Tiểu luận Thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 388
download
Gia đình là một tế bào, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, là nơi con người thấy được sự bình yên và an toàn khi mình ở đó. Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại đang là “địa ngục”, là nỗi đau bởi các cuộc bạo hành trong gia đình đang diễn ra. Chúng ta ai cũng đều biết rằng, bạo lực trong gia đình không những làm tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ, thể xác, tinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay
- Tiểu luận Thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay 1
- MỤC LỤC Trang Lời nói đầu .................................................................................1 I.Một số vấn đề chung .................................................................2 1. Khái niệm bạo lực gia đình .....................................................2 2. Phân loại bạo lực gia đình .......................................................2 2.1 Phân loại theo hình thức ........................................................2 2.2 Phân loại theo nạn nhân bị bạo lực ........................................2 3. Khái niệm bạo lực thể chất ......................................................3 4. Các hành vi và mức độ của bạo lực thể chất ............................3 II. Thực trạng bạo lực thể chất đối với PN và TE ở VN ..............4 1. Về mặt sức khoẻ và tình mạng ................................................4 2. Tình trạng gia đình tan vỡ .......................................................5 3. Sự thay đổi vị thế giữa nam và nữ ...........................................7 Vài hình ảnh về bạo lực thể chất đối với phụ nữ và trẻ em ..........8 III. Nguyên nhân của bạo lực thể chất đối với PN và TE.............9 1. Do nhận thức...........................................................................9 2. Do các vấn đề về kinh tế .........................................................9 3. Do sự bất bình đẳng giữa nam và nữ .......................................10 4. Do sự thờ ơ của các cơ quan chức năng ..................................10 5. Hình thức xử lý đối với những người gây ra bạo lực còn nhẹ ..10 IV. Một số giải pháp phong chống bạo lực gia đình ....................11 Kết luận ......................................................................................13 Tài liệu tham khảo ......................................................................14 2
- Lời mở đầu Gia đình là một tế bào, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, là nơi con người thấy được sự bình yên và an toàn khi mình ở đó. Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại đang là “địa ngục”, là nỗi đau bởi các cuộc bạo hành trong gia đình đang diễn ra. Chúng ta ai cũng đều biết rằng, bạo lực trong gia đình không những làm tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ, thể xác, tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả những người xung quanh và gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Như vậy, bạo lực gia đình chính là một hiểm hoạ bởi những hành vi bạo lực đã tác động trực tiếp đến việc hình thành hành vi của trẻ, sự nhìn nhận về giới và là cái chết dần, chết mòn đối với những nạn nhân của bạo lực gia đình (mà nạn nhân của bạo lực gia đình phần lớn là những phụ nữ và trẻ em trong gia đình). Bạo lực gia đình xảy ra dưới rất nhiều các hình thức khác nhau: Bạo lực thể chất (các hành vi đánh đập, chửi mắng…), bạo lực tình dục (cưỡng đoạt tình dục), bạo lực kinh tế (kiểm soát các vấn đề kinh tế trong gia đình)…Các hình thức bạo lực này đều để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Chính những hậu quả to lớn mà nạn bạo hành trong gia đình để lại mà đã đòi hỏi cần có những biện pháp ngăn ngừa và can thiệp sớm là một hoạt động hết sức cần thiết cho sự phát triển của gia đình và xã hội. Với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc chống bạo lực gia đình, em đã chọn đề tài “Thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay” . I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 3
- 1. Khái niệm “Bạo lực gia đình” - Tháng 12/1993: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về Bạo lực gia đình như sau: “Bất kỳ một hoạt động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngững tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do và nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”. - Ở Việt Nam: 21/11/2007 trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá XII đã thông qua bản dự thảo luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia định như sau: “Bạo lực gia đình là hành động cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. 2.Phân loại bạo lực 2.1 Phân loại theo hình thức: Gồm 5 loại: + Bạo lực thể chất . + Bạo lực tinh thần. + Bạo lực tình dục. + Bạo lực kinh tế. + Bạo lực về mặt xã hội. 2.2 Phân loại theo nạn nhân bị bạo lực: Gồm 3 loại: + Bạo lực với người già. + Bạo lực với bạn tình và người đồng hôn phối. + Bạo lực với trẻ em. Ngoài ra còn có thể phân loại bạo lực thành 2 loại là: Bạo lực không nhìn thấy và bạo lực nhìn thấy. Hiện nay, trong nghiên cứu cũng như trong thực tế người ta hay sử dụng cách phân loại thứ nhất. 4
- 3. Khái niệm “bạo lực thể chất” - Theo luật mẫu của Liên Hợp Quốc. Bạo lực thể chất bao gồm bất cứ hành vi bạo lực nào gây ra thương tích về mặt thể chất hoặc tổn thương thân thể ở bất kỳ mức độ nào. - Theo tài liệu của Viện Khoa học xã hội: “Bạo lực thể chất là hành vi cưỡng bức thân thể, đánh đập nhằm gây thương tích cho nạn nhân hoặc hạn chế nhu cầu thiết yếu như: ăn, uống, ngủ. 4.Các hành vi và mức độ bạo lực thể chất + Thờ ơ.. + Ngắt, véo gây đau. + Đánh đau, gây thương tích ở những khu vực khó phát hiện. + Xô đẩy, kiềm, xiết. + Giật, kéo, lắc mạnh, rứt tóc. + Tát, cắn. + Đấm, đá. + Bóp cổ, ném đồ vật vào nạn nhân. + Đánh đập nặng gây thương tích (gẫy xương, chấn thương nội tạng). + Quăng, ném nạn nhận. + Đánh, đá vùng bụng gây sẩy thai hoặc sinh con. + Sử dụng hung khí có sẵn trong nhà tấn công nạn nhân. + Gây thương tích nặng không cho nạn nhân chữa trị. + Dùng phương tiện có dự định (dao, súng…). + Huỷ hoại hoặc làm biến dạng hình thể. + Giết. II. THỰC TRẠNG BẠO LỰC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM Ở VIỆT NAM 5
- Bạo lực gia đình đang là một vấn đề có tính chất toàn quốc, được xem là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em là hiện tượng phổ biến trong tồn tại ở tất cả các nước. Bạo lực gia đình đã và đang tác động đến một bộ phận không nhỏ phụ nữ trên toàn thế giới và là một trở ngại lớn cho quá trình bình đẳng giới. Ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình đang được quan tâm nhiều hơn khi ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình được phát hiện với hậu quả để lại ngày càng nặng nề hơn. Theo báo cáo của Uỷ ban dân số - gia đình và trẻ em ViệtNam năm 2006: 97% nạn nhân của bạo lực gia đình chính là những người phụ nữ. Họ là những người yếu đuối về mặt sức khoẻ hoặc mặt kinh tế nên thường phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: chịu sự đánh đập, chửi mắng (bạo lực thể chất). Theo khảo sát gần đây của uỷ ban các vấn đề của Quốc hội cho thấy 2,3% gia đình có hành vi bạo lực thể xác, 25% là bạo lực về tình cảm và 30% là bạo lực tình dục. Và để thấy được thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào và hậu quả của nó ra sao thì chúng ta có thể thấy qua những con số thông kê về các mặt. 1.Về mặt sức khoẻ và tính mạng Bạo lực về thể chất gây ảnh hưởng hết sức to lớn đến sức khoẻ và tính mạng của nạn nhân bị bạo lực. Bị đánh đập, hành hạ về mặt thể xác khiến cho nạn nhân suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động và có thể dẫn tới một số bệnh như tâm thần hoặc cũng có thể bị giết hoặc một số tìm cách tự tử. Theo kết quả cuộc điều tra của Uỷ ban các vấn đề xã hội thực hiện tại 10 huyện thuộc 8 tỉnh trên cả nước vào năm 2006, kết quả đã cho thấy 10% 6
- số vụ bạo hành gia đình dẫn đến những thương tích nặng gây tàn tật, giảm khả năng lao động, tử vong do đánh đập, đầu độc hoặc sử dụng hung khí. Và chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 7 năm 2006, Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khoẻ bệnh viện đa khoa Đức Giang đã tiếp gần 1.300 phụ nữ là nạn nhân đã đến kêu cứu trong tình trạng mặt mũi bị thâm tím, gãy tay, chân, răng, xương sườn do chồng hoặc gia đình nhà chồng đánh đập. Theo báo cáo của Sở Y tế An Giang: Trong năm 2005 thì trong số 1319 bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình thì có 1011 người có hành vi tự tử và 30 người trong số đó đã chết. Theo báo cáo của Bộ Công an thì cứ hai đến ba ngày lại có một người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. Khảo sát trong tổng số 1113 người bị giết thì có 151 người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình: 39 vụ chồng giết vợ và 8 vụ vợ giết chống (nguồn tin: VTC News ngày 23/08/2006). Theo thống kê của Trung tâm tư vấn sức khẻo phụ nữ thì trong số những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tìm đến đây có tới 50% bị thương tích ở vùng đầu, 10% là chấn thương xương, 40% là đa chấn thương. Và có những nạn nhân khi đến trung tâm thì tử vong. 2.Tình trạng gia đình tan vỡ Ngày nay, bạo lực trong gia đình khiến cho tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng cao. Nhất là những phụ nữ ở các thành phố lớn hoặc có trình độ dân trí cao thường chọn cho mình phương án giải thoát khỏi bị đánh đập hành hạ bằng con đường ly hôn. Theo số liệu của Bộ công an thống kê năm 2004. Số vụ ly hôn tại Việt Nam có chiều hướng tăng nhanh. Năm 1991 có 22.634 vụ ly hôn thì 8 năm sau đó 2000 đã lên tới 30.000 vụ. Trên 70% trong số đó là do bạo lực gia đình. 7
- Theo Toà án nhân dân tối cao thống kê từ năm 2000 đến năm 2005, Toà án các cấp đã xử lý 186.954 vụ ly hôn do bạo lực trong gia đình trong đó đánh đập ngược đãi chiếm tới 53,1% trong tất cả các nguyên nhận Cũng theo số liệu của Toà án tối cao chỉ tính riêng trong năm 2005, số vụ việc ly hôn do bạo lực gia đình chiếm trên 60%. Trên địa bàn Hà Nội theo thống kê của Toà án nhân dân trong 8 năm thực hiện luật hôn nhân gia đình có tới 7372 vụ ly hôn xuất phát từ nguyên nhân do người phụ nữ bị đánh đập hành hạ. Phụ nữ đứng đơn xin ly hôn do chồng ngược đãi phụ bạc chiếm từ 70% đến 80%. Như trường hợp của chị Thu H: Nhìn bề ngoài, ai cũng tấm tắc khen chị Thu H (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư) tốt số. Anh chồng là kỹ sư xây dựng, vừa đẹp trai, vừa có tài và kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng thực tế, trong ngôi nhà cao tầng đó chị H đang phải chịu cảnh “địa ngục trần gian”. Chị kể: “Anh ta cấm tôi bước chân ra khỏi nhà, cả đi chợ cũng là việc của mẹ chồng. Tôi tốt nghiệp đại học nhưng anh ta không cho tôi đi làm, phải ở nhà phục dịch anh ta. Có lần đánh bạo ra ngoài xin việc, khi về nhà hàng tháng trời anh ta không thèm nhìn mặt, không ăn, không ngủ cùng, cũng không đưa tiền cho tôi. Việc hành hạ tinh thần khiến tôi không thể chịu nổi, một lần tôi liều về nhà mẹ đẻ, ngờ đâu bị chồng túm tóc đánh cho một trận tơi bời. Rồi chị H thổn thức: “Nếu chấp nhận ly hôn tôi sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Nhưng tôi đau khổ đủ rồi. Dù không còn gì tôi vẫn quyết định ly hôn và tôi sẽ cố gắng nuôi con một mình”. Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa. Tình trạng bạo hành trong gia đình hằng ngày vẫn cứ diễn ra và từ đó tình trạng ly hôn cũng ngày càng gia tăng. 3.Sự thay đổi vị thế giữa nam và nữ 8
- Ngày nay, trên thực tế nhiều trường hợp phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn chồng nhưng lại bị chồng đánh. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do các ông chồng sẽ cảm thấy địa vị trụ cột trong gia đình của họ đang bị đe doạ. Theo nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình. * Bạo lực thể chất không chỉ là hình thức, hành vi đánh đập gây thương tích cho nạn nhân mà bên cạnh đó còn những hình thức hành hạ khác như cấm đoán việc ăn, ngủ, mặc quần áo…khiến cho sức khoẻ nạn nhân bị suy kiệt thậm chí dẫn đến tử vong. Tại Bắc Giang, chồng ép vợ cởi quần áo, nhốt vào chuồng chó và gọi mẹ vợ sang chứng kiến. Khiến cho nạn nhân không chỉ chịu hành hạ về mặt thể xác mà còn gây ra những đau đớn về tinh thần. *Và trẻ em cũng là đối tượng phải chịu những bạo lực về thể chất: như bắt nhịn ăn, bị phạt đánh đòn chỉ vì bị điểm kém hoặc không nghe lời cha mẹ. Hoặc cha mẹ đã có những hành động, suy nghĩ sai lệch trong việc giáo dục con cái, lạm dụng quyền làm cha mẹ để thực hiện những hành vi tàn bạo đối với con cái của mình. Hiện nay dư luận đang bức xúc về vụ một người mẹ đã cắt ngón tay của đứa con 3 tuổi của mình chỉ vì em đã nghịch tờ tiền, cắt gót chân em vì em trèo lên cây và bị ngã. Những người già trong gia đình cũng là đối tượng gánh chịu bạo lực về thể chất. Việc con cái đánh cha mẹ, thậm chí bỏ đói, không chăm sóc khi cha mẹ ốm đau để mặc họ với bệnh tật, đói rét cũng là những hành vi gây tổn hại nặng nề về sức khẻo cũng như tinh thần. 9
- MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ BẠO LỰC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM III. NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM 1. Do nhận thức 10
- Trong xã hội của chúng ta vấn còn tồn tại nhiều suy nghĩ cho rằng bạo lực gia đình là chuyện riêng tư của mỗi nhà, mỗi gia đình không cần đến sự can thiệp của người ngoài và càng không cần đến vai trò của các cấp chính quyền. Nhiều người đàn ông có suy nghĩ rằng họ đánh vợ có nghĩa là họ đang dạy vợ và họ hoàn toàn có quyền đó chứ không liên quan gì đến hàng xóm hay bất cứ một tổ chức đoàn thể nào. Sự cam chịu và sự nhận thức sai lầm của chính những người bị bạo hành. Nhiều người phụ nữ khi bị chồng đánh thì đều cố gắng nhẫn nhịn với tâm lý vì con cái, cho êm cửa, êm nhà. 2. Do các vấn đề về kinh tế - Sự thay đổi về công việc, mất đi hoặc không tạo ra nguồn thu nhập cũng khiến cho bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Một người chồng bị sa thải hoặc phá sản có thể dẫn đến rượu chè, cờ bạcvà từ đó sẽ dẫn tới “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ, với con. - Sự lệ thuộc về mặt kinh tế đã khiến cho những người bị lệ thuộc phải cam chịu bị bạo hành bởi các thành viên trong gia đình, họ luôn cam chịu bởi họ không phải là người nắm giữ về kinh tế. 3.Do vấn đề về tâm lý Những vết thương về tâm lý trong quá khứ đã ảnh hưởng đến hành vi trong hiện tại của mỗi con người. - Đối với nam giới: nếu trước đây cha của họ có những hành vi bạo lực với các thành viên trong gia đình thì khi họ lập gia đình họ cũng dễ dàng lặp lại những hành vi đó đối với vợ con của họ. - Đối với nữ giới:trước đây chứng kiến, họ trông thấy cha đánh mẹ thì khi lập gia đình nếu người chồng của họ sử dụng bạo lực đối với họ thì họ cũng sẽ dễ dàng cam chịu và coi đó là chuyện mình phải chấp nhận và mẹ của họ cũng đã từng như vậy. 11
- 3. Do sự bất bình đẳng giữa nam và nữ Mặc dù quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới ngày càng được thiết lập nhưng đối với mỗi bản thân con người thì một số người vẫn còn theo nếp suy nghĩ từ xưa (nhất là những người Phương đông) đàn ông có quyền quyết định mọi việc trong gia đình, có thể đánh đập vợ con mà không vấp phải sự phản kháng hay sự can thiệp từ phía bên ngoài. 4. Do sự thờ ơ của các cơ quan chức năng Như Bà Hồng Vân ( Trưởng ban Gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam ) đã kể rằng: Một cán bộ tư pháp đã hồn nhiên nói với cán bộ phụ nữ rằng:xung đột gia đình là điều bình thường, chồng có tát vợ một đôi cái cũng không sao. Anh này còn nói : “ bị chồng đánh mà đi báo công an thì chỉ có đường bỏ xứ mà đi vì sẽ bị người đời chê cười, gia đình chồng dè bỉu, có khi về nhà chồng còn bị đánh nhiều hơn. Và một công an huyện ở Tỉnh Thái Bình còn cho rằng:xung đột gia đình chỉ nên tự giải quyết trong gia đình và chín bỏ làm mười cho gai đình trong ấm ngoài êm. Chỉ những người khong biết suy nghĩ mới đi trình báo chính quyền. 5. Hình thức xử lý còn nhẹ đối với những người gây ra bạo lực Như chúng ta ai cũng đều có thể nhận thấy rằng các hình thức xử lý đối những đối tượng gây ra bạo lực trong gia đình mới dừng lại ở mức cảnh cáo, khuyên răn, giáo dục.Và chỉ khi nào nạn nhân được chứng minh là thương tích 11% trở lên mới truy cứu trách nhiệm. Song không phải lúc nào nạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương cũng không đủ khả năng. Vì vậy bạo lực thể chất trong gia đình vẫn là một vấn đề hết sức bức xúc, cần được quan tâm giải quyết. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 12
- Để công tác phòng chống bạo lực trong gia đình đạt được hiệu quả thì cần phải có những giải pháp cụ thể như: Một là: Huy động sức mạnh dư luận xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình. Dư luận xã hội sẽ có tác dụng hết sức to lớn trong công tác phòng chống nạn bạo hành trong gia đình bởi vì nếu có sự góp sức hỗ trợ của toàn thể nhân dân thì mọi vấn đè sẽ được giải quyết.Hai là: Nâng cao chương trình toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Ba là: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống bạo lực trong gia đình đồng thời cũng cần phải tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trong mọi tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó cũng cần nêu lên những hậu quả của nạn bạo hành trong gia đình. Từ hình thức tuyên truyền sẽ tác động vào ý thức của mọi người dân, họ sẽ có những nhận thức đúng đắn hơn, nhần thứ đúng sẽ đi đến những hành động đúng. Bốn là: Huy động nội lực bản thân người bị bạo hành. Họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của nạn bạo hành mà nạn bạo hành như chúng ta biết chỉ có thể được phát hiện khi chính những nạn nhân đó lên tiếng. Vì vậy bản thân người bị bạo hành cần phải nỗ lực để có thể tự bảo vệ bản thân mình và tham gia vào công cuộc chống nạn bạo hành trong gia đình. Năm là: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực thể chất - Hỗ trợ tức thời: Đưa nạn nhân đến nơi an toàn, cách ly, quản thúc hoặc bắt giữ thủ phạm gây bạo hành, chăm sóc cho nạn nhân về y tế, thực phẩm. - Hỗ trợ lâu dài: Xử lý pháp luật đối với thủ phạm, giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan, chăm sóc sức khoẻ lâu dài trong trường hợp có thương tích nặng, giúp đỡ nạn nhân và gia đình vượt qua khủng hoảng và đồng thời nâng cao khả năng úng phó cho cuộc sống về sau này. Sáu là: Giúp các nạn nhân tìm ra nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình để có thể tìm biện pháp điều chỉnh ddảy là: Sử dụng các phương tiện thông tin 13
- đại chúng (đài, báo, tivi…) liên tục và thường xuyên để cung cấp địa chỉ các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực gia đình. Điều này sẽ giúp các nạn nhân biết được nếu họ cần sự giúp đỡ họ có thể tìm đến đúng nơi cần thiết. KÕt luËn Như vậy, nạn bạo hành trong gia đình đang là một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu và ở Việt Nam cũng vậy. Bạo lực gia đình đã và đang để lại những hậu 14
- quả hết sức nặng nề và nghiêm trọng không chỉ đối với nạn nhân bị bạo lực mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới trật tự và sự an bình của toàn xã hội. Bình đẳng giới liệu có được không trong khi nạn bạo hành gia đình ngày càng gia tăng? Đây là một câu hỏi cần được mọi người trả lời.Như chúng ta đã biết, phụ nữ và trẻ em luôn là những người chịu hậu quả của nạn bạo hành gia đình. Nạn bạo hành gia đình diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến tinh thân, tâm lý … và cũng kéo theo hàng loạt những vấn đề khác nữa. Vì những lẽ đó, bảo vệ phụ nữ trẻ em trước nạn bạo hành gia đình là một vấn đề hết sức bức thiết. Đây không phải la trách nhiệm của riêng một ai, một ban ngành, đoàn thể nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Hi vọng rằng trong một tương lai không xa thì tình trạng bạo hành trong gia đình sẽ không còn diễn ra nữa, cuộc sống của mọi người trong xã hội sẽ luôn được an toàn, bình đẳng. “ Con người được an sinh thì xã hội sẽ an sinh và ngược lại!”./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo Lao Động, Báo Công An nhân dân, Báo pháp luật 2. Một số trang web: Vietnam.net,dan tri.com,… 15
- 3. Công ước về quyền trẻ em 4. Bài giảng: chuyên đề về bạo lực gia đình 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận - Thực trạng công tác quản trị nhân lực ở Công ty xây dựng số 9
38 p | 1874 | 337
-
Tiểu luận: Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Thanh hóa trong tình hình hiện nay
14 p | 1149 | 153
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng công tác quản lí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Hanoi Daewoo
63 p | 380 | 118
-
TIỂU LUẬN:Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.Lời nói đầuĐất đai là tài nguyên quí giá của mỗi quốc gia là điều kiện tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trá
72 p | 408 | 98
-
TIỂU LUẬN:Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập.Mở đầu --------* Tính cấp thiết của đề tàiKhác với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây, trong nền kinh tế
66 p | 292 | 78
-
TIỂU LUẬN: NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRƯỚC YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
102 p | 221 | 61
-
Tiểu luận cuối khóa: Phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh
28 p | 666 | 54
-
Tiểu luận:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ĐHQG-HCM
22 p | 278 | 48
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng nguồn lực cong ngừơi Việt Nam và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá
31 p | 151 | 35
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình- từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang
104 p | 128 | 24
-
TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
57 p | 176 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi tiểu học
112 p | 44 | 16
-
TIỂU LUẬN: Chất lượng nhân lực của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xay dựng công trình giao thông
36 p | 70 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
113 p | 22 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh
68 p | 110 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2019 và một số yếu tố liên quan
101 p | 45 | 7
-
Luận án tiến sĩ Y học: Bạo lực gia đình và sức khỏe của thai phụ, trẻ sơ sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2014-2015
156 p | 61 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn