Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 766
download
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nêu những vấn đè về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM, nghiên cứu quá trình hình thành và phát sinh nợ xấu. Đánh giá tình hình nợ xấu và các biện pháp hạn chế nợ, phân tích nguyên nhân phát sinh nợ xấu. đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu trong tương lai tại các NHTM Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÌNH HÌNH NỢ XẤU VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lan Sinh viên thực hiện : Hoàng Huyền Nga Lớp : Nhật 1 – TCNH – K45 HÀ NỘI – 2010
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...............................................4 1.1. Ngân hàng thƣơng mại ......................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại ...........................................................4 1.1.2. Chức năng của các ngân hàng thƣơng mại ..................................................5 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại ......................................8 1.2. Nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại ................................................. 13 1.2.1. Khái niệm: ....................................................................................................13 1.2.2. Các tiêu chí xác định nợ xấu ngân hàng.....................................................14 1.2.3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ngân hàng .................................................15 1.2.4. Ảnh hƣởng của nợ xấu ngân hàng..............................................................19 1.2.5. Các biện pháp cơ bản để ngăn ngừa và xử lý nợ xấu ngân hàng .............22 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...........................................................................................26 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................... 26 2.1.1. Tổng quan về hệ thống các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay..26 2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động tín dụng của hệ thống các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay.............................................................................28 2.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................................... 31 2.2.1. Các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành của Việt Nam .....31 2.2.2. Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam....................34 2.2.3. Nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các NHTM Việt Nam .............................48
- 2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP MÀ VIỆT NAM ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM .......................... 52 2.3.1 Những biện pháp quản lý từ phía nhà nƣớc................................................52 2.3.2. Những biện pháp quản lý từ phía các NHTM ...........................................60 CHƢƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................................................................................63 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƢỜNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................................................... 63 3.2. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ..................................... 64 3.2.1 Những biện pháp quản lý từ phía nhà nƣớc................................................64 3.2.2. Các biện pháp quản lý từ phía các NHTM ................................................74 KẾT LUẬN ...................................................................................................83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................84
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AMC Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản tồn đọng CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CPH Cổ phần hóa DATC Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc DPRR Dự phòng rủi ro IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc NHTW Ngân hàng trung ƣơng NQH Nợ quá hạn NSNN Ngân sách nhà nƣớc TCTD Tổ chức tín dụng TDND Tín dụng nhân dân TSCĐ Tài sản cố định TSĐB Tài sản đảm bảo TTTD Thông tin tín dụng UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới (World Bank) WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) thực sự là bƣớc ngoặt lớn của nền kinh tế Việt Nam với những cơ hội “ngàn vàng” và cả những thách thức đan xen. Ngành Tài chính – Ngân hàng cũng không nằm ngoại lệ. Hội nhập quốc tế làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhất là trên thị trƣờng tài chính khu vực, tuy nhiên áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. Để đảm bảo đứng vững và phát triển, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cần khắc phục đƣợc những điểm yếu đang tồn tại nhƣ về công nghệ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ chế quản lí, giám sát. Và trên con đƣờng hội nhập đó, vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại cần phải đƣợc đặc biệt quan tâm. Vấn đề nợ xấu hiện nay không chỉ làm đau đầu các chuyên gia kinh tế Việt Nam mà còn làm tốn không ít giấy mực của các chuyên gia tài chính thế giới. Ảnh hƣởng của nó là những mất mát to lớn, thậm chí có thể làm phá sản cả một ngân hàng. Do vậy, nếu công tác phòng ngừa và xử lí nợ xấu đƣợc thực hiện có hiệu quả thì Ngân hàng sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đối với hệ thống ngân hàng, việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế, xử lý nợ xấu là một nhiệm vụ hết sức cấp bách của các Ngân hàng hiện nay nhằm lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng và góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nƣớc. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, cũng nhƣ đẩy nhanh việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo nhƣ đòi hỏi cấp thiết của tiến trình hội nhập, do vậy mà em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” 1
- 2. Mục tiêu nghiên cứu Trình bày những vấn đề về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM, nghiên cứu quá trình hình thành và phát sinh nợ xấu Đánh giá tình hình nợ xấu và các biện pháp hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam thời gian qua. Phân tích các nguyên nhân phát sinh nợ xấu và những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Xem xét tầm quan trọng của việc tăng cƣờng công tác ngăn ngừa, xử lý nợ xấu, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu trong tƣơng lại tại các NHTM Việt Nam 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng trên toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam qua những con số cụ thể, đồng thời phân tích những vƣớng mắc, khó khăn trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề về thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến đầu năm 2010 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Ngoài những phƣơng pháp chung thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu khoa học nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, khóa luận còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích, phân tích chuỗi số liệu thời gian để giải quyết vấn đề đặt ra. 2
- 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, nội dung của khóa luận đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau: CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lan – Giảng viên khoa Tài chính – Ngân hàng đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. 3
- CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại NHTM là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NHTM: 1.1.1.1. Quan điểm của một số nhà kinh tế Theo Frederic S. Mishkin, “NHTM là một trung gian tài chính mà họ nhận tiền gửi từ các cá nhân, các tổ chức và đem cho vay. NHTM thu hút vốn trước hết bằng cách phát hành: Tiền gửi có thể phát séc được (là tiền gửi có thể viết séc được), tiền gửi tiết kiệm (là các món tiền gửi có thể được thanh toán ngay, nhưng không cho phép người gửi viết séc), và các tiền gửi có kỳ hạn (là các tiền gửi có kỳ hạn thanh toán trước). Sau đó họ dùng tiền này để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp và để mua: Các chứng khoán chính phủ, các trái khoán của chính quyền địa phương.” Theo Peter S. Rose, “NHTM là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.” 1.1.1.2. Khái niệm được áp dụng tại Việt Nam Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đó là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Theo Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 xác định : “ Ngân hàng thương mại là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có 4
- liên quan”. Trong đó “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.” Nhƣ vậy hình thức kinh doanh chủ yếu của NHTM là kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ ngân hàng. NHTM là kênh dẫn vốn gián tiếp lớn nhất, là cầu nối giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời cần vốn, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của NHTM. Hoạt động của NHTM phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân cƣ, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. 1.1.2. Chức năng của các ngân hàng thương mại NHTM có 3 chức năng cơ bản. 1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng Đây là chức năng cơ bản và đặc trƣng nhất của NHTM, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế nhƣ vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cƣ để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động đƣợc, ngân hàng sử dụng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng thƣơng mại đã huy động triệt để đƣợc các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thƣơng mại thực sự là một cầu nối giữa những ngƣời có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở 5
- ngân hàng với những ngƣời thiếu vốn cần vay. NHTM đã góp phần tạo lợi ích công bằng cho cả ba bên trong quan hệ: ngƣời gửi tiền, ngân hàng và ngƣời vay. - Đối với người gửi tiền: họ sinh lời đƣợc vốn tạm thời nhàn rỗi của mình bởi lãi suất tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ hoặc đƣợc ngân hàng tạo ra cho họ các tiện ích nhƣ sự an toàn hoặc cung cấp cho họ các phƣơng tiện thanh toán. - Đối với người vay: sẽ thỏa mãn đƣợc nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu, thanh toán mà khỏi tốn nhiều công sức, thời gian cho việc tìm kiếm nơi vay tiền tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. - Đối với NHTM: sẽ tìm kiếm đƣợc lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở tồn tại và phát triển của NHTM. Ngày nay, có thể nói mọi quan hệ kinh tế xã hội của loài ngƣời đều thông qua quan hệ tiền tệ và chủ yếu thông qua hoạt động của ngân hàng bên cạnh hoạt động của tổ chức phi ngân hàng. 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán Cùng với hoạt động của NHTM trong quá trình làm trung gian tín dụng đã thu hút các nhà doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng. Trên cơ sở nhận tiền gửi của khách hàng, NHTM thực hiện các khoản thanh toán chi trả cho khách hàng theo các hợp đồng mua bán, giao dịch. Với vai trò là trung gian thanh toán, Ngân hàng làm theo lệnh của chủ tài khoản nhƣ tính tiền trên tài khoản của ngƣời mua để chuyển sang tài khoản của ngƣời bán hoặc phục vụ thanh toán về hàng hóa, dịch vụ cho các khách hàng. Với các chức năng này, Ngân hàng đóng vai trò là “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp, chỉ thực hiện việc thanh toán thông qua hệ thống tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Thông qua chức năng này, Ngân hàng đã góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn, làm giảm lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, dẫn đến tiết 6
- kiệm chi phí lƣu thông tiền mặt nhƣ in ấn, đếm nhận và bảo quản. 1.1.2.3 Chức năng “tạo tiền” Xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và thanh toán mà các NHTM có khả năng “tạo tiền”. Từ một khoản tiền gửi ban đầu vào một ngân hàng, thông qua cho vay bằng chuyển khoản, các ngân hàng đã nhân số tiền đó lên nhiều lần. Số tiền đƣợc nhân lên nhiều hay ít phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi mà hệ số này chịu sự tác động của 3 yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ rút tiền mặt của khách hàng và tỷ lệ dự trữ vƣợt mức. Do vậy, giả sử trong thực tế có một khách hàng nào đó vay bằng tiền mặt để thanh toán thì quá trình tạo tiền sẽ chấm dứt, nếu khách hàng chỉ rút một phần tiền mặt để thanh toán thì khả năng tạo tiền sẽ giảm đi. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, nếu các ngân hàng không cho vay hết quỹ cho vay của mình thì khả năng mở rộng tiền gửi cũng giảm đi. Vì thế hệ số mở rộng tiền gửi còn phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ vƣợt mức của các NHTM. Do đó công thức xác định hệ số mở rộng tiền gửi của hệ thống NHTM là: Trong đó: r: tỷ lệ dự trữ bắt buộc e: tỷ lệ dự trữ vƣợt mức c: tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của dân cƣ Các chức năng của NHTM có mối quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác. Đồng thời, thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và “tạo tiền” sẽ góp phần mở rộng hoạt động của chức năng trung gian tín dụng. 7
- 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Hoạt động tạo lập nguồn vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, đƣợc coi là nghiệp vụ cơ bản. Các nguồn vốn của NHTM gồm có: (1) Vốn tự có: - Vốn điều lệ là số vốn ban đầu phải lớn hơn mức tối thiểu do nhà nƣớc quy định (vốn pháp định) để có thể đƣợc phép kinh doanh. Tùy theo loại hình ngân hàng mà các chủ thể góp vốn khac nhau: với ngân hàng tƣ nhân thì đó là vốn riêng của một doanh nghiệp đầu tƣ, với ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ đƣợc hình thành do phát hành cổ phiếu, nếu ngân hàng quốc doanh thì toàn bộ do NSNN cấp. Quy định về vốn điều lệ nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng đó. Vốn này chủ yếu đƣợc dùng để mua sắm động sản và bất động sản, phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, hùn vốn liên doanh, cho vay và mua cổ phần của các TCTD khác. Vốn điều lệ không đƣợc phép dùng để chia lợi tức, lập quỹ phúc lợi và khen thƣởng. - Quỹ ngân hàng bao gồm: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (đƣợc trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế), quỹ đầu tƣ và phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc…ngoài ra còn có các quỹ không hình thành từ lợi nhuận ngân hàng nhƣ quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định, quỹ khấu hao sửa chữa lớn, các quỹ khác theo quy định. Chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhƣng vốn tự có đóng vai trò quan trọng vì đó là cơ sở và điều kiện để tiến hành kinh doanh,quyết định quy mô hoạt động của NHTM và là nhân tố xác định tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của NHTM. (2) Vốn tiền gửi của khách hàng: Vốn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Hoạt 8
- động của NHTM chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn này. Nguồn vốn tiền gửi gồm có: - Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà chủ của nó chỉ đƣợc rút ra khi tới hạn hoặc muốn rút trƣớc phải báo trƣớc, bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các nhà kinh doanh tiền tệ và tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cƣ…mà ngƣời gửi nhằm mục đích kiếm lãi nên ngân hàng muốn tăng khoản này thì phải trả lãi thỏa đáng cho ngƣời gửi vừa đƣợc bảo toàn vốn vừa có đƣợc một khoản thu nhập hợp lý từ tiền gửi của mình. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tƣơng đối ổn định nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng chúng để cho vay ngắn, trung và dài hạn. - Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà ngƣời gửi tiền có thể rút ra để sử dụng bất cứ lúc nào, gồm có tiền gửi tạm thời của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cƣ. Loại này tuy biến động thƣờng xuyên nhƣng nó vẫn có đƣợc một số dƣ ổn định do số tiền gửi vào và rút ra trong một thời kỳ bù trừ cho nhau. Do vậy, ngoài việc dùng nguồn vốn này cho vay ngắn hạn, ngân hàng còn có thể cho vay trung hạn. Về nguyên tắc, do mục đích ngƣời của ngƣời gửi tiền là các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp nên đối với loại này ngân hàng sẽ không trả lãi hoặc trả lãi rất thấp. (3) Nguồn vốn đi vay: bao gồm: - Vốn vay trên thị trƣờng vốn là nguồn vốn huy động từ việc phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng khi vốn tự có và vốn tiền gửi chƣa đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh. - Vốn vay của NHNN: NHTM đƣợc vay vốn ngắn hạn của NHNN dƣới hình thức tái cấp vốn. - Vốn vay của các NHTM khác thông qua thị trƣờng liên ngân hàng. Tại đây, các ngân hàng thiếu tiền thanh toán sẽ vay của các ngân hàng khác, 9
- nghiệp vụ này vừa giúp cho các ngân hàng thiếu tiền có tiền mặt ngay để thanh toán, vừa giúp cho những ngân hàng còn thừa tiền có thể cho vay để sinh lời. - Vốn vay của công ty mẹ 1.1.3.2 Hoạt động sử dụng nguồn vốn (Nghiệp vụ tài sản có) Là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng, chúng thuộc bên Có trên bảng tổng kết tài sản nên còn đƣợc gọi là Nghiệp vụ tài sản Có. Bao gồm: (1)Nghiệp vụ ngân quỹ: Thu lợi nhuận là mục đích của NHTM, song cần giữ lại một khoản tiền trong tổng số huy động đƣợc để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản. Từ đó tạo lập và giữ vững lòng tin của khách hàng. Phần vốn để dành này gọi là dự trữ. - Tiền mặt tại quỹ: NHTM phải để tại quỹ của mình một số tiền phòng hộ theo nhất định tùy quy mô của ngân hàng và theo từng thời vụ, để đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút tiền mặt của khách hàng. - Tiền gửi tại NHTW: theo quy định, NHTM phải mở tài khoản tại NHTW và gửi vào đó một số tiền nhất định gọi là dự trữ bắt buộc. Mục đích của việc hình thành khoản dự trữ bắt buộc này là đảm bảo tính thanh khoản cho các NHTM, đồng thời là công cụ để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách thay đổi số nhân tiền tệ. Tuy nhiên hiện nay, các nƣớc đã áp dụng chính sách bảo hiểm tiền gửi, do vậy, mục đích chính của việc quy định dự trữ bắt buộc là nhằm thực hiện chính sách tiền tệ. - Tiền gửi tại các NHTM khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán, chuyển tiền khác địa phƣơng của khách hàng, số này cao hay thấp tùy theo mức độ quan hệ với đại lý và số lƣợng đại lý. (2) Nghiệp vụ tín dụng gồm có: 10
- - Tín dụng bằng tiền: là hoạt động tín dụng trong đó ngân hàng đƣa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Gồm có các hoạt động nhƣ: + Tín dụng ứng trước: Khi thực hiện một khoản tín dụng ứng trƣớc, tùy vào mối quan hệ của NHTM với khách hàng mà ngân hàng có thể đƣa ra một trong hai hình thức: tín dụng ứng trƣớc có bảo đảm (cầm cố, thế chấp, sổ bảo lãnh) và tín dụng ứng trƣớc không có bảo đảm. + Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá: ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc mua thƣơng phiếu còn trong thời hạn hiệu lực của khách hàng với giá bằng mệnh giá của thƣơng phiếu trừ đi lãi của thƣơng phiếu + Bao thanh toán: NHTM cấp tín dụng cho ngƣời bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã đƣợc bên bán và bên mua thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. - Cho vay bằng tài sản: là nghiệp vụ tín dụng trung, dài hạn trong đó, ngân hàng dùng vốn của mình mua tài sản (máy móc thiết bị…) để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định (tín dụng thuê mua) - Cho vay bằng chữ ký: là việc ngân hàng cho khách hàng sử dụng vốn vay có sự bảo đảm thanh toán bằng uy tín của bên thứ ba. Nghiệp vụ này gồm các hoạt động: + chấp nhận: chấp nhận trả tiền và bảo đảm trả tiền + bảo lãnh: có sự cam kết bảo lãnh của bên thứ 3 (3) Nghiệp vụ đầu tư: Nghiệp vụ đầu tƣ có vị trí quan trọng thứ hai sau nghiệp vụ tín dụng, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể cho NHTM. Trong nghiệp vụ này ngân hàng thực hiện kinh doanh kiếm lời nhƣ các doanh nghiệp khác, ngân hàng sẽ 11
- dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tƣ dƣới các hình thức nhƣ: - Đầu tƣ chứng khoán: NHTM dùng vốn của mình để mua cổ phần của các doanh nghiệp và các TCTD khác. - Góp vốn, liên doanh: là các biện pháp trực tiếp góp vốn với các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới. - Kinh doanh ngoại tệ và vàng: NHTM có thể đƣợc tiến hành kinh doanh ngoại tệ và vàng trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc nếu đƣợc sự cho phép của NHNN (4) Tài sản có khác: Những khoản mục còn lại của tài sản có, trong đó chủ yếu là tài sản cố định - cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động ngân hàng. - Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng. - Mua sắm trang thiết bị, máy móc dụng cụ làm việc. - Mua sắm các phƣơng tiện vận chuyển. - Xây dựng hệ thống kho quỹ. Ngoài tài sản cố định, còn có các khoản thuộc tài sản có nhƣ các khoản phải thu, dự phòng rủi ro … 1.1.3.3 Các hoạt động khác (Nghiệp vụ trung gian) Nghiệp vụ trung gian là nghiệp vụ mà NHTM căn cứ theo yêu cầu của khách hàng, thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán, thực hiện các ủy thác khác để thu thủ tục phí. Việc phát triển những dịch vụ này vừa cho phép hỗ trợ cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tƣ, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng các thông qua khoản tiền hoa hồng, lệ phí. NHTM cung cấp các dịch vụ nhƣ: 12
- - Chuyển tiền cho khách hàng sang địa phƣơng khác để họ sử dụng theo yêu cầu hoặc trả cho một ngƣời nào đó. - Thu hộ: ngân hàng đứng ra thay mặt khách hàng để thu hộ các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng giao nhƣ thƣơng phiếu, séc, các chứng khoán có giá… - Ủy thác: là nghiệp vụ mà ngân hàng làm theo ủy thác của khách hàng nhƣ quản lý tài sản hộ, chuyển giao tài sản hộ, bảo quản chứng khoán và vật có giá, thanh lý tài sản của xí nghiệp bị phá sản… - Làm tƣ vấn tài chính tiền tệ nhƣ cung cấp thông tin, hƣớng dẫn chính sách tiền tệ, thƣơng mại, lập dự án đầu tƣ tín dụng, ủy thác đầu tƣ cho khách hàng. 1.2. Nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm: Yếu tố rủi ro trong kinh doanh là yếu tố ngẫu nhiên khó đoán biết trƣớc, môi trƣờng sản xuất kinh doanh tự nó phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên nhƣ thiên tai, chiến tranh, lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế….ảnh hƣởng đến thị trƣờng và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Ngân hàng là một ngành kinh doanh nhiều rủi ro. Ngân hàng nào không chấp nhận rủi ro thì không có lợi nhuận. Do đó, rủi ro tín dụng mà cụ thể là những khoản nợ xấu là một phần tất yếu trong hoạt hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không có gì là bất bình thƣờng cả. Khi gặp rủi ro trong kinh doanh ngƣời vay tiền không thể hoàn trả vốn vay cho ngân hàng đúng hạn và thế là phát sinh nợ quá hạn đối với ngân hàng. Nhƣ vậy, Nợ xấu là khoản nợ mà quá thời hạn thanh toán một số ngày nhất định mà người đi vay không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng cho vay. Nó là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Trƣớc hết, nợ xấu vi phạm đặc trƣng cơ bản của tín dụng là 13
- tính thời hạn, và tính hoàn trả đầy đủ, sau nữa, nó gây nên sự mất lòng tin của ngƣời cấp tín dụng đối với khách hàng nhận tín dụng. Tuy việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi, là vấn đề mà tất cả các NHTM trên thế giới phải đối mặt, nhƣng, nếu tỷ nợ xấu quá cao, hoạt động ngân hàng sẽ bị tê liệt vì các ngân hàng không có vốn để thanh toán cho ngƣời gửi tiền khi đến hạn. Ở mức độ trầm trọng sẽ dẫn tới sự phá sản ngân hàng. Do đó vấn đề quản lý rủi ro tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu là một công tác hết sức quan trọng tại các NHTM. 1.2.2. Các tiêu chí xác định nợ xấu ngân hàng Việc xác định nợ xấu ngân hàng trƣớc hết phải thông qua việc phân loại nợ. Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng thế giới WB, thì khoản vay nợ đƣợc chia làm 5 nhóm. Khoản vay Đặc thù và thời hạn - Không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ 1. Đạt tiêu - Tài sản đƣợc đảm bảo bằng tiền hoặc tƣơng đƣơng chuẩn - Quá hạn dƣới 90 ngày - Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hƣởng đến khả năng trả 2. Cần theo nợ dõi - Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn - Quá hạn dƣới 90 ngày - Các nhƣợc điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hƣởng tới khả 3. Dƣới năng trả nợ tiêu chuẩn - Những khoản nợ đã đƣợc thỏa thuận lại - Quá hạn từ 90 đến 180 ngày 4. Đáng - Không chắc chắn thu hồi đƣợc toàn bộ nợ dựa trên các điều ngờ kiện hiện tại 14
- - Có khả năng thất thoát - Quá hạn từ 180 đến 360 ngày - Các khoản vay không thu hồi đƣợc 5. Mất - Luôn có khả năng thu hồi lại một phần - Quá hạn hơn 360 ngày Nguồn : The bank Credit Analysis Handbook, author Jonathan Golin Bản chất của cách phân chia này là dựa vào hai yếu tố định tính và định lƣợng. Trên cơ sở phân loại của IMF và WB, các nƣớc đã tiến hành phân loại nợ của các NHTM theo 5 nhóm. Trong đó, “nợ xấu” (non-Performance loan - NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thƣờng nữa mà là nguy cơ mất vốn. Hiện nay, theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn cho phép là dƣới 5% 1.2.3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ngân hàng Tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh để có thể hiểu và đƣa ra đƣợc kết luận chính xác là việc làm không thể thiếu để có thể giải quyết nợ xấu. Có phân tích thấu đáo các nguyên nhân gây ra nợ xấu thì mới có thể đƣa ra đƣợc các biện pháp xử lý thích hợp. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra đƣợc rất nhiều nguyên nhân đa dạng và phong phú. Song nhìn chung, chúng có thể đƣợc sắp xếp và gói gọn vào các nhóm nguyên nhân sau: 15
- 1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng Bởi vì khách hàng là ngƣời đƣợc cấp tín dụng, là ngƣời trực tiếp sử dụng khoản vay, nên nguyên nhân từ phía khách hàng là nguyên nhân chính gây nên rủi ro tín dụng – rủi ro lớn nhất của NHTM. Lí do mà khách hàng gây nên khoản nợ xấu cho ngân hàng đó là: (1) Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng - Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích xin vay đã nêu trong phƣơng án vay vốn và trong hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa ngân hàng và khách hàng. Nguồn tiền vay không đƣợc sử dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh mà dành cho những mục tiêu chứa đựng nhiều rủi ro hơn, gây thất thoát tiền vốn, dẫn đến giảm hoặc mất khả năng trả nợ vay. Nhiều khách hàng dùng tiền ngân hàng quay vốn không đúng đối tƣợng kinh doanh hoặc xử lý vốn vay ngắn hạn để đầu tƣ vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản nên đã không trả nợ đƣợc đúng hạn. - Khách hàng cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng. Một số khách hàng lợi dụng khe hở của pháp luật để tính toán lừa đảo chiếm dụng vốn, vay không có ý định trả ngay từ khi bắt đầu lập bộ hồ sơ vay vốn. Một số khách hàng cố tình chây ì không thực hiện những cam kết trong hợp đồng tín dụng. (2) Khó khăn về dòng tiền hoặc khả năng thanh toán Do trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu kém làm giảm hiệu quả kinh doanh, thậm chí còn gây thua lỗ, dẫn đến việc gặp khó khăn về dòng tiền, làm giảm khả năng thanh toán nợ vay. Nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh quá nhiều mặt hàng, vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh vƣợt khả năng quản lý, hoặc dự đoán sai nhu cầu thị trƣờng, nhập một số lƣợng hàng hóa quá lớn, dẫn đến ứ đọng hàng hoá, tồn đọng vốn, dẫn đến tính trạng nợ không trả đƣợc. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam
105 p | 738 | 327
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp
97 p | 572 | 131
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 478 | 80
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình khai thác xuất bản phẩm tại tổng Công ty sách Việt Nam
6 p | 334 | 61
-
Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới
96 p | 170 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đăk - Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
77 p | 152 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
84 p | 253 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt tại xã Quảng Phước huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
66 p | 119 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương I – Xã Phú Lương – Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế
69 p | 118 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình tiêu thụ tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
89 p | 115 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới
121 p | 95 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau vụ Đông trên địa bàn xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An1111
102 p | 70 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ lúa giống của Công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh111
80 p | 80 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Tuyên Hóa
107 p | 74 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại huyện Lộc Hà tĩnh Hà Tĩnh
84 p | 59 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011–2013
91 p | 71 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ xã Quảng Phước có vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Quảng điền tỉnh Thừa Thiên Huế
63 p | 77 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn