intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thực trạng sử dụng các phương thức phát hành chứng khoán tại Việt Nam

Chia sẻ: Aaa Bbb Ccc Ccc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

832
lượt xem
221
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những năm gần đây, ở Việt Nam đang sôi động một loại thị trường : thị trường chứng khoán. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn sốt chứng khoán như hiện nay, trong đó phải kể đến những món lợi về kinh tế mà nó mang lại cho các nhà đầu tư và cho chính những nhà phát hành. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thiij trường tại Việt Nam, xu thế toàn cầu háo nền kinh tế, nhiều làn sóng kinh doanh mới đã và đang lùa vào nước ta...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng sử dụng các phương thức phát hành chứng khoán tại Việt Nam

  1. Tiểu Luận Thực trạng sử dụng các phương thức phát hánh chứng khoán tại Việt Nám
  2. Mục lục 1. Phát hành chứng khoán trực tiếp 1.1. Cơ sở pháp lý 1.2. Thực trạng phát hành cổ phiếu trực tiếp 2. Phát hành cổ phiếu thông qua bảo lãnh 2.1. Điều kiện pháp lí 2.2. Các phương thức bảo lãnh 2.3. Thực trạng phát hành 2.4. Ưu nhược điểm 3. Phương thức phát hành bằng đấu thầu 3.1. Phân loại hình thức đấu thầu 3.2. Thực trạng của việc phát hành cổ phiếu bằng đấu thầu 3.2.1. Đấu thầu trái phiếu chính phủ 3.2.2. Đấu thầu trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp 3.2.2.1. Đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp 3.2.2.2. Đấu thầu cổ phiếu doanh nghiệp 3.3. Ưu nhược điểm 4. Một số biện pháp để phát hành chứng khoán hiệu quả hơn
  3. *** Lời mở đầu Những năm gần đây, ở Việt Nam đang sôi động một loại thị trường : thị trường chứng khoán. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn sốt chứng khoán như hiện nay, trong đó phải kể đến những món lợi về kinh tế mà nó mang lại cho các nhà đầu tư và cho chính những nhà phát hành. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, nhiều làn sóng kinh doanh mới đã và đang ùa vào nước ta. Nhu cầu tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải minh bạch hoá cơ chế quản lý,mở rộng ngồn vốn kinh doanh. Chính vì lẽ đó, các công ty cổ phần ra đời và ngày càng thể hiện bước đi đúng đắn của mình khi đưa cổ phiếu của công ty đến với công chúng, gắn liền lợi ích của công ty với các cổ đông. Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy vai trò của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng đến sự phát triển nền kinh tế đất nước. Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng đã không còn chỉ là việc của các doanh nghiệp mà là của tất cả mọi người, những ai quan tâm đến thị trường chứng khoán. Các công ty càng có uy tín trong kinh doanh thì sự chú ý của các nhà đầu tư vào đợt phát hành cổ phiếu của chúng càng lớn. Cũng vì thế, nhìn vào giá của cổ phiếu mà chúng ta có thể thấy một phần kết quả kinh doanh của công ty. Như vậy, phát hành cổ phiếu ra công chúng là một bước tiến rất quan trọng, nó đánh dấu một thời kỳ phát triển của công ty. Tuy cũng đã hình thành ở nước ta trong một thời gian nhưng nghiệp vụ phát hành chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn khá non yếu nếu đem so với thế giới. Có nhiều câu hỏi đặt ra là: hiện nay các doanh nghiệp đã sử dụng những phương pháp nào để thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng?thực trạng phát hành cổ phiếu ở nước ta trong những năm qua có những nét gì đặc biệt? cũng như những giải pháp cho vấn đề này trong giai đoạn hiện nay? Tất cả những nội dung đó cũng là đề tài nghiên cứu chính trong bài thuyết trình của nhóm1:”Thực trạng sử dụng các phương thức phát hành chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” *** 1. PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TRỰC TIẾP 1.1. Cơ sở pháp lý Phát hành chứng khoán trực tiếp là phương pháp mà tổ chức phát hành trực tiếp chào bán chứng khoán cho người đầu tư theo giá chào bán đã xác định. Trong phương pháp này, này người phát hành trực tiếp lo tất cả các khâu từ khâu làm thủ tục phát hành cho đến khâu bán chứng khoán ra công chúng.
  4. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng 1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán; c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. 2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua; d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. 3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm: a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam; b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này. Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ 1. Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ bao gồm: Để chào bán cổ phiếu, tổ chức chào bán cổ phiếu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định trong Nghị định, trong đó bao gồm các điều kiện quan trọng sau: a, Phải có phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành. Trường hợp là doanh nghiệp cổ phần thì phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành phải được ĐHĐCĐ thông qua, hoặc HĐQT thông qua theo Điều lệ công ty hoặc uỷ quyền của ĐHĐCĐ;
  5. b, Trường hợp chào bán cho các đối tác chiến lược, phải xây dựng tiêu chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược. Trường hợp là doanh nghiệp cổ phần thì tiêu chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược phải được ĐHĐCĐ thông qua, hoặc HĐQT thông qua theo Điều lệ công ty hoặc uỷ quyền của ĐHĐCĐ; c, Trường hợp chào bán cổ phiếu cho người lao động, thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát trong doanh nghiệp, phương án chào bán phải được ĐHĐCĐ thông qua. 2. Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ bao gồm: a, Là doanh nghiệp thuộc đối tượng: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. b, Có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm, kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. c, Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán. d, Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. e, Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua. f.Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án chào bán và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ đối tượng, số lượng nhà đầu tư; g.Việc chuyển nhượng cổ phần, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu một năm, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán riêng lẻ theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty, chuyển nhượng chứng khoán đã chào bán của cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật; h. Các đợt chào bán cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
  6. 1.2. Thực trạng phát hành chứng khoán thông qua phương pháp trực tiếp Phát hành chứng khoán trực tiếp cũng là một phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì nó mang lại những thuận lợi nhất định. Thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã tiến hành phát hành cổ phiếu trực tiếp cho các đối tác chiến lược như: Bảo Việt, Vinare, Đạm Phú Mỹ… Gần đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu ViệtNam (Eximbank) đã phát hành thành công 12.890.216 cổ phiếu cho các đối tác chiến lược nước ngoài. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai cho biết, công ty này có nhiều dự án trung và dài hạn nhưng tìm nguồn vốn từ ngân hàng không đủ nên buộc phải tự huy động qua kênh khác. Phó tổng giám đốc một công ty chứng khoán vừa công bố phát hành trái phiếu cho biết, hiện nay họ rất cần tiền để đầu tư vào cổ phiếu và cung cấp dịch vụ chứng khoán. Tuy nhiên, do ngân hàng không hào hứng tài trợ cho những nghiệp vụ này nên họ phải tự phát hành trái phiếu để huy động vốn. Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho biết, giá của nhiều cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn cho đầu tư trung và dài hạn. SHS phát hành trái phi Những nhân tố trên đã thúc đẩy các công ty chứng khoán, bất động sản đi tìm vốn từ huy động trái phiếu dù chi phí từ nguồn này không rẻ hơn so với vay ngân hàng. Tháng 9/2010 Công ty cổ phần Xây dựng số 12 (Vinaconex No12) đã chào bán trực tiếp 3 triệu cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu), trong đó 2,7 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 153.000 cổ phiếu chào bán cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex); 147.000 cổ phiếu chào bán cho cán bộ, công nhân viên. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 30 tỷ đồng. Ngoài Vianconex No12, Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD) tự chào bán 7,09 triệu cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu), trong đó, 6.550.500 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 539.500 cổ phiếu chào bán cho cán bộ, công nhân viên. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 70,9 tỷ đồng.
  7. Các NHTM cũng không chịu thua kém, Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất đã trực tiếp phát hành 200 triệu cổ phiếu phổ thông. Việc tăng vốn của Ngân hàng Đệ Nhất được chia thành 2 đợt. Đợt 1, có 100 triệu cổ phiếu được phân phối vào thời gian cuối tháng 11/2010. Đợt 2, 100 triệu cổ phiếu nữa được chào bán nốt vào cuối năm 2010. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 2.000 tỷ đồng. Vietinbank cũng đã tham gia hoạt động này bằng cách chào bán loại CP phổ thông có mệnh giá 10.000 đồng/CP, số lượng đăng ký chào bán là 392.000.000 CP.Trong đó chia cổ tức bằng CP phát hành: 76.900.000 CP dành cho cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách tại ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tỷ lệ chia cổ tức bằng CP là 6,83%. Với cổ đông hiện hữu, số CP được chào bán: 315.100.000 CP, giá chào bán: 10.000 đồng/CP. Vào tháng 10/2010 Công ty Quốc Cường Gia Lai đã cho tiếp tục phát hành trực tiếp 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi sau đợt phát hành hơn 61,3 triệu cổ phiếu thu về gần 1.000 tỷ đồng. Trước đó, Công ty Hoàng Anh Gia Lai cũng bán 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Tập đoàn Temasek. Ngày 11/10/2010 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công nghiệp (ICIC) đã chào bán 1 triệu cổ phiếu ra công chúng. Trong đó, 760.000 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, 240.000 cổ phiếu phát hành cổ phiếu thưởng. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 10 tỷ đồng. Giống với SPC JSC, công ty cổ phần Cavico Xây dựng thủy điện (CAVICO HC.,JSC) phát hành 3.134.667 cổ phiếu, với tổng giá trị hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó 463.839 cổ phiếu trả cổ tức năm 2009 cho cổ đông hiện hữu; 1.932.666 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 193.266 cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên; 544.896 cổ phiếu chào bán cho đối tác chiến lược. Ngày 12/11/2010 CTCP Thuận Thảo (GTT) đã phát hành trực tiếp thành công 14.501.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1, với giá 10.000 đồng/CP. Cùng thời gian này, Tại CTCP Licogi 16.6 (LCS), ngày 3/11 cũng đã phát hành 3,9 triệu cổ phiếu, nhằm huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch nhẹ block bê tông bọt tại Xuân Mai và một số dự án khác. Tương tự, CTCP Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà (SDP) cũng thông qua việc phát hành 7 triệu cổ phiếu, tăng vốn từ 80 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng. Trong đó, phát hành 4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1, với giá 12.000 đồng/CP; phát hành 3 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược, với giá 15.000 đồng/CP. Mục đích sử dụng vốn của đợt phát hành là đầu tư dự án Khu dân cư
  8. Vĩnh Thanh - Nhơn Trạch - Đồng Nai, dự án đầu tư mở rộng dây chuyền nghiền đỏ tại Quốc Oai, Hà Nội. Các công ty chứng khoán cũng không chịu kém khi thi nhau tung ra các đợt phát hành tương tự. Công ty chứng khoán VNDirect đã tự phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi; Công ty chứng khoán Thăng Long phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm trả lãi 3 tháng một lần với lãi suất kỳ đầu là 11,7% một năm; Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội bán 250 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 1 năm với lãi suất 14%. Bên cạnh việc tự phát hành cổ phiếu, nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn phương thức phát hành trực tiếp trái phiếu để huy động vốn. Tập đoàn Sông Đà là DN phát hành TPDN bằng tiền VND đầu tiên trên thị trường vốn nợ VN trong năm 2010, với tổng giá trị 1.500 tỉ đồng (tương đương 79 triệu USD); Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu; TCty cổ phần XNK và Xây dựng VN (VCG) phát hành 2.000 tỉ đồng; CTCP Long Hậu (LHG) phát hành 200 tỉ đồng trái phiếu (mệnh giá 1 tỉ đồng) để huy động vốn cho dự án khu dân cư Long Hậu; CTCP Vincom (VIC) phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu DN, với kỳ hạn trái phiếu là 5 năm. Năm 2010 đánh dấu sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với nhiều đợt phát hành thành công, tổng giá trị trong năm đạt 47.000 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2009. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và bất động sản chiếm tỷ trọng 55%; các ngân hàng thương mại chiếm khoảng 45%. Do rủi ro biến động lãi suất cao nên đa phần các đợt phát hành trái phiếu có cấu trúc lãi suất thả nổi chiếm khoảng 75% và lãi suất cố định 25%. 1.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp Ưu điểm: Đối với nhà đầu tư, khi tổ chức phát hành chứng khoán trực tiếp, nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán nên sẽ giảm được các chi phí giao dịch thông qua trung gian như phí bảo lãnh,... Đối với tổ chức phát hành, khi phát hành chứng khoán trực tiếp, không thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành( thông thường là các công ty chứng khoán và các Ngân hàng thương mại) thì chi phí phát hành sẽ tương đối thâp do không phải trả các khoản phí như phí tư vấn bảo lãnh, phí bảo lãnh,...là các khoản phí không nhỏ. Nhược điểm:
  9. Đối với nhà đầu tư, khi mua trực tiếp chứng khoán từ tổ chức phát hành có nhiều bất cập. Nhà đầu tư phải tự nghiên cứu thị trường, tự đưa ra các nhận định của mình về chứng khoán cần mua,…dẫn đến rủi ro khi mua chứng khoán của họ cao hơn. Bên cạnh đó, khuyết điểm lớn nhất là về mặt địa lý khi nhà đầu tư nếu muốn mua chứng khoán phải đến tận tổ chức phát hành, tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Đối với tổ chức phát hành,thời gian tập trung vốn thường chậm,kéo dài công ty khó bán hết được chứng khoán để huy động vốn theo dự kiến,dẫn tới phát sinh các chi phí khác không mong muốn. Ngoài ra,khi thị trường phát triển,nhiều tổ chức phát hành mà tổ chức phát hành không nắm bắt được nhu cầu của nhà đầu tư, phát hành ra những chứng khoán không hấp dẫn,thu hút được nhà đầu tư thì việc huy động vốn của doanh nghiệp trở nên rất khó khắn. Do vậy, việc phát hành chứng khoán trực tiếp mang lại rủi ro rất lớn cho tổ chức phát hành. 2. Phát hành chứng khoán thông qua bảo lãnh phát hành 2.1. Điều kiện pháp lý Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng.Bảo lãnh được hiểu là hoạt động kinh doanh của các tổ chức đầu tư, đặc biệt là ngân hàng đầu tư, tập hợp của nhiều nhà đầu tư (gọi là nhóm bao tiêu/bảo lãnh) chịu chung rủi ro và đảm bảo phân phối thành công số chứng khoán đã được bảo lãnh phát hành. Như vậy bảo lãnh chính là công việc đầu tiên của các tổ chức đầu tư trước khi tiến hành phân phối thứ cấp. Nhóm bảo lãnh hoạt động theo thỏa thuận giữa những người bảo lãnh, gọi là hợp đồng bảo lãnh. Công ty bắt đầu làm việc với nhà phát hành để hoạch định chi tiết việc phát hành và chuẩn bị tài liệu đăng ký để nộp cho Nhà nước. Trong suốt thời gian cung ứng, bên nhận bảo lãnh phải chịu trách nhiệm ổn định giá thị trường cổ phần bằng cách phát giá trong thị trường mở rộng. Khi cầu giảm, nhóm sẽ chỉ định ra một nhóm bảo lãnh mua chứng khoán đó trên thị trường nhằm cân bằng và điều chỉnh giá cả. Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải được sự bảo lãnh phát hành. Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một
  10. tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh cao hay thấp là tùy thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành cao và ngược lại). Tổ chức bảo lãnh phát hành là CTCK được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được UBCK chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định. Để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải thỏa mãn điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng và được sự bảo lãnh phát hành (Trường hợp: cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành) . Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành.. Nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên. Điều kiện để được bảo lãnh phát hành: CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (CK) khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng. - Không vi phạm pháp luật CK trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh. - Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. - Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây: -Tổ chức phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành. -Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ.
  11. -Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ. Khi một công ty CK bảo lãnh phát hành CK, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua CK của khách hàng. 2.2. Các phương thức bảo lãnh phát hành Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau: - Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP - Public Offering Price) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu. - Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất. - Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
  12. - Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. - Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ. 2.3. Thực trạng Năm 2005, CTCK Ngân hàng Công Thương (VietinbankSC) đã bảo lãnh phát hành cho cổ phiếu LAF của Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Long An với giá khởi điểm 19.000 đ/CP. Thế nhưng, thị trường lúc đó đang xuống, kéo thị giá LAF trên sàn xuống dưới mức khởi điểm (16.000 đ/CP).Đơn vị bảo lãnh là VietinbankSC phải ôm toàn bộ cổ phiếu đó dù biết rằng lỗ, nhưng phải cố để đảm bảo phát hành thành công cổ phiếu. Ông Hà Khánh Thủy, Giám đốc Chi nhánh VietinbankSC lúc đó cho rằng, với mức giá khởi điểm trên là hợp lý, nhưng vì thị trường biến động, giá tạm xuống. Thực tế, không lâu sau, LAF tăng giá hơn 19.000 đ/CP và VietinbankSC đã lần lượt bán hết lượng cổ phiếu đã mua và còn có lợi nhuận.TS. Lê Vũ Nam, giảng viên môn chứng khoán Trường Đại học Quốc gia, cho rằng, việc bảo lãnh phát hành chỉ nhằm hỗ trợ cho tổ chức phát hành bán hết cổ phiếu, chứ không phải bảo đảm giá trị cổ phần được đấu giá. Bởi vì, công ty tư vấn cũng có phân tích các trường hợp rủi ro cho nhà đầu tư trước khi mua. Tuy nhiên,hoạt động bảo lãnh phát hành của các CtyCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị (xem bảng dưới đây). Khối Vốn chủ Số hợp Giá trị Công ty Giá Hình lượng bảo sở hữu thức đồng bảo lãnh bảo của bảo bảo lãnh (triệu lãnh (đồng) CtyCK (tỷ đồng) lãnh lãnh đồng)
  13. Chắc BVSC 5.314 33.500 150 1 178 chắn Chắc ACBS 880.000 67.000 250 1 58.960 chắn Chắc Cty CK 108.758 451.000 120 2 49.050 Thăng Long chắn Như vậy, các CtyCK đã thực hiện 4 hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh nói trên đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của CtyCK. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, có rất ít CtyCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩ n để triển khai nghiệp vụ này. Nhưng hoạt động bảo lãnh chứng khoán đến thời điểm đó vẫn còn nhiều bất cập.Câu chuyện bảo lãnh phát hành chứng khoán của ngân hàng ANZ cho công ty CP Thực phẩm quốc tế Interfood (IFS) hẳn vẫn còn nhiều người còn nhớ. Việc Ngân hàng ANZ bị CTCP Thực phẩm Quốc tế (HOSE: IFS) kiện lên Tòa phúc thẩm liên quan đến hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu ký kết từ cuối năm 2007 vẫn đang gây sự chú ý của dư luận. HOSE đã thông báo về việc đưa cổ phiếu IFS vào diện tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 17/8/2010 do Công ty hoạt động kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp.Theo hợp đồng ký kết ngày18/12/2007, ANZ Chi nhánh Hà Nội là người quản lý chính và người bảo lãnh duy nhất liên quan đến hoạt động huy động vốn của IFS. Việc huy động vốn bao gồm chào bán trái phiếu có lãi suất cố định bằng VND với giá trị huy động là 650 tỷ đồng trong năm 2008. Thời gian phát hành cụ thể sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường và khuyến nghị sau cùng từ người quản lý chính. Trong công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và Bộ Tài chính, IFS cho biết, tháng 1/2008, ANZ đã chỉ định Công ty Luật Clifford Chance và Vilaf làm cố vấn pháp lý cho việc bảo lãnh phát hành trái phiếu của IFS. Sau đó, ANZ đã chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu như dự thảo bản chào bán trái phiếu và tiến hành quá trình soát xét toàn diện IFS. Tuy nhiên, trong năm 2008, viện vào lý do điều kiện thị trường không thuận lợi, ANZ đã không tiếp tục thực hiện hợp đồng, cho dù trước đó IFS đã trả 30% phí bảo lãnh phát hành trái phiếu, tương đương hơn 2,437 tỷ đồng cho ANZ và đã nhiều lần yêu cầu ANZ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định của hợp đồng. Theo IFS, việc ANZ không tiếp tục thực hiện hợp đồng dẫn đến các hoạt động mở rộng sản xuất - kinh doanh của Công ty thất bại và IFS chịu tổn thất lớn. theo IFS, ANZ không tiếp tục
  14. thực hiện hợp đồng không phải do điều kiện thị trường mà là do ANZ không đủ năng lực pháp lý và điều kiện để cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. Việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu DN là một loại hình kinh doanh chứng khoán và ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ cần phải có giấy phép chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và UBCK. Trong khi đó, vào thời điểm ký kết hợp đồng (18/12/2007), ANZ chưa được cấp giấy phép hoạt động này. Mãi đến ngày 12/6/2008, ANZ mới được NHNN cấp giấy phép tiến hành các dịch vụ nêu trên (Quyết định số 1345/QĐ- NHNN) và đến khi xảy ra tranh chấp giữa ANZ và IFS, ANZ vẫn chưa được UBCK cấp phép chấp nhận là ngân hàng thương mại đủ điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu. Như vậy,qua vụ việc của IFS và ANZ, các DN cần rút ra bài học gì?Các DN tham gia hoạt động trong TTCK cần tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng việc nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật xem mình đã đủ điều kiện hay chưa, đồng thời, phải xem bên cung cấp dịch vụ có đủ điều kiện hay không. Các bên tham gia phải soát xét kỹ trước khi có giao kết vì đây là lĩnh vực mới, rất phức tạp và chịu sự kiểm tra ngặt nghèo của cơ quan quản lý. Bởi trên TTCK, hoạt động hai công ty có liên quan đến rất nhiều NĐT trên thị trường. Năm 2009 là năm nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục, tạo đà cho các bước tăng trưởng của những năm tiếp theo. Trong năm 2009 hoạt động của các công ty chứng khoán (CTCK) được thể hiện trên các mặt sau: Cùng với sự gia tăng khối lượng giao dịch, các CTCK đã thực hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn và bảo lãnh phát hành. Tính đến cuối năm 2009 đã có gần 80 CTCK hoạt động có lãi trong năm 2009. Quy mô vốn hoạt động của các CTCK ngày càng được nâng cao. Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn điều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008 Câu chuyện bảo lãnh phát hành cổ phiếu SCR của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) đã diễn ra được gần 2 năm. Nhưng, dư âm của đợt bảo lãnh "cực kỳ hiệu quả" này khiến không ít NĐT e ngại, liệu các DN khác có sử dụng tình huống này để lách luật trong thời gian tới? Trong Bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu SCR có một nội dung được nhiều NĐT chú ý là việc CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đã mua 38,088 triệu cổ phần với giá 11.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phần này là hàng "không bán được" trong một đợt chào bán riêng lẻ cho cổ đông chiến lược với mức giá không thấp hơn 24.559 đồng/cổ phần.
  15. Theo lý giải của Sacomreal thì việc phát hành không thành công là do diễn biến không thuận lợi của TTCK nên SBS đã phải thực hiện việc mua như trên theo nội dung Hợp đồng dịch vụ tư vấn và Bảo lãnh phát hành cổ phiếu số 142/2009/TV.HĐ. Tổ hợp bảo lãnh ngày 18/09/2009. Một lãnh đạo của SBS cho biết, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh cho đợt phát hành trên của nhóm 2 CTCK (CTCK Sacombank, CTCK Bản Việt), chỉ số VN-Index đang trong đà đi lên, ở mức xấp xỉ 570 điểm. Khi đó, niềm tin thị trường khá tốt, tính khả thi của đợt phát hành cao. Khó ai ngờ, vào cuối đợt phát hành, chỉ số VN - Index về mức xấp xỉ 500 điểm, niềm tin NĐT bị dao động. Đây có thể là một lý giải cho việc doanh nghiệp đã chủ quan về khả năng thành công của đợt chào bán cho đối tác chiến lược khiến Sacomreal chấp nhận ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với điều kiện: nếu không phát hành hết thì SBS phải mua lại với mức giá 11.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, giá 11.000 đồng/cổ phiếu mà SBS "phải" mua lại trong tình huống này khiến không ít NĐT phải giật mình. Mức giá 11.000 đồng/cổ phiếu này vừa đủ cao để lớn hơn giá trị sổ sách của SCR sau khi đã thực hiện chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 10:9 (giá xấp xỉ 10.500 đồng/cổ phiếu), nhưng thấp hơn rất nhiều so với mức giá mà Công ty định bán cho đối tác chiến lược là 24.559 đồng. Đây là mức chiết khấu rất cao. Và chỉ khoảng 3-5 tháng sau đợt bảo lãnh phát hành, SBS đã bán toàn bộ số cổ phiếu trên, với mức giá khoảng 3x. Thường các tổ chức phát hành khi muốn phát hành chứng khoán ra ngoài công chúng sẽ nhờ một đơn vị tư vấn lo thủ tục phát hành, định giá phát hành, nhưng mấy năm nay, ít có CTCK nào nhận dịch vụ này với lý do thị trường tăng giảm thất thường. Từ lúc định giá cổ phiếu đến khi phát hành, thị trường giảm thì cổ phiếu IPO sẽ giảm theo, nên đơn vị bảo lãnh phát hành sẽ lỗ. Năm 2010,mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng đã lấy lại được đà hồi phục và đạt được tốc độ tăng trưởng mà Đảng và Chính phủ đã đề ra. Cùng với đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tìm lại được nhịp độ phát triển ổn định hơn, thực hiện chức năng là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Hoạt động của các công ty chứng khoán (CtyCK) cũng có những bước phát triển nhất định trên các mặt như mạng lưới hoạt động, quy mô vốn, cơ sở vật chất, nhân sự, quy mô cung cấp dịch vụ và chất lượng hoạt động. Sau đây là những điểm nổi bật trong hoạt động của các CtyCK và trong công tác quản lý giám sát của UBCKNN năm 2010. 2.4. Ưu nhược điểm
  16. Ưu điểm: Đối với các nhà đầu tư, khi một cổ phiếu mang ra đấu giá được bảo lãnh phát hành, họ sẽ yên tâm hơn vì đã có người thẩm định giá trị tố thiểu của cổ phiếu đó. Những cổ phiếu còn thừa sẽ được đơn vị bảo lãnh phát hành mua lại ở mức giá khởi điểm. như vậy, thị giá của cổ phiếu này ở một góc độ nào đó được xem như đã bảo chứng. Đối với công ty phát hành, việc bảo lãnh chỉ nhằm hỗ trợ công ty phát hành cổ phiếu một cách tốt nhất, tránh trường hợp không bán hết cổ phiếu, chứ không bảo đảm giá trị cổ phần được đấu giá vì công ty bảo lãnh đã phân tích các trường hợp rủi ro cho nhà đầu tư trước khi mua. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này sẽ đảm bảo cho việc quảng bá, phát hành và phân phối chứng khoán của công ty thành công, từ đó đảm bảo khả năng huy động vốn của công ty để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với công ty chứng khoán:  Các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành sẽ được hưởng một khoản phí bảo lãnh (hay hoa hồng bảo lãnh) nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát hành là mức chênh lệch giữa giá abns chứng khoán cho nhà đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được. Ví dụ: nếu công chúng mua chứng khoán phải trả 20.000 đ một cổ phiếu, trong khi công ty phát hành nhận 18.000 đ một cổ phiếu thì tiền phí bảo lãnh phát hành là 2.000 đ một cổ phiếu. Phí bảo lãnh phát hành cao hay thấp là tùy thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh phát hành phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì chi phí bảo lãnh cao và ngược lại). nếu đợt phát hành đó là đợt phát hành lần đầu (IPO) thì mức phí phải cao hơn lần phân phối sơ cấp.  Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành thành công chứng khoán, các CTCK sẽ chứng tỏ được tính chuyên nghiệp (định giá chính xác, đầu tư tài chính đúng chỗ) cũng như quảng cáo thương hiệu CTCK mà không tốn phí. Ví dụ: Năm 2005, CTCK Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) đã bảo lãnh phát hành cho cổ phiếu LAF của Công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An với giá khởi điểm 19000 đ/CP. Thế nhưng, thị trường lúc đó đang xuống, kéo thị giá LAF trên sàn xuống dưới mức khởi điểm (16000 đ/CP). Đơn vị bảo lãnh là VietinbankSC phải ôm toàn bộ số cổ phiếu đó dù biết ràng lỗ, nhưng phải cố để đảm bảo phát hành thành công cổ phiếu. Đợt phát hành lần này đã chứng tỏ sự chuyên nghiệp của VietinbankSC trong việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Đồng thời đảm bảo mục đích huy động vốn của Công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An.
  17. Có thể nói, mức giá khởi điểm mà CTCK đưa ra là hợp lý, nhưng vì thị trường biến động, giá tạm xuống. Thực tế không lâu sau, LAF giá tăng hơn 19000 đ/CP và VietinbankSC đã lần lượt bán hết lượng cổ phiếu đã mua và còn có lợi nhuận. Nhược điểm:  Sự thất bại của các đợt phát hành gây khó khăn cho tình hình tài chính của các công ty phát hành:  Có thể gây nên sự mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà đầu tư với công ty phát hành và CTCK.Doanh nghiệp phát hành phải tốn một khoản phi cho nhà bảo lãnh Các tổ chức phát hành thường muốn định giá cổ phiếu cao để hưởng chênh lệch giá, nhưng công chúng đầu tư lúc nào cũng dè dặt, muốn giá cổ phiếu thấp hơn nhiều với giá thị trường để có khoảng cách an toàn. Trong khi đó, đơn vị tư vấn lại không mạnh dạn định giá cổ phiếu cho hợp lý mà có xu hướng nghe theo tổ chức phát hành (khách hàng của mình) bỏ mặc cho nhà đầu tư tìm hiểu và quyết định. Do vậy, đợt phát hành đa số đều không thành công vì giá không hấp dẫn nhà đầu tư. Một ví dụ thực tế cho thực trạng này chính là hợp đồng bảo lãnh giữa Ngân hàng The Australia and New Zealand Banking Group Limited – Chi nhánh Hà Nội (ANZ) với CTCP Thực phẩm quốc tế Interfood (IFS). Theo hợp đồng ký kết ngày 18/12/2007, ANZ chi nhánh Hà Nội là người quản lý chính và người bảo lãnh duy nhất liên quan đến hoạt dộng huy động vốn của IFS. Việc huy động vốn bao gồm chào bán trái phiếu có lãi suất cố định bằng VND với giá trị huy động là 650 tỷ dồng trong năm 2008. Thời gian phát hành cụ thể sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường và khuyến nghị sau cùng từ người quản lý chính. Đồng thời, ANZ Chi nhánh TP. HCM và IFS còn ký thỏa thuận một khoản vay bắc cầu có tổng hạn mức 18 triệu USD. Công ty cam kết sẽ phát hành trái phiếu bằng VND tương đương tối thiểu 18 triệu USD, với mức lãi suất được xác định theo điều kiện thị trường do ANZ tư vấn và xác định nhưng không muộn hơn ngày 30/6/2008 để trả khoản vay bắc cầu khi đáo hạn. Tuy nhiên, trong năm 2008, do tình hình biến động của thị trường tài chính và tín dụng, ANZ đã không thực hiện cam kết phát hành trái phiếu và ngừng cung cấp khoản vay bắc cầu cho IFS làm công ty này buộc phải ngưng dự án đầu tư tại miền Bắc và chịu lỗ cho các khoản vi phạm hợp đồng. Vụ việc này đã gây xôn xao dư luận khi IFS khởi kiện ANZ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. IFS cho rằng việc phát hành thất bại không phải do điều kiện thị trường mà do ANZ không đủ năng lực pháp lý và điều kiện để cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật . Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm đã xử ANZ thắng kiện. Việt Nam chưa có một cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ:
  18. 3. Phương pháp chào bán bằng đấu thầu Đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư và tổ chức đấu thầu chủ yếu là về giá chứng khoán. Đối tượng áp dụng:phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại trái phiếu ,cổ phiếu… 3.1. Phân loại hình thức đấu thầu: Có hai hình thức đấu thầu là đấu thầu không cạnh tranh và đấu thầu cạch tranh  Đấu thầu không cạnh tranh là đấu thầu khối lượng theo mức giá hoặc lãi suất chỉ đạo.  Đấu thầu cạnh tranh là đấu thầu về giá hoặc lãi suất.Giá trúng thầu là giá dự thầu thấp nhất đối với cổ phiếu hoặc lãi suất dự thầu cao nhất đối với trái phiếu mà tại đó tổ chức phát hành đạt được số vốn cần huy động. + Đấu thầu kiểu Hà Lan : cơ chế giá thống nhất. + Đấu thầu kiểu Mỹ : cơ chế đa giá. 3.2. Thực trạng của việc chào bán bằng đấu thầu tại Việt Nam. 3.2.1. Đấu thầu trái phiếu chính phủ . Đấu thầu TPCP là việc bán trái phiếu cho các tổ chức tham gia đấu thầu đáp ứng đủ các yêu cầu của Bộ Tài chính và có các mức lãi suất đặt thầu thấp. Trái phiếu chính phủ VN được phát hành bằng hình thức đấu thầu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội a. Hình thức và đặc điểm như sau: - Có kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, các mệnh giá cao hơn được quy định bằng bội số của 100.000 do Bộ Tài chính quy định cụ thể cho từng đợt phát hành và được TTGDCK công bố trong thông báo phát hành; - TPCP được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ. Chứng chỉ trái phiếu do Bộ Tài chính quy định mẫu. Kho bạc Nhà nước tổ chức in ấn và quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước. Tất cả các loại trái phiếu trúng thầu khi phát hành sẽ được ghi sổ vào tài khoản lưu ký chứng khoán và người sở hữu được cấp giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu. Trường hợp các đối tượng trúng thầu có nhu cầu rút chứng chỉ TPCP thì được thực hiện theo quy trình và quy định của TTGDCK.
  19. b.Hình thức đấu thầu Việc đấu thầu TPCP qua TTGDCK được thực hiện theo hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Mỗi thành viên đấu thầu có thể đồng thời tham gia đấu thầu cạnh tranh và không cạnh tranh. Đối tượng tham gia đấu thầu TPCP là các đối tượng được quy định tại điểm 3, Mục II Thông tư số 55/2000/TT-BTC ngày 09/06/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Chỉ những đơn vị được công nhận là thành viên đấu thầu mới được tham gia đấu thầu. c.Điều kiện tham gia đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung: - Các công ty chứng khoán; - Các tổ chức ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các loại hình ngân hàng khác hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.Các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam. - Các Tổng công ty Nhà nước thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ; - Các đối tượng khác tham gia đấu thầu trái phiếu kho bạc phải đáp ứng các điều kiện do Bộ Tài chính và ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định. Các đối tượng trên muốn tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung phải bảo đảm các điều kiện sau: - Có tư cách pháp nhân, được thành lập theo luật pháp hiện hành của Việt Nam; - Có mức vốn pháp định tối thiểu là 22 tỷ đồng Việt Nam; - Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh; - Có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại ngân hàng theo quy định của Trung tâm GDCK, Sở GDCK; - Có đơn xin tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ gửi đến Trung tâm GDCK, Sở GDCK. Hàng năm, Trung tâm GDCK, Sở GDCK xem xét điều kiện của các đối tượng để cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ. Thực tế việc phát hành chứng khoán của chính phủ từ năm 2008 tới nay:
  20. Từ năm 2008 tới nay chính phủ đã liên tiếp thực hiện các đợt đấu thầu tại sở GDCK.Các đợt đấu thầu về cơ bản vẫn đạt kết quả nhưng cũng không ít lần thất bại khiến chính phủ phải tổ chức lại nhằm đảm bảo cho việc điều hành kinh tế xã hội. Năm 2008 là 1 năm có nhiều khó khăn cho thị trường TPCP VN vì các điều kiện kinh tế vĩ mô không mấy thuận lợi.Trái phiếu chính phủ được phát hành nhiều lần thất bại. Năm 2009: Với tỷ lệ huy động được chỉ đạt hơn 4,18% so với gọi thầu, mức độ huy động vốn qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ trong năm 2009 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là khá thấp so với các năm 2007 và 2008. Theo thống kê, năm 2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 51 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng nội tệ, huy động được 2.578 tỷ/62.700 tỷ gọi thầu. Trong khi đó, năm 2007 huy động được 15.839 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu 23.400 tỷ đồng, tỷ lệ thành công là 67,69%. Năm 2008 huy động 6.060 tỷ đồng/26.600 tỷ đồng khối lượng gọi thầu, tỷ lệ thành công 22,78%. Năm 2009 huy động 2.578,5 tỷ đồng/61.700 tỷ đồng khối lượng gọi thầu, tỷ lệ thành công 4,18%. Năm 2010 cũng là một năm không thực sự thành công của việc huy động TPCP . Đến hết tháng 5.2010 đã huy động được 26.065 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, bằng khoảng 65% yêu cầu nhiệm vụ huy động 5 tháng đầu năm và bằng 26% nhiệm vụ huy động trái phiếu chính phủ cả năm. Tính đến hết tháng 10-2010 Kho bạc Nhà nước đã huy động được 67.620 tỉ đồng, bằng 67,6% kế hoạch được giao. Trong đó, 16 phiên tín phiếu đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước đã huy động 7.491 tỉ đồng, 24 phiên đấu thầu trái phiếu qua sàn HNX đã huy động được 26.157 tỉ đồng, 16 phiên phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh huy động được 26.442 tỉ đồng,Tháng 11 và tháng 12 chính phủ cũng tổ chức phát hành trái phiếu nhưng đều không thành công. Năm 2011, lượng TPCP phát hành theo nghị quyết của Quốc hội là 45.000 tỷ. Ngày 11/2, Kho bạc Nhà nước đã đấu giá thành công 4.650 tỷ đồng/5.000 tỷ trái phiếu Chính phủ. Các phiên giao dịch cuối tháng 2 hầu hết chỉ bán được dưới 50% khối lượng trúng thầu. Đặc biệt, trong phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, đấu thầu ngày 24/2/2011, khối lượng trúng thầu chỉ đạt 13,75% tổng khối lượng gọi thầu (tương đương 825 tỷ/6.000 tỷ). Đợt này Kho bạc Nhà nước chủ yếu phát hành trái phiếu trung và dài hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2