Tiểu luận Sinh học cơ thể và phát triển cá thể: Khái niệm, giới thiệu quá trình sinh sản và phát triển ở nhóm côn trùng Cánh nửa (Hemiptera): Cà cuống (Lethocerus)
lượt xem 14
download
Bài "Tiểu luận Sinh học cơ thể và phát triển cá thể: Khái niệm, giới thiệu quá trình sinh sản và phát triển ở nhóm côn trùng Cánh nửa (Hemiptera): Cà cuống (Lethocerus)" có nội dung trình bày về khái niệm sinh sản và phát triển của cà cuống; giới thiệu quá trình sinh sản ở cà cuống (Lethocerus); giới thiệu quá trình phát triển ở cà cuống (Lethocerus);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Sinh học cơ thể và phát triển cá thể: Khái niệm, giới thiệu quá trình sinh sản và phát triển ở nhóm côn trùng Cánh nửa (Hemiptera): Cà cuống (Lethocerus)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA SINH HỌC BÀI TIỂU LUẬN MÔN: SINH HỌC CƠ THỂ VÀ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Chuyên đề: Khái niệm, giới thiệu quá trình sinh sản và phát triển ở nhóm côn trùng Cánh nửa (Hemiptera): Cà cuống (Lethocerus).
- HÀ NỘI – 2022
- NỘI DUNG CHÍNH PHẦN I. MỞ ĐẦU PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm sinh sản và phát triển 2.1.1. Khái niệm phát triển 2.1.2. Khái niệm sinh sản 2.2. Giới thiệu quá trình sinh sản ở cà cuống (Lethocerus) 2.2.1. Sự khác biệt giới tính 2.2.2. Tập tính sinh sản 2.3. Giới thiệu quá trình phát triển ở cà cuống (Lethocerus) 2.3.1. Phát triển phôi 2.3.2. Phát triển hậu phôi PHẦN III. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHẦN I. MỞ ĐẦU Côn trùng hay còn gọi là sâu bọ, là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống. S ố lượng các loài côn trùng được cho là từ 2,5 triệu đến 10 triệu nhưng có lẽ là khoảng 5 triệu loài [14]. Cà cuống là loài côn trùng nước thuộc họ Chân bơi (Belostomatidae), liên họ Bã trầu (Nepoidae), trong phân bộ Râu kín (Cryptocerata) của bộ côn trùng Cánh nửa (Hemiptera). Chúng có vùng phân bố khá rộng trên thế giới nhưng tập trung đa dạng nhất vẫn là ở châu Mỹ, châu Âu chỉ có một loài, châu Phi và châu Úc hai loài, châu Á ba loài (Hình 1)[16]. Hình 1. Sự phân bố của cà cuống (PerezGoodwyn, 2006) [16] Ở Việt Nam, Nguyễn Công Tiễu (1928) lần đầu tiên mô tả một số đặc điểm hình thái, giải phẫu, vai trò của cà cuống và định tên cho chúng là Belostoma indica Vitalis [17]. Năm 2000, Phạm Quỳnh Mai, Lê Xuân Huệ và Phạm Đình Sắc đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phát triển của loài cà cuống. Các công trình nghiên cứu về cà cuống 4
- giai đoạn đó đều cho rằng ở Việt Nam chỉ có một loài cà cuống là Lethocerus indicus (Lepeletier et Serville, 1825). Từ năm 2000 – 2008, Vũ Quang Mạnh đã tiến hành thu mẫu và nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại của các quần thể cà cuống thu bắt trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ những nghiên cứu của mình, Vũ Quang Mạnh (2006) cho rằng quần thể cà cuống ở Việt Nam không chỉ có một loài sinh học mà có thể gồm hai hoặc ba loài khác nhau. Trong Hội nghị toàn quốc lần thứ IV về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2011), Vũ Quang Mạnh đã đưa ra kết luận ở Việt Nam có hai loài cà cuống là Lethocerus indicus (Lepeletier et Serville, 1825) và Kirkaldyia deyrolli (Vuillefroy, 1864). Tuy nhiên loài Kirkaldyia deyrolli (Vuillefroy, 1864) chỉ được phát hiện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh còn loài Lethocerus indicus (Lepeletier et Serville, 1825) thì phân bố trên khắp lãnh thổ Việt Nam[11]. Cà cuống cũng là loài duy nhất thuộc bộ cánh nửa Hemiptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam [10]. Về hình thái chung, cà cuống trưởng thành có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 78 cm, có con lên đến 10 12 cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, mình dài khoảng 78cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng (Hình 2). Ở những con đực, dưới ngực sẽ có hai túi nhỏ và dài được gọi là bọng cà cuống. Trong phần bọng có chứa tinh dầu, một chất lỏng trong cho thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế. Đây chính là vũ khí để tấn công con mồi cũng như xua đuổi địch thủ và dụ con cái đến giao phối [4]. 5
- Là một loại côn trùng hoàn toàn có lợi, cà cuống không chỉ được chế biến để làm thức ăn, gia vị trong những món ăn mà còn được dùng như một loại thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khoẻ. Trên cơ thể cà cuống có thể chia ra nhiều bộ phận và mỗi bộ phần đều có công dụng riêng. Phần thịt, tinh dầu và phần trứng của cà cuống được dùng làm thuốc [18]. Ngoài ra nhiều thực nghiệm y khoa còn cho thấy rằng, tinh dầu từ cà cuống có tác dụng như một chất kích thích thần kinh, nếu dùng ở liều thấp nó có thể gây hưng phấn, đồng thời tăng cường khả năng sinh dục ở mức độ nhẹ [4]. Cà cuống là loài ăn thịt, hút dịch và máu của nhiều loài động vật thủy sinh, sâu bọ, ốc, nhái và cá nhỏ…Điều này khiến chúng giữ một vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn ở các thủy vực, là thiên địch của một số loài, giúp con người tiêu diệt một số loài thân mềm mang bệnh kí sinh trùng (ví dụ như rùa tai đỏ), ốc bươu vàng… Ngày nay, việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đã làm ô nhiễm môi trường sống tự nhiên của cà cuống. Môi trường sống tự nhiên của chúng cũng ngày càng bị thu hẹp do các hoạt động san lấp ao hồ, đồng ruộng để phục vụ hoạt động sản xuất, các ngành công nghiệp, xây dựng…dẫn tới số lượng cá thể cà cuống trong tự nhiên ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về quá trình sinh sản và phát triển của cà cuống có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp gây nuôi, bảo vệ, phục hồi và phát triển loài này trong tự nhiên. PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm sinh sản và phát triển 2.1.1. Khái niệm phát triển Phát triển được hiểu chung là một dãy những biến đổi cấp tiến đưa sự việc ngày càng trở nên phức tạp hơn, hoàn thiện hơn, ở mức độ phát triển cao hơn. Chẳng hạn như sự phát triển của đời sống cá thể sinh vật nhằm thích ứng ngày càng cao hơn với môi trường sống. Trong cuốn “Sinh học phát triển cá thể động vật”, tác giả Mai Văn Hưng đã định nghĩa sự phát triển cá thể sinh vật chính là một quá trình bao gồm một dãy các cấp biến đổi liên tiếp và phức tạp về cấu trúc, chức năng có trật tự trong không gian đã 6
- được mã hóa trong bộ gen để từ một hợp tử có hình thái khác hẳn cơ thể trưởng thành biến đổi thành cơ thể hoàn chỉnh, đặc trưng cho loài [3]. Qúa trình này xảy ra liên tiếp từ bộ phận này tới bộ phận khác, theo từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của cá thể có thể diễn ra ở các môi trường khác nhau với sự sử dụng các nguồn thức ăn khác nhau nhưng nó phải luôn thích ứng với môi trường sống. Sự phát triển của động vật là sự biến đổi theo thời gian về hình thái và sinh lý của các tế bào, mô, cơ quan và cơ thể từ hợp tử thành cơ thể trưởng thành (là giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản) [2]. Ví dụ ở người, hợp tử qua 8 ngày phát triển thành phôi vị làm tổ trong dạ con người mẹ với các lớp tế bào khác nhau, sau đó phát triển thành phôi thần kinh với mầm các cơ quan và qua 9 tháng 10 ngày hình thành em bé với tất cả các cơ quan, đến tuổi dậy thì (13 14 tuổi) hình thành cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật người ta chia thành các kiểu phát triển là phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái. Sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái có ở một số động vật không xương sống và đa số động vật có xương sống (cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người). Trong kiểu phát triển này con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Phát triển qua biến thái là kiểu phát triển mà con non (ấu trùng) có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành. Tùy theo mức độ biến thái mà phân ra: biến thái hoàn toàn (ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành) và biến thái không hoàn toàn (ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, gần giống với con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành). 2.1.2. Khái niệm sinh sản Sinh sản là một trong những tính chất phức tạp và đặc trưng nhất cho sự sống. Trong sinh giới, có rất nhiều loài sinh vật mà sự sinh sản đồng nghĩa với sự sinh trưởng. Ví dụ như ở các loài côn trùng như bướm, ruồi, thiêu thân, các dạng trưởng 7
- thành tồn tại vài ngày chỉ để thực hiện việc thụ tinh và đẻ trứng. Một số loài nhện đực, con đực sau khi thụ tinh cho con cái thì trở thành nguồn thức ăn của con cái, mà thực chất để nuôi dưỡng thế hệ sau. Sinh sản bao gồm ba yếu tố là tăng trưởng, di truyền và phát triển [3]. Sự tăng trưởng là điều kiện cốt yếu của sinh sản, nếu không có tăng trưởng sự sống dần đi đến kết thúc. Chính nhờ có sinh sản mà các yếu tố di truyền của bố mẹ có cơ hội tái tổ hợp và truyền lại các đặc tính của mình cho thế hệ sau. Phát triển là một loạt những biến đổi kế tiếp của cơ thể, nhờ có quá trình phát triển mà cơ thể có thể sinh sản ra nhiều tế bào sinh dục có tổ chức cao, nhằm đảm bảo hiệu quả sinh sản. Ngoài ra sinh sản có thể hiểu là quá trình sinh học mà các sinh vật đơn lẻ mới "con đẻ" được tạo ra từ "cha mẹ" của chúng. Có hai hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính. Trong sinh sản vô tính, một sinh vật mới được tạo ra sẽ mang những đặc điểm giống hệt cá thể ban đầu mà không cần sự đóng góp vật liệu di truyền của một cá thể khác. Sinh sản hữu tính là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật mới bằng cách kết hợp vật liệu di truyền từ hai cá thể khác nhau của loài. Ở hầu hết các loài động vật quá trình này bao gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau: giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng, giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử), giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới. 2.2. Giới thiệu quá trình sinh sản ở cà cuống (Lethocerus) 2.2.1. Sự khác biệt giới tính Để nghiên cứu về quá trình sinh sản ở cà cuống, việc đầu tiên cần làm là phân biệt được sự khác biệt về giới tính giữa cà cuống đực trưởng thành và cà cuống cái trưởng thành. Sự khác biệt này được thể hiện qua những sai khác về hình thái phân loại cũng như hình thái cấu tạo của cơ quan sinh dục. Các chỉ tiêu so sánh hình thái phân loại cà cuống được thực hiện theo theo Perez Goodwyn (2006) gồm: Hình dạng chung, màu sắc, kích thước; hình thái phần đầu phần phụ đầu; hình thái phần ngực và phần phụ ngực; hình thái phần bụng và cơ quan giao phối đực cái [16]. Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Bích Lam (2012) đã mô tả chi tiết đặc điểm 8
- hình thái phân loại của cà cuống trưởng thành và kết luận cà cuống đực và cà cuống cái không sai khác nhiều về hình thái phân loại theo tỷ lệ cấu trúc các phần hay màu sắc của cơ thể nhưng về kích thước, cá thể đực thường nhỏ hơn cá thể cái [12]. Ngoài ra để phân biệt cà cuống đực và cái ta có thể dựa vào hình thái đốt bụng cuối, tấm bụng và tấm lưng. Phần đỉnh của tấm bụng cuối của cá thể đực có hình dạng thuôn nhọn, với chóp đỉnh hơi lồi; cá thể cái có tấm bụng bè rộng hơn và hơi lõm ở phần đỉnh. Bên cạnh sự sai khác về hình thái phân loại, hình thái và cấu tạo cơ quan sinh dục là một đặc điểm quan trọng giúp phân biệt các cá thể cà cuống đực và cái (Hình 3), (Hình 4). A. Con đực B. Con cái Hình 3. Hình thái cơ quan sinh dục của cà cuống L. indicus trưởng thành [15] Hình 4. Hình thái cấu tạo cơ quan sinh dục cà cuống đực trưởng thành (hình trái) 9
- và cơ quan sinh dục của cà cuống cái trưởng thành (hình phải) (a) Lethocerus indicus; (b) Kirkaldyia deyrolli (Vũ Quang Mạnh, 2011) Bộ phận sinh dục đực bao gồm một túi gốc (phallobase), một đôi gai bên (paramere), cơ quan giao phối đực có dạng ống thuôn dài, phần đỉnh hơi cong xuống. Bộ phận sinh dục cái gồm máng sinh dục cái (gonapophysis) có cấu trúc kép, là đôi ống nhỏ, thuôn dài và mảnh mai, cong gập vào trong, bao lấy tấm van mở hình tam giác cân. (Hình 4) [11] 2.2.2. Tập tính sinh sản Tập tính là một khái niệm phức tạp, có thể hiểu là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Có hai loại tập tính là tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh. Tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmon) gây nên hiện tượng chín sinh dục, tranh giành con cái, làm tình, mang thai, sinh đẻ, nuôi con...Tập tính sinh sản đặc trưng cho mỗi loài, có cơ chế và được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cà cuống là loài sinh sản hữu tính, ở tuổi trưởng thành các cá thể cà cuống đực tiết tinh dầu thu hút con cái, chúng tìm đến nhau, giao phối và thực hiện quá trình sinh sản. Thông thường cà cuống sinh sản từ tháng 6 đến tháng 9, đặc biệt là cuối tháng 7 đầu tháng 8, sau các trận mưa rào, nhiệt độ nước từ 26 – 300C, nhiệt độ không khí khoảng 30 – 340C, pH trung tính khoảng 7,5 [8], [9]. Trong tự nhiên, cà cuống thường có xu hướng lựa chọn, đẻ trứng ở một vài sinh cảnh: nước đọng (ao, hồ, đầm…), ruộng lúa nước, nước đọng trong ruộng lúa nước. Trong đó số lượng ổ trứng tập trung nhiều nhất ở sinh cảnh nước đọng trong ruộng lúa nước. Ở sinh cảnh nước chảy như sông suối…không bắt gặp sự xuất hiện của ổ trứng nào [13]. Quá trình sinh sản của cà cuống sẽ diễn ra sau năm tuần kể từ khi giao phối. Cà cuống Lethocerus indicus thường đẻ trứng thành đám, bao quanh các cọng cỏ thủy sinh, lúa nước. Khi đẻ trứng, con cái sẽ hướng phần đuôi lên trên và tiết ra chất dính dạng bong bóng giữ cho trứng bám vào cây hoặc giá thể, xếp trứng thành những hàng 10
- ngay ngắn. Trứng cà cuống dài trung bình 4mm, rộng 2,4 mm; hai đầu trứng có kích thước khác nhau rõ rệt. Trong một ổ, các quả trứng nằm vuông góc với giá thể đỡ trứng, đầu nhỏ dính vào giá thể, đầu to hướng ra phía ngoài [6], [8]. Số lượng trứng được đẻ trong một ổ là từ 100 đến hơn 160 quả. Trứng mới đầu có màu vàng sáng, trắng sữa, sau một thời gian khi trứng chuẩn bị nở sẽ chuyển sang màu sẫm (Hình 5). Hình 5. Trứng cà cuống. [19] Cà cuống đực có nhiệm vụ bảo vệ trứng cho đến khi nở, giữ ẩm và bảo vệ trứng khỏi những kẻ săn mồi. Chúng thường quạt nước làm tăng lượng oxi cho trứng [15]. Trứng nở sau khoảng 7 – 8 ngày với tỉ lệ trứng nở thành ấu trùng rất cao từ 90% đến gần 100% [13]. 2.3. Giới thiệu quá trình phát triển ở cà cuống (Lethocerus) 2.3.1. Phát triển phôi Giống như các côn trùng khác, trứng cà cuống là trứng trung hoàng: Noãn hoàng phân bố ở trung tâm, bao bên ngoài khối noãn hoàng này là một lớp tế bào chất ngoại vi. Nhân nằm ở trung tâm của trứng, xung quanh có một lượng nhỏ tế bào chất, giữa tế bào chất trung tâm và tế bào chất ngoại vi thông nhau bằng cầu nối tế bào chất hay nhiều thể sợi. Trứng phân cắt bề mặt: Các lần phân chia đầu tiên chỉ có phân chia nhân mà không phân chia tế bào chất, các nhân sau khi được phân chia đi theo các cầu tế bào 11
- chất ra ngoại vi. Tại đây, các nhân nằm trong lớp tế bào chất bề mặt trứng xếp thành một lớp nhân bao quanh khối noãn hoàng, sau đó xung quanh của nhân đồng loạt xuất hiện các rãnh phân cắt tạo các vách ngăn quanh nhân. Trong quá trình phát triển phôi có hình thành màng ngoài và màng trong (Hình 6). Đến cuối giai đoạn dải phôi đã phân đốt để cho các đốt đầu, đốt ngực và đốt bụng với các phần phụ tương ứng. Riêng phần bụng chỉ có mầm phần phụ, sau này tiêu biến hoặc biến đổi [3]. 2.3.2. Phát triển hậu phôi Qúa trình phát triển của cà cuống gồm ba giai đoạn, bắt đầu từ trứng đến giai đoạn thiếu trùng, sau đó mới đến con trưởng thành. Cánh của chúng phát triển cùng với quá trình lột xác của thiếu trùng và thể hiện đầy đủ chức năng ở con trưởng thành. Thời gian từ giai đoạn trứng tới khi trưởng thành khoảng 32 đến 43 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ (Pongsart, 1990). Vòng đời của cà cuống là một năm hoặc lâu hơn. 12
- Thiếu trùng khi mới nở ra từ trứng có màu vàng nhạt trong một vài giờ, sau đó chuyển sang màu tối dần. Sau khi nở, thiếu trùng sẽ bò dọc thân cây, rồi xuống dưới nước. Nhưng phần lớn thời gian sống của chúng ở gần bề mặt nước, do vậy chúng có thể thở một cách dễ dàng . Ngay phía sau đầu của thiếu trùng có các ống nhỏ, hoạt động như những ống thở, mang không khí đi khắp cơ thể chúng. Nếu số lượng các con non tập trung nhiều trong cùng một thủy vực thì có thể xảy ra hiện tượng ăn thịt lẫn nhau [7],[8]. Cà cuống phát triển qua biến thái không hoàn toàn: thiếu trùng mới nở đã nhác thấy giống con trưởng thành tuy mới chỉ có mầm cánh, chưa có đặc điểm sinh dục thứ cấp nhưng có thể có thêm các cơ quan riêng. Cà cuống lột xác khoảng năm lần trong giai đoạn thiếu trùng, sau mỗi lần lột xác các sai khác với con trưởng thành sẽ giảm dần cho đến khi giống con trưởng thành (Hình 7) [5], [8].Thời gian từ khi trứng cà cuống nở tới khi trưởng thành khoảng 40 ngày. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Sự phát triển phôi: Trứng trung hoàng, phân cắt bề mặt. Trong quá trình phát triển phôi có hình thành màng ngoài và màng trong. Đến cuối giai đoạn dải phôi đã phân đốt để cho các đốt đầu, đốt ngực và đốt bụng với các phần phụ tương ứng. Riêng phần bụng chỉ có mầm phần phụ, sau này tiêu biến hoặc biến đổi. 13
- 2. Sự phát triển hậu phôi: Cà cuống phát triển qua biến thái không hoàn toàn, lột xác khoảng năm lần trong giai đoạn thiếu trùng, sau mỗi lần lột xác các sai khác với con trưởng thành sẽ giảm dần cho đến khi giống con trưởng thành. 3. Qúa trình sinh sản: Cà cuống là loài sinh sản hữu tính, chúng giao phối và thụ tinh trong. Trứng được đẻ thành từng đám, tỉ lệ trứng nở thành ấu trùng rất cao từ 90% đến gần 100% . 14
- TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang (1971), Động vật học không xương sống, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Như Hiền, Vũ Xuân Dũng (2007), Sinh học cơ thể, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Mai Văn Hưng (2009), Sinh học phát triển cá thể động vật, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Phạm Quỳnh Mai, Lê Xuân Huệ, Phạm Đình Sắc (2000). Một số đặc điểm sinh sản và phát triển của cà cuống Lethocerus indicus (Lepeletier et Serville, 1775). Tạp chí Sinh học, 4, 6266. 6. Vũ Quang Mạnh (1998), Con cà cuống, loài côn trùng độc đáo, Khoa học đại chúng phục vụ nông nghiệp và nông thôn, 6066, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Vũ QuangMạnh (1999), Nghiên cứu sinh thái, tập tính và gây nuôi cà cuống, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước, Mã số 6.17.98.,129, Hà Nội. 8. Vũ Quang Mạnh (Cb), Lê Xuân Huệ (1999), Tập tính động vật và ứng dụng trong gây nuôi cà cuống và bọ cạp, 1180, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Vũ Quang Mạnh (2000a), Đặc điểm hình thái và cấu tạo của cà cuống Lethocerus indicus (Lepeletier et Serville, 1775) ở Việt Nam , Những vấn đề Nghiên cứu cơ bản trong Sinh học, 414418, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 10. Vũ Quang Mạnh (2007), Con cà cuống Lethocerus indicus (Lepeletier et Serville, 1775), Sách đỏ Việt Nam, tập 1 phần Động vật, 453454, NXB KH và KT, Hà Nội. 15
- 11. Vũ Quang Mạnh (2011). Ghi nhận loài cà cuống Kirkaldyia deyrolli (Vuillefroy, 1864) (Lethocerinae, Belostomatidae) cho khu hệ Việt Nam, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4, 206213. 12. Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Bích Lam (2012). Đặc điểm hình thái, giới tính loài cà cuống Lethocerus indicus (Lepeletier et Serville, 1775) và môi trường sống của chúng ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 34, 166172. 13. Sonexay rasphone (2017). Nghiên cứu định loại, môi trường sống và tập tính sinh sản của loài cà cuống (Lethocerus sp.) ở tỉnh Savannakhet, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học. II. Tài liệu nước ngoài 14. David Grimaldi, Michael S. Engel (2005). Evolution of the Insects, Cambridge University Press. UK, pp. 1755. 15. Hasko Friedrich Nesemann & Gopal Sharma (2013). “Observations on the life history of giant water bugs Lethocerus Mayr, 1853 (Heteroptera: Nepomorpha: Belostomatidae) in the Gangetic plains of India and Nepal”. Journal of Threatened Taxa. 5(10): 44744482. 16. PerezGoodwyn P. J., 2006. Taxonomic revision of the subfamily Lethocerinae Lauck & Menke (Heteroptera: Belostomatidae). Stuttgarter Beiträge zur Naturkunde, Serie A (Biologie), 695: 1 71+74 Abb. 17. Tieu, N. C. (1928). Notes sur les insectes comestibles au Tokin. Bull. Econ. de l’Indochine, 31, 735744. 18. Smith R. J., 1997. In: Choe J. & B. Crespi (Eds) Social Behavior in insects and Arachnids, Cambridge University Press. UK, pp. 116149. III. Internet 16
- 19. https://danviet.vn/lamahaykiem2trieungaytunuoiconchetdenditvanconcay 7777824267.htm 20. http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/biologie/cacuong.htm 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIểu luận: Thu nhận và khảo sát một số đặc tính của enzyme protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis
29 p | 1615 | 567
-
Tiểu luận: Tiềm năng Năng lượng tái tạo ở Việt Nam
23 p | 1023 | 274
-
Tiểu luận "Công nghệ sinh học động vật"
19 p | 893 | 258
-
TIỂU LUẬN: Quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội,con đường phát triển tất yếu của cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
29 p | 764 | 257
-
TIỂU LUẬN SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ ĐỘNG VẬT “ Tìm hiểu tế bào gốc và ứng dụng của tế bào gốc trong y học”
45 p | 421 | 110
-
TIỂU LUẬN MÔN : SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Phần 1)
9 p | 555 | 88
-
Sinh học đại cương - Sinh học cơ thể thực vật bậc cao
82 p | 458 | 85
-
Tiểu luận môn Sinh học cơ thể động vật: Tìm hiểu sự xuất hiện và tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật
34 p | 524 | 63
-
Tiểu luận: Phương pháp xử lý vi sinh vật
33 p | 167 | 27
-
Tiểu luận Triết học số 123
15 p | 122 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THCS trong dạy học “Sinh học cơ thể người và vệ sinh” (Sinh học 8)
132 p | 41 | 9
-
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 p | 113 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa cho học sinh trong dạy học phần sinh học cơ thể cấp trung học phổ thông
54 p | 45 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên Sinh
27 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức học sinh thiết kế sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học trong dạy học phần Sinh học
169 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp giáo dục dân số thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học cơ thể, trung học phổ thông
120 p | 24 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy học phần Sinh học cơ thể, trung học phổ thông
101 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn