Tiểu luận: Phạm vi ảnh hưởng của thuế
lượt xem 24
download
Tiểu luận: Phạm vi ảnh hưởng của thuế nhằm trình bày các nguyên tắc xác định ảnh hưởng của thuế, tổng quan pahm5 vi ảnh hưởng của thuế. Khi thuế đánh vào người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ không sẵn lòng mua nhiều hàng hóa bị đánh thuế, vì thế giá cả sẽ giảm xuống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phạm vi ảnh hưởng của thuế
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Tiểu luận Phạm vi ảnh hưởng của thuế Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 1
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu NGUYÊN TẮC XÁC Đ ỊNH ẢNH HƯỞNG C ỦA THUẾ 1.1. Nguyên tắc 1: Trách nhiệm pháp lý của thuế không phân định rõ ai là người gánh chịu thuế thực sự 1.1.1. Phạm vi ảnh hưởng do luật pháp quy định: xác định chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý về nghĩa vụ nộp thuế. Đối với thuế gián thu, chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý (chủ thể chịu trách nhiệm nộp thuế) khác với chủ thể gánh chịu thuế thực sự. Ví dụ: Người tiêu dùng A mua một cây bút máy giá chưa có thuế VAT là 10.000 đồng, thuế VAT là 10%. Vậy, tổng số tiền mà người A p hải thanh toán là 11.000 đồng, trong đó người A p hải gánh chịu 1000 đồng thuế VAT. Về nghĩa vụ pháp lý, người bán phải có trách nhiệm nộp số tiền thuế này vào kho bạc nhà nước. 1.1.2. Phạm vi ảnh hưởng kinh tế: thể hiện mức thay đổi phân phối thu nhập thực của từng chủ thể do thuế gây ra. Trong thị trường cạnh tranh, khi thuế đánh vào người sản xuất, người sản xuất sẽ gia tăng giá cả ở chừng mực nhất định để bù đắp gánh nặng thuế và thu nhập của người sản xuất sẽ không giảm xuống bằng đúng số tiền thuế. Khi thuế đánh vào người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ không sẵn lòng mua nhiều hàng hóa bị đánh thuế, vì thế giá cả sẽ giảm xuống. Ví dụ: Chính phủ đánh thuế 50 cent trên 1 galon dầu lửa và người sản xuất phải nộp thuế. Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 2
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Hình 1.1: Gánh nặng pháp lý không phải là gánh nặng thực sự Ở hình 1.1a: Trước khi Chính phủ đánh thuế, thị trường cân bằng tại điểm A: giá cả thị trường $1.50, người sản xuất sẵn lòng cung cấp 100 tỷ gallon dầu lửa. Ở hình 1.1b: Sau khi Chính phủ đánh thuế 50 cent trên 1 galon dầu lửa và người sản xuất phải nộp thuế. Để cung cấp lượng cân bằng ban đầu 100 tỷ gallon, người sản xuất yêu cầu mức giá mới là $2.00 ($1.50 cent ban đầu + 50 cent tiền thuế, tại điểm B). Khi đó đường cung S1 chuyển sang S2. Ở mức giá cân bằng ban đầu $1.50, có sự thiếu hụt về cầu 20 tỷ gallon: người tiêu dùng muốn số lượng dầu lửa ở mức cũ (100 tỷ gallon), người sản xuất chỉ sẵn lòng cung cấp 80 tỷ gallon (điểm C). Người tiêu dùng phải chấp nhận tăng giá để có được số lượng cao hơn. Giá cả tiếp tục tăng cho đến khi thị trường đạt điểm cân bằng mới (điểm D): giá thị trường $1.80 và số lượng 90 tỷ gallon. Chính phủ đánh thuế vào người sản xuất có 02 ảnh hưởng đến những người tham gia thị trường dầu lửa: - Giá cả thị trường tăng 30 cent: từ $1.50 lên $1.80 - Người sản xuất nộp thuế cho chính phủ 50 cent/gallon được bán trên thị trường. Tiền thuế 50 cent này được bù đắp: họ nhận 30 cent lớn hơn mức giá cân bằng ban đầu, thực tế họ chỉ nộp thuế 20 cent. Từ góc độ người tiêu dùng, họ phải trả thêm 30 cent/gallon Như vậy, mặc dù người tiêu dùng không chịu trách nhiệm pháp lý nộp thuế cho chính phủ nhưng thực tế họ gánh chịu thuế 30 cent (nhiều hơn so với người sản xuất 20 cent). Sự gia tăng giá cả đã chuyển giao gánh nặng thuế từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Tổng số sánh nặng thuế là 50 cent. Đó còn gọi là góc thuế: chênh lệch giữa số tiền người tiêu dùng trả ($1.80) và người sản xuất nhận được ($1.30). 1.2. Nguyên tắc 2: Khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào không phản ảnh thích hợp sự phân phối gánh nặng thuế Nguyên tắc 2 của ảnh hưởng thuế là khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào là không thích hợp đối với phân phối gánh nặng thuế: gánh nặng thuế là giống nhau cho dù thuế đánh vào người sản xuất hoặc người tiêu dùng. Ví dụ: Trong hình 1.1, chúng ta đã xét trường hợp chính phủ đánh thuế 50 cent vào người sản xuất. Chúng ta cần xem xét thêm trường hợp chính phủ đánh thuế 50 cent vào người tiêu dùng (hình 1.2) Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 3
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Hình 1.2: Khía cạnh thị trường là không thích hợp Người tiêu dùng phải trả thêm 50 cent tiền thuế, nên làm cho đường cầu D1 dịch chuyển sang D2 bằng 50 cent. Để có được 100 tỷ gallon tính sẵn lòng của họ chỉ ở mức giá $1.00 ($1.50 cent ban đầu - 50 cent tiền thuế, tại điểm B). Ở mức giá cân bằng ban đầu $1.50, xảy ra tình trạng mức cung dầu lửa vượt quá: người sản xuất sẵn lòng cung cấp 100 tỷ gallon (điểm A), người tiêu dùng chỉ sẵn lòng mua với số lượng ít hơn 100 tỷ gallon ở mức giá này. Người sản xuất hạ thấp giá để bán phần sản phẩm vượt quá. Quá trình hạ giá được thực hiện cho đến khi thị trường đạt điểm cân bằng mới (điểm C): giá thị trường $1.30 và số lượng 90 tỷ gallon. Như ví dự trước, Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng cũng có 02 ảnh hưởng đến những người tham gia thị trường dầu lửa: - Giá cả thị trường giảm 20 cent: từ $1.50 xuống $1.30 Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 4
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu - Người tiêu dùng nộp thuế cho chính phủ 50 cent/gallon mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng. Tiền thuế 50 cent này được bù lại bởi sự giảm đi 20 cent giá cả thị trường, thực tế họ chỉ nộp thuế 30 cent. Từ góc độ người sản xuất, họ nhận ít hơn 20 cent/gallon trên mỗi đơn vị dầu lửa được bán. Như vậy, mặc dù người sản xuất không chịu trách nhiệm pháp lý nộp thuế cho chính phủ nhưng thực tế họ gánh chịu thuế 20 cent (ít hơn so với người tiêu dùng 30 cent). Giá cả giảm đã chuyển gánh nặng thuế từ người tiêu dùng đến người sản xuất. So sánh với ví dụ trước, ta thấy: người tiêu dùng đều phải trả $1.80 (ở ví dụ này là giá $1.30 + thuế $0.50) cho mỗi đơn vị tiêu dùng và người sản xuất cũng đều chỉ nhận được $1.30 (ở ví dụ trước là giá $1.80 – thuế $0.50). M ột lần nữa, chênh lệch giữa số tiền người tiêu dùng trả ($1.80) và người sản xuất nhận được ($1.30) là góc thuế 50 cent. Những gánh năng thuế khi đánh thuế vào người tiêu dùng giống như gánh nặng thuế khi đánh thuế vào người sản xuất. Có 02 mức giá khác nhau mà các nhà kinh tế thường chỉ ra trong mô hình ảnh hưởng thuế: - Tổng giá cả: giá cả phải trả hoặc nhận được bởi đối tác không phải nộp thuế cho chính phủ, nó giống như giá cả thị trường. - Giá sau thuế: giá cả phải trả hoặc nhận được bởi đối tác nộp thuế cho chính phủ, nó thấp hơn bằng số tiền thuế (nếu người sản xuất nộp thuế) hoặc cao hơn bằng số tiền thuế (nếu người tiêu dùng nộp thuế). Khi đánh thuế vào người sản xuất, tổng giá cả mà n gười tiêu dùng thanh toán là $1.80 và giá cả sau thuế mà người sản xuất nhận được là $1.80 - $0.50 = $1.30. Khi đánh thuế vào người tiêu dùng, tổng giá cả mà người sản xuất nhận được là $1.30 và giá sau thuế mà người tiêu dùng trả là $1.30 + $0.50 = $1.80. Giá sau thuế = Tổng giá + góc thuế (nếu thuế đánh vào người tiêu dùng) Giá sau thuế = Tổng giá - góc thuế (nếu thuế đánh vào người sản xuất). 1.3.Nguyên tắc 3: Các đối tượng có cung hoặc cầu không co giãn thì gánh chịu thuế hoàn toàn Phạm vi ảnh hưởng của đánh thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng được quyết định bởi độ co giãn của cung và cầu. 1.3.1 Cầu không co giãn hoàn toàn: Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 5
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Khi cầu không co giãn hoàn toàn, người tiêu dùng gánh chịu thuế hoàn toàn và người sản xuất không gánh chịu thuế. Điều này còn gọi là sự dịch chuyển hoàn toàn của thuế vào người tiêu dùng. Ví dụ: Trường hợp cầu không co giãn hoàn toàn. Khi đánh thuế 50cent/gallon dầu lửa vào người sản xuất . Hình 1.3 Những yếu tố không co giãn gánh chịu thuế Điểm cân bằng: Q1 = 100 P1 = $2.0 Khi đánh thuế vào người sản xuất, làm gia tăng chi phí biên 50 cent. Giá cả tăng lên kéo theo cung giảm xuống: đường cung S1 dịch chuyển sang S2. Điểm cân bằng mới bây giờ : P2 = $2.0 cao hơn P1 = $1.50 là 50 cent Q2 = 100 Như vậy khi đường cầu không co giãn hoàn toàn , gánh nặng thuế gồm : Gánh nặng thuế của người tiêu dùng = ( 1.50 + 0.50 ) – 1.50 = 0.5 đôla Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 6
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Gánh nặng thuế của người sản xuất = 1.50 – ( 1.50 + 0.50 ) + 0.50 = 0 Khi đường cầu không co giãn, việc đánh thuế 50cent/gallon vào nhà sản xuất nhưng thật sự người gánh chịu thuế là người tiêu dùng vì khi đó người tiêu dùng trả thêm $0.50 cho mỗi gallon dầu lửa. Nhà sản xuất hoàn toàn không gánh chịu thuế. 1.3.2 Cầu co giãn hoàn toàn: Khi cầu co giãn hoàn toàn, người sản xuất gánh chịu thuế hoàn toàn và người tiêu dùng không gánh chịu thuế. Ví dụ: Trường hợp cầu co giãn hoàn toàn. Khi đánh thuế 50cent/gallon dầu lửa vào người sản xuất . Hình 1.4 Những yếu tố co giãn tránh thuế Khi đánh thuế 50 cent, đường cung S1 dịch chuyển sang S2. Điểm cân bằng mới : P2 = P 1 = $1.50 Q2 = 90 thấp hơn Q1 = 100 (Sản lượng đã giảm 10 tỷ gallon ) Như vậy khi đường cầu co giãn hoàn toàn , gánh nặng thuế gồm : Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 7
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Gánh nặng thuế của người tiêu dùng = P1 – P1 = 1.50 – 1.50 = 0 Gánh nặng thuế của người sản xuất = P1 – P1 + 0.50 = 1.50 – 1.50 + 0.50 = 0.50 Khi đường cầu co giãn hoàn toàn , việc đánh thuế 50cent/gallon vào nhà sản xuất trong trường hợp này người sản xuất gánh chịu thuế hoàn toàn , người tiêu dùng không gánh chịu thuế. *Tổng quát về phạm vi ảnh hưởng thuế: Các đối tượng có cung hoặc cầu không co giãn gánh chịu gánh nặng thuế, ngược lại các đối tượng có cung hoặc cầu co giãn sẽ tránh được thuế. Những hàng hóa thay thế có cầu co giãn hơn. Đối với hàng hóa có cầu không co giãn , gánh nặng thuế được gánh chịu hoàn toàn bởi người tiêu dùng. Vì hàng hóa có cầu không co giãn thì người tiêu dùng có thể thay thế hàng hóa khác khi người sản xuất tăng giá khi bị đánh thuế. 1.3.3 Mức co giãn cung: Mức độ co giãn cung cũng ảnh hưởng đến mức độ phân phối gánh nặng thuế. Đường cung co giãn hơn khi người sản xuất có thể sử dụng các nguồn lực đầu vào thay thế hơn. Ví dụ: Trong ngắn hạn, nhà máy thép có cung không co giãn. Nhà máy không thể dễ dàng chuyển công nghệ luyện thép sang công nghệ chế tạo nhựa hoặc chế biến gỗ. N gược lại, đường cung của những người bán dạo trên đường phố rất co giãn. Bởi vì cá nhân bán dạo có mức đầu tư thấp, nếu như chính phủ đánh thuế họ dễ dàng chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác. So sánh phạm vi ảnh hưởng thuế đánh vào nhà máy thép và phạm vi ảnh hưởng thuế đánh vào người bán dạo với bất kỳ đường cầu như thế nào. Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 8
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Hình 1.5 Co giãn cung và gánh nặng thuế Hình 1.5a cho thấy ảnh hưởng của Hình 1.5 b cho thấy ảnh hưởng thuế đánh thuế đánh vào nhà máy thép. Thị trường vào người bán dạo. Những người bán dạo rất thép ban đầu cân bằng ở điểm A. Nhà máy nhạy cảm với chi phí sản xuất trong quyết định théo chỉ giảm chút ít số lượng thép bởi vì đầu tư của họ, dẫn đến đường cung rất co giãn. mức đầu tư vốn cố định không thay đổi. Kết Ban đầu, họ sẵn lòng cung cấp số lượng Q1 quả là, khi nộp 50 cent/đơn vị sản phẩm tiền hàng hóa ở mức P1. Nếu như chính phủ đánh thuế cho chính phủ, nhà máy thép vẫn sản thuế 50 cent/ đơn vị sản phẩm, những người xuất số lượng thép hầu như ở mức như bán dạo sẽ di chuyển sang lĩnh vực kinh doanh trước. Về tổng thể, cung nhà máy thép dịch khác. Khi đó đường cung S1 dịch chuyển sang chuyển hướng vào trong từ S1 đến S2. Giá S2, với giá cả tăng từ P1 đến P2 và số lượng cả gia tăng nhẹ từ P1 đến P2 và số lượng hàng hóa bán được lại giảm từ Q1 xuống Q2. thép sản xuất giảm từ Q1 xuống còn Q2. Sự gia tăng giá cao trong thị trường bán dạo bù Điểm cân bằng mới là B. Bởi vì giá cả tăng lại số tiền thuế mà những người bán dạo phải rất nhỏ nên không bù đắp số thuế mà nhà nộp, vì vậy họ ít gánh chịu gánh nặng thuế. máy thép nộp. Vì thế nhà máy thép gánh Trong khi người tiêu dùng hàng bán dạo gánh chịu hầu hết gánh nặng thuế và người tiêu chịu hầu hết gánh nặng thuế. dùng gánh chịu thuế rất ít. Tóm lại, phạm vi ảnh hưởng của thuế được quyết định bởi cả độ co giãn cung và cầu. Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 9
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu II. MỞ RỘNG PHẠM VI ẢNH HƯỞNG THUẾ: Trong phần này, chúng ta áp dụng 3 nguyên tắc trên vào một số trường hợp khác nhau như là thuế đánh vào các yếu tố sản xuất, thuế trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. 1. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản xuất Sự phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản xuất giống như thị trường hàng hóa tiêu dùng. Chỉ có điểm khác đó là người tiêu dùng các yếu tố sản xuất là các doanh nghiệp và người cung cấp các yếu tố sản xuất là các cá nhân (lao động). Ví dụ: ta xét thị trường lao động có: D1 là đường cầu lao động và S1 là đường cung lao động Thị trường cân bằng ban đầu, trước thuế tại điểm A với tiền lương W1=5,15$/h (W là tiền lương, H là giờ lao động). Giả sử chính phủ đánh thuế tiền lương: 1$/h trên tất cả người lao động, ta phân tích ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản xuất: + TH1: Thuế đánh vào người lao động - Thuế đánh 1$/h làm giảm thu nhập của người lao động - Người lao động yêu cầu phải tăng thêm 1$ tiền lương bù vào tiền thuế để sẵn lòng làm việc. Khi đó cung lao động dịch chuyển hướng lên trên từ S1 đến S2. . Tiền lương cân bằng ở vị trí mới cao hơn tại B với (W 2=5,65$, H 2) Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 10
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu - Phạm vi ảnh hưởng thuế được chia sẻ bởi người lao động và công ty phù hợp với độ co dãn của đường cung và đường cầu. Nếu như bằng nhau mỗi bên sẽ gánh chịu 0.5$. Công ty trả tiền lương cao hơn 0.5$ (5.65$) còn người lao động do phải nộp thuế 1$ nên nhận ít hơn 0.5$ tiền lương sau thuế (4.65$). Tổng tiền lương trên thị trường tăng lên 5.65$ nhưn g tiền lương sau thuế giảm còn 4.65$. +TH2: Thuế đánh vào công ty Thuế đánh vào công ty, công ty chịu trách nhiệm nộp thuế. Đường cung lao động vẫn ở S1, đường cầu lao động giảm dịch chuyển đi xuống từ D1 đến D2. Tiền lương thị trường giảm xuống 1$ (từ 5.65$ xuống 4,65$), cân bằng tại điểm C và gánh nặng thuế không thay đổi. Công ty trả Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 11
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu lương 4.65$ nhưn g do phải nộp 1$ tiền thuế cho Chính phủ nên thực tế công ty trả lương 5.65$. Người lao đông nhận 4.65$. M ỗi bên gánh chịu 0.5$. =>Người lao động và công ty gánh chịu thuế như nhau. Tóm lại: phạm vi ảnh hưởng của thuế đánh vào tiền lương cho thấy không khác biệt: thuế tiền lương đánh ½ vào người lao động và ½ vào công ty. Những trở ngại đối với điều chỉnh tiền lương: 1 trong những trở ngại là tiền lương tối thiểu – mức tiền lương tối thiểu bắt buộc mà tất cả người lao động được thanh toán cho mỗi giờ lao động. Giả sử người lao động được thanh toán cho mỗi giờ lao động với mức lương tối thiểu cân bằng ở mức ban đầu là 5.15 +TH3: Thuế đánh vào người lao động - trong trường hợp này tiền lương tối thiểu không có ảnh hưởng đến phân tích phạm vi ảnh hưởng: tiền lương gia tăng lên 5.65$ tại điểm B, công ty tăng lương thêm 0.5$, người lao động nhận được 5,65$/h, nhưng buộc phải nộp thuế 1$ cho Chính phủ nên tiền lương sau thuế là 4.65$. +TH4: Thuế đánh vào công ty Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 12
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Với thuế đánh vào công ty, đường cầu lao động di chuyển xuống phía dưới D2. Tuy nhiên công ty không thể hạ thấp tiền lương xuống còn 4.65$ do thấp hơn mức tiền lương pháp lý. Tiền lường duy trì ở mức 5.15$, công ty phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế và nộp 1$ tiền thuế cho Chính phủ nên mức tiền lương công ty phải chịu là 6.15$. Số giờ lao động trên thị trường giảm còn H3, đường cầu mới D2 cắt đường tiền lương tối thiểu tại điểm C’. Tóm lại: tùy theo chính sách đánh thuế của chính phủ mà thuế có sự ảnh hưởng khác nhau. Ở Việt Nam đa phần là đánh thuế vào người lao động ta cũng có thể nhận thấy thông qua luật thuế thu nhập cá nhân. 2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo 2.1 Cân bằng thị trường độc quyền và ảnh hưởng của thuế Thị trường độc quyền là thị trường chỉ có một người cung cấp hàng hóa cho nên người bán là người quyết định giá. N guyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của một hãng độc quyền là chi phí biên bằng thu nhập biên. Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 13
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Hình H.2 a Nhà độc quyền có đường chi phí biên dốc đi lên và đường cầu dốc đi xuống. Bởi vì nó phải hạ thấp giá trên một đơn vị để bán được nhiều sản phẩm. Vì thế, đường thu nhập biên M R, thấp hơn đường cầu. Nói khác đi, người tiêu dùng chỉ mua thêm một đơn vị sản phẩm nếu mức giá thị trường thấp hơn mức giá trước đó. Như vậy nhà độc quyền phải đánh đổi: doanh thu tăng thêm ở một mức giá nhất định sẽ làm gia tăng thu nhập, nhưng buộc phải hạ mức giá để đạt được cân bằng mới với mức sản lượng cao hơn. Hình H.2a cho thấy nhà độc quyền chọn sản xuất ở mức Q1 , tại đây M R = MC ( điểm A). Trên đường cầu D , người tiêu dùng sẵn lòng thanh toán với mức giá P1 để lấy Q1. Vì thế, nhà độc quyền sản xuất tại mức sản lượng Q1 với mức giá P1. Tuy độc quyền về giá nhưng nhà độc quyền cũng phải quan tâm đến đường cầu, không thể sản xuất số lượng Q1 với mức giá P vì tại mức giá này người tiêu dùng có nhu cầu Q2 lớn hơn Q1. Tác động của thuế Tác động của thuế đánh vào sản lượng đối với độc quyền khác với cạnh tranh. Đối với thị trường cạnh tranh khi đánh thuế vào đơn vị sản phẩm thì giá thị trường tăng lên một lượng ít hơn thuế, cả người sản xuất và người tiêu dùng phải chịu thuế. Trong thị trường độc quyền khi đánh thuế, giá có thể tăng một lượng lớn hơn thuế và người tiêu dùng chịu hoàn toàn. Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 14
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Điều này có thể minh họa trên hình H.2 b . Khi chính phủ đánh thuế trên đơn vị sản phẩm là t, nhà độc quyền phải nộp cho chính phủ t thuế. Chi phí biên của hãng sẽ là M C + t. Hãng sẽ cung ứng tại sản lượng Q có M R = M C + t. Khi chưa thuế hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại sản lượng Q1 có M R = MC với giá P1. Khi chính phủ đánh thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm, đường chi phí biên mới sẽ là MC + t và hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại Q2 có MR = M C + t với giá P2, như vậy mức tăng giá lớn hơn mức tăng thuế. Hình H.2 b 2.2 Thị trường nhóm độc quyền : Hiện tại chưa có lý thuyết nào khẳng định phạm vi ảnh hưởng của thuế trong trường hợp có nhóm độc quyền. Các nhà độc quyền nhóm thành lập cartel để thu lợi nhuận độc quyền. Các nhóm độc quyền thường yêu cầu các hãng trong nhóm cắt giản sản lượng để gây sức ép lên giá, tuy nhiên thảo thuận này khó thực hiện được vì bất đồng trong sự phân chia lợi nhuận. Lợi dụng giá cao, họ sản xuất sản lượng cao hơn mức cho phép nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Kết quả là sản lượng trên thị trường có nhóm độc quyền cao hơn mức giới hạn mà các cartel thành lập. Khi có thuế, các hãng sẽ bị thiệt tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của họ gia tăng. Về lý thuyết, lợi nhuận trước thuế tăng lên nhiều hơn so với mức sau khi nộp thuế, nên các hãng không bị thiệt hại. Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 15
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu 2.3 Đánh thuế vào thị trường cạnh tranh: Hình H.2 c Giả sử chính phủ đánh thuế vào thị trường độc quyền như hình vẽ H.2c. Đánh thuế làm cho người tiêu dùng mua ít sản phẩm của nhà độc quyền vì giá tăng làm đường cầu dịch chuyển đến D1 . Sự giảm này làm đường thu nhập dịch chuyển đếm MR2 . Cân bằng mới ở mức P 2 và Q2. Nhà độc quyền gánh chịu một phần thuế như trong trường hợp cạnh tranh. Ba nguyên tắc ảnh hưởng của thuế vẫn còn giá trị trong thị trường độc quyền. 3. Phạm vi ảnh hưởng của thuế và vấn đề vốn hóa: Phần này phân tích tác động của thuế đến đất đai. Đất đai có đặc tính là cung cố định và là loại hàng hóa có tính lâu bền. Nếu như thị trường bất động sản cạnh tranh, thì giá cả của đất bằng với giá trị chiết khấu hiện tại của dòng thời gian thuê (T), Gọi tỷ suất sinh lợi là r, giá của đất sẽ là: Số thuế thu vào đầu năm đầu tiên là uo và các năm tiếp theo lần lượt là: u1, u2, … số tiền cho thuê đất hàng năm mà người sở hữu nhận được giảm xuống đúng bằng toàn bộ số tiền thuế. Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 16
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Như vậy những người mua đất về sau họ sẽ mua dòng tương lai của khoản nợ thuế cũng như dòng tương lai của thu nhập. M ức tối đa mà người mua sẵn lòng chi trả tiền đất sau thuế là (P’R): Vậy do có tác động cuả thuế mà giá đất giảm xuống bằng: Tại thời gian đầu tiên mà chính phủ đánh thuế đất, giá cả của đất giảm xuống bằng giá trị hiện tại của tất cả tiền thuế thanh toán trong tương lai, tiến trình mà chuỗi tiền thuế được hợp nhất vào trong giá cả tài sản gọi là vốn hóa. Do vốn hóa, nên người chủ đất tại thời gian thuế được đánh phải gánh chịu gánh nặng của thuế mãi mãi. Còn người chủ đất về sau, khi mua họ phải thanh toán giá đất trong đó có tiền thuế, nhưng tiền thuế này không tạo ra gánh nặng, bởi vì chỉ làm cân bằng mức giá thấp hơn khi mua 4. Phạm vi ảnh hưởng của thuế đến sự cân bằng ngân sách: Thu thuế là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ, vì thế phạm vi ảnh hưởng của thuế không chỉ xem xét ai gánh chịu thuế mà còn quan tâm ai nhận lợi ích từ các khoản chi tiêu được tài trợ bởi nguồn thu thuế. Giả sử chính phủ đánh thuế vào nhà bán hàng thức ăn nhanh, có đường cầu co giãn. Sau đó, Chính phủ tài trợ nguồn thu thuế trở lại cho các nhà hàng bán thức ăn nhanh. Trong trường hợp này thật là sai khi cho rằng nhà hàng gánh chịu hoàn toàn gánh nặng thuế: họ nộp thuế nhưng rồi lại nhận tiền đầu tư của CHính phủ. Quan tâm cả gánh nặng của thuế và liowj ích mà thuế mang lại gọi là phạm vi ảnh hưởng cân bằng ngân sách. Thật khó để truy nguồn gốc chi tiêu liên quan đến nguồn thu từ thuế. Vì thế chúng ta thường bỏ qua khía cạnh chi tiêu trong khi phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế. Tuy nhiên, trong thực tế gánh nặng thuế tùy thuộc vào sự phân phối cả số thuế thu được và chi tiêu được tài trợ từ nguồn thu thuế. III. CÂN BẰNG TỔNG THỂ: 1. Mô hình cân bằng tổng thể của Harberger 2. Xác định tính tương đương của thuế trong mô hình cân bằng tổng thể 3. Phân tích sự tác động các loại thuế khác nhau 4. Một vài đặc tính khác cần xem xét Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 17
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Trong phần này chúng ta tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của đánh thuế vào 1 thị trường đến các thị trường khác có liên quan. Các nhà kinh tế gọi mô hình này là cân bằng tổng thể. 1. Mô hình cân bằng tổng thể của Harberger Harberger (1974) là người tiên phong nghiên cứu áp dụng mô hình cân bằng tổng thể về phạm vi ảnh hưởng của thuế. Sau đây là các giả định có tính nguyên tắc trong mô hình phân tích cùa Harberger, ở một chừng mực nào đó, làm đơn giản hóa vấn đề phân tích một cách đáng kể. i. Về yếu tố kỹ thuật Để tiến hành sản xuất sản phẩm, các hãng trong mỗi ngành đều sử dụng vốn và lao động. Theo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng, trong mỗi ngành, nếu gấp đôi đồng thời hai yếu tố đầu vào thì đầu ra cũng gấp đôi, nhưng mức sinh lời không đổi so với quy mô. Yếu tố kỹ thuật sản xuất có thể khác nhau giữa các ngành và tác động đến sự thay thế giữa vốn và lao động cũng như tỷ lệ giữa vốn và lao động. Những ngành có tỷ lệ vốn - lao động cao gọi là ngành cần nhiều vốn và ngược lại, gọi là ngành cần nhiều lao động. ii. Hành vi của các nhà cung cấp các yếu tố sản xuất Các nhà cung cấp vốn và lao động đều nhắm vào mục đích tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận, vì vậy họ di chuyển vốn và lao động vào các ngành có tỷ suất sinh lợi cao. Kết quả là lợi nhuận biên ròng trên vốn (lao động) có khuynh hướng bình quân hóa giữa các ngành. iii. Cấu trúc thị trường Các yếu tố sản xuất đều được khai thác toàn dụng và số tiền chi trả cho mỗi yếu tố sản xuất là giá trị sản xuất biên của nó, giá trị đầu ra được sản xuất bằng đơn vị đầu vào cuối cùng. iv. Tính chất cố định của các yếu tố sản xuất Trong một nền kinh tế, tổng số vốn và lao động sẵn có là cố định và chúng có thể tự do di chuyển giữa các ngành v. Sở thích của người tiêu dùng Nếu tất cả người tiêu dùng đều có cùng sở thích, thì thuế không thể gây ra bất kỳ ảnh hưởng phân phối nào thông qua tác động đến việc sử dụng thu nhập của công chúng vi. Khuôn khổ phạm vi ảnh hưởng của thuế Tập trung nghiên cứu p hạm vi ảnh hưởng khác nhau của thuế bằng việc xem xét sự thay thế một loại thuế này bằng một loại thuế khác. Khôn g phải xem xét những thay đổi trong tổng thu nhập làm thay đổi nhu cầu và giá cả ra sao. 2. Xác định tính tương đương của thuế trong mô hình cân bằng tổng thể Để chỉ ra các mối quan hệ tương đương của thuế, chúng ta xem xét mô hình thị trường đơn giản chỉ có 02 loại hàng hóa: F (lương thực) và M (chế biến) với 02 yếu tố sản xuất: K (vốn) và L (lao động). Có thể liệt kê 09 loại thuế tỷ lệ như: t KF, tKM, t LF, tLM, t F, t M, t K, t L, t Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 18
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu tKF tLF tF tKM tLM tM tK tL t Bốn loại thuế (t KF, t LF, t KM, t LM) đánh vào các nhân tố sản xuất mà chỉ có 1 vài doanh nghiệp sử dụng nên gọi là thuế đánh vào yếu tố SX có tính cục bộ. Các loại thuế này kết hợp với nhau sẽ tương đương các loại thuế khác Thuế có cùng tỷ lệ đánh vào tất cả các loại hàng hóa đều có ảnh hưởng như nhau đến giới hạn ngân sách của người tiêu dùng Tổng quát: Bất kỳ hai loại thuế nào mà tạo ra nhữn g thay đổi giống nhau về giá cả đều có phạm vi ảnh hưởng tương đương. M ối tương đương đó được tóm tắt theo bảng sau: Các mối quan hệ tương đương của thuế tKF và tLF tương đương với tF và và và tKM và tLM tương đương với tM tương đương với tương đương với tương đương với tK và tL tương đương với t 3. Phân tích sự tác động các loại thuế khác nhau: a) Thuế gián thu (tF) Thuế đánh vào đầu ra của một ngành nào đó làm giảm sút giá cả đầu vào được tập trung sử dụng cho ngành đó. Độ co giãn của cầu lương thực càng lớn thì sự thay đổi tiêu thụ từ hàng lương thực sang hàng chế biến càng lớn, và cuối cùng kéo theo một sự tụt giảm lớn mức tỷ suất sinh lợi trên vốn. Sự chênh lệch về tỷ suất các yếu tố sản xuất giữa ngành lương thực và ngành chế biến càng lớn thì giá cả của vốn càng giảm mạnh vì nó được hấp thụ vào ngành chế biến. Sự thay thế vốn cho yếu tố lao động trong ngành chế biến càng khó thì sự sụt giảm càng lớn tỷ suất lợi nhuận trên vốn cần thiết để hấp thu vốn tăng thêm. Thuế thu nhập (t) Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 19
- Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu Thuế thu nhập tương đương với nhóm thuế đánh vào vốn và lao động với mức thuế suất như nhau. Thuế này chiếm một tỷ lệ trong phần thu nhập đầu tiên của người lao động. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, các yếu tố sản xuất phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế. Thuế chung đánh vào lao động (tL) Là loại thuế đánh vào toàn bộ lao động được sử dụng trong các ngành. Dưới sự tác động của thuế, các nhà đầu tư không có động cơ để dịch chuyển sử dụng lao động giữa các ngành. Thuế đánh vào các yếu tố sản xuất cục bộ (tKM) Khi thuế chỉ đánh vào vốn được sử dụng trong ngành chế biến, có thể nhận ra hai tác động đầu tiên: Hiệu ứng đầu ra: Thể hiện giá cả hàng chế biến có khuynh hướng gia tăng, kéo theo sự giảm sút lượng cầu của người tiêu dùng. Hiệu ứng thay thế các yếu tố sản xuất: Trong ngành chế biến, do vốn trở nên đắt hơn do thuế nên các nhà sản xuất hàng chế biến có khuynh hướng sử dụng vốn ít hơn và nhiều lao động hơn. Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết trình: Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
51 p | 253 | 48
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp
258 p | 171 | 26
-
Thuyết trình: Mô hình cân bằng tổng thể
21 p | 199 | 20
-
Bài tập nhóm: Phạm vi ảnh hưởng của thuế
20 p | 108 | 12
-
Tiểu luận: Phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế
20 p | 128 | 9
-
Thuyết trình thuế: Phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế
61 p | 101 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn