intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thực trạng tình hình cho vay doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua giải pháp để kích cầu kinh tế, để giải quyết bất hợp lý về thời hạn và lãi suất cho vay vừa qua

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

109
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Thực trạng tình hình cho vay doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua giải pháp để kích cầu kinh tế, để giải quyết bất hợp lý về thời hạn và lãi suất cho vay vừa qua nêu một trong 5 thách thức lớn là biến động của thị trường tài chính tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến thị trường trong nước. Giữ vai trò chủ đạo, có tính quyết định đến sự sống còn của một nền kinh tế nên chúng ta những người làm ngân hàng phải có tầm nhìn xa rộng hơn, nhận thức lại đúng đắn hơn là hệ thống ngân hàng thương mại đang ở đâu trên con dốc đứng, và trong độ nghiêng đó còn có những ngóc ngách nào nguy hiểm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng tình hình cho vay doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua giải pháp để kích cầu kinh tế, để giải quyết bất hợp lý về thời hạn và lãi suất cho vay vừa qua

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG  ĐỀ TÃI NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA GIẢI PHÁP ĐỂ KÍCH CẦU KINH TẾ , ĐỂ GIẢI QUYẾT BẤT HỢP LÝ VỀ THỜI HẠN VÀ LÃI SUẤT CHO VAY VỪA QUA. Giảng viên hướng dẫn : TS LẠI TI ẾN DĨNH Học viên : Trương Thị Kim Huê Lớp : Ngân hàng 4 ngày 1 Khóa : K17 cao học TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 01/2009
  2. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới . Hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng lắm gian nan . Một trong 5 thách thức lớn là biến động của thị trường tài chính tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến thị trường trong nước. Giữ vai trò chủ đạo , có tính quyết định đến sự sống còn của một nền kinh tế nên chúng ta những người làm ngân hàng phải có tầm nhìn xa rộng hơn, nhận thức lại đúng đắn hơn là hệ thống ngân hàng thương mại đang ở đâu trên con dốc đứng , và trong độ nghiêng đó còn có những ngóc ngách nào nguy hiểm. Để từ đó ta biết dồn hết sức lực có thể để lên đến đầu dốc và chinh phục những ngăn trở trên con đường tiến lên. Hiện tại ở Việt Nam cho vay doanh nghiệp là họat động lớn , chiếm tỷ trọng cao, đóng góp một phần rất lớn trong lợi nhuận mang về cho ngân hàng và cho đất nước. Làm thế nào để để tận dụng tốt các cơ hội cũng như vượt qua các thách thức để phát triển là một bài toán khó đặt ra cho các ngân hàng. Nên cho vay ngành nào để kích cầu doanh ngh iệp cũng như kích cầu nền kinh tế.? Và như mọi người đều biết sự bất hợp lý của thời h ạn cho vay và mức lãi suất lên vùn vụt đến chóng mặt trong năm qua , vậy thì làm cách nào để giải quyết nhanh chóng sự bất hợp lý trên để tránh khủng ho ảng kéo lây nhau từ doanh nghiệp đến ngân hàng. Muốn thành công thì hệ thống NHTM phải bám sát chiến lược phát triển , lộ trình gia nhập WTO, cũng như đi cụ thể hơn nửa theo từng nh iệm vụ chủ trương phát triển riêng của từng khu vực, từng địa bàn . Những nhà quản trị điều hành cấp cao phải linh họat hơn nửa, phải giao quyền tự chủ cho từng chi nhánh của hệ thống . Nhưng song hành đó phải có cơ chế xử phạt nghiêm minh. Xin chân thành cảm ơn Thầy !
  3. Tháng 01 năm 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1-VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHI ỆP 1.1-Các khái niệm 1.1.1-Dựa vào mục đích tín dụng 1.1.2-Dựa vào thời hạn tín dụng 1.1.3-Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng 1.1.4-Dựa vào phương thức cho vay 1.1.5-Dựa vàp phương thức hoàn trả nợ vay 1.2-Nguyên tắc vay vốn 1.2.1-Sử dụng vốn đúng mục đích thỏa thuận trong HĐTD 1.2.2-Hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn thỏa thuận 1.3-Điều kiện vay vốn 1.4-Các phương pháp xác định lãi suất cho vay 1.4.1-Lãi suất phi rủi ro 1.4.2-Lãi suất huy động vốn 1.4.3-Lãi suất cơ bản 1.4.4-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản 1.4.5-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất Libor hoặc Sibor 1.4.6-Cách xác định lãi suất cho vay dưa vào Raroc 1.5-Cho vay ngắn hạn 1.5.1-Xác định nhu cầu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp 1.5.2-Phương thức cho vay ngắn hạn 1.6-Cho vay trung dài hạn 1.6.1-Mục đích 1.6.2-Thẩm định dự án đầu tư 2-THỰC TRẠNG 2.1-Thực trạng những ngành sản xuất kinh doanh mà các NHTM đã đầu tư 2.2-Thời hạn cho vay trong thời gian qua thực sự chưa hợp lý 2.3-Lãi suất liên tục biến động cao trong năm qua lả bất hợp lý 3-GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP 3.1-Nên cho vay ngành nào để kích cầu 3.2-Khắc phục việc định kỳ hạn nợ không sát với thực tế bằng cách nào 3.3-Nên đưa ra một chính sách lãi suất không chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý như trước đây
  4. KẾT LUẬN 1-VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP : 1.1-Các khái niệm : Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời h ạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Về ý nghĩa khái niệm tín dụng rộng hơn khái niệm cho vay. Bên cạnh cho vay, còn có nhiều hình thức cấp tín dụng khác như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán. Thời hạn nhất định chính là thời hạn cho vay, là khoảng thời gian được tính từ khi bắt đầu ngân hàng hàng giải ngân cho đến thời đ iểm khách hàng trả hết gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành ra nhiều loại tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau. Theo đó cho vay doanh nghiệp cũng phân những loại như sau : 1.1.1-Dựa vào mục đích của tín dụng : Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Cho vay mua bán bất động sản Cho vay sản xuất nông nghiệp. Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.1.2-Dựa vào thời hạn tín dụng: Cho vay ngắn hạn: có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Cho vay trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của lọai cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 5 năm . Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vvào các dự án đầu tư. 1.1.3-Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp,cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác. 1.1.4-Dựa vào phương thức cho vay: Cho vay theo món vay ( từng lần ) Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo hạn mức thấu chi 1.1.5-Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay :
  5. Cho vay chỉ có một ký hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. Cho vay có nhiều ký hạn trả nở hay còn gọi là cho vay trả góp Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có ký hạn cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 1.2-Nguyên tắc vay vốn: Cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. 1.2.1-Sử dụng vốn đúng mục đích thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn tới thất thóat và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ. Nêu sử dụng đúng cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, từ đó nâng cao uy tín và cũng cố mối quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng. Do vậy về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rỏ mục đích vay vốn của khách, đồng thời kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng như mục đích đã cam kết không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không ảnh hưởng rất lớn đến khà năng thu hồi nợ vay sau này. 1.2.2-Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc nay xuất phát từ tính tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay (đại đa số là huy động từ khách hàng gửi tiền). Do đó sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách vay phải hoàn trả lại để ngân hàng hoàn trả lại cho khách gửi. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi. 1.3-Điều kiện vay: Đưa ra điều kiện là nhằm giúp cho khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc vay vốn trên. Phải có: - Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự. - Mục đích vay vốn hợp pháp - Khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Phương án sản xuất , kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay. 1.4-Các phương pháp xác định lãi suất cho vay: 1.4.1-Lãi suất phi rủi ro : Là lãi suất áp dụng cho đối tượng vay không có rủi ro mất khả năng hoàn trả nợ vay.Chỉ có lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành dựa trên cơ sở đấu thầu tín phiếu mới có thể được xem là lãi suất phi rủi ro.
  6. 1.4.2-Lãi suất huy động vốn : Là lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng khi huy động tiền gử i. Lãi suất huy động vốn ( Rd ) có thể xác định như sau: Rd = Rf- Rtd Trong đó Rf là lãi suất phi rủi ro xác định thông qua đấu thầu tín phiếu Kho bạc Rtd là tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng. 1.4.3-Lãi suất cơ bản : Lả lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố trên cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản hình thành dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Lãi suất cơ bản có thể xác định theo công thức : Rcb = Rd + Rtn Trong đó: Rcb là lãi suất cơ bản Rd là lãi suất huy động vốn. Rtn là tỷ lệ thu nhập do đầu tư của ngân hàng 1.4.4-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản NHTM thường dựa vào lãi suất cơ bản để xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng sau khi điều chỉnh rủi ro.Công thức xác định lãi suất cho vay R = Rcb + Rth + Rct Trong đó : R là lãi suất cho vay Rcb là lãi suất cơ bản Rth là tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn Rct là tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh. 1.4.5-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR : Đối với các khoản tín dụng bằng USD, ngân hàng thương mại lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR. LIBOR là lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London do Hiệp hội các ngân hàng hàng đầu của anh xác định hàng ngày vào lúc 11:30. Ngân hàng có thể xác định lãi suất cho vay dựa vài LIBOR bằng công thức sau : R =LIBOR + Rtd + Rth 1.4.6-Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào RAROC : RAROC xác định lãi suất cho vay bằng cách thêm chi phí sử dụng vốn vào tổng chi phí của khoản vay, chưa kể chi phí sử dụng vốn . ** Đi sâu vào phân tích cho vay doanh nghiệp theo thời hạn nợ ta có : 1.5-Cho vay ngắn hạn :
  7. 1.5.1-Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp : Nguyên tắc thì doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên do nhu cầu vốn dài hạn đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy để đầu tư vào tào sản lưu động doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời vụ . Do vậy nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành : thường xuyên và thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp quyết định trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định 1.5.1.1-Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên : Khi tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về thì doanh nghiệp có dòng tiền vào. Ngược lại kh i mua nguyên liệu hoặc hàng hóa dự trữ thì doanh nghiệp có dòng tiền ra.. Nếu dòng tiền ra lớn hơn dòng tiền vào thì doanh nghiệp cần bổ sung thiếu hụt. Khoản thiếu này trước hết được bổ sung từ vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả khác mà doanh nghiệp có thể huy động được. Phần còn lại doanh nghiệp sẽ sử dụng tài trợ ngắn hạn của ngân hàng. Đây là nguyên tắc mà cán bộ tín dụng cần nắm vững để xác định hạn mức tín dụng sau này. 1.5.1.2-Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ : Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ xuất phát đặc điểm thời vụ của sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến . Khi ấy, doanh nghiệp cần tài trợ vốn ngắn hạn để bổ sung nhu cầu vốn mang tính thời vụ. Điều này có lợi cho cà 2 phía. Về phía doanh nghiệp , việc cấp tín dụng giúp bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho doanh nghiệp có thể duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh. Về phía ngân hàng, việc cấp tín dụng giúp ngân hàng tiêu thụ được sản phẩm của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. 1.5.2-Phương thức cho vay ngắn hạn : 1.5.2.1-Cho vay từng lần ( theo món ): Đặc điểm là mỗi lần khách hàng vay món nào thì phải làm hồ sơ vay món đó., chính vì vậy nó còn có tên khác là cho vay theo món.. Hồ sơ vay được phân tích, xem xét cho từng hồ sơ cụ thể. Phát tiền vay ( giải ngân ) căn cứ vào bản hợp đồng .Về mặt hạch toán khoản tiền vay này được chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp hoặc ghi có
  8. vào tài khoàn tiền gử i của khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu chính đáng và ghi nợ số tiền vay Nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm. Lãi được tính theo công thức Lãi tiền vay = Số tiền vay x lãi suất vay x Thời hạn vay Phạm vi áp dụng : Khách vay không thường xuyên ; vay thường xuyên nhưng chưa được ngân hàng tín nhiệm cho áp dụng hạn mức tín dụng ; thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho vay các dự án; thường yêu cầu khách hàng phải có đảm bảo. Ưu điểm là ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn và thu lãi nhiều đối với từng khỏan vay. Nhưng nhược điểm là thủ tục phức tạp, tốn chi phí, thời gian, khách hàng không chủ động được nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay không cao, một thời điểm nào đó khách hàng vửa có số dư nợ vừa có số dư có tại ngân hàng. 1.5.2.2-Cho vay theo hạn mức tín dụng : Đặc điểm : Khách hàng chỉ cần lập một bộ hồ sơ vay vào đầu kỳ kế họach có thể sử dụng cho nhiều món vay. Trong hợp đồng tín dụng ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa của khách hàng được duy trì trong một thời hạn nhất định . Không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay lên đến mức tối đa cho phép thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng. Một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả quý. Căn cứ vào bảng kê chứng từ xin vay để giải ngân. Toàn bộ tiền thu bán hàng , thu dịch vụ được dùng ưu tiên trả nợ vay. Cuối mỗi tháng sẽ tính lãi theo phương pháp tích số. Nếu hạn mức tín dụng vẫn còn, ngân hàng sẽ thu lãi bằng cách ghi Nợ tài khoản cho vay luân chuyển . Nếu hạn mức tín dụng đã hết thì ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khỏan tiền gửi của khách hàng để thu lãi. Phạm vi áp dụng : cho khách vay có nhu cầu vay thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm. Thường cho vay lọai này, ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng. Ưu điểm : Thủ tục đơn giản, khách chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp. Nhưng nhược điểm ngân hàng dễ bị đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi vay thấp. Cách xác định hạn mức tín dụng : Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động - Vốn chủ sở hửu tham gia Mà nhu cầu vốn klưu động = Giá tr ị tài sản lưu động –Nợ ngắn hạn phi ngân hàng – Nợ ngắn hạn có thể sử dụng . 1.6-Cho vay trung và dài hạn: 1.6.1- Mục đích :
  9. Mục đích nhằm đầu tư và tài sản cố đ ịnh hoặc các dự án đầu tư.. Được xem xét trên hai gốc độ : . Đứng trên gốc độ khách hàng : Nhu cầu vay trung dài hạn nhằm để tài trợ cho vĩệc đầu tư tài sản cố đ ịnh và một phần tài sản lưu động thường xuyên . Doanh nghiệp có thể vay dài hạn thông qua ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu . Do đó vay dài hạn không phải là nguồn vốn duy nhất có thể huy động được để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. . Đứng trên gốc độ ngân hàng : Tín dụng trung dài là một hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận . Ngân hàng cần nhận thức rỏ đây là một loại sản phẩm mình có thể cung cấp cho khách hàng , bên cạnh tín dụng trung dài , doanh nghiệp còn có thể sử dụng các nguồn khác để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Điều này nhằm cho ngân hàng thấy được trách nhiệm của mình và nỗ lực phục vụ khách hàng tốt hơn , từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. 1.6.2-Thẩm định dự án đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét có nên cho vay không. Dự án bao gồm các nội dung . Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và về dự án . Phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án. . Phân tích sự khả thi về mặt tài chính của dự án. . Phân tích các yếu tố kinh tế xã hội của dự án. Trong những nội dung trên, phản ánh sự khả thi về mặt tài chính là cực kỳ quan trọng vì dựa vào đây ngân hàng có thể phân tích và đánh giá khả năng trả nợ và lãi của khách hàng . Để thấy được sự khả thi về tài chính của dự án , khách hàng phải nêu bật được những căn cứ như sau : . Phân tích và đánh giá tình hình nhu cầu thị trường và giá cả tiêu thụ để làm căn cứ dự báo doanh thu từ dự án. . Phân tích và đánh giá tình hình thị trường ,giá cả chi phí để làm căn cứ dự báo chi phí đầu tư ban đầu và chi phí suốt quá trình họat động dự án. . Phân tích và dự báo dòng tiền ròng thu được từ dự án. . Phân tích và dự báo chi phí huy động vốn cho dự án. . Xác định các chỉ tiêu ( NPV, IRR, PP) dùng để đánh giá và quyết định sự khả thi về tài chính của dự án. . Nếu dự án lớn và phức tạp cần có thêm các phân tích về rủi ro thực hiện dự án như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng. * Cần chú ỳ thẩm định dự án là thẩm định của cán bộ tín dụng đứng trên gốc độ ngân hàng chức không phải trên gốc độ doanh nghiệp. việc thẩm định này cực kỳ quan trọng . Một mặt nó cung cấp thông tin cho lãnh đạo ngân
  10. hàng có thể quyết định hay từ chối cho vay. Mặt khác nó giúp ngân hàng phân tích, tiên lượng và quản lý rủi ro tín dụng sau khi cho vay. 1.6.3-Các phương thức cho vay trung và dài hạn : - Cho vay mua sắm máy móc thiết bị - Cho vay đầu tư dự án. 2- THỰC TRẠNG : 2.1-Thực trạng những ngành sản xuất kinh doanh mà các NHTM đã đầu tư trong những năm qua : Vì ngân hàng đóng vai trò chủ đạo, then chốt trong phát triển kinh tế nên tình hình kinh tế của Việt Nam vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng của hệ thống NHTM trong thời gian gần đây : Do Việt nam gia nhập WTO, mở rộng các chính sách, vì mong mỏi được tiếp nhận càng nhiều nguồn đầu tư từ các nước ngoài vào và vì quá vội vàng hay chưa có kinh nghiệm nên ta đã thu hút đầu tư nước ngoài vào ào ạt bằng bất cứ giá nào mà không có lựa chọn dẫn đến hậu quả sau: Các nước phát triển đang tìm cách chuyển công nghiệp lạc hậu , tốn nhiều lao động, gây ô nhiểm môi trường sang các nước đang phát triển có nguồn lao động rẽ và môi trường còn trinh nguyên như ở Việt Nam, họ được phép gây ô nhiểm môi trường mà không phải trả phí tổn nào. Ta lại quan tâm nhiều đến những ngành hàng nông khoáng sản công nghiệp rẻ tiền cấp thấp như dầu mỏ, giầy, vải , hàng may mặc , hàng mỹ nghệ.Tóm lại công nghiệp của ta chỉ là công nghiệp gia công chỉ hợp lý trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển , chúng ta không nên kéo dài quá lâu thời kỳ này . Trong khi đó phải nhập siêu máy tính, xe ô tô, xe gắn máy, hàng công nghiệp khác cấp cao nên giá rất đắt. Từ đó thâm thủng cán cân thương mại là một vấn đề nóng bỏng và càng nhiều năm càng trầm trọng thêm. Do ảnh hưởng chung toàn thế giới mà bong bóng xà phòng của giá nhà đất ở Việt Nam cứ căng liên tục hết cở để rồi bể bùm vào những tháng cuối năm 2008 Xuất khẩu thiệt do USD mất giá, phải khẩn cấp cứu các doanh nghiệp: Vì trình độ nhận định hiểu biết của người nông dân Việt Nam còn thấp nên mỗi chu kỳ giá xuất khẩu tăng thì kéo theo tăng sản lượng ồ ạt làm cho g iá xuất khẩu hàng nông , thủy sản sụt . Năm 2008 giá có tăng lên , tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp là chênh nlệch tỷ giá ngọai tệ và tiền đồng Việt Nam đang khiến các doanh nghiệp càng xuất khẩu càng lỗ. Nền kinh tế tiêu dùng xa xỉ, dựa trên USD, ODA, kiều bào lao động, xuất khẩu , đầu tư nước ngoài hàng 10 tỷ USD, USD du đạo thừa số nhân, giá dầu hỏa tạm thời tăng cao là những yếu tố chính và đầy bất trắc của nên kinh tế Việt Nam hiện nay.
  11. Thực sự trong số vốn về ngoại tệ 39 tỷ USD tiền xuất khẩu năm 2006, + 7 tỷ USD tiền du khách, kiều bào và lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về , + 10 tỷ đầu tư nước ngoài, + 5 tỷ vốn ODA, + một số tỷ khác do phát hành cổ phần, cổ phiếu bán ra nước ngoài. Tất cả 60 tỷ USD ấy du đạo, bị rút ruột, nằm ngoài ngân hàng và sự kiểm sóat của nhà nước đã được dùng chủ yếu vào nhập lậu và và tiêu dùng xa xĩ. Đô la hóa ước hiện nay 30-40% trong lưu thông tiền tệ Việt Nam và chủ yếu là nguồn rửa tiền, chuyển ngân lậu và nhập khẩu lậu. * Trong bối cảnh như thế thì hệ thống NHTM bị ảnh hường ra sau : Các NHTM cho vay đã không nhằm vào việc gia tăng sản xuất , không thu nồi được nợ làm lạm phát xãy ra - Tín dụng dành cho việc đầu cơ nhà đất : Đã từng xãy ra vụ kiện tụng lớn như vụ Minh Phụng vay đến 500 triệu USD, ngành ngân hàng đã thất thoát với một lượng vốn và người quá khủng khiếp phải khắc phục trong hàng mấy năm trời nhưng giờ đây lại cũng còn có một số ngân hàng vướng vào sai lầm xương máu này. Do giá đất tăng lên quá nhanh, không những các nhà đầu cơ mà ngay cả các ngân hàng cũng bị cám đỗ , họ cho rằng cho vay là chắc chắn thu được nợ. Chưa nói đến vấn đề biến chất trong đạo đức của một số cán bộ ngân hàng mà còn là chính sách đồng lòng của toàn ngân hàng đó, họ thống nhất với nhau là vượt rào cho dù đã chế tài ràng buột quy trách nhiệm cá nhân của ban quản tr ị điều hành cấp cao nhất của hệ thống ngân hàng. Cho hàng lọat các doanh nghiệp vay kinh doanh bất động sản mà trên hồ sơ pháp lý các khách vay này không hề có chức năng kinh doanh bất động sản. Chấp nhận cho vay mua đất để doanh nghiệp rào lại chờ một thời gian giá đất tăng lên sẽ bán lại và thu lời sai biệt giá . Tuy nhiên về mặt tiền tệ, tiền lưu thông tăng lên , bán đất được dùng kinh doanh trở lại và ngân hàng không thu được tiền , và khi tiền tăng , tất nhiên giá sẽ tăng theo. Do bong bóng giá đất bể đột ngột nên hiện nay tồn đọng một số lớn nợ quá hạn chậm có khả năng thanh tóan vì ngoài nợ gốc quá lớn , cộng thêm một khỏan lãi cũng quá cao do chính sách tăng lãi suất ngân hàng một năm qua, và hiện giờ bằng mọi giá bán đất nhưng khách vay vẫn không giải quy ết được nợ vì không ai còn tiền để mua đất nửa dù cho có đại hạ giá.. Thêm nửa cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay , có nhiều ngân hàng đã cho thế chấp bằng hợp đồng ủy quyền chứ không hề nắm giữ được chứng thư sở hửu hay sử dụng của tài sản đó, mà hợp đồng ủy quyền này còn sai pháp lý vì ủy quyền qua nhiều lần . Điển hình hiện tượng trên đã xãy ra ở ngân hàng Bà Rịa Vũng Tàu, Long Thành , Bình Dương. - Tín dụng dành cho việc đầu cơ chứng khoán: Các doanh nghiệp đ i vay vốn nhưng sử dụng sai mục đích. Dùng vốn vay mua các chứng khóan chờ giá lên vì trong những năm 2006-2007 giá chứng khóan đã tăng lên một cách
  12. giả tạo làm cám dỗ các nhà kinh doanh. Họ sản xuất cầm chừng cũng đúng ngành nghề như giấy phép đăng ký nhưng một phần lớn vốn họ đầu tư vào cổ phần . Một năm qua giá cổ phiếu đã trở về gần với g iá thật của nó, có nơi còn tụt gấp đến gần 3 con số làm điêu đứng cho nhà đầu tư và cả ngân hàng. - Tín dụng cho vay để sản xuất, kinh doanh nhưng doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, không trả được nợ ngân hàng. Mặc dù trên tờ trình thẩm định có ghi vốn chủ sở hửu tham gia vào phương án, dự án là 30% hay 50 % trong tổng nhu cầu đầu tư của dự án , nhưng thực sự đây chỉ là những con số ma do khách hàng vẽ ra.Trong thực tế doanh nghiệp Việt Nam thường có tỷ lệ vốn riệng rất so với vốn vay. Ở nước ngoài tỷ lệ này thường là 1/3 đến 1/5 nhưng ở Việt Nam tỷ lệ này lên đến 1/20 có khi thấp hơn 1/30.Ngân hàng đã không nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc thẩm định, chỉ dựa vào uy tín vay trả của khách trong thời g ian trước đó , cộng thêm người đ iều hành có thể thấy được điều đó nhưng do trình độ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp , do không nắm bắt được đầy đủ các nguồn thông tin về khách hàng của cán bộ ngân hàng còn non yếu nên không phát hiện ra những tìm ẩn rủi ro ngay từ trước khi cho vay. Hơn thế nửa trình độ h iểu biết của khách hàng ngày càng cao, lợi dụng sơ hở của ngân hàng họ đã thành lập một hệ thống công ty gia đình , vay trả vòng vòng nhằm cố ý chiếm đoạt tiền vốn của ngân hàng. Khâu thẩm định đ ã buông lõng, công tác giám sát kiểm tra sử dụng vốn vay càng coi nhẹ hơn với t âm lý làm như thế sợ phiền phức cho doanh nghiệp rồi họ sẽ bỏ mình chạy qua ngân hàng khác. Chính vì thế mà doanh nghiệp cứ đàng hoàng nghiểm nhiên sử dụng sai mục đích mà không cần sợ ai phát hiện. Cuối cùng lún sâu vào mất khả năng thanh tóan. Ngân hàng đã sai lầm trong chính sách tiếp thị: Dù cạnh tranh nhưng phải lành mạnh, tăng trưởng nhưng phải hiệu quả và an toàn - Tín dụng cũng phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế nên NHTM cũng tập trung cho vay vào các ngành sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng, công nghiếp cấp thấp gia công, hàng nông thủy sản nên cũng bấp bênh , có lúc không thu hồi vế được. - Ngoài viêc cho vay các ngành truyền thống như đã kể trên , ngân hàng có đầu tư nghiên cứu thiết lập và cho đi vào thực hiện các sản phẩm chạy theo thị hiếu phong trào như cho doanh nghiệp vay mua ô tô để sản xuất kinh doanh và thế chấp bằng chính xe đó ( tại NHTM cổ phần Á Châu , và một s NHTM khác ). Hay chì cho ra đời một số ít sản phẩm nhưng chỉ giành cho khách hàng cá nhân. Phát triển theo những ngành như vậy không kích cầu được nhu cầu đương đại của các doanh nghiệp từ đó không góp phần thúc đẩy được nền kinh tế phát triển .
  13. - Chưa thành lập được những tập đoàn ngân hàng lớn mạnh để có đủ nguồn lực đương đầu với các ngân hàng có 100 % vốn nước ngoài đã và đang được phép tự do kinh doanh ở Việt Nam. Vừa qua nhà nước đã sai lầm khi cho phép thành lập quá nhiều NHTM, và dù có ra cơ chế điều hành nhưng không có sự kiểm tra việc thực hiện và chưa có biện pháp nghiêm trong xử phạt vi phạm. 2.2- Thời hạn cho vay trong thời gian qua thực sự chưa hợp lý Việc định kỳ hạn nợ của các NHTM chưa thật hợp lý, điều này đã cho thấy qua việc phần lớn nợ nhóm 2 (nợ mới vừa quá hạn ) thực chất là nợ tạm thời trong một thời gian rất ngắn chưa đầy một tháng, sau đó đã được chuyển trở lại nhóm 1( nợ trong hạn ) vì khách vay đã đến trả gốc và lãi đầy đủ ( theo quy định phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro của NHNN) Nguyên nhân chính là do khách vay bị trễ hạn trả lãi hoặc trễ hạn trả một phần nhỏ của gốc. Hậu quả kéo theo là nếu chỉ qua số liệu thì không phản ánh được thực chất tình hình của món vay. Nguyên nhân từ phía khách hàng thì ít mà lỗi phần lớn do ngân hàng do không xác định được gần đúng kỳ hạn cần thiết để vốn quay vòng của một chu kỳ sản xuất kinh doanh cho riêng từng ngành nghề, từng mặt hàng, từng thời vụ một. Bắt nguồn từ việc chưa cọ sát với thực tế như đã nói trên là do dù có cho đi tập huấn những kiến thức để thẩm định dự án nhưng mới chỉ là những đợt ngắn ngày, chủ yếu trung tâm đào tạo chỉ giới thiệu sơ qua , phần đi v ào cụ thể chi tiết thì để cho cán bộ tín dụng tự nghiên cứu. Cộng thêm do chính sách lương có sự chênh lệch quá nhiều giữa bộ phận trưởng phó phòng và nhân viên , do trong những NHTM lớn của nhà nước chưa có cơ chế thưởng phạt phân minh, và cũng do lề lối làm việc cũ là chỉ cần làm hết việc là được, thêm một phần nửa hệ thống thanh kiểm tra chưa sâu sát nên phần lớn cán bộ tín dụng chưa tự đào tạo, tìm hiểu đặc thù , bản chất riêng của từng ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Từ đó dẫn đến không biết không đánh giá đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh của những đối tượng vay mà đáng lẽ mình phải biết rất rỏ và rất kỷ bởi vì mình đang bỏ đồng vốn và chịu trách nhiệm quản thúc nó mà. Hầu như các NHTM chưa thành lập riêng phòng chuyên có chức năng đi thẩm định. Chắc có lẽ do muốn tiết kiệm , tận dụng nhân sự nên thường là chỉ lập ra một phòng khách hàng, những cán bộ này vừa thẩm định vừa giải quyết hồ sơ cho vay. Do không có tính chuyên nghiệp như thế nên cũng không thể trách vì sau mà chất lượng thẩm định kém. Khi khách quá hạn thì cán bộ ngân hàng bị trừ lương , nếu dồn quá nhiều và kéo dài liên tục còn có thể dẫn tới bị đuổi việc. Chính vì vậy lại xãy ra hiện tượng cho vay món sau để trả món trước, hoặc khách hàng đi vay ở NHTM khác để mang tiền tời trả nợ cho món ở NHTM này. Rất có thể để
  14. bao che cho khách hàng của mình, để tạo hình thức mọi v iệc mình làm đều hoàn hảo nhằm lập thành tích trong thi đua , khen thưởng, hoặc mong được xét đề bạt mà cán bộ tín dụng tự lấy t iền riêng của mình để bù đắp tạm thời khoảng sắp bị quá hạn này, tiếp tay cho khách hàng đảo nợ, Tất cả những nguyên nhân trên làm cho khách vay ỷ lại . Chính ngân hàng đã dung túng cho khách vay làm cho họ khômg thấy hết trách nhiệm nặng nề của mình trong việc phải hoàn trả gốc và lãi như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng ngay từ đầu. Họ cứ nghĩ miễn là làm sao lấy được đồng vốn của ngân hàng ngay từ đầu thì tha hồ xoay vòng vồn, chứ ít khi tính toán phải lo trả cho kịp thời. 2.3- Lãi suất liên tục biến động cao trong năm qua là bất hợp lý : Một ngày, NHTM có thể ra thông báo thay đổi lãi suất đến 3 lần . Có lúc lên đến 1,75 % / tháng. Mức lãi này nếu kéo d ài hơn nửa sang năm 2009 thì chắc chắn có rất nhiều doanh nghiệp không thể chịu nổi sức ép này. Với chính sách mở cửa của nhà nước, ai muốn thành lập doanh nghiệp cũng được nên doanh nghiệp rất chật vật trong cạnh tranh, tìm kiếm thị trường đầu ra cho mình, phải thường xuyên cải tiến từ hình thức đến chất lượng của mình, phải hết sức giảm chi phí giá thành mới hầu mong giải quyết được sản phẩm của mình. Sau bao nổ lực ấy nhưng lại phải bán với giá rẻ hơn các doanh nghiệp khác nhằm tiếp thị thu hút giành thị phần về mình. Như vậy giá bán mỗi sản phẩm không chênh nhiều so với giá thành là mấy. Doanh nghiệp chỉ đạt một tỷ lẽ lợi nhuận nhất định trên doanh thu mang về, chỉ khi nào bành trướng mở rông lượng t iêu thụ của mình mới mong có một số lợi nhuậm đáng kể . Chính vì những lý do trên mà mức lãi suất gần 2 % trên của ngân hàng đã sắp s ĩ ngang bằng với tỷ lệ lợi nhuận của khách vay, làm cho doanh nghiệp điêu đứng suốt năm qua , vì sau khi lợi nhuận có được.còn phải trích lập những khoảng khác nhau theo quy tắc trong đó có khoảng tích luỹ một phần để mở rộng sản xuất . Thực chất vì thường được vay luân chuyển nên họ cứ lấy món sau trả bù cho món trước, chứ thực sự phần lợi nhuận tạo ra trong kỳ hạn nợ đôi khi không đủ bù cho phần lãi phải trả ngân hàng . Tại hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam, những nhà điều hành vĩ mô đã sớm thấy được điều này , họ yêu cầu cấp dưới phải báo cáo đánh giá cho được thực lực của khách vay, có bao nhiêu doanh nghiệp chịu đựng nổi với mức lãi suất như trên, đó cụ thể là những doanh nghiệp nào. Một cách rỏ ràng lãi suất trong năm qua chưa hợp lý không kích thích được sản xuất., chưa góp phần thúc đẩy k inh tế. Làm cho cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ trung dài hạn. Mà vay ngắn hạn chỉ bù đắp được phần vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của doanh nghiệp , Theo như phân tích bên trên thì xu hướng phát triển của Việt Nam trong những năm
  15. sắp tới gần đây nhất là nghiêng nhiều về các ngành cần vốn trung dài hạn của ngân hàng tiếp ứng mới có thể thực thi được . Đã xãy ra thực trạng nhận tiền gửi theo kỳ ngắn hạn tính bằng tháng nhưng cho vay lại buột phải theo kỳ dài hơn tính bằng năm. Do bị không chế của ngân hàng nhà nước rằng NHTM nào không đủ vố điều lệ như quy định sẽ phải giải thề , sát nhập ; do quy định phạt bằng tiền với tỷ lệ rất nặng nếu NHTM nào nộp tiền điều chuyển về NHTM trung ương không đủ số mà các NHTM tranh nhau đẩy lãi suất huy động lên hết mức có thể làm được nhằm tập hợp một nguồn vốn lớn cho mình. Huy động bằng tất cả mọi cách tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi . ra đời nhiều sản phẩm tiện ích phù hợp cho từng lứa tuổi, từng ngành nghề và có sự thay đổi ngược 180 độ về thời hạn của lãi suất. Trước đây thời hạn huy động càng dài lãi suất càng cao, nhưng hiện tại thời g ian huy động càng ngắn thì lãi suất càng cao : gử i 1 tháng lãi suất cao hơn gửi 12 tháng. Không chỉ khách hàng cá nhân mà ngay cả khách hàng doanh nghiệp cũng khôn ngoan chuyển từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tiền gửi tiết kiệm 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng. Lãi gử i này còn thích hơn cả đem vốn vào sản xuất kinh doanh vì gửi ngân hàng chỉ có lời chức không có rủi ro. Tập trung một lượng lớn vốn như vậy mà lại chủ trương hạn chế đầu ra, hay lãi cho vay chỉ nhỉnh cao hơn lải huy động có một chút xíu, nếu tính kỷ còn không bù đắp nổi chi phí của ngân hàng. Thêm nửa do lãi cao nên nguồn huy động chỉ trong thới gian ngắn khoảng 3 tháng là tới hạn trả, mà một khi đã trả thì khó lòng đáo hạn lại kỳ gửi m ới vì suốt một thời gian dài khách có tiền nhàn rổi cứ theo dõi , canh chừng xem ở đâu có ngân hàng nào lãi suất gửi cao hay khuyến mãii, treo giải thưởng hấp dẫn hơn ngân hàng mình đang giao dịch thì họ chuyển mang tiền sang bên ấy liền. Ý nói nguốn vốn vừa ngắn hạn vừa không ổn định nay lại phải đem cho vay với kỳ hạn không thể nào dươi 12 tháng, đó là một áp lực quá lớn cho ngân hàng trong thời gian qua. Một vấn đề nửa là hiện nay ta tính lãi theo phương pháp lãi đơn mà tính như vậy sẽ không có hiệu quả. Trong khi các ngân hàng lớn trên thế giới lại tính theo phương pháp lãi kép. Trên lý thuyết thì tính theo lãi kép mới là tiền lãi thực mả ngân hàng có được. Trong phạm vi bài v iết này tôi x in chưa bàn sâu về các phương pháp này. Sẽ nói kỹ ở các đề tài sau. 3-GIẢI PHÁP PHÁT TRI ỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP : 3.1-Nên cho vay ngành nào để kích cầu : Muốn các giải pháp đề ra có có ý nghĩa thực thi hay không chúng ta hãy xét đến những dự đoán có căn cứ khoa học và bắt nguồn từ thực tiển hứa hẹn nhiều hy vọng của Việt Nam trong những năm gần đây ( 2006-2007-2008 )
  16. Đẩy tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam lên 12-15% GDP trong thời gian các năm kế tiếp. Việc này hoàn toàn có khả năng thực hiện được căn cứ vào việc Trung Quốc đã thành công phát triển ở các vùng ven biển đến 20-30 % / năm. Việt Nam còn lợi thế hơn cả Trung Quốc vì ta không có vùng nào sâu và xa hơn cảng biển trên 300 km. Các cảng biển sâu này ( Vũng Tàu, Dung Quất, Cam Ranh ..) có thể nối liền các vùng sâu xa trong nước bằng đường xa lộ Giai đoạn 2 là phát triển càng biển ở vịnh Bắc Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long.Thủ tướng cũng ra quyết tâm là chấn chỉnh lại hoạt động ngân hàng trong điều kiện lạm phát đã xãy ra trên toàn thề giới và Việt Nam. Nguồn vốn của hệ thống ngân hàng nên ưu tiên tập trung lực chủ yếu vào phát triển vùng cảng biển sâu này. Ngân hàng cần cho vay phát triển ngành đóng tàu, lọc dầu và sắt thép để dùng vào ống dẫn dầu vì trong tương lai Việt Nam sẽ sử dụng xăng dầu nhiều hơn hiện nay và cần phải có xăng dầu để xuất khẩu cho các tàu lớn ghé vào cảng biển Việt Nam. Phương án hữu hiệu tăng nhanh tổng đầu tư là xây thêm một Khu vực I ( theo Mác ) nhanh chóng sản xuất hàng loạt máy thiết bị mới, tăng sản xuất thêm xi măng, vật tư xây dựng, sắt thép trong xây dựng và trong công nghiệp., nhựa đường, đẩy mạnh thi công lắp đặt xây dựng và tăng nhập khẩu máy từ nước ngoài. Số tiền 60 tỷ trôi nổi bên ngoài như đã nói trong phần thực trạng nếu như được thu hút vào ngân hàng và dùng để ưu tiên nhập máy và vật tư và lập một khu vực 1 thì có thể đưa tổng đầu tư lên 40 tỷ USD chiếm 68,9 % GDP. Tăng sản lượng sản xuất sắt tthép Việt Nam lên 10-15-20-30 triệu tấn trong vòng 5-10 năm tới. Vì vậy Ngân hàng cần tập trung đầu tư vào các ngành này trong thời gian sắp tới , nhất là xử lý cho vay có hiệu quả bằng nguồn ngoại tệ Theo ADB thì tổng đầu tư Việt Nam hiện nay lên đến 40% GDP, mức cao thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Có thể đề suất một chính sách mở rộng tăng dần tổng đầu tư lên 40- 45-50% /GDP, Trong thời gian hơn 10 năm nay, đã xây dựng được hơn 130 khu công nghiệp và khu chế xuất.. Sẽ có thêm 200-300 khu công nghiệp mới được xây dựng và đi vào hoạt động trong các năm tới. Về cho vay nhựa đường có một kế hoạch đến năm 2020 gồm có 20 tuyến đường cao tốc 5.853 km với số vốn đầu tư 48 tỷ USD Mặt khác vùng Cam Ranh, Vũng Tàu là trung tâm hàng hải Đông Nam Á, có dầu khí , đất trống còn nhiều, nếu lập khu vực TP Hồ Chí Minh mở rộng bao gồm tam giác Vũng Tàu- Thủ Dầu Một- Cam Ranh sẽ trở thành Trung tâm công nghệ., hàng hải Đông Nam Á. NHTM nên bám sát tiếp thị các nguồn tin sau :Theo tin từ cục đầu tư nước ngoài ( Bộ kế họach đầu tư ) có 47 dự án với số vốn đầu tư 51 tỷ USD đang đàm phán để vào Việt Nam. Đó là khu công nghệ cao Bắc Ninh của tập đòan Foxconn với vốn 5 tỷ USD đang triển khai, còn có dự án Nophtha
  17. Cracking tại phú Yên, dự án thép Khánh Hòa 4,5 tỷ USD của tập đoàn Fosco, dự án khu đô thị đại học quốc tế tại TP Hồ Chí Minh của công ty Berjaya Land Berhda Malaysia, dự án trung Tâm thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì hà Nội vốn 2,5 tỷ USD của tập đoàn Kumbo As iana Hàn Quốc, ngoài ra còn có 18 dự án khác với số vốn khỏang 1 tỷ USD / dự án. Còn với 4 thành phố lớn xa các cảng biển sâu như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội , Hải Phòng , Đà nẳng thì nên chú trọng vào phát triển các khu công nghệ cao. Song hành đó , sau ưu tiên một như đã nêu bên trên thì ngân hàng nên đầu tư vào các khu công nghệ cao, phát triển các m ặt hàng cấp cao, các dịch vụ quý, các mặt hàng còn nhập khẩu nhiều thay vì hàng nông khoáng sản công nghiệp rẻ tiền, giá bấp bênh khó bán . Đây là đòn bẩy kích cầu doanh nghiệp trong giai đoạn này. Trong thời điểm hiện nay điện là ngành đi đầu là ngành không thể thiếu để phát triển công nghiệp , Ngành này đang huy động vốn . Ngân hàng phải nhanh chân đầu tư vào các công trình điện lớn , kể cả các dự án điện từ ánh sáng mặt trời, gió và thủy triều nhằm kích cầu. Bên cạnh đó nên cho vay mặt hàng xe vận tải công cộng thay vì cho vay kinh doanh các xe tư nhân như hiện nay. Chung tay với chủ trương của nhà nước là phát tr iển bền vững bắt buộc phải đi đội với bảo vệ và cải tiến môi trường. Do có lệnh phải xữ lý ngh iêm các các trường hợp vi phạm nên thời gian này hầu như các doanh nghiệp đều phải xây dựng lại hệ thống xử lý chất thải, ngân hàng nên cho vay khoản này Ngân hàng phải có chính sách dồn ngoại tệ cho đầu tư nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và máy bằng cách ấn định 2 tỷ giá : tỷ giá chính thức được áp dụng cho việc nhập khẩu vật tư và máy, tỷ giá tự do cao hơn chính thức áp dụng cho nhập khẩu các mặt hàng chưa chế tạo được tại Việt Nam Trong cho vay bất động sản : phải thẩm định là thực sự khách hàng có nhu cầu mua nhằm để sử dụng , khai thác phát triển tiềm năng của tài sản đó như làm tài sản cố định, hay cho thuê để tạo lợi nhuận . Nghiêm cấm các trường hợp cho vay đầu cơ 3.2- Khắc phục việc định ký hạn nợ không sát với thực tế bằng cách nào Ngay từ bây giờ phải sớm có dự án thành lập các trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng một cách chuyên nghiệp. Không phải dạy lý thuyết mà truyền đạt, phân tích, đánh giá những thông tin trong thực tế, những bài học kinh nghiệm của các hệ thống NHTM trên thế giới. Nhân viên ngân hàng phải b iết được đặc thù của từng ngành diển biến theo thời vụ như thế nào trong năm, phải nắm rỏ, biết phân tích đúng thực lực của các tỷ số tài
  18. chính của doanh nghiệp .Không chỉ về nghiệp vụ ngân hàng mà còn về tất cả lãnh vực họat động của các ngành sản xuất kinh doanh đã và sẽ vay vốn ngân hàng .Dạy cả những kinh nghiệm của kiểm toán , những thủ thuật che giấu số liệu khi mà các doanh nghiệp muốn cố tình chứng minh tình hình tài chính của mình đủ điều kiện để vay.Trường này không những chỉ ph ải có một đội ngủ giảng viên là các nhà khoa học lớn có tầm cở, vững vàng trong phân tích tình hình mà còn phải có thêm một bộ phận được sàng lọc từ những cán bộ ngân hàng giỏi nghiệp vụ, dày dạn kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề để có thể truyền đạt lại những bài học quý báo của mình cho nhiều cán bộ ngân hàng còn lại . Toàn thể cán bộ ngân hàng kể cà ban điều hành cấp chi nhánh trực tiếp cho vay phải nhận định lại cho đúng tầm quan trong hết sức cần thiết của việc thẩm định gần chính xác thực lực tài chính của những doanh nghiệp để định kỳ hạn nợ cho sát với từng ngành , ngay cà từng doanh nghiệp riêng hoạt động cùng một ngành với nhau. 3.3-Nên đưa ra một chính sách lãi suất không chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý như trước đây : Chấn chỉnh lại việc thiết kế một khung lãi suất phù hợp hơn so với tỷ suất lơi nhuận của các doanh nghiệp vay là việc cần phải làm ngay không thể chần chờ. Thấy được điều đó nên vào tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, ngân hàng nhà nước đã cho hạ lãi suất liên tục với tốc độ nhanh và nhảy những nấc chênh lệch nhiều tương ứng ngược lại y như hồi tăng đột ngột trong năm 2008 vừa qua. Cộng thêm vào đó là tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng 1 lần đưa đến sự ổn định kế hoạch cho doanh nghiệp vay, khắc phục vấn đề không những lãi suất quá cao mà cón tần suất điều chỉnh mỗi tháng một lần.. Ngân hàng nhà nước đã giao quyền tự chủ cho các hệ thống NHTM bằng cách chỉ đưa ra giới hạn không được phép vượt qua 150 % lãi suất cơ bản. Cụ thể hơn Ban điều h ành cấp cao của từng hệ thống lại đề ra lãi suất sàn, giao cho các giám đốc chi nhánh được quyền tuỳ theo đặc điểm, tình hình địa phương của chi nhánh mình mà đưa ra các mức lãi suất cho phù hợp, chỉ yêu cầu không được thấp hơn mức sàn . Việc khống chế này nhằm giảm bớt sự cạnh tranh không lành mạnh.. Song song đó cũng chiaa mức lãi suất thành ngắn hạn riêng, dài hạn r iêng. Có cho phép một mức lãi suất ưu đãi thấp hơn cho các doanh nghiệp vay thanh toán xuất nhập khẩu, có mua bán ngoại tệ với ngân hàng., Ngoài mức lãi suất cố dịnh có tần suất thay đổi điều chỉnh thì còn có lãi suất thả nổi bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau cộng với một biên độ biến động trong từng thời ký.
  19. Trên đây là những gì đã làm được, nhưng xét thấy còn một số vấn đề mà NHTM cần chấn chỉnh tiếp . Đó là chỉ đưa ra một mức chung, chưa phân thành nhiều mức lãi suất cho vay áp dụng cho từng ngành sản xuất kinh doanh riêng biệt. Vì mỗi ngành có một tỷ suất lợi nhuận rất khác nhau, nếu áp một mức chung như vậy thì có thể kích thích ngành này nhưng gây khó khăn cho ngành khác, đứng trên tổng thể không kích cầu được phát triển kinh tế. Hơn thế nửa cần có một chính sách ưu đãi không chỉ cho xuất nhập khẩu mà còn cho các ngành nghề nên tập trung đầu tư cho vay trong chiến lược xu hướng kinh tế chung của Việt Nam trong những năm sắp tới . Cũng cần phải thay đổi phương pháp tính lãi : từ lãi đơn sang lãi kép để lãi được phản ánh thực hơn trong hiệu quả mang về của ngân hàng. KẾT LUẬN Để theo kịp với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới và hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa, ở Việt Nam hiện nay đã đòi hỏi nhu cầu vồn rất lớn nhất là đối với các doanh nghiệp. Vốn giúp mở rộng sản xuất kinh doanh, trang bị máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại để có thể cạnh tranh với các đối tác trong nước và nước ngoài .Nhưng để thể hiện vai trò chủ đạo then chốt trong nền kinh tế góp phần kích cầu nhu cầu của các doanh nghiệp dồng thời cũng mang đến hiệu quả nhiều nhất , đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn tránh được nguy cơ rủi ro khủng hoàng cho mình thì ngân hàng nên và phải làm gì đây ? Thời hạn và lãi suất cho vay đã được áp dụng trong thời gian qua có hợp lý chưa ? Tất cả những câu hỏi đó , tôi xin mạn phép góp phần suy nghĩ nhỏ bé của mình đưa ra các đề suất như đã trình bày bên trên . Không biết nhận thức của tôi có được đúng hướng chưa. Tôi rất mong điựơc học hỏi thêm nhiều ý kiến , nhiều phát minh có giá trị hơn nửa. Vì công việc đầu năm có bận rộn, vì khả năng kiến thức có hạn nên bài viết không tránh khỏi sơ sài. Trò rất mong Thầy bỏ thời gian xem qua và xin nhận những lời phê bình góp ý tận tâm của Thầy để Trò ngày càng hiểu sâu rộng hơn, xứng đáng với kỳ vọng của Thầy ở thế hệ học trỏ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1