intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

93
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng nêu hệ thống tài chính là khu vực bị điều hành nặng nề nhất trong nền kinh tế và ngân hàng là ngành bị điều hành nặng nề nhất trong hệ thống tài chính. Trong chương này, chúng ta sẽ đi sâu vào việc phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng và tại sao điều hành ngân hàng lại chấp nhận hình thức như hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng

  1. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= Tiểu luận PHÂN TÍCH KINH TẾ VỀ ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG 1
  2. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= A. Lời mở đầu Như chúng ta đã biết ở các chương trước, hệ thống tài chính là khu vực bị điều hành nặng nề nhất trong nền kinh tế và ngân hàng là ngành bị điều hành nặng nề nhất trong hệ thống tài chính. Trong chương này, chúng ta sẽ đi sâu vào việc phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng và tại sao điều hành ngân hàng lại chấp nhận hình thức như hiện nay. Thật không may, trong quá trình điều hành ngân hàng không phải lúc nào nó cũng làm tốt công việc của mình và bằng chứng là sự khủng hoảng kinh tế trong những hệ thống ngân hàng, không chỉ riêng ở M ĩ mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Do đó, chúng ta sử dụng việc phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng để giải thích sự khủng hoàng ngân hàng trên toàn thế giới và bằng cách nào hệ thống điều hành ngăn chặn thảm họa tương tự xảy ra trong tương lai. 2
  3. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= B. Nội dung 1. S ự bất cân xứng thông tin & điều hành ngân hàng 1.1. Mạng lưới an toàn của chính phủ M ạng lưới đảm bảo an toàn của chính phủ cho những người gửi tiền tại ngân hàng khi ngân hàng trong tình trạng vỡ nợ hoặc hoảng loạn bằng cách đưa ra sự bảo vệ cho người gửi tiền. M ột trong những hình thức đó là “bảo hiểm tiền gửi”, được cung cấp bởi tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang ở M ĩ. Nghĩa là người gửi tiền sẽ được nhận lại toàn bộ số tiền mà họ đã gửi dù cho ngân hàng có xảy ra chuyện gì. Với việc được đảm bảo toàn bộ số tiền đã gửi, những người gửi tiền không cần phải chạy đến ngân hàng rút tiền khi họ lo lắng về tình trạng của ngân hàng. Bởi vì họ sẽ không bị mất một xu nào dù cho có chuyện gì xảy ra. Trước khi FDIC ra đời, số lượng ngân hàng phá sản trung bình mỗi năm 2000. Nhưng sau khi FDIC được thành lập vào năm 1934, con số này đã giảm trung bình 15 ngân hàng mỗi năm cho đến năm 1981. FDIC đã sử dụng 2 phương pháp chính để xử lý 1 ngân hàng vỡ nợ: phương pháp thanh toán, và phương pháp mua, sáp nhập. Bảo hiểm tiền gửi không phải là phương pháp duy nhất để chính phủ tạo ra mạng lưới an toàn cho ngư ời gửi tiền. Ở nhiều nước, chính phủ thường bảo trợ cho những ngân hàng nội địạ khi họ đối mặt với những khoản tiền gởi không có bảo hiểm rõ ràng . Đôi khi, sự hỗ trợ này được cung cấp bằng cách cho các định chế gặp khó khăn vay từ ngân hàng trung ương, và vai trò của ngân hàng trung ương được xem như là người cho vay cuối cùng . Đôi khi, sự hỗ trợ được thực hiện bằng cách cấp vốn trực tiếp đến những định chế gặp khó khăn hoặc chính phủ tiếp nhận chúng và thanh toán toàn bộ tiền gửi cho người gửi tiền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bảo hiểm tiền gửi của chính phủ phát triển phổ biến & lan rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới 1.1.1. Rủi ro đạo đức và mạng lưới an toàn của chính phủ M ặc dù một mạng lưới an toàn của chính phủ đã thành công bảo vệ người gửi tiền và ngăn chặn các sự hoang mang của ngân hàng . Nhưng nhược điểm nghiêm trọng cúa nó có nguyên nhân ở rủi ro đạo đức, rủi ro xảy ra khi một bên tham dự vào cuộc giao dịch có ý muốn thực hiện những hoạt động bất lợi cho bên kia. Rủi ro đạo đức là mối lo hàng đầu trong các qui định của chính phủ khi cung cấp mạng lưới an toàn. Bởi vì những người gửi tiền có bảo hiểm biết rằng họ sẽ không gánh chịu tổn thất nếu một ngân hàng vỡ nợ, họ không áp đặt một kỷ luật thị trường cụ thể lên các ngân hàng bằng cách rút tiền gửi khi họ nghi ngờ rằng ngân hàng của họ đang mang lấy quá nhiều rủi ro. Kết quả, các ngân hàng được hưởng mạng lưới an toàn của chính phủ có động cơ chấp nhận rủi ro cao hơn mức bình thường. 1.1.2. Sự lựa chọn đối nghịch và mạng lưới an toàn của chính phủ M ột vấn đề nữa đối với bảo hiểm tiền gửi xảy ra là do lựa chọn đối nghịch, việc này dễ xảy ra đối với những người có nhiều khả năng tạo ra kết cục tiêu cực nhất lại là người được bảo hiểm chống lại sự sụp đổ của 3
  4. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= ngân hàng. Họ là những người muốn tận dụng lợi thế của bảo hiểm nhất. Do những người gửi tiền có bảo hiểm có ít lý do để giám sát ngân hàng của họ, còn những kẻ đầu cơ thấy công nghiệp ngân hàng là một công nghiệp hấp dẫn đặc biệt, họ biết có thể thực hiện những hoạt động rủi ro cao. Tệ hơn nữa, do những người gửi tiền có bảo hiểm ít giám sát các hoạt động ngân hàng của họ, nên những kẻ lừa đảo trắng trợn thấy hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực hấp dẫn cho các hoạt động của chúng, bởi vì chúng dễ dàng bỏ trốn với món tiền biển thủ. 1.1.3. Chính sách quá lớn không thể vỡ nợ Rủi ro đạo đức do việc bảo hiểm tiền gửi gây ra và ý muốn ngăn ngừa các vụ vỡ nợ ngân hàng đã khiến cho những người điều hành ngân hàng ở vào một tình thế khó xử. Bởi vì một vụ vỡ nợ ngân hàng lớn có thể dẫn đến một sự đỗ vỡ tài chính quan trọng xuất hiện, những người điều hành ngân hàng đương nhiên là không muốn cho phép một ngân hàng lớn bị vỡ nợ để gây tổn thất cho những người gửi tiền ở đó. Do đó, cơ quan kiểm tra tiền ( người điều hành các ngân hàng quốc gia ) đã xác nhận với quốc hội rằng chính sách của FDIC là xếp 11 ngân hàng lớn nhất vào loại “ quá lớn không thể vỡ nợ ” , tức là FDIC sẽ bảo lãnh cho các ngân hàng này để không có người gửi tiền hoặc chủ nợ nào phải chịu tổn thất. FDIC sẽ làm điều này bằng cách sử dụng “phương pháp mua & sáp nhập ” tức là tìm một người chung phần sẵn lòng hợp nhất để kế tục ngân hàng không trả được nợ này ( và các món tiền gửi ở ngân hàng này ) sau khi FDIC đã cấp cho ngân hàng này một số vốn tiếp sức lớn. M ột vấn đề với chính sách “ quá lớn không để vỡ nợ ” là ở chỗ nó sẽ làm tăng ý muốn của ngân hàng lớn đối với rủi ro đạo đức. Nếu FDIC sẵn lòng đóng cửa một ngân hàng bằng cách dùng “ phương pháp thanh toán ”, tức là chỉ thanh toán cho những người gửi tới giới hạn 100.000 đô la, còn những người gửi lớn hơn 100.000 đô la sẽ phải chịu tổn thất nếu ngân hàng đó vỡ nợ. Nếu như vậy người gửi tiền lớn sẽ để phần giám sát ngân hàng này và họ sẽ rút tiền ngay khi thấy có quá nhiều rủi ro. Điều này lại làm cho ngân hàng có thể giảm bớt ý muốn những hoạt động rủi ro hơn. Nhưng nếu một khi những người gửi tiền cỡ lớn biết rằng ngân hàng này là thuộc loại “ quá lớn không thể vỡ nợ ” thì họ không còn ý muốn giám sát ngân hàng nữa, và họ cũng không rút tiền ra khi biết ngân hàng này đang gặp rủi ro. Họ không quan tâm ngân hàng đó đang làm gì, vì những người gửi tiền cỡ lớn thấy mình không phải chịu tổn thất nào. Kết quả của chính sách “ quá lớn không thể vỡ nợ ” là ở chỗ dù các ngân hàng lớn có gặp rất nhiều rủi ro cũng không bị phá sản. 1.1.4. Sự hợp nhất tài chính & sự đảm bảo an toàn của chính phủ trong việc gửi tiền. Sự hợp nhất tài chính đưa ra 2 thách thức về sự điều hành ngân hàng bởi vì sự tồn tai của mạng lưới an toàn của chính phủ. - Trước hết, việc gia tăng quy mô ngân hàng bởi vì kết quả hợp nhất tài chính làm tăng vấn đề “quá lớn không thể vỡ nợ”. Bởi vì, bây giờ có nhiều hơn những tổ chức tài chính lớn mà sự vỡ nợ của nó bộc lộ những rủi ro toàn hệ thống tài chính. Vì thế, nhiều tổ chức ngân hàng được xem như là “quá lớn không thể vỡ nợ” và khuyến khích việc tăng rủi ro đạo đức để những tổ chức lớn đảm nhận rủi ro lớn hơn, việc này làm tăng thêm sự mong manh của hệ thống tài chính 4
  5. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= - Thứ hai, sự hợp nhất tài chính của ngân hàng với những công ty dịch vụ tài chính khác cho thấy rằng mạng lưới an toàn của chính phủ có thể được mở rộng ra những hoạt động mới, chẳng hạn như sự bảo lãnh chứng khoán, bảo hiểm hoặc bất động sản. Điều này làm tăng những rủi ro. Và những hoạt động này sẽ làm yếu đi cơ cấu hệ thống tài chính. Việc giới hạn sức thu hút của rủi ro tài chính đối với những tổ chức tài chính phức tạp đang có những kết quả từ những thay đổi gần đây trong pháp luật. Và đây cũng là một vấn đề quan trọng mà nhữ ng người điều hành ngân hàng phải đối mặt trong tương lai 1.2. Những hạn chế về nắm giữ tài sản & yêu cầu về vốn điều lệ Các biện pháp điều hành ngân hàng nhằm hạn chế việc ngân hàng nắm giữ các tài sản rủi ro như cổ phiếu phổ thông là công cụ trực tiếp buộc ngân hàng tránh những hoạt động có quá nhiều rủi ro. Chúng cũng khuyến khích ngân hàng đa dạng hóa và làm giảm rủi ro bằng cách giới hạn mức cho vay đối với một cá nhận hay một nhóm người nhất định. Yêu cầu về việc ngân hàng có đủ số vốn sở hữu là một cách khác để làm cho ngân hàng có động cơ chấp nhận mức rủi ro thấp hơn. Khi buộc phải nắm giữ một số vốn sở hữu lớn, các ngân hàng sẽ mất nhiều hơn khi bị sụp đổ và điều này làm cho họ có động cơ theo đuổi những hoạt động ít rủi ro hơn. Những yêu cầu về vốn ngân hàng có 2 hình thức: - Thứ nhất, dựa trên tỷ lệ đòn bẩy, tổng số vốn được chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Để phân loại vốn tốt, tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng phải cao hơn 5%. Tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn, đặc biệt là dưới 3%, sẽ làm cho các nhà điều hành cảnh giác và đề ra những hạn chế đối với ngân hàng. - Loại thứ hai là yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro nằm trong hiệp ước Basel. Hiệp ước Basel yêu cầu ngân hàng phải có vốn ít nhất 8% tài sản được gia quyền theo rủi ro. Yêu cầu này đã được thôn g qua hơn 100 quốc gia, trong đó có Mĩ. Qua thời gian, các hạn chế của Hiệp ước Basel đã trở nên rõ ràng, bởi vì chỉ tiêu điều hành về rủi ro ngân hàng do các chỉ số rủi ro tạo ra có thể khác xa mức rủi ro thực tế mà ngân hàng phải đối mặt. Tình hình này dẫn tới cái gọi là sự đảo hối mang tính điều hành, trong đó ngân hàng đưa vào sổ sách các tài sản có yêu cầu về vốn dựa trên cơ sở rủi ro như nhau, nhưng tương đối rủi ro. Để giải quyết các hạn chế này, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng đã đưa ra Hiệp định mới về vốn, thường gọi là Basel 2. 1.3. Sự Giám Sát Ngân Hàng: cấp phép & giám sát Như chúng ta đã biết, sự giám sát việc quản lý là một phương pháp quan trọng để giảm sự lựa chon đối nghịch và rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng.. Bởi vì ngân hàng có thể bị lợi dụng bởi kẻ lừa đảo hay những doanh nghiệp đầy tham vọng để thực hiện những hoạt động đầu cơ. Đặc quyền của ngân hàng là một phương pháp để ngăn chặn sự lựa chọn đối nghịch. Thông qua việc này, những đề nghị thành lập các ngân hàng mới để ngăn chặn những kẻ gây rối quản lý chúng. Việc giám sát tại chỗ cho phép người điều hành giám sát liệu rằng một ngân hàng có tuân theo yêu cầu vốn và những hạn thế trong việc nắm giữ tài sản, cũng như chức năng giới hạn rủi ro đạo đức. Những người giám sát sẽ 5
  6. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= đưa ra xếp hạng CAM ELS (được ghép từ chữ cái đầu của: tính thích hợp của vốn, chất lượng tài sản, thu nhập, tính thanh khoản, độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường ). Nhờ thông tin này về hoạt động ngân hàng, nhà điều hành có thể làm cho các biện pháp điều hành có hiệu lực bằng cách áp dụng những biện pháp chính thức như lệnh dừng hoạt động để làm thay đổi hành vi của ngân hàng hoặc thậm chí ra quyết định đóng cửa nếu hạng CAM ELS của nó thấp tới mức nhất định. Những hoạt động để giảm rủi ro đạo đức bằng sự giới hạn ngân hàng nắm giữ nhiều rủi ro để giảm sự lựa chọn đối nghịch. Bởi vì ít có hội để nhận lấy rủi ro. Những nhà đầu cơ sẽ ít bị thu hút vào ngành công nghiệp ngân hàng. Việc cấp phép có tác dụng tương tự như sàng lọc người đi vay tiềm tàng. M ột khi ngân hàng đã có đư ợc cấp phép, phải báo cáo định kỳ ( thường là quý), để làm rõ các tài sản và nợ phải trả, thu nhập và cổ tức, sở hữu, các giao dịch về ngoại tệ… N gân hàng cũng phải tập trung kiểm tra bởi cơ quan điều hành ngân hàng để xác định tình hình tài chính của nó ít nhất mỗi năm một lần. Để tránh trùng lắp, ba cơ quan liên bang làm việc với nhau và chấp nhận kết quả kiểm tra của nhau. Việc kiểm tra ngân hàng được thực hiện bởi những người kiểm soát viên ngân hàng, người mà đôi lúc bất ngờ ghé thăm ngân hàng. Giám sát viên nghiên cứu sổ sách của ngân hàng để xem xét liệu ngân hàng có tuân thủ qui định và biện pháp điều hành đối với tài sản không. Nếu ngân hàng giữ chứng khoán hay cho vay quá rủi ro, Giám sát viên có thể bắt buộc ngân hàng xử lý chúng. Nếu giám sát viên quyết định rằng món nợ đó không có khả năng trả, họ có thể bắt ngân hàng tuyên bố khoản cho vay này là vô giá trị. Nếu sau khi kiểm tra ngân hàng, giám sát viên cảm thấy rằng nó không đủ vốn hay đã tham gia các hoạt động không trung thực. Ngân hàng có thể được tuyên bố “ Ngân hàng có vấn đề” và sẽ được kiểm tra thường xuyên hơn. 1.4. Đánh giá các hệ thống quản lý rủi ro Thông thường, những cuộc kiểm tra trên tổng thể ngân hàng đã tập trung chủ yếu vào đánh giá về chất lượng bảng cân đối kế toán của ngân hàng ở một điểm nhất định và liệu nó có phù hợp với yêu cầu về vốn và những hạn chế trong việc nắm giữ tài sản. M ặc dù, sự chú ý đó là quan trọng để giảm rủi ro vượt mức của các ngân hàng, nhưng dường như nó không được đầy đủ trên thế giới ngày nay, trong đó việc đổi mới tài chính đã tạo ra những thị trường mới và các công cụ dễ dàng cho các ngân hàng và cho người lao động tham gia giao dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trong môi trường tài chính mới này, một ngân hàng khá mạnh ở một điểm cụ thể tại một thời điểm có thể bị cuốn vào tình trạng mất khả năng thanh toán từ những khoản lỗ t rong kinh doanh, trường hợp này đã được chứng minh một cách mạnh mẽ bởi sự thất bại của Barings vào những năm 1995. Do đó, một cuộc kiểm tra chỉ chú ý trên vị thế của một ngân hàng tại một thời điểm có thể không hiệu quả nếu như thực tế ngân hàng đó gặp rủi ro quá mức trong tương lai gần. Những cuộc kiểm tra hiện nay chú trọng nhiều hơn vào việc đánh giá tính hiệu quả của một quá trình quản lý ngân hàng để kiểm soát rủi ro. Sự chuyển dịch theo hướng tập trung vào quá trình quản lý này cũng được phản 6
  7. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= ánh trong hướng dẫn gần đây được thông qua bởi các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ để xử lý về rủi ro lãi suất. Những nhà quản lý Mỹ đã dự tính yêu cầu các ngân hàng sử dụng một mô hình tiêu chuẩn để tính toán số vốn ngân hàng sẽ cần phải có để tỷ lệ giữa lãi suất cho phép - rủi ro nó mang lại. 1.5. Những yêu cầu công bố thông tin Để đảm bảo rằng có thể có thông tin tốt hơn cho người gửi tiền và thị trường, các nhà điều hành có thể yêu cầu các ngân hàng tuân thủ tiêu chuẩn kế toán nhất định và công bố một loạt các thông tin giúp thị trường đánh giá chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng và mức rủi ro mà ngân hàng phải chịu. Việc ngân hàng công bố nhiều thông tin hơn về rủi ro và chất lượng danh mục đầu tư của họ sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho cổ đông, chủ nợ và người gửi tiền đánh giá, cũng như các nhà giám sát ngân hàng, qua đó ngăn ngừa được tình trạng chấp nhận mức rủi ro quá cao. 1.6.. Bảo vệ người khách hàng Sự tồn tại của thôn g tin bất đối xứng cũng cho thấy rằng nhà đầu tư có thể không có đủ thông tin để tự bảo vệ mình hoàn toàn. Quy định bảo vệ người tiêu dùng đã thực hiện nhiều hình thức. Thứ nhất, trong Đạo luật về Bảo vệ N gười tiêu dùng năm 1969 có câu “Thành thật trong cho vay”. Trong đó yêu cầu tất cả người cho vay, không chỉ các ngân hàng, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về chi phí vay nợ bao gồm lãi suất chuẩn hóa và tổng chi phí tài chính được tính vào tiền vay. Bản Dự luật về Tín dụng Công bằng năm 1974 yêu cầu các chủ nợ, đặc biệt là những người phát hành thẻ tín dụng cung cấp thông tin về phương pháp đánh giá các khoản chi phí tài chính và yêu cầu các đơn khiếu nại được xử lý một cách nhanh chóng. Quốc hội cũng đã thôn g qua pháp luật để giảm sự phân biệt đối xử trong thị trường tín dụng. Đạo Luật Cơ Hội Tín dụng Công bằng năm 1974 và mở rộng của nó vào năm 1976 cấm phân biệt đối xử bằng cách cho vay dựa trên giới tính, chủng tộc, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, hoặc nguồn gốc quốc gia. Các hành động tái đầu tư cộng đồng (CRA) năm 1977 được ban hành để ngăn chặn "khu vực đèn đỏ", người cho vay từ chối cho vay trong một khu vực cụ thể (được đánh dấu bằng các vạch đỏ trên bản đồ). Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng yêu cầu các ngân hàng cho thấy rằng họ cho vay ở tất cả các khu vực, nơi mà họ nhận tiền gửi và nếu các ngân hàng bị tìm ra các hoạt động không tuân thủ, các nhà quản lý có thể từ chối đơn xin sáp nhập, thiết lập chi nhánh, hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. 1.7. Những hạn chế đối với cạnh tranh Trong quá khứ, ở M ĩ các biện pháp để bảo vệ ngân hàng chống lại sự cạnh tranh tồn tại dưới hai dạng: - Dạng thứ nhất là hạn chế thành lập chi nhánh, qua đó làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng. - Dạng thứ hai liên quan đến việc ngăn ngừa các tổ chức phi ngân hàng cạnh tranh với ngân hàng thông qua việc tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng như trong Đạo luật Glass-Steagal (đã bãi bỏ năm 1999) 7
  8. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= M ặc dù việc hạn chế cạnh tranh là nhằm mục đích hỗ trợ cho sự lành mạnh của ngân hàng, song các biện pháp hạn chế cạnh tranh cũng có nhiều nhược điểm nghiêm trọng. Chúng dẫn tới các khoản lệ phí cao đối với người tiêu dùng & làm giảm hiệu quả của các tổ chức ngân hàng do không phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt. 2. Điều hành ngân hàng quốc tế M ột số khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình điều hành ngân hàng khi các ngân hàng tham gia vào hoạt động ngân hàng quốc tế và do đó có thể dễ dàng mở rộng việc kinh doanh của mình từ nước này sang nước khác. Những người điều hành N gân hàng kiểm tra chặt chẽ những hoạt động nội địa của ngân hàng trong nước của nó, nhưng họ thường không có kiến thức hoặc năng lực để kiểm tra chặt chẽ các nghiệp vụ ngân hàng ở nước khác, có thể được thực hiện bởi các chi nhánh nước ngoài của ngân hàng trong nước hoặc bởi ngân hàng nước ngoài có chi nhánh trong nước. Ngoài ra, khi một ngân hàng hoạt động ở nhiều nước, thì không phải lúc nào người ta cũng xác định được một cách rõ ràng rằng cơ quan của quốc gia nào có trách nhiệm trong việc giữ cho ngân hàng không tham gia vào những hoạt động quá mạo hiểm. Những khó khăn tồn tại trong sự điều hành ngân hàng quốc tế đã được nhấn mạnh bằng sự sụp đỗ của ngân hàng BCCI. Sự hợp tác giữa những người điều hành ở những quốc gia khác nhau & tiêu chuẩn hóa các yêu cầu điều hành sẽ tạo ra giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn trong điều hành ngân hàng quốc tế. Thế giới đã theo hướng này thông qua thỏa thuận như trong Hiệp Ước Basel, và được thông qua Ủy Ban này 7/1992. Đạo luật này yêu cầu ngân hàng trên thế giới hoạt động trên sự kiểm tra của một nước chủ nhà với việc nâng cao quyền để thu thập thông tin về những hoạt động của ngân hàng. Nó cũng đưa ra qui định những người điểu hành ở những nước khác, có thể giới hạn những hoạt động của những ngân nước ngoài nếu nó cảm thấy việc giảm sát không có hiệu quả. 3. Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ năm 1980. Tại sao? 3.1. Giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng. Sự việc bắt đầu với sự bùng nổ của công cuộc đổi mới tài chính trong những năm 1960, 1970 & đầu những năm 1980 đã tạo ra những công cụ thị trường tài chính mới, những việc này đã mở rộng phạm vi cho các rủi ro. Những thị trường mới về giao dịch tài chính kỳ hạn, trái khoán bắp bênh, về trao đổi lãi suất …đã tạo dễ dàng hơn cho các ngân hàng mang lấy rủi ro, đặc biệt làm cho các vấn đề rủi ro đạo đức và chọn lựa đối nghịch càng thêm nghiêm trọng. Những tổ chức tiết kiệm vốn đã bị hạn chế hầu như hoàn toàn trong các món vay thế chấp mua nhà, nay đã được phép có 40% tài sản của họ là những món cho vay bất động sản thương mại, tới 30% là cho vay người tiêu dung và tới 10% là các món cho thuê và cho vay thương mại. theo luật pháp này những người điều hành các ngân hàng tiết kiệm và cho vay đã cho phép tới 10% tài sản có là loại trái khoán bấp bênh hoặc là những món đầu tư trực tiếp ( cổ phiếu phổ thông, bất động sản, công ty dịch vụ và hỗ trợ kinh doanh ) Ngoài ra, luật pháp năm 1980 đã nâng mức bảo hiểm tiền gửi liên bang và dần dần bãi bỏ những mức lãi suất tiền gửi tối đa theo quy định. Các ngân hàng và công nghiệp tiết kiệm và cho vay, các tổ chức này đã muốn 8
  9. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= thay đổi sự tăng trưởng nhanh chóng và nắm lấy những dự án rủi ro, nay có thể thu hút lượng vốn cần thiết bằng cách phát hành những chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn hơn, được bảo hiểm và có lãi suất cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Nếu không có bảo hiểm tiền gửi, lãi suất cao sẽ không kích thích người gửi tiền cấp vốn cho ngân hàng quay vòng nhanh, bởi vì họ sợ rằng không thể thu hồi được vốn. Nhưng khi có bảo hiểm tiền gửi, chính phủ đảm bảo rằng tiền gửi là an toàn, người gửi tiền cảm thấy quá sung sướng khi gửi được tiền vào ngân hàng với lãi suất cao ngất. Đổi mới tài chính & tự do hóa trong bầu không khí bi quan vào những năm Rigan cầm quyền dẫn tới sức mạnh ngày càng tăng của ngành tiết kiệm & cho vay và ngành này đến lượt nó lại tạo ra nhiều vấn đề. Thứ nhất, nhiều giám đốc của tổ chức tiết kiệm & cho vay không có những kĩ năng cần thiết để quản lý rủi ro. Thứ hai, sức mạnh ngày càng tăng hàm ý có sự tăng trưởng nhanh chóng của các khoản cho vay mới, đặc biệt là trong khu vực bất động sản. Ba là, những sức mạnh mới này của ngành tiết kiệm & cho vay, sự bùng nổ cho vay hàm ý hoạt động của họ mở rộng về qui mô và trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi phải tăng thêm nguồn lực để giám sát. N hưng thật không may, các nhà điều hành tiết kiệm & cho vay tại Công ty Bảo hiểm Tiết kiệm & Cho vay Liên bang (FSLIC) vừa không có kỹ năng, vừa không có nguồn lực cần thiết để giám sát các hoạt động mới này một cách đầy đủ. Nên không có gì ngạc nhiên, khi các hiệp hội tiết kiệm & cho vay chấp nhận mức rủi ro quá cao, dẫn tới những tổn thất to lớn về nợ xấu. Ngoài ra, sự gia tăng rủi ro đạo đức còn được thúc đẩy do yếu tố ngẫu nhiên của lịch sử: đó là tác động tổng hợp của sự gia tăng trong lãi suất từ cuối năm 1979 cho tới năm 1981 và tình trạng suy thoái nghiêm trọng vào những năm 1981-1982. 3.2. Giai đoạn sau của cuộc khủng hoảng: kiên nhẫn trong điều hành Ở giai đoạn này, những nhà điều hành Quỹ Bảo hiểm Tiết kiệm và Cho vay Liên bang (FSLIC), cùng với Hội đồng N gân hàng Cho vay Nhà ở Liên bang (FHLBB) đáng lẽ phải đóng cửa các hiệp hội S&L đã mất khả năng thanh toán nhưng họ đã không làm như vậy. Thay vào đó, những nhà điều hành này vận dụng quan điểm kiên nhẫn trong điều hành, tức là họ không thực hiện quyền điều hành của mình là đóng cửa các S&Ls mất khả năng thanh toán. Khi không đóng cửa các tổ chức tiết kiệm & cho vay ốm yếu, họ vận dụng các nguyên tắc điều hành kế toán bất thường mà trên thực tế làm giảm đáng kể yêu cầu về vốn. Có ba lý do chính khiến FHLBB và FSLIC lựa chọn quan điểm “kiên nhẫn trong điều hành”: thứ nhất, FSLIC đã không đủ tiền vốn trong quỹ bảo hiểm để đóng cửa các S&Ls mất khả năng thanh toán & thanh toán hết các khoản tiền gửi của họ. Thứ hai, FHLBB đã được lập ra để khuyến khích sự tăng trưởng của ngân hàng tiết kiệm và cho vay nên họ quá gắn bó với những người mà họ có nhiệm vụ điều hành. Thứ ba, những người điều hành không muốn thừa nhận rằng cơ quan của họ đang khó khăn, FHLBB và FSLIC muốn những khó khăn của họ sẽ được che dấu để không ai nhận ra và hy vọng chúng sẽ biến mất. 9
  10. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= Sự kiên nhẫn trong điều hành làm tăng rủi ro đạo đức, vì một Hiệp hội tiết kiệm & cho vay đang hoạt động nhưng mất khả năng thanh toán, gần như không còn gì để mất khi chấp nhận những rủi ro cao và cá cược rằng: Nếu may mắn và các cuộc đầu tư thành công thì nó thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán; còn không may, các cuộc đầu tư đó không thành công thì các tổn thất sẽ tăng lên và các cơ quan bảo hiểm sẽ rỗng túi M ột kết quả khác của quan điểm kiên nhẫn trong điều hành là: khi chẳng có bao nhiêu để mất, các tổ chức tiết kiệm & cho vay ở trong tình trạng sống dở chết dở đã thu hút tiền gửi từ các tổ chức tiết kiệm & cho vay lành mạnh bằng cách đưa ra lãi suất cao hơn. Bởi vì, có nhiều tổ chức tiết kiệm & cho vay thuộc loại sống dở chết dở ở Texas theo đuổi chiến lược này, lãi suất tiền gửi cao hơn trên thị trường, gọi là “Phần thưởng Texas” (hay Phí bảo hiểm Texas); ở các tổ chức tiết kiệm & cho vay có tiềm lực trong tình thế đó thấy rằng để cạnh tranh tiền gửi họ phải trả lãi suất cao hơn, vì thế lợi nhuận của họ ít và thường xuyên lại đẩy chúng vào tình thế sống dở chết dở. Tương tự như vậy, khi các tổ chức tiết kiệm & cho vay vô hồn theo đuổi tìm cách làm tăng tài sản của mình bằng cách cho vay với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, qua đó làm giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tiết kiệm & cho vay lành mạnh, chúng cũng làm cho lợi nhuận của họ bị giảm. 3.3. Đạo luật về Bình đẳng trong Cạnh tranh ngân hàng năm 1987 Quốc hội đã thông qua Đạo luật về Bình đẳng trong Cạnh tranh ngân hàng (CEBA) năm 1987. Nhưng nó cũng không đáp ứng được những đòi hỏi của Chính phủ và chỉ cung cấp được 10,8 tỷ USD cho FSLIC Sự thất bại của Quốc hội đối phó với cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay sẽ không làm vấn đề biến mất.. Phù hợp với phân tích của chúng ta, tình hình xấu đi nhanh chóng. Lỗ trong ngành công nghiệp tiết kiệm và cho vay vượt 10 tỷ USD vào năm 1988 và gần 20 tỷ USD vào năm 1989. Cuộc khủng hoảng đã đạt đến mức như dịch bệnh. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản vào cuối những năm 1980 dẫn đến thiệt hại cho vay bổ sung rất lớn mà rất nhiều làm trầm trọng thêm vấn đề. 4. Kinh tế chính trị của cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay M ột lí do rất quan trọng ảnh hưởng đến việc điều hành của các nhà điều hành, đó là họ muốn bảo vệ sự nghiệp nên đã chấp nhận trước sức ép từ những người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nghiệp của họ. Những người này không phải là người nộp thuế mà là những nhà chính trị, họ cố gắng làm cho những người điều hành không áp đặt các quy định chặt chẽ lên những người đóng góp chủ yếu cho cuộc vận động tranh cử. Cách thành viên của Quốc hội đã từng vận động những người điều hành nương nhẹ một ngân hàng tiết kiệm và cho vay vì nó đã đóng góp lớn cho cuộc vận động tranh cử của họ. Các nhà quản lý ít độc lập với các chính trị gia, nên họ dễ bị tổn thương bởi những sức ép này. Ngoài ra, Quốc hội và Nhà trắng đã thúc đẩy pháp luật về ngân hàng trong năm 1980 và năm 1982 đã làm cho các tổ chức tiết kiệm và cho vay thực hiện nhiều hoạt động có nhiều nguy cơ rủi ro. Sau khi được pháp luật thông qua, sự cần thiết giám sát công nghiệp tiết kiệm và cho vay tăng lên do có sự mở rộng các hoạt động cho phép. Cơ quan điều hành công nghiệp tiết kiệm và cho vay cần thêm nguồn lực để thực hiện các nguồn lực giám 10
  11. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= sát của mình, nhưng Quốc hội đã không phân bổ kinh phí cần thiết đó (do vận động hành lang thành công của ngành công nghiệp tiết kiệm và cho vay). Kết quả là, cơ quan điều hành tiết kiệm và cho vay trở nên thiếu nhân viên do đó họ phải cắt giảm các cuộc kiểm tra của mình mặc dù rất cần thiết. Thậm chí là tệ hơn, ngành công nghiệp tiết kiệm và cho vay đã vận động dữ dội để Quốc hội thông qua Đạo luật năm 1987 về sự bình đẳng cạnh tranh trong ngân hàng. Những ví dụ trên cho thấy, cấu trúc của hệ thống chính trị đã tạo ra vấn đề người chủ - đại lý nghiêm trọng, tức là những nhà chính trị có những ý muốn mạnh mẽ hành động theo lợi ích cá nhân của họ hơn là theo lợi ích của người đóng thuế. Do chi phí cao trong các cuộc vận động tranh cử, các chính trị gia tại Mỹ đã trở nên lệ thuộc vào những khoản đóng góp to lớn đó. Tình trạng này làm cho những người vận động tranh cử và những người đóng góp có cơ hội ảnh hưởng lẫn nhau, chống lại lợi ích cộng đồng. 5. Bảo trợ ngành tiết kiệm & cho vay: Đạo luật về cải cách định chế tài chính , thu hồi & thực thi năm 1989 Ngay khi nhận chức, Tổng thống Bush đã đưa ra một dự luật mới nhằm cung cấp đủ số tiền để đóng cửa những ngân hàng tiết kiệm và cho vay không thanh toán được nợ. Kết quả là, đạo luật về thi hành, khôi phục và cải cách tổ chức tài chính (FIRREA) đã được ký và trở thành luật vào ngày 9/8/1989. Đó là luật quan trọng nhất tác động vào ngành công nghiệp tiết kiệm và cho vay kể từ năm 1930. Các quy định chính của FIRREA như sau: tổ chức lại bộ máy điều hành ngành công nghiệp này, loại bỏ FHLBB và FSLIC vì cả hai đã thất bại trong nhiệm vụ quản lý. Vai trò điều hành của FHLBB giao cho Văn phòng giám sát tiết kiệm (OTS) thuộc Bộ Tài chính ở Mỹ, cơ quan này tương tự như Văn phòng Kiểm soát tiền tệ các ngân hàng quốc gia. Trách nhiệm điều hành của FSLIC đã được giao cho FDIC, FDIC trở thành người lãnh đạo duy nhất của hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang với hai quỹ bảo hiểm riêng biệt: Quỹ bảo hiểm Ngân hàng (BIF) và Quỹ Bảo hiểm Hiệp hội Tiết kiệm (SANIF). M ột cơ quan mới khác, Công ty Ủy thác Thanh lý (RTC) đã được thành lập để quản lý và xử lí những tổ chức tiết kiệm không thanh toán được nợ thuộc diện bị quản lý hoặc thanh lý tài sản. Đó là thực hiện trách nhiệm bán hơn 450 tỷ $ bất động sản thuộc sở hữu của các tổ chức vỡ nợ. Sau khi thu giữ tài sản khoảng 750 của các S&L mất khả năng thanh toán, hơn 25% là của ngành công nghiệp, RTC đã bán trên 95% trong số đó, với tỷ lệ thu hồi hơn 85%. Sau thành công này, RTC đã ra khỏi việc kinh doanh vào ngày 31/12/1995. FIRREA cũng áp đặt hạn chế mới về hoạt động tiết kiệm, về việc lựa chọn tài sản có trước năm 1982. Nó làm tăng các yêu cầu thúc đẩy về vốn từ 3% đến 8% và áp đặt các tiêu chuẩn dựa trên rủi ro vốn của ngân hàng thương mại. FIRREA cũng tăng cường thực thi quyền hại của nhà quản lý tiết kiệm bằng cách dễ dàng hơn trong việc sa thải các giám đốc, ra lệnh dừng hoạt động & phạt tiền. FIRREA là một sự nỗ lực nghiêm túc để giải quyết một trong những vấn đề do cuộc khủng hoảng ngân hàng tạo ra vì nó cung cấp các khoản tiền vốn quan trọng để đóng cửa các tổ chức tiết kiệm không thanh toán nợ được. Tuy nhiên, thiệt hại tiếp tục gắn kết cho các FDIC vào năm 1990 và năm 1991 sẽ cạn kiệt Quỹ Bảo hiểm 11
  12. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= Ngân hàng của mình vào năm 1992, đòi hỏi quỹ này phải được tái cơ cấu vốn. Thêm vào đó, FIRREA đã không tập trung vào việc lựa chọn bất lợi cơ bản và các vấn đề rủi ro đạo đức tạo ra bởi bảo hiểm tiền gửi. FIRREA đã thực hiện, tuy nhiên nhiệm vụ Bộ Tài chính là tạo ra một nghiên cứu toàn diện và kế hoạch cải cách hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang. Sau nghiên cứu này vào năm 1991, Quốc hội đã thông qua Đạo luật về Cải cách Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDICIA). Đạo luật này đã tạo ra những cải cách lớn trong hệ thống điều hành ngân hàng. 6. Đạo luật về nâng cấp công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang 1991 Những điều khoản của FDICIA được thiết kế để phục vụ cho 2 mục đích: cấp vốn nhiều hơn cho FDIC & cải cách bảo hiểm tiền gửi & hệ thống điều hành để hạn chế thiệt thòi của những người nộp thuế. FDICIA cung cấp vốn nhiều hơn cho Quỹ Bảo hiểm Ngân hàng bằng cách tăng khả năng vay nợ từ Kho bạc của FDIC và cho phép FDIC tính phí bảo hiểm tiền gửi cao hơn cho tới khi nó có thể hoàn trả tiền vay và có được mức dự trữ trong Quỹ bảo hiểm bằng 1.25% số tiền gửi được bảo hiểm. Đạo luật này tìm cách làm giảm bớt phạm vi của bảo hiểm tiền gửi bằng một vài phương pháp, nhưng quan trọng nhất là “quá lớn không thể vỡ nợ” đã được giới hạn. FDIC phải đóng cửa các ngân hàng vỡ nợ thông qua việc sử dụng phương pháp ít tốn kém nhất. Do đó những người không được bảo hiểm sẽ ít thiệt thòi hơn trước. Ngoài ra sự cung cấp này, một ngân hàng sẽ được công bố “quá lớn để không vỡ nợ” để tất cả những người gửi tiền, bao gồm được bảo hiểm & không bảo hiểm sẽ được bảo vệ hoàn toàn, nếu không làm như vậy sẽ “gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến tình hình kinh tế hoặc sự ổn định tài chính”. Ngoài ra, FDICIA còn đòi hỏi Fed chia sẻ thiệt thòi với FDIC nếu Fed cho một ngân hàng vay dài hạn & vỡ nợ làm tăng tổn thất của FDIC Đặc điểm quan trọng nhất của FDIC là đưa ra những hành động kịp thời, đòi hỏi FDIC can thiệp sớm hơn, và mạnh mẽ hơn khi một ngân hàng gặp vấn đề rắc rối. Thêm vào đó, FDIC được yêu cầu đưa ra hành động kịp thời, chẳng hạn yêu cầu những ngân hàng có vấn đề có kế hoạch phục hồi vốn, giới hạn tốc độ tăng tài sản của nó, & phải được sự phê chuẩn của cơ quan điều hành khi muốn mở chi nhánh hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh mới. FDIC phải đưa ra những bước để đóng cửa ngân hàng có vốn sở hữu ít hơn 2% tài sản của nó. FDICA cũng chỉ thị FDIC tính toán mức phí bảo hiểm dựa trên rủi ro. Tuy nhiên nó hoạt động không được tốt lắm. FD IC là một bước quan trọng trong sự chỉ dẫn đúng đắn, bởi vì nó tăng sự khích lệ ngân hàng trong việc nắm giữ vốn và giảm thiểu việc nắm giữ những rủi ro cao. Tuy nhiên, những lo âu về việc nó không đủ những khoản thặng dư hoặc vấn đề “quá lớn không thể vỡ nợ” đã hướng những nhà kinh tế tiếp tục tìm kiếm việc cải tổ, giúp thúc thẩy sự an toàn và yên lặng của hệ thống ngân hàng. 7. S ự khủng hoảng ngân hàng trên toàn thế giới 7.1. Scandinavia: Cũng giống như M ĩ, yếu tố quan trọng gây ra khủng hoảng ngân hàng ở Nauy, Thụy Điển & Phần Lan là chính sách tự do tài chính trong năm 1980. Trước năm 1980, những ngân hàng ở Scandinavia bị điều hành khá chặt 12
  13. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= chẽ & phải chịu hạn chế về lãi suất được phép trả cho những người gửi tiền & lãi suất thu được từ những khoản cho vay. Trong môi trường không cạnh tranh & tỉ lệ thực tế thấp một cách giả tạo đối với cả tiền gửi & cho vay, những ngân hàng chỉ cho những người có mức rủi ro tín dụng tốt nhất vay. Cả ngân hàng và những người điều hành họ hầu như không cần phát triển các kĩ năng sàng lọc & giám sát người đi vay. Khi môi trường được tự do hóa, việc cho vay tăng vọt, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Việc thiếu kĩ năng trong cả ngành công nghiệp ngân hàng và cơ quan điều hành nó tron g việc giữ cho các rủi ro ở mức kiểm soát được, nên ngân hàng đã tiếp thực hiện việc cho vay đầy rủi ro. Khi giá bất động sản sụp đổ vào cuối năm 1980 đã dẫn đến những tổn thất lớn trong việc cho vay. Hậu quả của quá trình này cũng giống như những gì đã xảy ra trong ngành công nghiệp tiết kiệm và cho vay ở M ĩ. Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo trợ hoàn toàn cho ngành công nghiệp ngân hàng vào cưới năm 1980 và đầu năm 1990. 7.2. Mĩ Latinh Khủng hoảng ngân hàng ở Châu Mĩ Latinh nhìn chung có diễn biến tương tự như khủng hoảng ngân hàng ở M ĩ & Scandinavia. Trước những năm 1980, những ngân hàng ở nhiều nước M ĩ Latinh được sở hữu bởi chính phủ và là đối tượng của việc giới hạn tỷ lệ lãi suất như ở Scandinavia. Hoạt động cho vay của họ chỉ giới hạn vào việc cho vay đối với chính phủ và những người đi vay ít rủi ro khác. Với xu hướng tự do hóa xảy ra trên thế giới, nhiều nước đã mở rộng sự tự do cho thị trường tín dụng và tư nhân hóa các ngân hàng. Sự bùng nổ của viêc cho vay cộng với việc thiếu kĩ năng của những người làm ngân hàng và nhà điều hành đã dẫn đến một khoản lỗ vay lớn và sự bảo trợ của chính phủ là chắc chắn. Sự khủng hoảng ngân hàng ở Ar gentina vào năm 2001 là một đặc trưng của Mĩ Latinh. Tình trạng hoảng loạn ngân hàng đã bùng phát vào tháng 10 và tháng 11 năm 2001, khi dân chúng Argentina đổ ra rút tiền gởi. N gày 1/12, sau khi mất hơn 8 tỷ tiền gởi, Chính phủ quy định giới hạn rút 1000$/1 tháng. Sau đó với sự sụp đổ của đồng peso và yêu cầu ngân hàng phải hoàn trả tiền gửi bằng đôla với giá trị trao đổi cao hơn mức họ được hoàn trả các khoản cho vay đôla của mình, bảng tổng kết tài sản của các ngận hàng tiếp tục bị thâm hụt hơn nữa.. 7.3. Nga & Đông Âu Trước khi kết thúc chiến tranh lạnh, các nước XHCN ở Đôn g Âu và Liên Bang Xô Viết, những ngân hàng được sở hữu bởi nhà nước. Khi sự sụp đổ của các nước XHCN xảy ra, ngân hàng của họ chỉ có ít kĩ năng sàng lọc & giám sát các khoản cho vay. Hơn nữa, bộ máy điều hành và giám sát ngân hàng có quyền chi phối hệ thống ngân hàng & không cho nó chấp nhận bất kì mức rủi ro quá cao nào. Do tình trạng thiếu kĩ năng của người điều hành và ngân hàng, không quá ngạc nhiên, những khoản lỗ vay lớn đã xuất hiện, kết quả là sự phá sản. Vào ngày 24/8/1995, sự hoảng loạn ngân hàng đòi hỏi chính phủ can thiệp đã xảy ra ở Nga khi thị trường cho vay trung gian bị tắt và ngừng mọi chức năng bởi vì nó liên quan đến khả năng thanh toán của nhiều ngân hàng. Đó khôn g phải là cái kết thúc những vấn đề trong hệ thống ngân hàng ở N ga. Vào ngày 17/8/1998, chính phủ Nga thông báo rằng sẽ ngừng 13
  14. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= trả nợ nước ngoài bởi vì tình trạng mất khả năng thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Tháng 11, Ngân hàng Trung Ương Nga thông báo khoảng 750 ngân hàng thương mại có thể vỡ nợ và chi phí bảo trợ ước tính khoàng 15 tỉ đô. 7.4. Nhật Bản Tháng 7/1995, Công ty tín dụng Cosmo, tổ chức tín dụng lớn thứ 5 của Nhật đã vỡ nợ, và vào ngày 30/8 , cơ quan thẩm quyền của Osaka đã đưa ra thông báo Hợp tác tín dụng Kizu đóng cửa, tổ chức tín dụng lớn thứ 2 của Nhật. Cùng ngày, Bộ Tài chính đã đưa ra thông báo giả thể ngân hàng Hy ogo, thì ngân hàng Kobe, một ngân hàng cỡ trung bình, là n gân hàng thương mại đầu tiên vỡ nợ và giờ đây những ngân hàng lớn hơn cũng bắt đầu đi theo con đường tương tự. Vào cuối măn 1996, Ngân hàng Hanna, một ngân hàng lớn đã bị giả thể, tiếp theo vào năm 1997, với sự giúp đỡ của Chính phủ, đã cải tổ lại Ngân hàng Tín dụng Nippon, Ngân hàng lớn thứ 7 của Nhật. Tháng 11/1997, N gân hàng Hokkaido Takushoku đã vỡ nợ làm cho nó trở thành Ngân hàng đầu tiên ở thành phố bị đóng cửa trong thời kì khủng hoảng. Người Nhật cũng đã áp dụng chính sách kiên nhẫn tương tự như ở M ĩ trong những năm 1980. Giữa năm 1998, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu có những bước đi để giải quyết những vấn đề này .Vào tháng 6, Bộ Tài chính bị tước quyền giám sát & chuyển cho Cục Giám sát Tài chính (FSA), cơ quan có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng. Đây là trường hợp đầu tiên trong suốt nửa thế kỷ, mọi quyền lực của Bộ Tài chính đã bị phân chia cho các cơ quan của nó. Trong tháng 10, Quốc hội đã đưa ra gói cứu trợ $500 tỷ (60 triệu tỷ JPY). Tuy nhiên, việc chi tiêu quỹ này phụ thuộc vào sự hợp tác tự nguyện của các Ngân hàng, luật không yêu cầu các Ngân hàng không trả được nợ phải đóng cửa hay chấp nhận vốn này. Đã có sự tiến bộ trong việc làm sạch tình trạng lộn xộn của ngành ngân hàng, sau 1998 Luật ngân hàng đã được thông qua, một trong những ngân hàng thương mại ốm yếu, ngân hàng Tín dụng dài hạn của Nhật đã bị nắm quyền kiểm soát bởi Chính phủ và đã tuy ên bố không thể trả được nợ và tron g tháng 12/1998, Ngân hàng Tín dụng Nippon đã bị Chính phủ đóng cửa . Sau đó, quá trình làm sạch đã chậm lại và nền kinh tế vẫn còn những yếu kém với tốc độ trung bình từ 1991-2002 là 1%. 7.5. Đông Á Chúng ta đã được thảo luận về cuộc khủng hoảng của ngân hàng và tài chính ở các nước Đôn g Á ( Thái Lan, M alaysia, Indonesia, Philippines, và Hàn Quốc) ở chương 8. Do sự giám sát không đầy đủ của hệ thống ngân hàng, sự bùng nổ cho vay phát sinh sau khi tự do hóa tài chính đã dẫn đến khoản lỗ vay đáng kể., nó đã trở nên là thảm họa sau sự sụp đổ thị trường tiền tệ xảy ra mùa hè năm 1997. Ước tính 15% đến 35% của tất cả khoản vay ngân hàng đã trở nên khó khăn ở Thái Lan, Indonesia, M alaysia, Hàn Quốc và chi phí các khoản tài trợ cho hệ thống ngân hàng ước tính hơn 20% GDP của những nước này và hơn 50% GDP ở Indonesia. Ở Philppines được mong đợi là sẽ tốt hơn, chi phí thấp hơn 10% GDP. 14
  15. Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng ================================================================================= C. Kết Luận: Phân tích sự bất cân xứng về thông tin giải thích ngân hàng cần loại hình gì để giảm thiều rủi ro đạo đức và sự chọn lựa đối lập trong hệ thống ngân. Tuy nhiên, hiểu được lý thuyết bên cạnh việc điều hành không có nghĩa là nó dễ thực hiện. Để những người điều hành và giám sát làm công việc của họ một cách thích hợp thì rất khó bởi nhiều lý do. Thứ nhất, như chúng ta đã biết ở phần phân tích về đổi mới tài chính, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, các định chế tài chính có động cơ mạnh mẽ để né tránh những qui định hình thành thông qua việc khai thác các lỗ hổng. Bởi vậy, sự điều hành phải nhằm vào một mục tiêu di động: Những người điều hành phải liên tục chơi trò” M èo vờn chuột” với các định chế tài chính. Khi các định chế tài chính nghĩ ra những chiêu để tránh những luật lệ, thì đó cũng là nguyên nhân mà người điều hành luôn cải cách những hoạt động điều hành của họ. N hững nhà điều hành tiếp tục đối mặt với những thách thức mới trong sự thay đổi hệ thống tài chính năng động này và nếu họ không thay đổi nhanh chóng, họ có thể không thể giữ được các định chế tài chính không chấp nhận mức rủi ro quá cao, Vấn đề này có thể xấu hơn nữa nếu nhà điều hành và người giám sát không có những phương kế hay để đối kháng với những người thông minh trong cơ quan tài chính. Những người luôn nghĩ ra nhiều phương pháp để giấu những gì họ đang làm hoặc tránh xa các biện pháp điều hành hiện hành. Sự giám sát và điều hành của ngân hàng rất khó khăn vì 2 lý do khác nữa. Trong trò chơi điều hành và giám sát luôn tồn tại những điều xấu xa. Làm rõ khác biệt chi tiết có thể có được kết quả không như dự tính. Nếu không sẽ không điều hành và giám sát đúng, họ có thể không ngăn được việc nắm giữ quá nhiều rủi ro, thêm vào đó họ có thể là đối tượng của những áp lực chính trị, để không hoàn thành công việc của họ. Tất cả những lý do này không có gì đảm bảo rằng họ sẽ thành công trong việc nâng co tình trạng của hệ thống tài chính. Thật vậy, như chúng ta đã thấy họ không lúc nào cũng làm tốt công việc của mình dẫn đến cuộc khủng hoảng của Mỹ và toàn thế gới. Qua những cuộc khủng hoảng ngân hàng ở những nước khác nhau, chúng ta đã thấy rằng lịch sử đã tiếp tục lặp đi lặp lại. Song son g giữa cuộc khủng hoảng ngân hàng ở những thời kỳ của những nước có sự tương đồng đáng kể, để lại cho chúng ta một cảm giác ngờ ngợ. M ặc dù sự tự do hóa tài chính nhìn chung là một điều tốt bởi vì nó thúc đẩy sự cạnh tranh và có thể hệ thống tài chính hiệu quả hơn, như chúng ta đã thấy ở các nước đã được kiểm chứng ở đây, nó có thể dẫn đến việc gia tăng rủi ro đạo đức, với nhiều nguy cơ tham gia vào một phần của ngân hàng nếu có sự giám sát và qui định lỏng lẻo, kết quả sau đó chỉ có thể là cuộc khủng hoảng ngân hàng. Tuy nhiên, những giai đoạn khác nhau có sự khác biệt trong đó bảo hiểm tiền gửi không đóng vai trò quan trọng của các nước gặp khủng hoảng ngân hàng. Tuy nhiên, những gì được phổ biến về tất cả các nước được đề cập ở đây là sự tồn tại của một mạng lưới an toàn của chính phủ, ở đó chính phủ sẵn sàng bảo lãnh cho các ngân hàng có bảo hiểm tiền gởi là điểm đặc trưng của môi trường pháp lý hoặc không. Nó là sự tồn tại của mạng lưới an toàn của chính phủ, và không bảo hiểm tiền gởi , điều đó khuyến khích sự gia tăng rủi ro đạo đức của ngân hàng. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0