đạp, xe máy, xe ôm, xe điện, xe con, xe cẩu… trong đó gồm từ ghép chính phụ có một hình vị tiếng Việt và một hình vị vay mượn, như: xe taxi, xe bus, xe civic, xe ford, xe future …; và từ ghép vay mượn hoàn toàn, như: Air blade, car scoops, Chevy Volt, Corolla Altis, Corolla Cross… Từ ghép chỉ phương tiện giao thông đường bộ có các mô hình cấu tạo sau: 1/ Mô hình từ ghép đẳng lập. 2/ Mô hình từ ghép chính phụ Xét về số lượng từ giữa các loại từ ghép chỉ PTGT đường bộ, ta thấy trong tổng số 71 từ ghép, từ ghép đẳng lập chỉ có 2 từ, chiếm 2,78%, còn từ ghép chính phụ có 69 từ, chiếm 97,22%. Số liệu trên chứng tỏ rằng, cách thức tạo từ ghép chỉ phương tiện giao thông đường bộ chủ yếu là theo phương thức ghép chính phụ, đó là lấy một hình vị chỉ loại lớn ghép với một hình vị chỉ tiểu loại để tạo ra từ ghép phân nghĩa, phân loại lớn ra thành các loại nhỏ. 2.2.2.3. Từ ghép chỉ phương tiện giao thông đường hàng không Từ ghép chỉ phương tiện giao thông đường hàng không có kết quả khá thú vị. Đó là, không có từ ghép đẳng lập nào mà chỉ có 10 từ ghép chính phụ nhưng lại có đến 344 lần xuất hiện, bao gồm các từ: máy bay, tàu bay, chuyên cơ, phi cơ, xe bay,… Các kiểu từ ghép chỉ phương tiện giao thông đường hàng không không có mô hình cấu tạo từ ghép đẳng lập mà chỉ có mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ. 2.2.2.4. So sánh từ ghép chỉ các phương tiện giao thông trong tiếng Việt Kết quả thống kê cho thấy từ ghép chỉ PTGT đường thủy có số lượng nhiều nhất nhưng lại có số lần xuất hiện ít nhất. Trong khi số lượng từ ghép chỉ phương tiện giao thông đường hàng không ít nhất lại có số lần xuất hiện nhiều nhất. Điều này cho thấy sự tỉ lệ nghịch giữa số lượng từ với số lần
- 15 xuất hiện của từ ghép chỉ ba loại phương tiện giao thông. Số liệu này thể hiện một nghịch lí nữa là phương tiện giao thông đường thủy tuy đã xuất hiện lâu đời và với số lượng tên gọi lớn nhất nhưng sự phát triển ở Việt Nam hiện nay lại không mạnh mẽ bằng hai loại phương tiện còn lại. Ngược lại, phương tiện giao thông đường hàng không có số lần xuất hiện lớn gấp nhiều lần các loại phương tiện còn lại bởi sự phát triển như vũ bão của loại giao thông này ở Việt Nam hiện nay. Xu hướng này thể hiện rõ ở số lần xuất hiện từ ghép chỉ ba loại phương tiện này trên báo và tạp chí chính thống. 2.3. Đặc điểm cấu tạo của cụm từ chỉ phương tiện giao thông 2.3.1. Đặc điểm cấu tạo của cụm từ chỉ phương tiện giao thông đường thủy Cụm từ chỉ phương tiện giao thông đường thủy có cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt chiếm tỉ lệ cao gấp hai lần các cụm từ có yếu tố cấu tạo thuần Việt kết hợp với yếu tố vay mượn. Điều này cho thấy, mặc dù xu hướng vay mượn từ tiếng nước ngoài để biểu thị phương tiện giao thông đường thủy là cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhưng xu hướng này vẫn chưa chiếm ưu thế trong cả số lượng cụm từ và số lần xuất hiện so với các cụm từ được cấu tạo bởi các yếu tố thuần Việt. Số liệu này giúp chúng ta khẳng định rằng, tính độc lập tương đối của tiếng Việt và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc trong cấu tạo cụm từ chỉ phương tiện giao thông đường thủy của người Việt. 2.3.2. Đặc điểm cấu tạo của cụm từ chỉ phương tiện giao thông đường bộ Các phương tiện giao thông đường bộ được cấu tạo bởi các cụm từ cũng có ba loại là cụm từ thuần Việt, cụm từ tiếng Việt + vay mượn và cụm từ vay mượn tiếng nước ngoài. Xin xem một số ví dụ sau: xe nâng động cơ đốt trong, xe nâng nâng tự hành, xe bán tải Honda Civic 2017… Cụm từ chỉ PTGT đường bộ có tất cả 1.077 cụm từ với 1.821 lần xuất hiện, trong đó có 236 cụm từ được cấu tạo bởi các yếu tố thuần Việt, chiếm 21,91%, còn cụm từ được cấu tạo bởi các yếu tố thuần Việt và các yếu tố vay mượn có 841 cụm từ, chiếm 78,09%. Về số lần xuất hiện, cụm từ được cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt xuất hiện 373 lần, chiếm 20,48%, còn cụm từ được cấu
- 16 tạo bởi sự kết hợp của yếu tố thuần Việt và vay mượn xuất hiện 1.448 lần, chiếm 79,52%. 2.3.3. Đặc điểm cấu tạo của cụm từ chỉ phương tiện giao thông đường hàng không Cụm từ thuần Việt có 277 cụm từ, chiếm 37,28%, trong khi cụm từ được cấu tạo bởi yếu tố thuần Việt và vay mượn có 466 cụm từ, chiếm 62,72%. Xét về số lần xuất hiện, cụm từ thuần Việt xuất hiện 450 lần, chiếm 31,1%, cụm từ được cấu tạo bởi yếu tố thuần Việt và yếu tố vay mượn tiếng nước ngoài xuất hiện 997 lần, chiếm đến 68,9%. Các cụm từ chỉ các PTGT trong tiếng Việt có tất cả 2.218 cụm danh từ với 4.055 lần xuất hiện. Số lượng cụm từ và số lần xuất hiện của mỗi loại phương tiện là khác nhau. Xét một cách tổng thể các cụm từ có cấu tạo bởi các yếu tố thuần Việt và vay mượn tiếng nước ngoài chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt thì cụm từ chỉ PTGT đường bộ có số lượng cụm từ cũng như số lần xuất hiện nhiều nhất, nhiều thứ hai là cụm từ chỉ PTGT đường hàng không và cuối cùng là PTGT đường thủy có số lượng cụm từ và số lần xuất hiện ít nhất. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, luận án đã trình bày kết quả nghiên cứu về mặt cấu tạo của phương tiện giao thông. Trong đó, tập trung làm rõ yếu tố cấu tạo và từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt trong sự so sánh giữa ba loại phương tiện là đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông được xác định có thể được cấu tạo bởi 1 yếu tố, đó là các từ đơn, có thể được cấu tạo bởi hai yếu tố trở lên, các đơn vị được cấu tạo bởi hai yếu tố trở lên có thể là từ ghép hoặc cụm từ. Từ ngữ chỉ phương tiện giao thông được cấu tạo bởi các yếu tố thuần Việt, Hán Việt và các yếu tố vay mượn từ các nguồn khác, đặc biệt các ngôn ngữ Ấn – Âu. Về đặc điểm cấu tạo của từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt. Trong đó, phương tiện giao thông đường thuỷ có số lượng tên gọi là từ đơn 15 tên với 400 lần xuất hiện và 135 từ ghép với 372 lần xuất hiện. Phương tiện giao thông đường bộ có 4 tên gọi là từ đơn với 1032 lần xuất hiện và 71 từ ghép với 624 lần xuất hiện. Phương tiện giao thông đường hàng có 1 tên gọi là từ đơn với 6 lần xuất hiện và 10 từ ghép với 3440 lần xuất hiện. Tất cả từ đơn, từ ghép và cụm từ trình bày trong sự so sánh về số lượng từ, cụm
- 17 từ và số lần xuất hiện của chúng trong sử dụng. Từ đó, đi đến các nhận định về đặc điểm cấu tạo giữa chúng Chương 3 TỪ NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỊNH DANH VÀ CHUYỂN NGHĨA 3.1. Đặc điểm định danh phương tiện giao thông trong tiếng Việt 3.1.1. Định danh bậc một phương tiện giao thông trong tiếng Việt 3.1.1.1. Định danh bậc một phương tiện giao thông đường thuỷ Luận án đã thống kê được 234 từ ngữ chỉ phương tiện giao thông đường thủy thuộc mô hình định danh đơn, 234 từ ngữ này được phân loại thành 18 mô hình định danh bậc một. Trong 18 mô hình định danh bậc một phương tiện giao thông đường thủy trong tiếng Việt, có 10 mô hình định danh điển mẫu và 8 mô hình định danh phi điển mẫu. Trong số 18 mô hình định danh này thì mô hình định danh lựa chọn đặc trưng về chức năng có số lượng đơn vị ngôn ngữ nhiều nhất là 88 biểu thức định danh, chiếm đến 37,61%. 3.1.1.2. Định danh bậc một phương tiện giao thông đường bộ Luận án đã thống kê được 157 đơn vị ngôn ngữ và 22 mô hình định danh bậc một. Phương tiện giao thông đường bộ trong tiếng Việt được định danh bởi 22 đặc trưng, đây cũng là 22 mô hình định danh bậc một. Trong đó, chỉ có 6 mô hình định danh điển mẫu còn 16 mô hình còn lại chỉ là dạng định danh phi điển mẫu và loại định danh phi điển mẫu đã được chúng tôi nói rõ ở phần định danh bậc một phương tiện giao thông đường thủy. Trong 6 loại mô hình định danh bậc một điển mẫu, mô hình định danh có đặc trưng về chức năng có số lượng đơn vị ngôn ngữ nhiều nhất với 47 đơn vị, chiếm 29,94%. 3.1.1.3. Định danh bậc một phương tiện giao thông đường hàng không Phương tiện giao thông đường hàng không có 16 đặc trưng với 161 đơn vị ngôn ngữ. Trong 16 đặc trưng được lựa chọn để định danh thì có 6 đặc trưng được khái quát thành 6 mô hình định danh bậc một điển mẫu, 10 đặc trưng còn lại được chúng tôi xếp vào các mô hình định danh phi điển mẫu. Trong 6 mô hình định danh điển mẫu, mô hình định danh có đặc trưng chỉ chức năng có số lượng biểu thức định danh nhiều nhất với 39 biểu thức định danh, chiếm 24,22%.
- 18 Mô hình định danh bậc một phương tiện giao thông trong tiếng Việt có tất cả 552 biểu thức định danh. Trong đó, phương tiện giao thông đường thuỷ có 234 biểu thức định danh, phương tiện giao thông đường bộ có 157 biểu thức định danh và phương tiện giao thông đường hàng không có 161 biểu thức định danh. 3.1.2. Định danh bậc hai phương tiện giao thông trong tiếng Việt 3.1.2.1. Định danh bậc hai phương tiện giao thông đường thủy Phương tiện giao thông đường thuỷ có tất cả 244 biểu thức định danh được khái quát lại thành 79 mô hình định danh. Trong tất cả 244 biểu thức định danh được khái quát lại thành 79 mô hình định danh bậc hai, chỉ có 6 mô hình điển mẫu bởi chúng có số lượng biểu thức định danh nhiều, các mô hình còn lại là phi điển mẫu bởi mỗi mô hình có thể có một vài biểu thức định danh nên chưa phải là mô hình điển hình. 3.1.2.2. Định danh bậc hai phương tiện giao thông đường bộ Phương tiện giao thông đường bộ 532 biểu thức định danh phương tiện giao thông đường bộ và chúng được chia thành 115 mô hình định danh bậc hai. Có tất cả 19 đặc trưng định danh bậc một nhưng đã sản sinh ra đến 115 mô hình định danh bậc hai. Số lượng mô hình định danh bậc hai cho thấy khả năng sản sinh của các đặc trưng định danh bậc một là rất lớn. Điều này cho thấy nhu cầu loại biệt hoá các loại phương tiện giao thông với nhau là rất lớn của người Việt. Trong 19 đặc trưng định danh bậc một thì đặc trưng về phương thức vận hành của phương tiện giao thông có sức sản sinh cao nhất, đã tạo ra 22 mô hình bậc hai. Mô hình định danh có đặc điểm định danh bậc một là tên loại đã tạo ra 16 mô hình định danh bậc hai. 3.1.2.3. Định danh bậc hai phương tiện giao thông đường hàng không Phương tiện giao thông đường hàng không có tất cả 351 biểu thức định danh, được khái quát thành 85 mô hình định danh bậc hai, 85 mô hình này được sản sinh từ 17 mô hình định danh bậc một. Trong 17 mô hình định danh bậc một có đặc trưng định danh là nhãn hiệu sản sinh ra nhiều đặc trưng định danh bậc hai nhất, với 17 đặc trưng bậc hai, mô hình bậc một có đặc trưng là chức năng cũng tạo ra được 16 đặc trưng bậc hai, mô hình có đặc trưng định danh là phương thức vận hành tạo ra được 8 đặc trưng bậc hai, mô hình có đặc trưng định danh là hình dáng tạo ra 7 đặc trưng bậc hai,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn