intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:258

172
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài: Từ những khe hở nghiên cứu đã đề cập, mục tiêu nghiên cứu của luận án là kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp liên quan đến việc khai báo thu nhập chịu thuế, phản ánh những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam về nghĩa vụ thuế TNDN. Kết hợp với việc phân tích thực trạng, đề tài sẽ đề xuất giải pháp góp phần hạn chế sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong môi trường pháp luật thuế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LOAN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. i TÓM TẮT LUẬN ÁN Trong bối cảnh của nền kinh tế trong nước và trên thế giới, không tuân thủ thuế là vấn đề luôn tồn tại, đã được các nhà khoa học nghiên cứu cũng như nhận được sự quan tâm khá nhiều từ Chính phủ. Tại Việt Nam hiện nay, vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, thể hiện qua những con số thống kê tiền thuế truy thu và phạt do doanh nghiệp khai thiếu thuế trong các cuộc thanh tra, kiểm tra mặc dù Nhà nước đã có những nỗ lực nhất định trong vấn đề quản lý thuế. Do đó, luận án đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp thông qua những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam dẫn đến khai báo số thuế thu nhập doanh nghiệp không đúng quy định làm thất thu ngân sách. Đề tài không những phản ánh được thực trạng mà còn đề xuất các giải pháp, khuyến nghị góp phần hạn chế sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Bằng sự vận dụng lý thuyết cũng như kế thừa các công trình khoa học đã thực hiện trước đây, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cụ thể là: phương pháp phỏng vấn, thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi, phân tích dữ liệu, so sánh, thống kê và kỹ thuật định lượng hồi quy Probit. Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. Luận án kết luận rằng: thực trạng không tuân thủ thuế dẫn đến thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước phản ánh qua 3 nhóm vi phạm pháp luật thuế Việt Nam của doanh nghiệp và có 8 yếu tố ảnh hưởng là: (1) Vốn lưu động/Tổng tài sản; (2) Doanh thu/Tổng tài sản; (3) Tổng nợ/Tổng tài sản; (4) Lỗ năm trước liền kề; (5) Khoản phải thu/Doanh thu; (6) Quy mô doanh nghiệp; (7) Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp; (8) Ngành nghề kinh doanh. Kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý thuế của cơ quan thuế; các khuyến nghị đối với Chính phủ về những quy định trong chính sách thuế cũng như đối với các cơ quan chức năng về nguồn nhân lực quản lý nền kinh tế nhằm góp phần hạn chế thực trạng không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong môi trường pháp luật thuế Việt Nam.
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH Sinh ngày 11 tháng 05 năm 1990 – Tại: Thành phố Hồ Chí Minh Quê quán: Thành phố Hồ Chí Minh Hiện đang công tác tại: Chi cục thuế Quận Bình Thạnh – Số 368 Bạch Đằng, phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Là nghiên cứu sinh khóa 21 của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh – Mã nghiên cứu sinh: 010121160002 Đề tài luận án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp” Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Mã số: 9 34 02 01. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Thị Loan Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Loan. Kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. Trong quá trình thực hiện luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và hướng dẫn thêm từ Quý Thầy/Cô, các nhà khoa học để tôi có thể hoàn thiện nghiên cứu tốt hơn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.HCM, ngày tháng năm 2019. Tác giả Nguyễn Việt Hồng Anh
  5. iii LỜI CẢM ƠN Suốt khoảng thời gian là nghiên cứu sinh của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được trau dồi và tích luỹ thêm nhiều kiến thức quý báu cho mình. Luận án là kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập kết hợp với những kiến thức được truyền đạt tại trường. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các giảng viên của trường nói chung và tập thể giảng viên Phòng Đào tạo Sau Đại học nói riêng đã trang bị cho tôi những kiến thức nền tảng cùng các kỹ năng nghiên cứu để hoàn thành đề tài luận án này. Đặc biệt, tôi kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Loan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận án. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã hỗ trợ rất lớn về mặt tinh thần, động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án tiến sĩ.
  6. iv MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN ÁN .................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................x DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................xi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................................................1 1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu...................................................................................1 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học ...............5 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .....................................................9 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................9 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................10 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................10 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................10 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................10 1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..........................................14 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................14 1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................15 1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .............................16 1.5.1. Về mặt khoa học.......................................................................................16 1.5.2. Về mặt thực tiễn .......................................................................................17 1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ...........................................................................18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP .....................................................................................................19 2.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ........19 2.1.1. Khái niệm thuế và bản chất của thuế .......................................................19
  7. v 2.1.1.1. Khái niệm về thuế ..............................................................................19 2.1.1.2. Bản chất của thuế ..............................................................................20 2.1.2. Chức năng của thuế ..................................................................................21 2.1.3. Phân loại thuế ...........................................................................................22 2.1.3.1. Phân loại theo đối tượng nộp thuế ....................................................25 2.1.3.2. Phân loại theo đối tượng chịu thuế ...................................................25 2.1.4. Tổng quan thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................................26 2.1.4.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................26 2.1.4.2. Những yếu tố cơ bản của thuế TNDN ...............................................26 2.1.4.3. Thuế TNDN tại một số quốc gia trên thế giới ...................................27 2.2. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG LIÊN QUAN ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP ...........................................................................................34 2.2.1. Khái niệm về tuân thủ và không tuân thủ thuế ........................................35 2.2.1.1. Tuân thủ thuế .....................................................................................35 2.2.1.2. Không tuân thủ thuế ..........................................................................36 2.2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu về không tuân thủ thuế ...............................42 2.2.2.1. Lý thuyết mô hình ngăn chặn kinh tế (Economic Deterrence Model)... ...........................................................................................................42 2.2.2.2. Lý thuyết mô hình tâm lý xã hội và tài chính (Fiscal and Social Psychology Models) ...........................................................................................44 2.2.2.3. Lý thuyết về hành vi gian lận.............................................................47 2.2.2.4. Thảo luận ...........................................................................................49 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế .......................................50 2.2.3.1. Chất lượng dịch vụ công ...................................................................50 2.2.3.2. Mức độ tham nhũng ...........................................................................51 2.2.3.3. Mức hình phạt cho các hành vi vi phạm thuế....................................51 2.2.3.4. Việc kiểm soát và quản lý thu thuế ....................................................51 2.2.3.5. Hệ thống pháp luật thuế và quan điểm về công bằng .......................52 2.2.3.6. Chi phí tuân thủ .................................................................................53
  8. vi 2.2.4. Kết luận khung lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế theo mô hình tam giác gian lận Cressey (1953) ......................................53 2.3. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN .......................................................................................................................54 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................54 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................59 2.3.3. Thảo luận về các nghiên cứu trước ..........................................................62 2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................62 2.3.3.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ......................................................63 2.3.3.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................65 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ GÓP PHẦN HẠN CHẾ KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .....................................................................................72 2.4.1. Kinh nghiệm về giải pháp giúp hạn chế không tuân thủ thuế đối với doanh nghiệp tại các quốc gia trên thế giới ...........................................................72 2.4.1.1. Kinh nghiệm ở một số nước châu Á ..................................................72 2.4.1.2. Kinh nghiệm tại một số nước ở các châu lục khác............................74 2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................78 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................79 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.............................................................................79 3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................82 3.2.1. Mô tả các bước thực hiện .........................................................................82 3.2.2. Quá trình chọn mẫu nghiên cứu ...............................................................83 3.2.3. Mô tả kết quả nghiên cứu .........................................................................86 3.2.3.1. Mô tả thông tin nghiên cứu ...............................................................86 3.2.3.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế .................90 3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .....................................................................97
  9. vii 3.3.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp ..................................................................................................................97 3.3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................97 3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................98 3.3.2. Giải thích các biến trong mô hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu ....... ................................................................................................................100 3.3.2.1. Đo lường biến phụ thuộc .................................................................103 3.3.2.2. Biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu ............................................104 3.3.3. Mô tả dữ liệu nghiên cứu .......................................................................114 3.3.4. Các bước phân tích dữ liệu.....................................................................114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................116 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP .........................................117 4.1. THỰC TRẠNG KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP...........................................................................................117 4.1.1. Thực trạng không tuân thủ thuế của doanh nghiệp ................................117 4.1.1.1. Thực trạng thu ngân sách ................................................................117 4.1.1.2. Thực trạng không tuân thủ thuế TNDN qua kết quả thanh tra, kiểm tra thuế .............................................................................................................120 4.1.2. Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong môi trường pháp lý tại Việt Nam .........................................................................................................123 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ TNDN CỦA DOANH NGHIỆP .........................................................................................128 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định lượng ..............................................................128 4.2.1.1. Thống kê mô tả ................................................................................128 4.2.1.2. Kiểm định tương quan .....................................................................129 4.2.1.3. Kết quả hồi quy Probit ....................................................................130 4.2.1.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .................................................131 4.2.1.5. Kiểm định các khuyết tật của mô hình ............................................133
  10. viii 4.2.1.6. Đánh giá tính hiệu quả của mô hình ...............................................135 4.2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................140 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ SỰ KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP .........................................141 5.1. KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU ...............................................................141 5.1.1. Những vi phạm không tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp ............141 5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp........142 5.1.3. Những hạn chế về quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong môi trường pháp lý tại Việt Nam ............................................................................................144 5.1.3.1. Hạn chế trong việc quản lý thuế của cơ quan thuế ..........................145 5.1.3.2. Hạn chế trong những quy định pháp lý liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế TNDN ...................................................................................................146 5.1.3.3. Hạn chế xuất phát từ nguồn nhân lực quản lý nền kinh tế ...............148 5.2. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ SỰ KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................................148 5.2.1. Giải pháp về quản lý thuế của cơ quan thuế ..............................................148 5.2.1.1. Nỗ lực xây dựng hệ thống quản lý việc xuất và kê khai hóa đơn GTGT chặt chẽ và hiệu quả ..............................................................................148 5.2.1.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp...149 5.2.1.3. Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế 150 5.2.1.4. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế và cải cách hành chính thuế ........................................................................................151 5.2.2. Khuyến nghị đối với Chính phủ về những quy định pháp luật thuế..........152 5.2.2.1. Quy định về thanh toán từng lần qua ngân hàng ............................152 5.2.2.2. Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng ......................................153 5.2.2.3. Quy định tỷ lệ tối đa sử dụng vốn vay cho hoạt động SXKD ..........153 5.2.2.4. Quy định thanh toán qua ngân hàng đối với chi phí không có hóa đơn mà được phép lập bảng kê thu mua ..........................................................154
  11. ix 5.2.2.5. Điều chỉnh mức phạt về hành vi vi phạm không tuân thủ thuế của doanh nghiệp ....................................................................................................154 5.2.2.6. Điều chỉnh quy định về chuyển lỗ ...................................................155 5.2.3. Một số khuyến nghị đối với nguồn nhân lực quản lý nền kinh tế ..........155 5.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......................................................................................................................156 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................158 KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...................................... I TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................III Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt ..................................................................III Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh ................................................................... V PHỤ LỤC 1: MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VỀ THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM ....XIV PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG CHI TIẾT THẢO LUẬN NHÓM ............................XXVI PHỤ LỤC 3: NỘI DUNG CHI TIẾT THẢO LUẬN TAY ĐÔI........................XXXI PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM ............................................. XXXVI PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ THẢO LUẬN TAY ĐÔI............................................ XLIV PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .............................. XLVIII PHỤ LỤC 7: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ..................................... LVI
  12. x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ (bằng tiếng Anh) Từ đầy đủ (bằng tiếng Việt) BCTC Báo cáo tài chính FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTGT Giá trị gia tăng NSNN Ngân sách Nhà nước Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và phát triển OECD Cooperation and Development kinh tế SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân TSCĐ Tài sản cố định
  13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số quy định về pháp luật thuế TNDN tại các quốc giatrên thế giới..28 Bảng 2.2: Thuế suất thuế TNDN phổ thông qua các giai đoạn tại Việt Nam...........33 Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu khoa học trên thế giới liên quan đếnkhông tuân thủ thuế của doanh nghiệp.........................................................................................55 Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu khoa học liên quan đến tuân thủ thuế và không tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam ...........................................................59 Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đếnsự không tuân thủ thuế được đưa ra từ các doanh nghiệp .............................................................................................................91 Bảng 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp được khẳng định bởi các chuyên gia từ cơ quan thuế ........................................................93 Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp .............................................................................................................95 Bảng 3.4: So sánh kết quả nghiên cứu của luận án ...................................................96 Bảng 3.5: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................100 Bảng 3.6: Giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng về dấu của biến độc lập ...................105 Bảng 4.1: Thống kê cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam ..............118 Bảng 4.2: Doanh số thu theo sắc thuế ở Việt Nam .................................................119 Bảng 4.3: Doanh số thu thuế ở Thành phố Hồ Chí Minh .......................................120 Bảng 4.4: Kết quả số thuế truy thu và phạt về các hành vi vi phạm pháp luật thuế qua thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của Cục thuế TP. HCM ...............................121 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các quy định pháp lý tại Việt Nam trong công tác quản lý thuế và góp phần hạn chế sự không tuân thủ, gian lận thuế ...................................125 Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ..............................128 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tương quan ...............................................................130 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy Probit ............................................................................130 Bảng 4.9: Kiểm định lỗi mô tả của mô hình ...........................................................132 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hosmer và Lemeshow ...........................................133 Bảng 4.11: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình .......................133
  14. xii Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình bằng kỹ thuật robust ....................................134 Bảng 4.13: Kết quả phân tích tính hiệu quả của mô hình .......................................135
  15. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Thuế trong các luồng thu nhập và chi tiêu của xã hội ..............................23 Hình 2.2: Nguồn gốc thu nhập của xã hội.................................................................24 Hình 2.3: Các khái niệm liên quan đến tuân thủ và không tuân thủ thuế của Alabede và cộng sự (2011) ......................................................................................................37 Hình 2.4: Mô hình tam giác tuân thủ của BISEP ......................................................38 Hình 2.5: Mô hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) của Cressey (1953) .............47 Hình 2.6: Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế TNDN ...................................................................................................................................71 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................81 Hình 3.2: Chọn mẫu lý thuyết ở giai đoạn thảo luận nhóm ......................................85 Hình 3.3: Chọn mẫu lý thuyết ở giai đoạn thảo luận tay đôi ....................................85 Hình 3.4. Phân loại đối tượng thảo luận nhóm theo vị trí công tác ..........................87 Hình 3.5. Phân loại các doanh nghiệp tham gia thảo luận tay đôi theo ngành nghề kinh doanh chính .......................................................................................................88 Hình 3.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế được đưa ra từ các doanh nghiệp theo tỷ lệ đồng thuận ..........................................................................94 Hình 3.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................98 Hình 4.1: Xu hướng biến động của tỷ trọng số thu từ doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2013-2017 .......................................................................................................118 Hình 4.2: Biến động của tỷ trọng số thu các sắc thuế trong tổng thu NSNN giai đoạn 2013-2017 tại Việt Nam ..........................................................................................119 Hình 4.3: Số truy thu và phạt về thuế TNDN của Cục thuế TP. HCM giai đoạn 2013-2017................................................................................................................122
  16. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu Thuế là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu đời. Quá trình hình thành và phát triển của thuế bắt đầu từ thời nhà nước chiếm hữu nô lệ cho đến nay. Từ thời xưa, thuế xuất hiện dưới hình thức các khoản thu bằng hiện vật và cùng với sự phát triển của xã hội, thuế cũng dần dần chuyển sang hình thức tiền tệ. Đó là những khoản đóng góp bắt buộc, có giới hạn cho Chính phủ (Phan Hiển Minh và cộng sự 2001). Các khoản thuế đã nộp sẽ được hoàn trả tương ứng bằng những lợi ích do Chính phủ mang lại với hình thức đặc biệt (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD 1996). Kể từ khi thuế ra đời thì nghĩa vụ của người nộp thuế cũng được hình thành. Ở các nước, Chính phủ đều xây dựng những quy định và ban hành các chính sách pháp luật về thuế để quản lý thu thuế nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Theo Noor và cộng sự (2013), Chính phủ ngày càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề không tuân thủ thuế, trốn thuế vì các hoạt động này làm giảm nỗ lực tăng thu ngân sách của quốc gia. Việc không tuân thủ thuế xảy ra khi người nộp thuế không khai báo đúng nghĩa vụ thuế theo quy định làm giảm số thuế phải nộp gây thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN) (Franzoni 1998; Lewis và cộng sự 2009). Theo Halon và cộng sự (2005), nghiên cứu về không tuân thủ thuế là vấn đề rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống thuế ở mỗi nước và có thể làm thay đổi sự phân phối lại gánh nặng về thuế theo quy định của Luật thuế đã ban hành. Từ những năm 1990, công trình của Kamdar (1997) đã nghiên cứu tác động của các yếu tố về chính sách có ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế tại Mỹ trong giai đoạn 1961-1987. Mô hình các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được thực hiện bởi các nghiên cứu như: Rice (1992); Mill (1996); Joulfaian và Rider (1998). Bên cạnh đó, công trình khoa học của Nurtegin (2008) tại Mỹ còn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế của doanh nghiệp với dữ liệu của 23 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu của Singh (2003) nhận
  17. 2 định rằng không tuân thủ thuế ở doanh nghiệp xảy ra khi xuất hiện các vi phạm về Luật thuế dẫn đến việc khai thiếu thu nhập chịu thuế. Theo thống kê của Cục dự trữ liên bang, số thuế trốn ở các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ hàng năm tăng lên đến hàng tỷ đô la (Liowsky 2010) khiến các nhà khoa học nước này đã thực hiện khá nhiều nghiên cứu về thực trạng không tuân thủ thuế. Theo thống kê của Cục dự trữ liên bang Mỹ, khoản tiền chênh lệch thuế được phát hiện trong quá trình khai thuế của doanh nghiệp được ước tính khoảng 450 USD trong năm tính thuế 2006; trong đó, số thuế thu được qua việc sử dụng các biện pháp thu hồi là 385 USD và cơ quan chức năng phải nỗ lực rất nhiều để làm giảm thực trạng này bởi tỷ lệ người nộp thuế tự nguyện tuân thủ hầu như rất thấp trong suốt hơn ba thập kỷ qua (Gao 2012). Vì vậy, các công trình khoa học tại Mỹ đã nghiên cứu khá nhiều về sự tuân thủ của người nộp thuế; về bản chất của vấn đề không tuân thủ và những chiến lược nhằm giảm bớt việc kê khai thuế có sai lệch. Không chỉ ở Mỹ, không tuân thủ thuế còn là nội dung được các nhà khoa học ở những nước khác rất quan tâm khai thác và nghiên cứu. Noor và cộng sự (2012) nghiên cứu về các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến gian lận thuế thu nhập của doanh nghiệp tại Malaysia; Tedds (2010) đã thực hiện cuộc điều tra khảo sát để kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không khai báo thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp tại Canada. Tại Nigeria, sự không tuân thủ thuế cũng là một vấn đề khá nghiêm trọng, cản trở hiệu quả thu thuế của quốc gia. Alabede và cộng sự (2011) đã nghiên cứu các yếu tố của hành vi tuân thủ thuế và nêu lên thực trạng tại Nigeria, mặc dù khá nhiều cải cách đã được Chính phủ thực hiện để tăng doanh thu thuế nhưng sự đóng góp của thuế thu nhập trong tổng doanh thu thuế cho Chính phủ vẫn tương đối hẹp; các số liệu thống kê cho thấy tổng doanh thu thuế của Chính phủ giảm từ 19,8% năm 1999, xuống 11,7% năm 2008 và chỉ còn 11% ở năm 2009, thấp nhất ở Tây Phi. Atawodi và Ojeka (2012) xác định các nhân tố như thuế suất và sự phức tạp của hệ thống pháp luật thuế có tác động đến sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nigeria.
  18. 3 Cũng như các nước khác, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến việc quản lý thuế của quốc gia, nhất là nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Theo Bộ Tài chính (2016), trong các giai đoạn 2001-2005; 2006-2010 và 2011-2015, cơ cấu thu ngân sách theo sắc thuế cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) luôn là một trong các nghĩa vụ thuế chiếm tỷ trọng cao so với những loại thuế còn lại. Do vậy, có thể thấy doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và thuế TNDN là một trong những nguồn thu chủ chốt mà Chính phủ nước ta rất quan tâm. Theo Điều 6, Điều7, Điều 8 và Điều 9 của Luật Quản lý thuế tại Việt Nam số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế cũng như trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế thì doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo và nộp thuế hằng năm cho cơ quan thuế, đồng thời cơ quan thuế có nhiệm vụ hỗ trợ, kiểm tra việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp. Do đó, công tác quản lý chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại Việt Nam từ nhiều năm trước đây đã được ráo riết thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, được chỉ đạo theo những Quyết định, Nghị định và sau đó là Thông tư ban hành, cụ thể như sau: Căn cứ nội dung của Quyết định số 41/2002/QĐ-TTg ngày 18/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy, công văn số 4736/VPCP-KTTH ngày 13/07/2009 được gửi đến Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành biện pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy cho phù hợp với quy định của pháp luật thuế và tình hình thực tế của hoạt động này. Nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, Bộ Tài chính đã có Thông tư 71/2010/TT-BTC ngày 07/05/2010 hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan thuế đấu tranh ngăn chặn hành vi ghi giá bán trên hoá đơn và kê khai doanh thu tính thuế TNDN thấp hơn giá thanh toán của doanh nghiệp. Năm 2014 là năm có những chính sách thuế được ban hành với mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (Trung
  19. 4 Kiên 2014). Để tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho người nộp thuế, khuyến khích phát triển sản xuất cho doanh nghiệp, ngày 18/06/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN đưa ra những quy định hướng dẫn về phương pháp tính thuế, xác định thu nhập chịu thuế, căn cứ tính thuế TNDN, hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, những ưu đãi về thuế cũng như điều kiện ghi nhận chi phí được trừ và không được trừ (Trần Văn Hợi 2014). Tuy nhiên Khoản 1, Điều 6 của Thông tư này cũng quy định về các khoản chi phí hợp lý được trừ liên quan đến sản xuất kinh doanh (SXKD), có hóa đơn chứng từ hợp pháp mà tổng trị giá thanh toán trên hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên nếu doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ không được ghi nhận là chi phí được trừ trong kỳ. Điều này vừa khuyến khích tăng cường giao dịch không dùng tiền mặt vừa hạn chế gian lận thuế và rửa tiền (Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Việt Hồng Anh 2017). Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài chính, kết quả kiểm tra trong 9 tháng đầu năm 2016 với 52.222 doanh nghiệp đã phát hiện và truy thu 9.145,11 tỷ đồng, tỷ lệ thu ngân sách đối với các doanh nghiệp từ việc thanh tra kiểm tra chiếm đến 54,16% (Nguyen Vu 2016). Đến cuối năm 2016, theo thống kê có đến 91.419 doanh nghiệp qua thanh kiểm tra đã có kiến nghị thu hồi ngân sách 17.285 tỷ đồng, truy hoàn thuế 1.400 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế là 79 tỷ đồng, hơn nữa số thu thuế năm 2016 đạt dự toán ngân sách nhờ vào những nỗ lực của công tác thanh tra kiểm tra thuế các doanh nghiệp (Kien and Nga 2017). Sang năm 2017, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện hơn 97.000 cuộc thanh tra kiểm tra doanh nghiệp và truy thu 17.960 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 34.118 tỷ đồng (tính đến ngày 25/12/2017) (Tạp chí Thuế 2018). Mặc dù doanh nghiệp có nghĩa vụ tự khai báo tự nộp thuế theo quy định nhưng nếu không có công tác thanh tra kiểm tra thuế thì số tiền thất thu ngân sách ngày càng nhiều. Như vậy, có thể thấy thực trạng không tuân thủ thuế là một vấn đề đã xuất hiện rất lâu kể từ khi nghĩa vụ thuế được xác lập và được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Hơn nữa, bối cảnh nghiên cứu cho thấy xu hướng tiếp cận đề
  20. 5 tài không tuân thủ thuế của các nhà khoa học trên thế giới là xuất phát từ thực trạng không khai báo đúng thu nhập dẫn đến khai thiếu số thuế phải nộp, làm thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, sự tăng lên của số thuế truy thu và những vi phạm về thuế qua thanh tra, kiểm tra hằng năm cho thấy vẫn còn không ít các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của họ mặc dù Nhà nước đã có những bước đi nhất định trong việc quản lý thuế như: ban hành các chính sách, văn bản pháp luật với những quy định điều tiết việc kê khai thuế, xử phạt doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thuế,... Điều này chứng tỏ những vi phạm về thuế, trốn thuế tại Việt Nam là một thực trạng cần được các cơ quan chức năng nghiên cứu và tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế vấn đề này. 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học Trong những thập kỷ qua, lịch sử nghiên cứu cũng đã có nhiều công trình khoa học về không tuân thủ thuế đã được công bố. Các tác giả trước đây đã phần nào khắc họa những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề không tuân thủ thuế, trong đó có nhiều xu hướng tiếp cận khác nhau, cụ thể như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu của Yalama và Gumus (2013); Abdixhiku (2013); Awan và Hanna (2014); Yahyapour và cộng sự (2015) đều sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi để khai thác dữ liệu nghiên cứu từ người nộp thuế. Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng là dữ liệu sơ cấp, được cung cấp bởi người được khảo sát để xây dựng mô hình thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế. Trong đó, không tuân thủ thuế được đo lường qua tỷ lệ số thuế phải nộp hằng năm trên tổng thu nhập hoặc việc tự đánh giá mức độ tuân thủ thuế của chính người được khảo sát nhận định. Đối tượng tham gia khảo sát thực tế bao gồm: các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh,… và cả nhân viên cơ quan thuế. Thứ hai, các nghiên cứu của Mills (1996); Joulfaian và Rider (1998); Hanlon và cộng sự (2005); Zainal Abidin và cộng sự (2010); Lisowsky (2010); Noor và cộng sự (2012); Noor và cộng sự (2013); Yusof và cộng sự (2014) đã đưa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu thứ cấp. Trong đó, các biến hầu hết được đo lường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2