Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí dự án cấp nước sạch tại Thành phố Bắc Ninh
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua lý thuyết về mô hình phân tích dự án trên phương diện tài chính và kinh tế để xác định tính khả thi khi đầu tư dự án cấp nước sạch tại thành phố Bắc Ninh. Từ kết quả phân tích tính khả thi của dự án về tài chính và kinh tế sẽ nêu các khuyến nghị và đề xuất chính sách cho dự án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí dự án cấp nước sạch tại Thành phố Bắc Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÕÕÕÕÕ LÊ NGỌC TÚ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 60.31.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN TẤN BÌNH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
- 1 Lời cảm ơn Tôi chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cùng các Giảng viên đã tận tâm giảng dạy trong thời gian tôi tham gia học tập tại Chƣơng trình và hoàn thành luận văn với đề tài “Phân tích lợi ích và chi phí của Dự án đầu tƣ cấp nƣớc sạch tại thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh”. Tôi cũng trân trọng bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Tấn Bình đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi thực hiện Đề tài luận văn. Đồng thời, tôi cũng trân trọng cảm ơn Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tham dự chƣơng trình học tập, Công ty TNHH 1 thành viên Cấp thoát nƣớc Bắc Ninh đã cung cấp số liệu cho Đề tài luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các anh/chị học viên cùng khoá MPP2 – Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã có trao đổi, góp ý cho luận văn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 6 năm 2011 Học viên Lê Ngọc Tú
- 2 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan Đề tài luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong Đề tài đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Đề tài này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright./.
- 3 Tóm tắt Dự án đầu tƣ hệ thống cấp nƣớc thành phố Bắc Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân thành phố Bắc Ninh về tiếp cận nguồn nƣớc hợp vệ sinh. Dự án có công suất hoạt động vào năm sản xuất ổn định là 10.000 m3/ngày đêm, sử dụng công nghệ xử lý nƣớc mặt với nguồn nƣớc thô từ sông Cầu. Dự án có tổng mức đầu tƣ 71.237 triệu đồng, trong đó vốn vay chiếm tỷ trọng 80% là 56.989 triệu đồng, từ nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Dự án khả thi về mặt tài chính với các giả định của mô hình cơ sở, kết quả phân tích theo quan điểm tổng đầu tƣ là FNPV (TIP) = 4.740 triệu đồng, FIRR = 10,95%, B/C = 1,03. Dự án khả thi về mặt kinh tế, kết quả phân tích kinh tế dự án đạt ENPV = 73.051 triệu đồng, EIRR = 19,31%, B/C = 1,63. Qua phân tích rủi ro dự án cho thấy dự án có độ nhạy cao với chính sách giá bán nƣớc sạch của Nhà nƣớc và với tỷ lệ thất thoát nƣớc khi vận hành dự án. Điều này cần đƣợc Nhà nƣớc nghiên cứu để ban hành chính sách giá nƣớc hợp lý, đồng thời cũng yêu cầu chủ đầu tƣ đảm bảo vận hành với hiệu suất cao, giảm tỷ lệ thất thoát nƣớc của dự án. Dự án đầu tƣ cấp nƣớc thành phố Bắc Ninh đƣợc đánh giá là khả thi về mặt kinh tế xã hội và tài chính vì vậy dự án nên đƣợc tỉnh Bắc Ninh quyết định đầu tƣ. Hạn chế của đề tài là chƣa lƣợng hóa đƣợc hết các ngoại tác của dự án nhƣ ngoại tác về lợi ích sức khỏe, tiết kiệm thời gian để tiếp cận với nguồn nƣớc sạch, hợp vệ sinh.
- 4 Mục lục Lời cảm ơn ............................................................................................................................. 1 Lời cam đoan ......................................................................................................................... 2 Tóm tắt ................................................................................................................................... 3 Mục lục .................................................................................................................................. 4 Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt .......................................................................................... 7 Danh mục các bảng biểu ........................................................................................................ 8 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 9 1.1. Bối cảnh chính sách: ....................................................................................................... 9 1.1.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Bắc Ninh: ............................................................. 9 1.1.2. Vấn đề chính sách ...................................................................................................... 10 1.1.3. Dự báo về nhu cầu sử dụng nƣớc sạch tại thành phố Bắc Ninh: ............................... 11 1.2. Lý do hình thành đề tài: ................................................................................................ 12 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 12 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 12 1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................................... 13 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................................... 13 1.7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 13 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 15 2.1. Các quan điểm phân tích dự án đầu tƣ .......................................................................... 15 2.1.1. Quan điểm phân tích tài chính dự án ......................................................................... 15 2.1.2. Quan điểm phân tích kinh tế dự án đầu tƣ ................................................................. 16 2.1.3. Quan điểm phân tích phân phối thu nhập .................................................................. 17 2.1.4. Phân tích độ nhạy và rủi ro. ...................................................................................... 17 2.2. Các tiêu chí thẩm định dự án đầu tƣ ............................................................................. 18 2.2.1. Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value) .......................................................... 18 2.2.2. Xác định suất sinh lợi nội tại IRR (Internal Rate of Return) ..................................... 18 2.2.3. Tỷ số lợi ích và chi phí – B/C .................................................................................... 19 CHƢƠNG 3. MÔ TẢ DỰ ÁN ĐẦU TƢ ............................................................................ 20
- 5 3.1. Giới thiệu chủ đầu tƣ .................................................................................................... 20 3.2. Giới thiệu tổng quan về dự án: ..................................................................................... 21 3.2.1. Vị trí, diện tích ........................................................................................................... 21 3.2.2. Quy mô công suất ...................................................................................................... 21 3.2.3. Quy trình công nghệ xử lý ......................................................................................... 21 3.2.4. Tổng vốn đầu tƣ, các hạng mục công trình chính và tiến độ đầu tƣ của dự án ......... 21 3.2.5. Nguồn vốn đầu tƣ dự án............................................................................................. 22 3.2.6. Sơ đồ cấu trúc dự án .................................................................................................. 22 CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ............................................................... 24 4.1. Các giả định và thông số mô hình cơ sở dự án ............................................................. 24 4.1.1. Đồng tiền sử dụng phân tích, lạm phát và thời điểm phân tích: ................................ 24 4.1.2. Thông số vận hành nhà máy ...................................................................................... 24 4.1.3. Xác định doanh thu tài chính dự án ........................................................................... 25 4.1.4. Xác định chi phí tài chính dự án: ............................................................................... 26 4.1.5. Khấu hao và thanh lý tài sản: ..................................................................................... 27 4.1.6. Nguồn vốn đầu tƣ và chi phí sử dụng vốn: ................................................................ 28 4.1.7. Vốn lƣu động của dự án: ............................................................................................ 29 4.2. Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án ................................................... 30 4.2.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tƣ: ........................................... 30 4.2.2. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tƣ: ............................................ 31 4.3. Đánh giá kết quả phân tích tài chính: ........................................................................... 31 CHƢƠNG 5. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN ...................................................................... 32 5.1. Xác định các yếu tố rủi ro đối với dự án:...................................................................... 32 5.2. Phân tích độ nhạy:......................................................................................................... 32 5.2.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều .......................................................................................... 32 5.2.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều: ......................................................................................... 37 5.3. Phân tích kịch bản của dự án theo giá nƣớc: ................................................................ 38 5.4. Phân tích mô phỏng Monte Carlo: ................................................................................ 39 5.5. Kết luận về phân tích rủi ro .......................................................................................... 41 CHƢƠNG 6. PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN ................................................................... 42 6.1. Phân tích kinh tế ........................................................................................................... 42 6.1.1. Xác định phƣơng pháp phân tích kinh tế ................................................................... 42 6.1.2. Xác định suất chiết khấu kinh tế - EOCK .................................................................. 42
- 6 6.1.3. Thời gian phân tích kinh tế: ....................................................................................... 42 6.2. Nội dung phân tích kinh tế dự án .................................................................................. 43 6.2.1. Xác định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế - CF i................................ 43 6.2.2. Kết quả phân tích kinh tế của dự án ........................................................................... 48 6.3. Phân tích phân phối....................................................................................................... 49 6.4. Kết luận về phân tích kinh tế: ....................................................................................... 50 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................. 51 Kết luận ................................................................................................................................ 51 Gợi ý chính sách .................................................................................................................. 51 Đối với Nhà nƣớc ................................................................................................................ 51 Đối với chủ đầu tƣ ............................................................................................................... 52 Tài liệu tham khảo: .............................................................................................................. 53 Phụ lục: ................................................................................................................................ 55
- 7 Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt Ký hiệu B/C Tỷ số lợi ích/chi phí DSCR Hệ số an toàn trả nợ EIRR Suất sinh lợi nội tại kinh tế ENPV Giá trị hiện tại ròng kinh tế FIRR Suất sinh lợi nội tại tài chính FNPV (TIP) Giá trị hiện tại ròng tài chính dự án (quan điểm tổng đầu tƣ) FNPV (EIP) Giá trị hiện tại ròng tài chính dự án (quan điểm chủ đầu tƣ) WACC Chi phí vốn bình quân trọng số
- 8 Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1. Hiện trạng cấp nƣớc sạch tại thành phố Bắc Ninh Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2006, 2007, 2008 Bảng 4.1. Khung giá nƣớc tại thành phố Bắc Ninh. Bảng 4.2. Kết quả phân tích tài chính quan điểm tổng đầu tƣ. Bảng 4.3. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tƣ Bảng 5.1. Kết quả phân tích ảnh hƣởng của giá bán nƣớc đến hiệu quả tài chính. Bảng 5.2. Kết quả phân tích ảnh hƣởng chi phí đầu tƣ đến hiệu quả tài chính Bảng 5.3. Kết quả phân tích ảnh hƣởng của tỷ lệ thất thoát nƣớc đến hiệu quả tài chính Bảng 5.4. Kết quả phân tích ảnh hƣởng của giá điện đến hiệu quả tài chính Bảng 5.5. Kết quả phân tích ảnh hƣởng của giá phèn đến hiệu quả tài chính Bảng 5.6. Kết quả phân tích ảnh hƣởng của giá Clo đến hiệu quả tài chính Bảng 5.7. Kết quả phân tích ảnh hƣởng của lƣơng lao động đến hiệu quả tài chính Bảng 5.8. Kết quả phân tích ảnh hƣởng của lãi suất đến hiệu quả tài chính Bảng 5.9. Kết quả phân tích ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả tài chính Bảng 5.10. Kết quả phân tích ảnh hƣởng lạm phát đến hiệu quả tài chính Bảng 5.11. Kết quả phân tích ảnh hƣởng giá nƣớc, tỷ lệ thất thoát đến hiệu quả tài chính Bảng 5.12. Kết quả phân tích kịch bản theo giá nƣớc Bảng 5.13. Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm tổng đầu tƣ Bảng 5.14. Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm chủ đầu tƣ Bảng 6.1. Kết quả xác định hệ số CFi Bảng 6.2. Kết qủa phân tích kinh tế dự án Bảng 6.3. Kết qủa phân tích độ nhạy NPV kinh tế theo tỷ lệ thất thoát nƣớc Bảng 6.4. Kết qủa phân tích độ nhạy NPV kinh tế theo giá nƣớc Bảng 6.5. Kết quả phân tích phân phối.
- 9 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh chính sách: 1.1.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Bắc Ninh: Tỉnh Bắc Ninh có thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện bao gồm: Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lƣơng Tài, Tiên Du, Quế Võ. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2010 giá trị công nghiệp, xây dựng chiếm 64,8% GDP của tỉnh; Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 11% và dịch vụ chiếm 24,2%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh năm 2010 đạt 1800 USD/ngƣời/năm. Cùng với sự tăng tốc nhanh về phát triển công nghiệp là sự phát triển không ngừng về các khu đô thị. Với tốc độ tăng trƣởng nhanh về kinh tế đòi hỏi về sự phát triển tƣơng xứng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để đáp ứng, phù hợp với yêu cầu. Trong những năm qua, Bắc Ninh đã đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng cấp điện, hệ thống cấp nƣớc đô thị và nông thôn,.... để phục vụ cho phát triển địa phƣơng. Nhằm thực hiện phát triển bền vững giữa kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng Chƣơng trình phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh trong đó nội dung về tiếp cận nƣớc sạch cho ngƣời dân đƣợc đề cập là một chỉ tiêu quan trọng. Thành phố Bắc Ninh là trung tâm tỉnh lị của tỉnh, diện tích tự nhiên là 82,61 km2. Kinh tế - xã hội của thành phố luôn phát triển và cùng với đó là sự đô thị hóa nhanh, nhiều khu đô thị mới đƣợc xây dựng: Khu đô thị mới Vũ Ninh – Kinh Bắc, Khu đô thị mới Hòa Long, .... đã tạo ra nhu cầu sử dụng nƣớc sạchvà gây sức ép lên việc cung cấp nƣớc sạch cho thành phố. Năm 2007, thành phố Bắc Ninh đƣợc thành lập với việc mở rộng địa giới hành chính thêm 9 phƣờng/xã. Hiện tại thành phố có 13 phƣờng và 6 xã. Qua số liệu thống kê cho thấy dân số của thành phố tăng lên từ 87,1 nghìn ngƣời năm 2006 đã tăng lên 149,8 nghìn ngƣời năm 2007, 153,4 nghìn ngƣời năm 2008 và năm 2009 dân số thành phố 165 nghìn ngƣời.
- 10 Hình 1.1. Dân số thành phố Bắc Ninh. Dân số thành phố Bắc Ninh 180.0 165.0 160.0 149.8 153.4 140.0 120.0 Nghin nguoi 100.0 82.9 85.6 87.1 77.6 79.4 71.7 73.3 74.8 75.8 76.7 80.0 60.0 40.0 20.0 0.0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Dân số thành phố Bắc Ninh Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 1.1.2. Vấn đề chính sách Thành phố Bắc Ninh dân số năm 2009 khoảng 165 nghìn ngƣời, dự báo dân số của thành phố sẽ tăng lên 173 nghìn ngƣời vào năm 2015 và 181 nghìn ngƣời vào năm 2020. Hiện tại, thành phố có 01 nhà máy cấp nƣớc sạch công suất 20.000 m3/ngày đêm. Trong những thời gian nắng nóng mùa hè, nhà máy cấp nƣớc của thành phố nhiều khi hoạt động vƣợt công suất thiết kế, khoảng 22.000 – 23.000 m3/ngày đêm. Với công suất hiện tại, nhà máy cấp nƣớc tại thành phố chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng nƣớc cho 65% dân số với số ngƣời là 102.000 dân. Nhƣ vậy khoảng 35% dân cƣ của thành phố chƣa đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sạch, hợp vệ sinh. Qua hiện trạng cấp nƣớc tại thành phố Bắc Ninh cho thấy một số xã/phƣờng của thành phố Bắc Ninh nhƣ Vân Dƣơng, Nam Sơn chƣa đƣợc tiếp cận đến nguồn nƣớc sạch của thành phố; một số xã/phƣờng đã đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sạch nhƣng với tỷ lệ số dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch thấp : Khắc Niệm 9%, Kim Chân 25%, Vạn An 40%, Phong Khê
- 11 43%,… Với thực trạng công suất hiện tại của nhà máy đã hoạt động hết công suất trong khi nhu cầu về nƣớc sạch và hợp vệ sinh của ngƣời dân ngày càng tăng. Bảng 1.1. Hiện trạng cấp nước sạch tại thành phố Bắc Ninh: Khu vực Tỷ lệ dân số sử Khu vực Tỷ lệ dân số sử dụng nƣớc sạch dụng nƣớc sạch P. Đáp cầu 100% P. Hạp Lĩnh 43% P. Thị Cầu 100% P. Vạn An 40% P. Suối Hoa 100% P. Vân Dƣơng 0% P. Tiền An 100% Xã Hoà Long 53% P. Ninh Xá 100% Xã Khúc Xuyên 70% P. Vũ Ninh 92% Xã Phong Khê 43% P. Vệ An 95% Xã Kim Chân 25% P. Kinh Bắc 97% Xã Nam Sơn 0% P. Võ Cƣờng 92% Xã Khắc Niệm 9% P. Đại Phúc 72% Nguồn: Công ty TNHH 1TV cấp thoát nước Bắc Ninh 1.1.3. Dự báo về nhu cầu sử dụng nƣớc sạch tại thành phố Bắc Ninh: Căn cứ vào tiêu chuẩn về cấp nƣớc và kế hoạch phát triển mạng lƣới bao phủ hệ thống cấp nƣớc thành phố và dự báo tăng dân số thì tổng số dân số đƣợc cấp nƣớc năm 2015 là 151 nghìn ngƣời (86,9% dân số thành phố) và năm 2020 dân số đƣợc cấp nƣớc là 177 nghìn ngƣời (chiếm 97,7% dân số thành phố). Từ các cơ sở trên thì nhu cầu về nƣớc sạch tính toán cho năm 2015 là 32600 m3/ngày đêm, với công suất hoạt động hiện tại đang hoạt động của nhà máy nƣớc thành phố Bắc Ninh là 23000 m3/ngày đêm thì công suất thiếu hụt là 10000 m3/ngày đêm (Chi tiết tính toán công suất tại Phụ lục 1). Xuất phát từ vấn đề nhƣ vậy, đầu tƣ hệ thống cấp nƣớc sạch mới bổ sung cho nguồn cung cấp nƣớc sạch hiện có để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân với công suất dự tính khoảng 10.000 m3/ngày đêm là thật sự cần thiết.
- 12 1.2. Lý do hình thành đề tài: Tiếp cận và sử dụng nƣớc sạch là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân và đƣợc Liên Hiệp quốc công nhận là quyền con ngƣời. Tăng tỷ lệ ngƣời dân tiếp cận đƣợc với nguồn nƣớc sạch và hợp vệ sinh là 1 mục tiêu đƣợc đề cập trong mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp quốc và Việt Nam là quốc gia cam kết thực hiện. Tiếp cận với nguồn nƣớc hợp vệ sinh có tác dụng giảm các bệnh liên quan đến việc sử dụng nƣớc nhƣ tiêu chảy, truyền nhiễm, …. ; giảm chi phí cho việc điều trị, mua thuốc hay đến bệnh viện. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bộ phận dân cƣ có mức sống thấp.Trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách của Việt Nam có đề cập đến tiêu chí gia tăng tỷ lệ ngƣời dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Thực tế Việt Nam đã triển khai các chƣơng trình thực hiện: Chƣơng trình quốc gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; Phát triển cấp nƣớc đô thị và KCN; Khuyến khích xã hội hóa đầu tƣ trong lĩnh vực cấp nƣớc. Do vậy việc tiếp tục đầu tƣ hệ thống cấp nƣớc sạch, hợp vệ sinh là cần thiết phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Với thực trạng về nƣớc sạch tại thành phố Bắc Ninh, chính quyền tỉnh Bắc Ninh có nên cấp phép đầu tƣ dự án và nếu triển khai đầu tƣ thì đầu tƣ theo hình thức đầu tƣ nào ? Từ vấn đề nhƣ vậy tôi đề xuất nghiên cứu phân tích lợi ích và chi phí dự án cấp nƣớc thành phố Bắc Ninh nhằm đánh giá có thực sự cần thiết đầu tƣ dự án. Tên đề tài nghiên cứu: “Phân tích lợi ích và chi phí của Dự án đầu tƣ nhà máy cấp nƣớc sạch tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài thông qua lý thuyết về mô hình phân tích dự án trên phƣơng diện tài chính và kinh tế để xác định tính khả thi khi đầu tƣ dự án cấp nƣớc sạch tại thành phố Bắc Ninh. Từ kết quả phân tích tính khả thi của dự án về tài chính và kinh tế sẽ nêu các khuyến nghị và đề xuất chính sách cho dự án. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Thông qua đề xuất đầu tƣ nhà máy cấp nƣớc sạch tại thành phố thì chính quyền tỉnh Bắc Ninh có nên cấp phép đầu tƣ cho dự án theo đề xuất hay không? Để có căn cứ ra quyết định dựa trên nghiên cứu phân tích kinh tế và phân tích tài chính dự án để trả lời câu hỏi: Dự án khả thi về mặt kinh tế và khả thi về tài chính ?
- 13 Trong trƣờng hợp dự án không khả thi về tài chính nhƣng khả thi về mặt kinh tế thì Chính quyền tỉnh Bắc Ninh cần có chính sách gì để thực hiện dự án ? Trong trƣờng hợp dự án khả thi về tài chính và khả thì về kinh tế thì Chính quyền tỉnh Bắc Ninh nên chọn hình thức đầu tƣ nào cho dự án đầu tƣ cấp nƣớc sạch tại thành phố Bắc Ninh? 1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Thông qua các thông số đầu vào, các số liệu thống kê vĩ mô, một số nghiên cứu trƣớc, luận văn tập trung vào nghiên cứu và phân tích về tính hiệu quả tài chính và tính hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của dự án. Đồng thời luận văn tiến hành phân tích rủi ro, phân tích mô phỏng và phân tích phân phối để xác định lợi ích và thiệt hại đối với các đối tƣợng liên quan đến dự án. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Thông qua nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn thông qua phân tích khách quan của luận văn sẽ giúp các chuyên gia trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc xem xét, đánh giá và thực hiện ra quyết định đầu tƣ đối với dự án cấp nƣớc của thành phố Bắc Ninh nói riêng và các dự án tƣơng tự khác cùng lĩnh vực. 1.7. Cấu trúc luận văn Dự kiến cấu trúc luận văn gồm 6 chƣơng Chƣơng 1: Phân tích bối cảnh sự cần thiết của việc đầu tƣ dự án và sự hình thành đề tài nghiên cứu. Từ đánh giá sự cần thiết đầu tƣ dự án tác giả đƣa ra các câu hỏi nghiên cứu của luận văn đồng thời xác định phạm vi ngiên cứu cũng nhƣ ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2: Tổng hợp các lý thuyết của các nghiên cứu trƣớc đề xác định khung phân tích ứng dụng cho việc phân tích tính hiệu quả của dự án về mặt tài chính và hiệu quả về mặt kinh tế xã hội của dự án. Chƣơng 3: Mô tả các thông tin chính về dự án nhƣ: địa điểm, mục tiêu, quy mô công suất,… và các thông tin cơ bản về chủ đầu tƣ dự kiến của dự án. Chƣơng 4: Mô tả các thông số chính trong mô hình cơ sở để phân tích tài chính dự án, thực hiện tính toán và phân tích hiệu quả về tài chính dự án thông qua dòng ngân lƣu tài chính dự án.
- 14 Chƣơng 5: Trình các các yếu tố tác động đến tính rủi ro của dự án, từ đó tiến hành phân tích rủi ro dự án qua phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mô phỏng Monte Carlo. Qua kết quả tính toán sẽ tiến hành bình luận, phân tích tính rủi ro của dự án. Chƣơng 6: Tác giả thực hiện trình bày kết quả phân tích hiệu quả về mặt kinh tế của dự án; Phân tích phân phối để xác định các đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi và thiệt hại liên quan đến dự án. Kết luận: Qua các kết quả phân tích hiệu quả tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro, phân tích mô phỏng và phân tích phân phối đề xuất kết luận và gợi ý chính sách cho dự án.
- 15 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu và phân tích đề tài, luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích lợi ích và chi phí để tiến hành đánh giá phân tích. Nội dung Chƣơng 2 của đề tài trình bày tổng thể lý thuyết ứng dụng cho việc nghiên cứu và phân tích các nội dung của luận văn. 2.1. Các quan điểm phân tích dự án đầu tƣ 2.1.1. Quan điểm phân tích tài chính dự án Phân tích tài chính dự án đầu tƣ ƣớc lƣợng đƣợc lợi nhuận cho chủ đầu tƣ hoặc các đối tƣợng hƣởng lợi liên quan. Thông thƣờng phân tích tài chính dự án đƣợc xem xét từ 3 quan điểm: quan điểm tổng đầu tƣ và cũng là quan điểm của ngân hàng cung cấp vốn cho dự án; quan điểm chủ đầu tƣ dự án và quan điểm ngân sách1. Quá trình thẩm định dự án thông qua các quan điểm khác nhau cho phép chuyên gia thẩm định, các nhà phân tích dự án có sự đánh giá khách quan cho quyết định dự án là có thực sự cần thiết tài trợ, tham gia dự án hay triển khai thực hiện dự án hay không. Quan điểm của ngân hàng cung cấp vốn cho dự án (quan điểm tổng đầu tư): Đối với ngân hàng với tƣ cách tài trợ vốn thì xác định tính vững mạnh tổng thể của toàn bộ dự án nhằm đánh giá mức độ an toàn về thu hồi vốn là cần thiết. Ngân hàng sẽ xem xét dòng tài chính về lợi ích và chi phí của dự án bao gồm cả trợ giá, các khoản thuế theo giá tài chính để xác định dòng ngân lƣu. Qua phân tích dòng tài chính ngân hàng sẽ xác định tính khả thi về mặt tài chính, nhu cầu cần vay vốn và khả năng trợ đƣợc nợ các khoản vay. Quan điểm ngân hàng (Ký hiệu: A) hay quan điểm tổng đầu tƣ dựa vào phân tích tài chính để đánh giá khả năng thu lợi từ dự án. A = Quan điểm ngân hàng = Quan điểm tổng đầu tƣ = Lợi ích tài chính trực tiếp – Chi phí tài chính trực tiếp – Chi phí cơ hội của các tài sản hiện có. Quan điểm chủ đầu tư 1 Chƣơng trình giảng dạy Fulbright, Bài giảng môn thẩm định đầu tƣ phát triển – Phân tích dự án từ các quan điểm khác nhau.
- 16 Chủ đầu tƣ đánh giá phân tích tài chính để xem xét mức thu nhập tăng thêm khi tham gia thực hiện dự án so với trƣờng hợp không thực hiện dự án, do đó chủ đầu tƣ xem xét các khoản mục mất đi khi triển khai dự án là các khoản chi phí. Quan điểm chủ đầu tƣ (B) coi các khoản vay ngân hàng là các khoản thu tiền mặt, các chi phí về chi trả lãi vay và nợ gốc là các khoản chi tiền mặt B = A + Vốn vay – Trả lãi và nợ gốc Quan điểm ngân sách của Nhà nước Đối với quan điểm ngân sách nhà nƣớc, khi dự án đƣợc thực hiện Nhà nƣớc có thể tham gia với tƣ cách trợ giá hoặc các nguồn chuyển giao khác từ nguồn ngân sách, đồng thời khi dự án đƣợc thực hiện cũng mang lại nguồn thu cho ngân sách dƣới các khoản nhƣ phí, thuế trực thu và thuế gián thu. Do đó trên quan điểm ngân sách (C) lợi ích tài chính ròng do dự án mang lại đƣợc xác định C = Thuế và phí sử dụng trực tiếp và gián tiếp – Trợ giá, trợ cấp trực tiếp và gián tiếp 2.1.2. Quan điểm phân tích kinh tế dự án đầu tƣ Theo Glenn P.Jenkins & Arnold C.Harberger (1995), mục đích của quá trình thẩm định dự án về mặt kinh tế là đánh giá dự án đầu tƣ trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và nhằm xác định việc triển khai thực hiện dự án có cải thiện phúc lợi kinh tế của quốc gia. Qúa trình thẩm định kinh tế dự án đƣợc tiến hành thông qua xác định các chi phí và lợi ích của dự án theo quan điểm của toàn bộ nền kinh tế với toàn bộ các chủ thể liên quan đến dự án. Khi phân tích kinh tế để tính toán tỷ suất lợi nhuận của dự án thì các nhập lƣợng và xuất lƣợng của dự án đƣợc điều chỉnh theo giá kinh tế và các điều chỉnh khác theo thuế và trợ giá. Bên cạnh đó phân tích kinh tế còn xác định các ngoại tác, các lợi ích/chi phí mà dự án ảnh hƣởng. Việc kết luận dự án khả thi về mặt kinh tế sẽ quyết định nhà nƣớc nên cho phép thực hiện dự án vì dự án triển khai thực hiện sẽ đem lại lợi ích ròng cho toàn bộ nền kinh tế. Theo quan điểm nền kinh tế (D), suất sinh lợi kinh tế của dự án đƣợc xác định: D = Tổng lợi ích – Chi phí (chi phí đầu tƣ và chi phí hoạt động) đƣợc xác định theo giá kinh tế
- 17 2.1.3. Quan điểm phân tích phân phối thu nhập Phân tích kinh tế đánh giá tính khả thi trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế, NPV kinh tế dƣơng cho thấy dự án thực hiện mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Trong khi đó phân tích tài chính đánh giá tính khả thi dự án theo quan điểm tổng đầu tƣ và quan điểm chủ đầu tƣ thực hiện dự án, NPV tài chính dƣơng cho thấy kỳ vọng về lợi ích đối với những đối tƣợng cụ thể có quyền lợi trực tiếp đối với dự án. Theo Glenn P.Jenkins & Arnold C.Harberger – (1995, Ch14, tr.2), sự chênh lệch giữa giá trị tài chính và giá trị kinh tế thể hiện lợi ích hay chi phí phát sinh cho một đối tƣợng khác ngoài những nhà tài trợ chính cho dự án. Việc phân tích phân phối thu nhập sẽ tính toán lợi ích ròng về tài chính mà dự án mang lại cho các nhóm đối tƣợng chịu tác động ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp do dự án sau khi trừ đi các chi phí cơ hội của họ. Theo Pedro Belli và các tác giả (2002, tr.227-228), để đánh giá tính bền vững của dự án thì việc nhận biết (a) các đối tƣợng khác nhau liên quan đến trách nhiệm dự án có động cơ làm cho dự án vận hành đúng thiết kế, mục tiêu hay không và (b) các nhóm đối tƣợng có khả năng đạt lợi ích hay bị thiệt hại khi thực hiện dự án là rất quan trọng Qua phân tích phân phối thu nhập sẽ xác định “kẻ đƣợc, ngƣời mất” và đƣợc/mất với số lƣợng bao nhiêu khi triển khai dự án. 2.1.4. Phân tích độ nhạy và rủi ro. Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy sẽ góp phần đánh giá rủi ro dự án thông qua xác định những biến số, hạng mục có ảnh hƣởng nhất đến lợi ích ròng hay tính khả thi của dự án, đồng thời lƣợng hóa mức độ ảnh hƣởng của các biến số này. Theo Pedro Belli và các tác giả (2002), phân tích độ nhạy gồm kiểm định tác động biến thiên của một số biến số về chi phí và lợi ích đến các chỉ tiêu đánh giá dự án nhƣ suất sinh lợi nội tại - IRR, giá trị hiện tại ròng – NPV dự án. Cách thức thực hiện phân tích độ nhạy là cho giá trị của các thông số thay đổi theo tỷ lệ % nhất định, thông qua mô hình thẩm định để nhận biết các giá trị NPV, IRR và các tiêu chí thẩm định khác thay đổi nhƣ thế nào. Phân tích rủi ro bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo Một trong những phƣơng pháp phân tích rủi ro để hạn chế những yếu điểm của phân tích độ nhạy đó là sử dụng phƣơng pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo. Theo Pedro Belli và
- 18 các tác giả (2002, tr.205-206), để tiến hành phân tích bằng phƣơng pháp mô phỏng Monte Carlo thì cần tiến hành các bƣớc cơ bản: Thứ nhất, xác định các phân phối xác suất cho các thông số quan trọng của dự án Thứ hai, xác định cụ thể hệ số tƣơng quan của các thông số quan trọng. Thứ ba, tiến hành chạy mô phỏng để xác định các giá trị NPV, IRR kỳ vọng và phân phối xác suất chính của kết quả dự án. 2.2. Các tiêu chí thẩm định dự án đầu tƣ Các tiêu chí trong phân tích để thẩm định dự án đầu tƣ thƣờng đƣợc áp dụng gồm: Tiêu chí giá trị hiện tại ròng NPV , suất sinh lợi nội tại IRR, tỷ số lợi ích và chi phí B/C. Ngoài ra còn sử dụng các tiêu chí khác nhƣ xác định thời gian hòa vốn và xác định điểm hòa vốn của dự án. 2.2.1. Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value) Theo Glenn P.Jenkins & Arnold C.Harberger (1995), chỉ số NPV (Net Present Value) là giá trị hiện tại của các dòng tiền sẽ nhận đƣợc trừ đi giá trị hiện tại của các khoản đầu tƣ (chi phí). Công thức tổng quát xác định NPV: NPVO = (BO – CO) + (2.1) Trong đó: n: số năm hoạt động của dự án Bt là lợi ích của dự án tại năm thứ t Ct là chi phí của dự án tại năm thứ t ri là suất chiết khấu 1 kỳ cho giai đoạn thứ t. Suất chiết khấu hay chi phí vốn - MARR (Minimum Acceptable Rate of Return) là suất sinh lợi tối thiểu chủ đầu tƣ dự án mong đợi. Tiêu chí quyết định đầu tƣ dự án độc lập: NPV ≥ 0 . Tiêu chí quyết định đầu tƣ các dự án loại trừ nhau mà có cùng một suất sinh lợi yêu cầu thì dự án có NPV lớn nhất sẽ đƣợc chọn. 2.2.2. Xác định suất sinh lợi nội tại IRR (Internal Rate of Return) Suất sinh lợi nội tại IRR (Internal Rate of Return) là suất chiết khấu khi dùng để xác định giá trị hiện tại ròng NPV của dự án thì NPV bằng 0. Suất sinh lợi nội tại IRR đƣợc hiểu là
- 19 suất sinh lợi tối đa của chủ đầu tƣ khi thực hiện dự án. Đối với 1 dự án đầu tƣ khi xác định tiêu chí IRR có thể xác định đƣợc nhiều giá trị IRR khác nhau và cũng có thể không xác định đƣợc giá trị IRR của dự án. Công thức để xác định IRR của dự án: =0 (2.2) Với các giá trị lợi ích Bt và chi phí Ct tại thời điểm t trong năm hoạt động của dự án đã đƣợc xác định, khi giải phƣơng trình trên xác định đƣợc giá trị suất chiết khấu r = IRR để NPV dự án bằng 0. Tiêu chí quyết định đầu tƣ thực hiện dự án: Suất sinh lợi nội tại IRR ≥ MARR (suất sinh lợi yêu cầu tối thiểu) 2.2.3. Tỷ số lợi ích và chi phí – B/C Theo Glenn P.Jenkins & Arnold C.Harberger (1995), Tỷ số lợi ích và chi phí B/C đƣợc xác định bằng cách xác định giá trị hiện tại của các khoản lợi ích (B) chia cho giá trị hiện tại của các khoản chi phí (C) với việc sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu. Công thức xác định B/C: B/C = (2.3) Tiêu chí quyết định đầu tƣ dự án: Dự án đƣợc chấp thuận đầu tƣ phải thỏa mãn B/C > 1 đối với dự án độc lập. Dùng tiêu chí B/C để lựa chọn các dự án loại trừ nhau thì dự án đƣợc chọn đạt tỷ số lợi ích – chi phí B/C lớn nhất. Tóm lại: Đề tài luận văn “Dự án phân tích lợi ích và chi phí của dự án đầu tƣ cấp nƣớc sạch tại thành phố Bắc Ninh” sử dụng phƣơng pháp phân tích lợi ích và chi phí để tiến hành nghiên cứu. Luận văn phân tích đánh giá tài chính dự án trên quan điểm tổng đầu tƣ, chủ đầu tƣ; phân tích kinh tế trên quan điểm nền kinh tế; phân tích phân phối và phân tích rủi ro. Các tiêu chí chủ yếu để đánh giá phân tích gồm: NPV, IRR, B/C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn