Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đăk - Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
lượt xem 22
download
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đăk - Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông nêu lên thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông; các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế hộ; một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở xã.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đăk - Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐĂK SÔR, HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG Người thực hiện : Mạc Thị Như Hồng Ngành : Kinh tế Nông nghiệp Khoá : 2011
- Đắk Lắk, tháng 06 năm 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐĂK SÔR, HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG Người thực hiện : Mạc Thị Như Hồng
- Ngành : Kinh tế Nông nghiệp Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Trinh Vương Đắk Lắk, tháng 06 năm 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Tình hình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông” em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Toàn thể quý thầy, cô giáo Trường Đại học Tây Nguyên nói chung và Khoa Kinh tế nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ sở lý luận rất quý giá giúp cho em nâng cao được nhận thức trong quá trình thực tập cũng như quá trình nghiên cứu. Đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Th.S Vũ Trinh Vương đã tận tình góp ý, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các bác, cô, chú, anh, chị ở UBND xã Đăk Sôr và bà con trong xã đã tận tình giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Đắk Lắk, tháng 06 năm 2015 Sinh viên
- Mạc Thị Như Hồng MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BQ Bình quân CLĐ Công lao động
- CNHHĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTBQ Diện tích bình quân GDP Tổng thu nhập quốc nội KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KHKT Khoa học kĩ thuật NHCS Ngân hàng chính sách NHTM Ngân hàng thương mại NTM Nông thôn mới SXNN Sản xuất nông nghiệp TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân qua việc cung cấp lương thực thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho ngành chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xuất khẩu nông sản đem lại ngoại tệ cho nền kinh tế. Nó càng trở nên quan trọng đối với một quốc gia với 69,9% dân số sống ở nông thôn và 46,6% tổng lực lượng lao động xã hội làm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như ở Việt Nam (Tạp chí kinh tế cộng sản, 2014). Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ gia đình giữ vai trò quan trọng không thể thiếu. Nó là đơn vị kinh tế đặc thù và phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Sau 39 năm đất nước hoàn toàn thống nhất nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, GDP từng năm tăng thuộc loại cao trong khu vực và thế giới năm 2009 GDP đạt 91 tỷ, năm 2010 GDP đạt 101 tỷ USD, năm 2013 GDP đạt 171,392 tỷ USD, GDP năm 2014 tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013 (Tạp chí kinh tế cộng sản, 2014). Như vậy có thể nói kinh tế hộ trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tăng GDP và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con người về lương thực, thực phẩm. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự 6
- phát triển của ngành nông nghiệp nước ta đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu. Sản lượng lúa cả năm 2014 đạt 45 triệu tấn, tăng 955,2 nghìn tấn so với năm 2013, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thực phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ nhất thế giới (Tạp chí kinh tế cộng sản, 2014), Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, còn tính chung cả ngành cà phê thì đang đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu, đứng thứ 3 thế giới về giá trị, năm 2014, sản lượng tiêu đạt 138.000 tấn (tăng 10,3% so với năm 2013). Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu năm 2014 đạt 155.125 tấn với giá trị trên 1,2 tỷ USD (tăng 17% về khối lượng và tăng 35% về giá trị so với năm 2013). Giá tiêu xuất khẩu bình quân tháng 11 năm 2014 đạt 7.679 USD/ tấn, tăng 14,76% so với cùng kỳ năm 2013 (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2015) Đắk Nông là một tỉnh thuộc Tây Nguyên có vị trí kinh tế xã hội chiến lược, có điều kiện tự nhiên về đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, tiêu, điều…đem lại giá trị cao cho nông hộ, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống của người dân. Xã Đăk Sôr là một xã có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó chủ đạo là cây công nghiệp dài ngày: cà phê, tiêu, điều… và các loại cây ngắn ngày: lúa, đậu, sắn... Hơn 3/4 dân số của xã sống phụ thuộc vào nguồn thu nhập này. Mặc dù có thế mạnh về cây công nghiệp nhưng đến nay công tác quy hoạch phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp của xã vẫn còn rất kém. Người dân canh tác theo kinh nghiệm truyền thống và phát triển theo phong trào đã làm giảm chất lượng, giá trị nông sản địa phương. Đồng thời, Xã Đăk Sôr có nhiều thuận lợi về điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp: đất đai, khí hậu, nhân lực… nhưng ở đây vẫn chưa thể khai thác hết thế mạnh của nó. Một phần vì còn tồn tại những khó khăn như phong tục tập quán, kiến thức về thị trường, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất… Vậy tình hình phát triển kinh tế hộ ở đây như thế nào, các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ, làm thế nào để từng bước tiến đến hoàn thiện xây dựng các tiêu chí của chương trình Xây dựng nông thôn mới của Đảng đề ra theo hướng CNHHĐH đây là những vấn đề rất cần thiết 7
- Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tình hình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài nghiên cứu của mình 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông; Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông; Đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế hộ 2.1.1.1. Khái niệm hộ Trong từ điển ngôn ngữ (Oxford Press 1987) “Hộ là tất cả những người sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người chung huyết tộc và những người làm ăn chung” (Frankellis, 1993). Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế. (Martin, 1980) Các nhà kinh tế ở Việt Nam định nghĩa: “Hộ là một nhóm người có cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm, cùng tiến hành sản xuất chung và có chung một ngân quỹ…” (Nguyễn Văn Huân, 1993) Trên mỗi góc độ khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về hộ, tuy nhiên có thể kết luận hộ có chung các đặc điểm sau: Là tập hợp những người cùng huyết thống, và một số người không cùng huyết thống, sống chung trong một mái nhà; 8
- Cùng tiến hành sản xuất chung, có nguồn lao động, có vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung; Có ngân quỹ chung và được phân phối theo lợi ích thỏa thuận của các thành viên trong gia đình; Là một đơn vị cơ bản của xã hội. 2.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất (Frank Ellis, 1993) Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản, vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng nông sản. Nguyễn Sinh Cúc (2010) định nghĩa: “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và thông qua nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”. Từ những khái niệm tiêu biểu trên có thể kết luận rằng : Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp. Ngoài ra còn có các hoạt động phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại… Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở Ngày nay, trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, thị trường ngày càng mở rộng, các hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào hệ thống kinh tế thế giới chứ không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. 2.1.1.3. Kinh tế hộ nông dân Traianốp cho rằng: “Kinh tế hộ nông dân như là một phương thức sản xuất tồn tại trong chế độ xã hội, từ nô lệ qua phong kiến đến tư bản chủ nghĩa, phương thức này có những quy luật phát triển riêng của nó, và trong mỗi chế độ nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành” (Quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại, 2014). 9
- 2.1.1.4. Phân loại hộ nông dân Căn cứ vào tính chất của ngành sản xuất: Hộ thuần nông, nông hộ kiêm, nông hộ chuyên, nông hộ buôn bán Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ bao gồm : Hộ giàu, hộ trung bình, hộ khá, hộ nghèo và hộ đói. Sự phân biệt này thường dựa vào qui định chung của cả nước hoặc qui định của từng địa phương (Đỗ Văn Viện, 1998). 2.1.1.5. Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân Quan điểm về phát triển: Theo quan điểm của Patchanee napracha and Alexxandra Steppens trong cuốn “Tallking hold of ruallif” thì “Phát triển là một quá trình thay đổi. Nó đòi hỏi sự hoàn thiện trong các lĩnh vực mà các nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (Lê Mạnh Hùng, 1998). Nghĩa là nó đáp ứng nhu cầu của con người ở mức độ cao trong mọi lĩnh vực, cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần cả phát triển kinh tế và phát triển xã hội theo hướng văn minh nhân loại. Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội với mức độ cao liên tục trong thời gian dài. Sự phát triển của nó dựa trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả mà vẫn bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai Phát triển kinh tế hộ nông dân Phát triển kinh tế hộ nông dân là việc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn; là sự điều chỉnh chính sách đầu tư của chính phủ, tăng vốn đầu tư trực tiếp nông nghiệp để tạo ra tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng trước hết là đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu ứng dụng cây trồng vật nuôi vào sản xuất. Kinh tế trang trại là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế hộ với sản xuất hàng hóa, là bước tiến bộ mới về sản xuất nông nghiệp của nhân loại. 10
- Chính sách công nghiệp hóa chính là điều điện khách quan cho sự phát triển hàng hóa tạo điều kiện cho công nghiệp hóa và tạo ra điều kiện cho kinh tế nông hộ hình thành và phát triển. 2.1.1.6. Những điều kiện phát triển kinh tế hộ nông dân * Ruộng đất Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, luôn gắn liền với sản xuất nông nghiệp, vì vậy chính sách ruộng đất là một trong những điều kiện quan trọng đứng đầu đối với việc phát triển kinh tế hộ nông dân. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý trong nông nghiệp”, đã khẳng định vai trò chủ thể của nông dân và vấn đề ruộng đất phù hợp với điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vấn đề ruộng đất được giải quyết từng bước thông qua: Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993, Luật đất đai sửa đổi và bổ sung tháng 12/1998, tháng 12/2000. Trọng tâm của vấn đề là: quyền sử dụng lâu dài và 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế. * Khoa học kĩ thuật đối với hộ nông dân Việc áp dụng khoa học kĩ thuật (KHKT) phải xuất phát từ nhu cầu lợi ích của người tiếp nhận KHKT đó, trong đó việc kết hợp giữa các kiến thức hàn lâm và kiến thức bản địa là rất quan trọng. Vì vậy, vấn đề chuyển giao KHKT phải đảm bảo các vấn đề sau: Khả thi về kỹ thuật Chi phí thấp, phù hợp với đầu tư của hộ nông dân Đáp ứng nhu cầu của nông dân địa phương * Xóa đói giảm nghèo Đói nghèo hiện nay là vấn đề trọng tâm nan giải ở nông thôn Việt Nam, đặc biệt tập trung ở các vùng sâu, vùng xa và phân bố không đồng đều giữa các vùng. + Nguyên nhân: điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh, thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con hay lười lao động… và các yếu tố về mặt chính sách 11
- Quan điểm cơ bản là làm thế nào để hộ nông dân tự mình thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện để họ thoát nghèo và lạc hậu, hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước. 2.1.2. Vai trò của phát triển kinh tế hộ Kinh tế hộ có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế nông hộ gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tức là phát triển theo hướng CNHHĐH đất nước, giữ vững hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường dựa theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước nhằm đảm bảo được nhu cầu hiện tại nhưng không làm giảm khả năng đáp ứng trong tương lai. 2.1.3. Các đặc trưng của kinh tế hộ nông dân * Là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Luật Đất đai năm 2003 đã xác nhận và hoàn thiện các quyền của hộ nông dân trong sử dụng đất đai. Luật cho phép người sử dụng đất có thể sử dụng đất trong thời hạn dài (Tuyết Hoa Niê Kđăm, 2006) Quan hệ quản lý: các thành viên trong gia đình vừa là người quản lý vừa là người chịu sự quản lý. Quan hệ phân phối: theo lợi ích thỏa thuận của các thành viên trong gia đình. Các thành viên có trách nhiệm với nhau trong sự tồn tại và phát triển của hộ. * Là đơn vị xã hội Có quan hệ trong gia đình, quan hệ với họ tộc, buôn làng thông qua các nghĩa vụ và trách nhiệm theo cộng đồng dân tộc. Đặc điểm này rất đặc trưng cho đồng bào ở vùng cao Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung (Đỗ Văn Viện, 1998) 2.1.4. Nội dung phát triển kinh tế hộ Phát triển kinh tế hộ bao gồm: Phát triển nguồn lực của hộ: đất đai, vốn, lao động 12
- Tăng hiệu quả sản xuất của hộ Tăng thu nhập của nông hộ 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ Nhóm nhân tố chủ quan: Đây là yếu tố do chính bản thân gia đình nông dân quyết định. Mỗi hộ có hoàn cảnh riêng, có trình độ, có phương tiện và các yếu tố sản xuất khác nhau. Đó là yếu tố chủ quan, nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Các yếu tố chủ quan bao gồm: + Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không có gì có thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Do tính chất đặc biệt của nó mà đất đai có thể coi như một dạng của vốn nhưng lại được xem như một nguồn lực riêng biệt. Sẽ không có hoạt động sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai, số lượng và chất lượng của đất đai sẽ quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng trong sản xuất nông nghiệp. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác, chất lượng đất cao hay thấp lại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Vì vậy đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế nông hộ. Chính vì vậy với một diện tích đất canh tác có hạn mỗi hộ cần có kế hoạch sử dụng đất sao cho phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất + Vốn đầu tư cho sản xuất: vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm những tài sản, vật phẩm trong sản xuất kinh doanh cũng như các ngành sản xuất khác. Trong sản xuất nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vốn quyết định đến quy mô sản xuất từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng khai thác các nguồn lực vào sản xuất. Vốn được xếp vào các yếu tố chủ quan vì chủ hộ có quyền huy động hoặc quyết định phân bổ vốn theo chu kì sản xuất. Vốn được tạo ra từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay, việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không nó quyết định đến sự phát triển của kinh tế hộ. Nếu ta cố định các yếu tố khác, chỉ xét riêng ảnh hưởng của vốn đến thu nhập của hộ thì vốn đầu tư cho sản xuất và thu nhập của hộ là hai đại lượng đồng biến. + Lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không có lao động thì không có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông 13
- nghiệp cũng như đất đai của nông hộ lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên cả hai mặt, lượng và chất. Mặt lượng của lao động: Thể hiện ở mức độ đầu tư lao động vào công việc cụ thể. Nếu hộ càng nhiều lao động thì thu nhập của hộ càng cao. Mặt chất của lao động: Thể hiện sự hiểu biết của người lao động trong công việc sản xuất kinh doanh của mình, nắm được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi, từ đó có các biện pháp tác động, chăm sóc khoa học và mang lại hiệu quả cao. Chất lượng lao động còn thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, am hiểu thị trường và chính sách cảu Nhà nước, thể hiện ở kinh nghiệm trong sản xuất. Lao động là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ, nó là yếu tố có thể thay đổi được cả về chất và lượng nên trong các giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ thì giải pháp về lao động là giải pháp có tính khả thi cao Nhóm yếu tố khách quan: Đây là các yếu tố tác động từ bên ngoài đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ mà hộ nông dân không thể kiểm soát được. Các tác động này có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, có thể là tốt với hộ này nhưng không tốt với hộ khác. Các yếu tố thuộc nhóm này bao gồm: + Điều kiện tự nhiên: Do đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống, quá trình sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, môi trường, thời tiết…Nếu gặp điều kiện thuận lợi phù hợp với giai đoạn phát triển của cây trồng vật nuôi thì sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Như vậy trong sản xuất nông nghiệp thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định khá lớn đến kết quả sản xuất của nông hộ. + Thị trường: Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa thị trường có tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi giá cả. Giá cả lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường. Có hai loại thị trường là thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Đối với thị trường đầu ra (thị trường tiêu thị sản phẩm), nó phản ánh cung sản phẩm. Trong nông nghiệp cung sản phẩm thường là cung muộn, hơn nữa các sản phẩm trong nông nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy rủi ro do thị trường 14
- đem lại trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường các sản phẩm trong nông nghiệp là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nên người nông dân không thể kiểm soát được thị trường, vì vậy sự tác động của thị trường làm cho thu nhập của nông hộ không ổn định. Đối với thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của nông hộ, vì thế nó tác động rất lớn đến quy mô sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân. Nếu giá đầu vào tăng làm cho chi phí đầu tư tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm xuống. + Chính sách của Nhà nước: Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực của Chính phủ. Trong quản lý kinh tế mỗi chính sách ban hành đều có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách đúng đắn sẽ kích thích được sản xuất và ngược lại. Vì vậy chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ hay đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nhà nước ta đã chứng tỏ được vai trò của mình trong quản lý kinh tế. Nó thể hiện rõ nét nhất ở chính sách ruộng đất trong công cuộc đổi mới. Chính sách này đã làm thay đổi thu nhập của toàn bộ dân trong nông thôn. Ngoài ra còn có sự đóng góp hàng loạt các chính sách khác như đặt giá trần, giá sàn nhằm bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng. + Ngoài các yếu tố kể trên, kinh tế hộ còn chịu ảnh hưởng của các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa… Nhóm yếu tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ + Kỹ thuật canh tác: Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ + Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ: Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế cho thấy những độ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư 15
- lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ công nghệ mà các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi hẳn sản xuất hàng hóa. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu. Đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thực phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ nhất trên thế giới. Nông nghiệp Việt Nam đã từng bước trưởng thành, diện mạo đã thay đổi một cách cơ bản và đóng góp nhiều thành tựu vào sự phát triển kinh tế của đất nước như: Nông hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực của hộ, giải phóng sức sản xuất. Giải quyết được vấn đề an ninh lương thực hướng ra xuất khẩu, xuất khẩu gạo, cà phê Robusta và tiêu đứng thứ nhất trên thế giới. Thu nhập người dân ngày càng tăng, đời sống văn hóa xã hội được cải thiện. Kinh tế nông hộ ngày càng đa dạng hóa các loại hình nông sản cũng như các phương thức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất chất lượng, sản lượng sản phẩm. Nông nghiệp mà nông hộ là nòng cốt đã đạt được một số thành tựu cụ thể sau: Vào năm 2014, tốc độ phát triển toàn ngành nông nghiệp đạt 3,31% ( tăng 0,67% mức tăng của năm 2013), kết quả này lấy lại được đà tăng trưởng với mức tăng trưởng khá, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước. Tổng kim ngạch xuất 16
- khẩu toàn ngành cả năm đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Thặng dư thương mại của ngành đạt 9,5 tỷ USD tăng 7,7% so với năm 2013 (Tạp chí tài chính, 2015). Sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm tăng qua các năm. Dựa trên mục tiêu chung của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 20112015 là: “xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân”. Kinh tế nông hộ đang phát triển dựa trên những xu hướng chính sau: Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển theo hướng chuyên canh tập trung, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác. Thứ hai, phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường xuất khẩu. Thứ ba, phát triển những sản phẩm chủ lực như lúa, cà phê… đáp ứng hơn nữa nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh quốc gia và hướng ra xuất khẩu. Bên cạnh đó, đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm những hướng đi mới có tiềm năng phát triển. Thứ tư, quá trình hình thành các nông trại hay trang trại gia đình. Từ hộ gia đình nông dân tự cung tự cấp, sản xuất mang nặng tính chất hiện vật sang nền kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa. Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực từ nước ngoài, bây giờ Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất thế giới.Thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện hơn. Kết quả rà soát nghèo mới nhất (năm 2013), tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 7,8% (giảm 1,8% so với cuối năm 2012), tỷ lệ hộ cận nghèo 6,32% (giảm 0,25% so với cuối năm 2012). Bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh: trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật của nông dân được nâng cao hơn trước (Văn phòng Chính phủ, 2014). Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu năm 1986, kim 17
- ngạch xuất khẩu nônglâmthủy sản mới đạt 400 triệu USD. Đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu nônglâmthủy sản đạt 27,469 tỷ USD, đến năm 2014 đạt 30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệp không chỉ đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước mà ngành nông nghiệp đã ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNHHĐH đất nước trong những năm qua (Văn phòng Chính phủ, 2014). Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNHHĐH đất nước theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái (Văn phòng Chính phủ, 2014). 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ ở tỉnh Đắk Nông Tỉnh Đắk Nông được tái lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh mới là Đắk Nông và Đắk Lắk. Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, Diện tích toàn tỉnh là 6.514,38 km2, dân số tính đến năm 2014 là 553200 người, mật độ dân số 85 người/km2. Khí hậu Đắk Nông chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chính vì vậy chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp, thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện Đất đai Đắk Nông khá phong phú và đa dạng, được chia thành 5 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất xám, Đất đỏ bazan, còn lại là đất đen bồi tụ. Đất nông 18
- nghiệp chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích (Báo Đắk Nông, 2014). Trong 10 năm xây dựng tỉnh đạt được những thành tựu sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Tổng giá trị sản phẩm (GDP) năm 2003 đạt 1.481 tỷ đồng (theo giá 1994), đến năm 2014 đạt 6.056 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần; bình quân đạt trên 13%/năm (Báo Đắk Nông, 2014). Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp của tỉnh đạt 8,26%; GDP theo giá cố định năm 2010 đạt 6.226 tỷ đồng; GDP theo giá hiện hành đạt 10.260 tỷ đồng (Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Nông, 2015). Huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh: Năm 2003, huy động vốn đầu tư toàn xã hội là 470 tỷ đồng, năm 2014 đạt 11.500 tỷ đồng, tăng 24,4 lần. Thu ngân sách năm 2014 đạt 1.280 tỷ đồng, tăng 14,2 lần so với năm 2003; kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 536 triệu USD, gấp 153 lần; thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 3,83 triệu đồng/người/năm thì năm 2014 là 30,43 triệu đồng, tăng 7,94 lần; giá trị sản xuất đất nông nghiệp tăng gấp 3 lần (50 triệu đồng/ha) (Báo Đắk Nông, 2014). Hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất của nông hộ vì vậy kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng Sau ba năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) với nhiều cách làm hay, nhiều nhân tố điển hình tiêu biểu, đến nay diện mạo nông thôn Đắk Nông đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người trên toàn tỉnh đạt 30,43 triệu đồng. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được người dân quan tâm, đã thay đổi nhận thức canh tác, cách định hướng cây con sản xuất có hiệu quả theo hướng bền vững (Nông thôn mới Đắk Nông, 2015). Để đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh đã ban hành phê duyêṭ nhiều quy hoạch, dự án, đề án như: Quy hoạch rau sạch, mía đường; chăn nuôi và giết mổ tập trung đến 2015 và tầm nhìn đến 2020; dự án cải tạo giống bò thịt; đề án chuyển đổi cây Điều; quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng đề án phát triển sản xuất trên địa bàn các xã; 19
- đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh (Nông thôn mới Đắk Nông, 2015). Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho Đắk Nông tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Để hội nhập thành công, bền vững nhất là trong nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc… Tạo ra những sản phẩm có giá trị đạt yêu cầu, tiêu chuẩn cao của thị trường thế giới PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tình hình phát triển kinh tế hộ, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ trong vùng nghiên cứu Đối tượng khảo sát: hộ nông dân trên địa bàn xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập năm 2012, 2013 và 2014 : Số liệu sơ cấp phỏng vấn thông tin của năm 2013 và 2014 Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về tình hình kinh tế hộ nông dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3.2.1.1. Vị trí địa lý 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
90 p | 2075 | 766
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam
105 p | 739 | 327
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp
97 p | 574 | 131
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 487 | 80
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình khai thác xuất bản phẩm tại tổng Công ty sách Việt Nam
6 p | 334 | 61
-
Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới
96 p | 170 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
84 p | 263 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương I – Xã Phú Lương – Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế
69 p | 119 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới
121 p | 96 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình tiêu thụ tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
89 p | 117 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau vụ Đông trên địa bàn xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An1111
102 p | 70 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ lúa giống của Công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh111
80 p | 80 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Tuyên Hóa
107 p | 75 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo thành thị ở địa bàn thành phố Quy Nhơn tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định
76 p | 52 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại huyện Lộc Hà tĩnh Hà Tĩnh
84 p | 60 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011–2013
91 p | 75 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ xã Quảng Phước có vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Quảng điền tỉnh Thừa Thiên Huế
63 p | 78 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn