Tiểu luận Phƣơng pháp dạy học “Nêu và Giải quyết vấn đề”<br />
<br />
GVHD: Trần Hữu Thi<br />
<br />
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC<br />
<br />
“NÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ”<br />
A. Dẫn nhập:<br />
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn<br />
diện giáo dục và đào tạo đã nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy<br />
và học theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận<br />
dụng kiến thức, kỹ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một<br />
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự<br />
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát<br />
triển năng lực...”.<br />
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích<br />
cực, chủ động sáng tạo của người học đã được đặt ra, và là định hướng quan<br />
trọng về cải cách giáo dục của nước ta hiện nay. Dưới làn sóng đó, yêu cầu<br />
cấp thiết đặt ra là giáo dục phải đào tạo ra những con người năng động và<br />
sáng tạo, có tính thích nghi cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã<br />
hội. Với phương châm “dạy học lấy người học làm trung tâm”, bao gồm<br />
nhiều phương pháp dạy học khác nhau như: Phương pháp dạy học chương<br />
trình hóa, phương pháp dạy hợp tác, dạy học khám phá, dạy học theo dự án...<br />
Trong đó, phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” là một<br />
trong những phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục<br />
nước ta hiện nay. Mặc dù, dạy học không đơn thuần là truyền thụ kiến thức<br />
mà là một quá trình trong đó người lĩnh hội, tự kiến tạo những kỹ năng, tri<br />
thức cần thiết cho cuộc sống của mình, nhằm đáp ứng những thách thức của<br />
cuộc sống mà người học sẽ đối diện. Việc áp dụng phương pháp dạy học<br />
“Nêu và giải quyết vấn đề” sẽ giúp cho người học chủ động, tích cực hơn<br />
trong việc học cũng như trong cuộc sống tương lai.<br />
<br />
HVTH: Lê Văn Trung Trực<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
GVHD: Trần Hữu Thi<br />
<br />
Tiểu luận Phƣơng pháp dạy học “Nêu và Giải quyết vấn đề”<br />
<br />
B. Nội dung:<br />
1. Một số khái niệm đƣợc dùng trong phƣơng pháp dạy học “Nêu<br />
và giải quyết vấn đề”:<br />
Khái niệm vấn đề:<br />
Theo I.Ia lence: “Vấn đề là một câu hỏi nảy ra hay đặt ra cho chủ thể<br />
mà chủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi sáng tạo lời giải, nhưng<br />
chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu sử dụng thích hợp vào việc tìm<br />
tòi đáp án”.<br />
Theo quan niệm của V-okon, vấn đề trong học tập có một số nét đặc<br />
trưng như: vấn đề đặt ra phải tương đối hấp dẫn, có tính tự nhiên, gần gũi<br />
với cuộc sống của người học. Như thế, vấn đề sẽ có khả năng kích thích thính<br />
tích cực của người tham gia vào giải quyết vấn đề đó; Vấn đề phải bao hàm<br />
trong đó một khó khăn lớn cần giải quyết. Cảm giác thấy khó khăn là điểm<br />
xuất phát để đặt các vấn đề và nêu lên các giả thuyết; Vấn đề còn hàm chứa<br />
trong nó tính cơ động – đó là sự chuyển tiếp một cách tự nhiên từ giả thuyết<br />
này sang giả thuyết khác, hay sự chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn<br />
khác để đi đến kết quả giải quyết được vấn đề. Vì vậy, theo ông: “vấn đề<br />
trong học tập hình thành từ một khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà việc giải<br />
quyết khó khăn đó là kết quả của tính tích cực nghiên cứu của bản thân học<br />
sinh” . Vấn đề đặt ra phải có một cái gì đó chưa biết vì nếu biết tất cả thì sẽ<br />
không còn gì để suy nghĩ, tìm kiếm. Đồng thời, vấn đề phải có cái gì đã biết<br />
hay đã có vì nếu không cho gì thì sẽ không thể nhận thức được điều gì cả.<br />
Cuối cùng, trong mỗi vấn đề phải có điều kiện quy định mối liên hệ giữa các<br />
nhân tố đã biết với các nhân tố chưa biết tạo điều kiện cho người học tháo gỡ<br />
được vấn đề.<br />
Khái niệm tình huống có vấn đề<br />
<br />
HVTH: Lê Văn Trung Trực<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
GVHD: Trần Hữu Thi<br />
<br />
Tiểu luận Phƣơng pháp dạy học “Nêu và Giải quyết vấn đề”<br />
<br />
Tình huống có vấn đề đó chính là mâu thuẫn nhận thức giữa “cái đã<br />
biết” (kinh nghiệm, tri thức và cách thức hành động đã biết của chủ thể để tự<br />
tìm kiếm tri thức với sự nỗ lực lớn về trí tuệ và thể lực) và “cái chưa biết”<br />
(những tri thức những cách thức hành động trong nội dung dạy học mà chủ<br />
thể chưa biết, cần phải tìm tòi và đạt tới). Mâu thuẫn này phải vừa sức với<br />
người học để với sự nổ lực cao về cả trí tuệ và ý chí người học có thể giải<br />
quyết mâu thuẫn, tháo gỡ được khó khăn và tạo được sự thoải mái, phấn khởi<br />
khi đã giải quyết nhiệm vụ. Nếu khó khăn đề ra quá dễ hoặc quá khó thì ít có<br />
khả năng làm xuất hiện nhu cầu nhận thức ở người học (trạng thái tâm lý của<br />
chủ thể có liên quan đến sự xuất hiện và định hướng để kích thích hoạt động<br />
nhận thức) và như thế tình huống có vấn đề sẽ mất đi giá trị của nó.<br />
Cơ chế phát sinh tình huống có vấn đề trong dạy học giải quyết vấn đề:<br />
“Hoạt động nhận thức - học tập của học viên là hoạt động có đối tượng… Bản<br />
thân sự tồn tại của bài toán oristic chưa làm nó trở thành đối tượng của hoạt<br />
đông nhận thức của sinh viên trên giảng đường. Nó chỉ trở thành đối tượng<br />
của hoạt động này chừng nào nó làm xuât hiện trong ý thức của sinh viên một<br />
mâu thuẫn nhận thức tự giác, một nhu cầu bên trong muốn giải quyết mâu<br />
thuẫn đó (tức là bài toán). Như vậy, bài toán mà giáo viên đưa ra luôn chứa<br />
đựng mâu thuẫn. Nhưng mâu thuẫn này tồn tại một cách khách quan đối với<br />
người học. Chỉ khi nào người học tiếp nhận bài toán, thấy mâu thuẫn và có<br />
nhu cầu giải quyết mâu thuẫn của bài toán thì khi đó người học mới là chủ thể<br />
của hoạt động nhận thức mà bài toán là đối tượng. Khi ấy, tình huống có vấn<br />
đề mới xuất hiện và tồn tại trong ý thức của người học.<br />
Phân loại tình huống có vấn đề, trong dạy học thường có những loại<br />
tình huống có vấn đề sau:<br />
+ Tình huống nghịch lý: Đó là tình huống thoạt nhìn tưởng như vô lý,<br />
đi ngược lại những lý thuyết đã được công nhận chung. Đối với người học,<br />
tình huống này được tạo ra bằng cách giới thiệu những sự kiện, hiện tượng<br />
<br />
HVTH: Lê Văn Trung Trực<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
GVHD: Trần Hữu Thi<br />
<br />
Tiểu luận Phƣơng pháp dạy học “Nêu và Giải quyết vấn đề”<br />
<br />
trái với quan điểm thông thường, với kinh nghiệm của cá nhân họ. Việc giải<br />
quyết những tình huống này có thể đem lại một lý thuyết mới, phế bỏ những<br />
lý thuyết lỗi thời.<br />
+ Tình huống lựa chọn: Đó là tình huống xuất hiện khi người học đứng<br />
trước nhiều phương án giải quyết, phương án nào cũng có lý. Nhưng chỉ có<br />
thể lựa chọn một phương án duy nhất mà thôi.<br />
+ Tình huống bác bỏ: Đó là tình huống đặt ra khi người học đứng trước<br />
một kết luận, một luận đề sai lầm, phản khoa học. Nhiệm vụ của người học là<br />
đưa ra những luận chứng để bác bỏ chúng.<br />
+ Tình huống tại sao: Là tình huống trong đó có những sự kiện, hiện<br />
tượng mà với kinh nghiệm cũ người học không thể giải quyết và luôn thốt ra<br />
câu hỏi “Tại sao”. Trong dạy học, tình huống này rất phổ biến và hiệu<br />
nghiệm.<br />
Dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề”:<br />
Dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” là một phân hệ của phương pháp<br />
dạy học vì nó tập hợp nhiều phương pháp cụ thể thành một chỉnh thể nhằm<br />
đạt mục đích sư phạm, là tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo của người<br />
học, trên cơ sở vừa tiếp thu được kiến thức vừa hình thành được những kinh<br />
nghiệp kỹ năng trên cơ sở tìm tòi nghiên cứu. Trong dạy học “Nêu và giải<br />
quyết vấn đề”, có đặc trưng là đặt người học tình huống có vấn đề, mà một<br />
tình huống có vấn đề đối với người học khi nó chứa đựng vấn đề chưa biết,<br />
phù hợp với nhu cầu, khả năng vốn có của cá nhân đó và khi giải quyết được<br />
vấn đề, cá nhân đạt được một bước phát triển mới. Như vậy, phương pháp dạy<br />
học “Nêu và giải quyết vấn đề” được xây dựng dựa trên bản chất của hoạt<br />
động dạy học, xem hoạt động dạy học là một quá trình nhận thức tích cực.<br />
Ngoài ra, phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” còn được xây<br />
dựng “trên nguyên tắc tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của người học<br />
trong giáo dục bời vì nó khêu gợi được động cơ học tập”.<br />
HVTH: Lê Văn Trung Trực<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
GVHD: Trần Hữu Thi<br />
<br />
Tiểu luận Phƣơng pháp dạy học “Nêu và Giải quyết vấn đề”<br />
<br />
2. Đặc điểm, bản chất của phƣơng pháp dạy học “Nêu và giải quyết<br />
vấn đề”:<br />
Phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” là một hệ thống<br />
phương pháp trong đó xây dựng tình huống có vấn đề là trung tâm chỉ đạo,<br />
liên kết các phương pháp khác thành một hệ thống chặc chẽ.<br />
Mục đích của Phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” không<br />
chỉ là giúp người học có được tri thức mới mà còn thông qua quá trình giải<br />
quyết vấn đề để rèn cho người học năng lực giải quyết vấn đề, tinh thần sáng<br />
tạo, tự học.<br />
Phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” được thực hiện theo<br />
hướng quy nạp, nghĩa là nội dung được tiếp cận thông qua quá trình giải<br />
quyết vấn đề thay vì giải quyết vấn đề sau khi đã giới thiệu nội dung.<br />
Trong phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” có tác dụng<br />
tích cực hóa hoạt động của người học. Đặt người học vào trong tình huống có<br />
vấn đề, thúc đẩy người học sẵn sàng hoạt động một cách tự giác, tích cực, có<br />
động cơ, có mục đích và khi vấn đề được giải quyết, người học có được niềm<br />
vui và động lực mới cho những lần học sau.<br />
3. Cấu trúc của dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề”:<br />
“Một phương pháp dạy học chỉ có khả năng bồi dưỡng những phẩm<br />
chất của tư duy khi nó thực sự phát động, thúc đẩy sự suy nghĩ tích cực của<br />
người học và dẫn dắt sự suy nghĩ ấy theo con đường ngắn nhất, hợp lý nhất,<br />
để đạt tới kiến thức và kỹ năng”. Dạy học giải quyết vấn đề là một phương<br />
pháp như vậy.<br />
Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu về tư duy, người học đứng<br />
trước tình huống có vấn đề, người học sẽ băn khoăn suy nghĩ, tìm cách giải<br />
quyết nhưng lại chưa biết suy nghĩ bắt đầu từ đâu, theo phương hướng nào.<br />
<br />
HVTH: Lê Văn Trung Trực<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />