intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam

Chia sẻ: Sdgvfcxg Sdgvfcxg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

352
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam nêu khái quát về rửa tiền và phòng, chống rửa tiền, sơ lược về lịch sử của “rửa tiền” và tổ chức phòng, chống “rửa tiền” trên thế giới, một số hoạt động rửa tiền thường phát sinh trong thực. Thực trạng rửa tiền và phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, thực trạng về rửa tiền và phòng, chống rửa tiền trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam

  1. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 Tiểu luận Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam 1
  2. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................. 1 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN . 3 1.1 Khái niệm rửa tiền .............................................................................................. 3 1.2 Nguồn gốc của tiền “bẩn” ................................................................................... 5 1.3 Sơ lược về lịch sử của “rửa tiền” và tổ chức phòng, chống “rửa tiền” trên thế giới ...................................................................................................................... 5 1.3.1 Sơ lược về rửa tiền ............................................................................................. 5 1.3.2 Tổ chức phòng, chống rửa tiền trên thế giới ....................................................... 6 1.4 Qui trình rửa tiền ............................................................................................... 6 1.4.1 Đầu tư phân tán ................................................................................................. 7 1.4.2 Phân tán lòng vòng ............................................................................................ 7 1.4.3 Hợp nhất ............................................................................................................ 7 1.5 Một số hoạt động rửa tiền thường phát sinh trong thực tế............................... 8 1.6 Các phương thức chính của rửa tiền ................................................................. 9 1.7 Ảnh hưởng của vấn nạn “rửa tiền” ................................................................... 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM ............................................................................................................. 11 2.1 Thực trạng về rửa tiền và phòng, chống rửa tiền trên thế giới ...................... 11 2.1.1 Rửa tiền – phòng chống rửa tiền tại Mỹ ........................................................... 11 2.1.2 Rửa tiền – phòng chống rửa tiền tại Anh .......................................................... 13 2.1.3 Rửa tiền – phòng chống rửa tiền tại một số nước khác ..................................... 14 2.2 Vấn nạn rửa tiền và phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam ............................... 15 2.2.1 Các phương thức rửa tiền chủ yếu tại Việt Nam ............................................... 15 2.2.2 Thực trạng rửa tiền và phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam .............................. 15 2.2.3 Đánh giá về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam................................................ 19 2.2.4 Một số thách thức lớn ...................................................................................... 20 2.2.5 Những tồn tại ................................................................................................... 22 2.3 Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN ........... 24 3.1 Định hướng về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam và trên thế giới................ 24 3.2 Giải pháp về phòng chống rửa tiền .................................................................. 25 3.2.1 Đối với nhà nước ............................................................................................. 25 3.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước ............................................................................ 27 3.2.3 Đối với ngân hàng thương mại......................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 30 2
  3. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 LỜI MỞ ĐẦU Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng không những chịu áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng, trong đó có tội phạm rửa tiền. Ngoài việc phải đối phó với các khoản tiền bất hợp pháp được tẩy rửa trong nước, hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối phó với nguy cơ từ các tổ chức tội phạm quốc tế sử dụng Việt Nam như nơi rửa tiền của các hoạt động bất hợp pháp. Với những hạn chế vốn có trong hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam, ngành ngân hàng cần phải nhanh chóng có những giải pháp để đương đầu với vấn nạn rửa tiền và thực hiện phòng, chống rửa tiền có hiệu quả cao nhất. Đó cũng là lý do nhóm chọn đề tài: “Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam”. Kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về rửa tiền rửa tiền và phòng chống rửa tiền. Chương 2 : Thực trạng về “rửa tiền” và phòng, chống “rửa tiền” ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị. 3
  4. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN 1.1 Khái niệm “rửa tiền”: Lần đầu tiên vấn nạn rửa tiền xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ bê bối tài chính Watergate nổi tiếng nước Mỹ nhưng phải đợi 5 năm sau đó thuật ngữ "rửa tiền" mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án Mỹ. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều hơn trong những thập kỉ gần đây bởi tính phổ biến và những ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền. Chính vì vậy, rửa tiền được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể: Theo FATF: Rửa tiền là toàn bộ những hoạt động được tiến hành nhằm cố ý hợp thức hóa những khoản tiền, tài sản có nguồn gốc từ các hành vi phạm tội. Theo Công ước Vienna (1988) và Công ước Palermo (2000) của Liên hợp quốc, khái niệm rửa tiền được nhiều quốc gia đồng thuận nhất là: “Việc sử dụng (nghĩa là với bất cứ hình thức nào của cả hành động cho và nhận) bất cứ tài sản nào mà nó được cho là có nguồn gốc từ hoạt động hoàn toàn hay một phần của phạm tội mà có hoặc từ hoạt động che đậy, trá hình nhằm giúp đỡ người phạm tội đó thoát khỏi pháo luật”. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Rửa tiền là quá trình chuyển đổi qua nhiều giai đoạn khoản tiền kiếm được từ những hoạt động bất hợp pháp hoặc tội phạm để nó có vẻ được phát sinh từ các quỹ hợp pháp” Theo quan điểm của các nhà tội phạm học: “Rửa tiền là hoạt động mà bọn tội phạm tiến hành để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những đồng tiền tội lỗi. Hoạt động rửa tiền là hành vi hợp thức hoá những khoản tiền thu được từ hoạt động tội phạm”. Theo Tổ chức chống rửa tiền quốc tế (Finance Action Task Force) đã định nghĩa hoạt động của rửa tiền là: o Việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật; o Việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển hay chuyển quyền sở hữu tài sản phạm pháp; o Việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp. 4
  5. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP- NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao: “Điều 3. Về tội rửa tiền (Điều 251 Bộ luật hình sự) 1. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản là việc thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi dưới đây nhằm che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó: a) Gửi tiền và mở tài khoản tại ngân hàng; b) Cầm cố, thế chấp tài sản; c) Cho vay, ủy thác, thuê, mua tài chính; d) Chuyển tiền, đổi tiền; đ) Mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; e) Phát hành chứng khoán; g) Phát hành các phương tiện thanh toán; h) Bảo lãnh và cam kết tài chính, kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trường tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển nhượng; i) Quản lý danh mục đầu tư của cá nhân, tập thể; k) Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân, tập thể; l) Đầu tư vốn hoặc tiền cho cá nhân, tập thể; m) Tiến hành các hoạt động bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các khoản đầu tư khác; n) Những hoạt động nhằm tạo sự chuyển đổi, chuyển dịch hoặc thay đổi quyền sở hữu đối với tiền, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.” Như vậy, rửa tiền (money laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách tạo ra vẻ bên ngoài hợp pháp cho các khoản tiền hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội. Hiện nay, rửa tiền đã thật sự trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế, được cộng đồng thế giới rất quan tâm. Bởi vì nó gây ra những hậu quả 5
  6. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 kinh tế, xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và uy tín quốc tế của quốc gia, làm suy yếu nền kinh tế, cũng như cải tổ nền kinh tế. Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác. Theo thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa (Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an): Rửa tiền “tác động đến nền kinh tế thuần khiết và nền tảng hoạt động của ngân hàng, tài chính. Thực tế, tội phạm tham nhũng, buôn bán vũ khí, buôn bán ma túy... tất cả đều liên quan tội phạm rửa tiền. Loại tội phạm này đang bắt đầu "du nhập" vào Việt Nam và chúng ta phải đương đầu với nó.” 1.2 Nguồn gốc của tiền “bẩn”: Hoạt động rửa tiền có mục đích là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó. Như vậy, hình thức biểu hiện lợi nhuận có được ban đầu thông thường là tiền “bẩn”. Sau các giai đoạn chuyển đổi để hợp pháp hoá, tiền “bẩn” sẽ có các hình thức biểu hiện khác như: thẻ tín dụng, bất động sản, các khoản đầu tư hợp pháp, …Và nguồn gốc tiền “bẩn” thường từ các hoạt động sau: - Buôn lậu ma tuý, vũ khí, mại dâm và các hàng hoá bị cấm mua bán, trao đổi. - Tiền tham nhũng, nhận hối lộ - Tiền có được do lợi dụng chức vụ, địa vị trong bộ máy nhà nước nhằm trục lợi - Tiền của các tổ chức tội phạm có được do làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc. - Tiền có được do hoạt động chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ - con hoặc tiền có được do trốn thuế. 1.3 Sơ lược về lịch sử của “rửa tiền” và tổ chức phòng, chống “rửa tiền” trên thế giới: 1.3.1 Sơ lược về lịch sử của “rửa tiền”: Trong quá khứ, rửa tiền đã được áp dụng chỉ cho những giao dịch tài chính có quan hệ với tổ chức tội phạm. Ngày nay, hoạt động này được mở rộng hơn bởi những người nắm giữ điều khiển chính phủ. Để từ đó họ có thể kiểm tra bất kỳ giao dịch tài chính nào mà phát sinh tài sản hay một giá trị như kết quả của một hành vi phạm pháp bao gồm như hoạt động trốn thuế hay kế toán sai. Cho đến bây giờ thì hoạt động rửa tiền bất hợp pháp được xem như là hoạt động tiềm năng của những cá nhân, doanh nghiệp lớn và nhỏ, những viên chức hư hỏng, 6
  7. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 những thành viên của tổ chức phạm tội có tổ chức (như người phân phối ma túy hay tổ chức mafia hay thờ cúng,…), thậm chí là các cơ quan đầu não thông qua một mạng doanh nghiệp phức tạp đó là vỏ bọc của những công ty là trung tâm tài chính bên ngoài có mức thuế thấp. 1.3.2 Tổ chức phòng, chống “rửa tiền” trên thế giới: “Lực lượng đặc nhiệm trong lĩnh vực tài chính (FATF)”: Mốc son đánh dấu sự ra đời của Lực lượng đặc nhiệm trong lĩnh vực tài chính (FATF: Financial Action Task Force) là vào năm 1989, lúc đó chỉ bao gồm các nước G7. FATF được xem như là một công cụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền. Tổ chức này tập trung vào các lĩnh vực sau: - Truyền bá các thông điệp về phòng, chống rửa tiền cho các quốc gia trên toàn thế giới. - Theo dõi việc thực thi các khuyến nghị trong phòng, chống rửa tiền do chính FATF ban hành. - Xem xét và công bố những xu hướng biến đổi của hành vi rửa tiền và đưa ra các biện pháp để đối phó với vấn nạn này. Hiện nay, FATF đã ban hành 40 khuyến nghị về phòng, chống rửa tiền và 9 khuyến nghị đặc biệt về hoạt động rửa tiền với việc tài trợ cho khủng bố. FATF có nhiệm vụ đánh giá, giám sát các biện pháp phòng, chống rửa tiền, theo dấu các hoạt động rửa tiền ở các quốc gia thành viên và không phải là tổ chức thành viên của tổ chức này. Hiện nay có hơn 130 quốc gia và lãnh thổ - đại diện cho khoảng 85% dân số thế giới và khoảng 90% sản lượng kinh tế toàn cầu – đã thực hiện những cam kết chính trị để thực hiện các khuyến nghị của FATF. Việt Nam vẫn chỉ mới là quan sát viên chứ chưa phải là thành viên chính thức của FATF Ngoài ra FATF còn có nhiệm vụ nữa là công bố danh sách những nước và vùng lãnh thổ không cam kết hoặc không hưởng ứng tích cực chống lại nạn rửa tiền. Đây là một trong những cảnh cáo cho những quốc gia nào không có thiện chí trong nỗ lực hợp tác quốc tế chống lại rửa tiền và khủng bố và tất nhiên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các quốc gia không phải thành viên cũng sẽ gặp phải những trở ngại tương xứng. Quy trình “rửa tiền”: Một quy trình rửa tiền tiêu biểu thông qua hệ thống ngân hàng thường bao gồm ba giai đoạn sau: - Đầu tư phân tán (Placement) - Phân tán lòng vòng (Layering) 7
  8. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 - Hợp nhất (Intergration) Đầu tư phân tán (placement): Tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền. Phân tán lòng vòng (layering): Các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại... nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản. Hợp nhất (integration): Các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mục đích. Các thủ đoạn tẩy rửa tiền bẩn ngày càng đa dạng, tinh vi và có tổ chức hơn nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Về lý thuyết, việc tẩy rửa tiền có thể rất phức tạp, thông qua nhiều bước khác nhau với nhiều giao dịch và chủ thể khác nhau đồng thời liên quan đến nhiều tổ chức tài chính và các công ty … để làm mất đi nguồn gốc tội phạm của tiền, tài sản của các cá nhân, tổ chức do phạm tội mà có. Thông thường, tiền được tẩy rửa qua 3 bước như sau: Bước 1: Nhập tiền bẩn vào hệ thống kinh tế tài chính: Mục đích của bước này là biến đổi hình thái ban đầu của các khoản thu nhập phạm pháp và tách chúng khỏi tổ chức tội phạm nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Một số thủ đoạn phổ biến là chia nhỏ tiền bất chính để gửi vào các ngân hàng nhiều lần để số lượng mỗi lần không đến mức phải khai báo, mua các công cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài, ... Bước 2: Quay vòng tiền: Trong giai đoạn này, những kẻ rửa tiền sử dụng tiền bẩn để thực hiện càng nhiều giao dịch tài chính càng tốt, đặc biệt là các giao dịch xuyên quốc gia, nhằm tạo ra một mạng lưới giao dịch chằng chịt, phức tạp và khó lần dấu vết. Tiền có thể được chuyển đổi thành chứng khoán, séc du lịch hoặc qua các ngân hàng khác nhau. Bước 3: Hội nhập tiền đã rửa vào hệ thống kinh tế: Dù tiền bẩn có được quay vòng qua bao nhiêu giao dịch thì đích đến cuối cùng vẫn là tổ chức tội phạm ban đầu. Một số thủ đoạn tiêu biểu là làm sai lệch hóa đơn trong giao dịch xuất nhập khẩu, chuyển tiền qua một ngân hàng hợp pháp thông qua 8
  9. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 một ngân hàng trá hình hay công ty ma ở nước ngoài... Sau đó những kẻ rửa tiền sẽ đầu tư tiền này vào các hoạt động kinh tế hợp pháp. Yêu cầu cơ bản để việc rửa tiền được thành công là phải khéo léo xóa được mọi dấu vết giấy tờ giao dịch. Tránh khai báo hải quan, xâm nhập cài người vào hệ thống ngân hàng, trì hoãn cung cấp chứng từ là những thủ đoạn phổ biến giúp bọn tội phạm đạt mục đích này. Hình: Sơ đồ quy trình rửa tiền điển hình. Một số hoạt động “rửa tiền” thường phát sinh trong thực tế: Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có. Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới về tiền và tài sản do phạm tội mà có. Cung cấp các giải pháp kỹ thuật hoặc trợ giúp gián tiếp các hoạt động phạm tội. 9
  10. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 Các phương thức chính của hoạt động “rửa tiền”: Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất phong phú đa dạng, gắn liền với khe hở trong hệ thống pháp luật mỗi nước, nhất là pháp luật hình sự, pháp luật về tài chính, ngân hàng, …:Điển hình là một số phương thức sau: - Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt. Đây là phương thức rửa tiền truyền thống và chủ yếu của bọn tội phạm, như đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác để tiêu thụ. - Rửa tiền thông qua việc mua vàng, kim cương, … là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao, có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, mọi thời điểm trên thế giới. Đây là phương thức rửa tiền được bọn tội phạm sử dụng nhiều nhất do cách thức đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại dễ bị cơ quan điều tra phát hiện. - Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu. Bọn tội phạm sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu, … làm cho đồng tiền nằm im trong một thời gian. Sau đó, người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi hoặc rút một phần, biến số tiền đó thành tiền hợp pháp. - Rửa tiền thông qua hoạt động đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp. Hiện tượng này thường xảy ra ở những quốc gia đang phát triển, có nhu cầu vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường tài chính ở các quốc gia này kém phát triển, khả năng quản lý kém sẽ tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền phát triển. Ảnh hưởng của vấn nạn “rửa tiền”: Rõ ràng, loại hình tội phạm này có tác động, ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống như kinh tế xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng.... và thậm chí tầm ảnh hưởng của nó đã vươn ra ngoài phạm vi một quốc gia. Chỉ xin đề cập đến ảnh hưởng của rửa tiền đến nền kinh tế vĩ mô: • Sự lưu chuyển các luồng tiền trong thế giới ngầm gây ra những đột biến trong cầu tiền tệ và bất ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái • Hoạt động kinh tế ngầm tác động xấu đến hướng đầu tư, chuyển từ các khoản đầu tư cẩn trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. • Hoạt động rửa tiền làm giảm tính hiệu quả của các công cụ tiền tệ của chính phủ, kích thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, thâm ô, mua bán nội gián, gian lận thương mại, tăng tính bất ổn của nền kinh tế. • Các giao dịch ngầm làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp, gây mất lòng tin đối với thị trường. 10
  11. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 • Hệ thống ngân hàng tài chính bị suy yếu, thậm chí có thể bị thao túng bởi các băng nhóm tội phạm. • Các con số thống kê bị bóp méo, gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách và giảm hiệu quả điều tiết của chính phủ. Nhìn chung, nguy cơ do rửa tiền tạo ra là rất lớn, tác động của rửa tiền đến nền kinh tế, tài chính là không nhỏ. Hơn nữa, nó còn phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế tạo ra rất nhiều tiềm ẩn với hậu quả vô cùng to lớn không riêng cho một tổ chức riêng lẻ nào mà cho cả hệ thống kinh tế, tài chính nước nhà. Lúc này, hơn lúc nào hết không thể không quan tâm mà phải bắt đầu quá trình hợp tác trong việc phòng chống các hành vi rửa tiền nhất là thông qua hệ thống tài chính – ngân hàng. Theo, Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26.3.2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Qui chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng có qui định tại khoản 2 Điều 26 – Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: “Từ chối thực hiện giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp” và còn có các Quyết định khác liên quan đến hành vi rửa tiền được ban hành trong suốt thời gian qua đã thể hiện mối quan tâm của chúng ta vì nền kinh tế, tài chính trong sạch và mạnh./ Kết luận chương 1: trong chương này, một số vấn đề cơ bản về rửa tiền đã phần nào được làm rõ. Hoạt động rửa tiền ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ nữa mà nó sẽ ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động. Dù cho hoạt động rửa tiền có xu hướng biến đổi như thế nào thì ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang đứng trước một vấn nạn rất lớn. Trong chương 2 vấn đề này sẽ được làm rõ hơn. 11
  12. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 2.1 Thực trạng hoạt động rửa tiền và phòng, chống rửa tiền trên thế giới: Cho tới nay, hoạt động rửa tiền đã diễn ra ở khá nhiều nước trên thế giới. Lượng tiền rửa chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng tiền lưu chuyển trên toàn cầu. Theo ước tính của FATF - lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính, tiền bẩn đã được rửa có thể lên tới 1500 tỷ USD mỗi năm. Năm 2001, thế giới có khoảng 70 Trung tâm hải ngoại để trốn thuế, tụ tập khoảng 40.000 ngân hàng, 44% tập trung ở vùng Caribean và Mỹ La tinh, 28% ở Châu Âu, 18% ở Châu Á, 10% ở Châu Phi-Trung Đông, kiểm soát khoảng 5.000 tỷ USD. Phần lớn các Trung tâm này đóng vai trò “ Trung tâm đặt hàng” chủ yếu phục vụ các Trung tâm tiền tệ lớn hơn như New York, London, Tokyo. Hàng năm lượng tiền nằm lại hoặc chuyển qua các Trung tâm hải ngoại để trốn thuế ước tình bằng một nửa số tiền trên toàn thế giới, biến các Trung tâm này cũng trở thành những Trung tâm rửa tiền quốc tế quan trọng. Rõ ràng, rửa tiền ngày càng trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu và hậu quả của nó đối với nền kinh tế xã hội là vô cùng quan trọng. Các biện pháp tiến hành nhằm chống nạn rửa tiền là một yêu cầu hết sức bức thiết. Và sau đây là thực trạng rửa tiền tại một số nước tiêu biểu trên thế giới: 2.1.1 Rửa tiền và phòng, chống rửa tiền tại Mỹ: Trước hết, Mỹ là quốc gia đầu tiên xuất hiện nạn rửa tiền vào năm 1920. Nhưng chỉ mãi đến năm 1986, rửa tiền mới chính thức được coi là bất hợp pháp. Giới tội phạm thường xuyên che dấu các hoạt động của mình nên những số tiền được thay đổi tên họ này không được biết một cách chính xác nhưng Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã ước tính hàng năm số tiền ngày có thể lên đến từ 3 đến 5% tổng doanh thu toàn thế giới. Đứng trước tình trạng này, một yêu cầu cấp thiết đặt ra với Chính phủ Mỹ là phải có những qui định cụ thể phù hợp về những biện pháp hữu hiệu chống rửa tiền. Trong đó những điểm đầu tiên cần chú ý là: kết hợp hoạt động trong nước với các hoạt động của tổ chức quốc tế. Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên đều phải tuân theo. Trong đó, một trong những đạo luật quan trọng nhất liên quan đến phòng, chống rửa tiền là Luật Bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn 12
  13. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 thuế… bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó Luật được sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra. Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật Quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật Quản lý rửa tiền năm 1986, Luật Chống sử dụng ma tuý năm 1988, Luật Chống rửa tiền Annunzio – Wylie năm 1992. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền. Luật Chống rửa tiền quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai. Một trong những vụ sớm nhất và nổi tiếng nhất liên quan đến việc ngân hàng bị phạt do vi phạm các quy định và luật lệ liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Mỹ là trường hợp Ngân hàng Boston. Mặc dù đã được yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ hơn trong việc lưu giữ các chứng từ giao dịch vào năm 1980, song Ngân hàng Boston vẫn tiếp tục giao dịch với các ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả các ngân hàng đại lý của nó mà không hề lưu giữ hồ sơ chứng từ đến tận năm 1984. Nghiêm trọng hơn, các chi nhánh của Ngân hàng Boston đã tiếp tục thực hiện những giao dịch với những tội phạm nổi tiếng qua nhiều năm. Những nhân vật này đã thực hiện những phi vụ kinh doanh bất động sản, nhưng nhân viên của Ngân hàng Boston đã không báo cáo và lưu giữ chứng từ của những giao dịch này mặc dù chúng không được loại trừ theo các quy định và luật lệ về tài chính. Đến năm 1985, Ngân hàng Boston mới thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống rửa tiền theo các quy định, luật lệ nên cuối cùng đã bị kết án và bị phạt 500.000 USD. Gần đây nhất vào tháng 5/2013, 17 quốc gia đã chung tay cùng điều tra lật tẩy mạng lưới chuyển tiền trên mạng Liberty Reserve - nơi được cho là đã “rửa” 6 tỉ USD cho các băng nhóm tội phạm từ trộm cắp đến kinh doanh khiêu dâm trẻ em. Liberty Reserve có trụ sở tại Costa Rica, là ngân hàng trực tuyến có uy tín khá cao trong cộng đồng người tiêu dùng online nhờ có hệ thống chi trả trực tuyến bảo mật tốt và an toàn bậc nhất. Tuy nhiên, cũng vì những ưu điểm này mà Liberty Reserve được thế giới ngầm sử dụng vào mục đích rửa tiền. Được biết, khách hàng của Liberty Reservekhông cần phải dùng giấy tờ tùy thân để đăng ký trở thành thành viên, truy cập 13
  14. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 vào website Liberty Reserve để mua tiền ảo rồi dùng tiền ảo này giao dịch với nhiều người khác thông qua Liberty Reserve. Đây được coi là kẽ hở lớn nhất để bọn tội phạm lợi dụng Liberty Reserve trở thành công cụ rửa tiền cho chúng. Theo IMF, số lượng tiền được “rửa” phi pháp của các tổ chức tội phạm ngầm trên thế giới chiếm khoảng 2-5% giá trị tài sản toàn cầu, tương đương 500 đến 1.500 tỉ USD. Gafi - một tổ chức tài chính chống “rửa” tiền với 31 quốc gia thành viên, có trụ sở tại Paris, chuyên theo dõi hoạt động “rửa” tiền - cho biết, nhiều quan chức, chính trị gia đã từng tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động “rửa” tiền và đây là một dấu hiệu tham nhũng. Từ trước tới nay, việc rửa tiền chủ yếu thông qua đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, mua bán nguyên vật liệu, giao dịch thương mại và tất cả đều phải bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để chuyển thành “tiền sạch”. Vụ triệt phá mạng lưới Liberty Reserve hồi tháng 5 được mô tả là “vụ truy tố rửa tiền quốc tế lớn nhất trong lịch sử”. Giao dịch bằng tiền ảo nhưng Liberty Reserve, hoạt động từ năm 2006, cung cấp một hệ thống ngân hàng lý tưởng cho bọn tội phạm khi cho phép giao dịch ẩn danh và dễ dàng tiếp cận mạng lưới này. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, cho đến khi bị đóng vào tuần trước, mạng lưới có trụ sở tại Costa Rica này có khoảng 1 triệu người sử dụng, trong đó hơn 200.000 người tại Mỹ và xử lý hơn 55 triệu giao dịch bất hợp pháp, trị giá đến 6 tỉ USD. 2.1.2 Rửa tiền-chống rửa tiền tại Anh: Tại Anh, các định chế tài chính cũng hoạt động theo những quy định về phòng, chống rửa tiền tương tự như tại Mỹ. Tháng 12/1990, nước Anh ban hành một loạt văn bản hướng dẫn các ngân hàng trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động rửa tiền, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của ngân hàng trong việc cảnh báo cho các cơ quan quyền lực những hoạt động và giao dịch đáng ngờ. Các hướng dẫn này được xây dựng bởi Ngân hàng Trung ương Anh và các ngân hàng thương mại với sự phối hợp, tham gia của cơ quan tình báo quốc gia, hải quan, cảnh sát. Theo đó, ngân hàng phải đích thân nhận dạng tất cả các khách hàng bằng mọi cách có thể, kể cả bằng cách gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là hình thức được ưu tiên, ngoài ra các hình thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe… Hơn nữa, các ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để phục vụ điều tra. Hệ thống luật lệ ngân hàng và các hướng dẫn thực hành giám sát của cộng đồng châu Âu yêu cầu tất cả các nhân viên ngân hàng đều phải nhận biết khách hàng của họ; đồng thời cải thiện hệ thống lưu giữ chứng từ, ngăn chặn kịp thời những hành động 14
  15. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 đáng ngờ và tập huấn các nhân viên để họ tuân theo các luật lệ ngân hàng một cách chủ động và có thể nhận biết, báo cáo các hành động rửa tiền. Năm 2010, Chaparro bị bắt ở Colombia và bị dẫn độ sang Mỹ năm 2011. Chaparro đã thành khẩn nhận tội âm mưu rửa tiền và hiện đang chờ bị kết án trong năm 2013. Theo các công tố viên, Chaparro đã giúp điều hành một đường dây rửa tiền cho bọn buôn ma túy nhờ sự kiểm soát lỏng lẻo tại Ngân hàng HSBC ở Anh. Qua tài liệu điều tra đáng tin cậy của tòa án ở New York và California thì các nhà điều tra đã và đang lần theo dấu vết của những kẻ hoạt động cùng với Chaparro. Qua đó đã phát hiện được hệ thống rửa tiền quy mô lớn tại một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Căn cứ vào tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ thì những tay buôn lậu ma túy đã bán "hàng" ở Mỹ, sau đó chuyển tiền mặt đến Mexico. Lúc đó, tiền mặt được gửi vào các tài khoản ngân hàng tại chi nhánh của HSBC ở Mexico. 2.1.3 Rửa tiền-chống rửa tiền tại một số nước khác: Nước Úc cũng thực hiện hệ thống báo cáo giao dịch tiền tệ tương tự như tại Mỹ. Bất kỳ một giao dịch tiền tệ nào tương đương hoặc lớn hơn 10.000 USD đều phải báo cáo. Những dữ liệu này sau đó được truyền tự động tới Cơ quan Báo cáo giao dịch tiền tệ. Tại Nhật, các ngân hàng được yêu cầu phải báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ trong nước vượt quá 30 triệu Yên và các giao dịch tiền tệ quốc tế vượt quá 5 triệu Yên. Hơn nữa, trong trường hợp liên quan đến ma tuý, toà án có thể kết án ngân hàng và các tổ chức tín dụng về tội rửa tiền. Các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Myanma, Indonesia, Philippin đều có các văn bản về chống rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau. Các nước này cũng đã thành lập những cơ quan chuyên trách riêng xử lý vấn đề liên quan đến phòng, chống rửa tiền như AMLO hay AMLC. Các cơ quan này có chức năng chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin liên quan đến tài sản liên quan đến buôn bán ma tuý và rửa tiền. Trong tháng 12 năm 2000 các nhà chức trách Thái Lan đã phát hiện một vị rửa tiến trị giá 7,7 tỷ Bath-tương đương 170 triệu USD-có liên quan đến khoảng 37 công ty hàng đầu mà đã đánh lừa được cả những ngân hàng giàu kinh nghiệm và các nhà chính trị. Theo một viên chức cao cấp của văn phòng hành pháp Western có trụ sở tại BangKok thì Mỹ phải mất 15 năm mới có thể đưa ra đạo luật chống rửa tiền và có hiệu lực trong khi Thái Lan đã thực hiện được tốt cả hai. 15
  16. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 Điều quan trọng nhất đối với việc thực thi pháp luật là có sự tham gia của ngân hàng. Giờ đây, qui định về việc không hỏi về tài khoản tiền mặt của khách hàng đã dần được thay thế bởi qui định hiểu biết về khách hàng với từng nhân viên ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải thông báo tất cả các giao dịch có giá trị lớn hơn 2 triệu Baht cho văn phòng chống nạn rửa tiền, đồng thời cũng phải thông báo các giao dịch đang nghi do bọn rửa tiền thực hiện nhiều giao dịch có giá trị dưới mức qui định tối thiểu. Sở địa chính Thái Lan cũng phải thông báo tất cả các hợp đống mua bán bất động sản lớn hơn 5 triệu Baht. Có thể nói văn phòng chống nạn rửa tiền Thái Lan là một mô hình đáng học tập trong khu vực. Malaysia và Indonesia cũng áp dụng mô hình nay. Hàn Quốc và Nhật Bản đã cử chuyên gia đến tham gia đến tham khảo. 2.2 Vấn nạn “ rửa tiền” và hoạt động phòng, chống “rửa tiền” tại Việt Nam: 2.2.1 Các phương thức “rửa tiền” chủ yếu tại Việt Nam: - Rửa tiền bằng phương thức vận chuyển tiền mặt: Theo Báo cáo Kiểm soát ma túy toàn cầu, có bằng chứng chứng minh một khối lượng lớn tiền mặt đã được vận chuyển dưới hình thức xách tay vào Việt Nam, điều này là hợp pháp nếu như các khoản tiền này được khai báo. Việt Nam không có đòi hỏi bất cứ một thông tin nào liên quan đến nguồn gốc hay việc sử dụng các khoản tiền được đưa vào Việt Nam. - Chuyển tiền qua ngân hàng: Cũng có nhiều trường hợp người nước ngoài mở tà khoản tại ngân hàng nhưng sau đó rút ngay ra những khoản tiền có giá trị lớn. Có trường hợp người nước ngoài thuê và sử dụng các hộ chiếu giả để rút tiền. Vì vậy, ngân hàng rất khó kiểm soát các giao dịch thực tế của khách hàng. - Rửa tiền trong lĩnh vực kim loại quý và đá quý: Khu vực bán lẻ vàng phần lớn chưa được quản lý. Thực tế, vàng được sử dụng như tiền trong lĩnh vực bất động sản. Cùng với những vụ lừa đảo liên quan đến bất động sản trong lịch sử và xu hướng các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, trang sức, các dịch vụ chuyển tiền thì lĩnh vực này tiếp tục là đối tượng bị lạm dụng để chuyển đổi, vận chuyển và pha trộn các khoản tiền bất hợp pháp. 2.2.2 Thực trạng “rửa tiền” và Phòng, chống “rửa tiền” tại Việt Nam: “Rửa tiền” là hình thức tội phạm mang tính chất quốc tế. Nó sẵn sàng thâm nhập vào các quốc gia và gây tổn hại đến quốc gia, đặc biệt là những quốc gia mà việc kiểm soát hoạt động này còn chưa chặt chẽ, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam “rửa tiền” cũng tồn tại dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu là qua hoạt động kinh doanh và qua hệ thống ngân hàng. Phần lớn các đồng tiền phi pháp qua hệ thống ngân hàng đều trở thành tiền sạch. Vì thế người ta gọi hệ thống ngân hàng là cỗ máy rửa tiền cho bọn tội 16
  17. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 phạm. Rửa tiền là hình thức tội phạm có tổ chức và gây nhiều tác hại lớn cho nền kinh tế vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tội phậm, đặc biệt là buôn lậu, bành trướng hoạt động. Các nước sẽ phải chịu những khoản tổn thất khổng lồ vì các tội phạm đó. Như đã nói, rửa tiền còn làm suy yếu và ảnh hưởng đến thanh danh của hệ thống tài chính ngân hàng. Theo Cục phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ở Việt Nam, khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa tiền xuất hiện, nhưng có những dấu hiệu cho thấy các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện hành vi rửa tiền. Hoạt động rửa tiền ở Việt Nam có những vấn đề đáng ngại sau: Việt Nam đang đối mặt với một làn sóng ngầm rửa tiền từ nước ngoài chuyển về dưới dạng kiều hối hoặc “xách tay”. Đã có nhiều cá nhân, đường dây được phát hiện, đơn cử mới đây nhất là vụ phi công của VA bị Úc bắt vì tham gia vào hoạt động rửa tiền với quy mô lớn. Lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol cũng đưa ra cảnh báo, trong những năm qua, đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thông qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, một số đối tượng, băng nhóm tội phạm người gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại để đồng bọn ở nước ngoài chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này. Điển hình là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã được Công an Đà Nẵng phát hiện vào tháng 10/2008, bắt được thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique khi tên này đến chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản. Ngay sau khi mở được tài khoản, lập tức có hơn 4,1 tỷ đồng được chuyển vào. Điều đáng nghi ngờ là, đối tượng này tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận thấy giao dịch bất thường, cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác minh số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nước ngoài. Sau đó chuyển vào Việt Nam qua hai chi nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, tại Đà Nẵng lực lượng Công an cũng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique). Đáng tiếc là Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), người đã mở tài khoản và được chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhanh chân tẩu thoát. Một trường hợp tiêu biểu khác là từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2006, các cơ quan chức năng đã phát hiện James Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có dấu hiệu bất thường, nghi vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở các tài khoản vãng lai USD tại một số 17
  18. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các tài khoản này, đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và ở nước ngoài. Luật Phòng, chống ''rửa tiền'' đã được Quốc hội ban hành từ tháng 7.2012 và chính thức có hiệu lực từ 1.1.2013, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai vì chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn. Do đó hoạt động phòng, chống ''rửa tiền'' vẫn được thực hiện dựa vào Nghị định 74 được Chính phủ ban hành từ năm 2005. Với các quy định mang tính định tính như hiện nay nên việc giám sát giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu ''rửa tiền'' trong lĩnh vực chứng khoán hay hoạt động ngân hàng đang trở nên khó thực hiện, hoặc mỗi nơi thực hiện một kiểu. Việc rửa tiền ngược từ Việt Nam ra nước ngoài được thực hiện dưới nhiều hình thức tinh vi như chuyển tiền cho người đi học, khám chữa bệnh, theo những nguồn tin tham khảo không chính thống thì số tiền này chủ yếu là do tham nhũng. Càng ngày thì hình thức rửa tiền ở nước ta càng có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn và phát triển mạnh mẽ như đầu tư vào vàng, bất động sản và kênh đáng lo ngại nhất là thị trường chứng khoán. ''Rửa tiền'' là bước cuối cùng đối với loại tội phạm nhằm chuyển hóa lợi nhuận phi pháp thành hợp pháp. Tuy nhiên, những quy định phòng, chống ''rửa tiền'' cũng phải đảm bảo không gây khó khăn cho các đơn vị, tổ chức hay cá nhân kinh doanh hợp pháp. Để phát hiện các hành vi ''rửa tiền'', cơ quan chức năng cũng như các tổ chức có liên quan như NHTM, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm chủ yếu giám sát bằng biện pháp nghiệp vụ thông qua những dấu hiệu đáng ngờ của các giao dịch. Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngoài những dấu hiệu như Nghị định 74 của Chính phủ liệt kê thì thông tư 148 của Bộ Tài chính có bổ sung thêm một số dấu hiệu như tại mục b, c khoản 6, điều 9 thông tư: “b) Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một cá nhân hay một tổ chức thực hiện; c) Khách hàng thực hiện chuyển nhượng chứng khoán ngoài hệ thống mà không có lý do hợp lý”... Với mục đích bổ sung thêm dấu hiệu giúp phát hiện sớm hành vi có thể là ''rửa tiền'', nhưng vô tình quy định làm khó các công ty chứng khoán khi thực hiện giám sát. Cụ thể, thông tư không định nghĩa thế nào là “giao dịch mua, bán có dấu hiệu bất thường” dẫn tới cách hiểu khác nhau giữa các công ty chứng khoán khác nhau. Một giao dịch có thể được coi là bất thường tại công ty này, nhưng lại là bình thường tại công ty khác. Thế nào là lý do hợp lý cho việc chuyển nhượng ngoài hệ thống? Nếu không liệt kê được lý do hợp lý thì có khi cơ quan chức năng kiểm tra công ty chứng 18
  19. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 khoán cũng không thể chỉ ra sai phạm nếu có của công ty chứng khoán trong hoạt động này. Theo đánh giá của lãnh đạo một công ty chứng khoán, việc giám sát giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu ''rửa tiền'' trong lĩnh vực chứng khoán hầu như không được các công ty chứng khoán coi trọng; có chăng chỉ dừng lại ở lưu trữ số liệu giao dịch phục vụ cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu mà không mang tính chủ động cảnh báo. Còn với hoạt động của hệ thống ngân hàng, theo dõi giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu ''rửa tiền'' được chú trọng hơn, do các ngân hàng - nhất là ngân hàng lớn- còn có mối quan hệ, giao dịch với tổ chức tài chính quốc tế. Do vậy yêu cầu về giám sát, phòng, chống ''rửa tiền'' được quan tâm hơn rất nhiều. Theo tổng kết của NHNN, sau 6 năm thực hiện Nghị định 74, từ năm 2005 đến 2011, đã có 774 báo cáo về giao dịch đáng nghi ngờ được báo cáo, trong đó 160 báo cáo được chuyển sang cơ quan công an liên quan tới 53 vụ việc. Tuy nhiên, về khía cạnh quản lý của NHNN cho thấy còn nhiều bất cập. Theo khoản 2, điều 9 của thông tư 22, NHNN quy định: “Căn cứ vào tính chất hoạt động kinh doanh, tổ chức báo cáo tự bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ quy định tại khoản 1 điều này theo từng bộ phận nghiệp vụ, lĩnh vực kinh doanh”. Từ đó, các NHTM tự quy định thêm các dấu hiệu nhận biết giao dịch đáng ngờ để báo cáo. Hiệu quả của chính sách phụ thuộc vào sự chủ động từng ngân hàng do chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Phòng, chống ''rửa tiền'' để thay thế thông tư 22. Ví dụ, có môt số ngân hàng đã cập nhật dấu hiệu “tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại không có lý do hợp lý; tài khoản của khách hàng không giao dịch, đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn” theo Luật Phòng, chống rửa tiền vào quy trình báo cáo nội bộ. Nhưng cũng có nhiều NH- nhất là NH nhỏ- chưa cập nhật dấu hiệu này, mà chỉ áp dụng những dấu hiệu được liệt kê tại Nghị định 74 và thông tư 22. Do đó, báo cáo về giao dịch đáng ngờ vì vậy không theo tiêu chuẩn, chưa đáp ứng yêu cầu để theo dõi, phát hiện hành vi ''rửa tiền'' nếu có. Hệ quả để điều tra, xác minh giao dịch đáng ngờ tốn nhiều thời gian và công sức. Hiện nay dù số lượng các giao dịch đáng ngờ có liên quan đến ''rửa tiền'' lên tới con số 51.000 tỉ đồng, vẫn chưa có kỳ giao dịch nào được cơ quan điều tra kết luận là… ''rửa tiền''. Con số 51.000 tỉ đồng giao dịch đáng ngờ chỉ riêng trong năm 2012 vừa được cơ quan ngân hàng trung ương gửi lên Ban chỉ đạo Phòng, chống ''rửa tiền'' cũng là những con số cụ thể đầu tiên liên quan đến hoạt động này, được chính thức công bố cho đến thời điểm hiện nay. 19
  20. GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1 Cùng với 160 báo cáo giao dịch đáng ngờ có liên quan đến hoạt động ''rửa tiền'' được chuyển lên cơ quan công an xác minh, con số trên đây cho thấy quy mô của các giao dịch đáng ngờ có liên quan đến ''rửa tiền'' ngày càng tăng mạnh. Ngoài con số 160 báo cáo được đề cập ơ trên, Việt Nam cho tới nay vẫn chưa phát hiện một vụ ''rửa tiền'' cụ thể nào Bởi vào thời điểm tháng 7.2008, Trung tâm Thông tin phòng, chống ''rửa tiền'' (nay là Cục Phòng, chống ''rửa tiền'' - NHNN) sau 2 năm thành lập mới nhận được 20 báo cáo về các giao dịch đáng ngờ. Một thông tin đáng chú ý, theo Cục trưởng Cục Phòng, chống ''rửa tiền'' - ông Nguyễn Văn Ngọc - số lượng các giao dịch đáng ngờ nói trên chủ yếu thuộc lĩnh vực ngân hàng , trong khi chỉ có một vài giao dịch thuộc lĩnh vực chứng khoán và bất động sản. Con số ít ỏi ở lĩnh vực chứng khoán và bất động sản - theo người đứng đầu cơ quan phòng, chống ''rửa tiền'' - không đồng nghĩa với việc hai lĩnh vực này hoàn toàn “sạch”, mà có thể do nhân viên ở hai lĩnh vực này còn yếu năng lực thẩm định. Thực tế cho thấy, trong khi việc thu thập chứng cứ để kết tội giao dịch liên quan tới ''rửa tiền'' rất khó và đòi hỏi sự phối hợp của các bộ ngành, các báo cáo về giao dịch giá trị lớn hiện nay lại chủ yếu do các NH báo cáo lên NHNN, bao gồm cả các NH trong nước, chi nhánh NH nước ngoài và NH 100% vốn nước ngoài. “Do đó ở Việt Nam bây giờ, chưa thể đánh giá ''rửa tiền'' ở lĩnh vực nào nhiều” - ông Ngọc nói. Tại Việt Nam với bối cảnh nền kinh tế sử dụng tiền mặt nhiều, cơ hội cho tội phạm ''rửa tiền'' rất cao. Trước đây, ''rửa tiền'' thường được đánh giá liên quan đến hoạt động chuyển tiền qua biên giới, thì nay ''rửa tiền'' trong nước gia tăng gắn với hoạt động phạm pháp như buôn lậu, buôn bán ma túy, trốn thuế, đặc biệt là tham nhũng. Vì vậy để ngăn chặn hành vi ''rửa tiền'', NHNN cần phối hợp với các bộ, ngành nhanh chóng trình nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống ''rửa tiền'' để Chính phủ ban hành. Có vậy mới mong ngăn chặn loại tội phạm như Liberty Reserve trước khi chúng có điều kiện phát triển ở Việt Nam. 2.2.3 Đánh giá về hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam: Theo đánh giá của ông Ric Power, Việt Nam đã thực hiện nhiều bước tích cực để chống lại hoạt động rửa tiền và đã nhận được nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật và trợ giúp xây dựng năng lực phòng chống rửa tiền từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan hành pháp tiên tiến. Vì thế, Việt Nam đã có hướng tiếp cận tương đối tốt trong việc tăng cường sức mạnh cho hệ thống chống rửa tiền. Các nước đang phát triển thường thiếu năng lực đối phó với những vấn đề như rửa tiền, nhưng có nhiều ví dụ cho thấy hoạt động truy tố và xét xử diễn ra hiệu quả tại Việt Nam, xây dựng năng lực và huấn luyện 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2