TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
lượt xem 20
download
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: thực trạng về cầu lao động từ năm 1986 đến nay', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
- z TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
- A. LỜI MỞ ĐẦU Dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội có vai trò quan trọng đối với việc soạn thảo các chiến lược, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc dự báo được các chỉ tiêu này trong tương lai càng đáng tin cậy bao nhiêu thì việc lập các chiến lược dài hạn, các quy hoạch, các kế hoạch, các chương trình càng phù hợp với thực tế bấy nhiêu; điều này đến lượt nó lại có tác động tích cực, nó kích thích các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả. Hơn thế nữa, các đối tác nước ngoài, các công ty nước ngoài còn lấy chúng làm cơ sở để nhận định về kinh tế xã hội nước ta từ đó đưa ra những kế hoạch đầu tư một cách khôn ngoan. Ngoài ra điều này còn góp phần làm minh bạch hơn môi trường kinh doanh trong nước. Đánh giá các yếu tố tác động lên cầu lao động và dự báo nhu cầu lao động từ năm 2010 giúp chúng ta biết được số lao động sẽ có việc làm trong tương lai, số thất nghiệp, đây là một cơ sở để nhà nước đề ra chính sách giải quyết việc làm phù hợp.
- B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VỀ LAO ĐỘNG VÀ CẦU LAO ĐỘNG 1.1 Nguồn lao động 1.1.1 Khái niệm Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động,có nguyện vọng tham gia lao động và những người trên độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân . 1.1.2 Đặc điểm a. Về mặt chất lượng của nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống của người dân trong một xã hội nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau: - Chỉ tiêu biểu hiên trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực: Sức khỏe là trang thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người, và được biểu hiện thông qua nhiều chuẩn mực đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa,ngoại khoa…ngoài ra người ta còn sử dụng các chỉ tiêu như tỷ lệ sinh, chết, tỷ lệ tử vong của trẻ em, tỷ lệ thấp cân trẻ sơ sinh, tuổi thọ trung bình,cơ cấu giới, cơ cấu tuổi, mức GDP/đầu người… - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: Chỉ tiêu này được đo lường thông qua các chỉ tiêu như số lượng và tỷ lệ biết chữ, số lượng và tỷ lệ người qua các cấp học như tiểu học, phổ thông cơ sở,trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, trên đại học… - Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao tạo
- khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn kỹ thuật là trạng thái hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn nghề nghiệp nào đó. Có thể phân làm hai loại: lao động đã qua đào tạo và lao động chưa qua đào tạo. Về cơ cấu lao động được đào tạo có: cấp đào tạo (sơ cấp,trung cấp, cao cấp), công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn, trình độ đào tạo(cơ cấu bậc thợ, cơ cấu ngành nghề…) Thông qua chỉ tiêu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực cho thấy năng lực sản xuất của con người trong ngành, trong một quốc gia, khả năng sử dụng khoa học hiện đại vào sản xuất. b. Về mặt số lượng: nguồn nhân lực được đo thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô và tốc độ tăng dân số càng lớn thì quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên tác động của nó phải sau một khoảng thời gian nhất định mới có biểu hiên rõ vì con người phải phát triển đến một mức độ nhất định mới trở thành người có sức lao động, có khả năng lao động. 1.1.3 Phân loại nguồn nhân lực Căn cứ nguồn gốc hình thành người ta chia ra 3 loại: - Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số - Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế - Nguồn nhân lực dự trữ Căn cứ vai trò của từng bộ phân nguồn nhân lực: - Nguồn lao động chính - Nguồn lao động phụ - Nguồn lao động bổ sung 1.1.4 Vai trò của nguồn lao động Nguồn lao động cung cấp sức lao động cho nền kinh tế, cùng với các đầu vào khác tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế. Nguồn lao động còn giúp cho ta học tập và tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý của người nước ngoài, là nhân tố thu hút đầu tư từ bên ngoài.
- 1.2 Cầu lao động 1.2.1 Khái niệm Theo giáo trình kinh tế nguồn nhân lực: cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Vấn đề cầu lao động rất gần gũi với vấn đề việc làm và người có việc làm, bởi một cách đơn giản nhất để dự báo cầu lao động là dựa vào con số người có việc làm trong các năm trước. Theo Bộ luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc làm là “ mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm”. Người có việc là những người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động gồm: - Những người làm các công việc được trả công dưới dạng hiện vật hoặc bằng tiền để đổi công. - Những người tự làm công việc để thu lợi nhuận hoặc thu nhập cho bản thân và gia đình. - Những người làm các công việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong gia đình mình nhưng không hưởng tiền lương, tiền công. Cầu về lao động khác với lượng cầu vê lao động, cầu về lao động mô tả toàn bộ hành vi của người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Ở mỗi mức giá có một lượng cầu nhất định. Cầu lao động có thể được xác định thông qua số người có việc làm. Người có việc làm là những người trong thời gian quan sát đang có việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc làm các công việc sản xuất, kinh doanh cá thể, hộ gia đình hoặc đã có công việc làm nhưng đang trong thời gian tạm nghỉ việc và sẽ tiếp tục trở lại sau thời gian tạm nghỉ. Cầu lao động là cầu dẫn suất bởi lẽ nó được suy ra từ cầu về sản lượng mà lao động được dùng để sản xuất ra. Cầu về lao động phụ thuộc vào sản phẩm giá trị biên của lao động (MPVL). MPVL lại phụ thuộc vào các yếu tố khác như tài nguyên, vốn, kỹ thuật. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam, cầu về lao động được xác định ở mức
- giá cả thấp. 1.2.2 Phân loại cầu lao động - Theo trình độ lao động: lao động có trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề, lao động phổ thông - Theo ngành nghề: lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp, lao động trong khu vực công nghiệp, lao động trong ngành dịch vụ. - Theo thành phần kinh tế: lao động trong khu vực quốc doanh, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, lao động trong khu vực kinh tế hộ gia đình, lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 1.2.3 Các nhân tố tác động đến cầu về lao động a. Tăng trưởng kinh tế - Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà mọi quốc gia trên thế giới đều theo đuổi là duy trì mức tăng trưởng kinh tế thích hợp. Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, tăng trưởng kinh tế trước hết là một vấn đề kinh tế, song nó còn mang tính chính trị, xã hội sâu sắc. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng thực tế được tính cho toàn bộ nền kinh tế (của một quốc gia, một vùng hay một ngành) trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng. Đây là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc thời kỳ gốc.
- - Các thước đo tăng trưởng kinh tế: Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế, thu nhập hay sản lượng thường được thể hiện dưới dạng giá trị: có thể là tổng giá trị thu nhập (sản lượng), hoặc có thể là thu nhập (sản lượng) bình quân trên đầu người. Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng thu nhập quốc dân (GNI); thu nhập quốc dân (NI); tổng thu nhập được quyền chi (GDI); trong đó chỉ tiêu GDP thường là chỉ tiêu quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến nhất. + Tổng giá trị sản xuất (GO): Tổng giá trị sản xuất là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Tổng sản phẩm quốc nội đo lường tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP có thể có nhiều cách tính khác nhau dưới các góc độ: sản xuất, tiêu dùng và phân phối. + Tổng thu nhập quốc dân (GNI): GNI về nội dung thì GNP và GNI là như nhau. Tuy nhiên GNI tiếp cận dưới góc độ từ thu nhập chứ không phải dưới góc độ sản phẩm sản xuất như GNP. + Thu nhập bình quân đầu người: Để đánh giá xác thực hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia dưới góc độ mức sống dân cư, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu bình quân đầu người, chẳng hạn như GDP bình quân đầu người (hay GNI bình quân đầu người). Khi đó, tốc độ tăng trưởng lại phụ thuộc hai yếu tố: tốc độ tăng trưởng thu nhập (sản lượng) và tốc độ tăng trưởng dân số. b. Đầu tư - Khái niệm đầu tư:
- Đầu tư là sự gia tăng thêm vốn/tư bản vào sản xuất hay nền kinh tế nhằm tăng năng lực sản xuất và được huy động dưới dạng vật chất là tiền và hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ... Cũng như lao động, đầu tư là một trong các nhân tố đầu vào cơ bản, không thể thiếu được trong sản xuất nói riêng hay trong hoạt động kinh tế nói chung, thiếu đầu tư sản xuất không phát triển, số lao động có việc làm không tăng, kinh tế cả nước vì thế mà trì trệ. Ngược lại, đầu tư càng lớn thì khả năng sản lượng được tạo ra từ sản xuất tăng lên theo qui luật lợi tức biên, kèm theo đó là số lao động có việc làm gia tăng, thu nhập từ nền kinh tế do đó cũng tăng lên. Đầu tư, do vậy, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. - Quá trình hình thành vốn đầu tư: Vốn đầu tư được hình thành từ việc tích lũy, tiết kiệm, nói cách khác, để có được vốn đầu tư thì phải hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Tiết kiệm được nhiều thì khả năng đầu tư càng lớn. Thế nhưng, tiết kiệm lớn đến đâu tùy thuộc vào chính sách chi tiêu của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ hoặc tùy thuộc vào thu nhập của nền kinh tế. Đối với các nước đang phát triển vốn đầu tư luôn trong tình trạng khan hiếm. Chính sách mở cửa và hội nhập đã giúp các nước có cơ hội huy động vốn từ nước ngoài dưới nhiều hình thức (vốn FDI, vốn viện trợ ODA và vốn vay thương mại)1, tạo điều kiện cho kinh tế trong nước tăng trưởng cao hơn. c. Năng suất và thu nhập của lao động Công việc mà người lao động dùng sức lao động của mình tạo ra sản phẩm có giá trị cho nền kinh tế và không bị luật pháp ngăn cấm thì được gọi là việc làm. Về thực chất, nói đến việc làm chính là nói đến người lao động có việc làm. Vấn đề là kinh tế phát triển ra sao để thu hút được nhiều người có việc làm, cải thiện thu nhập và giảm nguy cơ nghèo đói. Mặt khác, như chúng ta đều biết, mỗi người sinh ra đã khác nhau về sức khỏe, vị thế, kiến thức hiểu biết, trình độ kỹ năng, tính kỷ luật lao động, ... do đó trong lao động năng lực sản xuất của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Điều đặc biệt là ở chỗ người lao động trước hết là con người, ở họ có tư duy và hành động theo lý trí, có cân nhắc, sáng tạo chứ không hoàn toàn theo bản năng và cũng không phải là cái máy thụ động. Những tiềm năng tư duy và
- sáng tạo này được gọi là vốn con người, nó là nguồn tài sản vô giá của mỗi quốc gia, nếu biết nuôi dưỡng và đào tạo đúng thì vốn con người sẽ là chìa khóa của sự phát triển. Bởi mọi thứ do con người tạo nên, vốn con người là nhân tố có vai trò quyết định chất và lượng thành quả hoạt động kinh tế. Sẽ là người thành công nếu biết khai thác, sử dụng nguồn vốn tiềm năng này. Các nhân tố sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và công nghệ sản xuất có phát huy tối đa hiệu quả hay không tùy thuộc vào các tiềm năng này (gọi là chất lượng) của người lao động. Chất lượng lao động hay nguồn nhân lực càng cao thì khả năng phát triển kinh tế càng lớn. Việc sử dụng lao động của các quốc gia khác nhau sẽ dẫn đến những thay đổi tăng trưởng kinh tế. Trong một thời gian nhất định (ngày, tháng hoặc năm) mỗi lao động tùy thuộc vào năng lực mà tạo ra một sản lượng nhất định gọi là năng suất lao động cá nhân. Tổng hợp sản lượng hay thu nhập của cả nước tính bình quân chung cho một lao động gọi là năng suất lao động bình quân hay năng suất lao động xã hội. Thu nhập của người lao động gắn với kết quả lao động mà họ tạo ra, do đó, năng suất lao động càng lớn thì thu nhập của người lao động càng lớn, đồng thời tăng trưởng kinh tế gia tăng. d. Tiến bộ khoa học công nghệ - Đối với lao động có trình độ: tác động cùng chiều. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lao động tăng, chi phí lao động giảm, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy, là tiền đề cho việc mở rộng sản xuất và tăng cầu lao động. - Đối với lao động phổ thông: tác động ngược chiều. Áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất làm tăng NSLĐ. Khi NSLĐ tăng lên sẽ tiết kiệm lao động, giảm cầu lao động, làm tăng thất nghiệp. Ở các nước tiên tiến, người ta thường sử dụng máy móc công nghệ sử dụng nhiều vốn, ít lao động. Ngoài các yếu tố chính nói trên còn một số nhân tố khác như: cơ cấu các ngành kinh tế, tỷ trọng công nghiêp – nông nghiệp – dịch vụ. Trình độ phát triển càng cao thì cầu về nhân lực có chất lượng cao tăng lên, số chỗ việc làm cũng tăng
- lên trong các ngành công nghiệp,dịch vụ và giảm trong ngành nông nghiệp. Sự mở cửa nền kinh tế: sẽ thu hút vốn , kỹ thuật công nghệ, đa dang hóa sản phẩm trong nước, làm tăng việc làm. Mở cửa cũng mở rộng thị trường làm tăng cầu về sản phẩm làm tăng việc làm. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 2.1 Thị trường lao động năm 1986 – 1995 2.1.1 Đặc điểm: Một số nội dung đổi mới của nhà nước thời kỳ này đã có tác động đến lao động việc làm của nước ta: - Phát triển nền kinh tế thị trường hàng hóa. - Tổ chức lại nền kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. - Mở cửa nền kinh tế với bên ngoài. - Thực hiện Nghị quyết 10 về khoán hộ trong nông nghiệp. Điều này đã kích thích người nông dân làm việc chăm chỉ hơn, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, giảm bao cấp tương đối về mặt tài chính đối với các khu vực quốc doanh và hợp tác xã. - Quyết định 111 về giảm biên chế trong quân đội và trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. - Quyết định 176 về giảm biên chế trong các xí nghiệp quốc doanh. - Các định hướng mới trong các chính sách kinh tế như: thành lập doanh nghiệp gia đình và sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài quốc doanh đã tồn tại từ trước 1986, đến nay được làm rõ thêm và được phép hoat động. + Tác động của việc phát triển nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho ngành thương mại dịch vụ phát triển, tạo thêm việc làm mới. Từ năm 1993, tỷ lệ lao động trong khu vực thương mại tăng lên song song là tỷ lệ lao động nông
- nghiệp giảm xuống. + Tác động của giảm biên chế trong khu vực quốc doanh đối với việc làm: Nếu như trước năm 1970, khu vực kinh tế nhà nước chiếm trên 50 % lao động thì sau đổi mới đã bắt đầu suy giảm, đạt mức thấp nhất vào năm 1991. Tuy nhiên từ 1991-1995, khu vực nhà nước phục hồi, và lao động trong khu vực nhà nước lại tăng lên, lao động tự do giảm. + Tác động của việc tổ chức, cơ cấu lại nền kinh tế với việc làm: Việc tổ chức, cơ cấu lại nền kinh tế ví dụ như việc Nhà nước thay vì đứng ra lập kế hoạch cho mọi hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu dùng thì nay nhà nước để cho các doanh nghiệp tự lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo thị trường, tự hạch toán, nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển và thu thuế của doanh nghiệp. Nhờ những đổi mới thông thoáng như vậy mà doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận luôn có nhu cầu về lao động giỏi có trình độ. Vì vậy nhu cầu lao động có trình độ cũng tăng lên. + Tác động của nghị quyết 10 về khoán hộ với vệc làm: Nếu như năm 1985 vẫn có khoảng 73% lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, th́ sau khi có chính sách đổi mới, trước hết là nghị quyết 10 về khoán hộ đã kích thích người nông dân lao động chăm chỉ, nâng cao năng suất lao động và dần dần số lao động trong nông nghiệp được chuyển dịch sang các khu vực khác, đặc biệt là khu vực thương mại dịch vụ. Đến năm 1993, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp bắt đầu giảm. 2.1.2 Thực trạng: - Về tốc độ: Tốc độ tăng việc làm còn thấp, năm 1995( 1,67%), 1992( 3,34%), 1993( 2,61%). Trong khi đó tốc độ tăng lao động trong độ tuổi thời kỳ 1989-1993 bình quân là 4,68%. Tốc độ tăng lao động công nghiệp có xu hướng ngày một cao hơn nhưng so với yêu cầu công nghiệp hóa mạnh mẽ đẻ phát triển, số việc làm công nghiệp còn thấp. - Về chất lượng cầu lao động: Có xu hướng tăng lên cùng với sự đổi mới nền kinh tế. Nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạo trước đây không đủ. Trình độ đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới.
- - Về cơ cấu cầu lao động: Cơ cấu theo ngành: Nông nghiệp là khu vực tạo nhiều việc làm nhất, nhưng tăng trưởng lại do khu vực công nghiệp và dịch vụ tạo ra. Tỷ trọng việc làm nông nghiệp trong tổng việc làm đạt mức cao vào năm 1985(73%), đến năm 1993 tỷ lệ này bắt đầu giảm. Nguyên nhân là do đây là bước đầu của quá trình chuyển dịch mang tính lịch sử từ các hoạt động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ mà quá trình này vốn đã bị trì hoãn bấy lâu nay. Từ năm 1993 việc làm trong khu vực nông nghiệp tăng chậm hơn các khu vực khác, trong khi đó lao động thương mại tăng lên. Bảng 2.1: Cơ cấu cầu lao động theo ngành kinh tế Tổng lao Nông CN- Năm động(triệu Dịch vụ(%) nghiệp(%) XD(%) người) 1991 30,794 72,6 13,9 13,5 1992 31,819 72,9 13,4 13,7 1993 32,716 73,0 13,3 13,7 1994 33,664 70,0 13,2 16,8 1995 34,589 69,7 12,5 17,3 Nguồn: niên giám thống kê. Biểu 2.1: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế - Cơ cấu việc làm theo hình thức lao động:
- Hình thức lao động không được trả công nổi trội trong giai đoạn này cùng với sự phát triển của loại hình kinh tế hộ gia đình mà người làm chủ yếu là người thân, họ hàng, ¾ các hộ gia đình kinh doanh không phải thuê thêm nhân công vào năm 1991. Các hình thức lao động được trả lương một phần phát triển trong các xí nghiệp nhỏ, tư nhân và một số xí nghiệp Nhà nước với những lao động tạm thời gia công… - Cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế: + Thành phần kinh tế hộ gia đình: đây là thành phần giải quyết được khối lượng lớn lao động dôi dư trong khu vực kinh tế Nhà nước khi giảm biên chế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. + Thành phần kinh tế tư nhân: trong giai đoạn này đã phát triển tương đối khá, thế nhưng tỷ trọng của khu vực trong GDP còn nhỏ, tổng vốn đầu tư của khu vực này cũng thấp hơn so với khu vực kinh tế Nhà nước rất nhiều, cho nên số việc làm mà khu vực này giải quyết được chưa cao, đến năm 1994 khu vực này sử dụng 7% tổng số nhân lực đô thị, năm 1995 khu vực này đã tạo ra được 25% tổng số việc làm của cả nước. Tính chung, tỷ lệ lao động sử dụng trong cả hai khu vực tăng từ 20%(1990) lên 32%(1991). + Thành phần kinh tế Nhà nước: vào cuối năm 1970, thành phần này tạo ra trên 50% số việc làm, sau đó ít thay đổi từ 1978-1989, thu nhỏ dần và đạt mức thấp nhất vào năm 1991. Từ năm 1991-1995, khu vực Nhà nước phục hồi, tuyển dụng lại và số lao động trong khu vực Nhà nước lại tăng lên. Trong khu vực thành thị, khu vực quốc doanh vẫn có vai trò lớn trong việc tạo ra việc làm, trong năm 1994, 29% nhân lực đô thị được sử dụng trong khu vực kinh tế quốc doanh. + Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: trong giai đoạn này thành phần này chưa phát triển mạnh, bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ nên số lượng việc làm tạo ra còn thấp. 2.2 Thị trường lao động năm 1996-2000 2.2.1 Đặc điểm:
- Giai đoạn này tiếp tục sắp sếp lại doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa, tư nhân hóa. Hội nhập kinh tế mạnh hơn, tháng 7/ 1995, Việt Nam chính thức ra nhập hiệp hội ASEAN. 2.2.2 Thực trạng: - Về quy mô:Nguồn lao động của Việt nam dồi dào, trẻ, khoảng trên 70% dân số trong nguồn lao động ở độ tuổi 15- 44. Lao động nông thôn chiếm trên 70%. - Về cơ cấu: + Cơ cấu theo ngành kinh tế: Tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế(%) Tổng số lao động Nông Dịch vụ năm CN-XD(%) (triệu người) nghiệp(%) (%) 1996 35,729 69,2 12,5 18,2 1997 36,994 68,7 12,5 18,7 1998 38,194 68,2 12,7 19,0 1999 39,394 66,7 12,9 19,3 Nguồn: Niên gián thống kê. Biểu 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế(%) Nhận xét: Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng rất chậm chạp. Tỷ trọng lao động trong công nghiệp tăng rất nhỏ, tương tự tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng rất nhỏ.
- + Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực thành thị, nông thôn: Bảng 2.3: Lao động có việc làm phân theo khu vực thành thị và nông thôn năm 1996-2000 Đơn vị (triệu người) Cả nước Thành thị Nông thôn Tổng Nam Tổng số Nam Tổng số Nam số 1996 35.4 17.4 6.8 3.5 28.6 13.9 1997 35.6 17.6 7.5 3.8 28.2 13.9 1998 37.0 18.4 7.8 4.0 29.2 14.4 1999 38.1 19.0 8.1 4.2 30.0 14.9 2000 38.4 19.3 8.3 4.3 30.1 15.0 Tốc độ tăng 2.06 2.63 5.152 5.303 1.305 1.935 TB(%) Nguồn: niên giám thống kê Nhận xét: Số lao động có việc làm trong cả nước tăng từ 35,4 triệu người năm 1996 lên 38,4 triệu người năm 2000 với tốc độ tăng trung bình/ năm là 2,06 %. Số lao động nam có việc làm tăng với tốc độ tăng trung bình/năm là 2,63%, cao hơn tỷ lệ của nữ(1,8%). Tỷ lệ tăng lao động có việc làm ở khu vực thành thị trung bình là 5.152352 %/năm trong khi tỷ lệ lao động nam có việc làm ở khu vực thành thị còn cao hơn, trung bình là 5.303885 %. Tổng số lao động ở nông thôn vẫn còn lớn. Người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho gia đình tăng nhanh: Bảng 2.4: Lao động có việc làm phân theo vị thế công việc năm 1996-2000 Đơn vị: triệu người 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 35,4 35,6 37,0 38,1 38,4 Chủ sử dụng - 0,1 - - 0,1
- lao động Làm việc cho 12,8 14,8 15,1 16,2 16,5 bản thân Làm công 5,9 6,6 7,8 6,9 7,1 Làm việc gia đình 16,2 14,1 14,0 14,6 14,2 không công Khác không 0,1 0,1 0,1 0,3 0,5 phân loại Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm từ năm 1996 - 2000 Từ bảng trên cho thấy, làm việc cho bản thân là 14,8 triệu, chiếm 41,5% của lao động có việc làm cả nước năm 1997 và tăng lên 16,5 triệu năm 2000, tỷ trọng cũng tăng lên 43.75%. Phần lớn việc làm được tạo ra trong khu vực kinh tế hộ gia đình và trong khu vực phi chính thức, nên đó cũng là lý do tại sao lao động tự làm việc cho bản thân chiếm tỷ trọng việc làm lớn nhất so với các hình thức vị thế công việc khác ở Việt Nam. Số lao động làm việc gia đình không hưởng công giảm từ 14,1 triệu từ năm 1997 lên 14,2 triệu năm 2000. Tỷ trọng có xu hướng giảm xuống từ 39,5% năm 1997 xuống 36,98% năm2000. Lao động làm công tăng từ 6,6 triệu năm 1997 lên 7,1triệu người năm 2000. Tỷ trọng không tăng. Từ năm 1997-2000 số lượng chủ sử dụng lao động không tăng. Về thất nghiệp: Bảng 2.5: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giai đoạn 1994-2000( %) Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ 6,1 6,4 5,9 6 6,9 7,4 6,44 Nguồn: Niên giám thống kê 1995 - 2000. Biểu 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giai đoạn 1994 – 2000 (%)
- Nhận xét: tỷ lệ thất nghiệp cao nhất vào năm 1999, do ảng hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á. - Cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý, tay nghề, ngoại ngữ, tin học vẫn tiếp tục tăng. - Cầu về lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, dịch vụ tiếp tục tăng, cầu về lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp có sự giảm tương đối. - Về quy mô: quy mô lao động có việc làm tăng lên trong giai đoạn này. Bảng 2.6: Quy mô lao động có việc làm từ 1996 - 2000 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Số lao động có việc làm 33978024 34352226 34800561 35679558 36205432 (người) Tốc độ(%) 1.101 1.305 2.526 1.474 Nguồn: Niên gián thống kê. Nhận xét: tốc độ tăng việc làm của Việt Nam không theo một xu hướng. Trong 3 năm 1997, 1998, 1999 tốc độ này liên tục tăng, nhưng đến năm 2000 đột ngột giảm. Về xuất khẩu lao động: trong thời kỳ 1980- 1990, lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước thông qua việc nhà nước ký kết các hiệp định lao động và trực tiếp thực hiện, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa đông âu, gồm
- Liên Xô cũ, Công hòa Dân chủ Đức(cũ), Tiệp Khắc(cũ) và Bungari. Một Bộ phận không nhỏ được đưa đi làm việc ở Iraq, Libya và đưa chuyên gia trong lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc ở các nước châu Phi. Trong thời kỳ 1991 đến nay: vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 các nước xã hội chủ nghĩa mà tiếp nhận lao động của Việt Nam đều xảy ra những biến động về chính trị và kinh tế. Vì vậy, phần lớn các nước này đều không có nhu cầu tiếp nhận lao động và chuyên gia Việt Nam. Do vậy ngày 9/11/1991, Chính phủ ban hành nghị định 370/HĐBT về đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Theo Nghị định này, các tổ chức kinh tế được thành lập và được Bộ lao động thương binh và xã hội cấp giấy phép hoạt động cung ứng lao động và chuyên gia cho nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động và chuyên gia được thực hiện thông qua các hợp động do các tổ chức kinh tế đó ký với bên nước ngoài. Đến tháng 8/1998 nước ta đã có 55 tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước có giấy phép đang hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. Tính đến tháng 9/2004, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động là 144 doanh nghiệp, trong đó có 118 doanh nghiệp Nhà nước, 11 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể, 12 công ty cổ phần và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhờ đổi mới cơ chế hoạt động xuất khẩu lao động và sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia của Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gia tăng nhanh chóng. Từ 1991 đến 2005 nước ta đã đưa 320.699 lao động đi làm việc ở nước ngoài(theo số liệu từ T/c Thị trường lao động). 2.3 Thị trường lao động năm 2001-2005 2.3.1 Về quy mô Cầu lao động vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ không đều. Bảng 2.7: Quy mô lao động có việc làm từ 2001 - 2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Lao động có việc làm 37.677.429 39.289.638 39.585.007 42.316.041 43.452.043 (người) T ốc độ 4.066 4.279 0.752 6.899 2.658
- tăng(%) Nguồn: Niên giám thông kê. Nhận xét: tốc độ tăng cầu lao động cao nhất vào năm 2004(6.899%), thấp nhất vào năm 2003, đến năm 2005 tốc độ tăng lại không mạnh như năm 2004 nữa. 2.3.2 Về chất lượng lao động Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo của cả nước năm 2005 là 22,5%, trong đó tỷ lệ tốt nghiệp THCN chỉ đạt 4,4%, tỷ lệ tốt nghiệp CĐ,ĐH chỉ đạt 4,8%. Chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng trong nước, vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ lực lượng qua đào tạo cao nhất cả nước( 31,9%), tiếp đến là Đông Nam Bộ(31,8%), tiếp đến là duyên hải Nam Trung Bộ, thấp nhất là Tây Bắc(13,1%). Bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 đã có khoảng 983000 lao động đã qua đào tạo bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Lao động đã qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đặc biệt là các khu đô thị các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và kể cả việc xuất khẩu lao động của Việt Nam đi nước ngoài. Khoảng trống việc làm ở các vị trí cần có lao động trình độ cao vẫn chưa được lấp đầy, cho dù trong lực lượng lao động xã hội vẫn tồn tại không ít số lao động đã qua đào tạo nhưng đang thất nghiệp, hoặc phải làm những việc không phù hợp với chuyên môn, kể cả lao động ở bậc cao đẳng đại học. Nền kinh tế nước ta xét riêng quan hệ cung cầu lao động, hiện đang đứng trước mâu thuẫn nan giải, đó là tình trạng dân số tăng nhanh( tuy tỷ lệ sinh hàng năm đã giảm xuống nhiều so với trước) dẫn đến số lao động tăng nhanh sẽ là nguồn cung lao động lớn cho quá trình đô thị hóa cùng với sự phát triển ngày càng gia tăng của các khu công nghiệp, khu chế xuất; thế nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, do số lượng lao động đã được đào tạo còn chưa đủ và chất lượng lao động đã được đào tạo chưa cao, vẫn còn thiếu nhiều lao động có tay nghề kỹ thuật, nhất là kỹ thuật cao. Đã có tình trạng có doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam nhất quyết phải đưa lao động Nhật sang làm việc cho dù mức lương phải trả tới 5000 USD/tháng vì không tuyển được lao động địa phương. Trong khi nếu tuyển tại chỗ lao động Việt Nam thì vị trí đó, doanh nghiệp chỉ phải trả 500 USD/tháng. Điều này cho thấy hạn chế về trình độ đào tạo
- của người lao động Việt Nam. 2.3.3 Cơ cấu lao động - Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực thành thị và nông thôn Bảng 2.8: Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực thành thị và nông thôn Đơn vị: triệu người Cả nước Thành thị Nông thôn Tổng số Nam Tổng số Nam Tổng số Nam 2001 39.0 19.7 8.8 4.5 30.2 15.2 2002 40.2 20.4 9.3 4.8 30.9 15.6 2003 41.2 21.0 9.6 5.1 31.6 15.9 2004 42.3 21.6 10.0 5.3 32.3 16.4 Tốc độ 2.744 3.117 4.358 5.612 2.266 2.744 TB(%) Nguồn: Niên giám thống kê. Nhận xét: tốc độ tăng lao động thành thị nhanh hơn so với tốc độ tăng lao động của cả nước. Tốc độ tăng lao động nam ở thành thị tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động chung ở khu vực thành thị. Như vậy cơ cấu lao động theo khu vực thành thị, nông thôn đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa. - Cơ cấu lao động theo vị thế công việc:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Thực trạng đàm phán TPP và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP
15 p | 1065 | 400
-
Tiểu luận Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
19 p | 1720 | 237
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay
39 p | 1004 | 104
-
TIỂU LUẬN:Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.Lời nói đầuĐất đai là tài nguyên quí giá của mỗi quốc gia là điều kiện tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trá
72 p | 406 | 98
-
Bài tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm nước ở Hà Nội
18 p | 1147 | 97
-
Tiểu luận: Thực trạng đi làm muộn
16 p | 484 | 82
-
Bài tiểu luận: Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay
34 p | 2176 | 72
-
Tiểu luận: Thực trạng hoạt động chuyển giá các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
37 p | 391 | 54
-
Tiểu luận: Thực trạng sở hữu chéo Ngân hàng tại Việt Nam
25 p | 388 | 51
-
Bài tiểu luận: Thực trạng đói nghèo của thành phố Hồ Chí Minh và chính sách trợ giúp xã hội giúp người dân thoát nghèo của lãnh đạo thành phố
14 p | 279 | 42
-
Tiểu luận: Thực trạng về phá sản tại Việt Nam hiện nay
33 p | 270 | 41
-
Tiểu luận: Thực trạng việc áp dụng ISO 9001 tại công ty SVC
25 p | 207 | 40
-
Tiểu luận Thực trạng ngôn ngữ Chat
64 p | 424 | 35
-
Tiểu luận: Thực trạng về hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
47 p | 204 | 27
-
Tiểu luận: Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam và giải pháp khắc phục
23 p | 132 | 25
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng về công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty phát triển công nghiệp năng lượng
58 p | 173 | 25
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp trong quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác tại Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
23 p | 154 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn