intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích ưu nhược điểm của các nguồn vốn có thể tài trợ cho dự án phát triển (trừ nguồn từ ngân hàng phát triển)

Chia sẻ: Gnfvgh Gnfvgh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

410
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Phân tích ưu nhược điểm của các nguồn vốn có thể tài trợ cho dự án phát triển (trừ nguồn từ ngân hàng phát triển) nhằm trình bày những vấn đề chung về nguồn tài trợ cho dự án phát triển, các nguồn tài trợ cho dự án phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích ưu nhược điểm của các nguồn vốn có thể tài trợ cho dự án phát triển (trừ nguồn từ ngân hàng phát triển)

  1. 1 Tiểu luận PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN VỐN CÓ THỂ TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (trừ nguồn từ ngân hàng phát triển)
  2. I. Những vấn đề chung về nguồn tài trợ DAPT 1.1. Nguồn tài trợ DAPT và v ai trò của nguồn tài trợ DAPT DAPT là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. DAPT nhằm t ới hai mục tiêu là hiệu quả tài chính và hiệu qu ả xã hội. Một DAPT phải trải qu a chu trình của nó với 3 giai đoạn chính, từ giai đoạn chuẩn bị và phê duyệt dự án; đến giai đoạn đầu tư và đi vào vận hành quản lý, khai thác. Ngay từ khi dự án còn nằm trên những trang giấy, những nhà hoạch định dự án không chỉ quan tâm đến đầu ra mà còn đặt nhiều mối quan tâm ngay từ đầu vào c ho dự án. Yếu tố đầu vào quan trọng nhất của DAPT chính là nguồn vốn tài trợ. Nguồn vốn tài trợ cho dự án hay lượng tư bản đóng góp vào để hình thành nên dự án nó đóng vai trò sống còn cho 1 DAPT, quyết định sự tồn tại của dự án và ảnh hưởng lớn tới tiến trình hoàn thành dự án. Vì vậy, việc thiết kế nguồn tài trợ hợp lý sẽ tạo ra được phương án huy động vốn tối ưu cho DAPT cũng như để thực hiện dự án thành công. 1.2. Đặc điểm nguồn tài trợ cho DAPT Do bản thân D APT mang những đặc trưng riêng biệt nên nó cũng đòi hỏi nguồn tài trợ có những yêu cầu phù hợp. Thứ nhất, DAPT thực hiện ch iến lược phát tr iển tầm cỡ quốc gia, do đó, qui mô của 1 DAPT rất lớn. Vì vậy, nguồn tài trợ cho D APT thường gồm nhiều nguồn khác nhau (hay còn được gọi là đồng tài trợ), để đảm bảo tập trung vốn với khối lượng lớn trong thời gian ngắn. Thứ hai , thời gian thực hiện DAPT thường kéo dài, dấn đến, vốn tài trợ cho DAPT được coi như là nguồn vốn trung và dài hạn. Vì thế, nguồn tài trợ cho 2
  3. DAPT cũng phải là nguồn vốn trung và dà i h ạn, để đảm bảo thời g ian ho àn trả vốn c ho nhà đầu tư. Thứ ba, DAPT thường đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích kinh tế. Trong khi đó nguồn tài trợ cho DAPT không c hỉ có mỗi nguồn từ vốn c hủ sở hữu mà còn có nguồn vốn vay. Thậm chí, cơ cấu nguồn vốn vay chiếm phần nh iều. Việc trả lãi vay được rút ra từ lợi nhuận thu được từ dự án. Vì thế, những DAPT phục vụ lợi íc h xã hội không hướng đến mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi nguồn tài trợ v ới lãi suất thấp, lãi suất ưu đãi. Thứ tư, với những đặc điểm trên, nên ta th ường thấy vốn tài trợ cho DAPT thường đến từ các tổ chức tài chính có tiềm lực lớn, các tổ chức tài chính nước ngoài hay của chính phủ trong và ngoài nước. 1.3. Các cách huy động nguồn tài trợ cho DAPT Trên giác độ tài chính doanh nghiệp, nguồn tài trợ bao gồm nguồn vốn nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, các cách huy động chủ yếu: - Sử dụng 100% vốn chủ - Sử dụng 100% vốn vay - Sử dụng kết hợp cả vốn chủ và vốn vay Nhưng với những đặc điểm yêu c ầu đố i với nguồn tài trợ DAPT đã ph ân tích ở trên, ta thấy, việc sử dụng 100% vốn chủ thường khó đạt được do hạn chế về năng lực tài chính trước đòi hỏi về qui mô của D A. Do đó, trên thực tế, các DAPT thường có sự góp mặt của vốn vay. Nếu trên tiêu thức về đối tượng tài trợ DAPT thì nguồn tài trợ DAPT gồm có: - Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) - Vay Ngân hàng thương mại - Nguồn tài trợ phát triển từ các chính phủ và tổ chức nước ngoài. - Vay từ các nguồn khác 3
  4. Dưới đây, nhóm sẽ đi sâu vào phân tíc h đặc điểm của các nguồn tài trợ DAPT theo cách tiếp cận thứ hai này. NSNN NH TM CPNN & Nguồn khác TC TCQ T - thặng dư - Cho vay tr ung – dài - các chươn g Người hưởng lợi NSNN hạn trình hỗ trợ phát đón g góp - Phát hành triển Hình thức TPCP - Vốn đầu tư trực tài trợ tiếp hoặc gián tiếp DA sinh lời DA có hiệu quả kinh DAPT CSHT, thấp, rủi ro cao tế, RR thấp môi trường, hoặc DA k có CBXH tại các DA ưu ti ên khả năn g hoàn quốc gia đan g trả phát triển, Hạn ch ế trong Nhỏ, 1 phần của DA, Lớn, qui đổi t heo kế hoạch thu – tùy thuộc khả năn g tỷ giá. Q ui mô vốn chi NS c ủa NN chịu rr của NH Tùy thuộc vào tài trợ chính sách tài trợ của T CQT. 0% Tinh theo thị trường Khôn g tính ls hoặc lãi suất ưu Lãi suất đãi Thời gi an Dài Khôn g dài Dài, được ân hạn hoàn vốn Chủ dự án đứng trước những sự lựa chọn này, cần phải đưa ra những quyết định: - DAPT cần bao nhiêu vốn? - Vốn được huy động từ những nguồn nào? - Sử dụng nguồn vốn đó ntn để hiệu quả? Mức độ ưu tiên sử dụng vốn theo đó thường được các chủ dự án cân nhắc giữa lợi ích và chi phí theo tiêu chí tối đa lợi íc h và giảm thiểu chi phí. II. Các nguồn tài trợ cho DAPT 2.1. Nguồn Ngân sách nhà nước (NSNN) NSNN là một nguồn quan trọng đối với DAPT, nhất là đối với những 4
  5. DAPT tầm cỡ quốc gia và liên quan đến lợi ích xã hội. Theo Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua 16/12/2002 định ngh ĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NN trong dự toán đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ của NN. 2.1.1. V ai trò - Vai trò huy động c ác nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu c ủa Nhà nước . - Ngân sách Nhà nước là công c ụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát. - Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất. - Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư . Các vai trò trên của Ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của Ngân sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế. 2.1.2. Đ ặc điểm của ng ân s ách nhà nước  Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;  Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;  Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi íc h chung, lợi ích công cộng;  Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định; 5
  6.  Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. 2.1.3. V ốn NSNN tài trợ cho DAPT Việc tài trợ cho DAPT là 1 khoản chi của NSNN. Việc cấp vốn cho DAPT, Nhà nước đã thể hiện va i trờ của mình là ng ười th iết kế v à tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế. Vốn Ngân sách cho đầu tư sẽ được ưu tiên cho những dự án không có khả năng hoàn trả (giao thông miền núi, thủy lợi, trồng rừng phòng hộ…) hoặc có khả năng hoàn trả song mức sinh lời thấp, rủi ro cao, thời gian hoàn vốn dài. Nguồn ngân sách cho Dự án phát triển gồm: - Thặng dư NS (Thu Ngân sách > chi) - Trái ph iếu chính phủ: sử dụng trong trường hợp khả năng tài trợ của NSNN bị hạn chế.  Thặ ng dư NS (Thu NS > Chi):  Thu ngân sách nhà n ước: Thu Ngân sách nhà nước phản ảnh các quan hệ kinh tế phát s inh trong quá trình nhà n ước sử dụng quyền lực chính trị để phân phối các nguồn tài chính của xã hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Như vậy, thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ ngân sách nhà nước đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu c ủa nhà nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm: - Thu trong cân đối ngân sách : bao gồm các khoản thu mang tính chất Thuế (Thuế, Phí, Lệ phí)và thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước - Thu bù đắp thiếu hụt của ngân sách: T rong quá trình điều hành ngân sách, các chính phủ thường có nhu cầu chi nhiều hơn số tiền thu được và việc cắt giảm các khoản chi rất là khó khăn vì liên quan đến các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội .... Do đó, bắt buộc chính phủ phải tính tới các giải pháp để 6
  7. bù đắp sự thâm hụt của ngân sách nhà nước. Giải pháp th ường được chính phủ sử dụng là vay thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài:  Chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách là một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển c ủa nền kinh tế. Đó là việc phân phối, sử dụng nguồn Thu ngân sách vào c ác khoản chi tiêu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. - Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của c ác doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. (như chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ, chi cho xây dựng mới và tu bổ đường, trường, công sở, kiến thiết đô thị, chi cho thành lập các DNNN...) - Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà n ước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu c ầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nước. Chi t iêu dùng thường xuyên bao gồm các khoản chi sau đây: o Chi quản lý hành c hính o Chi văn hóa, giáo dục, y tế o Chi quốc phòng o Chi trợ cấp  Nhu cầu chi thường xuyên thường rất cấp bách tại các nước nghèo.Do vậy Khoản th ặng dư (được hiểu là chi cho đầu tư phát triển) sẽ được ưu tiên dành cho các dự án không có khả năng hoàn trả 7
  8. - Chi khác: là những khoản chi nh ư chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do chính phủ vay, chi viện trợ của ngân sách trung ương c ho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài, chi cho vay của Ngân sách trung ương,…  Trái phiếu Chính phủ  Trái phiếu : Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ c ủa người phát hành (người vay tiền) phả i trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, th ường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu do bộ tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho NSNN hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Chính phủ phải trả gôc và lãi trong thời gian xác định. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. (Do có nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo). Do đ ặc điểm đó, lãi suất của trái ph iếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. Để mở rộng chi đầu tư phát triển, các loại trái phiếu được phát hành chủ yếu là trung và dài hạn, gồm có: + Trái phiếu kho bạc: Trái ph iếu kho bạc là loại trái ph iếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi. + Công trái xây dựng tổ quốc : Công trái xây dựng Tổ quốc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam và được phát h ành nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng những c ông trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu kh ác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước. 8
  9. 2.1.4. Ư u – Nhược điểm nguồn NSNN  Đối với ng uồn thặng dư ngân sách A.Ưu điểm: Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp, ưu điểm của nó là vốn ngân sách được sử dụng lâu dài, không phải trả lãi hoặc có nhưng rất thấp (Các DN sẽ không phải chịu áp lưc trả lãi) Việc sử dụng nguồn từ NSNN tránh được các điều kiện ràng buộc đối với Nhà nước so với trường hợp sử dụng nguồn vốn vay. Vốn ngân sách được ưu tiên cho đầu tư vào những dự án không có khả năng hoàn trả hoặc có khả năng hoàn trả nhưng mức sinh lời thấp, rủi ro cao, thời gian hoàn vốn dài hay các dự án chú trọng vào việc mang lại các ích lợi cho xã hội h ơn là lợi nhuận của nhà đầu tư. Với đặc điểm như vậy của dự án, sẽ rất khó để chủ dự án có thể huy động được các nguồn vốn khác từ bên ngoài, do nhà đầu tư thường quan tâm tới lợi ích cá nhân thu được từ dự án hơn là các lợi íc h mang lại cho toàn xã hội. B.Nhược điểm : 1, Ng uồ n tài t rợ ngân sách có hạ n Đối với các nước đang phát triển, thu ngân sách nhỏ mà nhu cầu chi tiêu lớn, do đó tình trạng phổ biến thường là bội chi ngân sách . Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối v ới những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối vớ i các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Ví dụ: Theo thống kê bộ tài chính tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 520.100 tỷ đồng, tăng 12,7% so với dự toán (chủ yếu do tăng thu nội địa và tăng thu từ xuất nhập khẩu). Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010 ước đạt 9
  10. khoảng 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển khoảng 145.000 tỷ đồng (không bao gồm phần thực hiện từ chuyển nguồn năm trước sang và ứng trước ngân sách Nhà nước các năm sau), tăng 15,5% so với kế hoạch năm. Bội c hi ngân sách Nhà nước: dự kiến sử dụng một phần tăng thu ngân sách Trung ương để giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2010, mức bội chi ước đạt khoảng 5,95% GDP, giảm 0,25% GDP so với kế hoạch đã đề ra. Dư nợ Chính phủ đến ngày 31/12/2010 bằng 44,5% GDP, dư nợ công bằng 56,7% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 42,2% GDP, nằm trong giới hạn an toàn cho phép . 2, Hiệu quả sử dụng vố n t hấp -Chất lượng nhiều công trình từ nguồn ngân sách Nhà nước không đảm bảo chất lượng, nhanh chóng xuống cấp. Ví dụ: 31/3/2010: Dự án Sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) do Ban Quản lý dự án 2, Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau một tháng đưa vào sử dụng, mặt cầu đã xuất hiện nhiều vết nứt, lún. Dự án Sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Ban Quản lý dự án 2, thuộc Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Đơn v ị th iết kế, và giám sát thi công là Viện Khoa học công nghệ (Bộ G iao thông Vận tải). Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bảo Qu ân là đơn vị th i công. Công trình này đã sử dụng loại bê tông nhựa SMA, là loại vật liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được nhiều nước trên thế giới sử dụng cho các công trình mặt cầu thép có tuổi thọ c ông trình nhiều năm. Nhưng với dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, mới chỉ sau hơn một tháng đưa vào sử dụng đã phát hiện c ác vết nứt có chiều rộng từ 3- 5cm, chiều dài từ 2- 4 mét. Không chỉ riêng dự án này, trong thời gian gần đây không ít các công trình cầu, đường mới hoàn thành đã xuống cấp nghiêm trọng. Xin lấy ví dụ: Cầu Khe Dầu ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đ ược bàn giao đ ưa v ào sử dụng vào cuối năm 2008. Thế nhưng, hiện nay mố cầu bị sạt lở. Nghiêm trọng hơn, 10
  11. lớp bê tông phía trong mặt cầu không được sử dụng vật liệu xi măng cốt thép mà được bên thi công thay thế bằng cốt tre và cót ép. Như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn đi lại của nhân dân. Cũng bằng hình thức thi công gian dối này, trước đó là vụ Ban Quản lý dự án PMU 18 mà chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải lại sử dụng bê tông cốt tre để làm cọc tiêu trên quốc lộ 18.v.v… -Các công trình, dự án có nguồn vốn NS thường lãng phí và thất thoát lớn vì tình trạng “cha chung không ai k hóc”.  Điều này thể hiện t rên nhiều bình diện: lãng phí vì đầu tư sai mục đích, không đạt mục tiêu, bố trí vốn dàn trải, phân tán, thiếu tập trung,… Có thể nói, những hạn chế trong việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án chính là thủ phạm gây thất thoát của công. Ví dụ : Có những dự án phải thay đổi tổng mức đầu tư, tổng dự toán nhiều lần và có dự án quyết đ ịnh đầu tư nhưng không có tiền để triển khai, quá thời gian quy định lại phải lập lại dự án; rồ i lựa chọn địa đ iểm xây dựng không phù hợp, phải dừng cả dự án. Chẳng hạn, Dự án xử lý nước thải KCN Vĩnh N iệm - Hải Phòng vốn đã cấp phát 3 tỷ đồng và Dự án xử lý n ước thải khu du lịch Vịnh Tùng Dinh - Cát Bà - Hải Phòng 23,52 tỷ đồng, hoàn thành rồ i không hoạt động. Hay hạng mục vườn ươm Thanh Táo, Công trình tuyến tránh Hà Nội - Cầu Giẽ đầu tư 1,2 tỷ đồng đến nay bỏ hoang... Ngoài ra, tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún chậm được khắc phục, dẫn đến nhu cầu vốn cho các dự án vượt quá khả năng ngân sách. Điều này dẫn đến tình trạng có dự án phải kéo dài gần 20 n ăm. Điển hình là Dự án đầu tư x ây dựng trường Đại học Hàng Hải triển khai từ năm 1981 đến nay chưa xong do không bố trí đủ vốn. - Nợ đọng XDCB ở nhiều dự án đầu tư thuộc nguồn NSNN còn lớn. - Tình trạng tài t rợ vốn không đúng chỗ Kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng gây bức xúc công luận khi kinh phí loan báo hôm nay tăng cao gấp 5 lần so với mức dự tính 11
  12. ban đầu, theo tin hãng thông tấn Đức DPA ngày 22/9. Dự án gồm việc xây dựng một công viên làm nơi tọa lạc cho tượng đài vinh danh các bà mẹ Việt Nam đã hy sinh chồng, con trong các cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tượng được xây tại khu vực núi Cấm, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, trên khuôn viên có tổng diện tích hơn 15 hecta. Việt Nam cho biết đây sẽ là tượng đài lớn nhất nước và lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Khi dự án khởi công hồi năm 2007, kinh phí được nói là 3,9 triệu đô la. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam hôm nay cho hay số tiền này dự trù lên tới 19,7 triệu Mỹ kim vì giá nguyên vật liệu tăng cao. Những người chỉ trích dự án cho rằng đáng xấu hổ khi xây dựng một công trình vinh danh tốn kém hàng chục triệu đô la trong lúc nhiều bà mẹ anh hùng đang chịu cảnh neo đơn, nghèo túng, dù đã có nhiều cống hiến hy sinh cho đất nước. Thay vào đó, họ đề nghị nên dùng khoản tiền đó để chăm sóc, hỗ trợ cho chính các bà mẹ anh hùng đang còn sống. Hiện có khoảng 44.000 người được tôn vinh là mẹ Việt Nam anh hùng, đa số đều già yếu và nghèo khó. 3,Tình trạng giải ngân các dự án có ng uồn vốn NS còn chậm Hàng năm, nhà nước dành một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Tổng nguồn vốn này của nhà nước chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, trong đó vốn từ NSNN và trái phiếu Chính phủ khoảng 23%. Tuy nhiên, công tác giải ngân rất đáng phải bàn. Có một nghịch lý hiện nay trong lĩnh vực đầu tư DAPT thuộc nguồn vốn nhà nước: Một mặt, nhiều dự án không có vốn thanh toán, vẫn triển khai thực hiện, dẫn đến nợ lớn; mặt khác, có nhiều dự án đã được bố trí vốn, nhưng lại g iải ngân chậm, thậm chí rất chậm, dẫn đến ứ đọng vốn. Giải ngân chậm gây lãng phí lớn về nhiều mặt, không chỉ cho NSNN, mà còn cho cả nền kinh tế-xã hội và trực tiếp là ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các nhà thầu. Nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm đã được đề cập nhiều và nằm ở tất cả các khâu của quy trình đầu tư, song theo chúng tôi, có mấy nguyên nhân cơ bản sau đây: 12
  13.  Một là do công tác chuẩn bị đầu tư chậm. Tình trạng chung hiện nay là vốn c hờ thủ tục. Các cơ quan không chủ động chuẩn bị sẵn sàng thủ tục đầu tư cho dự án để khi có vốn là triển kha i được ngay, ngược lại, chỉ chờ đợi đến khi đã chắc chắn được bố trí vốn mới vội vã đi làm thủ tục. Trong khi đó, thủ tục đầu tư XDCB là rất phức tạp, tốn rất nhiều thời gian. Do làm gấp nên các thủ tục thường gặp nhiều sai sót, dẫn đến phải làm lại ho ặc điều c hỉnh lại, vừa tốn thời gian, vừa làm tăng dự toán lên cao, thậm chí rất cao (có dự án do khảo sát không kỹ, khi thi công mới phát h iện sai sót, phải khảo sát lại, lập ph ương án xử lý sự cố và điều c hỉnh tăng dự toán).  Hai là do giải phóng mặt bằng chậm Tình trạng dự án không triển khai đ ược do không giải phóng đ ược mặt bằng đang trở nên phổ biến, tồn tại đã nh iều năm, gây thiệt hại rất lớn cho cả nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng, nhiều kh i mang tính đặc thù của từng dự án. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là chính sách đền bù chưa phù hợp; người dân đò i hỏi quá cao; công tác tuyên truyền giáo dục chưa được coi trọng…  Ba là tổ chức thi công chậm Tình trạng chung nổi lên gần đây là do tốc độ tăng vốn đầu tư nhanh, nên lực lượng thi c ông không đáp ứng kịp, nhất là lực lượng công nhân có tay nghề cao. Bên cạnh đó, đã xuất hiện tình trạng nhà thầu không đủ năng lực, hoặc tuy có năng lực nhất định, nhưng lại nhận quá nhiều công trình, phải rải lực lượng để giữ chân công trình, nên không thể tập trung thi công dứt điểm.  Bốn là do nghiêm thu, thanh toán chậm  Năm là do công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan chủ quan đầu tư (các bộ, địa phương) c hưa sát sao, kiên quyết Điều n ày thể hiện ngay từ khâu phân bổ và g iao kế hoạch vốn: Luật NSNN quy định khâu này phải xong trước 31/12 năm trước, nhưng c ó bộ ngành 13
  14. đến hết quý II, cá biệt đến hết năm kế hoạch vẫn chưa phân bổ xong. Do chưa được phân bổ vốn, nên các chủ đầu tư và c ác nhà thầu không dám triển khai thi công, sợ không c ó nguồn thanh toán. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, nhiều cơ quan chủ quản đầu tư còn c ó tư tưởng khoán trắng cho chủ đầu tư, không có sự kiểm tra thường xuyên nhằm đôn đốc hoặc phát hiện vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.  Sáu là do c ơ chế quản lý vốn đầu tư Việc quản lý vốn đầu tư hiện nay vẫn mang nặng tính chất của cơ chế cũ, không phù hợp với đ iều kiện của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện đã liên tục xuất hiện những vướng mắc cần phải xử lý, và do đó, cơ chế quản lý vốn đầu t ư cũng phải thay đổ i liên tục . Song, sự thay đổi này luôn trong tình trạng không đồng bộ, thậm chí không nhất quán, không kịp thời, nên khó thực hiện, g ây ra tình trạng chờ đợi, m ất nh iều thời g ian, từ đó làm chậm tiến độ giải ngân. 4, Quản lý tài chính trong dự án đầu tư còn lỏng lẻo gây thất thoát vốn NS. Bệnh thà nh tích. Chỉ coi t rọng tăng t rưởng về số lượng, tốc độ tă ng trưởng mà không coi trọng chất lượng tăng trưởng ki nh tế  Đối với nguồn trái phiếu chính phủ (TPCP) A. Ư u điểm: - Thông qua phát hành trái phiếu, chính phủ có thể huy động được khối lượng vốn l ớn, với thời gian sử dụng lâu dài Ví dụ: Năm 2005, Chính phủ phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc mang tên Công trái g iáo dục để tiếp tục huy động vốn hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, các tỉnh có nhiều khó khăn thực hiện mục tiêu xoá phòng học 3 ca, phòng học tranh tre, nứa lá và kiên cố hoá trường học theo Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28/11/2002 của Quốc hội. Công trái g iáo dục phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam. Tổng mức phát hành năm 2005 là 1.500 tỷ 14
  15. đồng. Công trái g iáo dục có thời hạn 5 năm, được bắt đầu phát hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2005. Ngày 26/01/2010: Việt Nam đã phát hành thành c ông 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6,95%. Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào c ác mục tiêu: (i) hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước, (ii) giao Bộ Kế hoạch&Đầu t ư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa N a và mua tàu v ận tải biển). Kế hoạch đầu tư phát tr iển giai đoạn 2011-2015: Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo giá thực tế dự kiến khoảng 5.745- 6.140 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 250-266 tỷ USD … Trong đó, đáng chú ý là nguồn vốn ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 1.020-1.090 nghìn tỷ đồng, chiếm 18%; đầu t ư từ trái phiếu Chính phủ dự kiến kho ảng 225 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,9-4,1%...Năm 2011, đã phát hành 45 nghìn tỷ đồng trái phiếu sử dụng cho đầu tư phát triển. - Huy động vốn từ phát hành trái phiếu khắc phục được một số nhược điểm của nguồn huy động khác. Không bị phụ thuộc n ước ngoài như t rong trường hợp nhận viện t rợ. Lãi suất phải t rả cũng không cao nh ư đi vay NH TM. B.Nhược điểm: 1, Khả nă ng gia tă ng của nguồ n vốn từ phát hành t rái phiếu có gi ới hạn + Đối với phát hành trái phiếu trong nước: Từ phía người mua trái ph iếu : Trên thị trường có rất nhiều kênh đầu t ư khác nhau, nếu lãi suất của trái phiếu không đủ hấp dấn thì sẽ không có người mua trái phiếu. Từ phía chính phủ: chính phủ không thể huy động quá nh iều vốn từ phát hành trái phiếu trong nước vì sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung vốn cho hoạt động 15
  16. sản xuất, kinh doanh của dân cư, do đó có thể kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh. + Đối với phát hành trái phiếu ra nước ngoài: Lượng vốn huy động được phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của quốc gia, vào lãi suất đưa ra. Mặt khác còn ảnh hưởng tới chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia. Từ các nguyên nhân trên, khả năng gia tăng của nguồn vốn này bị hạn chế. 2, Đây là nguồ n vốn có chi phí đắt đỏ Để có thể huy động được vốn từ nguồn này, chính phủ phải đưa ra mức lãi suất hấp dẫn c ác nhà đầu tư. Bên cạnh đó c òn có chi phí phát hành và c hi phí tổ chức đấu thầu trái phiếu. Từ hai nhược điểm trên , khả năng cung cấp của nguồn vốn này cho dự án đầu tư phát triển là có hạn. 3,Tài trợ bằ ng ng uồ n vốn này có thể gây ra tình trạng t hất thoát và lãng phí vốn + Phát hành trái phiếu trong nước chủ yếu tài trợ cho dự án phúc lợi hoặc có khả năng sinh lời thấp dưới hình thức cấp 100% vốn ngân sách. Đây không phải là vốn do người thực hiện bỏ ra nên c ó thể họ sẽ không quan tâm tới hiệu quả của vốn đầu tư, bên cạnh đó có thể xảy ra hiện tượng rút lõi công trình... + Phát hành trái phiếu nước ngoài chủ yếu để cho vay lại các dự án lớn của c ác doanh nghiệp theo mục tiêu phát triển của nhà nước. Tuy nhiên, người trực tiếp đi vay là chính phủ, do đó, doanh nghiệp được vay lại có thể sẽ sử dụng vốn không hiệu quả so với v iệc tự đi vay.Việc không trả đ ược nợ của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ, và tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài của quốc gia. VD : Năm 2005, Chính phủ đã phát hành thành công 750 triệu USD trái phiếu quốc tế. Chính phủ đã dành toàn bộ cho Tập đoàn Vinashin vay lại. Vinashin là Doanh Nghiệp chủ lực của ngành công nghiệp đóng tàu đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Chính phủ cũng đặt kỳ vọng với nguồn vốn này sẽ đưa Vin ashin và ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy 16
  17. nhiên khoản vay 750 tr iệu USD đã bị sử dụng vào mục đích khác không theo đúng dự án và kế hoach.  Điển hình là khoản 42,8 t ỉ đồng cho Công ty Hoàng Anh – Vinashin thực hiện giao d ịch mua thép. Tuy nhiên c hỉ lập hồ sơ khống mua bán 4.500 tấn thép với Công ty cổ phần đầu tư thương mại Cửu Long nhưng thực chất không có giao dịch nào. Số tiền 42,8 tỉ được sử dụng để nhập hai nhà máy nhiệt điện cũ (thực chất là rác thải công ngh iệp độc hại) cho dự án Nhà máy nhiệt đ iện Sông Hồng - Nam Định.  Cố ý làm trái trong việc cho Công ty Vận tải Viễn Dương vay 106 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế để thực hiện dự án hoán cải tàu Bạch Đằng Giang gây thất thoát lớn vốn đầu tư của dự án này.  Sử dụng 1.000 tỉ đồng vay từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế để mua lại khoản nợ của các đơn v ị thành v iên và bản thân công ty mẹ, trong đó có nhiều khoản là n ợ xấu tại ngân hàng. Đáng chú ý việc mua lại này được thực hiện ngay trong ngày ký hợp đồng vay vốn trái phiếu quốc tế. Theo TTCP thì việc mua nợ trên là trái với quy chế mua bán nợ; sử dụng không đúng mục đích khoản vay trái ph iếu quốc tế; có nhiều dấu hiệu cố ý làm trái quy định c ủa pháp luật, dùng thủ đoạn hoán đảo nợ đã mua để che giấu thiệt hại. 2.2. Nguồn tài trợ phát triển của các Chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế 2.2.1. Đặc điểm Do xu thế toàn cầu hóa và hộ i nhập k inh tế, ngày nay, quan hệ kinh tế giữa quốc gia vớ i quốc gia, giữa 1 quốc gia với các tổ c hức quốc tế trở nên phổ biến. Trên phương diện kinh tế, điều này mở rộng và gia tăng nguồn vốn chảy vào trong nước. Đây chính là nguồn tài trợ rất tốt cho các DAPT. Nguồn tài trợ này di chuyển thường từ những nước phát triển sang những nước đang phát triển và kém phát triển. Đối v ới những nước phát triển, điều này giúp họ gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Còn đối với c ác nước kém phát triển, thì 17
  18. đây là nguồn vốn giúp cải th iện và phát tr iển nền k inh tế trong nước còn khó khăn. Nguồn tài trợ này luôn đi kèm v ới màu sắc chính trị biểu hiện ra thành những điều kiện trao đổi mà nước tài trợ đưa ra cho nước nhận tài trợ. Nguồi tài trợ từ nước ngoài bao gồm: - Nguồn tài trợ từ các Chính phủ nước ngoài qua hợp tác song phương hoặc đa phương. - Nguồn tài trợ từ các Tổ chức tài chính quốc tế như: WB, AD B, IMF… 2.2.2. Các hình thức tài trợ 2.2.2.1. Nguồ n vố n ODA Đặc điểm Đây là hình thức tài trợ phổ biến nh ất là thông qua hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà Nước hoặc Chính phủ một nước với các Chính Phủ nước ngoài, các tổ chức liên c hính phủ hoặc liên quốc gia. - Lãi suất cho vay rất thấp khoảng từ 0.25-2%/năm, thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả, ân hạn từ 8-10năm) - Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA - Mục tiêu chính là g iúp các nước tiếp nhận phát tr iển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hộ i. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc… 18
  19. Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra đ ịnh hướng c hiến lược, chính sách và những lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ. Gần đây nhất, trên cơ sở tham vấn rộng rãi các nhà tài trợ, ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010. 5 lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ 5 năm 2006-2010 bao gồm: - Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo). - Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại. - Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác). - Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. Phân l oại Căn cứ vào tính chất tài trợ: ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà nước tiếp nhận không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ. ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. ODA vay hỗn hợp : Là các khoản viện trợ không ho àn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung c ấp đồng thời vớ i các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đ ạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 19
  20.  Căn cứ vào mục đíc h sử dụng: Hỗ trợ cơ bản: Là loại OD A dành cho việc thực hiện nhiệm vụ c hính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng c ác cơ sở hạ tầng kinh t ế - xã hộ i nh ư đường s á, cầu, cảng,…. Loại ODA này thường là các khoản vay ưu đãi. Hỗ trợ kỹ thuật: Là loại ODA được thực hiện nhằm chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu tiền đầu tư các chương trình dự án, phát triển nguồn nhân lực,… Loại ODA này thường là ODA không hoàn lại.  Căn cứ vào nhà tài trợ: ODA song ph ương: Là loại ODA đ ược Chính phủ một nước tài trợ trực tiếp c ho Chính phủ nước khác. ODA đa phương: Là lo ại OD A do các tổ chức quốc tế, các tổ c hức liên chính phủ tài trợ cho Chính phủ của một nước. ODA của các tổ ch ức phi chính phủ: Là loại ODA do các tổ chức phi chính phủ cung cấp. Tính cho đến nay, Việt Nam có 51 nhà tà i trợ, bao gồm 28 nhà t ài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương. Trong đó: - C ác nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na- đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di- lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Xin-ga-po. - Các nhà tài trợ đa phương gồm:  Các định c hế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân h àng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0