Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến việc quyết định chiến lược của Công ty Cổ phần Kinh Đô
lượt xem 17
download
Với mục đích lĩnh hội kiến thức môn quản trị chiến lược, đồng thời tìm hiểu sâu rộng tầm ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, chúng tôi xin gửi đến các bạn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến việc quyết định chiến lược của Công ty Cổ phần Kinh Đô” để các bạn tham khảo phục vụ cho quá trình học tập của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến việc quyết định chiến lược của Công ty Cổ phần Kinh Đô
- lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ Họ và tên : Bùi Tấn Thành Mã sinh viên : 1114050078 Số thứ tự : 57 Lớp niên chế : D14QK02 Lớp tín chỉ : D15QK04 Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Thuý Vân Hà Nội, Tháng 10/2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2 1.1. Một số khái niệm cơ bản 2 1.1.1. Chiến lược và quản trị chiến lược 2 1.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược 2 1.2. Nội dung phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định chiến lược 3 1.2.1. Môi trường chính trị 3 1.2.2. Môi trường kinh tế 4 1.2.3. Môi trường xã hội 5 1.2.4. Môi trường công nghệ 5 1.2.5. Môi trường tự nhiên 6 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ 7 2.1. Sơ lược về công ty cổ phần Kinh Đô 7 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 7 2.1.2. Một số quyết định về chiến lược kinh doanh của Kinh Đô 8 2.2. Thực trạng môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến việc ra quyết định chiến lược của Công ty Cổ phần Kinh Đô 9 2.2.1. Môi trường chính trị 9 2.2.2. Môi trường kinh tế 10 2.2.3. Môi trường xã hội 10 2.2.4. Môi trường công nghệ 11 2.2.5. Môi trường tự nhiên 12 2.3. Đánh giá chung 12 2.3.1. Ưu điểm 12 2.3.2. Hạn chế 13 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 14 3.1. Đề xuất giải pháp 14 3.2. Bài học kinh nghiệm 14 KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 1 LỜI MỞ ĐẦU Quản trị chiến lược là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành trong doanh nghiệp, góp phần xây dựng một hệ thống quản lý bài bản, chuyên nghiệp, và được vận hành tốt. Quản trị chiến lược không chỉ gắn liền với hệ thống quản trị ở cấp doanh nghiệp mà còn bao trùm tất cả các quản trị chức năng. Đây là một hoạt động diễn ra liên tục để xác lập và duy trì phương hướng chiến lược và hoạt động kinh doanh của một tổ chức; quá trình ra quyết định hàng ngày để giải quyết những tình huống đang thay đổi và những thách thức trong môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trước sự thay đổi lớn của nền kinh tế đã xuất hiện các loại hình doanh nghiệp năng đọng và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn tự chủ trong khuôn khổ pháp luật, hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với vô số những thách thức. Chính vì vậy, để đảm bảo thành công cho sự phát triển doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị khi hoạch định chiến lược không chỉ quan tâm đến các yếu tố bên trong doanh nghiệp mà còn cần để ý tới các yếu tố của môi trường vĩ mô. Chúng ta có thể kể đến một doanh nghiệp có thể nói là rất thành công trong việc đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, đó là Mondelez Kinh Đô, tiền thân là Công ty Cổ phần Kinh Đô Việt Nam. Công ty là một trong những thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, đã khẳng định tên tuổi bằng tâm huyết của những người sáng lập, chất lượng sản phẩm và sự tin yêu của người tiêu dùng. Cùng với đó Kinh Đô luôn không ngừng sáng tạo để mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mới lạ về hương vị cũng như các giá trị độc đáo trong mỗi sản phẩm Với mục đích lĩnh hội kiến thức môn quản trị chiến lược, đồng thời tìm hiểu sâu rộng tầm ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của một dpanh nghiệp, em xin phép lấy đề tài “Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến việc quyết định chiến lược của Công ty Cổ phần Kinh Đô” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Quản trị chiến lược. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 2 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Chiến lược và quản trị chiến lược Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản, dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó. -Alfred Chandler- Chiến lược là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối. chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực… và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất. Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ công ty đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì và công ty đang hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì. Mục đích của một chiến lược là nhằm tìm kiếm những cơ hội, hay nói cách khác là nhằm gia tăng cơ hội và vươn lên tìm vị thế cạnh tranh. Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu. Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, triển khai và đánh giá các quyết định tổng hợp (các quyết định xuyên chức năng) giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu của nó. 1.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình: Muốn quản trị chiến lược có hiệu quả, các tổ chức phải quản lý hệ thống thông tin môi trường kinh doanh. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 3 Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường: Chiến lược là những giải pháp tổng quát, mang tính định hướng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn. Chiến lược được hình thành dựa vào các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và được lựa chọn theo một tiến trình mang tính khoa học từ đó sử dụng tối ưu nguồn lực. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định: Điều này nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội và tối thiểu hoá các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị: Các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt được trước đó và các kết quả của các doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược → thay đổi thái độ làm việc. 1.2. Nội dung phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định chiến lược Phân tích môi trường kinh doanh chính là một quá trình mà các nhà chiến lược tiến hành kiểm tra xem xét các nhân tố môi trường khác nhau, có tác động và hoạt động của doanh nghiệp để xác định thời cơ cũng như thách thức đối với doanh nghiệp. Việc phân tích và đánh giá môi trường vĩ mô giúp cho doanh nghiệp hiểu và biết rõ được những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng và tác động như thế nào? Ở mức độ ra sao? Tác động tích cực hay tiêu cực?... Đối với quá trình hoạt động sản xuất của mình. Từ đó, đưa ra những chính sách phù hợp, đúng đắn trong việc xây dựng và ra quyết định chiến lược kinh doanh. 1.2.1. Môi trường chính trị - Sự ổn định chính trị: điều này thể hiện rõ trong quan điểm đường lối chủ trương nhất quán của đảng và nhà nước. Sự ổn định chính trị luôn luôn được coi là cơ hội thuận lợi và hấp dẫn đối với hoạt động chiến lược của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước - Hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện: hành lang pháp luật quy định và các chi phối hoạt động của các doanh nghiệp trong suốt cả quá trình hình thành, hoạt động thậm chí là ngay cả khi phá sản. Chính vì vậy, cần phải đánh giá và phân tích được hệ thống luật pháp. Nó thể hiện rõ nhất thông qua các bộ luật, nghị định, thông tư để điều chỉnh hành vi kinh Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 4 doanh của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải đi đúng hướng và thực hiện trong quá trình hình thành, điều chỉnh… và cả quá trình phá sản của doanh nghiệp - Luật lao động; Luật cạnh tranh, chống độc quyền - Các chính sách thuế (Tax Policies) - Các quy định về an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường - Quy tắc trong thương mại quốc tế 1.2.2. Môi trường kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế trong các giai đoạn hưng thịnh hay phát triển, suy giảm hay suy thoái và phục hồi để có ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp, cụ thể như sau: Nếu như nền kinh tế quốc dân đang ở giai đoạn hưng thịnh hay phát triển thì nó sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho các hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Ngược lại nếu như nền kinh tế đang ở là giai đoạn suy thoái hay suy giảm, nó sẽ gây ra bất lợi cho hoạt động chiến đấu của các ngành trong việc sản xuất và tiêu thụ ở ngoài - Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái: là thành tố vừa tạo ra thời cơ, vừa gây ra nguy cơ không chỉ làm tăng hay giảm giá trị của đồng tiền mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và doanh nghiệp. - Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và doanh nghiệp. Cụ thể: nếu tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá trị của đồng tiền bị suy giảm, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, đến việc tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm hoặc kiểm chế được lạm phát sẽ đảm bảo được giá trị của đồng tiền, thúc đẩy việc phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh. - Chính sách tài khóa: Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng. - Chu kỳ kinh tế: đặc biệt là khi ở pha suy thoái sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 5 trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. 1.2.3. Môi trường xã hội Văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều tới thói quen tiêu dùng, cách thức ứng xử, sở thích của khách hàng cũng như giúp tạo nên văn hóa bên trong của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới cách thức doanh nghiệp cư xử, giao tiếp với bên ngoài. Các yếu tố văn hóa xã hội tác động lên tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần cuối cùng của quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thì các yếu tố của môi trường văn hóa xã hội cần xem xét gồm: - Tốc độ gia tăng dân số và tháp tuổi - Phân phối thu nhập - Sự di dân và nguồn lao động - Lối sống và những quan niệm về giá trị - Bình đẳng giới - Giáo dục và quan điểm về sự nghiệp - An sinh xã hội 1.2.4. Môi trường công nghệ Công nghệ giúp xuất hiện vật liệu thay thế và vật liệu mới, ảnh hưởng đến thị trường yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Công nghệ cũng khiến doanh nghiệp có thể nhiều đối thủ cạnh tranh hơn do xuất hiện các sản phẩm dịch vụ thay thế nhiều hơn dựa trên công nghệ, kỹ thuật mới. Mặt khác, nếu tốc độ phát triển công nghệ kỹ thuật khiến cho các sáng chế, phát minh được tạo ra nhiều hơn, ứng dụng nhiều hơn khiến cho công nghệ của doanh nghiệp bị lỗi thời, năng suất thấp. Các loại công nghệ mới xuất hiện trên thương trường cùng một lúc vừa tạo ra thời cơ cho một số ngành này, doanh nghiệp này, nhưng lại vừa gây ra nguy cơ cho một số ngành khác, doanh nghiệp khác. Bởi lẽ, để sủ dụng được chúng, các doanh nghiệp phải có những điều kiện nhất định,không phải cùng mộ t công nghệ mà bất cứ ngành nào,doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng và sử dụng tốt. Doanh nghiệp cần xem xét thật kỹ về chính sách Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 6 phát triển, chi phí sử dụng, vòng đời của công nghệ rồi mới đưa ra chiến lược, lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. 1.2.5. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên tạo nên thị trường cung ứng yếu tố đầu vào doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và dân cư. Từ đó, nó tác động đến sức mua, khả năng tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp và chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp, tổ chức. Các yếu tố của môi trường tự nhiên cần xem xét gồm: - Tài nguyên thiên nhiên. - Đất đai. Khí hậu. - Thời tiết. - Ô nhiễm môi trường. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 7 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ 2.1. Sơ lược về công ty cổ phần Kinh Đô 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 17 năm hình thành và phát triển, đến nay kinh đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ sữa. Định hướng chiến lược phát triển của kinh đô là Tập đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam và hướng tới một Tập đoàn đa ngành: Thực phẩm, Bán lẻ, Địa ốc, Tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập thì nay Kinh Đô đã có tổng số nhân viên là 7.741 người. Tổng vốn điều lệ của kinh đô giúp làm 3.483,1 tỷ đồng. Các sản phẩm mang thương hiệu kinh đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31 Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các hệ thống phân phối những quyền với tốc độ tăng trưởng 30 %/năm thị trường suất khẩu của kinh đô phát triển rộng khắp qua ba mươi lăm nước, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore… Với phương châm ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, trong những năm qua Kinh Đô đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, thực hiện các chiến lược sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác như mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoàn Unilever , mua lại Tribeco, Vinabeco, đầu tư vào Nutrifood, Eximbank… Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC). Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á. Song song đó, việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành ,Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều kĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ nhau. Công Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 8 ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập đoàn. 2.1.2. Một số quyết định về chiến lược kinh doanh của Kinh Đô Đối với thị trường, Kinh Đô tận dụng những điểm mạnh về thương hiệu, hệ thống phân phối đứng đầu trong ngành bánh kẹo ở Việt Nam, công nghệ sản xuất tiên tiến, sức mạnh đàm phán trong việc thương lượng hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào, tiềm lực tài chính lớn và cơ hội khi kinh tế trong nước ổn định, thu nhập người dân tăng lên, nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng cao cấp của Việt Nam tăng cao, thị trường xuất khẩu tăng cao khi Việt Nam gia nhập với WTO Đối với sản phẩm thay thế, sản phẩm mới, thì Kinh Đô không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả các phương diện: nguồn lực sản xuất, quản lý kinh doanh… doanh mục sản phẩm thường không cố định mà luôn có sự thay đổi, thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh. Đối với việc nâng cao chiến lược sản xuất, Kinh Đô đưa ra những việc cần thực hiện như: thực hiện kiểm soát chặt chẽ những nguồn nguyên vật liệu tồn kho vì cả chất lượng lẫn số lượng. Tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trong sản xuất. Đối với việc cải tiến hoạt động Marketing, Kinh Đô đưa ra những biện pháp cần thực hiện như: tăng cường đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm thị trường, tiếp tục duy trì hệ thống giá cả linh hoạt và nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình định giá sản phẩm mới, tăng cường khai thác hệ thống thông tin hai chiều giữa marketing và hệ thống phân phối… Đối với chiến lược phát triển nguồn năng lực quản lý, để thực hiện được chiến lược này, Kinh Đô đã đưa ra những việc cần làm như: tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên viên và nhân viên thực hiện. Xây dựng chế độ lương thưởng, thăng tiến hợp lý để khuyến khích tính năng động, sáng tạo, ngăn ngừa chảy chất xám. Thực hiện chính sách hỗ trợ tài năng trẻ triển vọng, cấp học bổng cho sinh viên nghèo học giỏi… Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 9 2.2. Thực trạng môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến việc ra quyết định chiến lược của Công ty Cổ phần Kinh Đô 2.2.1. Môi trường chính trị Hệ thống luật của nước ta còn rất phức tạp, chồng chéo lên nhau. Các bộ luật không rõ ràng tạo nhiều lỗ hổng, từ đó làm cho doanh nghiệp lợi dụng lách luật. Điều này là một bất lợi lớn cho các doanh nghiệp làm ăn, kinh doanh “đàng hoàng” Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Vì vậy, giảm bớt được những rủi ro về mặt tài chính. Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh. Theo điều 15 của Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Theo nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt – Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã ký kết, từ ngày 1-1-2018, các sản phẩm bánh kẹo được áp dòng thuế nhập khẩu giảm về 0%. Như vậy là, với việc gia nhập thị trường chung ASEAN, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn đối với nhiều ngành hàng, các sản phẩm tiêu dùng nhanh, đặc biệt là bánh kẹo từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia dễ dàng gia công, nhập khẩu về Việt Nam. Do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 lây lan rất nhanh, nên kinh tế - xã hội đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kéo dài trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2021. Bộ Chính trị yêu cầu bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm nỗ lực cao nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Một số ràng buộc đặc thù của ngành bánh, chủ yếu là an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Kinh Đô coi như là mục tiêu chiến lược lâu dài. Chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố chính trị buộc Kinh Đô phải đưa chiến lược nâng cao, nghiệp vụ nhân viên lên hàng đầu, mang tính cấp bách. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 10 2.2.2. Môi trường kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%. Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%. GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%. Dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 9 có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Trong tháng 9/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ đạt 3.899 doanh nghiệp, giảm 62,2% so với cùng kỳ năm 2020; số vốn đăng ký chỉ đạt 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm 69,3%. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%[2] Tỷ giá hối đoái, mất giá đồng nội tệ, tỷ lệ lạm phát cao. Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn ngập trên thị trường với giá thấp gây biến động trong người tiêu dùng. Chính những yếu tố này giúp cho doanh nghiệp dự đoán nhu cầu thị trường trong thời gian sắp tới. Chỉ số GDP thúc đẩy doanh nghiệp phải có các ý tưởng cải tiến sản phẩm đáp ứng được thị trường. . 2.2.3. Môi trường xã hội - Phương tục tập quán, lối sống: quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với lối sống ngày càng hiện đại là nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Người dân quan Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 11 tâm nhiều hơn đến những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm. Người tiêu dung Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khỏe, đến các thành phần và các nhãn hiệu chẳng hạn như “hàm lượng chất béo thấp” hoặc hàm lượng cholesterol thấp” Sở thích đi du lịch của người dân cũng là một điểm đáng chú ý đối với các nhà sản xuất bánh kẹo. Du lịch gia tăng kèm theo đó là việc gia tăng các nhu cầu thực phẩm chế biến sẵn nói chung và bánh kẹo nói riêng. Do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, hàng năm vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, mọi người thường tặng nhau bánh trung thu. Tặng bánh kem vào dịp sinh nhật, cưới hỏi theo xu hướng phương Tây cũng trở nên phổ biến. - Dân số: Việt Nam là nước đông dân thứ 13 thế giới với gần 100 triệu dân và có cơ cấu dân số trẻ, trong đó dân số trong độ tuổi dưới 30 chiếm 51,8 %, là độ tuổi có nhu cầu bánh keoh nhiều nhất. Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang dần cải thiện cũng là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho ngành thực phẩm do chi tiêu cho thực phẩm chiếm tới 25% tổng chi tiêu của người tiêu dùng theo khảo sát của Kantar Worldpanel. Sự di cư vào các trung tâm đô thị lớn sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng trong nhiều năm tới. Tỷ lệ phát triển này sẽ mang lại một xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới, kể cả việc nhân đôi lực lượng lao động; nhân đôi số lượng những người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ; kiểu hộ gia đình nhỏ hơn sẽ kích thích hơn nữa việc tiêu dùng. 2.2.4. Môi trường công nghệ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng đã làm cho chu kỳ sống của của công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ nếu không muốn tụt hậu. Đặc biệt trong ngành sản xuất bánh kẹo, thị hiếu tiêu dùng thường xuyên thay đổi nên chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn.. Điều nghịch lý là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, để phát triển sản xuất, tăng tích lũy cho đầu tư phát triển là một bài tóan khó cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay đã tạo những điều kiện rất thuận lợi để Kinh Đô có thể tiếp cận được dễ dàng với công nghệ mới và máy móc hiện đại của thế giới để nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 12 Kinh Đô đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất tại Việt Nam, trong đó nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực châu Á. Toàn bộ máy móc thiết bị được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sảnphẩm là sự kết hợp tối ưu các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau. Vìdây chuyền, máy móc, trang thiết bị liên tục thay đổi, chính vì vậy, doanh nghiệp nàonắm bắt được công nghệ, doanh nghiệp đó sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh. 2.2.5. Môi trường tự nhiên Việt Nam nằm ở cực đông Nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, lào và Campuchia. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, công ty kinh đô dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp và địa hình nên khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền, gây khó khăn cho việc nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp. Bánh kẹo là sản phẩm chứa nhiều điều một, dầu thực vật… là loại thực phẩm gây khô nóng khi sử dụng. Vì thế điều kiện thời tiết tự nhiên cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. Nhu cầu thường tăng lên vào mùa lạnh, đặc biệt mùa lạnh này có nhiều ngày lễ tết, cụ thể bắt đầu từ trung thu nhu cầu gia tăng đến tết nguyên đán. Ngược lại, nhu cầu về mùa nóng giảm xuống, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Ưu điểm - Sự mở rộng của Nhà nước về chính sách ưu đãi → nguồn vốn lớn, dây chuyền sản xuất tiên tiến, chủ động hơn về nguyên liện từ đó mở rộng sản xuất kinh doanh - Kinh Đô là sản phẩm lâu đời, khả năng am hiểu về thị trường, thương hiệu mạnh chiếm 75 % thị trường trong nước quen thuộc với nhiều người tiêu dùng, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tiêu dùng sản phẩm trong nước → Có khả năng chi phối giá. - Sản phẩm có chất lượng có khả năng cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Danh mục sản phẩm đa dạng và khá mạnh. Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước. Thực hiện được các chương trình an sinh xã hội (từ thiện, xây dựng cơ sở vật chất, trao tặng các học bổng) → Nâng cao chất lượng hình ảnh và uy tín với người tiêu dùng. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 13 - Ban điều hành là những người có năng lực, quan hệ bền vững với các đối tác. Đội ngũ tiếp thị, nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm. 2.3.2. Hạn chế - Chưa chú trọng vấn đề bảo đảm tiêu chuẩn cho sức khỏe người tiêu dung. “Hàm lượng chất béo thấp” và “hàm lượng cholesterol thấp” là những tiêu chuẩn mà bánh kẹo Việt chưa đáp ứng được. - Việc phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu sản xuất bánh kẹo từ các đối tác nước ngoài cũng khiến giá thành sản phẩm thiếu ổn định, ít tính cạnh tranh, gây sức ép đến sự phát triển của doanh nghiệp - Bánh kẹo là một ngành thực phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn vặt, tráng miệng, dùng bữa phụ hoặc để biếu tặng vào các dịp lễ, Tết, do đó sức tiêu thụ chưa đủ lớn để các doanh nghiệp bứt phá, tạo xu thế. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 14 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1. Đề xuất giải pháp Trước tác động của dịch Covid-19, không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý, mà vấn đề tài chính của người tiêu dùng cũng hạn chế. Thế nên, nhu cầu về bánh kẹo thời điểm này cũng có những ảnh hưởng nhất định. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, Kinh Đô hay các doanh nghiệp bánh kẹo cần quan tâm hơn đã lựa chọn phương án bán hàng onilne, đưa hàng trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng; hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong việc mua hàng và tiếp cận với sản phẩm. Xây dựng và đẩy mạnh marketing vào các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki cũng như các ứng dụng giao hàng Grab, Gojek, và Baemin... để mở rộng thị trường bánh kẹo, hướng tới nhiều phân khúc khách hàng hơn đặc biệt là thời điểm Trung Thu trong năm. Khi mua bánh online trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cần có những ưu đãi từ 5 - 10% về giá thu hút người mua. Nhiều doanh nghiệp tung ra các combo hộp bánh Trung thu 2021 hợp với xu hướng, giá bán dao động khoảng 100.000 - 1.000.000 đồng. 3.2. Bài học kinh nghiệm Từ phần phân tích ở chương II, ta có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố trong môi trường vĩ mô đến doanh nghiệp. Ngoài quan tâm đến các yếu tố bên trong tác động trực tiếp mà còn phải quan sát môi trường vĩ mô, từ đó ta sẽ có dự đoán và việc ra quyết định chiến lược, chính sách kinh doanh đúng đắn hơn. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 15 KẾT LUẬN Trong quá trình toàn cầu hoá, các nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng thay đổi đi lên. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng môi trường vĩ mô của doanh nghiệp cũng có lợi và hại. Tuy nhiên các doanh nghiệp đều hướng tới mặt tốt và áp dụng nó để phát triển. Điển hình như Công ty Cổ phần bánh kéo Kinh Đô cũng có rất nhiều cơ hội và thách thức phải đối mặt . Dựa vào những phân tích trên để thấy được điểm mạnh và điểm yếu về doanh nghiệp đang gặp phải. Mặc dù giải pháp trên còn chưa đầy đủ và hoàn thiện, nhưng em hy vọng chúng sẽ thực hiện giúp Công ty Cổ phần bánh kéo Kinh Đô đẩy mạnh quy mô và chất lượng, từ đó giúp công ty tốt hơn. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình Quản trị chiến lược, PGS. TS. Ngô Kim Thành chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân; [2] Giáo trình Quản trị chiến lược, TS. Trương Quang Dũng, Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM [3] Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội quý III vào chín tháng đầu năm 2021 – Tổng Cục Thống kê Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/bao-cao-tinh- hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2021/ [4] https://www.kdc.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Quản trị chiến lược Công ty du lịch Vietravel
26 p | 3849 | 582
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
59 p | 1982 | 553
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa giai đoạn 2013 - 2015
43 p | 1274 | 412
-
Thuyết trình: Quản trị chiến lược sản phẩm của công ty EuroWindow
20 p | 980 | 244
-
Tiểu luận: Quản trị chiến lược
15 p | 917 | 213
-
Tiểu luận: Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
25 p | 1643 | 211
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần Trung Nguyên giai đoạn 2010 - 2020
87 p | 562 | 202
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Chiến lược kinh doanh ngân hàng Seabank đến 2020
51 p | 560 | 153
-
Chuyên đề môn Quản trị chiến lược: Chiến lược phát triển công ty gạch Đồng Tâm Long An giai đoạn 2010 - 2020
46 p | 382 | 129
-
Tiểu luận nhóm môn Quản trị chiến lược
31 p | 584 | 126
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Công ty TNHH MTV Đầu tư – Dịch vụ bất động sản ACB – Chiến lược phát triển kinh doanh 2010 - 2020
86 p | 471 | 107
-
Tiểu luận Phân tích chiến lược của ngân hàng ACB
26 p | 535 | 78
-
Tiểu luận: Quản trị chiến lược nâng cao
27 p | 252 | 58
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty Biti’s
22 p | 89 | 24
-
Bài tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Ichiba
24 p | 55 | 22
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến việc quyết định chiến lược Công ty cổ phần Kinh Đô
18 p | 71 | 18
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Kentucky Fried Chicken (KFC) tại thị trường Việt Nam
21 p | 39 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn