intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Chè của Công ty TNHH Phúc Lộc

Chia sẻ: Doãn Quốc Bình | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

2.269
lượt xem
1.064
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư đều được xem xét từ hai góc độ: nhà đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ nhà đầu tư, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là yếu tố lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Chè của Công ty TNHH Phúc Lộc

  1. BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “Phân tích dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Chè của Công ty TNHH Phúc Lộc”.
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 4 PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ....................................................... 5 1. Sự cần thiết phải đầu tư .............................................................................. 5 2. Giới thiệu về dự án đầu tư .......................................................................... 7 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Phúc Lộc ................................................ 7 2.2. Tóm tắt nội dung Dự án ....................................................................... 7 PHẦN 2: PHÂN TÍCH DỰ ÁN ......................................................................... 9 1. CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH DỰ ÁN................................... 9 1.1. Các căn cứ pháp lý............................................................................... 9 1.2. Các căn cứ thực tiễn ............................................................................ 9 1.3. Nghiên cứu thị trường........................................................................ 10 1.3.1. Thị trường đầu vào ...................................................................... 10 1.3.2. Thị trường đầu ra ........................................................................ 11 2. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN.............................................. 11 2.1. Địa điểm của dự án ............................................................................ 11 2.2. Mô tả sản phẩm của dự án ................................................................. 11 2.3. Yêu cầu đối với các yếu tố đầu vào.................................................... 12 2.4. Giải pháp về công nghệ ..................................................................... 12 2.4.1. Sơ đồ công nghệ Orthodox.......................................................... 12 2.4.2. Mô tả quy trình công nghệ .......................................................... 13 2.4.3. Lựa chọn thiết bị ......................................................................... 14 2.5. Giải pháp về môi trường .................................................................... 15 3. NỘI DUNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN .......... 15 3.1. Tổ chức quản lý ................................................................................. 15
  3. 3.2. Tổ chức nhân sự ................................................................................ 16 4. PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ........................... 16 4.1. Dự tính tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án ....... 16 4.1.1. Dự tính tổng mức vốn đầu tư ...................................................... 16 4.1.2. Nguồn vốn huy động của dự án................................................... 17 4.1.3. Dự kiến kế hoạch trả nợ .............................................................. 18 4.2. Lập các báo cáo tài chính và xác định dòng tiền của dự án ................ 18 4.2.1. Lập các báo cáo tài chính ............................................................ 18 4.2.2. Xác định dòng tiền của dự án ...................................................... 23 4.3. Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính của dự án ............ 25 4.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính công ty ................................ 25 4.3.2. Điểm hoà vốn.............................................................................. 25 4.3.3. Giá trị hiện tại ròng (NPV).......................................................... 26 4.3.4. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) ...................................................... 26 4.3.6. Thời gian thu hồi vốn. ................................................................. 27 4.3.7. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án ....... 27 PHẦN 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ........................................... 28 1. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ......................................................................................................... 29 2. GIẢI PHÁP VỀ VỐN............................................................................... 29 3. GIẢI PHÁP VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT ............................... 30 3.1. Đối với các phương tiện cho quá trình phân tích tài chính dự án........ 31 3.2. Đối với các thiết bị công nghệ cho quá trình vận hành kết quả đầu tư .... 31 4. GIẢI PHÁP VỀ THU THẬP THÔNG TIN .............................................. 31 KẾT LUẬN...................................................................................................... 33 PHỤ LỤC 1. TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ...................................................... 34
  4. LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư đều được xem xét từ hai góc độ: nhà đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ nhà đầu tư, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là yếu tố lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Chính vì vậy, xu hướng phổ biến hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án. Dự án đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng. Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư dự án có hiệu quả hay không? Việc phân tích chính xác các chỉ tiêu kinh tế của dự án sẽ chứng minh được điều này. Với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn công tác phân tích dự án đầu tư bằng thời gian thực tế tại Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn. Chúng em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Chè của Công ty TNHH Phúc Lộc”. Chuyên đề gồm 3 phần:  Phần 1: Sự cần thiết phải đầu tư  Phần 2: Phân tích dự án  Phần 3: Mộ số kiến nghị và giải pháp Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tế còn ít nên vấn đề nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để sửa chữa và hoàn thiện chuyên đề này. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thúy Vân, trường ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên và tập thể cán bộ Ủy ban nhân dân
  5. huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành chuyên đề này. Nhóm sinh viên thực tế Thái Nguyên, tháng 06 năm 2009 PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ Huyện Chợ Mới nằm ở phía nam tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, phía tây giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên), phía nam
  6. giáp huyện Võ Nhai và Phú Lương (Thái Nguyên), phía đông giáp huyện Na Rì. Chợ Mới là một huyện miền núi, vùng cao gồm 16 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 15 xã). Huyện có diện tích 606 km² và dân số 38.000 người (năm 2008). Huyện lỵ là thị trấn Chợ Mới nằm trên quốc lộ 3 cách thị xã Bắc Kạn khoảng 40 km về hướng nam. Huyện cũng là nơi có con sông Cầu chảy qua. Huyện có địa hình phức tạp, độ chia cắt mạnh, có núi đá xen với núi đất, độ dốc bình quân: 26-30°, đặc biệt một số vùng có độ cao từ 700-1000m so với nước biển. Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm và mùa đông khô, lạnh. Với định hướng phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, bằng việc khai thác tiềm năng lợi thế của vùng về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết để đưa các cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế cao nhằm từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững. Trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho một số địa phương, từng bước đưa khoa học công nghệ vào đời sống, như: Quy hoạch vùng cây ăn quả và xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc trồng và chăm sóc một số cây ăn quả đặc sản của địa phương: Cam, Quýt Quang Thuận, Đào, Lê Ngân Sơn, chè Shan (chè tuyết)… đã đem lại những kết quả to lớn, góp phần nâng cao thu nhập người dân, cải thiện cuộc sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Là một trong những huyện miền núi, Chợ Mới có nguồn lao động dồi dào. Có kinh nghiệm cao trong viêc trồng các loại cây ngắn ngày và dài ngày. Đặc biệt hằng năm huyện có một số lượng lớn lao động nhưng không có việc làm do địa bàn chủ yếu là sản xuât nông nghiệp. Diện tích trồng chè của huyện lên đến 511,39 ha. Nếu có biện pháp thâm canh thỏa đáng, có thể đưa năng suất chè từ 60 tạ hiện nay lên đến 100 tạ/ha chè búp tươi. Đến năm 2010 có thể đạt 511000 tấn búp chè tươi.
  7. Chế biến chè ở Chợ Mới hiện nay vẫn chủ yếu là chế biến theo hình thức thủ công, dùng máy sao xấy bằng tay hoặc gắn động cơ, với quy mô hộ gia đình nên chất lượng chưa được đảm bảo. Do vậy, nếu xây dựng một nhà máy chế biến chè theo hình thức công nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thu mua hết lượng chè búp hàng năm. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích nông dân phát triển nhanh diện tích trồng chè góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương trong những năm tiếp theo. 2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Phúc Lộc Địa điểm : Xã Như Cố – Huyện Chợ mới – Tỉnh Bắc Kạn Điện thoại : - Cơ quan : 0281.3864858 - Di động : 0987.580497 Chức năng : - Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công trình điện vừa và nhỏ. - Chế biến Chè. - Sản xuất hàng mây tre. - Khai thác khoáng sản – Lâm sản. 2.2. Tóm tắt nội dung Dự án - Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Phúc Lộc - Địa điểm thực hiện dự án: Xã Như Cố - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn - Mục tiêu của dự án: + Mục tiêu chung:
  8. Mở rộng dây chuyền sản xuất và chế biến chè, với quy mô, sản lượng hàng hoá tập trung. Nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tận dụng vùng nguyên liệu sẵn có,tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống người dân.Từ đó góp phần xoá đói giảm nghèo cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương. + Mục tiêu cụ thể:  Hoàn thiện quy trình chế biến chè; Tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm chè.  Chế biến thành công 2-3 loại chè đạt chất lượng tốt. - Hình thức đầu tư : Đầu tư xây mới - Tổng mức vốn đầu tư: 5.749.065.000 đồng, gồm: + Vốn cố định: 5.149.065.000 đồng + Vốn lưu động: 6.00.000.000 đồng - Nguồn vốn : + Nguồn vốn chủ sở hữu: 4.000.000.000 đồng + Vốn vay: 1.749.065.000 đồng (Vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia với lãi suất 8,4%/năm). - Công suất thiết kế: chế biến 20 tấn chè búp tươi mỗi ngày (tương đương với 750 tấn chè khô mỗi năm). - Hình thức tổ chức và quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án - Thời gian hoạt động của dự án: 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh - Thời gian thực hiện: + Tổ chức thi công : Quý I năm 2008 + Hoàn thành : Quý II năm 2008
  9. PHẦN 2: PHÂN TÍCH DỰ ÁN 1. CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH DỰ ÁN 1.1. Các căn cứ pháp lý - Căn cứ vào nghị định số 50/NĐ – CP ngày 28/ 08/ 1996 của chính phủ về việc thành lập, tổ chức, giải thể và phá sản các doanh nghiệp. - Căn cứ vào nghị định số 52/NĐ – CP ngày 08/ 07/ 1999 của chính phủ ban hành quy chế đầu tư xây dựng - Căn cứ vào đăng kí kinh doanh số 1302000126 ngày 07/ 06/ 2006 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Kạn. 1.2. Các căn cứ thực tiễn Công ty TNHH Phúc Lộc nằm trên địa bàn xã Như Cố - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn. Là nơi tập trung vùng chè nguyên liệu rộng lớn của các xã Như Cố - Thanh Bình - Quảng Chu. Có diện tích và sản lượng chè tương đối lớn. Đặc
  10. biệt là chè Tuyết Shan ở 3 xã Bình Văn – Yên Hân – Yên Cư, đây là loại chè quý hiếm, mọc trên núi cao, phẩm chất tốt được dùng làm nguyên liệu sản xuất, chế biến nhiều loại sản phẩm chè cao cấp, với diện tích khoảng 100 ha được trồng từ lâu đời. Từ năm 2001 tới nay huyện cũng đã trồng mới được khoảng 200 ha chè Tuyết Shan theo phương thức trồng rừng. Đây là lợi thế cơ bản để xây dựng một dây chuyền sản xuất và chế biến chè phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Xã Như Cố nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng có nguồn lao động dồi dào, sẵn có, có nhiều con em lao động đến tuổi lao động nhưng không có việc làm, có thể đào tạo nghề đáp ứng sản xuất. Diện tích đất đồi của xã Như Cố để phát triển cây chè còn nhiều, lao động dư thừa hàng năm lên tới hàng trăm người nên việc tăng diện tích chè, sản lượng chè hàng năm là rất khả quan Trên đây là những căn cứ pháp lý cũng như thực tiễn cơ bản cho việc hình thành và thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè”của công ty TNHH Phúc Lộc xã Như Cố - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Nghiên cứu thị trường 1.3.1. Thị trường đầu vào Diện tích chè của tỉnh Bắc Kạn tính tới năm 2005 có 1793 ha, phân bố rải rác ở các huyện thị, nhưng tập trung chủ yếu ở một số huyện như: Chợ Mới, Ba Bể, Chợ Đồn. Diện tích chè Shan tuyết khoảng 700 ha, còn lại là chè Trung du. Căn cứ vào sản lượng của huyện Chợ Mới và 3 xã phía nam của huyện Phú Lương là: Yên Ninh- Yên Đổ- Yên Lạc có thể thu mua khoảng 2500 tấn chè tươi mỗi năm. Ta có thể phân chia vùng nguyên liệu như sau: Vùng chè tuyết: Bình Văn- Yên Hân- Yên Cư: 150 tấn Chè các xã Như Cố- Quảng Chu- Yên Đĩnh- Thanh Bình: 361 tấn Ba xã Phú Lương: 150 tấn
  11. Tổng là 661 tấn. Ngoài ra có thể thu mua ở vùng chè rộng lớn ở các xã của huyện Phú Lương có chất lượng cao. 1.3.2. Thị trường đầu ra Căn cứ vào điều kiện của thị trường tiêu thụ. Công ty TNHH Phúc Lộc đã tập trung tiêu thụ sản phẩm của mình vào các thị trường là: I Rắc-I Ran, Trung Quốc, Châu Âu, Nga và các nước Đông Âu. Đây là những thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm chè đen. Tuy vậy muốn bán được sản phẩm tại thị trường nay đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao. Việc đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến chè với công nghệ hiện đại sẽ đáp ứng được các yêu cầu đối với sản phẩm, từ đó đảm bảo được thị trường tiêu thụ của dự án. 2. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN 2.1. Địa điểm của dự án Nhà máy chế biến chè được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 1,5 ha. Trước đây là khu chứa vật liệu của công ty. Khu đất này tương đối bằng phẳng. Hệ thống đường giao thông rất thuận tiện nằm cạnh đường liên xã từ Yên Đĩnh đi Bình Vân – Yên Hân – Yên Cư và huyện Na Rì. 2.2. Mô tả sản phẩm của dự án Với phương hướng sản xuất chè đen cho nên sản phẩm mà công ty lựa chọn là Chè đen xuất khẩu chế biến theo công nghệ Orthodox. Cơ cấu sản phẩm như sau: Loại chè Tỷ trọng OP 15% FBOP 31% P 16% PS 12% BPS 16% F 8%
  12. D 2% 2.3. Yêu cầu đối với các yếu tố đầu vào - Nguyên liệu: Nguyên liệu đưa vào chế biến là các loại chè búp A, B, C và nhu cầu chế biến trong kỳ là: 750 x 4,3 = 3225 tấn búp chè tươi/năm. - Nhiên liệu: Nhu cầu than cho quá trình sản xuất là: 1,6tấn x 750 = 1200 tấn/năm. Than chế biến được dùng là loại than tốt. Không dùng than kém chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng chè ( tốt nhất là dùng than Quảng Ninh). - Năng lượng: Nhu cầu điện trong quá trình sản xuất là: 750 tấn x 750Kw = 562500 Kw. Nguồn điện cung cấp hiện nay là điện qua trạm biến áp của công ty TNHH Phúc Lộc. Ngoài ra công ty còn mua một máy phát điện để dự phòng.2.4. Giải pháp về công nghệ 2.4.1. Sơ đồ công nghệ Orthodox
  13. Nguyên liệu Héo Vò lần 1 Phần lọt sàng lần 1 Sàng lần 1 Lên men 1 Vò lần 2 Phần lọt sàng lần 2 Hoàn chỉnh sản phẩm Sàng lần 2 Lên men (Sấy, Sàng 1 phân loại, Vò lần 3 Đóng thùng Phần lọt sàng lần 3 sản phẩm) Sàng lần 3 Lên men 1 Phần trên sàng lần 3 Phần trên sàng lần 3 Lên men 1 2.4.2. Mô tả quy trình công nghệ a. Héo chè: Chè búp tươi đem về nhà máy. Sau khi kiểm tra chất lượng chè đạt yêu cầu ( phân loại chè A, B, C) đem trải đều trên sân và dùng quạt công nghệ quạt cho chè được tươi, không có nước, rồi trải đều trên máng héo chè trong vòng từ 8 tiếng đến 12 tiếng ( ở nhiệt độ từ 40 - 420C). Khi thủy phân còn lại trong chè còn khoảng 61% - 64% đưa sang sàng dùng để tách tạp chất như cỏ rác, đất vụn đưa sang vò lần 1. b. Vò lần 1: Chè được đưa vào máy vò theo công suất quy định của từng loại máy vò nén, thời gian vò chè trong khoảng thời gian 35 – 40 phút. Sau khi vò chè được đưa sang sàng lần 1. Khoảng 20% chè lọt sàng được đưa đi lên men. Số chè chưa đạt tiêu chuẩn ( phần trên sàng) được đưa đi vò lần 2. c. Vò lần 2: Thời gian vò lần 2 khoảng 35 phút, sau đó được đưa đi sàng lần 2, lần này khoảng 20% chè lọt sàng được đi lên men, số còn lại trên sàng được đưa đi vò lần 3.
  14. d. Vò lần 3: Vò lần 3 kéo dài khoảng 45 phút, sau đó được đi sàng lần 3 tất cả phần lọt sàng và chè còn nằm trên sàng đều được đưa đi lên men. e. Lên men chè: Chè được rải đều vào các khay theo tiêu chuẩn và được đưa vào phòng lên men đem lên men. Trong phòng lên men thời gian lên men kéo dài khoảng 3 giờ 30 phút đến 4 giờ.Quá trình lên men là quá trình ôxy hóa giúp cho chè có màu đen theo yêu cầu và có hương vị đặc trưng của công nghệ Orthodox. Chú ý: Yêu cầu nhiệt độ của phòng vò và lên men là khoảng 22 -240C và độ ẩm phòng lên men là 90% - 95%. f. Sấy chè: Chè sau khi lên men được đưa vào máy sấy khô ở nhiệt độ 95 – 105 0C. Sản phẩm chè sau khi sấy được gọi là chè bán thành phẩm. Độ ẩm chè bán thành phẩm khoảng 4% - 5% là đạt yêu cầu. g. Công đoạn hoàn thành thành phẩm: Chè sau khi sấy được đưa vào máy cắt. Sau khi cắt được đưa vào máy sàng chè để phân loại. Với công nghệ hợp lý chè được sàng và phân thành 7 loại đó là: OP, FBOP, P, PS,BPS, F, D. Sau khi phân loại chè được đóng bao theo từng chủng loại và theo tiêu chuẩn để xuất khẩu. 2.4.3. Lựa chọn thiết bị Sau khi khảo sát các loại thiết bị chế biến chè đen theo công nghệ Orthodox của Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam sản xuất công ty nhận thấy thiết bị của các nước Ấn độ, Nga rất tốt nhưng để vốn đầu tư không quá lớn công ty đã lựa chọn thiết bị sản xuất được ở trong nước với giá thành rẻ hơn nhập khẩu. Chỉ nhập khẩu những thiết bị mà Việt Nam không có. Theo quan điểm đó thì các thiết bị được lựa chọn như sau: (thiết bị chính). - Máng héo: Lò héo Việt Nam sản xuất, quạt héo nhập khẩu từ Trung Quốc. - Máy vò: Sử dụng 6 máy vò Việt Nam sản xuất theo kiểu Nga và 2 máy vò Việt Nam sản xuất theo 265 của Trung Quốc. - Máy sấy: Dùng 2 máy sấy Việt Nam sản xuất theo kiểu Liên Xô S300. - Máy cắt nhẹ: ( CN 500 hoặc nhập khẩu của Trung Quốc). - Máy sàng bằng 2 cánh Viêt Nam sản xuất.
  15. - Máy sàng tơi 766 nhập của Trung Quốc. Các thiết bị này được tổ hợp theo đúng quy trình công nghệ Orthodox và đảm bảo công suất 20 tấn/ ngày. Tuy dùng các thiết bị sản xuất khác nhau để lắp đặt cho dây chuyền sản xuất chè đen xuất khẩu vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng công nghệ Orthodox (vì nó khai thác thế mạnh của từng loại thiết bị) đặc biệt thời gian thi công sẽ rất nhanh gọn đảm bảo đưa dây chuyền vào hoạt động kịp thời. 2.5. Giải pháp về môi trường - Công nghệ sản xuất chè đen không gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, nước thải trong quá trình sản xuất không nhiều, không gây độc hại. - Than đốt: dùng than có chất lượng tốt, ít tro, ít khói, xỉ than có thể sử dụng làm gạch, hoặc gia cố đường giao thông. - Tiếng ồn của nhà máy không lớn, địa điểm của nhà máy xa khu dân cư nên không ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân. 3. NỘI DUNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN 3.1. Tổ chức quản lý Nhà máy chế biến của Công ty TNHH Phúc Lộc là một bộ phận sản xuất và kinh doanh của Công ty độc lập. Trực thuộc công ty hoạt động theo cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập cho nên hệ thống quản lý điều
  16. hành sản xuất của công ty được bố trí theo mô hình sau: . Ban Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Bộ phận Quản Tổ Kế Kinh Tài đốc- Kỹ thuật - chức hoạch doanh chính KCS Tổ Tổ Tổ Vò Tổ Sấy Tổ Lên Tổ Hoàn Bảo vệ Héo chè chè men thiện SP chè 3.2. Tổ chức nhân sự Tổng số cán bộ công nhân viên chính thức và hợp đồng của công ty là 100 lao động. Trong đó dự kiến bố trí công nhân trong dây chuyền chế biến chè đen khoảng 60 lao động. Ngoài ra vùng nhân dân có hơn 2.000 lao động làm chè.Như vậy khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện cho hàng nghìn lao động nông nghiệp có công ăn việc làm. Tóm lại, việc kịp thời lắp đặt một dây chuyền chế biến chè mới vào công ty TNHH Phúc Lộc sẽ giải quyết kịp thời việc thu mua và chế biến nguyên liệu chè cho bà con nông dân và vùng chè. Góp phần giải quyết lao động cho nhân dân, dư thừa và nâng cao mức thu nhập của nhân dân miền vùng núi. 4. PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 4.1. Dự tính tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án 4.1.1. Dự tính tổng mức vốn đầu tư Cơ sở để dự tính tổng mức vốn đầu tư:
  17. Các văn bản quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (Về suất vốn đầu tư, giá thiết kế, đơn giá xây dựng của tỉnh, chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư…). Tổng mức vốn đầu tư của dự án được xác định theo phương pháp tổng hợp từ các khoản mục chi phí dự toán của dự án, thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1: Dự tính tổng mức vốn đầu tư Đơn vị: triệu đồng Hạng mục công trình Thành tiền A. Vốn cố định 5.149,065 I. chi phí ban đầu về đất 450,000 II. Chi phí xây lắp 2.303,200 III. Vốn thiết bị 1.926,500 IV. Chi phí chuẩn bị 469,365 B. Vốn lưu động 600,000 Tổng vốn đầu tư 5.749,065 (Dự tính chi tiết từng khoản mục chi phí được trình bày ở phần phụ lục 1). 4.1.2. Nguồn vốn huy động của dự án Căn cứ vào tình hình, khả năng tài chính hiện nay của công ty TNHH Phúc Lộc, nguồn vốn để đầu tư cho Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Chè bao gồm 2 nguồn sau: Nguồn vốn chủ sở hữu: 4.000.000.000 đồng Nguồn vốn vay : 1.749.065.000 đồng Lãi suất vay dài hạn là : 8,4%/năm Trong đó: - Vốn cố định : 5.149.065.000 đồng - Vốn lưu động : 600.000.000 đồng
  18. 4.1.3. Dự kiến kế hoạch trả nợ - Căn cứ vào đặc điểm của dự án, kế hoạch khấu hao tài sản cố định, phần thiết bị, phần nhà cửa vật kiến trúc. - Căn cứ vào nhu cầu vay vốn đầu tư dài hạn, lãi suất 8,4%/năm, thời hạn 10 năm, phương thức thanh toán mỗi năm trả nợ gốc và lãi một lần vào cuối năm, ta có bảng xác định chi phí trả lãi như sau: Bảng 4.2: Xác định chi phí trả lãi + gốc Đơn vị: 1000 đồng Trả nợ trong năm Dư nợ đầu Năm vận hành Trả nợ Tổng Dư nợ cuối năm năm Tiền lãi gốc cộng Lãi suất 8,40% Năm 1 1.749.065,0 174.907 146.921,0 321.828 1.574.159 Năm 2 1.574.158,5 174.907 132.229,0 307.136 1.399.252 Năm 3 1.399.252,0 174.907 117.537,0 292.444 1.224.346 Năm 4 1.224.346,0 174.907 102.845,0 277.752 1.049.439 Năm 5 1.049.439,0 174.907 88.152,9 263.059 874.533 Năm 6 874.533,0 174.907 73.460,7 248.367 699.626 Năm 7 699.626,0 174.907 58.768,6 233.675 524.720 Năm 8 524.720,0 174.907 44.076,4 218.983 349.813 Năm 9 349.813,0 174.907 29.384,3 204.291 174.907 Năm 10 174.907,0 174.907 14.692,1 189.599 0 4.2. Lập các báo cáo tài chính và xác định dòng tiền của dự án 4.2.1. Lập các báo cáo tài chính a. Dự tính doanh thu hàng năm Dựa vào tỷ trọng và đơn giá các loại sản phẩm, ta tính được mức giá bình quân như sau:  Giá bình quân 1 tấn chè loại 1: Đơn vị: 1000 đồng Loại chè Tỷ trọng Đơn giá Bình quân OP 15% 24.300 3.645,0
  19. FBOP 31% 23.050 7.145,5 P 16% 23.050 3.688,0 PS 12% 20.000 2.400,0 BPS 16% 19.150 3.064,0 F 8% 15.550 1.244,0 D 2% 9.550 191,0 Cộng bình quân 100% 21.377,5  Giá bình quân 1 tấn chè loại 2: Đơn vị: 1000 đồng Loại chè Tỷ trọng Đơn giá Bình quân OP 15% 22.150 3.322,50 FBOP 31% 21.120 6.547,20 P 16% 21.120 3.379,20 PS 12% 18.660 2.239,20 BPS 16% 17.750 2.840 F 8% 13.120 1.049,60 D 2% 7.750 155 Cộng bình quân 100% 19.532,70  Giá bình quân 1 tấn chè loại 3 Đơn vị: 1000 đồng Loại chè Tỷ trọng Đơn giá Bình quân OP 15% 19.250 2.887,50 FBOP 31% 17.650 5.471,50 P 16% 17.650 2.824 PS 12% 14.150 1.698 BPS 16% 13.650 2.184 F 8% 9.150 732 D 2% 5.650 73 Cộng bình quân 100% 15.870
  20.  Giá bình quân tất cả các loại chè: Đơn vị: 1000 đồng Các loại chè Tỷ trọng Đơn giá Bình quân Loại 1 49% 21.377,5 10.475 Loại 2 36% 19.532,7 7.032 Loại 3 15% 15.870 2.381 Cộng bình quân 100% 19.887  Doanh thu hàng năm: Năm Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 10 Đơn giá BQ (1000 19.887 19.887 19.887 19.887 19.887 19.887 19.887 19.887 19.887 19.887 đồng) Sản lượng 750 750 750 750 750 750 750 750 750 750 (tấn) Thành tiền 14.915 14.915 14.915 14.915 14.915 14.915 14.915 14.915 14.915 14.915 (triệu đồng) b. Khấu hao: Công ty lựa chọn phương pháp khấu hao theo đơn vị sản lượng  Khấu hao cho 1 tấn sản phẩm: Ivo - SV 5.149,065  500   0,620 (triệu đồng) Q 7500  Chi phí khấu hao hàng năm: Đơn vị: Triệu đồng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2