PHẦN I<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Sự cần thiết khách quan của vấn đề nghiên cứu<br />
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là ngành sản xuất vật<br />
chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại lương thực, thực phẩm cho con người và<br />
nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Việt Nam là một nước phát triển đi lên từ một nền<br />
<br />
uế<br />
<br />
nông nghiệp lạc hậu, từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp đi lên sản xuất hàng hoá.<br />
Hiện nay, về căn bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, phần lớn lực lượng<br />
<br />
H<br />
<br />
lao động tập trung ở nông thôn, trình độ sản xuất còn lạc hậu. Do vậy, đẩy nhanh sự<br />
phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà<br />
<br />
tế<br />
<br />
còn là một thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển kinh tế xã hội theo định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
<br />
h<br />
<br />
Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, sử dụng tăng cường hiệu<br />
<br />
in<br />
<br />
quả các nguồn lực. Tìm kiếm các phương pháp tối ưu nhằm tạo động lực cho sự phát<br />
<br />
cK<br />
<br />
triển đột phá. Tăng nhanh khối lượng tỷ suất, giá trị nông sản hàng hoá, tạo sự tiến bộ<br />
vượt bậc về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội nông thôn, đáp ứng nhu cầu cấp bách<br />
trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Việt nam gia nhập tổ chức<br />
<br />
họ<br />
<br />
thương mại thế giới (WTO) mở ra nhưng khả năng, triển vọng phát triển mới đồng<br />
thời cũng đặt ra những thách thức cho nền nông nghiệp hàng hoá cả nước.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Nước ta đang chú trọng đẩy mạnh phát triển các nông sản hàng hoá: Gạo, cao<br />
su, cà phê, chè,… trong đó, cây sắn đóng vai trò quan trọng, vị trí đặc biệt trong nền<br />
sản xuất hàng hoá và được phân bố trên hầu hết các vùng sinh thái Việt Nam.<br />
Sắn (khoai mì) vừa là cây lương thực, thực phẩm vừa là nguyên liệu cho các<br />
<br />
nhà máy chế biến tinh bột, cồn Ethanol,…đồng thời vừa là mặt hàng xuất khẩu. Sắn là<br />
cây dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, thích nghi với nhiều vùng sinh thái trong cả<br />
nước và phù hợp điều kiện kinh tế nông hộ. Điều này đã được khẳng định tại Hội nghị<br />
“Phát triển sản xuất sắn bền vững” cho các tỉnh phía Nam được Bộ NN & PTNT tổ<br />
chức vào ngày 18/12/2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
1<br />
<br />
Diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở nuớc ta đã tăng liên tục từ năm 2000 (diện<br />
tích 234.900 ha, năng suất 8,66 tấn/ha, sản lượng 2.034.234 tấn) đến năm 2009 (diện<br />
tích 560.000 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lượng 9.452.800 tấn).<br />
Số lượng nhà máy, cơ sở chế biến sắn cũng ngày một tăng, đến nay có 60 nhà<br />
máy có qui mô công nghiệp và 285 cơ sở chế biến thủ công trên cả nước. So với 5 năm<br />
trước đã tăng gấp đôi về số lượng nhà máy và gấp 3 lần về công suất.<br />
Cây sắn ở nước ta đã trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 sau cây<br />
<br />
uế<br />
<br />
lúa và ngô, vai trò của cây sắn nhanh chóng đang chuyển sang là cây nguyên liệu sản<br />
xuất nhiên liệu sinh học và là nguồn xuất khẩu với khối lượng lớn.<br />
<br />
H<br />
<br />
Tuyên Hoá là một huyện miền núi nằm về phía Tây bắc tỉnh Quảng Bình. Là<br />
một vùng miền núi có điều kiện về đất đai thổ nhưỡng hết sức đa dạng, thuận lợi cho<br />
<br />
tế<br />
<br />
việc phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng. Cây sắn lại dễ trồng, ít kén đất,… nên<br />
được trồng ở nhiều nơi trong huyện. Sản lượng, năng suất tăng lên hàng năm. Mặt<br />
<br />
h<br />
<br />
khác, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu là nơi<br />
<br />
in<br />
<br />
bao tiêu phần lớn lượng sắn sản xuất ra của huyện. Việc sản xuất sắn theo hướng hàng<br />
<br />
cK<br />
<br />
hoá đã mang lại ý nghĩa to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội huyện nói chung và<br />
nâng cao đời sống cho mỗi hộ gia đình nói riêng, ghóp phần nâng cao thu nhập, giải<br />
quyết việc làm cho người dân,…<br />
<br />
họ<br />
<br />
Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất sắn hiện nay vẫn còn một số tồn tại như: Phá<br />
rừng trồng sắn, trồng sắn quảng canh cho năng suất thấp, sản phẩm chưa đa dạng, thị<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
trường tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự ổn định, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều<br />
kiện tự nhiên, người dân còn bị động trong sản xuất, trồng không theo qui hoạch, …<br />
Vì vậy, điều chỉnh và khắc phục kịp thời những tồn tại và thiếu sót kể trên để<br />
<br />
phát triển và sản xuất sắn bền vững là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ những lí<br />
do thực tế ở địa phương tôi đã lựa chọn đề tài: “Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở<br />
huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ sắn.<br />
- Đánh giá thực trạng sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sắn<br />
hàng hoá, tình hình tiêu thụ sắn của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tuyên Hoá.<br />
<br />
2<br />
<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sắn của<br />
các hộ nông dân tại địa phương.<br />
3. Phương pháp<br />
- Phương pháp duy vật biện chứng: Được vận dụng làm cơ sở phương pháp<br />
luận của đề tài.<br />
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu<br />
Số liệu thứ cấp: Dựa vào báo cáo thống kê, các tài liệu đã điều tra, các tạp chí<br />
<br />
uế<br />
<br />
và công trình nghiên cứu<br />
Số liệu sơ cấp: Chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu, chọn hộ điều tra, soạn<br />
<br />
H<br />
<br />
thảo nội dung, biểu mẫu và hệ thống các câu hỏi và tiến hành phỏng vấn.<br />
<br />
Trên địa bàn huyện Tuyên Hoá có 19 xã và 1 thị trấn, tất cả các xã đều có hoạt<br />
<br />
tế<br />
<br />
động trồng sắn. Tôi chọn 2 xã có diện tích trồng sắn lớn của huyện và có địa hình<br />
tương đối đại diện cho các xã của huyện là xã Nam Hoá (vùng gò đồi), xã Thanh Hoá<br />
<br />
h<br />
<br />
(vùng núi rẻo cao).<br />
<br />
in<br />
<br />
Từ 2 xã đại diện, theo phương pháp chọn mẫu phân loại tiến hành điều tra 90 hộ<br />
<br />
cứu<br />
Nam Hoá<br />
<br />
Số hộ của mỗi xã<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Thanh Hoá<br />
<br />
Số hộ điều tra<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
%<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
%<br />
<br />
1225<br />
<br />
56,17<br />
<br />
51<br />
<br />
56,67<br />
<br />
956<br />
<br />
43,83<br />
<br />
39<br />
<br />
43,33<br />
<br />
họ<br />
<br />
Địa bàn nghiên<br />
<br />
cK<br />
<br />
trồng sắn. Với tổng số hộ trồng sắn của 2 xã đại diện là 2838 hộ.<br />
<br />
- Phương pháp phân tích thống kê: Dùng phương pháp phân tổ, so sánh để phân<br />
<br />
tích nội dung nghiên cứu.<br />
- Phương pháp hàm sản xuất<br />
Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến năng suất sắn của các<br />
nông hộ điều tra tôi sử dụng mô hình sản xuất Cobb – douglas, được ước lượng bằng<br />
phương pháp OLS, thực hiện trên phần mềm Excel. Mô hình hàm sản xuất Cobb –<br />
douglas có dạng như sau:<br />
<br />
3<br />
<br />
Y=<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
AX 11 X 2 2 X 3 3 X 4 4 X 5 5 e<br />
<br />
D<br />
<br />
Trong đó:<br />
Y: Là năng suất sắn (tạ/sào)<br />
A: Hằng số.<br />
X1: Là lượng phân chuồng (kg/sào)<br />
<br />
X4: Là lượng phân lân (kg/sào)<br />
<br />
tế<br />
<br />
X5: Công lao động (công/sào)<br />
<br />
H<br />
<br />
X3: Là lượng phân kali (kg/sào)<br />
<br />
uế<br />
<br />
X2: Là lượng phân đạm (kg/sào)<br />
<br />
D : Là biến giả (D = 1 nếu hộ sản xuất ở xã Nam Hoá, D = 0 nếu<br />
<br />
h<br />
<br />
hộ sản xuất ở xã Thanh Hoá).<br />
<br />
in<br />
<br />
αi, β: Các hệ số hồi quy cần ước lượng.<br />
<br />
(i = 1÷ 4)<br />
<br />
cK<br />
<br />
Hàm sản xuất Cobb-Douglas dưới dạng Logarit như sau:<br />
LnY = LnA + α1lnX1 + α2 lnX2+ α3 lnX3+ α4 lnX4 +α5 lnX5 + βD<br />
<br />
họ<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
- Không gian: Huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình tập trung chủ yếu ở 2 xã<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Nam Hoá và Thanh Hoá.<br />
<br />
- Thời gian: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn hàng ở huyện Tuyên<br />
<br />
Hoá, tỉnh Quảng Bình trong năm 2009.<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN II<br />
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN<br />
1.1.1. Giá trị kinh tế của cây sắn<br />
<br />
uế<br />
<br />
* Giá trị dinh dưỡng của cây sắn<br />
Cây sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và<br />
<br />
H<br />
<br />
tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống,<br />
vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.<br />
<br />
tế<br />
<br />
Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ,<br />
tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7 g, 0,6-0,9 g; chất muối<br />
<br />
h<br />
<br />
khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg Ca, 22,5-25,4 mg P, 0,02 mg<br />
<br />
in<br />
<br />
B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không đươc cân<br />
<br />
cK<br />
<br />
đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh<br />
dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân<br />
tích. Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein<br />
<br />
họ<br />
<br />
24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm (Yves<br />
Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.<br />
Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố<br />
<br />
(HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/kg lá tươi và 20-30 mg/kg củ<br />
tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/kg lá tươi và 60-150 mg/kg củ tươi.<br />
Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN<br />
cho mỗi 50 kg thể trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế<br />
độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm,<br />
luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.<br />
* Giá trị kinh tế của cây sắn<br />
- Giá trị xuất khẩu<br />
<br />
5<br />
<br />