intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

573
lượt xem
131
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp nhằm trình bày vai trò và đặc điểm của mặt hàng xăng dầu và thị trường ăng dầu Việt Nam, từ đó đi xâu nghiên cứu tình hình giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa giai đoạn 2003 - 2007, phân tích những ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế xã hội trong nước và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng giá cả tăng giảm thất thường. Giải pháp tối ưu nhất nahừm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ********* O0O ******** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: T×nh h×nh biÕn ®éng gi¸ x¨ng dÇu trªn thÞ tr-êng ViÖt Nam trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y: Nguyªn nh©n vµ gi¶i ph¸p SV thực hiện : Nguyễn Thị Thu Trang Lớp : Trung 1 Khóa : K42 E GV hướng dẫn : THS. Đào Thị Thu Giang HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007
  2. BẢNG 2.1. DIỄN BIẾN GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU TỐI ĐA ĐVT: Đồng/lít và Đồng/Kg-FO Lần Thời điểm áp dụng Xăng 83 Xăng 90 Xăng 92 Xăng 95 Diesel 1%S Diesel 0,5%S Dầu mazut FO3S Dầu hỏa Năm 2003 1 Từ 18/02 5.200 5.400 5.600 5.900 4.300 4.400 3.200 3.300 4300 Năm 2004 1 Từ 22/02 5.600 5.800 6.000 6.300 4.550 4.650 3.400 3.600 4600 2 Từ 19h 19/06 6.600 6.800 7.000 7.300 4.750 4.850 3.570 3.700 4800 3 Từ 19h 01/11 7.100 7.300 7.500 7.800 4.750 4.780 3.570 3.700 4800 Năm 2005 1 Từ 12h ngày 29/03 7.600 7.800 8.000 8.300 5.500 4.000 4.150 4900 2 Từ 12h ngày 03/07 8.400 8.600 8.800 9.100 6.500 4.700 4.850 6500 3 Từ 18h ngày 17/08 9.600 9.800 10.000 10.300 7.500 5.200 5.350 7500 4 Từ 6h ngày 22/11 9.100 9.300 9.500 9.800 7.500 5.200 5.350 7.5 Năm 2006 1 Từ 20h ngày 27/04 10.600 10.800 11.000 11.300 7.900 5.500 5.650 7.900 2 Từ 16h ngày 09/8 11.600 11.800 12.000 8.600 8.600 3 Từ 17h ngày 12/9 10.600 10.800 11.000 4 Từ 6/10 10.100 10.300 10.500 Năm 2007 1 Từ 13/1 9.700 9.900 10.100 2 Từ 6/3 10.600 10.800 10.600 3 Từ 7/5 10.400 11.600 11.800 12.100 4 Từ 16/08 10.900 11.100 11.300 11.600 5 Từ 12/9 10.600 10.800 11.000 Ghi chú: Giá đã bao gồm thuế GTGT và phí xăng dầu. Nguồn: Cục quản lý giá- Bộ Tài Chính. 35
  3. DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục biểu đồ. Biểu đồ 1.1. Mức tiêu thụ dầu của các khu vực trên thế giới. ........................ 6 Biểu đồ 1.2. So sánh lượng xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ......... 16 Biểu đồ 2.1. So sánh tốc độ tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007............................................................................................ 26 Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007 ..................................................................................... 30 Biểu đồ 2.3. Biến động giá cả trên thị trường xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007............................................................................................ 31 Biểu đồ 2.4. Giá dầu thô giao ngay trên thị trường thế giới........................... 38 Danh mục bảng biểu. Bảng 1.1. Diễn biến giá dầu thô trong thời kỳ khủng hoảng. ........................ 9 Bảng 1.2. Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển. ................. 14 Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả chỉ tiêu của Petrolimex 2000-2004 ................... 18 Bảng 2.1. Diễn biến giá bán lẻ xăng dầu tối đa( 2003-2007) ........................ 35
  4. LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy trên Trái đất, một kỷ nguyên mới cho ngành năng lượng đã thực sự bắt đầu. Dầu mỏ, cùng với các sản phẩm dầu mỏ- trong đó có xăng dầu trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với loài người. Xăng dầu là nhiên liệu thiết yếu cho tất cả các loại phương tiện vận tải hiện đại, giúp con người thuận tiện trong lưu thông, đi lại. Chúng cũng là nhiên liệu dùng cho máy móc trong sản xuất, gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy, xăng dầu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, thương mại. Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế không ngừng, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người tăng mạnh. Những tác động của cung- cầu và một số nhân tố khách quan khác khiến giá dầu thô trên thế giới liên tục tăng mạnh, kéo giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong khi đó, Việt Nam là nước nhập khẩu 100% xăng dầu nên trực tiếp chịu ảnh hưởng của những biến động giá xăng dầu thế giới. Trong những năm gần đây, giá cả xăng dầu trong nước luôn luôn trong tình trạng bất ổn và khó dự đoán, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất và tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, một vấn đề được đặt ra là cần tìm ra những nguyên nhân gây biến động giá từ đó rút ra các giải pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường xăng dầu nội địa. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em chọn đề tài : “Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây- Nguyên nhân và giải pháp.” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. -1-
  5. -Tìm hiểu vị trí, vai trò và đặc điểm của mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam trong những năm gần đây. - Đi sâu nghiên cứu tình hình giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa giai đoạn 2003-2007 để có một cái nhìn tổng quan nhất về những biến động của mặt hàng này trong thời gian qua. Qua đó phân tích những ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế- xã hội trong nước và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng giá cả tăng giảm thất thường nêu trên. - Tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động giá xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm bình ổn giá cả trong thời gian tới. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận chủ yếu là phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa tài liệu, phương pháp so sánh…Các số liệu được sử dụng trong khóa luận được thống kê từ nhiều nguồn tài liệu : các loại văn bản của Bộ Tài chính, các bài nghiên cứu, trao đổi, các bài phân tích đánh giá trên các tạp chí, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng…Ngoài ra từ những số liệu có sẵn tác giả tự tổng hợp thành các bảng thống kê, biểu đồ so sánh, hệ thống nhằm cụ thể hóa nội dung cần phân tích. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu nội địa; diễn biến giá cả trên thị trường xăng dầu; các chính sách của Nhà nước có liên quan tới quản lý giá cả và mặt hàng xăng dầu như: Nghị định, quy định, các văn bản luật và dưới luật có liên quan. Ngoài ra đề tài cũng đi vào phân tích khái quát diễn biến giá cả dầu thô thế giới, tình hình giá cả các loại hàng hóa nói chung nhằm làm nổi bật nội dung vấn đề nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận đi sâu nghiên cứu về những diễn biến giá cả của mặt hàng xăng dầu trên thị trường Việt Nam. Để phân tích nội dung -2-
  6. được tập trung, chi tiết với những diễn biến mới nhất trên thị trường xăng dầu, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 09/2007. 5. Kết cấu khóa luận. Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu như trên, khóa luận được xây dựng gồm 3 chương. Cụ thể, ngoài lời mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo…luận văn có kết cấu như sau: Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam. Chƣơng II: Tình hình biến động giá cả trên thị trường xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007 và tác động của nó tới nền kinh tế trong nước. Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới. Do điều kiện và khả năng có hạn nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô có đóng góp, chỉ bảo để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Th.S Đào Thị Thu Giang đã hướng dẫn và có những ý kiến đóng góp quý báu để em hoàn thiện khóa luận này. Em cũng xin cám ơn thư viện Quốc gia- Hà Nội, thư viện trường ĐH Ngoại thương, chú Lê Văn Thái- cán bộ Cục quản lý giá-Bộ Tài chính đã cung cấp rất nhiều số liệu và tài liệu quan trọng được sử dụng trong đề tài. Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2007 -3-
  7. CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG XĂNG DẦU VÀ THỊ TRƢỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM. I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. 1. Nguồn gốc, vị trí của xăng dầu trong đời sống kinh tế- xã hội nói chung. Từ hàng ngàn năm trước công nguyên, loài người đã tìm thấy dầu mỏ xuất hiện lộ thiên ở rất nhiều nơi trên trái đất. Tuy nhiên, thời đó dầu mới chỉ được khai thác bằng phương pháp sơ khai và thường được sử dụng trong chiến tranh, sau đó là sản xuất muối ăn. Cho tới thế kỷ 19, người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp để khai thác lấy chất đốt cho đèn thay thế các loại chất đốt trước kia là dầu cá voi và nến bằng mỡ. Từ giữa thế kỷ 19 một số nhà khoa học đã áp dụng nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Người ta bắt đầu đi tìm kiếm những mỏ dầu lớn và cho tới khi nhà địa chất Hoa Kỳ Edwin L.Drake phát hiện ra mỏ dầu lớn đầu tiên tại Pennsylvania vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 đã đánh dấu một bước ngoặt cho ngành năng lượng toàn cầu. Kể từ đó, dầu mỏ trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với con người.1 Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu chủ yếu cho các phương tiện vận tải. Thông qua quá trình lọc hóa dầu người ta thu được các sản phẩm của dầu mỏ và sử dụng chúng vào các mục đích khác nhau, trong đó nhiều nhất là các sản phẩm xăng dầu. Trước đây, các sản phẩm của xăng dầu chủ yếu để làm chất đốt, 1 Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_m%E1%BB%8F,tra cứu 10/09/2007. -4-
  8. xăng dùng làm chất tẩy các vết bẩn trên quần áo…Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế -xã hội và khoa học kỹ thuật, xăng dầu đã xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như vận tải, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp v.v...Ngày nay trong bất kỳ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào cũng chứa một lượng chi phí xăng dầu nhất định, tùy theo nhu cầu sử dụng chi phí lớn nhỏ cũng khác nhau. Một trong những ngành tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất đó là ngành giao thông vận tải. Tất cả các phương tiện giao thông hiện đại như xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy…hiện nay đều phải sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu để vận hành, các loại dầu bôi trơn để bảo dưỡng máy móc. Trên thực tế, cho tới nay vẫn chưa có một loại nhiên liệu nào dùng cho động cơ có thể thay thế tốt hơn và hiệu quả hơn nhiên liệu xăng dầu. Do đó, trong giá thành sản phẩm ngành vận tải, chi phí xăng dầu chiếm xấp xỉ 40% tổng giá thành, trong ngành sản xuất nhiệt điện, chi phí xăng dầu chiếm 22-25% tổng giá thành, đối với các ngành sản xuất công nghiệp, chi phí xăng dầu khoảng 5-17%, ngành nông nghiệp chi phí xăng dầu chiếm ít hơn, khoảng 3-15% 2. Riêng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, chi phí xăng dầu cho ngành này chiếm từ 70-80% tổng phí của một chuyến đi biển. Có thể thấy chi phí xăng dầu là một bộ phận chi phí quan trọng trong giá thành sản phẩm. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng giá thành đồng thời chính là một bộ phận trong cấu thành giá trị sản phẩm. Đối với các ngành sản xuất vật chất như sản xuất xi măng, than, thép, điện, dệt may, xăng dầu được dùng trong các dây chuyền sản xuất để tiến hành các hoạt động sản xuất, bảo đảm cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, hiệu quả. Ví dụ, các loại dầu bôi trơn dùng để kéo dài tuổi thọ cho máy móc, các loại dầu mỡ được sử dụng nhằm mục đích bảo dưỡng và hạn chế hao mòn thiết bị. 2 Nguyễn Đình Cát, Bí mật thế giới dầu mỏ, báo Nhân dân (2006) -5-
  9. Đối với lĩnh vực quốc phòng và an ninh, xăng dầu lại đóng vai trò đảm bảo phát huy sức mạnh chiến đấu và khả năng phòng thủ bảo vệ đất nước. Cụ thể: các loại máy bay, tên lửa cần một số loại xăng dầu chuyên biệt như xăng máy bay, dầu diesel, dầu hỏa…; các loại vũ khí cũng cần dầu nhớt để bảo dưỡng. Do vậy, ngày nay, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, xăng dầu đều chiếm 1 vị trí quan trọng và có giá trị lớn. Xăng dầu không chỉ là yếu tố đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường mà còn có vai trò tham gia vào việc tạo ra giá trị xã hội, làm cho kinh tế ngày càng phồn vinh, đời sống ngày càng phát triển. 2.Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. 2.1. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển. Xét theo khía cạnh từng khu vực và quốc gia trên thế giới, sự thiết yếu của xăng dầu thể hiện ở lượng tiêu thụ sản phẩm này. Theo tổng hợp số liệu từ EIA từ năm 2002 tới 2006 cho thấy lượng tiêu thụ xăng dầu của thế giới không ngừng gia tăng. Mức tiêu thụ dầu của từng khu vực được thể hiện rõ rệt trong biểu đồ dưới đây3 : 3 Biểu đồ do người viết xây dựng dựa trên số liệu từ trang Thông tin năng lượng EIA (http://www.eia.doe.gov/emeu/international/oilconsumption.html), tra cứu 10/09/2007. -6-
  10. Biểu đồ 1.1: Mức tiêu thụ dầu của các khu vực trên thế giới Lƣợng tiêu thụ (nghìn thùng/ngày) 30,000.00 25,000.00 Bắc Mỹ Trung và Nam Mỹ 20,000.00 Châu Âu Âu á 15,000.00 Trung Đông Phi Châu 10,000.00 Châu á và Châu Đại dương 5,000.00 0.00 2002 2003 2004 P2005 P2006 Năm Khu vực tiêu thụ lượng dầu lớn nhất là Bắc Mỹ, trong giai đoạn 2002-2006, mỗi ngày khu vực này tiêu thụ trung bình từ 24-25 triệu thùng dầu. Trong đó chỉ tính riêng nước Mỹ đã tiêu thụ trung bình khoảng 20 triệu thùng dầu mỗi ngày và luôn là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Tiếp đó là khu vực châu Á và châu Đại Dương, kể từ năm 2002 tới nay lượng tiêu thụ dầu ở khu vực này liên tục tăng và ngày càng có xu hướng cân bằng với khu vực châu Mỹ. Trong đó phải kể đến 2 quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới là Trung Quốc (trung bình 7 triệu thùng/ngày) và Nhật Bản (trung bình 5 triệu thùng/ngày)4. Trong khi đó, các khu vực kém phát triển như Âu Á và châu Phi chỉ cần đến một lượng dầu khá khiêm tốn, khoảng từ 3-4 triệu thùng/ngày và tốc độ tiêu thụ tăng không đáng kể. Như vậy, không thể phủ nhận mối tương quan giữa trình độ phát triển kinh tế với nhu cầu tiêu dùng xã hội, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng. Nhìn chung, các quốc gia có lượng tiêu thụ xăng dầu lớn trên thế 4 Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_th%C3%B4, tra cứu 11.09/2007. -7-
  11. giới đều thuộc nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân do kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất, vận tải, công nghiệp…càng cần tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Hơn nữa, mức sống của người dân được cao làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết bị hiện đại sử dụng năng lượng, hoặc các phương tiện giao thông để phục vụ cho hoạt động đi lại, du lịch… Ngược lại, đối với các nước đang phát triển và kém phát triển thì nhu cầu năng lượng thấp hơn tuy nhiên các nước này nên cần đẩy nhanh nhu cầu sử dụng năng lượng để hỗ trợ các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại…phát triển. Cho tới nay, xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chính cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế giới. 2.2. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia xuất nhập khẩu xăng dầu. Đối với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, dầu trở thành mặt hàng quan trọng trong xuất khẩu và mang lại nguồn thu vô cùng lớn cho ngân sách nhà nước, làm tăng GDP, tăng thu ngoại tệ...Dầu mỏ là tài nguyên thiên nhiên quý và có giá trị cao do đó bất kỳ một quốc gia nào có ưu thế về tài nguyên dầu mỏ, biết đầu tư và khai thác sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế nước mình. Một số quốc gia trước đây có nền kinh tế phát triển chậm, nghèo nàn nhưng nhờ có các mỏ dầu lớn đã nhanh chóng trở nên giàu có như Ả rập Saudi, Cô Oét, Li bi, Mexico, Venezuela… 5Trong những năm trở lại đây, Việt Nam bắt đầu tập trung vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu và đạt được kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao, tổng lượng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 ước đạt 90 triệu tấn, trị giá đạt 23,2 tỷ USD6. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã có đóng góp không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng 5 Căn cứ theo bảng xếp loai trinh độ phát triển kinh tế của các quốc gia của Ngân hàng thế giới: http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/DATASTATISTICS, tra cứu 10/09/2007 6 http://vietnamnet.vn/tet/baoxuan/2006/01/536431, tra cứu 11/09/2007. -8-
  12. hóa nói chung. Trong khoảng chục năm, dầu thô nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn và giữ vị trí chiến lược trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Đối với các nước nhập khẩu dầu xăng dầu lớn, bên cạnh mặt tích cực của những giá trị kinh tế do dầu mỏ mang lại, vẫn tồn tại những mặt tiêu cực khó tránh khỏi từ tác động của việc tăng giá dầu. Những dấu mốc đáng ghi nhận trong lịch sử về ảnh hưởng của giá dầu trên thế giới là 2 cuộc khủng hoảng dầu năm 1973-1974 và 1979-1980. Khủng hoảng dầu gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các nước nhập khẩu dầu và nguy cơ lạm phát rất lớn. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 khiến giá dầu thế giới tăng gấp 4 lần (từ 2,89 USD/thùng lên 11,65 USD/thùng) nền kinh tế Nhật bị ảnh hưởng nặng nề, mức tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm từ mức trung bình 10%/năm xuống còn 3,6%/năm trong suốt những năm từ 1974 tới 1979 Tại Mỹ, giá xăng dầu tăng nhanh từ 38,5 cent/ gallon (05/1973) lên tới 55,1 cent/ gallon (06/1974), đồng thời, cổ phiếu chứng khoán New york lỗ 97 tỷ USD trong 6 tuần7. Trong các giai đoạn khủng hoảng, nguồn cung giảm mạnh, giá dầu thô trên thế giới liên tục tăng kỷ lục, dẫn tới khủng hoảng chung cho toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ. Bảng 1.1. Diễn biến giá dầu thô trong thời kỳ khủng hoảng. Thời điểm Giá dầu thô(WTI) Tốc độ Newyork(USD/thùng) tăng giá(lần) -Thập niên 60 thế kỷ XX. 1,80 1 -Đầu năm 1970 3,20 1,77 -Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 1. 11,56 6,42 7 Cơ quan thông tin năng lượng thế giới: www.eia.dov.gov, tra cứu 12/09/2007. -9-
  13. -Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2. 34-35 18,88-19,44 -Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 3. 38-40 21,11-22,22 -Cuộc khủng hoảng năm 2004. 41,11 22,83 -Cuộc khủng hoảng năm 2005. 60,0 33,33 -Cuộc khủng hoảng tháng 4-2006 75,35 41,86 Nguồn: Tạp chí Thị trường giá cả, số tháng 6/2000. So sánh lượng tiêu thụ xăng dầu của các khu vực trên thế giới ( Biểu đồ 1.1) và tốc độ tăng giá của dầu mỏ trong các giai đoạn khủng khoảng (Bảng 1.1) có thể ước tính những thiệt hại to lớn về kinh tế cho các nước mà nguồn xăng dầu chủ yếu là từ nhập khẩu. Theo quy luật giá cánh kéo, giá dầu tăng cao sẽ kéo giá cả hàng hóa tăng cao, chi phí sản xuất đầu vào tăng, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nguy cơ lạm phát… do vậy, khủng hoảng dầu mỏ là một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, giá dầu cao trở thành lợi thế cho các nước chuyên xuất khẩu dầu mỏ do thu được lượng ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể, thiệt hại cho nền kinh tế thế giới nói chung lớn hơn nhiều so lợi ích của các quốc gia xuất khẩu dầu nhỏ lẻ nói riêng. Các nước nhập khẩu dầu lớn hầu hết là các nền kinh tế phát triển, giữ vai trò chi phối đối với nền kinh tế thế giới. Cho nên, nếu các nước phát triển chịu tác động xấu của biến động giá dầu, thì cũng kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia khác như: tiền tệ mất giá, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài giảm...Những ảnh hưởng lớn của biến động giá dầu tới nền kinh tế cho thấy dầu mỏ là một trong những mặt hàng có khả năng chi phối lớn tới nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. - 10 -
  14. Tóm lại, dầu mỏ nói chung và xăng dầu nói riêng có ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Với xu hướng nhu cầu về năng lượng ngày càng gia tăng như hiện nay, dầu mỏ còn tiếp tục mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các quốc gia xuất khẩu dầu, đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nó không chỉ là nguồn năng lượng quý giá và cần thiết đảm bảo an ninh năng lượng cho tất cả các nền kinh tế trên thế giới, mà còn góp phần không nhỏ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của mỗi quốc gia. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẶT HÀNG XĂNG DẦU VÀ THỊ TRƢỜNG XĂNG DẦU NƢỚC TA. 1. Đặc điểm chung của mặt hàng xăng dầu. 1.1. Phân loại xăng dầu . Xăng dầu là chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng8. Các sản phẩm lọc dầu thô dưới các điều kiện nhiệt độ khác nhau sẽ tạo ra các sản phẩm xăng dầu khác nhau. Mỗi loại sản phẩm đó lại có các chức năng khác nhau và được dùng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống sinh hoạt và sản xuất. Việc định giá loại xăng dầu nào sẽ phụ thuộc vào sự thiết yếu của sản phẩm, tính phức tạp trong quy trình lọc hóa dầu để tạo ra được sản phẩm đó. Do đó, để hiểu rõ tầm quan trọng của các sản phẩm xăng dầu trước hết cần tìm hiểu các chủng loại, đặc tính của từng loại và ứng dụng thực tiễn của chúng. Như đã biết, sản phẩm bắt nguồn là dầu thô, hay tên khác là dầu mỏ, còn được ví như “vàng đen”, là một chất lỏng đặc màu nâu hoặc ngả lục. Hiện 8 Nghị định 55/NĐ-CP ban hành 06/04/2007, chương 1, điều 3, mục 1. 9 Bách khoa toàn thư mở Việt Nam: http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_m%E1%BB%8F - 11 -
  15. nay dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen, và xăng nhiên liệu. Ngoài ra dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường…Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Theo ước tính, trữ lượng dầu mỏ thế giới khoảng từ 1.148 tỉ thùng tới 1.260 tỉ thùng. Tuy nhiên, do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo được nên theo ước tính trong khoảng 50 năm nữa nguồn dầu thô sẽ cạn kiệt.9 Các thành phần hóa học của dầu thô được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn sẽ tạo ra các sản phẩm dầu mỏ. Khi chưng cất dầu thô ở các nhiệt độ khác nhau sẽ thu được các sản phẩm khác nhau như sau: Xăng ê te: 40-700C (được sử dụng như là dung môi). Xăng ê te thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ như là sản phẩm trung gian giữa xăng naphta nhẹ hơn và dầu hỏa nặng hơn. Xăng nhẹ: 60-1000C: Xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa hydrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ xăng. Xăng được dùng trong các loại máy móc như xe máy, ô tô, máy bay, máy phát điện. Trên thế giới, các quốc gia tiêu thụ lượng xăng lớn nhất là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. Xăng nặng: 100- 1500C: dùng làm nhiên liệu cho ô tô. - Xăng máy bay: loại nhiên liệu có chỉ số Octan cao (Octan: chỉ số biểu thị khả năng chống kích nổ của xăng), chỉ được sử dụng trong các loại máy bay có sử dụng động cơ đốt trong, các máy bay phản lực và các động cơ tuốc bin sử dụng kê rô si làm nhiên liệu. - 12 -
  16. - Các loại xăng dùng cho ô tô và xe máy gồm có: xăng Mogas 83, xăng Mogas 90, xăng Mogas 92, xăng Mogas 95. Xăng Mogas 95 có chỉ số Octan cao, có ưu điểm hơn các loại xăng Mogas 90, 92 nên chúng phù hợp nhất với các loại xe ga cao cấp. Các loại xăng Mogas 83, Mogas 90, Mogas 92 thường dùng với những loại ô tô, xe máy thông thường. Tuy vậy, loại xăng nào có chỉ số Octan càng cao, biểu thị chất lượng và độ an toàn cao, thì giá càng cao. -Trên thị trường xăng dầu hiện nay song song tồn tại 2 loại: xăng pha chì và không pha chì. Các loại xăng pha chì có hại cho môi trường và sức khỏe con người. Trên thế giới khoảng trên 90% tổng lượng xăng không pha chì, chủ yếu được tiêu thụ ở các nước phát triển, 10% còn lại tiêu thụ ở các nước đang phát triển. Nước ta vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các phương án loại bỏ hoàn toàn loại xăng pha chì trên thị trường. Tuy nhiên, theo tính toán của Ngân hàng thế giới và thực tiễn áp dụng ở Thái Lan, giá thành của xăng không pha chì cao hơn xăng pha chì từ 0,015-0,02 USD/lít10. Do đó, vẫn cần một biện pháp phù hợp nhằm giải quyết trở ngại giữa mức sống trung bình của người dân và một mức giá xăng hợp lý, chất lượng đảm bảo. Ngoài các loại xăng, dầu thô còn được chưng cất thành sản phẩm dầu các loại, cụ thể: Dầu hỏa nhẹ: 120- 1500C: dùng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản phẩm làm khô nhanh khác. Dầu hỏa: là hỗn hợp của các hydrocacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. Nó thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ từ nhiệt độ 1500C đến 2750C. Trước kia dầu hỏa được sử dụng như nhiên liệu cho các đèn dầu hỏa, 10 www.vnn.vn/khoahoc/2003/1/2722/, tra cứu 12/09/2007. - 13 -
  17. hiện nay nó được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực. Một dạng dầu hỏa khác là RP-1 được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Dầu diezen: 250- 3500C, là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hỏa và dầu bôi trơn. Chúng được dùng làm nhiên liệu cho động cơ diezen hoặc làm dầu sưởi. Các nhiên liệu diezen nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi từ 315 tới 4250C còn gọi là dầu Mazut. Dầu diezen thường được sử dụng cho tàu thủy. Dầu bôi trơn: >3000C, dầu bôi trơn động cơ, còn gọi là dầu nhớt, dầu nhờn. Dầu bôi trơn động cơ chiếm khoảng 40% dầu bôi trơn ở các nước công nghiệp. Ngoài các sản phẩm chính trên còn có một số sản phẩm khác thu được từ quá trình lọc dầu như: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác...11 Có thể thấy dầu mỏ là một loại hàng hóa đa tính năng. Các sản phẩm thu được từ dầu hỏa rất phong phú và đa công dụng, mỗi loại chuyên dùng cho một loại máy móc khác nhau. Thông qua chức năng và phạm vi sử dụng của các sản phẩm này càng thấy rõ sự cần thiết của chúng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. 1.2. Xăng dầu là đối tƣợng hàng hóa có đặc tính riêng. Xét về đặc tính lý hóa, xăng dầu là dạng hóa chất ở thể lỏng, dễ bốc cháy, nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Do đó, việc bảo quản, chuyên chở và sử dụng xăng dầu cũng cần có những yêu cầu khác hẳn với các mặt hàng khác như: phương tiện, thiết bị chuyên dùng, công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. Hơn nữa, xăng dầu là sản phẩm dễ bị hao mòn hữu hình thông qua quá trình vận chuyển như: bay hơi, dễ kém hoặc mất phẩm chất. Vì vậy, yêu cầu về bảo quản để đảm bảo chất lượng xăng dầu là tương đối cao và phải được chú trọng, nếu không giá trị của xăng dầu sẽ giảm. Từ đó sẽ ảnh hưởng 11 Tổng hợp từ các website http://en.wikipedia.org và http://vi.wikipedia.org., tra cứu 12/09/2007. - 14 -
  18. trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu như: tăng chi phí hao hụt khi xăng dầu bị bay hơi trong quá trình vận chuyển, bảo quản không tốt khiến chất lượng kém… Bảng 1.2 : Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển12. Hình thức vận chuyển Mức hao hụt của xăng(%) Mức hao hụt của dầu(%) Đường thủy 0,025 0,015 Đường sắt 0,06 0,022 Đường ống 0,5 0,25 Đường ô tô 0,08 0,004 Bên cạnh đó, đặc trưng cơ bản của xăng dầu là sự “chuyển hóa hoàn toàn”, nghĩa là thông qua quá trình chuyển hóa về lượng và chất tạo ra công năng mới. Nói cách khác, quá trình tiêu dùng xăng dầu là quá trình gián tiếp tham gia vào giá trị của các sản phẩm, hàng hóa khác. Đặc tính của xăng dầu có tính đặc biệt như trên nên việc sử dụng xăng dầu trong đời sống và sản xuất không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Việc tiết kiệm xăng dầu trong quá trình sử dụng còn phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố, xét trên toàn bộ quá trình hoạt động, sản xuất xem có phù hợp hay không, để không ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của xã hội. Với những đặc tính như trên, có thể thấy những yếu tố khách quan như điều kiện môi trường, khí hậu, quá trình vận chuyển và bảo quản…cũng là các nhân tố có ảnh hưởng tới mặt hàng này. 2. Một số đặc điểm của thị trƣờng xăng dầu nƣớc ta. Dầu mỏ du nhập vào thị trường Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở 12 Nguyễn Cao Vãng, Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, NXB Chính trị Quốc gia. - 15 -
  19. nước ta. Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp đô hộ, nguồn cung xăng dầu chủ yếu do các công ty tư bản Pháp đảm nhận, trong đó Shell chiếm 75% tổng mức tiêu thụ xăng dầu trong nước13. Sau giải phóng và bước vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, thị trường xăng dầu trong nước đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, cho tới nay xăng dầu nước ta vẫn phải nhập khẩu toàn bộ. Các chủ thể tham gia nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu phong phú và quy mô lớn hơn trước. Về cơ bản, thị trường xăng dầu nước ta có những đặc điểm chính sau: 2.1. Thị trƣờng xăng dầu nƣớc ta là thị trƣờng nhập khẩu 100%. Nước ta là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 3 Đông Nam Á, trong những năm gần đây dầu thô luôn nằm trong nhóm các mặt hàng có kim ngach xuất khẩu cao nhất. Tuy vậy, do chưa xây dựng được hệ thống lọc hóa dầu hoàn chỉnh nên từ trước tới nay, nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% xăng dầu. Nhìn chung, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhiều hơn là nhập khẩu xăng dầu khoảng 1,7 lần. Biểu đồ dưới đây chỉ rõ sự chênh lệch giữa lượng nhập khẩu xăng dầu và lượng xuất khẩu dầu thô của nước ta hằng năm: 13 Nguyễn Cao Vãng, Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, NXB chính trị Quốc gia. - 16 -
  20. Biểu đồ 1.2: SO SÁNH LƢỢNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ & NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA NƢỚC TA Sản lƣợng( nghìn tấn) 25.000 20.000 15.000 Lượng nhập khẩu xăng dầu. 10.000 Lượng xuất khẩu dầu thô 5.000 0 2002 2003 2004 2005 2006 Năm Biểu đồ: Nguồn 14 Theo tính toán, từ trước tới nay, kim ngạch xuất dầu thô luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, trong kim ngạch xuất khẩu dầu thô, trừ phần phải trả cho đối tác liên doanh nước ngoài, phần thực sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập dầu còn lại trước đây được dùng để bù lỗ cho giá xăng dầu nhập khẩu ngày càng tăng cao. Như vậy, phần chênh lệch giữa xuất và nhập phần lớn dùng để bù lỗ cho việc giữ giá xăng dầu ở mức thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới. Theo tính toán của các chuyên gia dầu mỏ quốc tế, việc khai thác chế biến sử dụng dầu mỏ tại chỗ sẽ tiết kiệm 15-30% so với việc nhập khẩu xăng dầu. Với tiềm năng dầu thô lớn như nước ta, việc xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu là hợp lý, vừa tiết kiệm dầu thô khai thác, vừa đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường 14 Biểu đồ do người viết xây dựng dựa trên số liệu từ website Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) - 17 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2