Tiểu luận Quản trị rủi ro trong du lịch: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
lượt xem 25
download
Nghiên cứu tiểu luận Quản trị rủi ro trong du lịch: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để có thể nhận thức về rủi ro, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với doanh nghiệp qua đó đề xuất và đưa ra một số kế hoạch quản trị rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Quản trị rủi ro trong du lịch: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
- BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DU LỊCH GVHD: Ths NGUYỄN VĂN HỢP Sinh viên thực hiện: PHẠM LẠI TIẾN DƯƠNG Lớp: 18DLH1 MSSV:D18DL142 Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Khóa học: 2018-2022 TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2021
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH...............................................................................................3 1.1 Các khái niệm liên quan............................................................................. 3 1.1.1 Khái niệm về rủi ro........................................................................... 3 1.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro............................................................ 3 1.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh lữ hành................................................. 3 CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH...............................................................................................................5 2.1 Rủi ro bên trong doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.................................. 5 2.2 Rủi ro bên ngoài của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành........................... 6 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH....................................................................8 KẾT LUẬN...........................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 12 1
- LỜI NÓI ĐẦU Rủi ro có thể xuất xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực, bất kể rủi ro nhiều hay ít, to hay nhỏ, nó sẽ có tác động bất lợi và gây thiệt hại theo một phương diện nào đó. Vì vậy, quản trị rủi ro càng ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các hoạt động và có biện pháp kịp thời để phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, góp phần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh lữ hành. Nhận thức được điều đó em đã quyết định chọn đề tài “ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH” để có thể nhận thức về rủi ro, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với doanh nghiệp qua đó đề xuất và đưa ra một số kế hoạch quản trị rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. 2
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1 Khái niệm về rủi ro Nói đến rủi ro, ai cũng nghĩ đến việc không tốt xảy ra. Rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, không ngoại trừ bất cứ một ai. Một tổ chức, một cá nhân, một công ty nhỏ hay một tập đoàn lớn đều có thể gặp rủi ro. Rủi ro có thể xuất hiện ở mọi nơi, từ những nơi được xem là an toàn nhất cho đến những nơi, những chỗ mà không một ai ngờ tới. Có rất nhiều khái niệm liên quan đến rủi ro nhưng có thể hiểu một cách đơn giản như sau: “Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro”. 1.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro Việc xác định liệu kết quả của một rủi ro xảy ra có tác động đáng kể hay không và liệu tác động đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đối với doanh nghiệp hoặc ngành. Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ dẫn đến việc đưa ra quyết định về cách quản lý rủi ro tốt nhất. Quản trị rủi ro có thể được hiểu là: “Quá trình xác định, phân tích và phương thức xử lý các yếu tố rủi ro đã và đang hoặc có thể xảy ra với các doanh nghiệp trong tương lai”. 1.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh lữ hành Theo nguồn gốc của rủi ro: Rủi ro do môi trường thiên nhiên Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, hạn hán,… gây ra. Nhóm rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và tài sản, làm cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị tổn thất nặng nề. Nên được gọi là thiên tai/ thảm họa. Rủi ro do môi trường văn hóa Rủi ro do môi trường văn hóa là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tạp quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của người khác/ dân tộc khác. Từ đó dẫn đến những cách ứng xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, làm mất cơ hội kinh doanh. Rủi ro do môi trường xã hội Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là một nguồn rủi ro quan trọng. Ví dụ như kinh doanh du lịch tại Nhật Bản, nếu không biết những chuẩn mực xã hội đặc biệt như: tuổi tác, địa vị xã hội, trong nam khinh nữ,… thì dễ có thể xảy ra xung đột giữa khách du lịch và người dân. Rủi ro về pháp luật Hoạt động của doanh nghiệp phải tuân theo luật du lịch và các văn bản pháp luật quy định về hoạt động lữ hành, cơ sở lưu trú, xuất nhập cảnh,…Rủi ro 3
- khi sử dụng nhân lực du lịch trái phép: trong mùa du lịch cao điểm, nhân lực khan hiếm, do đó công ty lữ hành có thể sử dụng hướng dẫn viên chưa có thẻ, tài xế không có bằng lái,… Những hành động trên là trái pháp luật, tour du lịch sẽ bị gián đoạn nếu cơ quan chức năng phát hiện. Rủi ro do môi trường kinh tế Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mọi sự biến đổi diễn ra trong môi trường này dù là rất nhỏ nhưng sẽ gây ra những bất ổn đến toàn bộ thị trường. Các biến đổi phổ biến có thể kể đến như tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất thay đổi, giá cả biến động, … sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo môi trường tác động: Môi trường bên trong Là các yếu tố nội tại bên trong của một doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể kể đến như: quản trị (hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự, kiểm soát), marketing (nghiên cứu thị trường, giá, địa điểm, sản phẩm/ dịch vụ), tài chính/ kế toán, sản xuất, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin, chuỗi cung ứng dịch vụ. Môi trường bên ngoài Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp về cơ bản phải tuân theo môi trường kinh doanh bên ngoài và chịu sự tác động của các yếu tố này. Các yếu tố môi trường bên ngoài có thể kể đến như: kinh tế,chính trị, xã hội, công nghệ, đối thủ cạnh tranh,… Phân loại theo đối tượng rủi ro: Rủi ro về tài sản Những rủi ro liên quan đến tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình. Rủi ro về nhân lực Những rủi ro liên quan đến con người trong doanh nghiệp. Rủi ro về trách nhiệm pháp lí Rủi ro liên quan đến những vấn đề về pháp lí của doanh nghiệp. 4
- CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH 2.1 Rủi ro bên trong doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Rủi ro về nguồn nhân lực Rủi ro này sẽ xuất hiện trong hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp do nhiều yếu tố, có thể kể đến như: sự gian lận/thiếu trung thực trong kinh doanh của nhân viên; tình trạng sử dụng cộng tác viên/nhân viên thời vụ; thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn; thiếu đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm; thất thoát chất xám (tình trạng nhảy việc của nhân viên); sự tuân thủ các quy tắc, quy trình nội bộ; chi phí đền bù thiệt hại do lỗi của nhân viên; nội bộ mất đoàn kết; sự quá tải/áp lực của nhân viên,…. Rủi ro từ đối tác cung ứng dịch vụ Kinh doanh lữ cần tổ chức kết nối các dịch vụ đơn lẻ của nhiều đối tác cung ứng dịch vụ thành chuỗi cung ứng để bán cho khách du lịch. Nhưng rủi ro có thể xảy đến từ đối tác cung ứng dịch vụ như: sức chứa của điểm đến bị quá tải không đủ đáp ứng cho khách, sự hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của khách, … Rủi ro từ khách hàng Rủi ro từ khách hàng có thể xảy đến như việc: khách hàng hủy tour đột ngột, sự thay đổi về nhu cầu đi du lịch, những khiếu nại của khách hàng, … Rủi ro từ nguồn lực tài chính Những rủi ro này có thể kể đến như: thiếu vốn để phát triển sản phẩm, thiếu tiền đặt cọc dịch vụ cho các đối tác, không có nguồn kinh phí dự trữ khi du lịch vào những mùa thấp điểm, không có nguồn lực để đào tạo nguồn nhân lực,… Rủi ro từ năng lực cạnh tranh Ngành kinh doanh lữ hành rất khó có thể tránh được rủi ro về cạnh tranh vì các sản phẩm du lịch là thứ dễ sao chép, bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh về giá cả dịch vụ, chất lượng sản phẩm, … Rủi ro từ quy trình hoạt động Những rủi ro về quy trình hoạt động xảy ra trong doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có thể đến tự sự thiêu hiểu biết, thất trách của các bộ phận liên quan, Rủi ro từ chiến lược kinh doanh Muốn kinh doanh tốt doanh nghiệp cần phải có chiến lược hoàn hảo. Một số những rủi ro về chiến lược có thể xảy ra như: sự thay đổi trong giá cả của các bên cung ứng, sự thay đổi trong cách tiếp cận khách hàng, chi phí đầu tư trang thiết bị tăng,.. Rủi ro về uy tín, thương hiệu công ty Uy tín luôn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của một công ty. Rủi ro ảnh hướng đến uy tín có thể xảy ra khi hướng dẫn viên không hoàn thành tốt nhiệm vụ, dịch vụ cung cấp cho khách hàng chưa được tốt,.. gây mất uy tín cho khách hàng từ đó có thể dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu của công ty. 5
- 2.2 Rủi ro bên ngoài của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Bên cạnh những rủi ro có thể xảy ra từ bên trong, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn phải đối mặt với một số rủi ro từ môi trường bên ngoài như: Rủi ro từ môi trường thiên nhiên Đối với loại rủi ro này, tuy tần xuất xuất hiện thấp nhưng khi xảy ra thì để lại hậu quả từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng. Loại rủi ro này có thể là: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, cháy nổ, thảm họa từ thiên nhiện: bão lũ, động đất, sóng thần...,biến đổi khí hậu. Rủi ro từ tính thời vụ trong du lịch Tính thời vụ làm cho hoạt động của cơ sở kinh doanh không đều, vào mùa vụ thì cường độ hoạt động cao dẫn đến doanh thu, lợi nhuận cao còn ngoài vụ thì cường độ hoạt động thấp chỉ mang tính chất duy trì. Ngoài ra, các dịch vụ vào mùa cao điểm sẽ không đảm bảo chất lượng với việc xô bồ lộn xộn, giá cả cao hoặc bị chèn ép, có trường hợp quá tải dẫn đến không có dịch vụ đáp ứng như không có phòng cho thuê, không có hàng ăn, giải khát. Ảnh hưởng lớn đến doanh thu doanh nghiệp, tâm lý khách hàng, và cả đội ngũ lao động tại doanh nghiệp. Rủi ro từ nền kinh tế Các rủi ro đến từ nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, chủ trương, định hướng từ nhà nước, sự quản lý từ vĩ mô…Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, khi có bất kỳ sự biến động từ các yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh lữ hành. Một số những rủi ro có thể kể tên như: sự giảm sút về thu nhập, tình trạng lạm phát, chi phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng, biến động về tỷ giá. Nhu cầu du lịch sẽ là một trong những nhu cầu bị cắt giảm khi có một trong các vấn đề trên xảy ra. Rủi ro về văn hóa xã hội Du lịch là một ngành kinh doanh đặc thù, sản phẩm khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tài nguyên thiên nhiên tại các điểm đến. Nếu không có các yếu tố này thì các đơn vị kinh doanh lữ hành cũng không thể thu hút được khách du lịch. Một số rủi ro về những điểm đến có thể xảy ra như: hình ảnh của điểm đến bị mai một, tệ nạn gia tăng, tình trạng đô thị hóa khiến điểm đến không giữ được nét văn hóa ban đầu. Bên cạnh đó doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải tiếp nhận, phục vụ đa dạng các đối tượng khách. Sự đa dạng về đối tượng khách cũng tạo nên sự đa dạng các nền văn hóa. Chính sự đa dạng đó có thể xảy ra một số những rủi như: người phục vụ du lịch không hiểu phong tục tập quán của du khách, du khách không am hiểu về văn hóa địa phương, quốc gia. Những điều này có thể gây ra những hiểu lầm không đáng có giữa du khách và người dân địa phương. Rủi ro về chính trị Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần một môi trường chính trị ổn định để kinh doanh. Môi trường chính trị ảnh hưởng lớn đến đường lối kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có những chính sách mới ra đời, có thể sẽ làm đảo lộn các kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp. Rủi ro này cũng giống như các rủi ro 6
- từ môi trường thiên nhiên, tần suất xuất hiện thấp, nhưng hậu quả sẽ rất lớn nếu xảy ra, nổi bật là: sự bất ổn về chính trị ở các nước láng giềng, các hành động khủng bố, sự ổn định về chính trị trong nước, xung đột vũ trang/chiến tranh, phá hoại/biểu tình/bạo động. Rủi ro về tỉ giá Như chúng ta đã biết, tiền Việt Nam không phải là một đồng tiền mạnh. Vì vậy mà khi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều rủi ro về tỷ giá giữa hai đồng tiền. Hơn nữa, đây là một rủi ro mà tần suất xuất hiện rất lớn gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế. Sự biến động của tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và các ngoại tệ khác cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Rủi ro về pháp luật Hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải tuân theo luật du lịch và các văn bản pháp luật quy định về hoạt động lữ hành, cơ sở lưu trú, xuất nhập cảnh,…Rủi ro về pháp luật có thể xảy ra khi sử dụng nhân lực du lịch trái phép: trong mùa du lịch cao điểm, nhân lực khan hiếm, do đó công ty lữ hành có thể sử dụng hướng dẫn viên chưa có thẻ, tài xế không có bằng lái,… Những hành động trên là trái pháp luật, tour du lịch sẽ bị gián đoạn nếu cơ quan chức năng phát hiện từ đó gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các công ty lữ hành. Bên cạnh đó một số rủi ro về pháp luật có thể xảy ra như: sự thiếu hiểu biết về luật pháp của người dân địa phương tại các điểm du lịch, người nước ngoài khi đến Việt Nam du lịch chưa nắm được luật pháp Việt Nam,... 7
- CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành có thể do vô tình hay cố ý, nhưng tất cả các rủi ro này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khách du lịch, cũng như ảnh hưởng đến ngành du lịch của một quốc gia. Nếu không có kế hoạch phòng ngừa và xử lý rủi ro thì từ các rủi ro nhỏ có thể phát triển thành khủng hoảng, để lại những hậu quả khôn lường.Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần phải có kế hoạch quản trị rủi ro một cách cụ thể, cần xem xét tất cả những rủi ro, từ rủi ro rất nhỏ đến những rủi ro có thể trở thành cuộc khủng hoảng, đặc biệt là bắt đầu từ những rủi ro có thể gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài... Đầu tiên cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc lên kế hoạch quản trị rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Từ vị trí lãnh đạo trong công ty đến nhân viên cần nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro. Qua đó có thể xây dựng, và hoàn thiện chiến lược rủi ro cho chính công ty mình. Một chiến lược quản trị rủi ro sẽ gồm các yếu tố sau đây: Xác định rủi ro và nhận biết nguyên nhân gây nên rủi ro Mô tả về rủi ro Mô tả về các trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của doanh nghiệp Tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro, xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần xác định và đánh giá rủi ro trong tất cả các rủi ro hiện có trong sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của doanh nghiệp. Thứ hai cần có những giải pháp để phòng ngừa rủi ro Đối với nguồn nhân lực Duy trì số lượng lao động có trình độ chuyên môn phù hợp và có số lượng ổn định, có quỹ lao động cơ hữu và lao động hợp đồng theo thời vụ. Để đảm bảo lao động hợp đồng cần chú ý hợp đồng liên tục, hợp đồng theo mùa vụ nhưng được thực hiện trong nhiều năm. Liên kết với các đơn vị kinh doanh khác để hỗ trợ về nguồn nhân lực khi quá tải và ngược lại có thể phân phối nguồn nhân lực của mình đến những nơi khác vào những mùa thấp điểm, để vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động và đồng thời giữ chân được họ. Bên cạnh đó, vào mùa thấp điểm, các cơ sở kinh doanh lưu trú có thể sử dụng thời gian này để kiểm tra lại quy trình hoạt động của mình. Qua đó, phân 8
- tích đánh giá chất lượng làm việc nhân viên, đào tạo và đào tạo lại nhân viên, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại doanh nghiệp. Từ đó có thể hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro về nguồn nhân lực. Đối với trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật Thường xuyên kiểm tra chất lượng các cơ sở vật chất, trang thiết bị ít nhất là hai lần một tuần, thực hiện một cách kỹ càng. Lập bảng tiêu chuẩn chất lượng để làm cơ sở đánh giá. Người quản lý cùng với ban lãnh đạo cần phối hợp với nhân viên đề nghiên cứu nhu cầu khách hàng, từ đó xây dựng chi tiêu chất lượng nhằm thỏa mãn đa số khách hàng, các chỉ tiêu đó phải được phổ biến đến toàn nhân viên, nếu chi tiêu chưa hợp lý thì có cách khắc phục nhanh chóng. Đối với chiến lược kinh doanh Tăng cường tuyên truyền quảng bá hình ảnh của công ty trên các trang mạng xã hội. Thay vì hình thức quảng bá truyền thống, các doanh nghiệp cần cung cấp cho du khách những thông tin sinh động, đầy đủ nhất qua website, thậm chí giúp khách hàng có những trải nghiệm thử về dịch vụ dựa trên công nghệ thực tế ảo…Ngoài ra, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội như: Tiktok, Facebook, Instagram, Zalo,... cũng đang là những kênh truyền thông cực kỳ hữu hiệu và đạt được hiệu quả vô cùng cao trong thời buổi công nghệ 4.0 như hiện nay, giúp tiếp cận được số lượng lớn đối tượng khách hàng, tăng độ phủ sóng, thu về số lượng đáng kể khách hàng tiềm năng. Đối với quy trình quản trị rủi ro, việc ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng các công cụ quản trị hiệu quả sẽ là một yêu cầu tất yếu. Hơn nữa, sự thay đổi trong khâu quản lý dữ liệu, quản trị thông tin thông qua các công cụ trực tuyến và số hóa, giúp tăng thêm cơ hội được tiếp xúc với nguồn dữ liệu lớn, từ đó dễ dàng phân tích xu hướng, thói quen du lịch của khách hàng để có chiến lược quảng bá quản trị doanh nghiệp phù hợp. Tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các khối/ phòng/ chi nhánh trong quản trị rủi ro, đảm bảo hệ thống thông tin xuyên suốt và đồng bộ, hỗ trợ cho việc phát triển quy trình quản trị rủi ro thuận lợi và hiệu quả. Bên cạnh việc tăng cường phối hợp, tăng cường ứng dụng công nghệ mới, các công ty kinh doanh lữ hành cũng phải tập trung các biện pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh như: mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, duy trì một quy mô kinh doanh phù hợp với thế mạnh của công ty. Kéo dài mùa vụ chính bằng cách xây dựng thêm trang thiết bị, đây mạnh chất lượng dịch vụ, tạo nhiều sự mới lạ, hấp dẫn để thu hút du khách. Đưa ra những chương trình khuyến mại đặc biệt, những ưu đãi cho khách hàng. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh lữ hành cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí trong mùa vắng khách, tuy nhiên cũng cần bảo đảm mức lương tối thiểu cho người lao động để giữ nguồn nhân lực. Thứ ba, xây dựng quy trình quản trị rủi ro hiệu quả và giám sát thực hiện quy trình Các doanh nghiệp nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. Các doanh nghiệp nên xem xét lại theo 9
- định kỳ các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ rủi ro cho phù hợp bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng. Cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao để hỗ trợ chủ động quản lý rủi ro. Thứ tư, quản trị rủi ro một cách có hệ thống, từ rủi ro xuất phát từ nội tại, đến các rủi ro từ bên ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần phải triển khai thực hiện công tác quản trị rủi ro một cách có hệ thống, không xem nhẹ bất kỳ một rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra bất ngờ. 10
- KẾT LUẬN Quản trị rủi ro càng ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các hoạt động và có biện pháp kịp thời để phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, góp phần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Xuất phất từ quan điểm đó bài tiểu luận đã nghiên cứu về các nội dung cơ bản sau: Cơ sở lý thuyết về rủi ro và cách phân loại các rủi ro có trong kinh doanh lữ hành. Qua đó dựa trên những cơ sở lý thuyết để đánh giá và nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có thể phân tích, đánh giá, kết hợp với khả năng phán đoán có thể xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đánh giá và nhận định rủi ro nào phải được ưu tiền phòng ngừa, giải quyết trước, khả năng về nguồn nhân lực, khả năng trong cạnh tranh,…Không có rủi ro nào giống rủi ro nào và chính vì vậy việc chuẩn bị đối phó cho từng tình huống cụ thể trong thực tế rất khó khăn nên điều quan trọng là cần hiểu rõ những nguyên tắc, vai trò và trách nhiệm để khi rủi ro, khủng hoảng trong kinh doanh lữ hành xảy ra thì tất cả các cá nhân và tổ chức liên quan có thể hợp tác, phối hợp với nhau một cách trôi chảy. Em mong rằng những đóng góp trong bài tiểu luận của mình có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có một kế hoạch tốt hơn trong việc quản trị các rủi ro. Cuối cùng em xin cảm ơn thầy Ths Nguyễn Văn Hợp và thầy Ths Phan Đông Nhựt đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. 11
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. File giáo trình quản trị rủi ro trong du lịch 2. https://luanvan123.info/threads/quan-tri-rui-ro-trong-kinh-doanh-lu- hanh-noi-dia-tai-khoi-du-lich-noi-dia-cong-ty-tnhh-mtv.122590/ 3. https//designwebtravel.com/nhung-rui-ro-trong-kinh-doanh-du-lich 4. https://vneconomy.vn/quan-tri-rui-ro-yeu-to-quan-trong-cho-phat- trien-ben-vung 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
53 p | 964 | 263
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Quản trị rủi ro tài chính về biến động giá đối với mặt hàng nông sản tại Việt Nam
31 p | 706 | 149
-
Tiểu luận Quản trị rủi ro: Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
31 p | 602 | 127
-
Tiểu luận: QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP
18 p | 409 | 89
-
Bài tiểu luận: Quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại
31 p | 786 | 87
-
Tiểu luận: Quản trị rủi ro trong tổ chức sự kiện
30 p | 1033 | 84
-
Tiểu luận: Quản trị rủi ro do việc thay đổi chế độ nghỉ thai sản tại Công ty Cổ phần may Hưng Yên
24 p | 304 | 70
-
Tiểu luận Quản trị rủi ro trong kinh doanh: Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
19 p | 57 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long
109 p | 36 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Vân - Đà Nẵng
118 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng
107 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
130 p | 4 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu chi nhánh Gia Lai
26 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
98 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Đà Nẵng
119 p | 10 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum
95 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn